Trong đó, yếu tố Chính sách tiền tệ chính sách sử dụng các công cụ của hoạtđộng tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ là một trong những yếu tố quan trọng đốivới việc kiểm soát kinh t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-*** -TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỀ TÀITÌNH HÌNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM TRONG VÀ SAU ĐẠI
DỊCH COVID – 19
Môn: Kinh tế vĩ mô
Mã môn học: 38 Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6 Lớp: K60D
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại Giảng viên: ThS Huỳnh Hiền Hải
Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 05/2022
Trang 31
Trang 42.1.3 Đánh giá về chính sách tiền tệ trong đại dịch Covid – 19 20
Trang 5BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA
Trang 7DANH MỤC HÌNH VẼ
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ ĐẠI DỊCH COVID – 19 TẠI VIỆT NAM
2.1 Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
9 tháng các năm 2017 – 2021 (%)
2.2 Kim ngạch xuất, nhập khẩu các tháng năm 2021 (tỷ USD)
2.3 Mức giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2019
– 2021
2.4 Mức tăng trưởng tín dụng 10 tháng đầu năm 2021 (%)
2.5 Tỷ giá trung tâm từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2021
2.6 Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp từ đầu năm 2020 đến cuối năm
2021
2.7 Biểu đồ biểu hiện lạm phát tăng trên toàn thế giới năm 2022
2.8 Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam
2.9 Tốc độ tăng GDP quý I so với cùng kỳ năm trước
2.10 Sản xuất công nghiệp quý I năm 2022
2.11 Tình hình đăng ký doanh nghiệp quý I năm 2022
2.12 Hoạt động dịch vụ quý I năm 2022
2.13 Xuất nhập khẩu hàng hoá quý I năm 2022
2.14 Tốc độ tăng/giảm CPI bình quân quý I qua các năm
Trang 85
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
Những năm trở lại đây, đại dịch Covid – 19 đã gây tác động to lớn đến sự tăngtrưởng của nền kinh tế toàn cầu, đòi hỏi các quốc gia phải có chiến lược phát triển bềnvững Trong đó, yếu tố Chính sách tiền tệ (chính sách sử dụng các công cụ của hoạtđộng tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ) là một trong những yếu tố quan trọng đốivới việc kiểm soát kinh tế vĩ mô của các nền kinh tế mở Thông qua việc tác động đếncác biến số vĩ mô, CSTT giúp duy trì sự ổn định và kích thích tăng trưởng kinh tế.Trong bối cảnh dịch bệnh, việc điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
đã tập trung thực hiện theo “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch Covid – 19 vừa phụchồi, phát triển kinh tế – xã hội Bên cạnh đó, thực tiễn gần đây cho thấy Chính phủ ViệtNam đã quyết liệt vào cuộc nhằm điều tiết chính sách tiền tệ, giảm thiểu những tácđộng xấu từ dịch Covid – 19 và phục hồi sản xuất kinh doanh Sự thay đổi nhanhchóng, kịp thời trong CSTT đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc khắc phục nềnkinh tế dưới tác động của dịch Covid – 19 Đồng thời, những hiểu biết về CSTT là điềukiện tiên quyết đối với tăng trưởng kinh tế nói chung và điều hành CSTT nói riêng, cóthể nói đây là mấu chốt cho hướng đi của nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch Covid –
19 Chính vì vậy, đề tài “Tình hình chính sách tiền tệ của Việt Nam trong và sau đại dịch Covid – 19” sẽ nghiên cứu đồng thời phân tích những tác động của CSTT trong quá
trình phục hồi phát triển kinh tế để hướng tới một Việt Nam vững mạnh
Trang 10CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT1.1 Khái niệm
Chính sách tiền tệ (CSTT) là một chính sách kinh tế vĩ mô (CSKTVM) do Ngânhàng Trung ương (NHTW) khởi thảo và thực thi, thông qua các biện pháp, công cụ củahoạt động tín dụng và ngoại hối nhằm đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, giảmthất nghiệp và tăng trưởng kinh tế Tùy thuộc điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia màCSTT có thể được xác lập theo hai hướng:
CSTT mở rộng: Tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng – CSTT chống thất nghiệp.CSTT thắt chặt: Giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuấtkinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng – CSTT ổn địnhgiá trị đồng tiền
1.1.1 Chính sách tiền tệ mở rộng
CSTT mở rộng (CSTT nới lỏng) là chính sách mà NHTW mở rộng mức cungtiền lớn hơn mức bình thường cho nền kinh tế, làm cho lãi suất giảm xuống, từ đó làmtăng tổng cầu, đồng thời tạo được công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy đầu
tư mở rộng sản xuất kinh doanh và khiến quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thunhập tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm Để thực hiện CSTT mở rộng, thông thườngNHTW có thể thực hiện 1 trong 3 cách sau đây:
Mua vào trên TTCK
Hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Hạ thấp mức lãi suất chiết khấu
Trong một số trường hợp có thể thực hiện đồng thời 2 hoặc 3 cách cùng một lúc.Trong nền kinh tế vĩ mô, CSTT nới lỏng được áp dụng trong điều kiện nền kinh tế bịsuy thoái, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng
1.1.2 Chính sách tiền tệ thắt chặt
CSTT thắt chặt (CSTT thu hẹp) là chính sách mà NHTW tác động nhằm giảmbớt mức cung tiền trong nền kinh tế, qua đó làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên
Trang 11Từ đó thu hẹp tổng cầu, làm mức giá chung giảm xuống Để thực hiện CSTT này,NHTW thường sử dụng các biện pháp làm giảm mức cung tiền qua các cách như:
Bán ra trên TTCK
Tăng mức dự trữ bắt buộc
Tăng lãi suất chiết khấu, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng, v.v Tùy vào tình hình hoạt động của nền kinh tế, các mục tiêu kinh tế vĩ mô theotừng thời kỳ phát triển, NHTW có thể thực hiện một trong hai CSTT nói trên để mangđến sự ổn định cho nền kinh tế của đất nước
1.1.3 Vị trí của chính sách tiền tệ
CSTT là một trong những chính sách điều tiết vĩ mô quan trọng nhất của Nhànước CSTT vừa tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ vừa có quan hệ chặtchẽ với các CSKTVM khác như chính sách thu thập, chính sách kinh tế đối ngoại,CSTK, v.v
1.2 Vai trò
CSTT có vai trò quan trọng trong việc điều tiết ổn định thị trường tài chính củachính phủ nước ta:
Điều tiết khối lượng tiền lưu thông và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng
kinh tế là mục tiêu then chốt và quan trọng nhất của CSTT, biểu hiện thông qua lãi suất
và tổng cầu của nền kinh tế Khối lượng tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnhđến lãi suất và số cầu tổng quát, từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất
Kiềm chế và đẩy lùi lạm phát: Lạm phát ổn định duy trì niềm tin của cộng đồng
đầu tư đối với MT kinh doanh Việt Nam, thu hút FDI (Taylor J, 2007)
Duy trì tính ổn định của tỷ giá hối đoái, sức mua của đồng tiền: Việc tỷ giá ổn
định không chỉ có tác động tích cực do một phần vốn đầu tư USD trước đây có thểchuyển vào TTCK để “đánh sóng” mà nó còn củng cố niềm tin của nhà đầu tư nướcngoài
Trang 12Ổn định giá cả trên thị trường: Trong kinh tế vi mô và vĩ mô, giá cả là một mắt
xích lớn tác động đến nhiều hay thậm chí tất cả các mặt của nền kinh tế Loại trừ sựbiến động giá cả giúp nhà nước hoạch định chính sách phát triển kinh tế hiệu quả hơn
CSTT mở rộng làm tăng cung tiền trong nền kinh tế: Lượng tiền tăng lên sẽ
chảy vào hoạt động của các doanh nghiệp và TTCK, nơi hút vốn cho hoạt động tàichính của doanh nghiệp Từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên và đi cùng là sựtăng trưởng của giá cổ phiếu
Ổn định thị trường tài chính và lãi suất cho vay: Ổn định thị trường tài chính là
mục tiêu rất quan trọng trong công tác điều hành nền kinh tế của mỗi chính phủ, ổnđịnh thị trường tài chính cũng được thúc đẩy bởi sự ổn định lãi suất vì biến động lãisuất có thể gây nên mất ổn định trong các tổ chức tài chính
Góp phần giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp: CSTT mở rộng hay thu hẹp đều có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinhdoanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế
1.3 Mục tiêu
CSTT có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết khối lượng tiền lưuthông trong toàn bộ nền kinh tế Thông qua CSTT, NHTW có thể kiểm soát được hệthống tiền tệ để từ đó kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền trênhai phương diện: sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụtrong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ).Tuy nhiên, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phátbằng không, vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được Trong điều kiện nềnkinh tế trì trệ thì kiểm soát lạm phát ở một tỷ lệ hợp lý (thường ở mức một con số) sẽkích thích tăng trưởng kinh tế trở lại Mặt khác, CSTT còn là công cụ giúp thúc đẩytăng trưởng GDP và kiểm soát toàn bộ hệ thống các NHTM và các TCTD
1.4 Công cụ
1.4.1 Công cụ trực tiếp
Trang 13Là những công cụ mà thông qua chúng, NHNN có thể tác động trực tiếp đếncung cầu tiền tệ, mà không cần thông qua một công cụ khác Chúng bao gồm: hạn mứctín dụng và tỷ giá hối đoái.
1.4.1.1 Hạn mức tín dụng
Khái niệm: là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các NHTM tôn trọng khi cấp tín
dụng cho nền kinh tế
Vai trò:
Khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các TCTD
Điều chỉnh khả năng tạo tiền của các NHTM phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, tránh tình trạng tổng khối lượng cung tiền tăng quá mức trong lưu thông
1.4.1.2 Tỷ giá hối đoái
Khái niệm: là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ Nó vừa
phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối
Vai trò:
So sánh sức mua của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ, từ đó đánh giá được giá cảhàng hóa trong nước với nước ngoài, năng suất lao động trong nước với nước ngoài,v.v
Ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia Trong trường hợp tỷ giáhối đoái tăng tức là giá cả của hàng hóa xuất khẩu quốc gia đó thấp hơn so với sảnphẩm cùng loại trên thị trường nước ngoài
Ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế Khi mà tỷ giá hối đoái tăng khiến cho giá hàng hóa nhập khẩu đắt hơn, làm tăng tỷ lệ lạm phát
1.4.2 Công cụ gián tiếp
Là những công cụ mà tác động của nó có được là nhờ cơ chế thị trường, bao gồm: dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tín dụng và tái cấp vốn
1.4.2.1 Dự trữ bắt buộc
Trang 14Khái niệm: là tỷ lệ phần trăm tiền gửi mà các NHTM buộc phải giữ làm dự trữ
theo yêu cầu của NHTW Nhằm kiểm soát khối lượng tín dụng và đảm bảo khả năngthanh toán của NHTM, phần dự trữ này sẽ được gửi vào tài khoản chuyên dùng ởNHTW
Vai trò:
Khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế mức tăng bội số tín dụng của các NHTM Điều khiển lạm phát, khôi phục hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế phát triển chưa ổn định và khi các công cụ thị trường mở tái chiết khấu chưa đủ mạnh
nhằm điều hoà mức cung tiền tệ cho nền kinh tế
1.4.2.2 Nghiệp vụ thị trường mở
Khái niệm: là các biện pháp thực thi CSTT mà theo đó NHTW của một nước
kiểm soát cung tiền của nước đó bằng cách mua bán các chứng khoán do chính phủphát hành hoặc các công cụ tài chính khác
Khái niệm: được biểu hiện bằng quan hệ tỷ lệ giữa lợi tức tín dụng và tổng số
tiền vay trong một thời gian nhất định
Vai trò: Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, gián tiếp kích thích hay kìm hãm sản xuất, từ
đó tác động đến tốc độ phát triển kinh tế, góp phần kiểm soát tình hình lạm phát cũngnhư thất nghiệp trong nước
1.4.2.4 Tái cấp vốn
Khái niệm: là hình thức cấp tín dụng của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn
và phương tiện thanh toán cho TCTD
Vai trò:
Trang 15Khi cấp 1 khoản tín dụng cho NHTM, NHTW đã tăng lượng tiền cung ứng đồngthời tạo cơ sở cho NHTM tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.
Tác động trực tiếp đến dự trữ của NHTM, từ đó buộc các ngân hàng này phải tăng (giảm) tín dụng đối với nền kinh tế
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ ĐẠI DỊCH
COVID – 19 TẠI VIỆT NAM2.1 Chính sách tiền tệ Việt Nam trong đại dịch Covid – 19
2.1.1 Ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 đối với Việt Nam
Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuấn, cónhận định rằng: “Mặc dù đại dịch Covid – 19 tác động lên nhiều lĩnh vực của nền kinh
tế nước ta, nhưng thể hiện tập trung ở hai yếu tố chính là cung và cầu”
2.1.1.1 Ảnh hưởng đến cầu
Theo thông cáo báo chí tình hình kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng năm 2021,tình hình kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định và bắt đầu có những chuyển biến tích
cực
Dịch vụ hàng hóa, nhu yếu phẩm: Theo công bố của tổng cục thống kê: “Tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính chung 9 tháng năm 2021 đạt
Trang 163.367,7 nghìn tỷ đồng, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước Báo cáo tình hình thươngmại trong nước 9 tháng năm 2021 cho thấy “nhóm hàng lương thực, thực phẩm ướctính đạt 977,7 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nhóm ngành hàng với35,2%, tăng 5% so cùng kỳ năm trước”.
Hình 2.1 Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng 9 tháng các năm 2017 – 2021 (%)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Dịch vụ lưu trú, ăn uống: Trong giai đoạn 9 tháng 2021, doanh thu dịch vụ lưu
trú đạt 19,5 nghìn tỷ đồng, giảm 37,1%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 259,9 nghìn tỷđồng, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm trước
Ngành dịch vụ du lịch lưỡng hành: Tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch
Covid – 19 Trong 9 tháng năm 2021, doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành ước tính đạt4,6 nghìn tỷ đồng, giảm 64% so với cùng kỳ năm 2020
Đối với lĩnh vực vốn đầu tư: Thông cáo báo chí đã công bố về vốn đầu tư thực
hiện toàn xã hội theo giá hiện hành 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳnăm trước Tổng số dự án đầu tư nước ngoài tính đến 20/9/2021 đăng ký cấp mới giảm37,8% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng số vốn đăng ký tăng 20,6%
Đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu:
Xuất, nhập khẩu hàng hóa: Tính chung 9 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩuhàng hóa ước tính đạt 242,65 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm trước Tínhchung 9 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 2,13 tỷ USD (cùng
kỳ năm trước xuất siêu 16,66 tỷ USD)
Trang 17Xuất, nhập khẩu dịch vụ: theo số liệu thống kê trong 9 tháng năm 2021, kimngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 2,66 tỷ USD, giảm 59,6% so với cùng kỳ nămtrước Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ trong thời gian này ước tính đạt 14,35 tỷ USD,tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
Hình 2.2 Kim ngạch xuất, nhập khẩu các tháng năm 2021 (tỷ USD)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, TTCK:
Tổng phương tiện thanh toán tăng 4,95% so với cuối năm 2020; huy động vốn của các TCTD tăng 4,28%; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 7,17%
Tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của TTCK 9 tháng năm nay ước tính đạt292,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch bình quântrên thị trường cổ phiếu đạt 24.042 tỷ đồng/phiên, tăng 224% so với bình quân năm2020; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 10.948 tỷ đồng/phiên,tăng 5,3%
Doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 9 tháng năm 2021 ước tính tăng 13% sovới cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 17%;lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 5%
2.1.1.2 Ảnh hưởng đến cung
Dịch bệnh Covid – 19 không chỉ tác động đến tổng cầu mà về tổng cung cũng bị
ảnh hưởng nghiêm trọng Cụ thể hơn, dịch bệnh đã làm chậm nhịp độ tăng trưởng, làm gián đoạn và đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng
Trang 18Thị trường lao động: Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,
đại dịch Covid – 19 ảnh hưởng trực tiếp và gây tổn thương khá nặng nề với quy môkhoảng 50 – 60% người lao động Trong đó có 540 nghìn người bị mất việc, 2,8 triệungười cho biết họ phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 3,1 triệu người bị cắtgiảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 6,5 triệu lao động bịgiảm thu nhập
Nguồn cung nguyên liệu sản xuất: Tính chung 9 tháng năm 2021, chi sô gia
nguyên nhiên vât liêu dung cho san xuât tăng 4,87% so với cùng kỳ năm trước Nhằmthực hiện ngăn ngừa dịch, các quốc gia giữ vai trò là nguồn cung chủ yếu cho nước ta
đã tăng cường kiểm soát biên giới, do đó gây ảnh hưởng đến nguồn sản phẩm đầu vàophục vụ sản xuất, cũng như thị trường tiêu thụ
2.1.2 Chính sách tiền tệ Việt Nam trong giai đoạn 2019 –
2021 2.1.2.1 Tính cấp thiết
Đối với nước ta, giai đoạn 2020 – 2021 là khoảng thời gian vô cùng khó khăn,thách thức do sự bùng phát của đại dịch Theo TS Phạm Chí Quang, dịch bệnh Covid–19 đã tác động lớn đến nền kinh tế – xã hội nên Việt Nam cần có CSTT linh hoạt, phùhợp để giảm lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi và phát triển kinh tế Ngay khidịch bệnh bắt đầu lây lan, hàng loạt chính sách đã được chính phủ ban hành, trong đóCSTT đã được triển khai hiệu quả, khẳng định vai trò lưu thông “dòng máu” trong nềnkinh tế, phối hợp cùng các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn địnhnền kinh tế, đồng thời triển khai giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng người dân và doanhnghiệp Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của CSTT trong bối cảnh Covid – 19: Duy trì hoạtđộng của doanh nghiệp, hạn chế tối đa tình trạng phá sản; Duy trì việc làm cho ngườilao động, hạn chế tình trạng thất nghiệp, mất thu nhập; Đảm bảo hệ thống ngân hàng –huyết mạch của nền kinh tế – duy trì được trạng thái ổn định, vận hành tốt, đủ năng lựcvực dậy nền kinh tế sau dịch bệnh (Trần Quốc Vượng, 2020)
2.1.2.2 Một số chính sách tiền tệ được áp dụng trong giai đoạn 2020 – 2021
Một là, liên tục điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với quy mô lớn bằng
cách bảo đảm thanh khoản trên thị trường tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế đồng thời chỉ
Trang 19đạo TCTD chủ động “cân đối khả năng tài chính” qua đó áp dụng lãi suất cho vay hợp
lý, triệt để tiết giảm chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV
Từ đầu năm 2020, khi dịch Covid – 19 xuất hiện tại Việt Nam, NHNN đã tổchức điều hành lãi suất giảm 3 lần lãi suất điều hành từ 1,5% – 2% Việt Nam là mộttrong các quốc gia có mức giảm lãi suất điều hành mạnh nhất (so với các nước trongkhu vực) (Taylor J, 2007) NHNN cũng đã chỉ đạo, kêu gọi các TCTD giảm lãi suấtcho các khoản cho vay cũ và mới
Hình 2.3 Mức giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2019 –
Trong năm 2021, NHNN duy trì các mức lãi suất thấp này, kết hợp điều hànhthanh khoản dồi dào trên thị trường tiền tệ Kết quả là, đến cuối tháng 11/2021, lãi suấthuy động và cho vay VND bình quân của TCTD giảm tương ứng khoảng 0,51%/năm
và 0,81%/năm so với cuối năm 2020 sau khi đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020
Hai là, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn phí,
giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ bên cạnh đó tổ chức các hội nghị kết nối Ngân hàng
– Doanh nghiệp trên toàn quốc Ngoài ra, Nhà nước còn áp dụng chính sách gia hạn nợvay trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vayđúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được TCTD đánh giá là có khả năng trả đầy đủ
Trang 20nợ gốc hoặc lãi vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay Nhưvậy, mỗi khoản nợ có thể được gia hạn nhiều lần, với thời hạn không bị hạn chế Tuynhiên, khi đó khoản nợ sẽ bị đánh giá về khả năng rủi ro và phải phân loại vào nhóm
nợ thích hợp để trích lập dự phòng
Ngày 22/11/2021, hệ thống TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 266,191khách với dư nợ 366,309 tỷ đồng Miễn, hạ lãi suất cho 625,064 khách với dư nợ1,061,522 tỷ đồng Cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 –22/02/2021 đạt 2,655,887 tỷ cho 426,134 khách Ngân hàng Chính sách Xã hội(NHCSXH) gia hạn nợ cho 169,770 khách – dư nợ 4,230 tỷ và cho vay mới 2,258,413khách –81,000 tỷ (Hồng Anh, 2021)
Ba là, TCTD tập trung mọi nguồn lực, cải thiện quy trình, thủ tục cho vay; đảm
bảo cung ứng vốn tín dụng đầy đủ và kịp thời cho các nhu cầu sản xuất, kinh doanh củanền kinh tế; chủ động thường xuyên rà soát để có thể linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu tăngtrưởng tín dụng cho các TCTD có khả năng mở rộng tín dụng an toàn, lành mạnh gắnvới chất lượng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng Tăng trưởng tín dụng đảm bảo phù hợpvới chỉ tiêu định hướng, khả năng hấp thụ vốn, đi đôi với chất lượng tín dụng (HồngAnh, 2021)
Theo đó, NHNN điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho TCTD có năng lực tàichính, quản trị điều hành, có khả năng mở rộng tín dụng an toàn, lành mạnh, để kịpthời hỗ trợ nền kinh tế Đồng thời, NHNN chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn,hiệu quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặtchẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tăng cường quản lý rủi ro đối với tín dụngtiêu dùng; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụngngân hàng, góp phần hạn chế tín dụng đen
Trang 21Trên cơ sở đó, năm 2021, tín dụng tăng ngay từ đầu năm và cao hơn năm 2020,kịp thời đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Đến ngày 30/12/2021, tín dụng tăng 13,47%
so với cuối năm 2020, tăng 13,79% so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ năm 2020 tăng11,85% so với cuối năm 2019 và tăng 11,93% so với cùng kỳ năm 2019)
Hình 2.4 Mức tăng trưởng tín dụng 10 tháng đầu năm 2021 (%)
Nguồn: NHNN, KBSV
Ngoài ra, cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực, tập trung cho các lĩnh vực sảnxuất kinh doanh; 4/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăngcùng kỳ năm 2020, hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triểnthủy sản, công nghiệp hỗ trợ, DNNVV, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ứngdụng công nghệ cao Tăng trưởng tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất độngsản, chứng khoán trong tầm kiểm soát của NHNN
Bốn là, điều hành và công bố tỷ giá trung tâm linh hoạt mỗi ngày, phù hợp với
thị trường trong, ngoài nước, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT, kết hợpvới các giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý, chủ động truyền thông, can thiệpmua/bán ngoại tệ với TCTD
Trang 22Trong khi xu hướng rút vốn khỏi các nước mới nổi và đang phát triển khiếnđồng tiền của nhiều nước trong khu vực mất giá khá lớn so với USD (Baht Thái giảm9,7%, Ringgit Malaysia giảm 2,5%, Đô – la Singapore giảm 1%) thì tỷ giá USD/VNDtiếp tục được duy trì ổn định.
Hình 2.5 Tỷ giá trung tâm từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2021
Nguồn: SBV
Đến cuối tháng 12/2021, tỷ giá trung tâm USD/VND chỉ tăng 0,06% so với cuốinăm 2020 Thanh khoản ngoại tệ trên thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp
pháp của người dân, doanh nghiệp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời Ngày 10/3/2021,
tỷ giá trung tâm ở mức 23.204 VND/USD, tăng 0,32% so với mức cuối năm 2020 Tỷgiá bình quân liên ngân hàng ở mức 23.051 VND/USD, giảm –0,17% so với cuối năm
2020 (Hồng Anh, 2021)
Năm là, NHNN đã điều hành đồng bộ, chủ động và linh hoạt các công cụ CSTT
phối hợp chặt chẽ các CSTK và các CSKTVM khác nhằm bảo đảm kiểm soát và giảmthiểu áp lực gia tăng lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời triển khaihàng loạt các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, đồng hành với doanh nghiệp và ngườidân, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Trang 23NHNN trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành trong công tác điềuhành CSTT, giá hàng hóa dịch vụ, dự báo lạm phát, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chínhgiúp ổn định thanh khoản hệ thống, kiểm soát tiền tệ và tạo điều kiện để giảm lãi suấtTPCP 2 tháng đầu năm 2021, mặt bằng lãi suất TPCP tiếp tục xu hướng giảm khoảng0,1 – 0,19%/năm ở các kỳ hạn (Hồng Anh, 2021)
Hình 2.6 Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp từ đầu năm 2020 đến cuối năm
2021
Nguồn: laodong.vn
Nhìn chung, có 3 nguyên nhân lý giải cho đà giảm của lợi suất trái phiếu kỳ hạndài: (1) các NHTW vẫn cho thấy động thái nới lỏng CSTT nhằm hỗ trợ nền kinh tếphục hồi sau đại dịch, (2) Chính phủ luôn cho thấy nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, (3)TPCP vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tài sản thanh khoản, có mức sinh lời cốđịnh
Bên cạnh việc điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, NHNN còn chỉ đạo TCTDđồng hành cùng doanh nghiệp, người dân, triển khai hàng loạt các giải pháp hỗ trợkhách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; liên tục rà soát, chỉnh sửa để các biện pháp,chính sách hỗ trợ ngày càng thiết thực hơn, dễ tiếp cận và đi vào đời sống hơn, cụ thể:
Kịp thời sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2020/TT – NHNN ngày 13/3/2020 chophép TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm
Trang 24hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 (Thông tư số 03/2021/TT –NHNN ngày 02/4/2021 và Thông tư số 14/2021/TT – NHNN ngày 07/9/2021) qua đó
mở rộng quy mô, phạm vi đối tượng áp dụng các biện pháp hỗ trợ, kéo dài thời gian hỗtrợ đến tháng 6/2022
Hỗ trợ người sử dụng lao động trả lương ngừng việc cho người lao động Nhờ
đó, hàng nghìn lượt người lao động đã được hỗ trợ trả lương trong thời gian ngừng việc
từ các chương trình cho vay này, theo đó đợt hỗ trợ thứ nhất (kết thúc vào ngày31/01/2021) có 245 người sử dụng lao động vay để trả lương ngừng việc cho 11.276người lao động; đợt hỗ trợ thứ hai được tích cực triển khai kể từ tháng 7/2021, đến27/12/2021 có 2.311 đơn vị sử dụng lao động vay để trả lương cho 527.309 lượt ngườilao động
Tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines –VNA) theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ: NHNN đã banhành các quyết định tái cấp vốn tối đa 4.000 tỷ đồng cho 03 TCTD sau khi các TCTDnày cho VNA vay; đến ngày 27/12/2021, NHNN đã giải ngân tái cấp vốn 3.862,6 tỷđồng đối với 03 TCTD này
Tiếp tục thực hiện các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán chongười dân, doanh nghiệp với tổng số phí dịch vụ thanh toán mà NHNN và Napas giảm
để hỗ trợ nền kinh tế trong năm 2021 khoảng 1.557 tỷ đồng Nhờ đó, TCTD tiếp tụcgiảm, miễn phí dịch vụ thanh toán cho khách hàng; tăng cường các ứng dụng chuyểnđổi số, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, theo đó, bên cạnh các phương thứcthanh toán qua POS, ATM, chuyển khoản, Internet, mã QR thì từ năm 2021, NHNNtiếp tục cho phép các ngân hàng mở tài khoản trực tuyến thông qua công nghệ eKYC,triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán hàng hóa, dịch vụ có giá trịnhỏ (Mobile –Money), v.v
2.1.3 Đánh giá về chính sách tiền tệ trong đại dịch Covid – 19
2.1.3.1 Hiệu quả
CSTT với xu hướng nới lỏng có kiểm soát đã mang lại những kết quả nhất địnhđối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam là nước duy nhất trong ASEAN được