3. Tình hình thu nộp BHXH
QUÝ IV/1995 ĐẾN NĂM
ST T T Chỉ tiêu Đơn vị tính Quý IV/95 1996 1997 1998 1999 2000 1 Số đơn vị SDLĐ Đơn vị 18.566 30.789 34.815 49.628 59.176 61.577 2 Số LĐ tham gia BHXH - % so với năm trước Nghìn người % 2.276 - 2.821 - 3.162 112,1 3.355 106,1 3.579 106,7 3.843 107,4 3 Số thu BHXH - % so với năm trước Tỷ đồng % 395,0 - 2.569,7 - 3.445,6 134,1 3.876,0 112,5 4.186,0 108,0 5.215,2 124,6 4 Tỷ lệ thu so với chi % 34,2 54,4 59,9 65,9 70,2 70,5 5 Chênh lệch thu -
chi BHXH
Tỷ đồng 353,0 2.186,5 2.852,1 3.124,4 3.245,6 3.974,7
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Qua bảng 6 cho ta thấy, kết quả nổi bật trong công tác thu nộp BHXH từ 1/10/1995 đến năm 2000 là số lao động tham gia và số thu BHXH mỗi năm một tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Phân tích các chỉ tiêu cho ta thấy như sau:
- Chỉ tiêu số 1 và 2 là: nếu cuối năm 1995 cả nước có 2,2 triệu lao động tham gia BHXH thì đến năm 2000 con số này đã lên tới 3,8 triệu lao động, tăng 1,6 triệu lao động (chưa kể mỗi năm có khoảng 15 vạn người nghỉ việc) và bằng khoảng 10% lực lượng lao động xã hội. Điều đó cho thấy, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH đến các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên cùng với chính sách thu BHXH phù hợp nên số các đơn vị sử dụng lao động lẫn người lao động tham gia BHXH đã ngày một tăng. Tuy nhiên, con số 10% lực lượng lao động tham gia BHXH so với các nước còn ở mức rất thấp, ví dụ: Malaysia : 90%, Mỹ : 95%... cùng với đó là tốc độ gia tăng số lao động tham gia BHXH hàng năm còn chậm và ở mức thấp nhưng có xu hướng tăng lên từ 6,1% năm 1998
lên 7,4% năm 2000. Qua tham khảo số liệu cho thấy, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân ngoài quốc doanh có tốc độ tăng cao nhất, cụ thể là: năm 1995 có 30.063 người, năm 1996 có 56.280 người, năm 1997 có 84.058 người, năm 1998 có 122.685 người, năm 1999 có 125.279 người và năm 2000 có 206.890 người, bình quân tăng 47,1%/năm. Tiếp đến là tốc độ tăng của lao động làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn vốn đầu tư nước ngoài: năm 1995 có 78.791 người, năm 1996 có 125.889 người, năm 1997 có 214.596 người, năm 1998 có 242.108 người, năm 1999 có 361.522 người và năm 2000 có 369.857 người, bình quân tăng 36,2%/năm.
- Bên cạnh sự tăng lên về số lao động tham gia BHXH thì cũng chính nhờ chính sách thu BHXH phù hợp với điều kiện thu nhập và tiền lương của người lao động còn thấp mà số thu BHXH ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước được thể hiện rõ nét ở chỉ tiêu số 3. Thông qua chỉ tiêu này ta thấy, nếu năm 1996 số thu đạt 2569,7 tỷ đồng thì sau 5 năm, năm 2000 số thu đã lên tới 5215,2 tỷ đồng, tăng 103% so với năm 1996. Nếu so với năm 1994 là năm trước khi bước vào thời kỳ cải cách chính thức hệ thống BHXH ở nước ta thì các năm 1999 và năm 2000 đều có số thu tăng gấp hơn 10 lần. Tuy vậy, tỷ lệ tăng thu BHXH năm sau so với năm trước giảm dần từ 34,1% năm 1997 xuống còn 8% năm 1999 nhưng nhanh chóng được khắc phục bằng tỷ lệ tăng thu 24,6% năm 2000 so với năm 1999. Sự sụt giảm tốc độ tăng thu BHXH giai đoạn 1997 - 1999 phải chăng là do tình
hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực. Mặc dù vậy, thu BHXH hàng năm vẫn đạt vượt mức kế hoạch, điển hình là năm 1997 thu đạt vượt mức 24,4 % kế hoạch đặt ra. Điều đó thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của các cán bộ, công chức ngành BHXH, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và kịp thời của BHXH Việt Nam và các cấp uỷ Đảng, Chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Cũng nhờ vậy mà tình hình công nợ tuy có phát sinh nhưng ngày càng giảm, đã rút ngắn số ngày chiếm dụng tiền BHXH phải nộp của các đơn vị sử dụng lao động từ 73 ngày năm 1995 (ứng với 20,1% số nợ so với tổng số phải thu) xuống còn 38 ngày năm 2000 (ứng với 10,4% số nợ so với tổng số phải thu theo số liệu báo cáo nhanh của BHXH Việt Nam). Mục tiêu trong những năm tới là phải phấn đấu tiếp tục làm giảm số chiếm dụng này xuống mức thấp hơn nữa.
- Chỉ tiêu số 4 đã khẳng định rõ hơn những kết quả đạt được trong công tác thu nộp BHXH thời gian qua, đó là tỷ lệ thu BHXH từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động so với tổng chi ngày càng tăng từ 34,2% của quý IV/1995 lên 70,5% năm 2000. Điều đó nói lên rằng, công tác thu nộp BHXH đã góp phần quan trọng vào việc hình thành được quỹ BHXH tập trung, hạch toán độc lập với Ngân sách Nhà nước, làm giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước trong việc chi trả các chế độ BHXH đồng thời tạo điều kiền cho cơ quan BHXH Việt Nam chủ động trong việc số tiền tạm thời nhàn rỗi chưa được sử dụng trong quỹ BHXH vào đầu tư tăng trưởng quỹ.
Số tiền này được hình thành từ khoản chênh lệch thu - chi quỹ BHXH hàng năm thể hiện ở chỉ tiêu số 5 và được phản ảnh rõ nét trong đồ thị dưới đây: