Luận văn : Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần May 10
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế nước ta đang phát triển theo hướng nền kinh tế hàng hóa nhiềuthành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, trong đósự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môitrường kinh doanh, trình độ quản lý của nhà quản trị… Trong đó, trình độ quản lýtài chính của nhà quản trị đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến tốc độphát triển, năng lực cạnh tranh cũng như sự bền vững của công ty Các quyết địnhcủa nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra có kịp thời và hợp lý hay không phục thuộc rấtnhiều vào chất lượng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.
Quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp chủ yếu dựa trên các báo cáo tàichính định kỳ của công ty: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báocao lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và các bảng phụ chú khác.
Việc thường xuyên phân tích tài chính sẽ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệpthấy rõ thực trạng hoạt động tài chính Từ đó có thể nhận ra được những mặt mạnh,mặt yếu của doanh nghiệp làm căn cứ để hoạch định chiến lược phát triển cho cácgiai đoạn tiếp theo Đồng thời, đề ra những giải pháp tài chính giúp nâng cao hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngày nay, trong điều kiện các quan hệ kinh tế được mở rộng, việc phân tíchtài chính không chỉ là mối quan tâm của riêng bản thân doanh nghiệp mà còn là củacác đối tượng có quan hệ với doanh nghiệp như các cổ đông, nhà đầu tư, các đốitác, nhà cho vay, các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thuế… Vì vậy, việcthường xuyên tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho các đối tượngliên quan nắm bắt được thực trạng tài chính doanh nghiệp, xác định được nguyênnhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính cũng như cáchoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra những quyếtđịnh tài chính kịp thời và hợp lý.
Trang 2Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động tài chính của các doanh nghiệp ViệtNam nói chung, cũng như tại công ty cổ phần May 10 hiện nay, công tác phân tíchtài chính chưa được coi trọng, một số nội dụng phân tích còn sơ sài, mang tính hìnhthức, chưa thể hiện được vai trò là cơ sở cho các quyết định của nhà quản lý.
Nhận thức được vấn đề này, qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần May
10, em quyết định nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại
công ty cổ phần May 10”
2 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:- Chương 1: Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phầnMay 10.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chínhtại công ty cổ phần May 10.
Trang 3CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNHDOANH NGHIỆP
1.1 Phân tích tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết của phân tích tàichính doanh nghiệp
Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổchức huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các phương pháp, công cụcho phép thu thập và xử lý các thông tin trong QLDN nhằm xem xét, kiểm tra, đánhgiá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của DN cũng như hiệu quả của quátrình hoạt động sản xuất KD giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính cócác quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
Thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ, kỹ thuật phân tích giúpcho người sử dụng thông tin có thể vừa đánh giá tổng hợp toàn diện khái quát, vừaxem xét một cách chi tiết hoạt động TCDN để qua đó có thể đánh giá chính xác sứcmạnh tài chính và triển vọng phát triển của DN Vì thế, phân tích tài chính mà trọngtâm là phân tích các báo cáo TCDN là mối quan tâm của rất nhiều đối tượng Mỗinhóm đối tượng này có nhu cầu thông tin khác nhau do vậy họ sẽ quan tâm đếnnhững khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của DN.
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý là lợi nhuận và sự phát triển bềnvững của DN Vì vậy, hơn ai hết các nhà quản lý cần đầy đủ thông tin để nhận biết,đánh giá khả năng và tiềm lực của DN, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh củaDN như thế nào có hiệu quả hay không, cơ cấu vốn, khả năng thanh toán thôngqua việc phân tích tài chính Đây chính là cơ sở để các nhà QLDN đưa ra các quyếtđịnh cần thiết có hiệu quả để thực hiện các mục tiêu của DN và là cơ sở để định
Trang 4hướng cho ban giám đốc, giám đốc tài chính xây dựng các kế hoạch đầu tư, dự báotài chính, kiểm soát các hoạt động của DN.
Đối với các nhà đầu tư
Các nhà đầu tư ở đây chính là các tổ chức và cá nhân giao vốn cho DN sửdụng và sẽ chấp nhận chịu chung mọi rủi ro mà DN gặp phải Thu nhập của họ baogồm: tiền chia lợi tức và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư, hai yếu tố chịu ảnh hưởngcủa lợi nhuận kỳ vọng của DN Đối với các nhà đầu tư lớn họ thường dựa vào cácnhà chuyên môn, các chuyên gia phân tích tài chính, các nhà nghiên cứu kinh tế tàichính để phát triển và làm dự báo về triển vọng phát triển của DN, đánh giá cổphiếu của DN, khả năng đảm bảo mức lợi tức mà họ yêu cầu Đối với các nhà đầutư hiện tại cũng như các nhà đầu tư tiềm năng thì mối quan tâm của họ trước hết làviệc đánh giá những đặc điểm đầu tư của doanh nghiệp Họ quan tâm tới an toàntrong đầu tư và mức lợi tức kỳ vọng được phản ánh thông qua điều kiện tài chínhcủa doanh nghiệp và tình hình hoạt động tài chính Các nhà đầu tư này quan tâm tớiphân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lời của DN, khả năng tăng trưởng vàphát triển của DN, những rủi ro mà DN có thể phải hứng chịu Thông qua đó để họđưa ra quyết định đầu tư một cách có hiệu quả nhất: có nên bỏ vốn đầu tư vào DNhay không, nếu đầu tư thì với khối lượng bao nhiêu và trong thời gian bao lâu?
Đối với người cho vay, nhà cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ, các cơquan quản lý nhà nước, và các đối tượng khác.
Người cho vay là các ngân hàng, các công ty tài chính, tổ chức tín dụng họphân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng Khi quyếtđịnh cho vay thì một trong những vấn đề mà người cho vay cần xem xét là DN thựcsự có nhu cầu hay không? khả năng trả nợ của DN như thế nào?
Đối với các nhà cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ, họ phải quyết định xemcó cho phép khách hàng sắp tới được mua trả chậm hàng hóa hay không, họ cầnthiết phải nắm thông tin về khả năng thanh toán của DN hiện tại cũng như trongtương lai ….
Trang 5Đối với các cơ quan quản lý nhà nước như cơ quan thuế, cơ quan đăng kýKD… Họ phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuấtKD, hoạt động tài chính tiền tệ của DN có đúng chính sách chế độ và luật phápkhông, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước để đề ra các biện pháp quản lýphù hợp
Người lao động cũng quan tâm đến các thông tin về tình hình TCDN để đánhgiá triển vọng của nó trong tương lai Những người đi tìm việc đều có nguyện vọngđược làm việc ở những công ty có triển vọng sáng sủa với tương lai lâu dài để hyvọng có mức lương tương xứng và chỗ làm việc ổn định Do vậy, một công ty cótình hình tài chính và tương lai ảm đạm đang đứng trên bờ vực phá sản sẽ không thuhút được người lao động Các đối thủ cạnh tranh cũng quan tâm đến khả năng sinhlợi, DTBH và các chỉ tiêu tài chính khác trong điều kiện có thể để tìm biện phápcạnh tranh với công ty Các thông tin về tình hình tài chính của DN nói chung cònđược cả các nhà nghiên cứu, các sinh viên kinh tế quan tâm phục vụ cho việcnghiên cứu và học tập của họ
Tuy các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của DN dưới những gócđộ khác nhau, song nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra các dòng tiềnmặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức LN tối đa Bởi vậy, việc phântích tình hình tài chính của các DN phải đạt được các mục tiêu nhất định sau:
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích chocác nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chínhkhác để giúp họ có những quyết định đúng đắn khi ra các quyết định đầu tư,quyết định cho vay.
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp cho các chủ công ty, các nhà đầutư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánhgiá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt vào, ra và tình hình sửdụng có hiệu quả nhất vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán củacông ty.
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp những thông tin về nguồn vốnchủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh
Trang 6doanh, sự kiện và các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoảnnợ của các công ty.
Tóm lại, phân tích tình hình tài chính của DN là một công việc có ý nghĩaquan trọng trong công tác quản trị DN Nó không chỉ có ý nghĩa đối với bản thânDN, mà còn cần thiết cho các chủ thể khác có liên quan đến DN.
1.2 Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp1.2.1 Quy trình phân tích tài chính
Để có được những thông tin đầy đủ chính xác cho người sử dụng thì phântích tài chính cần phải tổ chức thực hiện theo một quy trình hoàn thiện với nguồnthông tin đầy đủ, phương pháp và nội dung phân tích khoa học Quy trình phân tíchtài chính có thể thực hiện theo 4 bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch phân tích:
- Nội dung phân tích: cần xác định rõ các vấn đề được phân tích: có thể là toànbộ HĐTC hoặc chỉ là một số vấn đề cụ thể nào đó như cơ cấu vốn, khả năngthanh toán… Đây là cơ sở để xây dựng đề cương cụ thể để tiến hành phântích.
- Phạm vi phân tích: Có thể là toàn đơn vị hoặc một số đơn vị được chọn làmđiểm để phân tích, tùy yêu cầu và thực tiễn quản lý mà xác định nội dung vàphạm vi phân tích thích hợp.
- Thời gian ấn định trong kế hoạch phân tích bao gồm cả thời gian chuẩn bị vàthời gian tiến hành công tác phân tích.
- Trong kế hoạch phân tích cần phân công trách nhiệm cho các bộ phận trựctiếp thực hiện và bộ phận phục vụ công tác phân tích, cũng như các hìnhthức hội nghị phân tích nhằm thu thập nhiều ý kiến, đánh giá đúng thực trạngvà phát hiện đầy đủ tiềm năng giúp DN phấn đấu đạt kết quả cao trong kinhdoanh.
Bước 2: Thu thập và xử lý thông tin:
Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồnthông tin, từ thông tin trong nội bộ DN đến những thông tin bên ngoài, từ
Trang 7những thông tin số lượng đến những thông tin giá trị, từ những thông tinlượng hóa được đến những thông tin không lượng hóa được.
- Thông tin tài chính: Để có được nguồn thông tin này cần thu thập các kếhoạch tài chính chi tiết và tổng hợp, các báo cáo tài chính, báo cáo kế toánquản trị, các tài liệu kế toán chi tiết có liên quan.
- Thông tin phi tài chính: Sự phát triển của DN do tác động của nhiều nhân tốtrong và ngoài DN Phân tích tài chính là việc phân tích hướng tới tương laicủa DN Bởi vậy, ngoài các thông tin tài chính hiện tại và quá khứ, việc phântích TCDN phải sử dụng nhiều thông tin phí tài chính khác: thông tin về môitrường chung về kinh tế, chính trị, pháp luật…, thông tin về ngành mà DNđang hoạt động, thông tin về DN.
+ Các thông tin chung: là những thông tin về môi trường kinh tế, chínhtrị, luật pháp có liên quan đến cơ hội kinh doanh của một DN: sự tăngtrưởng hay suy thoái của một nền kinh tế, sự can thiệp của nhà nước vàohoạt động kinh doanh của DN, biện pháp giúp đỡ tài chính, chính sáchthuế, chính sách tiền tệ ….
+ Các thông tin theo ngành kinh tế ( theo lĩnh vực hoạt động): Đặt sự pháttriển của DN trong mối liên hệ với hoạt động chung của ngành kinhdoanh Nghiên cứu theo ngành cần thấy được đặc điểm kinh doanh củangành có liên quan đến: Sản phẩm, công nghệ, xu thế biến động củangành ( tăng trưởng, suy thoái hay bão hòa), áp lực trong cạnh tranh+ Các thông tin về DN:
* Đặc điểm hoạt động của DN, hình thức sở hữu vốn, hình thứchoạt động, thâm niên, quy mô của DN.
* Cơ cấu tổ chức: Giá trị của DN gắn bó chặt chẽ với giá trịcủa những người làm việc tại DN Đặc biệt DN nhỏ càng phụthuộc vào những người làm việc tại DN.
* Chủ doanh nghiệp: Cần tìm kiếm thông tin về phương diệncá nhân như tuổi, tình hình gia đình, nguồn gốc đào tạo, tráchnhiệm, nhân cách đạo đức, thái độ … Về người thừa kế như
Trang 8khung cán bộ hay sự hình thành ê kíp lãnh đạo, việc tuyển lựa đềbạt Về nhân viên như kết cấu lao động, trình độ lành nghề, bầukhông khí tập thể, việc thay thế nhân viên….
* Mục tiêu của nhà lãnh đạo: Mục tiêu tăng trưởng mạnhdoanh thu sẽ kéo theo tăng chi phí quảng cáo, tăng phải thu dotăng điều kiện ưu đãi để khuyến khích bán hang, tăng lượng hàngtồn kho để đáp ứng các đơn đặt hàng lớn….
* Sản phẩm của doanh nghiệp: Mặt hàng, chất lượng, vị trí củasản phẩm trên thị trường, mức độ đa dạng hóa sản phẩm trongdoanh nghiệp, chu kỳ sống của sản phẩm đó.
* Thị trường của các sản phẩm trong doanh nghiệp mang tínhchất quốc tế hay nội địa, thị phần mà doanh nghiệp chiếm lĩnhcũng như tính ổn định của thị trường….
* Chính sách của doanh nghiệp để tăng cường và bảo vệ vị trícủa mình: Chính sách dự trữ vật tư, hàng hóa, chính sách bánhàng, chính sách giá cả, chính sách khách hàng, chính sách quảngcáo…
Chất lượng công tác phân tích phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của cácthông tin thu thập được Bởi vậy, trước khi phân tích, nhà phân tích phải kiểm tratính hợp pháp của tài liệu chứa đựng thông tin (trình tự lập, ban hành, người lập,cấp thẩm quyền phê duyệt… ) cũng như độ tin cậy của nguồn thông tin thu thậpđược: tính nhất trí của cùng một thông tin kế toán trên các tài liệu khác nhau, tínhtrung thực hợp lý của các thông tin kế toán….
Phạm vi kiểm tra không chỉ giới hạn ở các tài liệu trực tiếp làm căn cứ phântích mà cả các tài liệu khác có liên quan, đặc biệt là các tài liệu gốc.
Bước 3: Xác định những biểu hiện đặc trưng:
Tính toán các tỷ số tài chính, lập các bảng biểu theo từng nội dung đã đặt ra,so sánh với các chỉ số kỳ trước, các chỉ số của ngành, của các doanh nghiệp kháctrong cùng một lĩnh vực hoạt động Trên cơ sở đó, đánh giá khái quát mặt mạnh,
Trang 9điểm yếu của doanh nghiệp, vạch ra những vấn đề, những trọng tâm cần được phântích.
- Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, dự báo xu hướng phát triển.
- Đề xuất các giải phát tài chính cũng như các giải pháp khác nhằm thực hiệnmục tiêu.
1.2.2 Tài liệu cơ bản được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể sửdụng các thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tinquan trọng bậc nhất Mặt khác, các doanh nghiệp còn có nghĩa vụ cung cấp nhữngthông tin kế toán cho các đối tác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Thông tin kếtoán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kế toán Phân tích tài chính đượcthực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính – được hình thành thông qua xử lý cácbáo cáo kế toán chủ yếu là: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báocáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
Bảng cân đối kế toán (balance sheet)
BCĐKT là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tàisản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản đó của DN tại một thời điểm nhất định.Kết cấu của BCĐKT gồm hai phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn
- Phần tài sản: Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu ở phần TS phản ánh sốTS hiện có của DN ở thời điểm lập báo cáo, còn xét về mặt pháp lý, nó phản ánhvốn thuộc quyền sở hữu hoặc quyền quản lý lâu dài của DN
- Phần nguồn vốn: Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu thuộc phần NV phảnánh các nguồn hình thành nên các TS của DN, còn xét về phương diện pháp lý,các chỉ tiêu này phản ánh trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với các đối
Trang 10tượng đầu tư vốn ( nhà nước, ngân hàng, cổ đông) cũng như với khách hàngthông qua công nợ phải trả
Nhìn vào bảng cân đối kế toán có thể nhận biết được loại hình doanh nghiệp,quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp
Báo cáo kết quả kinh doanh (profit and loss statement)
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh toàn bộ kết quảHĐKD của DN trong một thời kỳ nhất định và những nghĩa vụ mà DN phải thựchiện với nhà nước.
Dựa vào số liệu trên báo cáo KQKD, người sử dụng thông tin có thể kiểmtra, phân tích và đánh giá kết quả HĐKD của DN trong kỳ, so sánh với các kỳ trướcvà với các DN khác trong cùng ngành để nhận biết khái quát kết quả hoạt động củaDN trong kỳ và xu hướng vận động, nhằm đưa ra các quyết định quản lý, quyết địnhtài chính phù hợp
Báo cáo KQKD cho biết tình hình DT, chi phí và lợi nhuận của một DNtrong một kỳ kế toán đã qua.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow statement)
BCLCTT là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụnglượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Nếu BCĐKT cho biết những nguồn lực, của cải (tài sản) và nguồn hìnhthành của những tài sản đó và báo cáo KQKD cho biết thu nhập và chi phí phát sinhđể tính được kết quả lãi, lỗ trong một kỳ kinh doanh, thì BCLCTT được lập để trảlời các vấn đề liên quan đến các luồng tiền vào, ra trong DN, tình hình tài trợ, đầutư bằng tiền của DN trong từng thời kỳ.
Theo chuẩn mực kế toán 24 quy định: Một BCLCTT phải được chia thành baphần:
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Trang 11 Thuyết minh báo cáo tài chính (Descriptive financial statement)
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tàichính của DN, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt độngsản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của DN trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tàichính khác không thể trình bày chi tiết được Nội dung của báo cáo:
- Trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.
- Nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng.- Tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn.- Phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và kiến nghị của doanh nghiệp.
1.2.3 Phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biệnpháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trongvà bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổnghợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Về lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp nhưngthực tế người ta thường sử các phương pháp sau:
Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính doanhnghiệp Phương pháp này dùng để xây dựng xu hướng phát triển và mức độ biếnđộng của các chỉ tiêu phát triển.
Để có thể áp dụng phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện: phải cósự thống nhất về thời gian, không gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán nghĩalà các chỉ tiêu phải được tính trên cùng một khoảng thời gian hạch toán, phải cùngphản ánh một nội dung kinh tế, phải cùng một phương pháp tính toán, phải cùngmột đơn vị đo lường và các chỉ tiêu cần phải quy đổi về cùng một quy mô và điềukiện kinh doanh tương đương nhau.
Tùy theo từng mục đích phân tích mà nhà phân tích sẽ lựa chọn gốc so sánhcho phù hợp Gốc so sánh được lựa chọn có thể là gốc về mặt thời gian hoặc khônggian Tuỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch Giá trị so sánh
Trang 12có thể lựa chọn là số tương đối hoặc số tuyệt đối hoặc số bình quân Nội dung sosánh gồm:
- So sánh kỳ này với kỳ trước để thấy rõ hơn xu thế thay đổi về tình hình tàichính của doanh nghiệp Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong tronghoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- So sánh giữa số liệu thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu củadoanh nghiệp.
- So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu của doanh nghiệp khác hoặc vớisố liệu trung bình của ngành để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp làtốt hay xấu, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể,so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về sốtương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liêntiếp.
Đây là một phương pháp đơn giản, dễ tính toán, dễ thực hiện Sử dụngphương pháp này giúp cho các nhà phân tích đánh giá được vị thế của doanhnghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp, xem xét việc thực hiện kế hoạch đã đềra Thông qua đó nhà quản lý đưa ra được kế hoạch chiến lược hoạt động cho thờigian tới Tuy nhiên kết quả thu được khi sử dụng phương pháp này chưa phản ánhmột cách tổng quát nhất thực trạng tài chính của doanh nghiệp Do vậy khi tiếnhành phân tích tài chính nhà phân tích thường sử dụng phối hợp nhiều phươngpháp.
Phương pháp tỷ lệ
Là phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tàichính doanh nghiệp Để áp dụng phương pháp này cần xác định được các ngưỡng,các tỷ số tham chiếu Để đánh giá tình trạng tài chính của doanh nghiệp cần so sánhcác tỷ số của doanh nghiệp với tỷ số tham chiếu.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thànhcác nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạtđộng của doanh nghiệp Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về
Trang 13cơ cấu vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năngsinh lời.
Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ từng bộ phận củahoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau tùy theo giác độ phân tích,người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ cho mục tiêuphân tích của mình.
Phương pháp phân tích tài chính Dupont
Phương pháp Dupont được công ty Dupont của Mỹ đưa vào sử dụng trongphân tích tài chính lần đầu tiên vào khoảng chiến tranh thế giới thứ nhất Ngày nayđược sử dụng phổ biến trên toàn thế giới Phương pháp Dupont cho biết mối quanhệ tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính đặc trưng Từ một chỉ tiêu tổng thể tách thànhnhiều chỉ tiêu bộ phận Qua đó, nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhândẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp.
Hai tỷ lệ phổ biến được dùng để phân tích là ROA và ROE.
Ví dụ khi phân tích ROA:
ROA = LN (trước) sau thuế = LN (trước) sau thuế X DT và TN khác
ROA phụ thuộc vào 2 yếu tố: lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trêndoanh thu và hiệu suất sử dụng tổng tài sản Sự phân tích cho phép xác định đượcnguồn gốc làm tăng hay giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.2.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.4.1 Phân tích khái quát về môi trường kinh tế vĩ mô, môi trườngngành
Nhà phân tích phải phát hiện những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô,ngành nghề kinh doanh từ đó đánh giá sơ bộ về môi trường bên ngoài ảnh hưởng
Trang 14đến sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp như thế nào? Xác định xuhướng phát triển, nguy cơ cũng như cơ hội đối với doanh nghiệp.
1.2.4.2 Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các cânbằng trên bảng cân đối kế toán.
BCĐKT cho biết tình hình tài chính của DN tại những thời điểm nhất định,nó bao gồm hệ thống các chỉ tiêu tài chính phát sinh phản ánh từng nội dung tài sảnvà nguồn vốn Như vậy, dựa vào số liệu trên BCĐKT ta có thể phân tích được kếtcấu nguồn vốn và tài sản của DN xem xét sự tăng giảm của tài sản và nguồn vốn đểphân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.
Để phân tích kết cấu nguồn vốn và tài sản trước hết ta xem xét quy mô củatừng loại nguồn vốn và tài sản thông qua giá trị tuyệt đối của chúng, sau đó tính tỷtrọng của từng loại tài sản và nguồn vốn Qua đó đánh giá được cơ cấu của từng loạitài sản và nguồn vốn chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn Ta tính trên cả cột đầunăm và cuối kỳ để xem xét kết cấu nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp trongnăm có ổn định không Ta cũng có thể so sánh kết cấu nguồn vốn và tài sản củadoanh nghiệp qua một vài năm để xem xét cụ thể biến động của chúng qua cac năm.Căn cứ vào mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán, các nhà phân tích có thểphân tích được tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu sau:
Thứ nhất: Xác định vốn lưu động thường xuyên:
VLĐTX là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn Đâylà một phần vốn ổn định sử dụng cho việc tài trợ tài sản ngắn hạn.
Vốn lưu động thường xuyên được xác định theo 2 cách:
- Cách 1: Vốn lưu động thường xuyên=(Nguồn vốn dài hạn) – (Tài sản dàihạn)
- Cách 2: Vốn lưu động thường xuyên=(Tài sản ngắn hạn) – (Nguồn vốn ngắnhạn)
Trang 15Nếu VLĐTX>0, chứng tỏ công ty có một phần nguồn vốn dài hạn đầu tư chotài sản ngắn hạn, điều này đem lại cho công ty một nguồn vốn tài trợ ổn định, mộtdấu hiệu an toàn, một quyền độc lập nhất định.
Nếu VLĐTX<0, chứng tỏ công ty có một phần tài sản dài hạn được tài trợbằng nguồn vốn ngắn hạn, công ty kinh doanh với cơ cấu vốn rất mạo hiểm Donguồn vốn ngắn hạn chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, do vậy khi đến hạn DNcó thể lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, hoặc phải huy động vốn với chiphí cao, hay chấp nhận bán tài sản cố định của DN, thu hẹp quy mô tài sản Tuynhiên nếu rủi ro chưa xảy ra thì DN sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí sử dụngvốn.
Khi phân tích VLĐTX, ta so sánh VLĐTX giữa các kỳ để thấy được sự biếnđộng của nó.
Theo công thức 1, ta thấy VLĐTX chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố là nguồnvốn dài hạn và tài sản dài hạn Bất cứ sự biến động nào của VLĐTX đều cần lý dođể giải thích, cần đặc biệt chú ý đối với các trường hợp vốn dài hạn giảm, TSCĐgiảm hoặc TSCĐ tăng nhưng làm mất cân đối tình hình tài chính của công ty.
Thứ hai: Xác định nhu cầu vốn lưu động:
N/cVLĐ là nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình sản suất kinh doanh củacông ty nhưng chưa được tài trợ bởi bên thứ 3 (người bán, nhận thầu, ngân sách …)trong quá trình kinh doanh đó.
N/cVLĐ được xác định theo công thức:
Nhu cầu vốn lưu động=(Tài sản kinh doanh) – (Nợ kinh doanh)
Khi N/cVLĐ>0, tức là TSKD > NKD, cho thấy công ty có một phần tài sảnlưu động chưa được tài trợ bởi bên thứ 3.
Khi N/cVLĐ<0, tức là TSKD < NKD, chứng tỏ toàn bộ phần vốn chiếmdụng từ bên thứ 3 lớn hơn toàn bộ nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trìnhkinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba: Xác định vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền có thể được xác định theo 2 cách:
- Cách 1: Vốn bằng tiền = (Ngân quỹ có) – (Ngân quỹ nợ)
Trang 16VBT dương hay ngân quỹ có lớn hơn ngân quỹ nợ, chứng tỏ công ty chủđộng về vốn bằng tiền Ngược lại VBT âm thể hiện công ty bị động về VBT.
- Cách 2: Vốn bằng tiền = (Vốn lưu động thường xuyên) – (Nhu cầu vốn lưuđộng)
VBT>0, với N/cVLĐ dương chứng tỏ VLĐTX thỏa mãn N/cVLĐ Ngượclại, công ty có quá nhiều tiền do chiếm dụng được vốn từ bên thứ 3 nếu N/cVLĐâm.
VBT<0, N/cVLĐ>0, VLĐTX>0, chứng tỏ VLĐTX chỉ tài trợ được mộtphần N/cVLĐ, phần còn lại công ty phải dựa vào tín dụng ngắn hạn ngân hàng,phần này càng nhiều, doanh nghiệp càng phụ thuộc vào ngân hàng.
Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
Số liệu trên báo cáo KQKD cung cấp những thông tin tổng hợp về phươngthức kinh doanh, việc sử dụng các tiềm năng vốn, lao động kỹ thuật, kinh nghiệmcủa doanh nghiệp và chỉ ra rằng HĐKD đó đem lại lợi nhuận hay gây ra tình trạnglỗ vốn Nó không chỉ cung cấp số liệu về hoạt động kinh doanh mà DN đã thực hiệntrong kỳ mà còn dự báo các hoạt động của DN trong tương lai.
Thực chất, phân tích báo cáo kết quả HĐKD của DN là phân tích thu nhập vàchi phí.
Thứ nhất: Phân tích doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp:
Về mặt lý thuyết một DN thông thường cần có nguồn thu nhập chủ yếu,thường xuyên và ổn định là DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản thunhập khác từ hoạt động tài chính và hoạt động khác chỉ nên mang tính chất bổ sungcho hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ Khi phân tích DT, trước hết nhà phântích cần xác định rõ được nguồn gốc các khoản thu nhập trong kỳ của DN, từ đóđánh giá tầm quan trọng, sự ổn định cũng như khả năng tăng trưởng của chúngtrong tương lai Để làm được điều đó, nhà phân tích có thể tách riêng số liệu về DTvà thu nhập khác của DN từ báo cáo KQKD sau đó xác định tỷ trọng từng loại DThay thu nhập khác trong tổng số thu nhập của DN và có thể so sánh cơ cấu thu nhậpcủa năm hiện tại với các năm trước hay so sánh với cơ cấu thu nhập của doanhnghiệp khác cùng ngành.
Trang 17Thứ hai: Phân tích tình hình quản lý chi phí của DN:
Phân tích chi phí của DN để xem xét quá trình phát sinh chi phí, xác định tỷtrọng và xu hướng thay đổi các yếu tố chi phí để từ đó cắt giảm những chi phíkhông cần thiết nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm… Việc quản lý chiphí để làm căn cứ xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét mức độhiệu quả, mức độ tăng trưởng trong HĐKD của DN.
Phân tích chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh chúng ta chủ yếu sửdụng phương pháp so sánh So sánh chỉ tiêu kỳ này với kỳ trước để xem xét kết quảhoạt động kinh doanh của DN năm nay có tốt hơn năm trước không?
Thứ ba: Phân tích lợi nhuận:
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng trong HĐKD của DN Nó là chênh lệch giữadoanh thu và chi phí Một khi nhà phân tích đã hiểu rõ về sự thay đổi của doanh thuvà chi phí thì sẽ có thể đánh giá được sự thay đổi của lợi nhuận, biết được sự thayđổi đó là tốt hay xấu, phản ánh những thay đổi mang tính bản chất trong HĐKD củaDN hay chỉ là kết quả của những tác động mang tính ngoại lai, và triển vọng của nónhư thế nào
Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán là năng lực đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán của côngty Với dòng tiền đủ lớn, công ty có thể trang trải cho các nghĩa vụ tài chính, nhờ đókhông lâm vào tình trạng vỡ nợ hay kiệt quệ về tài chính.
Chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán phổ biến nhất là hệ số thanh toán ngắnhạn và hệ số thanh toán nhanh.
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn:Hệ số khả năng thanh toán
Tài sản ngắn hạnNợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đo lường khả năng mà các tài sảnngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn Nếu hệsố này cao có thể đem lại sự an toàn về khả năng thanh toán cao so với nghĩa vụphải thanh toán.
Trang 18Nếu gặp khó khăn tài chính, công ty có thể không còn khả năng thanh toánđúng hạn các khoản phải trả hoặc cần mở rộng hạn mức tín dụng tài ngân hàng Kếtquả là, nợ ngắn hạn sẽ tăng nhanh hơn tài sản ngắn hạn, chỉ số thanh toán ngắn hạncó thể giảm xuống Đây có thể là tín hiệu đầu tiên của sự trục trặc về tài chính Chỉsố này chỉ thể hiện khả năng thanh toán tại một thời điểm nhất định, vì vậy khinghiên cứu cũng cần phải tính toán, thống kê trong một khoảng thời gian đủ dài đểcó cái nhìn đầy đủ về lịch sử vận hành và phát triển của công ty Ngoài ra, cũng cóthể so sánh chỉ số này giữa các công ty trong cùng ngành để đánh giá hiệu quảtương đối của công ty.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh tương đối: Hệ số này đo lường khả
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng việc chuyển đổi các tàisản ngắn hạn không kể hàng tồn kho, do không phải lúc nào, nguyên vật liệu, thànhphẩm … hay quá trình từ dự trữ chuyển thành tiền cũng được diễn ra ngay nhanhchóng mà phải trải qua một thời gian nhất đinh.
Hệ số khả năng thanh toán
Tiền + ĐTTC ngắn hạn + Phải thuNợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này được đánh giá là tin cậy hơn chỉ tiêu khả năng thanh toán nợngắn hạn vì nó đã loại bỏ ra các tài sản chậm chuyển thành tiền Nhìn chung, cácchủ nợ thích cho vay đối với các công ty có chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1.
Hệ số khả năng thanh toán ngay: Trong một số trường hợp, tuy công ty có
hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh tươngđối cao nhưng vẫn có thể mất khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn do cáckhoản phải thu chưa thu hồi được Vì vậy, muốn biết khả năng thanh toán nhanh tứcthì của công ty tại thời điểm nghiên cứu, nhà phân tích có thể sử dụng chỉ tiêu khảnăng thanh toán ngay
Hệ số khả năng thanh toán
Tiền + ĐTTC ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Trang 19Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán ngay tức thì của công ty bằng tiềnvà các chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao, không bị chi phối bởi thờigian chuyển đổi hàng tồn kho và các khoản phải thu Chỉ tiêu này đánh giá chínhxác hơn khả năng thanh toán của công ty vì đã loại bỏ đi được các khoản phải thukhó đòi hoặc không thể thu hồi.
Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay:Hệ số khả năng thanh toán
Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay Chi phí lãi vay
Hệ số này nói lên trong kỳ doanh nghiệp đã tạo ra lợi nhuận gấp bao nhiêulần lãi phải trả tiền vay Thông thường hệ số này càng cao thì rủi ro mất khả năngthanh toán lãi tiền vay càng thấp và ngược lại
Ngoài ra để đánh giá khả năng thanh toán của DN có thể dung các chỉ tiêu:- Hệ số vòng quay khoản phải thu
- Hệ số vòng quay hàng tồn kho
Phương pháp phân tích chủ yếu là so sánh hệ số khả năng thanh toán củadoanh nghiệp giữa các kỳ khác nhau, hệ số khả năng thanh toán của DN với các DNkhác trong ngành, hệ số trung bình ngành Tuy nhiên, để có kết luận đúng về khảnăng thanh toán của doanh nghiệp cần phải có cách nhìn toàn diện, phải thấy đượcsự tác động của các nhân tố làm tăng hay giảm các chỉ tiêu.
Phân tích các chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
Cơ cấu tài chính đề cập tới việc công ty sử dụng nguồn tài trợ từ các khoảnvay thay cho vốn cổ phần Các tỷ lệ này được dùng để đo lường vốn góp của cácCSH với công ty so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với công ty và có ý nghĩaquan trọng trong phân tích tài chính Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số VCSH của côngty để xem xét mức độ tin tưởng vào sự đảm bảo an toàn cho chủ nợ về các món nợ.Nếu CSH công ty chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong sảnxuất kinh doanh chủ yêu do chủ nợ phải gánh chịu Mặt khác, bằng cách tăng vốnthông qua vay nợ, chủ công ty vẫn nắm được quyền kiểm soát và điều hành công ty,
Trang 20nếu công ty thu được lợi nhuận từ tiền vay lớn hơn chi phí sử dụng vốn thì lợinhuận dành cho chủ lợi nhuận sẽ gia tăng đáng kể.
Đòn bẩy tài chính là công cụ để khuếch đại tỷ xuất lợi nhuận trên vốn chủ sởhữu, khi doanh nghiệp làm ăn có lãi Thêm vào đó, vay nợ cũng là một hình thức tàitrợ vốn quan trọng, tạo lợi thế lá chắn thuế cho công ty vì chi phí lãy vay là mộtkhoản chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp Tuy nhiên khi doanhnghiệp sử dụng càng nhiều nợ thì càng có nguy cơ mất khả năng hoàn thành nghĩavụ trả nợ, dẫn tới các rủi ro tài chính và nguy cơ phá sản Khi sử dụng nợ, chủ nợ vàchủ sở hữu công ty có thể gặp phải những xung đột về quyền lợi Chủ nợ có thểmuốn công ty thực hiện các khoản đầu tư ít rủi ro hơn so với mong muốn của nhữngngười đầu tư vào cổ phiếu công ty Cơ cấu tài chính được tính toán như sau:
Hệ số nợ:
Hệ số nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn
Hệ số nợ nói lên trong tổng nguồn vốn của công ty, nguồn vốn từ bên ngoàilà bao nhiêu phần, hay trong tổng tài sản hiện có của công ty, có bao nhiêu phầnđược hình thành từ vốn vay nợ Hệ số này càng nhỏ thể hiện mức độ độc lập về tàichính của công ty càng cao và ngược lại.
Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sơ hữuTổng nguồn vốn
Hệ số này dùng để đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồnvốn của doanh nghiệp Nếu hệ số nợ càng thấp thì hệ số tự tài trợ càng cao và ngượclại.
Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạnVốn chủ sơ hữu
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của DN đối với chủ nợ Chỉ tiêu này càngcao thì rủi ro của DN càng tăng Chỉ tiêu này cao hay thấp cũng tùy theo từng ngànhhoạt động, những ngành có tỷ trọng tài sản cố định lớn thường có chỉ số này cao.
Trang 21Tuy nhiên theo kinh nghiệm, để hạn chế rủi ro tài chính, thường người cho vay chấpnhận chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 hay nợ dài hạn không vượt quá nguồn vốn chủ sở hữu.Khi chỉ tiêu này càng gần 1, doanh nghiệp càng ít có khả năng được vay thêm cáckhoản vay dài hạn.
Hệ số tự tài trợtài sản dài hạn =
Vốn chủ sơ hữuTài sản dài hạn bình quân
Tỷ suất này lớn hơn 1, thể hiện khả năng tài chính vững mạnh Ngược lại,nếu nhỏ hơn 1 có nghĩa là có 1 phần tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốnvay, nợ Nếu nguồn vốn đó là nguồn vốn ngắn hạn thì doanh nghiệp đang sử dụngcơ cấu vốn mạo hiểm.
Phân tích chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản
Nhóm chỉ tiêu này được tính cho một thời kỳ thường là 1 năm dương lịchhoặc năm tài chính, cho thấy công ty khai thác và sử dụng các nguồn lực hiệu quảnhư thế nào Nhóm chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân:
Vòng quay khoản phải thu = DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụCác khoản phải thu bình quân
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phảithu thành tiền mặt của công ty Thông thường vòng quay các khoản phải thu cànglớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh, công ty ít bị chiếm dụngvốn và ngược lại Tuy nhiên không phải lúc nào vòng quay tăng cũng tốt và giảm làkhông tốt, phân tích biến động của doanh thu thuần và các khoản phải thu bình quântrong kỳ để có được cách nhìn nhận đúng đắn.
Kỳ thu tiền bình quân = Vòng quay các khoản phải thuSố ngày trong kỳ phân tích
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để chuyển các khoản nợcủa khách hàng thành tiền Kỳ thu tiền bình quân tỷ lệ nghịch với vòng quay các
Trang 22khoản phải thu Thông thường, kỳ thu tiền trung bình ngắn thì càng tốt, nó thể hiệnthời gian công ty bị chiếm dụng vốn ngắn
- Vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bánHàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, trong kỳ hàng tồnkho luân chuyển được bao nhiêu vòng, thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp Vòng quay hàng tồn kho thấp, thể hiện tốc độ luân chuyển hàng tồn khochậm, tăng ứ đọng vốn ở hàng tồn kho, giảm hiệu quả sử dụng vốn, làm tăng nhucầu vốn lưu động trong khi quy mô kinh doanh không thay đổi, làm giảm khả năngthanh toán nhanh tương đối.
Giai đoạn hàng tồn kho bắt đầu từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua nguyênvật liệu, sản xuất xong sản phẩm cho đến quá trình lưu thông để bán sản phẩm.
Số ngày một vòng quay
Số ngày kỳ phân tíchVòng quay tồn kho bình quân
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:Hiệu suất sử dụng
tài sản cố định =
DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụTài sản cố định bình quân
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định phản ánh trong một kỳ, một đồng tài sản cốđịnh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Thông thường, hệ số này càng caophản ánh sức sản xuất của tài sản cố định hiệu quả Tuy nhiên, hệ số này cao nhưnglà do doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất là không tốt.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Hiệu suất sử dụng
tổng tài sản =
DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụTổng tài sản bình quân
Trang 23Chỉ tiêu này thể hiện trong kỳ, một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng thunhập Thông thường hệ số này càng cao chứng tỏ công ty sử dụng càng hiệu quả tàisản của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại.
Phân tích khả năng sinh lợi
Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanhvà hiệu năng quản lý công ty.
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu = Lợi nhuận X 100%Doanh thu
Tỷ suất này thể hiện trong 100 đồng doanh thu mà công ty thu được trong kỳcó bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ suất này càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp càng tốt Tỷ suất này được dùng để phản ánh khả năng sinh lời toànbộ hoạt động, khả năng sinh lời hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời hoạt độngbán hàng.
- Khả năng sinh lời tổng tài sản:
Tỷ suất lợi nhuận trước thuếtrên tổng tài sản (ROA) =
Lợi nhuận (trước) sau thuế
X 100%Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất này thể hiện trong 100 đồng tài sản hiện có tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế điều chỉnh
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
X 100%Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này phản 100 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập trước thuếvà lãi vay Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lờicủa một đồng vốn đầu tư Vì nguồn vốn công ty sử dụng để tài trợ cho hoạt độngsản xuất kinh doanh bao gồm cả vốn của chủ sở hữu và chủ nợ.
- Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế X 100%Vốn chủ sở hữu bình quân
Trang 24 Phân tích cơ bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bước 1: Đánh giá xem nguồn thu và chi bằng tiền chủ yếu từ hoạt động kinhdoanh, hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính.
Các nguồn tiền chính của một công ty có thể thay đổi theo giai đoạn tăngtrưởng của nó Trong dài hạn thì công ty phải tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh.Nếu dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty liên tục bị âm thì công tycần phải vay tiền hoặc phát hành cổ phiếu (hoạt động tài chính) để tài trợ cho phầnthiếu hụt Nhưng cuối cùng thì các nhà tài trợ vốn này cũng phải nhận lại được tiềnnhờ hoạt động kinh doanh, nếu không họ sẽ không tiếp tục cấp vốn cho doanhnghiệp Tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh có thể được dùng cho hoạt độngtài chính và hoạt động đầu tư Nếu công ty có những cơ hội kinh doanh hoặc cơ hộiđầu tư khác tốt thì sử dụng tiền cho hoạt động đầu tư, nếu không thì nên trả lại vốncho các nhà cấp vốn tức là hoạt động tài chính Tóm lại phải xác định được dòngtiền thu và chi chính của doanh nghiệp là gì? , lưu chuyển tiền thuần từ hoạt độngkinh doanh có dương hay không và có đủ để tài trợ chi phí đầu tư hay không?
Bước 2: Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ hoạt động kinhdoanh.
Nhà phân tích cần tìm hiểu các nhân tố quan trọng nhất quyết định dòng tiềntừ hoạt động kinh doanh Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp giántiếp, ta có thể xem xét sự tăng, giảm của các khoản phải thu, tồn kho, phải trả, … đểbiết xem công ty đang tạo ra tiền hay phải chi tiền cho hoạt động kinh doanh và tạisao.
Trang 25Việc so sánh giữa lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh với lợinhuận sau thuế cho ta thấy chất lượng của lợi nhuận Nếu một công ty có lợi nhuậnsau thuế lớn mà dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh kém thì đó có thể là mộtdấu hiệu của chất lượng lợi nhuận thấp.
Tóm lại, cần phải xem xét các yếu tố: Những nhân tố chính quyết định dòngtiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cao hơn hay thấphơn lợi nhuận sau thuế, lý do, và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có ổn địnhkhông?
Bước 3: Đánh giá nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.Trong phần hoạt động đầu tư, nhà phân tích cần đánh giá từng khoản mụcmột Mỗi khoản mục đều thể hiện hoặc là nguồn tiền, hoặc là sử dụng tiền củadoanh nghiệp Điều này cho phép ta hiểu được xem tiền đang được thu hay chi chohoạt động gì.
Nếu công ty thực hiện một khoản đầu tư lớn, ta cần biết xem tiền đầu tưđược lấy từ đâu, từ hoạt động kinh doanh hay hoạt động tài chính.
Bước 4: Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ hoạt động tàichính.
Trong phần này nhà phân tích cần xem xét từng khoản mục để hiểu đượcxem công ty đang thu hút vốn hay hoàn trả vốn, cũng như bản chất của nguồn vốnlà gì Nếu mỗi năm công ty đều vay nợ thêm thì ta cần cân nhắc tới thời điểm đáohạn nợ là bao giờ Phần này cũng cho biết lượng cổ tức được chi trả cùng giá trị củacổ phiếu quỹ mà công ty mua lại Đây chính là các cách thức hoàn trả vốn khácnhau cho chủ sở hữu của công ty.
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân tích của công ty
1.2.5.1 Nhân tố khách quan
Về phía nhà nước
Để có thể thực hiện được chức năng, vai trò điều tiết, định hướng và quản lýcác hoạt động kinh tế ngày càng đa dạng, nhà nước cần thiết phải ban hành một hệthống các quy phạm pháp luật để có thể điều chỉnh một bộ phận lớn và đặc thù các
Trang 26hoạt động và quan hệ xã hội Đối với lĩnh vực tài chính kinh tế, nhà nước cần banhành các chính sách, chế độ có tính chuẩn mực Trong điều kiện đó, báo cáo tàichính được nhà nước quy định theo một số chuẩn mực nhất định và có tính chất bắtbuộc Một số loại hình báo cáo tài chính tùy theo điều kiện của mỗi công ty có thểcó tính chất bắt buộc hoặc không đối với các công ty.
Báo cáo tài chính được nhà nước quản lý rất chặt chẽ theo cấp và được xácđịnh thống nhất về phương pháp lập, phương pháp tính, thời gian lập và gửi… Cácthông tin kế toán trên báo cáo tài chính phải có tính chất xác thực và có cơ sở.
Các công ty thực hiện tốt quá trình phân tích tài chính phải lập đầy đủ vàchính xác các báo cáo tài chính Nếu chính sách của nhà nước nói chung và chínhsách kinh tế tài chính nói riêng chưa hoàn thiện thì sẽ có sự ảnh hưởng tới công tácphân tích tài chính doanh nghiệp.
Đặc điểm của công ty
Đặc điểm của công ty ảnh hưởng không nhỏ tới quản trị tài chính công ty.Mỗi ngành kinh doanh có đặc điểm về mặt kinh tế và kỹ thuật ngành khác nhau.Tính chất ngành kinh doanh ảnh hưởng tới quy mô của vốn sản xuất kinh doanh, dođó có ảnh hưởng tới phương pháp phân tích tài chính công ty.
Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trước hết đến nhucầu sử dụng vốn và doanh thu tiêu thụ sản phẩm Những công ty sản xuất có chu kỳngắn thì nhu cầu vốn ngắn hạn giữa các thời kỳ trong năm thường không có biếnđộng lớn, công ty cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, điều đó giúp chocông ty dễ dàng đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũng như cho công tytrong quá trình tổ chức nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh Những công ty sản xuấtsản phẩm có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, phải ứng ra một lượng vốn ngắn hạntương đối lớn, công ty hoạt động trong ngành sản xuất có tính thời vụ, thì nhu cầuvốn ngắn hạn giữa các quý trong năm thường có sự biến động, tiền thu về bán hàngcũng không được đều, tình hình thanh toán chi trả cũng thường gặp khó khăn hơn.
Ngoài ra, môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên ngoàicó ảnh hưởng đến mọi hoạt động của công ty
Trang 27Sự ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến mứcdoanh thu của công ty, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu về vốn kinh doanh Nhữngbiến động này của nền kinh tế có thể gây ra những rủi ro trong kinh doanh mà cácnhà phân tích tài chính công ty phải lường trước, những rủi ro đó có thể ảnh hưởngtới các khoản chi phí trả lãi tiền vay hay thuê nhà xưởng, máy móc, thiết bị hay việctìm nguồn tài trợ.
1.2.5.2 Nhân tố chủ quan
Quyết định của nhà quản trị công ty
Điều này cũng có ảnh hưởng đến chính sách tài chính của công ty, bởi mụcđích của nhà quản trị công ty là lợi nhuận Nếu những người lãnh đạo của công tyquan tâm đến các chỉ tiêu trong quá trình phân tích tài chính, có sự quản lý chặt chẽthường xuyên thì công tác phân tích tài chính của công ty sẽ có hiệu quả tốt Cácthông tin trong báo cáo tài chính sẽ trung thực, chính xác, đáp ứng được đòi hỏi,yêu cầu của nhà quản lý Từ đó, nhà quản lý sẽ có thêm những cơ hội đầu tư mớimang lại hiệu quả cao đối với công ty.
Trình độ của cán bộ công nhân viên
Cán bộ, công nhân viên là những người trực tiếp tiến hành công tác phân tíchbáo cáo tài chính công ty Nếu những cán bộ có đầy đủ những năng lực và chuyênmôn nhất định thì việc phân tích tài chính sẽ được diễn ra thuận lợi Các chỉ tiêu,các nhận xét đánh giá cũng được quan tâm đúng mức.
Nếu cán bộ, công nhân viên có ý thức trách nhiệm trong quá trình phân tíchtài chính thì công tác phân tích tài chính sẽ hợp lý, chính xác và hiệu quả.
Nếu cán bộ phân tích tài chính là người có đạo đức nghề nghiệp, thì công tácphân tích tài chính sẽ phản ánh được trung thực các số liệu tài chính của công ty,giúp cho nhà quản trị cũng như các đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính côngty có thể đưa ra được các quyết định đầu tư đúng đắn.
Cơ sở vật chất
Ngoài các yếu tố trên, cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng là một nhân tố ảnhhưởng tới công tác phân tích tài chính công ty Cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết vàhữu ích nhất, đó là các hệ thống phần mềm máy tính được sử dụng trong công tác
Trang 28phân tích tình hình tài chính Nếu có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại thì công ty cókhả năng giảm bớt được khối lượng công việc, tiết kiệm thời gian, công sức trongquá trình phân tích
Như vậy, để quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp đạt hiệu quả thì côngty cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phân tích đó.
Đây là những nền tảng lý luận cần thiết và quan trọng, làm cơ sở cho nhữngnghiên cứu của khóa luận về thực trạng và giải pháp để hoàn thiện công tác phântích tài chính của công ty cổ phần May 10 trong những chương tiếp theo.
Trang 29CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀICHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần may 10
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tiền thân của công ty may 10 ngày nay, là các xưởng may quân trang đượcthành lập ở các chiến khu trong toàn quốc từ năm 1946 để phục vụ trong khángchiến chống pháp.
Từ năm 1954, sau khi kháng chiến thắng lợi, các xưởng may từ Việt Bắc,Khu Ba, Khu Bốn, liên Khu Năm và Nam Bộ tập hợp về Hà nội thành xưởng may10 thuộc cục quân nhu -Tổng cục hậu cần- Bộ quốc phòng Với nhiệm vụ chủ yếu làmay quân trang cho bộ đội với chất lượng cao và nhiều loại quân trang cho các binhchủng của quân đội.
Tháng 2 năm 1961, do yêu cầu phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5năm lần thứ nhất, xí nghiệp may 10 chuyển từ Bộ Quốc Phòng sang Bộ CôngNghiệp Nhẹ quản lý Nhiệm vụ của xí nghiệp là sản xuất theo kế hoạch của BộCông Nghiệp Nhẹ nhưng mặt hàng chủ yếu vẫn là may quân trang cho bộ đội(chiếm tới 90- 95% tổng sản lượng may mặc của công ty) và sản xuất các mặt hàngcho xuất khẩu và dân dung (5- 10%).
Tháng 1 năm 1964, May 10 lại một lần nữa chuyển đổi, chịu sự quản lý củaBộ Nội Thươhg với nhiệm vụ sản xuất gia công hàng may mặc phục vụ cho xuấtkhẩu theo Nghị Định Thư giữa Việt Nam - Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âuđồng thời sản xuất hàng may mặc phục vụ cho xuất khẩu.
Năm 1971, xí nghiệp May 10 lại quay về chịu sự quản lý chỉ đạo của BộCông Nghiệp Nhẹ với nhiệm vụ may quân trangcho quân đôị và gia công xuất khẩuhàng may mặc.
Sang năm 1975, xí nghiệp May 10 chuyển sang bước ngoặt mới trong nhiệmvụ sản xuất kinh doanh là chuyên làm hàng may xuất khẩu Có thể nói đây là điểmkhởi đầu cho sự phát triển về sau của xí nghiệp May 10 Những năm sau đó, xí
Trang 30nghiệp liên tục xuất sang thị trường các nước XHCN từ 4-5 triệu áo sơ mi có chấtlượng cao.
Tháng 8 năm 1990, Liên Xô cũ tan rã và khối XHCN - Đông Âu sụp đổ liêntục đã làm cho các ngành hàng xuất khẩu của nước ta đứng trước những khó khănlớn Thị trường quen thuộc của xí nghiệp may 10 mất đi, hàng loạt các đơn đặthàng, các hợp đồng bị huỷ bỏ hoặc không được thanh toán khiến xí nghiệp May 10cũng như một số xí nghiệp khác khốn đốn và có nguy cơ bị phá sản Trước tình hìnhđó, xí nghiệp May 10 phải tìm hướng giải quyết ngay những khó khăn về thị trường,mạnh dạn chuyển sang thị trường "khu vực 2" Bên cạnh đó, xí nghiệp thực hiệngiảm biên chế, đầu tư đổi mới 2/3 thiết bị cũ, lạc hậu bằng các thiết bị mới hiện đại.Các bạn hàng mới được thiết lập, khó khăn từng bước được tháo gỡ, các sản phẩmcủa xí nghiệp từng bước chiếm lĩnh được thị trường trong nước, vươn tới các thịtrường khó tính khác như Đức, Pháp,Nhật Bản, Mỹ
Trước những đòi hỏi của thị trường may mặc trong nước cũng như trên thếgiới, ngày 14/1/1992 với quyết định số 1090/TCLĐ của Bộ Công Nghiệp Nhẹ, xínghiệp May 10 đã chuyển đổi tổ chức, phát triển thành công tyMay 10 thuộc Tổngcông ty dệt may Việt nam
Với tên giao dịch Việt Nam : Công Ty May 10Tên giao dịch quốc tế : GARMENT COMPANY 10Tên viết tắt : GARCO 10
Tổng số vốn của công ty : 20 tỷ VNĐTrong đó : Vốn cố định 17 tỷ VNĐ Vốn lưu động 3 tỷ VNĐ
Trụ sở chính: Thị trấn Sài Đồng - Gia Lâm - Hà Nội
Sau khi phát triển thành công ty, khả năng sản xuất của công ty tăng lênnhanh chóng, thể hiện ở cả số lượng sản phẩm tăng, số lao động tăng, số xí nghiệpliên doanh liên kết tăng.
Đến năm 2004, công ty chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công tycổ phần do nhà nước nắm cổ phần chi phối theo quyết định số 105/2004/QĐ-BCNcủa bộ trưởng bộ công nghiệp
Trang 31Tên giao dịch: Garment 10 Joint Stock Company Tên viết tắt: Garco 10
Giấy chứng nhận ĐKKD: số 0103006688 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành
phố Hà Nội cấp
Vốn điều lệ: 54.000.000.000 đồng Trong đó tỷ lệ cổ phần của Nhà nước
chiếm 51%, bán cho người lao động trong công ty 49%.
Cho đến nay, công ty May 10 trực tiếp chỉ đạo quản lý nhiều xí nghiệpthành viên và tham gia vào các liên doanh, liên kết khác.Với dây chuyền sản xuấthiện đại, cơ sở vật chất khang trang, kết quả kinh doanh năm sau cao hơn nămtrước, uy tín của công ty trên thị trường ngày càng được củng cố Công ty May 10đang thực sự trên đà phát triển mạnh mẽ.
Hệ thống thành viên:
Xí nghiệp Veston 1 Xí nghiệp may 5Xí nghiệp Veston 2 Xí nghiệp Veston 3
Xí nghiệp may Vị Hoàng Xí nghiệp may Đông HưngXí nghiệp may Hưng Hà Xí nghiệp may Thái HàXí nghiệp may Hà Quảng Xí nghiệp may Phù ĐổngXí nghiệp may Bỉm Sơn
Trang 32Sơ đồ: Mô hình tổ chức quản lý và sản xuất:
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Văn phòng Phòng chất
lượng Phòng kỹ
thuật Phòng kế
toán tài chính Phòng kinh
doanh Chi nhánh Phòng kế
hoạch
Các XNTV -
PX phụ trợ và các
công ty LD
Trường đào tạoBan đầu tư
và phát triển
Trang 332.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty
Việc chuyển xí nghiệp May 10 cho đến nay là công ty cổ phần may 10 khôngchỉ là thay đổi một tên gọi mà quan trọng hơn có sự thay đổi về chức năng, cơ cấucủa bộ máy điều hành, thay đổi cả tư duy và hình thức hoạt động của doanh nghiệp.Hiện nay, bộ máy tổ chức của công ty gồm nhiều phòng và kinh doanh rất hiệu quả.Mỗi phòng có một chức năng khác nhau.
Đứng đầu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là Tổng giám đốc - ngườinhận vốn, đất đai, tài nguyênvà các nguồn lực khác do Công ty giao để quản lý vàsử dụng theo mục tiêu và nhiệm vụ được giao, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn vàphát triển vốn Giúp việc cho Tổng giám đốc là ba phó Tổng giám đốc, được quyềnthay mặt Tổng giám đốc giải quyết các công việc khi Tổng giám đốc vắng mặt.Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình.Được Tổng giám đốc uỷ quyền đàm phán và ký kết một số hợp đồng kinh tế vớikhách hàng trong và ngoài nước.
* Phòng kế hoạch:
Là bộ phận tham mưu của cơ quan Tổng giám đốc quản lý công tác kế hoạchvà xuất nhập khẩu, công tác cung cấp vật tư sản xuất, soạn thảo và thanh toán cáchợp đồng Xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị để đảmbảo hoàn thành kế hoạch cuả Công ty, tổ chức tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu.
* Phòng kinh doanh:
Là bộ phận tham mưu cho cơ quan Tổng giám đốc tổ chức kinh doanhthương mại tại thị trường trong và ngoài nước, công tác cung cấp vật tư, trang thiếtbị theo yêu cầu, đầu tư phát triển và phục vụ kịp thời cho sản xuất.
Nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo giới thiêu sảnphẩm.
Đàm phán ký hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, đặt hàng sản xuấtvới phòngkế hoạch.
Trang 34Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may mặc và các hàng hoá khác theoquy định của Công ty tại thị trường trong và ngoài nước nhằm đáp ứng yêu cầu sảnxuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả kinh tế cao.
* Phòng kỹ thuật:
Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc quản lý công tác kỹthuật công, kỹ thuật cơ điện, công tác tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng phụcvụ sản xuất các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới, nghiêncứu đổi mới máy móc thiết bị theo yêu cầu của công nghệ nhằm đáp ứng sự pháttriển kinh doanh của Công ty.
* Ban đầu tư phát triển:
Ban đầu tư phát triển xây dựng và quản lý công trình là đơn vị nghiệp vụ vềxây dựng cơ bản, có chức năng tham mưu cho cơ quan Tổng giám đốc về quyhoạch, đầu tư phát triển Công ty Lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công vàgiám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản Bảo dưỡng, duy trì các công trìnhxây dựng vật kiến trúc trong Công ty.
* Phòng tài chính kế toán:
Có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác tài kế toán của Công ty nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chếđộ chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
* Phòng chất lượng:
Tham mưu giúp việc cho cơ quanTổng giám đốc trong công tác quản lý toànbộ hệ thống chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002, duy trì vàđảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả.
Trang 35Kiểm tra, kiểm soát chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sảnxuất để sản phẩm xuất xưởng đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định.
2.2 Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần may 10
2.2.1 Tổ chức công tác phân tích tài chính
Công ty Cổ phần may 10 là công ty hạch toán kinh tế độc lập Tại các chinhánh trực thuộc Công ty đều có kế toán riêng biệt thực hiện nhiệm vụ kế toán tổnghợp kết quả tình hình kinh doanh của đơn vị sau đó trình lên phòng kế toán tài chínhtại Công ty Tại phòng tài chính kế toán từng nhân viên phụ trách từng mảng kếtoán riêng biệt, cuối cùng kế toán trưởng sẽ tổng kết toàn bộ các báo cáo chi tiết củanhân viên để soạn báo cáo tổng hợp trình lên Giám đốc Quy trình phân tích tàichính tại Công ty cổ phần may 10 được tiến hành như sau:
- Chuẩn bị cho công tác phân tích tài chính:
Các báo cáo tài chính của Công ty được lập hàng quý, nửa năm và theo từngnăm do đó việc phân tích tài chính tại Công ty được tiến hành đồng thời với việc lậpbáo cáo Tổng giám đốc là người chỉ định kế toán trưởng trực tiếp phụ trách côngtác phân tích tài chính trong Công ty, kế toán trưởng tổ chức các bộ phận thực hiệnphân tích sau đó tổng hợp đưa ra đánh giá để trình lên Ban giám đốc Hiện nay mộtsố công tác kế toán đã được chia nhỏ xuống các phân xưởng như kế toán tiền lương,kế toán nguyên vật liệu… nhằm giảm khối lượng công việc cho phòng tài chính kếtoán, dễ dàng trong kiểm tra kiểm soát, phân chi trách nhiệm cho từng cán bộ kếtoán, nâng cao chất lượng thông tin thu thập.
- Thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Xử lý thông tin, tiến hành phân tích:
Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin cơ bản của Công ty, cán bộ phân tíchsẽ xử lý thông tin và tiến hành phân tích Hiện tại Công ty đang sử dụng 2 phươngpháp phân tích tài chính cơ bản là: phương pháp tỷ lệ và phương pháp so sánh.Việc
Trang 36vận dụng các phương pháp này vào phân tích tài chính mới chỉ ở mức thấp và ởphạm vi rất thông dụng Nội dung phân tích: tổng tài sản, cơ cấu nguồn vốn, cơ cấutài sản, tài sản lưu động, tài sản cố định, doanh thu, lợi nhuận, khả năng thanhtoán… so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước, so sánh với số liệu kế hoạch.
- Báo cáo kết quả phân tích:
Kế toán trưởng tổng hợp kết quả phân tích, lập báo cáo phân tích đưa ra nhậnxét đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, việc thực hiệnso với kế hoạch đây là cơ sở để Ban giám đốc đưa ra những quyết định về tài chínhvà các quyết định về hoạt động kinh doanh, dựa vào đó lập các kế hoạch kinhdoanh, kế hoạch tài chính trong quý tới, năm tới và các chiến lược dài hạn.
2.2.2 Các nội dung phân tích tài chính của Công ty Cổ phần may 10
2.2.2.1 Phân tích khái quát về môi trường kinh tế vĩ mô, môi trườngngành
Năm 2008 và năm 2009 là những năm khó khăn của nền kinh tế thế giới nóichung và Việt Nam nói riêng Các nền kinh tế lớn chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộckhủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ, phải đến cuối năm 2009, kinh tếthế giới mới có dấu hiệu phục hồi Khủng hoảng kinh tế thế giới cũng tác động rõnét đến nền kinh tế nước ta Chúng ta đã phải đối mặt với những khó khăn về vấn đềthanh khoản của hệ thống tín dụng, lãi suất ngân hàng cao, những cơn sốt giá lươngthực, vàng và năng lượng, thị trường chứng khoán tiếp tục bị sụt giảm, kim ngạchxuất khẩu sụt giảm mạnh… Mặc dù vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng thấp hơnnhiều so với các năm trước, tăng trưởng kinh tế năm 2008 là 6,23%, năm 2009 là5.3% Dự báo năm 2010 Việt Nam sẽ phục hồi đà tăng trưởng nhanh, là điểm đầu tưhấp dẫn của nguồn vốn FDI Trong năm 2008 và 2009, chính phủ cũng đã đưa ranhiều chính sách hỗ trợ đúng đắn đề hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của suythoái toàn cầu, các chính sách hỗ trợ tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua góikích thích kinh tế trị giá 1 tỷ USD, đẩy mạnh cải cách pháp lý, thu hút nhà đầu tư….Theo các nhà phân tích trong những năm tiếp theo, chính phủ sẽ tiếp tục các gói hỗtrợ gián tiếp cho nền kinh tế, đảm bảo đà tăng trưởng Tuy nhiên, do việc ngày hội
Trang 37nhập càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới nên trong những năm tiếp theo doanhnghiệp cần phải có những chiến lược đúng đắn để tận dụng các cơ hội, cũng nhưphòng ngừa những nguy cơ để phát triển.
Đối với ngành dệt may, năm 2008 và 2009 cũng là những năm vô cùng khókhăn Do khủng hoảng kinh tế thế giới, nên khối lượng xuất khẩu của ngành giảmmạnh, nhiều hợp đồng bị hủy bỏ, hoặc không có khả năng thành toán, bên cạnh đóbị sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nước ngoài: Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia…., chỉ đến giữa năm 2009 tình hình xuất khẩu mới được cải thiện Theo Chủ tịchHiệp hội dệt may Việt Nam: Sang năm 2010, dự báo ngành dệt may sẽ có thuận lợihơn nên xây dựng kế hoạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD, tăng 14,1% so với mức thựchiện năm 2009 Và càng những năm về sau, tốc độ tăng trưởng mặt hàng này sẽcàng cao hơn.Vì vậy các doanh nghiệp trong ngành phải có những chiến lược đúngđắn để nâng cao năng suất, chất lượng nhằm phát triển nhanh, bền vững.
2.2.2.2 Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Phân tích bảng cân đối kế toán
Bảng 2.1: Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của Công ty ĐV: VNĐ
sốTM12/31/20091/1/2009Chênh lệch
Tỷ lệ(%)A.TÀI SẢN NGẮN HẠN10092,802,634,752114,235,648,810(21,433,014,058)(18.76)
1.Hàng tồn kho141 V.0444,975,740,35528,387,193,227 16,588,547,12858.44V.Tài sản ngắn hạn khác 1504,801,104,9129,857,842,007(5,056,737,095)(51.30)
2.T GTGT được KT1523,598,635,8219,422,816,422 (5,824,180,601)(61.81)
Trang 385.TSNH khác1581,076,458,491435,025,585 641,432,906147.45B.TÀI SẢN DÀI HẠN20093,152,830,70367,349,768,69125,803,062,01238.31
I.Các KPT DH21025,728,36145,764,061(20,035,700)(43.78)
1.PTDHKH21125,728,36145,764,061 (20,035,700)(43.78)II.Tài sản cố định22078,535,998,39056,996,426,30121,539,572,08937.79
sốTM12/31/20091/1/2009Chênh lệch
Tỷ lệ(%)A.NỢ PHẢI TRẢ30073,231,906,44772,713,304,087518,602,3600.71I.Nợ ngắn hạn31072,798,481,64269,363,325,1623,435,156,4804.95
4.Vay và nợ dài hạn334 V.202,923,843,501 (2,923,843,501)(100.00)
6. Dự phòng trợ cấp
mất việc làm 336 433,424,805 426,135,424 7,289,3811.71
Trang 39B.VỐN CHỦ SỞ HỮU400112,723,559,008108,872,113,4143,851,445,5943.54I.Vốn chủ sở hữu410 V.22110,077,554,380107,952,289,6312,125,264,7491.97
1.Quỹ KT,PL4312,646,004,628919,823,783 1,726,180,845187.66
-TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN430185,955,465,455181,585,417,5014,370,047,9542.41
( Nguồn : Phòng tài chính kế toán công ty)
- Phân tích sự biến động của tài sản:
Qua bảng phân tích ta nhận thấy quy mô tài sản của Công ty vào thời điểm1/1/2009 là 181,585 triệu đồng, 31/12/2009 là 185,995 triệu đồng, như vậy đến cuốikỳ tổng tài sản DN tăng 4,370 triệu đồng tương ứng 2,41% so với đầu kỳ Trong đó:
Tài sản ngắn hạn: Thời điểm đầu kỳ: 114,235 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
62.91% cơ cấu tài sản, tài sản dài hạn chiếm 37,09% cơ cấu tài sản Thời điểm cuốikỳ tài sản dài hạn giảm xuống còn 92,802 triệu đồng, chiếm 49.92% tổng tài sản.Như vậy giảm so với đầu kỳ là 21,433 triệu đồng, chênh lệch tương đối là 18.76%.Trong khi tổng tài sản của DN tăng, tài sản ngắn hạn giảm nên làm giảm mạnh tỷtrọng của tài sản ngắn hạn trong cơ cấu tài sản Nguyên nhân của sự biến động nàychủ yếu do các yếu tố: Tiền và tương đương tiền giảm mạnh là 21,165 triệu đồng(53.38%), thông qua bản thuyết minh ta biết được mức giảm này chủ yếu do khoảntiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ giảm18,827 triệu đồng Các khoản phải thu giảm11,799 triệu đồng (32.49%), mặc dù hàng tồn kho tăng mạnh 16,588 triệu đồngtương đương với tỷ lệ tăng 58.44% nhưng tài sản ngắn hạn vẫn giảm Điều này cóthể chấp nhận được do trong những tháng đầu năm 2008, nền kinh tế thế giới chưarơi vào khủng hoảng rõ rệt nên Công ty vẫn có thể đẩy mạnh xuất khẩu, ký được