TP Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2013 PHẦN 1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1 1 Khái quát về tăng trưởng kinh tế Các khái niệm Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc[.]
Trang 2TP Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2013
PHẦN 1:TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái quát về tăng trưởng kinh tế
Các khái niệm:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổngsản phẩm quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầungười (PCI) trong một thời gian nhất định
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản
phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùngđược sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định(thường là một năm tài chính)
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền
của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trongmột thời gian nhất định (thường là một năm) Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản
phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng
Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số
Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số Đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng 3 tiêu chí sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (g)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh
tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước Tốc
độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
Trang 3Page
n GDPn
g= ( - 1) × 100% GDP0
Trong đó GDPn là GDP năm thứ n, GDP0 là GDP của kỳ gốc của giai đoạn 0-n, n
là số năm của giai đoạn 0-n
1.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Robert Solow và các nhân tố tác động đến
tăng trưởng kinh tế trong mô hình Solow:
Mô hình tăng trưởng kinh tế của Robert Solow
Mô hình Solow chỉ ra sự ảnh hưởng của tiết kiệm, tỷ lệ tăng dân số và tiến bộcông nghệ đến sự tăng trưởng sản lượng theo thời gian Mô hình còn xác định nhữngnguyên nhân gây ra sự khác biệt lớn về mức sống của các nước
Hàm sản xuất trong mô hình Solow: y = f(k)
Phương trình này cho thấy sản lượng của của mỗi công nhân là y (với y=Y/L) làhàm của khối lượng tư bản tính cho mỗi công nhân là k (với k=K/L) Với đồ thị minhhọa là hình II.1 bên dưới Đường biểu diễn của hàm số là đường cong dốc lên Khi tỷ
lệ vốn trên mỗi lao động tăng, sản lượng trên đầu mỗi lao động cũng tăng, song vìsản phẩm cận của tư bản giảm dần theo vốn nên mức tăng sản lựơng ngày càng giảmkhi có sự gia tăng của vốn trên mỗi lao động Hàm số này chỉ ra sản lượng bình quântrên mỗi lao động phụ thuộc vào mức tích luỹ vốn trên mỗi lao động
Hàm tiêu dùng trong mô hình Solow:
Nhu cầu về hàng hóa trong mô hình Solow phát sinh từ tiêu dùng (c) và đầu tư (i)cho
mỗi công nhân là: y = c + i
Với s là tỷ lệ tiết kiệm (0 < s < 1), Solow giả định hàm tiêu dùng có dạng đơn
giản như sau: c = (1 – s)y (đồng nhất thức hạch toán thu nhập)
Trang 4Tiêu dùng tỷ lệ thuận với tiết kiệm và (1 – s) là tỷ lệ thu nhập dành cho tiêu dùng Phần còn lại s là tỷ lệ thu nhập dành cho tiết kiệm
Thay c = (1 – s)y vào đồng nhất thức hạch toán thu nhập ta được
Tỷ lệ tiết kiệm s cũng là một phần sản lượng dành cho đầu tư, với đầu tư bằngtiết kiệm
Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế theo mô hình Solow:
Thay đổi tư bản và trạng thái dừng:
Trước khi xem xét sự gia tăng của khối lượng tư bản ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế như thế nào, ta xét 2 yếu tố là khối lượng tư bản thay đổi là đầu tư (làm khối lượng tư bản tăng khi doanh nghiệp mua thêm nhà máy – thiết bị) và khấu hao (làm
khối lượng tư bản giảm khi những tư bản cũ bị hư hỏng)
Tác động của đầu tư và khấu hao đến khối lượng tư bản được thể hiện qua
phương trình sau: k = i - k (với k là thay đổi khối lượng tư bản) Trong đó:
Đầu tư i = s.f(k) khi thay y = f(k)
Trang 5y Khi có tỷ lệ tiết kiệm s thì
ta thấy tỷ lệ tiết kiệm s quyết định sự phân bổ sản lượng cho tiêu dùng
và đầu tư với mọi giá trị k, thể hiện qua đồ thị sau:
Khấu hao : giả định là hàng năm tư bản bị hao mòn với tỷ lệ khấu hao
Vậy khối lượng tư bản bị hao mòn mỗi năm sẽ là k Mối quan hệ giữa
khấu hao và khối lượng tư bản được biểu diễn như sau:
Vì đầu tư bằng tiết kiệm nên ta có k = s.f(k) - k Đồ thị về đầu tư, khấu hao và
trạng thái dừng (Mô hình Solow) như sau:
y Từ đồ thị ta thấy chỉ có 1 khốilượng tư bản duy nhất là k* làmcho đầu tư bằng khấu
sf(k)hao Tại k* ta có mức tư bản đạt trại thái dừng
Với k < k*, đầu tư lớn
hơn
sf(kf(k)
i c
k
kk
y
y
Page
Trang 6khấu hao nên khối lượng tư bản tăng
Với k > k*, đầu tư nhỏ hơn khấu hao nên khối lượng tư bản bị thu hẹp
Sự thay đổi trong tỷ lệ tiết kiệm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
Từ mô hình Solow ta thấy rằng tỷ lệ tiết kiệm là yếu tố then chốt quyết định khốilượng tư bản ở trạng thái dừng Nếu tỷ lể tiết kiệm cao sẽ làm cho đầu tư cao hơn,làm cho hàm tiết kiệm s.f(k) dịch chuyển lên trên, nền kinh tế sẽ đạt trạng thái dừngmới với khối lượng tư bản và sản lượng cao hơn ở trạng thái dừng cũ Như vậy, tiếtkiệm cao hơn sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn, tới khi đạt đến trạng tháidừng mới với khối lượng tư bản lớn hơn, nhưng không duy trì mức tăng trưởng caohơn nếu tiếp tục giữ tỷ lệ tiết kiệm ở mức cao này
2
s
Trang 7Sự gia tăng dân số ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
Lương công nhân tăng làm cho lượng tư bạn trên mỗi công nhân giảm xuống Gọi
n tỷ lệ tăng dân số thì ( + n)k là lượng đầu tư cần thiết để giữ cho lượng tư bản mỗi công nhân không thay đổi Đối với nền kinh tế ở trạng thái dừng, đầu tư phải cân bằng với khấu hao và sự gia tăng dân số Ta có thay đổi của khối lượng tư bản mỗi công nhân lúc này là:
2
n+
(
k)
1
n+
(sf(k)
Trang 8k2* k1* k Như vậy: ta thấy sự gia tăng dân số làm giảm khối lượng tư bản cũng như làm tốc
độ tăng trưởng kinh tế bị sụt giảm
Tiến bộ trong công nghệ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
Tiến bộ trong công nghệ được đưa vào hàm sản xuất: Y = F(K, L x E)
Trong đó, E là biến mới, là hiệu quả lao động (công nghệ được cải thiện, hiệu quảlao động tăng, phản ánh sức khỏe giáo dục và tay nghề lao động)
L x E là lực lượng lao động tính bằng đơn vị hiệu quả (gồm số lượng công nhân
và hiệu quả của mỗi công nhân)
Với là g là tốc độ tiến bộ công nghệ (hay tỷ lệ tiến bộ công nghệ mở rộng lao
động) Ta có: k = s.f(k) –( + n + g)k
Bây giờ k được định nghĩa là khối lượng tư bản trên mỗi đơn vị hiệu quả của laođộng Sự gia tăng của số lượng đơn vị hiệu quả do tiến bộ công nghệ có xu hướnglàm giảm k Trong trạng thái dừng, đầu tư sf(k) loại trừ sự giảm sút của k do khấuhao, sự gia tăng dân số và tiến bộ công nghệ Mặc dù vậy, số lượng đơn vị hiệu quảtrên mỡi lao động tăng với tỷ lệ g Tổng sản phẩm tăng với tỷ lệ (n + g)
Như vậy, mô hình Solow chỉ ra rằng tiến bộ công nghệ làm sản lượng mỗi côngnhân tăng trưởng vững chắc khi nền kinh tế ở trạng thái dừng và chỉ có tiến bộ côngnghệ mới giải thích được sự gia tăng không ngừng của mức sống
sf(k)
Trang 9Quy tắc vàng của tích luỹ vốn
Chúng ta nhận ra rằng ban đầu với một mức thu nhập cho trước, khi tăng tiếtkiệm thì tiêu dùng sẽ giảm Song có một vấn đề là liệu tiết kiệm có làm tăng tiêudùng trong dài hạn hay không? Nếu có, mức tiết kiệm nào là tối ưu cho nền kinh tế?.Điều này được thể hiện qua phân tích sau đây
Với hàm sản xuất và các giá trị δ cho trước, có mối tương quan 1-1 giữa k và s tại
trạng thái dừng Mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàm số sau đây sf (k*) = δ.k * (*)
Ở trạng thái dừng, tiêu dùng bình quân trên đầu người đươc xác định
Trang 10PHẦN 2: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
2.1.Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam các năm gần đây
Trang 11Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2000 - 2012
Đơn vị tính %
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tuy mức tăng trưởng năm 2012 là 5.03% thấp hơn mức tăng 5,89% của năm
2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiệnmục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy làhợp lý
Tổng cục thống kê cho rằng, nền kinh tế năm 2012 gặp bất lợi bởi sự bất ổn củakinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưađược giải quyết
Những bất lợi từ thị trường thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuấtkinh doanh và đời sống dân cư trong nước, thể hiện ở việc thị trường tiêu thụ hànghóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm, tỷ lệ nợ xấu ngânhàng ở mức đáng lo ngại Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ vàvừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể
Do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới trong giai đoạn
từ năm 2006 - 2012 Tăng trưởng ba khu vực kinh tế như sau:
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34%/năm thời kỳ 2006-2010,trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 3,72%; giai đoạn 2008-2010 tăng 3,09%
- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,94%/năm thời kỳ 2006-2010, trong
đó giai đoạn 2006-2007 tăng 10,30%; giai đoạn 2008-2010 tăng 6,40%
- Khu vực dịch vụ tăng 7,73%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn
20062007 tăng 8,57%; giai đoạn 2008-2010 tăng 7,17%
Trang 12Riêng đối với giai đoạn từ năm 2011 - 2012 Phân rã theo khu vực kinh tế chothấy mức độ tăng trưởng yếu diễn ra ở tất cả các nhóm ngành
Mảng Dịch vụ giữ được mức tăng khá nhất dù vẫn thấp hơn so với năm 2011;ngược lại, tăng trưởng ở khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản sụt giảm mạnh khichỉ tăng 2.72%, so với con số 4.01% trong năm trước
Đáng chú ý là sự sụt giảm của ngành Công nghiệp và xây dựng đã ảnh hưởngkhông nhỏ đến tăng trưởng toàn nền kinh tế vì chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 40%
Tính đến 01/12/2012, chỉ số tồn kho của ngành Công nghiệp chế biến, chế tạocòn tăng 20.1% so với cùng thời điểm năm trước; và chỉ số tồn kho này có xu hướngliên tục sụt giảm trong những tháng gần đây Tuy vậy, trong bối cảnh nhiều doanhnghiệp không có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, thì con số tồn kho này cũngcho thấy sự trì trệ đang hiện diện
2.1.2 Thu nhập bình quân trên đầu người/năm
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam không ngừng tăng qua các năm Cụthể trong năm 2012 là 1540 USD/ người tăng hơn 6 lần so với năm 2000 là 251 USD/người
Tuy thu nhập bình quân đầu người của Việt Năm liên tục tăng qua các năm.Nhưng Thu nhập trung bình của người Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất xa so vớicác nước trong ASEAN và Trung Quốc, dù đã được cải thiện nhiều do đổi mới và mởcửa cách đây hơn một phần tư thế kỷ
Trang 13Tốc độ tăng trưởng GDP/người 2000 - 2012
Đơn vị tính USD
2.1.3 Vốn đầu tư
Với một nền kinh tế dựa nhiều vào vốn để tăng trưởng như Việt Nam thì
bất cứ cú sốc nào dẫn đến thắt chặt nguồn vốn đều có thể ảnh hưởng đến đà
tăng trưởng
Từ khi Nghị quyết 11 ra đời vào tháng 2/2011 với thông điệp kiềm chế
lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, dòng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước và
ngoài Nhà nước đã bị thu hẹp đáng kể Trong khi đó, khu vực nước ngoài do
ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu cũng hạn chế đầu tư
Biểu đồ bên dưới cho thấy tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP trong hai năm 2011 và
2012 đã sụt giảm mạnh, chỉ còn lần lượt là 34.6% và 33.5% Đây được xem
là một trong những nguyên nhân chính khiến tăng trưởng GDP có xu hướng
giảm dần
Riêng trong năm 2009, với các biện pháp kích cầu mạnh mẽ thông qua
bơm vốn, nền kinh tế nhanh chóng hồi sức và tăng trưởng trở lại; nhưng đã
để lại những hệ lụy tiêu cực cho sự ổn định nền kinh tế vĩ mô trong những
năm về sau
Trang 142.2 Mối liên hệ giữa các nhân tố trong Mô hình của Robert Solow và các yếu tố khác ngoài mô hình với tăng trưởng kinh tế Việt Năm giai đoạn 2000-2012 Thực trạng tác động của các nhân tố trong mô hình Robert Solow
2.2.1 Tiết kiệm và đầu tư:
Tổng vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ngày 11/3/2013 chínhthức công bố, năm 2012, tính cả vốn cấp mới và tăng thêm, vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 16,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm
Trang 15rọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội (từ mức trung bình 54,1% tronggiai đoạn 20002005 xuống 39,1% trong giai đoạn 2006-2010; năm 2011 tỷtrọng này là 38,9%) Đáng chú ý, tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhànước cũng có xu hướng giảm qua các năm (từ mức 38,1% năm 2006 xuốngcòn 36,1% năm 2010 và 35,2% năm 2011); trong khi đó, tỷ trọng của khuvực có vốn đầu tư nước ngoài lại có xu hướng tăng (từ mức 16,2% năm 2006lên mức 25,9% năm 2011)
Đáng chú ý, trong năm 2012, vốn đầu tư từ khu vực ngoài Nhà nướcvượt nguồn vốn khu vực Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất (38,9% tổng vốnđầu tư), đạt 385 nghìn tỷ đồng , tăng 8,1% so với cùng kỳ 2011
Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư S-I
Trang 16Trong những năm gần đây, mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư ngàycàng trầm trọng Trong giai đoạn 2007-2009, mức chênh lệch đã lên đến trên10% GDP, cao hơn rất nhiều so với giai đoạn từ 2002-2006 Lý do là trongkhi tỷ lệ tiết kiệm khá ổn định, đầu tư lại có xu hướng tăng nhanh Bên cạnh
đó, nếu trước năm 2007, phần lớn thâm hụt tiết kiệm của khu vực công Ig) được tài trợ bởi thặng dư tiết kiệm của khu vực tư nhân (Sp-Ip) thì từ năm
(Sg-2007 trở đi, cả khu vực tư nhân cũng chịu thâm hụt tiết kiệm, kéo theo đóchênh lệch S-I của cả nền kinh tế tăng nhanh
Phần thiếu hụt này phải dựa vào nguồn bên ngoài để bù đắp, nhưngnguồn này là không vững chắc Do liên tục cần tài trợ từ bên ngoài nên nợquốc gia (mọi nguồn) cũng như nợ công (cả trong và ngoài nước) tăng lênnhanh chóng; đồng thời, thâm hụt tài khoản vãng lai cũng tăng mạnh
Trang 17Tiết kiệm - đầu tư và nhập siêu của nền kinh tế giai đoạn
2005-2010 Đơn vị: % GDP
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Niên giám thống kê 2010 (trang 140)
Năm 2012 Việt Nam xuất siêu khoảng 284 triệu USD Đây là lần đầu tiênsau gần 20 năm nhập siêu, Việt Nam chuyển sang xuất siêu trong cả năm
Trạng thái xuất siêu trước mắt là một tín hiệu mừng, giảm áp lực cho cáncân thanh toán, cũng như góp phần kiềm chế lạm phát; song nguyên nhân chủyếu được coi là do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nhậpkhẩu nguyên vật liệu, thiết bị tăng thấp chứ không phải do xuất khẩu đã tăngbền vững
Hiệu quả đầu tư
Trong giai đoạn 2006 đến nay, nhìn chung hiệu quả đầu tư của nền kinh
tế có xu hướng giảm, thể hiện qua: (i) hệ số ICOR liên tục tăng (ngoại trừnăm 2011); (ii) chi phí trung gian tăng nhanh; (iii) đóng góp của nhân tố laođộng và TFP vào tăng trưởng kinh tế đạt mức thấp Cụ thể:
-Trong giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ tổng vốn đầu tư toàn xã hội/GDP luôn
ở mức cao, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thực chỉ đạt trung bình khoảng 7%/năm đã khiến cho hệ số ICOR trung bình giai đoạn tăng cao, lên mức 7,17 (cao hơn khá nhiều so với ICOR của giai đoạn 2000-2005 và ICOR của các nước đang phát triển khác)
Đặc biệt vào năm 2009, chỉ số này đã lên tới mức 13,51, báo động vềhiệu quả đầu tư bị sụt giảm một cách nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ lụy tiêucực đối với nền kinh tế
Trang 18Tốc độ tăng GDP thực tế và hệ số ICOR giai đoạn
2006-2010 Đơn vị: %, lần
Tốc độ tăng GDP thực tế ICOR
Nguồn: GSO, UBGSTCQG
- Trong giai đoạn 2006-2010, trong khi tổng giá trị sản xuất tăng trung
bình khoảng 11%/năm thì tốc độ tăng giá trị gia tăng chỉ vào khoảng 6%
Điều này cho thấy chi phí trung gian đang tăng lên nhanh chóng và hiệu quả
sản xuất, kinh doanh đang giảm sút
Theo mô hình Solow, các quốc gia với xuất phát điểm thấp như Việt
Nam sẽ có cơ hội tăng trưởng nhanh, tính theo thu nhập trên đầu người, nhờ
đầu tư vốn là chủ yếu Nhưng sau đó, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại do tác
động giảm dần của đồng vốn đầu tư
Do đó, để có thể duy trì được mức tăng trưởng bền vững trong dài hạn, tính
hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn và lao động trong nền kinh tế mới là yếu
tố quyết định
Đối với Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trước năm 2008 đã
chuyển sang mức thấp hơn nhiều trong những năm gần đây Điều này có thể
giải thích một phần với mô hình Solow Đó là tăng trưởng dựa vào vốn đầu
tư là chủ yếu và tốc độ đang giảm dần, nhưng điều đáng ngại là cùng với đó,
sự thiếu hiệu quả của nền kinh tế cũng góp phần hạn chế khả năng tăng
trưởng trong tương lai nếu không có biện pháp cải thiện quyết liệt
Từ năm 2000 trở lại đây, tỉ lệ đầu tư vốn toàn xã hội/GDP của Việt Nam
luôn cao, trung bình hơn 30%; có năm lên tới 43% như năm 2007 Thế
nhưng, hệ số ICOR đang có xu hướng tăng lên trong 3 năm gần đây (ICOR là
hệ số đo lường chất lượng của đồng vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế
Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao)
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng của đồng vốn là tính nhất
thời, ngắn hạn trong chính sách sử dụng Số tiền các doanh nghiệp rót vào
nghiên cứu và phát triển nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi
vẫn chưa đáng kể, trái ngược với số tiền đầu tư vào các lĩnh vực ngắn hạn
như chứng khoán Đây là nguy cơ lớn trong dài hạn của các doanh nghiệp
2012 2011
2010 2009
2008 2007
5.73 8
6.29 5.1
6.78 5.32
31 8.46
8.23
Trang 192.2.2 Dân số
Năm Tỷ lệ gia tăng
dân số Tỷ lệ gia tăng GDP Tỷ lệ gia GDP/người
1990-1999
2000-2009
Tốc độ tăng thu nhập bình
quân đầu người (giá 2005) 2,54 3,33 6,24 6,23
Tốc độ tăng tỷ lệ dân số
trong độ tuổi lao động 0,40 0,67 0,94 1,22
Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK
Trang 20Số liệu thống kê cho thấy tốc độ tăng của tỷ lệ dân số trong tuổi lao động
đã tăng từ 0,40% giai đoạn 1970-1979 lên 1,22% giai đoạn 2000-2009 Tốc
độ tăng thu nhập bình quân đầu người (tính theo giá năm 2005) cũng tăng từ2,54% giai đoạn 19701979 lên 6,23% giai đoạn 2000-2009
Trong giai đoạn 2000-2009, tỷ lệ dân số trong tuổi lao động tăng 0.28%tuy nhiên tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người giảm 0.01%, lực lượnglao động tăng thêm này không có đóng góp cho tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2000 – 2012, lực lượng lao động của nước ta đã tăng từ 39,3triệu người lên 50,5 triệu người, tốc độ tăng bình quân là 2,6%/năm, bằng 2lần tốc độ tăng dân số] Nhưng chất lượng lao động cũng không mấy cảithiện Năng suất của lao động Việt Nam hiện ở mức đáy trong khu vực TheoTiến sĩ Hồ Đức Hùng, Đại học Kinh tế TP.HCM, năng suất của Việt Namđang thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan đến 30 lần Nângcao chất lượng lao động không phải là chuyện đơn giản Một phân tích củahãng tư vấn McKinsey (Mỹ) cho thấy để đạt được mục tiêu tăng trưởng 7-8%cho đến năm 2020, đòi hỏi năng suất lao động của Việt Nam phải tăng từ4,1%/năm lên 6,4%/năm Nếu không thực hiện được, tăng trưởng kinh tế sẽchỉ có thể vào khoảng 4,5-5% mà thôi
2.2.3 Tiến bộ công nghệ
Khoa học công nghệ là một trong các nguồn lực quyết định sự phát triểnkinh tế xã hội của mỗi quốc gia Xã hội càng phát triển càng chứng minh mộtđiều rằng: Khoa học và công nghệ có vai trò ngày càng sâu sắc, tác động lớnđến nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia Những năm gần đây, thànhquả của khoa học và công nghê, đặc biệt là sự đổi mới công nghệ đã đem đếncho kinh tế, xã hội Việt Nam một diện mạo mới
Tăng khoảng 5 lần thu nhập bình quân đầu người
Theo phân tích gần đây của Ngân hàng thế giới ở 38 quốc gia và khu vực, tiến bộ công nghệ đóng góp 50% vào tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển, hơn 30% ở các nước đang phát triển Tại Hàn Quốc, đột phá trong khoa học công nghê giúp kinh tế - xã hội nước này tăng trưởng mạnh, mức thu nhập bìnhquân đầu người tăng cao từ
1.040 USD (1977) lên 3.360 USD sau 10 năm Đầu tư cho khoa học côngnghệ của nước này tăng nhanh từ 378 triệu USD lên 5 tỷ USD, tăng 13 lần.Với Trung Quốc, đầu tư cho khoa học và công nghệ tăng mạnh từ 0,6% GDP(2001) lên 1,43% GDP (2007) đã tạo đòn bẩy đưa GDP bình quân đầu ngườităng từ 1.047 USD lên 2.604 USD
Trang 21Theo tài liệu của TS Cù Chí Lợi, Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Khoahọc - Xã hội Việt Nam): Ở nước ta, trong thời kỳ 1998-2002, tỷ trọng đónggóp của yếu tố khoa học công nghệ vào tăng trưởng GDP chiếm gần 23%,kéo mức thu nhập bình quân đầu người từ vài trăm USD đạt ngưỡng 1.000USD Trong khi dân số không ngừng tăng (từ hơn 50 triệu người năm 1979lên hơn 85 triệu người năm 2009), diện tích đất canh tác bị thu hẹp nhưngnhờ áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, ngành nông nghiệp vẫnđóng góp hơn 65% vào tăng trưởng kinh tế nước nhà
Đưa kim ngạch xuất khẩu tăng hàng chục lần
Nhiều năm gần đây, những mặt hàng như: lúa gạo, thủy sản, hạt tiêu, càphê, cao su luôn đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho Việt Nam Có kếtquả này là nhờ những đóng góp quan trọng của hoạt động khoa học côngnghệ Hàng nghìn giống, quy trình sản xuất mới từ phòng thí nghiệm đã đếnvới người dân, được ứng dụng rộng rãi, đã và đang trở thành đòn bẩy thúcđẩy phát triển kinh tế - xã hội
Trong nông nghiệp, khoa học công nghệ đóng vai trò lớn trong lai tạo,nhân giống cây trồng mới, tăng năng suất thay thế giống nhập ngoại Nhiềucông nghệ mới được ứng dụng làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp,nông thôn, tăng giá trị sản xuất, đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩuhàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao su Đến nay, hơn 170giống lúa được công nhận, trong đó có nhiều giống lúa lai tốt như VL20,TH3-3, TH304, HY83, HYT92, HYT100 90% diện tích đất được trồng bằngcác giống lúa cải tiến Năng suất lúa bình quân năm 2007 đạt 49,5 tạ/ha, gấp2,4 lần năm 1980 và Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực triền miên đã trởthành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới
Trong thủy sản, các kết quả nghiên cứu về sản xuất giống, nuôi trồng vàchế biến thủy sản đã đạt trình độ tương đương của thế giới và khu vực; nângkim ngạch xuất khẩu lên 4,4 tỷ USD (2008), gấp 22 lần năm 1990 Các mặthàng thủy sản chế biến xuất khẩu của Việt Nam bảo đảm yêu cầu về chấtlượng thị trường Nhật Bản, EU và Mỹ
Trong công nghiệp, khoa học công nghệ giúp cải tiến, đổi mới công nghệcủa các ngành, lĩnh vực và đang chứng tỏ hiệu quả trong thời gian qua ViệtNam đã sản xuất được nhiều thiết bị cơ khí chính xác, siêu trường, siêu trọng;làm chủ công nghệ đóng tàu trọng tải lớn… Từ kết quả nghiên cứu của một
số chương trình khoa học công nghệ trọng điểm, Việt Nam đã thiết kế, chếtạo thành công máy biến áp 220 kV - 250 MVA với giá thành thấp hơn giánhập khẩu (khoảng 2 triệu USD so với giá nhập khẩu 2,4 triệu USD)
Dù còn nhiều khó khăn nhưng không thể phủ nhận một thực tế rằng,khoa học công nghệ đã và đang đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế
xã hội, xứng đáng là nền tảng cho CNH -HĐH Đóng góp của khoa học và
Trang 22công nghệ đã kéo thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam từ vài trămUSD đến ngưỡng 1.000USD
Các nước thành công phải cung cấp được cơ sở hạ tầng cần thiết cho nềnkinh tế và cho xã hội để duy trì tăng trưởng Kinh nghiệm phát triển cho thấyđầu tư khoảng 7% GDP vào cơ sở hạ tầng là qui mô vừa đúng để duy trì tăngtrưởng cao và bền vững Đài Loan và Hàn Quốc từng đầu tư rất mạnh vào cơ
sở hạ tầng trong thời kỳ công nghiệp hóa nhanh chóng (Đài Loan là 9,5%GDP trong giai đoạn 1970-90 và Hàn Quốc là 8,7% trong giai đoạn 1960-1990) Trung Quốc bình quân đầu tư 8% GDP vào cơ sở hạ tầng giai đoạn2003-2004 Cả ba nước đều xây dựng được những hệ thống cơ sở hạ tầng tiệních hiện đại
Cơ sở hạ tầng cũng là một thành phần quan trọng trong chiến lược phát triển
của Việt Nam Trong 20 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã duy trì mức đầu tư hạ tầngkhoảng 10% GDP Mức đầu tư cao ngoạn mục này đã nhanh chóng mở rộngnguồn cung cơ sở hạ tầng và cải thiện khả năng tiếp cận sử dụng Từ năm
2000 - 2005, tổng chiều dài đường bê tông đã tăng gấp ba lần từ 30.000 kmđến gần 90.000 km, đưa đến những cải thiện rất lớn cho giao thông nôngthôn Tỉ lệ hộ gia đình nông thôn kết nối mạng lưới điện cũng tăng từ 73%lên 89% trong giai đoạn 2000-2005 Thành công trong phát triển cơ sở hạtầng nông thôn quy mô nhỏ là nét chính trong những thành tựu xóa nghèo vàphát triển mang tính bao phủ của Việt Nam, điều mà cộng đồng tài trợ quốc
tế thường xuyên khen ngợi
Hình1.Đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam
Trang 23Nguồn:TổngcụcThốngkê ViệtNam
Sau hơn 20 năm kể từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới, Việt Nam đangbước vào giai đoạn phát triển đòi hỏi phải đầu tư chiến lược vào cơ sở hạtầng giao thông đại trà như xa lộ, đường sắt, cảng biển, và sân bay, và đầu tưvào hỗn hợp năng lượng hiệu quả như các nhà máy thủy điện, chạy than vàkhí đốt
Trong thập niên vừa qua tổng đầu tư hạ tầng ở Việt Nam đã chiếm bìnhquân hơn 10% GDP, vượt qua khỏi các nền kinh tế Đông Á vốn nổi tiếng vềmức đầu tư cơ sở hạ tầng cao Kết quả từ tỉ lệ đầu tư cao của Việt Nam đãnhanh chóng mở rộng khối lượng cơ sở hạ tầng và cải thiện tiếp cận, gópphần vào sự thành công về tăng trưởng và phát triển của đất nước Mặt dù cónhững thành tựu này, những trở ngại về cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn chưađược giải quyết một cách hiệu quả Thực tế, chính những tắc nghẽn về cơ sở
hạ tầng thay vì những chính sách phức tạp và khó tiên liệu của nhà nước,hiện được xem là vấn đề lớn nhất cản trở môi trường kinh doanh của đấtnước, như nhiều khảo sát quốc tế đã nhận định Theo đó, Việt Nam đối mặtvới thách thức bảo vệ cơ sở hạ tầng trước thiên tai và việc thải khí gây hiệuứng nhà kính Đối với Việt Nam, vượt qua nhiều rào cản cơ sở hạ tầng này cótầm quan trọng rất lớn để tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tương tự thành tựu
đã đạt được trong hai thập niên vừa qua, và theo hướng bền vững, hiện thựchóa những mục tiêu phát triển tham vọng đã đề ra cho những thập niên sắptới
Tuy nhiên, hiệu quả và trình độ chuyển giao công nghệ không cao do bịhạn chế nhiều mặt về lựa chọn công nghệ tối ưu, tỷ lệ chuyển giao phần mềm
Trang 24thấp, hiệu suất sử dụng chỉ đạt tối đa là 70% - 80% công suất thiết kế Dothiếu vốn đầu tư mà trong một số trường hợp doanh nghiệp buộc phải nhậpthiết bị đã qua sử dụng, dẫn đến làm chậm tiến tốc độ đổi mới công nghệ,còn gây lãng phí
Chỉ riêng qua khảo sát đối với các ngành công nghiệp nhẹ, chúng ta thấytrong số hơn 700 thiết bị, 3 dây chuyền nhập tại 42 nhà máy có 76% số máymới nhập thuộc thế hệ máy sản xuất từ những năm 1950 – 1960, 70% sốmáy nhập khẩu đã hết khấu hao, 50% số máy móc thiết bị là đồ cũ tân tranglại
Do sử dụng nhiều máy móc, thiết bị và công nghệ quá lạc hậu, ước tính ởViệt Nam hiện nay có khoảng 300-400 thương tật dẫn đến chết người và hơn20.000 tai nạn nghề nghiệp xảy ra hàng năm
2.2.4.Các yếu tố khác ngoài mô hình:
Vị trí địa lý
Với hình thể đất nước hẹp chiều ngang, trải dài theo hướng á kinh tuyến,toàn bộ lãnh thổ đất liền của nước ta có thể ví như” vùng duyên hải” và tạo ramột lợi thế ”mặt tiền” hướng biển - thuận lợi cho giao thương và hội nhậpkinh tế quốc tế
Theo ước tính, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nambình quân đạt khoảng 47- 48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế
“thuần biển” đạt khoảng 2022% tổng GDP cả nước Trong các ngành kinh tếbiển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủyếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển),
du lịch biển Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển nhưđóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy hải sản, thông tinliên lạc, bước đầu phát triển, nhưng hiện tại quy mô còn rất nhỏ bé (chỉchiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước), song trong tươnglai sẽ có mức gia tăng nhanh hơn Trong đó:
Dầu khí : Từ bước đi chập chững của một ngành công nghiệp dầu khí
non trẻ, sau nửa thế kỷ xây dựng đội ngũ và phát triển vượt bậc, Tập đoànDầu khí Quốc gia Việt Nam ngày nay đã có thể tự hào về những thành quảđạt được Liên tục từ năm 1991 đến nay, Tập đoàn đã đóng góp vào tăngtrưởng GDP với tỉ trọng trên 20%, chiếm trên 30% tổng thu ngân sách Nhànước; khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước
Trang 25Thủy sản: Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian
qua nhà nước đã chú trọng đầu tư phát triển khá toàn diện cả về khai thác và
nuôi trồng, tốc độ tăng trưởng 2006 – 2010 bình quân tương đối cao
Khai thác thủy sản được đầu tư theo hướng khai thác xa bờ, năm 2008
được Chính phủ hỗ trợ dầu cho khai thác, nên số lượng phương tiện khai thác
tăng nhanh Trong đó, những sản phẩm có giá trị cao như tôm, mực đạt tỷ lệ
khá cao
Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của nhiều tỉnh, có nhiều tiềm năng phát
triển làm cho kinh tế chuyển dịch nhanh và có hiệu quả Giai đoạn 2006 –
2010 nuôi trồng thuỷ sản cũng đã đóng góp một phần vào mức tăng trưởng
chung của nền kinh tế
Bảng thống kê giá trị sản phẩm thu được trên 1 hécta mặt nước nuôi
trồng thủy sản trong giai đoạn 2004-2010
Nguồn: theo số liệu lấy từ Tổng cục thống kê
Gần đây, kinh tế trên một số đảo đã có bước phát triển nhờ chính sách di
dân và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên các đảo (hệ thống giao thông,
mạng lưới điện, cung cấp nước ngọt, trường học, bệnh xá ) Tuy vậy, có thể
nhận định một cách khái quát rằng, sự phát triển của kinh tế biển còn quá nhỏ
bé và nhiều yếu kém Quy mô kinh tế biển Việt Nam chỉ đạt khoảng hơn 10
tỷ USD; trong khi sản lượng kinh tế biển của thế giới ước 1.300 tỷ USD,
Nhật Bản là 468 tỷ USD, Hàn Quốc là 33 tỷ USD Cơ sở hạ tầng các vùng
biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém, lạc hậu Hệ thống cảng biển nhỏ bé,
manh mún, thiết bị nhìn chung còn lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả
thấp Các chỉ tiêu hàng thông qua cảng trên đầu người rất thấp so với các
Trang 26nước trong khu vực (chỉ bằng 1/140 của Xingapo, 1/7 của Malaixia và 1/5của Thái Lan)
Vì vậy chiến lược biển Việt Nam trong những năm tới đã xác định rõnăm ngành và lĩnh vực đột phá: khai thác, chế biến dầu, khí; kinh tế hàng hải;khai thác và chế biến thuỷ, hải sản; du lịch biển và kinh tế hải đảo; các khukinh tế (KKT), khu công nghiệp, khu chế xuất ven biển gắn với các khu đôthị dọc dải ven biển Nước ta đang xây dựng 14 KKT ven biển, trong đó có 9KKT đã cơ bản hoàn thành các công tác quy hoạch chung, quy hoạch chi tiếtcác phân khu chức năng và đang tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹthuật - xã hội, xây dựng các khu tái định cư Các KKT khác hiện đang tronggiai đoạn xây dựng quy hoạch, chuẩn bị và hoàn thiện bộ máy và nhân sự,chuẩn bị các điều kiện tiền đề cho việc lập dự án và huy động vốn đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng, triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng các khuchức năng
Y tế-Giáo dục:
Trong giai đoạn 2001-2005, các chỉ tiêu về y tế giáo dục của nước ta đã
có chuyển biến tích cực đáng kể, tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học trong
độ tuổi đạt 80% và tỷ lệ học sinh phổ thông trung học đi học trong độ tuổi đạt45% vào năm 2005, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005
Trong năm 2005, đã tuyển mới 230 nghìn học sinh học nghề dài hạn,tăng 13,9% so với năm 2004 và 977 nghìn học sinh học nghề ngắn hạn, tăng2,9% Vấn đề y tế từ giai đoạn này cũng bắt đầu được chú trọng một cáchđúng mức để đảm bảo sức khỏe cho người dân nói chung và người lao độngnói riêng Đáp ứng 40% nhu cầu thuốc chữa bệnh sản xuất trong nước Giảm
tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 22-25% vào năm 2005 Điều này đãtác động 1 cách tích cực đến nền kinh tế nước ta, từ năm 2000 đến nay, nềnkinh tế Việt Nam đã lấy lại được đà tăng trưởng với tốc độ tăng năm sau luônluôn cao hơn năm trước (Năm 2000 tăng 6,79%; năm 2001 tăng 6,89%; năm
2002 tăng 7,08%; năm 2003 tăng 7,34%; năm 2004 tăng 7,79% và năm 2005ước tính tăng 8,43%) Bước qua năm 2006,vẫn duy trì được ở tốc độ tăngtrưởng khá cao Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế do chính phủ đặt ra đều đạt được
và vượt kế hoạch Tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tăng gần khoảng8,23%, và năm 2007 ước tính tăng 8,48%
Năm 2011 ,Công tác đào tạo nghề cũng được các cấp, các ngành và địaphương tiếp tục quan tâm đầu tư Tính đến cuối năm 2011, cả nước có 128trường cao đẳng nghề, tăng 8,5% so với năm 2010; 308 trường trung cấpnghề, tăng 8,1%; 908 trung tâm dạy nghề, tăng 12,1% và trên 1 nghìn cơ sở
có các lớp dạy nghề Số học sinh học nghề được tuyển mới trong năm nay là
1860 nghìn lượt người, tăng 6,4% so với năm trước, bao gồm: Cao đẳng nghề
và trung cấp nghề là 420 nghìn lượt người; sơ cấp nghề 1440 nghìn lượt
Trang 27người.14 triệu người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 2,5 triệu học sinhnghèo được miễn, giảm học phí năm học 2010-2011
Với sự ổn định của y tế- giáo dục, (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89%
so với năm 2010, tuy thấp nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khókhăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ môthì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý
Tài nguyên Việt Nam
Việt Nam được ưu đãi với những trữ lượng kim loại và khoáng chất lớn,trong đó có quặng bô-xít, đất hiếm, vonfram, titan, phốt-phát, than đá và sắt.Tuy nhiên, ngoại trừ than đá, phần lớn các dự án khai thác hiện tại trongnước có quy mô nhỏ, đây là cơ hộitiềm năng để phát triển quy mô lớn hơn
Tuy ngành công nghiệp khai thác mỏ của Việt Nam đã phát triển với tốc
độ nhanh (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm CAGR trong giai đoạn
2000-2009 là 14,1% tính trên đóng góp của ngành công nghiệp khai thác mỏ vàoGDP thực), nhưng ngành này (trừ dầu khí) chỉ cấu thành khoảng 2,2% GDP
Trang 28của Việt Nam (dữ liệu năm 2009), cho dù có cả sự đóng góp của ngành than
đá, thể hiện tiềm năng đáng kể cho sự tăng trưởng
Hơn nữa, quyền sở hữu đối với các mỏ kim loại và khoáng chất, đặc biệt
là ngành kim loại hiếm, hiện còn rất manh mún Điều này tạo ra cơ hội đểchúng tôi có thể hợp nhất ngành và giảm thiểu rủi ro bằng cách tạo ra hiệuquả thông qua quy mô
Nhận xét chung: theo mô hình tăng trưởng kinh tế của Solow thì Có lẽ Việt Nam sẽ khó có thể quay lại thời kỳ tăng trưởng nhanh Vòng kim cô của đầu tư vốn và sử dụng lao động giá rẻ nhưng năng suất không cao sẽ tiếp tục giới hạn tiềm năng phát triển, trong khi sự yếu kém của công nghệ, kỹ năng và tính sáng tạo vẫn là thách thức không dễ khắc phục trong ngắn hạn
2.3.Phân tích tương quan nền kinh tế Việt Nam và các nước Đông Nam
Á
Trước tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam và các nướcĐông Nam Á đều chịu những ảnh hưởng không nhỏ Nhưng cũng trong bốicảnh quốc tế không thuận lợi như vậy, các nền kinh tế trong khu vực ĐôngNam Á vẫn đang có những bước cải thiện và phát triển mạnh mẽ, đối lập cơbản với tình trạng u ám hiện nay của nền kinh tế Việt Nam
Trên thị trường chứng khoán
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hồi năm 2008 tác động khá giốngnhau đến cả 4 nước (Philippines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam) Cả bốnchỉ số chứng khoán đều giảm điểm mạnh mẽ, tuy với cung bậc khác nhau.Trong khi VN-INDEX của Việt Nam giảm tới khoảng 75% so với mốc thamchiếu đầu năm 2008, thì PSEI và JCI của Philippinesvà Indonesia mấtkhoảng 50% trong khi KLCI của Malaysia chỉ mất chưa đến40%
Tuy nhiên, từ đầu năm 2009 đến nay thì cả 3 nước Philippines, Malaysia,
và Indonesia đều có sự bứt phá khá mạnh trên thị trường chứng khoán Thịtrường chứng khoán ở các nước này dần ổn định vào đầu năm 2010(Indonesia và Malaysia) hoặc cuối 2010 (Philippines), sau đó tăng mạnhtrong các năm 2011 và phần đã qua của 2012.Tính đến nay, chỉ số JCI củaIndonesia đã tăng khoảng 70% so với mốc tham chiếu năm 2008 Chỉ sốKLCI và PSEI có mức tăng khiêm tốn hơn nhưng cũng đạt xấp xỉ 50%(KLCI) và 25% (PSEI)
Ngay cả đất nước có nhiều biến động chính trị sâu sắc trong nhiều nămqua như Thái Lan cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cực kỳ ngoạn mục trênthị trường chứng khoán Cùng lâm vào khủng hoảng năm 2008 với chỉ sốSET mất khoảng 50% số điểm vào thời kỳ u tối nhất đầu năm 2009, thị
Trang 29trường chứng khoán Thái Lan nay đã khôi phục với chỉ số SET tăng trên 50%
so với mốc tham chiếu năm 2008
Ngược lại với tình hình tăng trưởng của 4 nước (Philippines, Malaysia,
Indonesia, Thái Lan) thì thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang tiếp
tục vật lộn với cơn ác mộng kéo dài hơn 5 năm qua So với thời điểm đen
tối nhất hồi đầu năm 2009, VNINDEX chỉ tăng được vài chục phần trăm và
so với mốc tham chiếu hồi đầu năm 2008, chỉ số VNINDEX vẫn mất khoảng
60% số điểm.Theo The Telegraph, Vn-Index phục hồi mạnh do đây là một
trong những chỉ số giảm mạnh nhất châu Á năm 2011 trước lo lắng rằng
chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm hạ thấp lạm phát hai con số sẽ tác động xấu
đến tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp Tuy nhiên, hiện lạm phát
tại Việt Nam đang giảm và thị trường đang cải thiện
Về mặt tốc độ tăng trưởng GDP, trong 5 năm qua thì Indonesia được cho
là có tốc độ tăng trưởng ổn định nhất trong nhóm 5 nước (Philippines,
Malaysia, Indonesia, Thai Lan và Việt Nam) Tốc độ tăng trưởng của
Indonesia trong 3 năm gần đây ở mức
6.2% (năm 2010), 6.5% (năm 2011), và 6.1% (2012) Trước đó, vào năm 2009
thì tốc độ tăng trưởng GDP của Indonesia chỉ giảm xuống còn 4.6% trong khi
nền kinh tế thế giới đang trong đà khủng hoảng mạnh
Có 3 nguyên nhân chính giải thích cho việc Indonesia phát triển
nhanh trong những năm gần đây
+ Thứ nhất, dân số rất đông và tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh
Indonesia hiện có 250 triệu dân, đông dân nhất trong 10 nước ASEAN Hơn
1/4 trong số đó có thu nhập hơn 330 USD/tháng, kém hơn Trung Quốc và
Thái Lan, nhưng cao hơn nhiều so với Ấn Độ và Việt Nam Đó là một nguồn
nhân công, và đặc biệt là một thị trường tiêu thụ lớn.Thêm vào đó, cơ sở hạ
Trang 30tầng Indonesia còn phải xây dựng thêm nhiều Indonesia cần kích thích sảnxuất nội địa, hạn chế xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài
+ Thứ hai là nền dân chủ phát triển ổn định Kể từ sự ra đi của nhà độctài Suharto sau cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 1998, đất nước này đãthật sự xác lập được dân chủ Sự việc đó làm an tâm các nhà đầu tư quốc tế
+ Thứ ba, Indonesia đã biết tận dụng sự năng động của nền kinh tế khuvực Đông Á, khu vực năng động nhất thế giới Indonesia nằm trên tuyếnđường thương mại hàng hải giữa Ấn Độ và khu vực Viễn Đông, tạo điều kiệncho nước này thu hút các nhà kinh doanh trên toàn thế giới Bên cạnh đó,nhiều tập đoàn lớn tại Indonesia là của những người Indonesia gốc Hoa, vìvậy những người này có rất nhiều mối liên hệ với hai khu vực năng động làHồng Kông và Singapore
Ngoài ra với nỗ lực duy trì lãi suất ở mức 5.75% trong 5 tháng lien tiếp(2/2012 – 7/2012), chính phủ Indonesia đạt mục tiêu tăng đầu tư trong nướcnhằm bù đắp lại sự suy giảm trong xuất khẩu và đầu tư tại châu Âu thì nềnkinh tế Indonesia trở thành điểm sang nhất trong bức tranh ASEAN
Mục tiêu hàng đầu trong chính sách kinh tế của chính phủ Thái là "tăngtrưởng cho mọi người" Bất chấp những xung đột chính trị nội bộ, nền kinh tếThái Lan phát triển hết sức sôi động năm và 2010 GDP của Thái Lan đạt7,8% Nguyên nhân chính là do xuất khẩu tăng mạnh sang các nước và khuvực nhập khẩu chủ yếu (các nước trong khối ASEAN, Nhật Bản, TrungQuốc, EU và Mỹ)
Sau trận lụt 2011, chính phủ Thái Lan quyết định gia hạn ưu đãi thuế đốivới những doanh nghiệp bị thiệt hại tới cuối năm 2012 Và điều đó như mộtliều thuốc hiệu nghiệm đã giúp doanh nghiệp hồi sinh, kéo theo cả nền kinh
tế
Bên cạnh đó các khoản chi tiêu của chính phủ đạt hiệu quả, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, và tăng cường lĩnh vực đầu tư tư nhân.Đồng Baht giữ được mục tiêu ổn định giá trị so với đồng USD, thậm chỉ 12 tháng qua dữ liệu cho thấy tỉ giá Baht/USD đã giảm
5%.Bộ trưởng tài chính nước này không giấu giếm ý định sẽ tiếp tục hạ giáđồng Baht để tạo điều kiện thuận lợi cho mũi nhọn xuất khẩu
Trang 313 Malaysia
Malaysia có tốc độ tăng trưởng GDP giảm liên tục trong 3 năm gần nhất.Nền kinh tế Malaysia tăng trưởng âm trong năm 2009 ( -1.6%) và đã đạt4.8% trong quý IV năm 2010 chủ yếu do chi tiêu khu vực công cao hơn làmgia tăng nhu cầu trong nước Kết quả tăng trưởng GDP đạt 7.2% (2010) vàgiảm xuống còn 5.1% (2011) rồi chỉ còn 4.8% (2012)
Ngân hàng Trung ương Malaysia cho biết, mặc dù phải đối mặt với khókhăn và những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng năm 2012kinh tế Malaysia đã tăng trưởng 5,6% Riêng trong quý 4/2012, kinh tế nướcnày tăng trưởng kỷ lục 6,4%
Trong một báo cáo được công bố ngày 20/2, ngân hàng này cho biết tổng
số vốn đầu tư tiếp tục tăng mạnh là nguyên nhân chính dẫn đến tăng trưởng
kỳ lục trong quý IV vừa qua Nhịp độ tăng trưởng qua các quý đã không bịảnh hưởng do việc xuất khẩu bị ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tếtoàn cầu
Khu vực tư nhân đầu tư đạt mức tăng 20,2%, do nguồn vốn đầu tư vàocác ngành sản xuất hướng tới nội địa và tiêu dùng liên quan đến khu vực dịch
vụ chuyên ngành như viễn thông, bất động sản, hàng không và các dự án sắpđược triển khai liên quan đến lĩnh vực xăng dầu, khí đốt Đầu tư công tăng11,1%, chủ yếu vào các ngành vận tải, ngành phục vụ công cộng, dầu và khíđốt và truyền thông.Trong khi đó, tiêu dùng trong khu vực tư nhân tăng 6,1%trong quý 4/2012, nhờ điều kiện thị trường lao động ổn định và một sự cảithiện trong lòng tin của người tiêu dùng Sự tăng trưởng mạnh trong nửa đầunăm 2012 là do tác động từ hàng loạt các chính sách của chính phủ đối vớingười dân được giải ngân trong giai đoạn này
Mặt khác, tiêu dùng công tăng 1,1%, có thể là do việc tăng lương mớicủa chính phủ kích thích chi tiêu, trong bối cảnh cắt giảm chi tiêu trong lĩnhvực cung cấp và dịch vụ.Tất cả khu vực kinh tế đều có tăng trưởng khá trongquý 4/2012, dẫn đầu tăng trưởng là các ngành công nghiệp chế tạo và khuvực dịch vụ, do nhu cầu nội địa và từng bước cải thiện môi trường xuấtkhẩu.Trong lúc lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng khá nhanh do tăng mạnhtrong sản lượng dầu cọ thô và các sản phẩm gia cầm, tăng trưởng trong lĩnhvực khai mỏ tăng trở lại với sự phục hồi trong các sản phẩm về khí đốt.Trong lĩnh vực xây dựng cũng ghi nhận sự tăng trưởng chắc chắn, do nhu cầu
từ khu vực xây dựng dân dụng và các khu cư dân nhỏ
Do sự đa dạng hóa và nỗ lực thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào xuấtkhẩu, nền kinh tế Malaysia có nhiều chuyển biến Theo bà, Malaysia có haiyếu tố ấn tượng:
+ Thứ nhất, đó là sự kết hợp của các mục tiêu ngắn hạn và tầm nhìn dàihạn về việc xác định các lĩnh vực sẽ chèo lái nền kinh tế phát triển
Trang 32+ Thứ hai là nền kinh tế của đất nước gồm nhiều thành phần của một nền
kinh tế thực, cho dù đó là khu vực công hay tư nhân, hay lĩnh vực tài chính
4 Philippines
Philippines chứng kiến sự thăng giáng đáng kể trong mấy năm vừa qua.Tốc độ tăng GDP của nước này đã lên tới mức 7.6% năm 2010, nhưng lại tụtxuống 3.2% vào năm 2011 và y đã tăng lên 6% trong quý 1 và 2/2012 Đếnquý 3/2012, Philippines đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,1%, cao nhất kể
từ năm 2010
Để vực dậy nền kinh tế, Chính phủ Philippines đã tiến hành các biệnpháp cải cách với mục tiêu đạt được tỷ lệ tăng trưởng tương đương với cácnước công nghiệp mới ở Đông Á
Có 2 nguyên nhân chính lý giải cho việc tăng trưởng mạnh củaPhilippines đó là chính sách tiền tệ hợp lý và sự ổn định trong kinh tế vĩ mô,thể chế chính trị
+ Việc áp dụng cơ chế lãi suất thấp và các dòng kiều hối chảy mạnh từnước ngoài về đã giúp Philippines chống chọi được với “các làn gió ngược”
là sự phục hồi không chắc chắn của nền kinh tế Mỹ, sự suy giảm tăng trưởngcủa nền kinh tế Trung Quốc và tình trạng yếu kém đang lan rộng trong khuvực Châu Âu
+ Với những nỗ lực không mệt mỏi của chính quyền Aquin (đặc biệttrong cuộc chiến chống tham nhũng), nền kinh tế Philippines đã đạt được tốc
độ tăng trưởng thần kỳ như đã nêu ở trên Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranhcủa nền kinh tế này cũng tăng lên đáng kể
Như thế, xét về bức tranh tăng trưởng GDP, có vẻ như mảng sáng nhất củabức tranh Đông Nam Á nằm ở Indonesia, trong khi các nước còn lại đềuchung nhau ở một điểm là sự thăng giáng rất bất thường Philippines và TháiLan có được một chút khích lệ khi tốc độ tăng trưởng trở nên khả quan hơntrong năm nay so với năm ngoái
+ Với Việt Nam, tốc độ tăng GDP trượt dốc từ mốc 6.8% năm 2010 xuống
còn 5.9% năm 2011 và 2012 còn 5.03% (theo Ngân hàng Thế giới)
Trang 33chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tính hiệu quả của kinh tế thấp, đồng thời,sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu
Để minh chứng cho sự chưa bền vững của chất lượng tăng trưởng kinh
tế, các chuyên gia cho rằng, hiện nay ở Việt Nam, các vấn đề về xã hội nhưlao động – việc làm, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội… đều đang lànhững vấn đề bức xúc, còn môi trường đang ở mức báo động Tuy nhiên vấn
đề mấu chốt tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu là năng suất lao động,hiệu quả sử dụng vốn vật chất và năng lượng thấp Với mức tăng 5,13% tronggiai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam được cho
là thấp so với các nước trong khu vực khi Trung Quốc gấp trên 2 lần so vớiViệt Nam; Thái Lan gấp 4,5 lần; Malaysia gấp 12 lần và Hàn Quốc gấp 23,5lần
Về hiệu quả sử dụng vốn, GS.TS Nguyễn Văn Nam – Hiệu trưởngTrường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định: “Trong suốt thời gian vừa qua,
mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mới chỉ tập trung vào chiều rộng,tăng trưởng nhờ tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và sức lao động chứchưa tập trung vào tăng trưởng chiều sâu”
Theo tính toán, tỷ trọng đầu tư toàn xã hội đã tăng liên tục trong vònghơn một thập kỷ qua từ mức 28,4% của GDP năm 1996 đến mức cao kỷ lục
là 43,1% năm 2007 và 42,2% năm 2008 Nếu năm 1997, chỉ với mức đầu tưchiếm 28,7% GDP Việt Nam đạt được mức tăng trưởng 8,2% thì năm 2008chúng ta đạt tốc độ tăng trưởng tương tự 8,5% nhưng với lượng vốn đầu tưtới 43,1% GDP
Đồng thời, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp và hầu như khôngđược cải thiện từ năm 2001 đến nay.Năm 2009, Việt Nam bị tụt 5 hạng sovới năm 2008, trong khi các nước trong khu vực lại cải thiện được vị thếcạnh tranh của mình trong bảng xếp hạng Bên cạnh đó, cấu trúc đầu vào củatăng trưởng, những bất ổn về môi trường và hệ số co giãn giảm nghèo đanggiảm dần và bất bình đẳng đều có xu hướng tăng mạnh… cũng là nhữngnguyên nhân tác động không nhỏ tới chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế
=> Đối lập trong tăng trưởng tín dụng
Câu chuyện khủng hoảng ở Việt Nam được nhiều người lý giải từ nguồn gốc tăng trưởng tín dụng vô tội vạ trong nhiều năm So sánh với 04 nền kinh tếkhác trong khu vực Đông Nam Á, có thể thấy rõ sự tương phản rất lớn giữa Việt Nam và các nước này Ba nước có tăng trưởng tín dụng rất khiêm tốn là Malaysia, Philippines và Thái Lan Với Thái Lan, tăng trưởng tín dụng năm
2009 chỉ có 3.1%, tăng lên 12.6% năm 2010 và 16.2% năm 2011 Philippines cũng có tốc độ tăng trưởng tín dụng một con số trong 2 năm 2009 và 2010, chỉ tăng lên thành 14.7% vào năm 2011 Malaysia có tốc độ tăng trưởng một con
số vào năm 2009 và chỉ nhỉnh trên 10% vào các năm 2010 và 2011
Trang 34Domestic credit growth
Indonesia là nước có tốc độ tăng trưởng tín dụng mạnh hơn nhiều so với
3 nước trên Tăng trưởng tín dụng năm 2008 ở nước này lên tới 33%, còn cao
hơn cả tốc độ tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam trong cùng năm Tuy nhiên,
tốc độ này đã hạ nhiệt rất nhanh vào năm 2009 và 2010, xuống còn 16.1% và
17.5% Tăng trưởng tín dụng ở nước này quay trở lại ở mức gần 25% vào
năm 2011 Trong nửa đầu năm 2012, tăng trưởng tín dụng cũng đạt 25.8% ở
Indonesia so với cùng kỳ năm ngoái Điều này dẫn tới chuyện Ngân hàng
Trung ương của nước này đang bàn đến các giải pháp để hãm đà tăng này lại
Trong khi đó, ở Việt Nam, suốt từ năm 2001 đến hết 2010, tăng trưởng
tín dụng của Việt Nam đều trên mức 20% Đặc biệt năm 2007, con số này lên
tới 51% vào năm
2007, giảm xuống còn 25.4% năm 2008, nhưng sau đó lại vọt lên xấp xỉ 40%
vào năm 2009 và trên 30% vào năm 2010 Trong suốt giai đoạn này, mặc dù
chính phủ luôn đề ra các mục tiêu về tăng trưởng tín dụng, nhưng tăng trưởng
thực tế về tín dụng nội địa luôn vượt ngưỡng cho phép
=> Lạm phát và lãi suất
Trong khi Philipines, Malaysia, Indonesia và Thái Lan đều có tốc độ tăng
của chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp (dưới 6.5%) trong suốt nhiều năm qua,
thì Việt Nam có tốc độ tăng CPI có thể nói là ngoạn mục
CPI growth rate
Trang 35Tốc độ tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Malaysia trong 4 năm
qua đều ở mức rất thấp Năm 2009 chỉ có 0.6%, năm cao nhất là 2011 cũng
chỉ có 3.2% và năm nay Ngân hàng Thế giới dự kiến tăng CPI của nước này
cũng chỉ 2.8% Thái Lan thậm chí còn có giảm phát vào năm 2009 với chỉ số
giá tiêu dùng giảm 0.8%, sau đó tăng lên trên 3% vào năm 2010 và 2011
Năm nay tăng CPI ở Thái Lan cũng chỉ có 3.5% Philippines có tốc độ trượt
giá cao hơn đôi chút so với Malaysia và Thái Lan, với chỉ số CPI tăng xấp xỉ
4% trong suốt 4 năm vừa qua
Indonesia là trường hợp cá biệt hơn đôi chút với CPI năm 2008 chút xíu
nữa thì xuyên thủng mốc một con số Tuy nhiên, lạm phát ở Indonesia đã hạ
nhiệt từ năm 2009, và tốc độ tăng CPI chỉ còn ở mức xấp xỉ 5% - 6% trong 4
năm gần đây nhất Trong khi đó lạm phát ở Việt Nam gần như chọc thủng
mốc 20%vào năm 2008 do kết quả tăng tín dụng như lên đồng hồi năm 2007
(51%) Do tăng tín dụng được siết lại vào năm 2008, chỉ còn 25.4%, lạm phát
đã hạ nhiệt vào năm 2009 với 6.5%, nhưng sau đó lại bật cao trở lại mức 2
con số vào năm 2010 và năm 2011 cũng gần như xuyên thủng mốc 20%
Trong năm nay, Ngân hàng Thế giới dự kiến CPI của Việt Nam sẽ thấp hơn
mốc 10% đôi chút
Đi kèm với lạm phát là lãi suất, chính sách lãi suất của 4 nền kinh tế khác
ở Đông Nam Á hầu như giống nhau – tức là để lãi suất huy động ngắn hạn hầu như không cao hơn bao nhiêu so với tốc độ tăng CPI Trong một số năm, lãi
suất thực ở các nước này là âm Thí dụ ở Malaysia năm 2011, ở Thái Lan năm
2010 và 2011, hay ở Philippines năm 2011
Short term interest rate (%) 2008 2009 2010 2011 2012
(E)
Trang 36Nam không quá cao (8.1% năm 2008, 10.7% năm 2009, và 14% vào hai năm
2010 và 2011) Tuy nhiên, trên thực tế, các ngân hàng ở Việt Nam đã thamgia vào một cuộc chạy đua lãi suất, với tinh thần tất cả đều vượt rào, trongsuốt nhiều năm qua Lãi suất huy động thực tế thường cao hơn mức tăng CPIkhoảng 2-3% và lãi suất cho vay luôn cao hơn lạm phát khoảng 5-6% và cábiệt có những giai đoạn lãi suất cho vay cao hơn CPI đến cả chục phần trăm
=> Cán cân thương mại và tỷ giá
Xét về cán cân thương mại, 5 nước Đông Nam Á chia thành hai nhóm rõrệt
1.Nhóm thặng dư: Malaysia, Indonesia và Thái Lan
Malaysia đứng đầu bảng thành tích thương mại quốc tế trong 05 nướcnày với mức thặng dư 41.6 tỷ USD năm 2009, và tăng đều đặn trong 2 nămtiếp theo lên tới 46.1 tỷ USD năm 2011 Indonessia và Thái Lan có mứcthặng dư thương mại khá gần nhau với khoảng hơn 20 tỷ USD mỗi năm trongsuốt giai đoạn 2009-2011
Do thặng dư thương mại lớn và cán cân vãng lai ổn định, cả 3 nướcMalaysia, Indonesia, và Thái Lan đều đạt được mức dự trữ ngoại tệ đáng nể.Năm 2011, Thái Lan có mức dự trữ ngoại tệ lên tới 182 tỷ USD, trong khiMalaysia đạt 133 tỷ và
Indonesia đạt 110 tỷ USD
2.Nhóm thâm hụt: Philippines và Việt Nam
Cả Philippines và Việt Nam đều bị thâm hụt thương mại trong tất cả các
năm trong khoảng 5 năm trở lại đây Việt Nam có mức thâm hụt cao hơnPhilppines năm 2008 (12.8 tỷ so với 7.7 tỷ), nhưng Philippines đã vượt quaViệt Nam trở thành nước có mức thâm hụt thương mại lớn nhất trong số 05nước kể từ năm 2009
Đối với Philippines, dù phải hứng chịu cán cân thương mại liên tục thâmhụt trong nhiều năm, dự trữ ngoại tệ của nước này vẫn liên tục tăng đều đặn
Trang 37trong những năm qua nhờ thặng dư cán cân vãng lai Năm 2011 nước này đãđạt mức dự trữ 75 tỷ USD
Đối với Việt Nam có mức dự trữ ngoại tệ luôn ở mức rất thấp Năm 2008Việt Nam có khoảng 23 tỷ USD trong quỹ dự trữ và điều này được coi nhưmột kỳ tích từ thời đổi mới Kỳ tích này nhanh chóng biến mất nhường chỗcho mức dự trữ thấp lẹt đẹt ở mức trên 10 tỷ trong suốt giai đoạn 2009-2011.Trong 2012, do thâm hụt thương mại hầu như không đáng kể, Việt Nam bắtđầu có mức dự trữ ngoại tệ khả quan hơn, tuy nhiên đây vẫn là mức hết sứcmong manh
Thâm hụt thương mại cao một phần do đồng nội tệ của Việt Nam luônđược ấn định ở mức cao Việt Nam đã phá giá liên tục trong nhiều năm,nhưng theo nhiều chuyên gia, để vãn hồi cán cân thương mại thì Việt Namcần tiếp tục phải phá giá đồng nội tệ thêm nhiều nữa Điều này không có gì làđáng ngạc nhiên vì tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với đồngUSD và, mặc dù đã nhiều lần phá giá, nếu tính tỷ giá hối đoái thực tế (đã hiệuchỉnh theo lạm phát), thì đồng VND thậm chí đã lên giá chứ không phải phágiá trong khoảng 5 năm vừa qua
=> Nợ nần công và tư
Malaysia và Việt Nam đứng chung nhóm có tỷ lệ nợ công trên GDP caonhất trong số 5 nước Tỷ lệ này ở Malaysia luôn ở mức ổn định xung quanhmốc 53% trong khi con số này ở Việt Nam giao động quanh mốc 50% từnăm 2009 trở lại đây theo số liệu của Ngân hàng Thế giới
Nợ công ở Indonesia nằm ở mức thấp nhất với tỷ lệ nợ của chính phủtrên GDP giảm dần qua các năm kể từ năm 2008 trở lại đây Nếu như năm
2008 nợ chính phủ trên GDP của nước này nằm ở mốc 33% thì tới năm 2012Ngân hàng Thế giới ước tính mức này giảm xuống chỉ còn 23.1% Trong khi
đó nợ công ở Philippines và Thái Lan khá gần với nhau và nằm ở mức trêndưới 40%
Về số liệu liên quan đến nợ xấu, theo số liệu do Ngân hàng Thế giớithống kê, tỷ lệ nợ xấu ở Malaysia đã giảm từ mức 6.5% năm 2007 xuống còn2.9% Tỷ lệ này ở Indonesia đã giảm từ 4.1% xuống còn 2.9% trong cùngthời kỳ Tương tự như vậy, nợ xấu ở Philippines dảm từ 5.8% năm 2007xuống còn 3.8% năm 2010 và ở Thái Lan từ 7.9% năm 2007 xuống còn 3.5%năm 2011
Ngân hàng Thế giới không thống kê số liệu về nợ xấu ở Việt Nam Tuynhiên, theo số liệu do Thống đốc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từngkhẳng định trước quốc hội, nợ xấu ở Việt Nam hiện nay lên tới 10% Theonhiều nguồn phân tích của nước ngoài, tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam thậm chí còncao hơn nữa Theo một số chuyên gia, chỉ riêng các khoản nợ xấu của doanhnghiệp nhà nước thôi đã lên tới mức xấp xỉ 10 tỷ USD, tương đương với
Trang 38khoảng gần 7% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng và khoảng gần 10% GDPcủa Việt Nam hiện nay
Phần 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Vốn:
- Chính phủ cần duy trì ưu tiên ổn định vĩ mô, giữ lạm phát ở mức
tương tự như năm 2012, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, linhhoạt Chú trọng triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn trong nền kinh tế, đặc biệt khu vực kinh tế nhà nước Đẩynhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó đặc biệt là tái cơ cấuđầu tư công
- Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo ngành, thành phần kinh tế để tạo hiệu
ứng tăng trưởng kinh tế cao hơn Do tổng đầu tư toàn xã hội/GDPđược duy trì ở mức thấp nhằm kiểm soát lạm phát, nên cần có biệnpháp để tăng hiệu quả đầu tư, trước hết thông qua việc đẩy nhanh quátrình điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo ngành và thành phần kinh tế
- Phát triển thị trường vốn: Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân doanh
hiện nay chủ yếu là vay ngân hàng (chiếm trên 80%), do vậy nếu tăngtrưởng tín dụng bị giới hạn ở mức 12% thì không thể tăng tỷ trọng đầu
tư của khu vực ngoài nhà nước lên mức như mong muốn Bởi vậy pháttriển thị trường vốn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy độngnguồn lực xã hội cho sản xuất, kinh doanh là giải pháp vừa mang tínhcấp thiết vừa mang tính lâu dài
- Phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả vốn tài trợ từ ngân sách nhà nước
cũng như các khoản tài trợ của nước ngoài
- Có giải pháp nhằm khắc phục tình trạng đình đốn sản xuất của các
doanh nghiệp như thực hiện chính sách miễn giảm thuế, phí, …, hỗ trợ
và thúc đẩy tiêu dùng nội địa, chú ý tập trung vào đối tượng thu nhậptrung bình và thấp trong xã hội Thực hiện các chính sách thu hút cácnguồn vốn trong nước đưa vào sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng
- Có giải pháp phá băng thị trường bất động sản nhằm giải quyết vấn đề
nợ xấu, nhất là nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việc tái cơ cấu ngânhàng cần được thực hiện triệt để và quyết liệt, không chỉ nhằm giảiquyết một phần vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng mà quantrọng hơn là làm lành mạnh hóa thị trường tín dụng, khơi thông nguồnvốn cho doanh nghiệp
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp (nhất là những chính sách về đất đai,
đầu tư,…) nhằm thu hút vốn FDI, định hướng dòng vốn này vào
Trang 39những lĩnh vực cần ưu tiên, giảm thiểu tác động tiêu cực của đầu tưFDI lên cộng đồng doanh nghiệp trong nước
- Từng bước thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, nhất là đối với các
doanh nghiệp nhà nước nhằm giảm sự thất thoát lãng phí trong sửdụng vốn, tạo môi trường lành mạnh và bình đẳng giữa các doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau
Công Nghệ:
- Nâng cao hệ thống và chương trình giáo dục, đạo tạo nguồn nhân lực
trẻ Qua đó, nâng cao trình độ dân trí của thế hệ tương lai, khai mở sựsáng tạo, tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại tốt, nhờ đó mà trongtương lai, Việt Nam sẽ có khả năng tự đẩy mạnh trình độ khoa họccông nghệ của mình hơn là chỉ tiếp nhận trình độ lỗi thời của các nướcphát triển
- Phát triển du lịch sinh thái biển, rừng nhiệt đới, nâng cao chất lượng
dịch vụ và cơ sở hạ tầng du lịch ờ mức 4 sao trở lên
- Đầu tư cho nghiên cứu để tìm ra các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới
phù hợp với hoàn cảnh đất nước và giảm thiểu được chi phí nhập khẩu
từ nước ngoài
- cơ cấu hoá một cách hợp lý việc đào tạo, xoá bỏ tình trạng vừa thừa,
vừa thiếu cũng như thừa thầy thiếu thợ Điều chỉnh hệ thống lươnghợp lý hơn giữa các ngành nghề
- tiếp thu các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, cập nhật nhanh, gửi
nhân lực sang nước ngoài để được đào tạo , cần nhiều hỗ trợ vàkhuyến khích từ nhà nước Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại gópphần tăng năng suất lao động và giảm khấu hao
Tỷ lệ gia tăng dân số:
- Giảm tốc độ gia tăng dân số chủ yếu là khu vực vùng sâu vùng xa
- Thực hiện tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về dân số
- Tiếp tục mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo
an sinh xã hội Tiếp tục thực hiện CSTT, CSTK chặt chẽ nhưng vớimức độ linh họat phù hợp với tín hiệu của thị trường