1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận về cơ cấu đầu tư(CCĐT) thực trạng CCĐT ở nước ta và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm điều chỉnh và xây dựng phần 2

44 616 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 384 KB

Nội dung

Luận Văn :Lý luận về cơ cấu đầu tư(CCĐT) thực trạng CCĐT ở nước ta và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm điều chỉnh và xây dựng

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giớI hiện nay, việc chuyểndịch CCĐT hợp lý, hiệu quả tạo ra sự chuyển dịch CCĐT hợp lý nhằm pháthuy lợi thế so sánh của nền kinh tế, là một trong những vấn đề quan trọng, chủyếu trong xây dựng chiến lược phát triển KT – XH của đất nước.

Thực hiện đường lối của Đảng từ năm 1986 đến nay, rõ nhất là từ năm1990 và đặc biệt là những năm đầu thế kỷ 21, CCĐT nước ta đã có sự chuyểndịch theo hướng tích cực Tỷ trọng đầu tư vào công nghiệp dịch vụ tăngnhanh, vào nông nghiệp có xu hướng giảm theo cơ cấu tỷ trọng hợp lý Nhữngsự chuyển biến đó đã và đang tạo đà cho nền kinh tế tăng nhanh và ổn định.Đặc biệt nghị quyết hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành trung ương khoá IX đãkhẳng định : “Thúc đẩy chuyển dịch CCĐT và điều chỉnh CCĐT là một trongnhững giảI pháp lớn nhằm tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới ,khơi dậy vàphát huy tối đa nội lực ,nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế ,ra sức cần kiệmđẩy mạnh CNH – HĐH nâng cao hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế, kết hợpchặt chẽ vớI phát triển văn hoá giáo dục, thực hiện công bằng tiến bộ xãhội…”

Từ chủ trương chính sách của Đảng, từ yêu cầu của thực hiện tiễn kháchquan và từ những kiến thức lý luận học được trên giảng đường cùng với mộtsố thông tin cập nhật được trong thực tế đề tài của em xin trình bày một số vấnđề: “ lý luận về CCĐT, thực trạng CCĐT ở nước ta và từ đó đưa ra một sốgiải pháp nhằm điều chỉnh và xây dựng CCĐT ngày càng hợp lý hơn.”

Trang 2

CHƯƠNG I

NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ

I. Khái niệm về CCĐT, chuyển dịch CCĐT và CCĐT đầu tư hợp lý1 Khái niệm về CCĐT :

CCĐT là một phạm trù phản ánh mối quan hệ về chất lượng và số lượnggiữa các yếu tố cấu thành bên trong của hoạt động đầu tư cũng như giữa cácyếu tố tổng thể các mối quan hệ hoạt động kinh tế khác trong quá trình tái sảnxuất xã hội.

CCĐT là cơ cấu yếu tố cấu thành đầu tư như cơ cấu về vốn, cơ cấu huyđộng và sử dụng vốn… quan hệ hữu cơ, tương tác qua lại giữa các bộ phậntrong không gian và thời gian, vận động theo hướng hình thành một cơ cấuđầu tư hợp lý và tạo ra những tiềm lực lớn hơn về mọi mặt kinh tế - xã hội.

2 Khái niệm về chuyển dịch CCĐT :

Sự thay đổi của CCĐT từ mức độ này sang mức độ khác, phù hợp vớimôi trường và mục tiêu phát triển gọi là chuyển dịch CCĐT Sự thay đổiCCĐT không chỉ bao gồm thay đổi về vị trí ưu tiên mà còn là sự thay đổi vềchất trong nội bộ cơ cấu và các chính sách áp dụng Về thực chất chuyển dịchCCĐT là sự điều chỉnh về cơ cấu vốn, nguồn vốn đầu tư, điều chỉnh cơ cấuhuy động và sử dụng các loại vốn và nguồn vốn… phù hợp với mục tiêu đãxác định của toàn bộ nền kinh tế, ngành, địa phương và các cơ sở trong từngthời kỳ phát triển.

3 Khái niệm về CCĐT hợp lý :

CCĐT hợp lý là CCĐT phù hợp với các quy luật khách quan, các điềukiện kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn, phù hợp và phục vụchiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng cơ sở, ngành, vùng và toàn nềnkinh tế, có tác động tích cực đến việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng ngàycàng hợp lý hơn, khai thác và sử dụng hợp, khai thác và sử dụng hợp lý cácnguồn lực trong nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với xu thế kinh tế,chính trị của thế giới và khu vực.

Trang 3

II Phân loại và đặc điểm CCĐT 1 CCĐT theo nguồn vốn :

1.1 Khái niệm

CCĐT theo nguồn vốn hay cơ cấu nguồn vốn đầu tư là cơ cấu đầu tư thểhiện quan hệ tỷ lệ của từng loại nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội haynguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp.

1.2 Đặc điểm

Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư xã hội, cơ cấu nguồn vốn ngày càngđa dạng hơn, phù hợp với cơ chế xoá bỏ bao cấp trong đầu tư, chính sách pháttriển kinh tế nhiều thành phần và chính sách huy động mọi nguồn lực cho đầutư phát triển Trên phạm vi quốc gia, một cơ cấu nguồn vốn hợp lý là cơ cấuphản ánh khả năng huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư và cơ cấuthay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách,tăng tỷ trọng nguồn vốn tín dụng ưu đãi và nguồn vốn của dân cư.

CCĐT theo nguồn vốn bao gồm: Vốn đầu tư theo ngân sách nhà nước,vốn tín dụng nhà nước, vồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, vốn củadân cư và tư nhân, vốn đầu tư và hỗ trợ của nước ngoài

2 Cơ cấu vốn đầu tư:

Trang 4

Một cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu mà vốn đầu tư được ưu tiên cho bộphận quan trọng nhất, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đầu tư và nó thườngchiếm một tỷ trọng khá cao.

3 CCĐT phát triển theo ngành :

3.1 Khái niệm: CCĐT phát triển theo ngành là cơ cấu đầu tư thực hiện đầu

tư cho từng ngành kinh tế quốc dân cũng như trong từng tiểu ngành.

4 CCĐT phát triển theo địa phương, vùng lãnh thổ :

4.1 Khái niệm: CCĐT theo địa phương và vùng lãnh thổ là CCĐT vốn

theo không gian, nó phản ánh tình hình sử dụng nguồn lực địa phương vàviệc phát huy lợi thế cạnh tranh của từng vùng.

4.2 Đặc điểm

Vốn đầu tư xã hội được xem xét, phân bổ trên các vùng:+ Miền núi phía bắc

+ Đồng bằng sông Hồng+ Vùng Bắc trung Bộ

+Vùng duyên hải miền trung+ Tây Nguyên

+ Đông nam bộ

+ Đồng bằng sông Cửu Long

Một CCĐT theo địa phương hay vùng lãnh thổ được xem là hợp lý nếunó phù hợp với yêu cầu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát huy lợi thếsẵn có của vùng trong khi vẫn đảm bảo hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sựphát triển chung của các vùng khác, đảm bảo sự thống nhất và những cân đốilớn trong phạm vi quốc gia và giữa các ngành Thông thường vốn đầu tư đượctập trung phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, từ đó kéo theo sự phát triển

Trang 5

của các vùng kinh tế lân cận và tạo ra động lực phát triển cho toàn bộ nền kinhtế

III Những nhân tố tác động đến CCĐT

CCĐT chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố,có nhân tố nội tại của nền

kinh tế,có nhân tố tác động tư bên ngoài,có nhân tố tích cực thúc đẩy pháttriển song cũng có nhân tố kìm hãm, hạn chế sự phát triển.

1 Những nhân tố thuộc nội tại nền kinh tế:

1.1 Thị trường nhu cầu tiêu dung của xã hội

Cần khẳng định ngay rằng thị trường và nhu cầu tiêu dùng có ảnhhưởng trực tiếp đến việc hình thành và chyển dịch cơ cấu đầu tư.Bởi lẽ thịtrường là yếu tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.Mỗi doanh nghiệp phải hướng ra thị trường, phải xuất phát tưnhu cầu thị trường, từ quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường để xây dựngchiến lược kinh doanh của mình.Từ đó xây dựng chiến lược đầu tư vào lĩnhvực đó sao cho hợp lí Sự hình thành và thay đổi chiến lược đầu tư của từngdoanh nghiệp, của từng vùng, từng địa phương, của các thành phần kinh tế đểthích ứng với các điều kiện thị trường đã dẫn tới từng bước chuyển dịchCCĐT của đất nước Vì vậy hình thành và phát triển đồng bộ tưng loại thịtrường (cthị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường vốn, thị trường lao động…),sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng của xã hội có tác động mạnh mẽ đến quá trìnhhình thành và chuyển dịch CCĐT.

1.2 Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động Vì vậykhi đánh giá trình độ phát triển của lực lượng sản xuất phải xem xét trên cả 2khía cạnh :

Thứ nhất: tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động

thể hiện:

- Các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước là cơ sở hình thành vàchuyển dịch CCĐT bền vững và có hiệu quả.Tài nguyên thiên nhiên( khoángsản, hải sản…) và các điều kiện tự nhiên phong phú và thuận lợi tạo điều kiệncho việc tập trung nguồn lực cho việc đầu tư phát triển các nghành nghề của

Trang 6

nền kinh tế Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng các yếu tố này phục vụ chosự phát triển và chuyển dịch CCĐT còn phụ thuộc vào từng giai đoạn pháttriển mà người ta tập trung đầu tư vào khai thác tài nguyên có lợi thế, trữlượng lớn, giá trị kinh tế cao và ổn định, nhu cầu thị trường lớn…vì thế sự đadạng phong phú của các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay tư liệu sản xuât dồidào có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuển dịch CCĐT

- Dựa trên trình độ phát triển tư liệu sản xuất hiện có để xá định đầu tưvào phát triẻn các ngành mà nước ta có lợi thế và có điều kiện phát triển mớitạo đà hội nhập và tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế.

Thứ hai: Người lao động

- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn được thể hiện ở trìnhđộ tay nghề, kĩ năng kĩ xảo của người lao động Nếu trong một nền kinh tếngười lao động có trình dộ chuyên môn nghiệp vụ càng cao, khả năng chuyênmôn hóa càng cao thì phân công lao động hợp tác quốc tế càng phát triển Từđó hình thành kinh tế cơ cấu mở ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triểnngành nghề trong nền kinh tế, dến định hướng đầu tư và từ đó làm chuyểndịch cơ cấu đầu tư hiện tại.

1.3 Dân số lao động

Đây là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng trong định hướng đầu tư cho sựphát triển kinh tế Nó có tác động lên sự hình thành và chuyển dịch CCĐT Dovậy phải xem xét trên các khía cạnh:

- Kết quả dân số và trình độ dân trí là cơ sở quan trọng để phát triểnh vànâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề đang hoạt động.

- Quy mô dân số, kết cấu dân số và thu nhập của họ có ảnh hưởng lớnđến quy mô và nhu cầu thị trường Đó là cơ sở để đầu tư phát triển vào cácngành công nghiệp và các ngành phục vụ tiêu dùng.

1.4 Quan điểm, chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nướctrong mỗi giai đoạn

Trong cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, nhà nước tạo điềukiện phát triển đồng đều, điều tiết các loại thị trường và môi trường cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh phát triển Định hướng đầu tư vào ngành nào, vùng

Trang 7

nào,địa phương nào, các thành phần kinh tế nào chịu ảnh hưởng lớn của chiếnlược, mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trong mỗi giai đoạn nhất định trêncơ sở có tính đến các yếu tố trong bối cảnh mở cửa và hội nhập quốc tế.Do đóđịnh hướng và chuyển dịch CCĐT sẽ chịu ảnh hưởng của những biến độngđó.

1.5 Môi trường thể chế chính trị và cơ chế quản lí của đất nước

Đây là yếu tố cơ sở cho quá trình hình thành và xác định sự chuyểndịch CCĐT Môi trường thể chế chính trị thường gắn bó chặt chẽ với cơ chếquản lí kinh tế, đường lối kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nóiriêng Môi trường, cơ chế định hướng chuyển dịch CCĐT vào các ngành kinhtế, nội bộ từng ngành, từng vùng, từng địa phương Môi trường thể chế là biểuhiện cụ thể của những quan điểm, ý tưởng, hành vi của nhà nước can thiệt vàđiều chỉnh định hướng đầu tư cho sự phát triển các bộ phận cấu thành nềnkinh tế.

2 Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài

Xu thế chính trị và kinh tế của khu vực và thế giới ảnh hưởng đến quátrình hình thành và chuyển dịch CCĐT Trong xu thế quốc tế hóa lực lượngsản xuất và thời đại bùng nổ thông tin, các thành tựu của cuộc cách mạngkhoa học kĩ thuật cho phép các nhà đầu tư nắm bắt nhanh nhậy thông tin, tìmhiểu thị trường và xá định chiến lược CCĐT hợp lí để nâng cao năng lực cạnhtranh nhằm chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Cơ chế chính sách,quan điểm, chiến lược CCĐT của nhà nước cũng phải phản ứng linh hoạt vớixu thế đó nhằm tạo một CCĐT hợp lí phát huy lợi thế so sánh của đất nướctrong quá trình hội nhập để tồn tại và phát triển

IV Sự cần thiết phải chuyển dịch CCĐT hợp lý

Trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế, nước ta cơ bản đã thoát khỏi khủnghoảng gay gắt, vượt qua nhiều thách thức và đã đạt được nhiều thành tựu tolớn, tiến tới một thời kỳ phát triển mới Trong xu thế mở cửa hội nhập kinh tếnước ta lại có thêm nhiều cơ hội lớn để phát triển vươn lên, bên cạnh giảiquyết những vấn đề xã hội đang đặt ra chúng ta cần phải đảm bảo tăng trưởngnhanh, ổn định và liên tục đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

Trang 8

CNH – HĐH Trong đó, theo nội dung của phát triển kinh tế, tăng trưởng caocùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý là nội dung cơ bản có tính chấtquyết định Tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi việc sử dụng yếu tố đầuvào, đó chính là vốn đầu tư và việc sử dụng vốn đầu tư hợp lý và có hiệu quảnhất Chỉ có đầu tư mới làm gia tăng tài sản xã hội đưa đến sự phồn thịnh chođất nước Vì vậy phải thiết lập và có chính sách chuyển dịch CCĐT một cáchhợp lý mang lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn nhất cho nên kinh tế quốc dân.Việt Nam có điểm xuất phát thấp, là nước bắt đầu từ nông nghiệp lạc hậu, khibước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thửthách bên cạnh những cơ hội lớn CCĐT hiện nay của nước ta còn nhiều bấtcập chưa hợp lý, hiệu quả đầu tư chưa cao, đóng góp cho GDP chưa lớn Đểtiến kịp với sự đòi hỏi của hội nhập và mở cửa phát triển kinh tế thì CCĐT lạicàng phải được chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn Nước ta phải tranh thủ tốiđa mọi nguồn vốn trong và ngoài nước, nguồn vốn mọi thành phần kinh tếmang lại tăng trưởng cao cho nền kinh tế Khi đã có vốn, phải quản lý và sửdụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả sao cho vừa đẩy nhanh tăng trưởngkinh tế vừa tránh hậu quả nợ nần như một số quốc gia đã gặp phải trong lịchsử Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phụ thuộc vào sự phân bổ vốn vào đâu theosố lượng và tỷ lệ như thế nào là hợp lý và hiệu quả tối ưu nhất Một CCĐT tốiưu vừa cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, vừa là phương tiện để hìnhthành cơ cấu kinh tế hợp lý đảm bảo tăng trưởng nhanh Sự thay đổi củaCCĐT và sự tác động của nó đến cơ cấu kinh tế diễn ra một cách thườngxuyên, lặp đi, lặp lại theo hướng tiệm cận đến những CCKT tối ưu Quá trìnhthay đổi đó mang tính chất khách quan, dưới tác động của các quy luật kinhtế Thông qua việc nhận thức ngày càng đẩy đủ, sâu sắc cơ chế tác động củacác quy luật kinh tế mà nhà nước có thể định hướng, điều tiết quá trình thayđổi CCĐT hướng vào mục tiêu kinh tế - xã hội đã định.

Trang 9

Chương II.

THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM TRONGGIAI ĐOẠN TỪ 1996-2007

I Thực trạng về cơ cấu đầu tư ở nước ta

CCĐT luôn thay đổi trong từng giai đoạn phù hợp với sự phát triển củanền KT – XH Nước ta trước 1986, do đặc điểm là nền kinh tế đóng, do đó đãhạn chế sự phát triển của các nguồn lực cũng như không tạo điều kiện cho đầutư phát triển Từ khi đảng và nhà nước thực hiện chủ trương đổi mới nền kinhtế đã mở cửa hội nhập nền kinh tế từ đó khơi dậy các tiềm năng, giải phóngnăng lực sản xuất và thu hút đầu tư cả trong nước và nước ngoài, tạo bướcchuyển mạnh mẽ CCĐT CCĐT có sự dịch chuyển phù hợp với đặc điểm từnggiai đoạn của nền KT – XH, từ đó tác động mạnh mẽ đến quá trình đổi mớinền kinh tế Quá trình chuyển dịch CCĐT thông qua các kế hoạch đầu tưnhằm hướng tới xây dựng một CCĐT hợp lý phát triển CCKT hợp lý.

1 Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn

Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư xã hội, cơ cấu về nguồn vốn ngàycàng trở lên đa dạng hơn, phù hợp với cơ chế xoá bỏ bao cấp trong đầu tư.Nhà nước đưa ra nhiều chính sách như: Chính sách phát triển kinh tế nhiềuthành phần nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất của toàn xã hội, phát huyđược lợi thế là khai thác được mọi tiềm năng sẵn có của đất nước Chính sáchhuy động tối đa mọi nguồn lực của tòan xã hội đầu tư phát triển nhằm thựchiện các mục tiêu CNH – HĐH đất nước.

Như vậy, xét trên phạm vi quốc gia, CCĐT hơp lý sẽ phản ánh được khảnăng huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và việc sửdụng có hiệu quả cao những nguồn lực đã huy động Hướng hợp lý của CCĐTlà việc nâng cao được tỷ trọng huy động vốn trong dân cư và vốn tín dụng ưuđãi và giảm tỷ trọng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để nhằm hạnchế tình trạng “thừa vốn” trong dân cư trong khi VĐT cho nền kinh té bị hạnchế.

Trang 10

Thời kỳ 1986 – 1990 nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước chiếm tỷtrọng không đáng kể do những năm đầu của thời kỳ mở cửa hệ thống ngânhàng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính chưa phát triển và gặp nhiềukhó khăn trong quá trình hoạt động, đặc biệt là trong việc huy động vốn Dođó VĐT của các DNNN chỉ đạt 1,35% tổng VĐT, đầu tư nước ngoài chỉkhoảng 7,5% và các nguồn việc trợ cũng còn ít Như vậy, ở thời kỳ này thìVĐT từ NSNN vẫn là chủ yếu Sự thay đổi lớn về cơ cấu nguồn VĐT bắt đầutừ 1991, biểu hiện ở việc giảm dần nguồn VĐT cấp phát từ NSNN 23,59%(thời kỳ 1991 – 1995) xuống còn 22.3% (thời kì 2000-2007) Vốn tín dụngnhà nước trong tổng VĐT toàn xã hội tăng VĐT của DNNN tăng lên, từ10,9% trong tổng VĐT phát triển thời kỳ 1991 – 1995 lên 14,6 % thời kỳ2000 – 2007.

Bảng 1: Cơ cấu VĐT theo nguồn vốn (%) giai đoạn 1991 – 2007.

Vốn của tưnhân và dân

Nguồn niên giám thống kê tính đến hết năm 2007

Qua bảng 1 ta thấy tỷ trọng VĐT tử NSNN có xu hướng giảm từ 23,59%(giai đoạn 1991 – 1995) xuống còn 22,3% (giai đoạn 2000 – 2007).

Trong khi đó, tỷ trọng VĐT từ nguồn tín dụng nhà nước (TDNN) vàDNNN lại tăng tương ứng từ 6,14% (giai đoạn 1991 – 1995) lên 13,1% (giaiđoạn 2000 – 2007) kéo theo tỷ trọng VĐT thuộc khu vực kinh tế nhà nước(bao gồm vốn NSNN, vốn TĐNN và vốn DNNN) tăng từ 40,62% (thời kỳ1991 – 1995) lên 50,11% (thời kỳ 2000 – 2007).

Tổng VĐT phát triển của năm 2007 đã tăng trên 28% so với năm 2006,cũng cao hơn kế hoạch đề ra Vốn đầu tư phát triển đều ở cả 3 khu vực: kinhtế quốc doanh, ngoài quốc doanh, và khu vực có vôn đầu tư nước ngoài.

Trang 11

Trong đó rất đáng chú ý là VĐT trong dân tăng mạnh nhất, tăng tới 35% sovới năm trước, chiếm 28,7% trong tổng vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tưnước ngoài, thời gian qua, tỷ trọng đầu tư trong nước có xu hướng gia tănghơn.

nhà nước

Ngoài quốcdoanh

a Nguồn vốn ngân sách nhà nước

Nguồn chủ yếu của vốn NSNN là từ việc thu thuế và các khoản phí trongcác lĩnh vực hoạt động KT – XH luôn có xu hướng tăng lên hàng năm vàchiếm tỷ trọng khá ổn định trong cơ cấu VĐT xã hội Trong đó vốn ngân sáchtập trung cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KT – XH và phúc lợi công cộngnhững năm qua đã góp phần cải thiện điều kiện giao thông, hệ thống các côngtrình công cộng, nâng cao chất lượng công tác giáo dục – đào tạo, văn hoá,thông tin, y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng nói chung của nềnkinh tế quy mô tổng thu ngân sách nhà nước không ngừng gia tăng nhờ mởrộng hay nhiều nguồn thu khách nhau (huy động qua thuế, phí, bán tàinguyên, bán hay cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước…) Đi cùng với sựmở rộng quy mô ngân sách, mức chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhànước cũng gia tăng đáng kể, Tổng thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn

Trang 12

2001-2007 tăng bình quân 15%, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước hangnăm bình quân đạt gần 23% GDP Nguồn thu ổn định từ sản xuất trong nướcđã bước đầu dần dần tăng Tổng chi ngân sách nhà nước tăng bình quân14.9% Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước bình quân bằng 28% GDP Trong đó chicho đầu tư phát triển đạt bình quân 30.2% tổng chi ngân sách nhà nước Tìnhchung cho giai đoạn 2001-2007, tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếmkhoảng 22.3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội Trong những năm tiếp theo, vốnđầu tư từ ngân sách nhà nước có xu hướng gia tăng về giá trị tuyệt đối nhưnggiảm về tỷ trong trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

b Nguồn vốn tín dụng đầu tư của nhà nước

Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có tác dụng tích cựctrong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước Với cơ chế tíndụng , các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trảvốn vay Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kĩ hiệu quả đầu tư, sử dụngvốn tiết kiệm hơn.

Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước còn phục vụcông tác quản lí và điều tiết vĩ mô Thông qua nguồn tín dụng đầu tư, nhànước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùnglĩnh vực theo định hướng phát triển của mình.

cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của nhànước ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xãhội Giai đoạn 1991 –1995, nguồn vốn TDĐTPT của nhà nước mới chiếm5,6% thì từ năm 1996- 2006 đã là 15,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

c Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước:

Nguồn VĐT của các DNNN được hình thành từ các nguồn:

- Vốn tự có, bao gồm: vốn chủ sở hữu và tiền tiết kiệm của DNNN, cáckhoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn từ việc phát hành cổphiếu của doanh nghiệp.

Trang 13

- Vốn đi vay từ các nguồn vay ưu đãi (ODA, tín dụng ưu đãi…) từ các tổchức tài chính tín dụng trung gian vay từ người lao động.

- Vốn từ viện trợ của các tổ chức quốc tế- Vốn từ hoạt động thuê mua tài chính

Mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi ích với các doanh nghiệpphi sản xuất kinh doanh và tối đa hoá lợi nhuận đối với các doanh nghiệp sảnxuất kinh doanh vì vậy CCĐT của doanh nghiệp phải là một CCĐT sao chođạt được một cách tốt nhất mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.

Đầu tư phát triển của các doanh nghiệp chủ yếu là đầu tư vào máy mócthiết bị và công nghệ, đầu tư cho xây dựng cơ bản, đầu tư phát triển nguồnnhân lực.

Trong những năm qua, nhờ chính sách của nhà nước đã được cải thiệnđáng kể nên tình hình sử dụng VĐT của các doanh nghiệp được phát huy mộtcách hiệu quả Cụ thể, DNNN là: 173.857 tỷ đồng giai đoạn 1991 – 1995.Nhờ quy mô vốn ngày càng được mở rộng, sử dụng vốn ngày càng hiệu quảdo vậy tỷ trọng đóng góp vào GDP của thành phần này chiếm gần 40%, tạoviệc làm cho trên 1,9 triệu người Đến nay, đầu tư của DNNN đạt trên 76,74nghìn tỷ đồng (thời kì 2000-2007).

1.2 Nguồn vốn đầu tư phát triển từ khu vực tư nhân.

Vốn đầu tư khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư,phầntích lũycủa các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã Vốn của các đốitượng này chiếm giữ một tỷ trọng lớn (khoảng 80% tổng nguồn vốn huy độngcủa toàn hệ thống ngân hàng - chủ yếu dưới hình thức tiết kiệm và trái phiếu.

Hiện nay vốn trong dân cư đang được coi là một tiềm năng lớn chính phủvà các tổ chức tài chính phải có những biện pháp huy động có hiệu quả Năm1999, VĐT toàn xã hội và chiếm 82,2% tổng VĐT phát triển của các hộ đạt25,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 19,8% tổng VĐT phát triển của khu vực ngoàiquốc doanh Với khoảng 50% trong tổng số vốn này dành cho phát triển sảnxuất tương ứng 13-14 tỷ đồng, phần còn lại là đầu tư xây dựng nhà ở của cáchộ dân cư.

Trang 14

Bên cạnh đó, phải kể đến một phần không nhỏ là các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh, bao gồm: các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công tyTNHH, các hợp tác xã đã và đang hoạt động Nhờ sự cải cách chính sách vàcác điều luật điều chỉnh hành vi sản xuất kinh doanh của các thành phần nàyđã phát huy được tác dụng tích cực Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và ĐầuTư, tiết kiệm trong dân cư và các doanh nghiệp dân doanh chiếm bình quânkhoảng 15% GDP, trong đó phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư giántiếp vào khoảng 3.7% GDP, chiếm khoảng 25% tổng tiết kiệm của dân cư,phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư trực tiếp khoảng 5% GDP và bằng33% số tiết kiệm được Trong giai đoạn 2001-2007, vốn đầu tư của dân cư vàtư nhân chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội Trong giai đoạn tiếptheo nguộc vốn này sẽ tiếp tục gia tăng cả về quy mô và tỷ trọng

Thực tế thời gian qua cho thấy đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân vàhộ gia đình có vài trò quan trọng đặc biệt trong việc phát triển nông nghiệp vàkinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, thương mại, dịch vụ và vận tải trên các địa phương Trong 20 nămthực hiện chính sách đổi mới, Nhà nước liên tục hoàn thiện các chính sáchnhằm tạo điệu kiện cho khu vực kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế hộ gia địnhmạnh dạn bỏ vốn đầu tư và thúc đẩy sự đan xen, hổn hợp các hình thức sở hữutrong nền kinh tế Với Luật Doanh nghiệp thống nhất (2005) và Luật đầu tưchung (2005) chính thức có hiệu lực từ giữa năm 2006, các tầng lớp dân cư vàkhu vực kinh tế tư nhân sẽ tiếp tục được khuyến khích, động viên đại bộ phậntích lũy cho đầu tư phát triển

Với khoảng vài trăm ngàn doanh nghiệp dân doanh (doanh nghiệp tưnhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã) đã, đang vàsẽ đi vào hoạt động, phần tích lũy của các doanh nghiệp này cũng sẽ đóng gópđáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xã hội Bên cạnh đó, nhiều hộ gia địnhcũng đã trở thành các đơn vị kinh tế năng động trong các lĩnh cực kinh doanhthương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Ở mức độnhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong số những nguồn tập trung vàphân phối vốn quan trong trong nền kinh tế.

Trang 15

Nguồn vốn trong dân cư còn phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của cáchộ gia định Quy mô vủa nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: Trình độ pháttriển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quymô và tỷ lệ tiết kiệm thấp); Tập quán tiêu dùng của dân cư; Chính sách độngviên của nhà nước thong qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng gópcủa xã hội.

1.3 Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài

Thời kỳ 1986 – 1990 là thời kỳ nước ta còn đang đóng cửa khép kín vớibên ngoài, nên hầu như không có khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Sauthời kỳ cải cách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đãxác định rõ nguồn vốn trong nước là quyết định nhưng nguồn vốn nước ngoàilại đóng vai trò quan trọng Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu,để đạt được mục tiêu của công cuộc CNH – HĐH nước ta cần một lượng vốnrất lớn mà khó có thể huy động đủ nếu không tích cực tranh thủ thu hút vốnđầu tư từ nước ngoài.

Về giá trị tuyệt đối, vốn đầu tư phát triển của khu vực có vốn đầu tưnước ngoài vẫn liên tục tăng kể từ năm 1999, đến năm 2007 đạt mức cao nhất:129,3 nghìn tỷ đồng, nhiều hơn năm trước 63,7 nghìn tỷ đồng, mặc dù vốnđăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ bằng già nửa của năm 2006 Tuynhiên xét cả quá trình, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã giảm về tỷ trọng,đó là do đầu tư trong nước (cả của Nhà nước và trong dân, nhất là trong dântăng với tốc độ cao.

2 Cơ cấu vốn đầu tư

Một cơ cấu vốn đầu tư hợp lý là cơ cấu mà VĐT được ưu tiên cho bộphận quan trọng nhất, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu hạn chế của số liệuđầu tư, nó thường chiếm một tỷ trọng khá lớn Cụ thể

Bảng 3: Vốn đầu tư chia theo khoản mục chi phí giai đoạn

2000-2006 TP HCM

Xây lắp Thiết bị Chi phí khác

Trang 16

VĐT thuộc lĩnh vực kết cầu hạ tầng chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốnNSNN Tính chung 10 năm (1991 – 2000) tổng VĐT vào lĩnh vực này khoảng96 nghìn tỷ đồng (mặt bằng giá 1995) tương đương khoảng 8,7 tỷ USD chiếm14,03% tổng VĐT toàn xã hội giai đoạn 1991 – 1995, và chiếm 15,74% giaiđoạn 1996 – 2000 Khoản chi đầu tư từ NSNN cho lĩnh vực này liên tục tăng:năm 1998 là 15,8%, năm 1999 là 16,75% và năm 2000 là 17,3% (bảng 2).Nhờ đó hệ thống thông tin liên lạc được thông suốt, góp phần nâng cao hiệuquả kinh tế chung của các ngành Khu vực kết cấu hạ tầng được phát triểnnhanh, việc xây dựng hệ thống giao thông trục Bắc Nam đã cơ bản hoànthành, tiếp đến đường Hồ Chí Minh đã hoàn thành giai đoạn I, các trục đườngnhư quốc lộ 15, quốc lộ 13 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Những cầu lớnnhư: Bắc Mỹ Thuận, cầu Sông Gianh, cầu Đuống, cầu Thanh Trì Hệ thốnggiao thông được cải thiện với 17000km, ngành hàng không khai thác được 16sân bay, đảm bảo 10 triệu lượt khách trong năm 2000 Hiện nay cả nước cókhoảng 70 cảng biển với 22 km cầu bảo đảm năng lực bốc dỡ 50 triệu tầnhang/ năm.

Trang 17

Theo tạp chí nghiên cứu kinh tế tháng 3/2002, trong cơ cấu VĐT xâydựng của khu vực nhà nước năm 2002 khoảng 55% - 60% là vốn xây dựng cơbản khác Như vậy có thể nói tỷ lệ thiết bị kém phần năng động nhất trongTSCĐ còn khá thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả của TSCĐ khi đưa vào hoạtđộng, đồng thời các chi phí xây dựng cơ bản khác cũng rất lớn 12% - 17% caohơn nhiều so với các thời đầu những năm 90 (chỉ dưới 10%)

2.2 VĐT sửa chữa lớn TSCĐ

Vốn sửa chữa lớn TSCĐ góp phần tái tạo TSCĐ trong nền kinh tế Đâylà số vốn quan trọng mà có lúc trong công tác xây dựng chiến lược đầu tưcông cộng 1996 – 2000 một số người đôi khi quên tính toán đầy đủ đến nguồnvốn này Mặc dù ở các cơ sở sản xuất kinh doanh không bao giờ có thể quênđược nguồn vốn có ý ngiã bảo đảm cho quá trình tái sản xuất này.

Nguồn vốn này lấy từ nguồn khấu hao sửa chữa lớn mà chúng ta vẫnquen hạch toán.

Hai khoản vốn là VĐT xây dựng cơ bản và vốn sửa chữa lớn TSCĐ lêntới 125,8 tỷ đồng chiếm 85% tổng VĐT phát triển (năm 2000)

2.3 VĐT lưu động bổ sung tăng hoặc giảm trong nền kinh tế

Năm 2000 số vốn này là 12.9 nghìn tỷ đồng chiếm 8.8% tổng VĐT toànxã hội và bằng 10% so với VĐT xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn Nguồn vốnlưu động rất quan trọng để đảm bảo tái sản xuát không ngừng mở rộng Vấnđề tăng nguồn vốn này trở nên được đặc biệt quan tâm gần đây khi người tađẩy mạnh sản xuất, lo mua sắm vật tư dự phòng mà chưa tính đầy đủ đến nhucầu thị trường, chỉ lo đầu tư mà không lo đến hoàn thiện các công trình Do đólàm tăng xây dựng dở dang, tăng sản phẩm chế dở, cuối cùng làm bất đắc dĩvốn lao động dưới dạng sản phẩm, công trình dở dang Qua một giới hạn nàođó thì nguồn vốn lao động dưới dạng sản phẩm dở dang lại không nhằm đảmbảo sản xuất liên tục mà trở nên gánh nặng cho nền kinh tế Trong giai đoạnvừa qua, số lượng công trình đầu tư dở dang ở nước ta không phải là ít, gâylãng phí, thất thoát trong việc sử dụng vốn.

2.4 VĐT phát triển khác như:

Trang 18

VĐT thực hiện thông qua các chương trình, mục tiêu quốc gia như: xoáđói giảm nghèo, hỗ trợ đồng bào vùng sâu, vùng xa… Nguồn vốn này đanglớn dần năm 2000 lên tới 8,9 nghìn tỷ đồng để thực hiện mục tiêu về phát triểnnguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, cân bằng xã hội Trong thời kỳ bao cấpkhoản đầu tư này không đáng kể Mấy năm qua, theo điều tra thống kê khoảnđầu tư này tăng lên nhanh chóng, năm 2000 chiếm trên 6% tổng VĐT xã hội.Trong những năm tới, khoản đầu tư này sẽ tăng lên đáng kể, cụ thể: CCĐT vềlĩnh vực đào tạo, giáo dục, khoa học công nghệ theo bảng 2 như sau:

Trong 10 năm (1991 – 2000) các lĩnh vực này được đầu tư khoảng 30000tỷ đồng (mặt bằng giá 1995) tương đương 2,7 tỷ USD, chiếm 4,76% tổngVĐT phát triển, tốc độ tăng trưởng vốn bình quân trong 10 năm là 19,8%.Bình quân 3 năm (2001 – 2003) KHCN chiếm 0,61% so với 0,39% (giai đoạn1996 – 2000); giáo dục đào tạo chiếm 3,74% so với 2,1% (giai đoạn 1996 –2000); y tế chiếm 2,11% so với 1,52% (giai đoạn 1996- 2000) So với giaiđoạn 1996-2000 thì giai đoạn 2001 – 2003 cơ cầu VĐT của ngành KHCN,giáo dục – đào tạo, y tế, văn hoá - thể thao đã được Đảng và Nhà nước đặcbiệt quan tâm đầu tư nên tỷ trọng đầu tư phát triển lộ rõ nét trong cơ cấu VĐT

3 Cơ cầu đầu tư phát triển theo ngành kinh tế

CCĐT là phương tiện để đảm bảo cho CCKT được hình thành hợp lýtheo mục tiêu chung của nền kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể Xét CCĐTphát triển theo ngành kinh tế luôn phải trên cơ sở những lợi thế so sánh củađất nước về lao động, tài nguyên, các nguồn lực khác và đảm bảo tính linhhoạt trong CCKT khi lợi thế so sánh thay đổi.

Bảng 4: CCĐT theo ngành kinh tế giai đoạn 1991 – 2007

Trang 19

Đơn vị: %1991-

Sơ bộ2007

CN và xây

dựng 41.77 42,37 44,77 41,26 42,75 42,58 42,29 43,49 42,29Giao thông

Nguồn: Niên giám thống kê tính đến năm 2007

Bảng 5: Cơ cấu VĐT phát triển theo ngành kinh tế(%)

Trang 20

Thực hiện VĐT phát triển theo ngành kinh tế giai đoạn từ 2001 - 2007 đãưu tiên đẩy mạnh CNH – HĐH, xây dựng cơ sở hạ tầng, KHCN, đặc biệt làgiáo dục – đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao được ưu tiên hơn ở giai đoạn 1991 –2000 Thực hiện bình quân trong giai đoạn 2001-2007 so với thực hiện bìnhquan giai đoạn 1991 – 2000 đối với việc một số ngành chủ yếu, cơ cấu VĐTtăng có sự thay đổi và chuyển dịch như sau: Nông nghhiệp bình quân của giaiđoạn 2001 – 2007 là 8,01% so với bình quân 1996 – 2000 là 10.31 % Hai chỉtiêu tương ứng của ngành công nghiệp và xây dựng là 42,29% và 41.77% ;giao thông vận tài, bưu điện là 15,05% là 15,11%; KHCN là 0,59% và 0,33%;giáo dục – đào tạo là 3,07% và 1,96%; y tế là 1,64% và 1,28%; văn hoá - thểthao là 1,46% và 1,122%.

Nhìn chung, CCĐT theo ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tíchcực, đã có sự chú ý đến các lĩnh vực phát triển con người, giáo dục, y tế, vănhoá, thể thao.

So với giai đoạn 1991 – 2000 thì giai đoạn 2001 – 2007 cơ cấu vốn củangành KHCN, giáo dục – đào tạo, y tế, văn hoá – thể thao đã được Đảng vàNhà nước đặc biệt quan tâm nên tỷ trọng đầu tư tăng lên khá rõ rệt.

Chủ trương của Đảng và Nhà nước là chuyển dịch CCKT theo ngành sẽgiảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụvà để đạt được mục tiêu đó thì hướng chuyển dịch CCĐT theo ngành trọnggiai đoạn tới cũng sẽ phải đảm bảo một CCĐT theo ngành phù hợp với CCKT

3.1 Nghành nông lâm ngư nghiệp.

Là ngành kinh tế truyền thống, chiếm tỷ trọng nguồn lao động lớn nhấttrong tất cả các ngành (khoảng 60% lực lượng lao động thuộc ngành này) Bộphận lao động này chủ yếu là ở khu vực nông thôn, miền núi và ven biển.

Đầu tư cho phát triển nhóm ngành này bao gồm cả VĐT vào ngành thuỷlợi CCĐT cho ngành nông nghiệp thay đổi rất nhiều trong giai đoạn vừa quavề cả quy mô đầu tư và chuyển dịch CCĐT tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ vàtích cực trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nhóm ngành này thuộc lĩnh vực được ưu tiên đầu tư Tỷ trọng VĐT chonông, lâm ngư nghiệp trong tổng VĐT xã hội đã tăng từ 8,5% thời kỳ chủ

Trang 21

trương chuyển dịch cơ cấu CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn Sự chuyểndịch này góp phần ổn định KT – XH và cải thiện đời sống dân cư, đặc biệt đốivới khu vực nông thôn và những vùng kinh tế còn nhiều khó khăn

Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp 6 tháng đầu năm 2008 đạt mứctăng trưởng là 3,4% Ước tính tháng 6/2008, xuất khẩu gạo đạt 280 ngìn tấn,tương đương 221 triệu USD Tính chung lượng gạo xuất khẩu 6 tháng đầunăm ước đạt khoảng 2,51 triệu tấn,kim ngạch đạt 1,48 tỉ USD,tăng gần 2 lầnvề giá trị so với cùng kì năm ngoái Mặc dù các ngành đều tăng, nhưng dothuỷ sản tăng với tốc độ cao hơn nên tỷ trọng thuỷ sản đã tăng lên trong tổnggiá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp Thắng lợi của các ngành này donhiều nguyên nhân Nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là cơ cấu nông, lâmnghiệp và thuỷ sản đã có những chuyển dịch theo hướng hiệu quả, tăng thunhập trên một đơn vị diện tích Lĩnh vực xuất khẩu nông lâm, thủy sản tínhchung 6 tháng đầu năm 2008 đạt 7,65 tỷ ÚD,tăng 24,8%so với 6 tháng đâunăm 2007

Các khoản đầu tư vào nông – lâm – ngư nghiệp đã góp phần đảm bảo antoàn lương thực với sản lượng trên 4010kg/người, sản xuất trên diện tích canhtác ổn đin hj 4,2 triệu ha Hình thành được những vùng chuyên canh lúa đặcsản xuất khẩu như ở Đồng bằng Sông Cửu Long Nhanh chóng chuyển dịchđược cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện tăng kim ngạch xuất khẩu nhưđầu tư phát triển cho cây cà phê, chè, cao su, hạt điều… là những cây côngnghiệp có lợi thế ở Việt Nam Và bên cạnh đó là các loại thuỷ hải sản xuấtkhẩu có giá trị cao như tôm sú, tôm hùm… Tuy vậy, thị trường đang là vấn đềcần được chú ý để đầu tư đồng bộ giữa sản xuất kinh doanh với tiêu thụ Vềlâm nghiệp, đầu tư trồng rừng theo các chương trình được triển khai khá tốt,chương trình đầu tư lớn như: chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, trong đó:2 triệu ha rừng phòng hộ và 3 triệu ha rừng sản xuất Chủ trương đầu tư đúngđắn và triển khai khá thuận lợi đã nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 28% lên 33% làkết quả đáng kê.

Những thành tựu về nông nghiệp là rất đáng kể, song bên cạnh đó cònnhiều lực cản và thách thức, vì đặc biệt của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc

Trang 22

vào thời tiết, chịu nhiều tác động của thiên nhiên, tình trạng sâu bệnh và thiêntai luôn rình rập Hơn nữa cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn và dịch vụ nôngnghiệp còn yếu kém, điều này cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn và dịch vụnông nghiệp còn yếu kém, điều này làm cản trở cơ hội tiếp cận thị trường cácsản phẩm nông sản Vì vậy, để có hiệu quả hơn khi đầu tư vào lĩnh vực này,ngoài việc ưu tiên VĐt phát triển cho nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệpthì còn phải đầu tư cho sơ sở hạ tầng và dịch vụ nông thôn một cách đồng bộ.Đầu tư cho ngành kết hợp với vùng, đầu tư có trọng điểm để hiệu quả VĐTcao.

3.2 Về công nghiệp và xây dựng

Trên thực tế, ngành công nghiệp và xây dựng thời kỳ qua luôn có mứctăng trưởng cao trên 10%-15% được coi là phát triển khác năng động, gópphàn khong nhỏ và mức tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Tỷ trọng VĐT vào công nghiệp và xây dựng thường chiếm khoản 40% tổng VĐT của toàn xã hội Nguồn vốn này không chỉ từ khu vực nhànước mà còn huy động từ khu vực ngoài quốc doanh và vốn ĐTTTNN Tuynhiên vốn đầu tư của các khu vực ngoài quốc doanh và vốn ĐTTTNN Tuynhiên vốn đầu tư của các khu vực ngoài quốc doanh chỉ tập trung chủ yếu vàocác công trình vừa và nhỏ, những dự án này không đỏi hỏi kỹ thuật cao và vốnlớn nhưng lại có hiệu quả khá cao và là những “vệ tinh” cho các dự án lớn,điều đó vừa thể hiện cả lợi ích kinh tế và lợi ích về mặt xã hội.

35%-Doanh nghiệp có vốn FDI có sức cạnh tranh cao nhờ tiềm năng vốn lớnvà được trang thiết bị công nghệ kỹ thuật hiện đại nên chủ yéu là tập trung vàonhững dự án có quy mô lớn, những lĩnh vực chủ chốt, trọng điểm.

Đối với công nghiệp chế biến, khu kinh tế nhà nước đầu tư 7.920 tỷ đồngchiếm khoảng 31%, khu vực ngoài quốc doanh đầu tư 3403 tỷ đồng chiếmkhoảng 18% (trong đó: Doanh nghiệp 2.280 tỷ đồng và hộ cá thể 1.123 tỷđồng, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng lớn nhất là 14.306 tỷ tương đương56%).

Công nghiệp trở thành động lực và đầu tầu tăng trưởng với cả 2 ý nghĩa:trực tiếp đóng góp lớn vào tăng trưởng chung và tác động tới với các ngành

Ngày đăng: 07/12/2012, 11:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư phát triển (%): - Lý luận về cơ cấu đầu tư(CCĐT) thực trạng CCĐT ở nước ta và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm điều chỉnh và xây dựng phần 2
Bảng 2 Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư phát triển (%): (Trang 11)
Bảng 5: Cơ cấu VĐT phát triển theo ngành kinh tế(%) - Lý luận về cơ cấu đầu tư(CCĐT) thực trạng CCĐT ở nước ta và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm điều chỉnh và xây dựng phần 2
Bảng 5 Cơ cấu VĐT phát triển theo ngành kinh tế(%) (Trang 19)
Bảng 8: Chỉ số ICOR tính cho nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2001 đến 2008 - Lý luận về cơ cấu đầu tư(CCĐT) thực trạng CCĐT ở nước ta và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm điều chỉnh và xây dựng phần 2
Bảng 8 Chỉ số ICOR tính cho nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2001 đến 2008 (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w