1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tê vĩ mô, tình hình nền kinh tế vĩ mô của Singapore

22 3,9K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

- GDP bình quân đầu người là thước đo sản lượng thu nhập của một nền kinh tế, nóphụ thuộc vào tốc độ gia tăng dân số và năng suất lao động, GDP bình quân đầungười là số liệu thống kê thư

Trang 1

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ: TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ CỦA SINGAPORE

GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình

SVTH: Nhóm 12 (Chiều thứ 2):

Phạm Quế Chi Nguyễn Thị Thu Huyền Nguyện Thị Thu Hà Nguyễn Thị Cẩm Lý Phạm Thị Cẩm Giang Chu Thị Hằng

Mai Thị Minh Tâm Đặng Thảo Trâm

KHOA KINH TẾ - LUẬT MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn:

 Thầy Quan Minh Quốc Bình đã truyền đạt những kiến thức quý báu và hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình học tập

 Các thành viên trong nhóm đã làm việc hết sức để có được kết quả ngày hôm nay.Nhóm chúng tôi rất mong sẽ nhận được sự góp ý và hướng dẫn để đề tài này ngày một hoàn thiện hơn

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG 4

PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ SINGAPORE 5

1 Biến Động Kinh Tế Vĩ Mô Trong Thời Kỳ 1995 đến 2011 5

a) GDP danh nghĩa, GDP thực, GPD danh nghĩa bình quân đầu người, GDP thực bình quân đâu người 5

b) Tốc độ tăng trưởng kinh tế 7

c) Lạm Phát 9

d) Lãi suất 10

e) Tỷ giá hối đoái 11

f) Tình hình xuất nhập khẩu 12

2 Các chính sách vĩ mô 15

a) Tốc độ tăng cung tiền 15

b) Chính sách tài khoá 16

3 Tình hình cán cân thanh toán quốc tế 18

a) Tài khoản vãng lai 18

b) Tài khoản vốn 19

c) Vốn đầu tư nước ngoài 20

KẾT LUẬN 21

Trang 4

PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG

Quốc đảo nhỏ bé và xinh đẹp Singapore nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á.Được mệnh danh là “Dấu chấm nhỏ” trên bản đồ thế giới Chỉ với khoảng 5,1 triệu dân,diện tích là 712km2 Singapore trở thành quốc gia nhỏ nhất Đông Nam Á và cũng là 1trong những quốc gia có diện tích nhỏ bé nhất thế giới

Là một đất nước không có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên nhưng Singapore lại có

1 vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho việc giao thương buôn bán Là cửa ngõ của khu vựcĐông Nam Á đồng thời nằm ở điểm giao nhau của con đường huyết mạch chính vậnchuyển hàng hải giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và eo biển Malacca Cùng với đóSingapore còn đẩy mạnh việc thay đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với đất nước của mình, lấytrọng tâm là nền kinh tế tri thức với những thế mạnh như buôn bán và dich vụ Ngày nay,Singapore có hệ thống cảng biển hiện đại cho những tuyến đường vận tải chính và nhữngtrung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á Bên cạnh việc xây dựng cơ

sở hạ tầng vững chắc môi trường kinh tế thuận lợi thì 1 nền chính trị ổn định cũng gópphần không nhỏ cho bước đà phát triển của singapore Singapore là một nước theo chế độ

đa đảng, Đảng Nhân Dân Hành Động là đảng nắm quyền hiện tại, theo đó Đảng luôn đưa

ra những quyết sách, đường lối chính trị từ những năm giành được chính quyền tới nay Thế giới gọi Singapore là “Con rồng châu Á” khi chứng khiến sự phát triển mạnh mẽkhông ngừng nghỉ của Singapore Một nền kinh tế vươn nhanh nhưng thật sự vững chắc

và rộng mở

Trang 5

PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ SINGAPORE

1. Biến Động Kinh Tế Vĩ Mô Trong Thời Kỳ 1995 đến 2011.

a) GDP danh nghĩa, GDP thực, GPD danh nghĩa bình quân đầu người, GDP thực bình quân đâu người.

- Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (GDP) là tổng giá trị hàng hoá dịch vụ cuối cùng củanền kinh tế sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định, một phạm vi lãnh thổ nhấtđịnh

- GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch

vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thìlấy giá của thời kỳ đó Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành

Trang 6

Hình 1: GDP danh nghĩa và GDP thực của Singapore: 1995-2011

Biểu đồ trên cho ta thấy sự biến động GDP danh nghĩa và GDP thực của Singaporetrong giai đoạn 1995-2011 Vì cùng chọn năm 1995 làm năm gốc nên ta thấy GDP danhnghĩa và GDP thực của năm đó đều bằng nhau và xuất phát cùng một điểm Từ năm 1995đến năm 1999, GDP danh nghĩa luôn cao hơn GDP thực, điều này cho ta thấy mức giáchung của Singapore đang tăng cao hơn so với những năm trước Đặc biệt năm 1997 khicuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ ảnh hưởng đến Singapore Ta thấy GDP danh nghĩagiảm xuống đáng kể chứng tỏ nền kinh tế sản xuất ra ít sản lượng hơn, giá cũng đã giảmxuống so với những năm trước Và GDP thực giảm nhẹ chỉ do sản lượng đã giảm hơn,còn giá cả thì giữ nguyên năm gốc Sau cuộc khủng hoảng chính phủ Singapore đã nhanhchóng tìm niện pháp điều tiết lại nền kinh tế nên như quan sát từ năm 1999 cả GDP danhnghĩa và GDP thực đều tăng tuy nhiên không đồng đều Trong giai đoạn 1999-2005, GDPthực có cao hơn so vơi GDP danh nghĩa tuy nhiên không nhiều Điều nay cho thấy mứcgiá chung của Singapore không những không tăng mà còn giảm hơn so với năm gốc (năm1995) Từ năm 2006 đến 2011, GDP của Singapore tăng mạnh và sự khác biệt giữa GDPdanh nghĩa, GDP thực ngày càng lớn Cho thấy hiện tượng lạm phát ở Singapore ngàycàng gia tăng

- GDP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời điểm nhấtđịnh là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời điểm

đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó

- GDP bình quân đầu người là thước đo sản lượng thu nhập của một nền kinh tế, nóphụ thuộc vào tốc độ gia tăng dân số và năng suất lao động, GDP bình quân đầungười là số liệu thống kê thường gặp nhất và được coi là một chỉ số mô tả chínhxác phúc lợi kinh tế xã hội

Trang 8

Hình 2: GDP Danh Nghĩa Bình Quân Đầu Người Và GDP Bình Quân Thực

Giai đoạn 1995-1999, do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính nên GDP danhnghĩa bình quân đầu người dù có biến động thất thường nhưng nhìn chung vẫn cao hơnGDP thực bình quân đâu người Giai đoạn 2000-2005, ta thấy GDP thực bình quân đầungười cao hơn so với GDP danh nghĩa bình quân đâu người tuy không cao, điều nàychứng tỏ mức sống thực của người dân Singapore đã tăng rõ so với những năm 1995-

1999 Từ những năm 2006, ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, mặc

dù GDP bình quân đầu người có tăng mạnh nhưng khoảng cách giữa GDP danh nghĩabình quân đầu người và GDP thực bình quân đầu người ngày càng cao

Theo báo cáo của Knight Frank và Citi Private Bank công bố năm 2010 Quốc đảonhỏ bé Singapore là nước có GDP bình quân đầu người đứng đầu thế giới, vượt qua cảNauy (thứ 2), Mỹ (thứ 3), Thuỵ Sỹ (thứ 4) Theo dự kiến đến năm 2050, Singapore vớinhững chính sách mở cửa rộng rãi, thu hút đầu tư nước ngoài, tập trung đào tạo lao độngtay nghề cao sẽ giữ vững vị trí số 1 của mình

b) Tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổngsản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trênđầu người (PCI) trong một thời gian nhất định

- Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độtăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai

Trang 9

đoạn Ở đây ta dùng tốc độ tăng trưởng kinh tế để đo lường tăng trưởng kinh tếcủa Singapore

Tốc độ tăng trưởng (%) = (GDP thực

t

GDP thực t−1−1¿×100 % (3)

Hình 3: Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế

Biểu đồ trên cho ta biết tốc độ tăng trưởng kinh tế của Singapore giai đoạn

1995-2011 Khi đã loại trừ khả năng lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh trung thực

sự thay đổi khả năng và quy mô sản xuất hàng hoá và dịch vụ của Singapore Nền kinh tếSingapore chủ yếu phụ thuộc vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân),những năm đầu thập niên 90, nền kinh tế Singapore đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế vàoloại cao nhất thế giới: năm 1994 đạt 10%, năm 1995 đạt 7,3% Tuy nhiên từ cuối năm

1997 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính, đồng đô la Singapore đã bị mất giá,tốc độ tăng trưởng giảm mạnh từ 8,5% (năm 1996) xuống còn -2,17% (năm 1997) Từnăm 1999, singapore bắt đầu hồi phục với tốc độ nhanh chóng, năm 1999 là 6.2%, năm

2000 là 9,04% Năm 2001, sự kiện 11/9 ở Mỹ và sau đó là dịch SARS lan rộng toàn cầu,kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề Năm 2001 tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt

Trang 10

được -1,12%, năm 2002 đạt 4,2% và năm 2003 đạt 4,5% Từ năm 2004, kinh tế Singaporetăng trưởng mạnh mẽ hơn Năm 2004 đạt 9,5%, năm 2005 đạt 7,3, năm 2006 đạt 8,6%,năm 2007 đạt 9,02% Năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Singapore giảm xuốngcòn 1,74% (năm 2008), và -0,8% (năm 2009) do cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra năm

2008 Năm 2010, Singapore có tốc độ tăng trưởng kinh tế là 14,7%, vượt qua Trung Quốc

để trở thành nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới Năm 2012, tốc đọtăng trưởng kinh tế của Singapore là 5,1%, cao hơn mức dự kiến là 4,8% do viễn cảnhlạm phát tăng cao, tình hình kinh tế không mấy sáng sủa: kinh tế Mỹ hồi phục chậm,Châu Âu trai qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do những khó khăn về tài chính của HyLạp, Ailen và một số nước khác

c) Lạm Phát

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về lạm phát:

 Theo Mác: Lạm phát là việc tràn đầy các kênh, cá luồng lưu thông những tờ giấybạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt

 Theo nhà kinh tế học Samuelson: Lạm phát là biểu thị của 1 sự tăng lên của mứcgiá chung Ông cho rằng: “Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phítăng – giá bánh mỳ, dầu xăng, xe ô tô; tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệu sảnxuất tăng.”

 Theo Milton Friedmen: “ Lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài” Ông chorằng lạm phát luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ Ý kiến của ông được

đa số các nhà kinh tế học thuộc trường phái tiền tệ và trường phái Kyenes tánthành

Xét theo quan điểm của kinh tế học vĩ mô, lạm phát được hiểu theo nghĩa chung nhất

là: Lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian.

Trang 11

Hình 4: Tỷ Lệ Lạm Phát.

Nhìn chung tỷ lệ lạm phát của Singapore thuộc cấp độ vừa phải nghĩa là nền kinh tế

có tỷ lệ lạm phát ở mức một con số, tức là dưới 10% Khi nền kinh tế ở mức vừa phải thìgiá cả ít tăng, giá tri thực của đồng tiền ít thay đổi so với giá trị danh nghĩa của nó Các hệquả của lạm phát được kiểm soát tốt, hệ thống kinh tế vẫn vận hành tốt Từ năm 1997, tỷ

lệ lạm phát giảm dần; những năm 1998 và 1999, tỷ lệ lạm phát của Singapore giảm xuốngdưới 0% (hay còn gội là giảm phát) đạt lần lượt là: -6,3% và -15,5% Tình trạng nàytương tự xảy ra ở những năm 2001 là-3,9%, năm 2002 là -4,6%, năm 2003 là -1,4%, năm

2010 là -2,5 Điều này là hệ quả của những cú sock kinh tế khiến tốc độ tăng trưởng kinh

tế giảm mạnh, dòng vốn không được luân chuyển, nền kinh tế suy thoái và trì trệ Giaiđoạn năm 2004 - 2011, Singapore luôn duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức một con số (ngoàinăm 2007 là 11,3%), chính phủ Singapore đã có nhiều chính sách và biện pháp điều chỉnh

mà điển hình là việc tăng giá đồng đô la sing để giảm bớt áp lực lạm phát do giá nhà cửa,giá lương thực thực phẩm và cước vận tải, bưu chính viễn thông tăng vọt

d) Lãi suất

Lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả tín dụng – giá cả của quan hệvay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc dưới dạng tàisản khác Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay khoản tiền dôi ra ngoài

số tiền vay vốn gọi là tiền lãi Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số vốn đó gọi là lãi suất.Trong nền kinh tế vĩ mô, lãi suất được coi là một công cụ điều tiết cho vay kinh tếnhạy bén và hiệu quả; thông qua việc cho thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời

kỳ

Trang 12

Hình 5: Lãi Suất.

Năm 1997, Hệ thống ngân hàng ở Singapore chủ trương tăng lãi suất lên 7,44% để

có thể thu hút phần lớn số tiền trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm;

cơ số tiền và lượng tiền cung ứng giảm, nhằm kiềm chế lạm phát gia tăng Tuy nhiên năm

1998, nền kinh tế trong tình trạng suy thoái, đầu tư giảm mạnh, dòng tiền không xoayvốn, người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn Singapore có chính sách giảm lãi suất(năm 1998 là 5,83% ) nhằm tăng cung tiền, kích cầu đầu tư, giúp nền kinh tế thoát khỏithời kỳ khó khăn Nhìn chung giai đoạn 1999-2011, lãi suất của Singapore luôn ở mức ổnđịnh và không cao Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư phát triển, mở rộngquy mô sản xuất, tổng thể nền kinh tế tăng

e) Tỷ giá hối đoái.

Trong điều kiện của một nền kinh tế mở, việc giao thương buôn bán giữa các nướcngày càng phổ biến Việc thanh toán giữa các quốc gia nhất định phải sử dụng tiền tệ củanước này hay nước khác Để thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ của các nước, các quốc giaphải trên tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái được định nghĩa là mức giá mà một đồng tiền trao đổi để lấy một đồng tiền khác.

Tỷ giá hối đoái của một quốc gia có vai trò rất quan trọng mà ảnh hưởng trước nhấtchính là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá từ đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc

tế Ngoài hoạt động ngoại thương, tỷ giá hối đoái còn tác động về mặt kinh tế như mặtbằng giá cả trong nước, lạm phát khả năng sản xuất, công ăn việc làm hay thất nghiệp

Trang 13

Đô la Singapore (SGD) là tiền tệ của Singapore Nó thường được viết tắt với ký hiệu

đô la là $, hoặc viết cách khác S$ để phân biệt nó với các đồng tiền có tên gọi đô la khác.Đồng đô la Singapore được chia ra thành 100 cent. Đồng đô la Singapore là một đồng tiền

tự do chuyển đổi và điều này cho phép nó được thả nổi theo cung cầu của thị trườngngoại hối, nhưng nó cũng được Cục Tiền tệ Singapore giám sát dựa vào một rổ tiền tệtheo tỷ trọng thương mại

Hình 6: Tỷ Giá Hối Đoái.

Năm 1997, cuộc khủng hoảng tiền tệ bắt đầu từ Thái Lan sau đó lan rộng sang cácnước Đông Nam Á khiến không chỉ đồng bath (Thái Lan) mà cả đồng Peso (Philippines),đồng Ringit (Malaysia), đồng đô la (Singapore) và đồng Rupiah (Indonesia) cũng đều bịsức ép phải giảm giá so với đồng USD Giai đoạn từ năm 1997-2002, tỷ giá giữa đồng đô

la Singapore so với đồng đo la Mỹ liên tục tăng Năm 1997 tỷ giá hối đoái là 1,48 đô laSingapore/USD, năm 1998 tăng lên là 1,67 đô la Singapore/USD; tăng cao nhất là năm

2001 và 2002 đều là 1,79 đô la singapore/USD điều này chứng tỏ đồng đô la Singaporemất giá còn đồng đô la Mỹ tăng giá Sau đó giai đoạn 2003-2011, với những chính sáchtiền tệ của chính phủ Singapore giá trị của đồng đô la Singapore so với đồng đô la Mỹ đãphục hồi lại như lúc trước Nhìn chung đồng đô la Singapore ít bị mất giá hơn, tỷ giá hốiđoái tuy có biến động nhưng mức chênh lệch không cao và khá ổn định

Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngoại thương của một đất nước,

nó tác động mạnh mẽ đến cán cân thanh toán của đất nước đó thông qua việc xuất nhậpkhẩu hàng hoá Việc đồng đô la Singapore liên tục tăng giá hay tỷ giá hối đoái liên tụcgiảm khiến hàng hoá nhập khẩu rẻ hơn, trong khi hàng hoá xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ sovới người nước ngoài làm sức cạnh tranh hàng hoá với nước ngoài kém Điều này gây bấtlợi cho xuất khẩu, đặc biệt là với một nước phụ thuộc rất nhiều vào việc xuất khẩu nhưSingapore

Trang 14

f) Tình hình xuất nhập khẩu.

Kinh doanh xuất nhập khẩu là sự mở rộng của các quan hệ mua bán trong nước vàngoài nước Trước đây, khi chưa có quan hệ trao đổi hàng hoá, cá nhân mỗi con ngườicũng như mỗi quốc gia đều tự thoả mãn lấy các nhu cầu của mình, lúc đó mọi nhu cầu củacon người cũng như của quốc gia bị hạn chế Quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá xuấthiện khi có sự ra đời cuả quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá, sở hữu

tư nhân về tư liệu sản xuất Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và tác động củanhững quy luật kinh tế khách quan, phạm vi chuyên môn hóa và phân công lao động xãhội ngày càng rộng, nó vượt ra khỏi một nước và hình thành nên các mối quan hệ giaodịch quốc tế Chuyên môn hoá và phân công lao động quốc tế càng sâu sắc, các mối quan

hệ quốc tế càng được mở rộng, các nước càng có sự phụ thuộc lẫn nhau và hình thành cácmối quan hệ buôn bán với nhau

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong nước

năm 2013) xuất khẩu cao nhất vào 3/2011 với mức 46.051.500,0 ngàn SGD và thấp nhất

vào 7/1964 là 197.677,0 nghìn SGD Xuất khẩu chính là: Hàng điện tử (31%), nhiên liệu(26%), hoá chất (12%) Ngoài ra còn thực phẩm, dệt may và thiết bị vận tải Thị trườngchính của Singapore là Trung Quốc (12%), Hong Kong (12%), Malaysia (12%),Indonesia (10%), Hoa Kỳ (6%) và Úc (6%)

Ngày đăng: 21/03/2015, 00:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w