1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Sông Đà 11 (2008)

98 376 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 799 KB

Nội dung

Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Sông Đà 11 (2008)

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, kinh tế nước ta đã có nhiềuthay đổi tích cực Song song với sự thay đổi về kinh tế, các doanh nghiệp cũngđã tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn trong việc quản lý tài chính nhằm đạthiệu quả kinh doanh ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu khắc nghiệt của thị trường.Vì vậy, sự hoàn thiện của chế độ kế toán mới mang lại thuận lợi rất lớn cho cácdoanh nghiệp trong việc áp dụng một cơ chế quản lý khoa học và hiệu quả, đồngthời là một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý vĩ mô của nhà nước Trong các khâu quản lý tại doanh nghiệp có thể nói công tác quản lý hạchtoán TSCĐ là một trong những mắt xích quan trọng nhất của doanh nghiệp.TSCĐ không chỉ là điều kiện cơ bản, là nền tảng của quá trình sản xuất kinhdoanh trong doanh nghiệp mà thực chất trong doanh nghiệp TSCĐ thườngchiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số tài sản, vốn doanh nghiệp Giá trị tài sản ảnhhưởng đến chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện khoahọc phát triển như hiện nay, giá trị tài sản ngày càng lớn thì yêu cầu quản lý sửdụng ngày càng chặt chẽ, khoa học và hiệu quả hơn Nên trong những năm qua,vấn đề nâng cao hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ đặc biệt được quan tâm Đốivới một doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ màcòn phải biết khai thác hiệu quả nguồn TSCĐ hiện có Do vậy, một doanhnghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý thích đáng và toàn diện đối với TSCĐ ,đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TSCĐ kết hợp với việc thường xuyên đổi mớiTSCĐ.

Kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu nằm trong hệ thống quản lýTSCĐ của một doanh nghiệp Kế toán TSCĐ cung cấp những thông tin hữu íchvề tình hình TSCĐ của doanh nghiệp trên nhiều góc độ khác nhau Dựa trênnhững thông tin ấy, các nhà quản lý sẽ có những phân tích chuẩn xác để ranhững quyết định kinh tế Việc hạch toán kế toán TSCĐ phải tuân theo các quy

Trang 2

định hiện hành của chế độ kế toán tài sản Để chế độ tài chính kế toán đến đượcvới doanh nghiệp cần có một quá trình thích ứng nhất định Nhà nước sẽ dựavào tình hình thực hiện chế độ ở các doanh nghiệp, tìm ra những vướng mắc đểcó thể sửa đổi kịp thời.

Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là công ty Nhà nước được cổ phần hóa, hoạtđộng trong lĩnh vực xây lắp TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sảnxuất kinh doanh của công ty Do đặc thù của ngành sản xuất kinh doanh, cácTSCĐ được sử dụng tại công ty hầu hết là các loại máy móc thiết bị thi công.Trong những năm qua, công ty đã mạnh dạn đầu tư vốn vào các loại TSCĐ đặcbiệt là các loại máy móc thiết bị thi công, đồng thời từng bước hoàn thiện quátrình hạch toán kế toán TSCĐ.

Hiểu được tầm quan trọng của TSCĐ, từ những hiểu biết của bản thân trongquá trình thực tập tại công ty Cổ phần Sông Đà 11 cùng sự hướng dẫn tận tìnhcủa cô giáo: “Lê Thị Thanh” và sự giúp đỡ tào điều kiện của các cô chú, anh chị

phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 11, em đã chọn đề tài: “HoµnthiÖn c«ng t¸c kÕ to¸n TSC§ t¹i c«ng ty Cæ phÇn S«ng §µ 11” làm chuyên đề

thực tập tốt nghiệp của mình.

Ngoài lời nói đầu, chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 chương:

Chương 1: Những lý luận chung về kế toán TSCĐ trong doanh nghiệpsản xuất.

Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phầnSông Đà 11.

Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toánTSCĐ tại công ty Cổ phần Sông Đà 11.

Do thời gian thực tập, nghiên cứu ở công ty và hiểu biết về kế toán TSCĐ chưathật nhiều nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mongđược sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các thầy, các cô về nội dung cũng nhưhình thức để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Trang 3

Sinh viên thực tập

Nguyễn Minh Thu

Trang 4

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam thì TSCĐ của doanh nghiệp được chiathành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình:

TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắmgiữ, sử dụng cho sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện ghi nhận TSCĐ TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác địnhđược giá trị sử dụng cho sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho cácđơn vị khác thuê phù hợp với điệu kiện ghi nhận TSCĐ vô hình.

Theo quyết định số 206 ngày 12/12/2003 thì tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ hữuhình và vô hình đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sảnđó.

- Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy.- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.

- Giá trị của TS phải đạt 10.000.000 đồng trở lên

Trang 5

Với TSCĐ vô hình thì khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanhcũng bị hao mòn do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và do những hạn chế vềmặt pháp luật … giá trị của TSCĐ vô hình cũng được chuyển dịch dầndần, từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.3 Vai trò của TSCĐ

Cacmac đã từng nói: “ các thời đại kinh tế được phân biệt với nhau khôngphải bởi vì nó sản xuất cái gì mà bởi nó sản xuất như thế nào và bằng những tưliệu lao động nào … TSCĐ là hệ thống xương cốt của nền sản xuất xã hội.”Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại và quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần tập trung trước hết vào giải quyết cácvấn đề cơ khí hóa, điện khí hóa và tự động hóa các quá trình sản xuất, là điềukiện quan trọng tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốcdân

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, một vấn đề có tính sống còn đượcđặt ra đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là uy tín, chất lượng sảnphẩm Để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, chúng ta phải có máy móc,thiết bịhiện đại, quy trình công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu sản xuất và chế tạo sảnphẩm Mặt khác, TSCĐ thể hiện một cách tương đối chính xác quy mô, năng lựcsản xuất và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp.

Có thể nói TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng và có ý nghĩa to lớnvới các doanh nghiệp sản xuất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Cải tiến, hoànthiện, đổi mới sử dụng có hiệu quả TSCĐ là nhân tố quyết định đến sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung.

1.1.4 Yêu cầu quản lý TSCĐ.

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự tiến bộ nhanh chóngcủa khoa học kỹ thuật TSCĐ là một bộ phận chủ yếu biểu hiện năng lực sảnxuất của doanh nghiệp Quản lý tốt TSCĐ là tiền đề, điều kiện để nâng cao hiệu

Trang 6

quả sản xuất kinh doanh Chính vì vậy mà việc quản lý TSCĐ phải được đảmbảo được các yêu cầu quản lý sau:

Về mặt hiện vật: Cần phải kiểm tra chặt chẽ việc bảo quản, tình hình sửdụng TSCĐ ở doanh nghiệp Trên cơ sở đó có kế hoạch sử dụng hợp lý cácTSCĐ, có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời.

Về mặt giá trị: Phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn, việc thu hồi vốnđầu tư ban đầu để tái sản xuất TSCĐ trong doanh nghiệp Đảm bảo việc thu hồiđầy đủ, tránh thất thoát vốn đầu tư.

1.1.5 Nhiệm vụ của kế toán trong công tác quản lý sử dụng TSCĐ.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý trên, kế toán TSCĐ phải thực hiện tốt các nhiệmvụ sau:

- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủkịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tănggiảm và di chuyển của TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sátchặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ

- Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, tínhtoán, phân bổ chính xác số khấu hao và chi phí sản xuất kinh doanh trongkỳ.

- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa, dự toán sửa chữa TSCĐ, phản ánh chínhxác chi phí sửa chữa, kiểm tra lại việc thực hiện kế hoạch sửa chữa và dựtoán chi phí sửa chữa TSCĐ.

- Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ, tham gia đánhgiá lại TSCĐ khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sửdụng TSCĐ ở doanh nghiệp.

1.2 PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ TSCĐ.1.2.1 Phân loại TSCĐ.

Trong các doanh nghiệp TSCĐ rất đa dạng, phong phú về chủng loại và nguồnhình thành Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ cần thiết

Trang 7

phải phân loại TSCĐ Mặt khác, việc phân loại đúng TSCĐ là cơ sở để tiến hànhchính xác công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo về TSCĐ để tổ chức quản lývà sử dụng TSCĐ thích ứng với vị trí và vai trò của từng TSCĐ từng loại TSCĐđáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp.

1.2.1.1Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện.

Theo cách phân loại này toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 2loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.

- TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể như nhà

xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật kiến trúc Những tài sảnnày có thể là từng đơn vị tài sản hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phậntài sản được liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhấtđịnh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng

xác định được giá trị do doanh nghiệp nắm giữ và sử dụng trong sảnxuất… phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

1.2.1.2Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu.

-TSCĐ tự có của doanh nghiệp: Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của

doanh nghiệp Những tài sản này được hình thành từ các nguồn vốn: được cấp,vay, liên doanh, tự chủ …

- TSCĐ thuê ngoài: là những tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh

nghiệp mà doanh nghiệp đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định.Căn cứvào tính chất của nghiệp vụ thuê TSCĐ ( mức độ, chuyển giao rủi ro, lợi ích )thì tiếp tục được phân thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.

+ TSCĐ thuê tài chính: Là những tài sản đi thuê nhưng doanh nghiệp có quyền

kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê TSCĐ thuêtài chính được coi là tài sản của doanh nghiệp, được phản ánh trên bảng cân đối

Trang 8

kế toán và doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng và tính khấu hao nhưcác TSCĐ tự có của doanh nghiệp.

+ TSCĐ thuê hoạt động: Là TSCĐ thuê không thỏa mãn bất cứ điều khoản nào

của hợp đồng thuê tài chính Bên đi thuê chỉ được quản lý và sử dụng trong thờihạn hợp đồng và phải hoàn trả bên cho thuê khi kết thúc hợp đồng.

1.2.1.3Phân loại TSCĐ theo hình thái sử dụng kết hợp với đặc trưng kỹthuật.

Theo cách phân loại này căn cứ vào tình hình sử dụng thì TSCĐ của doanhnghiệp được chia thành:

- TSCĐ đang dùng cho mục đích kinh doanh: Đó là những TSCĐ dùng

cho mục đích kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp Theo quy định TSCĐnày phải tính khấu hao.

Trong mỗi loại căn cứ vào đặc trưng chia thành các loại nhỏ.

-TSCĐ đang dùng cho mục đích phúc lợi, dự án, sự nghiệp: TSCĐ loại này

không phải tính khấu hao.

- TSCĐ giữ hộ, cất hộ: theo quy định của cấp có thẩm quyền - TSCĐ chờ xử lý

+ TSCĐ không cần dùng + TSCĐ chờ thanh lý

1.2.2 Đánh giá TSCĐ.

Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền theo những nguyên tắcnhất định là căn cứ cho việc ghi sổ kế toán Đánh giá TSCĐ là điều kiện cầnthiết để hạch toán TSCĐ, trích khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐtrong doanh nghiệp Xuất phát từ những lý do đó TSCĐ được đánh giá theonguyên giá và giá trị còn lại

1.2.2.1Đánh giá theo nguyên giá TSCĐ

Trang 9

Nguyên giá TSCĐ ( giá trị ban đầu ) : là toàn bộ các chi phí bình thường vàhợp lý mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản đó và đưa TSCĐ đó vào vị trísẵn sàng sử dụng

Đối với TSCĐ thuê ngoài:

Nguyên giá TSCĐ= Giá mua thuần thương mại (đã khấu trừ các khoản giảmgiá )

Cộng (+) thuế xuất nhập khẩu (nếu có)

Cộng (+) thuế GTGT (nếu doanh nghiệp không phải nộp thuế, hoặc mua vềđể sản xuất loại hàng không chịu thuế GTGT)

Cộng (+) thuế trước bạ (nếu có)

Cộng (+) lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa đưa TSCĐ vào sử dụng.Cộng (+) chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, lưu kho, lắp đặt, chạy thử(có tải, không tải)

TSCĐ loại đầu tư xây dựng:

Nguyên giá TSCĐ loại đầu tư xây dựng (cả tự làm và thuê ngoài) là giáquyết toán công trình xây dựng theo quy định tại điều lệ quản lý đầu tư vàxây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có) TSCĐ loại được cấp, được điều chuyển đến

Nguyên giá TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến… bao gồm: giá trị cònlại trên sổ kế toán của TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giátrị theo đánh giá của hội đồng giao nhận và các chi phí tân trang; chi phí sửachữa; chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)… mà bên nhận tài sản phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.

TSCĐ loại được cho, được biếu, được tặng, nhận góp vốn liên doanh,nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa…

Nguyên giá TSCĐ loại được cho, được biếu, được tặng, nhận góp vốn liêndoanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa … bao gồm: giá trị theo đánh giáthực tế của hội đồng giao nhận; các chi phí tân trang, sửa chữa TSCĐ; các

Trang 10

chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có) … màbên nhận phải chi ra trước khi đưa vào sử dụng.

Trang 11

1.2.2.2Đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ.

Giá trị còn lại của TSCĐ: là phần giá trị của TSCĐ chưa chuyển dịch vào giá

trị của sản phẩm sản xuất ra.Giá trị còn lại của TSCĐ được tính như sau: Giá trị còn lại = Nguyên giá – Hao mòn lũy kế

Trường hợp nguyên giá TSCĐ được đánh giá lại, giá trị còn lại của TSCĐ saukhi đánh giá được điều chỉnh theo công thức sau:

1.3 KẾ TOÁN CHI TIẾT TSCĐ.

TSCĐ trong doanh nghiệp là tài sản có giá trị lớn cần được quản lý đơn chiếc.Để phục vụ cho công tác quản lý kế toán phải ghi theo từng đối tượng ghiTSCĐ Vì vậy kế toán chi tiết TSCĐ là công việc không thể thiếu trong quản lýTSCĐ Thông qua kế toán chi tiết TSCĐ, kế toán sẽ cung cấp những chi tiếtquan trọng về cơ cấu, tình hình phân bổ TSCĐ, số lượng, tình hình kỹ thuật …để doanh nghiệp cải tiến, trang bị, phân bổ chính xác khấu hao, nâng cao tráchnhiệm vật chất trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ.

Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ bao gồm: Đánh số (ghi số hiệu TSCĐ)

Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản Tổ chức kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán.

1.3.1 Đánh số TSCĐ.

Đánh số TSCĐ là việc quy định cho mỗi TSCĐ có một số hiệu theo nhữngnguyên tắc nhất định, đảm bảo thống nhất trong phạm vi toàn doanh nghiệp.Mỗi doanh nghiệp có cách đánh số riêng, phù hợp với điều kiện cụ thể của mìnhcần đảm bảo được yêu cầu: số hiệu TSCĐ phải thể hiện được loại, nhóm và đốitượng ghi từng TSCĐ riêng biệt.

Ví dụ cách đánh số TSCĐ:

Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại

Giá trị còn lại của TSCĐ được đánh giá

Giá trị đánh giá lại của TSCĐNguyên giá của TSCĐ

Trang 12

- Dùng chỉ số La Mã kết hợp với bảng chữ cái

- Dùng dãy số tự nhiên hoặc dùng hệ thống tài khoản kế toán(mã hóa).

1.3.2 Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng.

Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng nhằm xác định và gắn trách nhiệm sử dụngtài sản với từng bộ phận, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụngTSCĐ.

Tại các nơi sử dụng TSCĐ(phòng ban, phân xưởng …) sử dụng “sổ TSCĐtheo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong phạm vi bộphận quản lý Doanh nghiệp có thể sử dụng mẫu sổ này trong “hệ thống kế toándoanh nghiệp” ban hành năm 1995.

1.3.3 Kế toán chi tiết TSCĐ tại bộ phận kế toán.

Tại bộ phận kế toán của doanh nghiệp, kế toán sử dụng “ thẻ TSCĐ” và “sổTSCĐ” toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ.

Thẻ TSCĐ: do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp.

Thẻ được thiết kế thành các phần để phản ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐ, cácchỉ tiêu về giá trị: nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại Căn cứ để ghi thẻTSCĐ là các chứng từ tăng, giảm TSCĐ Ngoài ra để theo dõi việc lập thẻTSCĐ doanh nghiệp có thể lập sổ đăng kí thẻ TSCĐ.

Sổ đăng kí thẻ TSCĐ: sau khi lập thẻ TSCĐ, kế toán cần đăng ký thẻ vào Sổ

đăng ký thẻ TSCĐ nhằm dễ phát hiện khi thẻ bị thất lạc.

Sổ TSCĐ: được mở theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ của từng

doanh nghiệp Mỗi loại TSCĐ có thể được dùng riêng một sổ hoặc một trang sổ Căn cứ để ghi vào Thẻ TSCĐ, Sổ TSCĐ theo từng đơn vị sử dụng là các chứngtừ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ và các chứng từ gốc có liên quan.

1.4 KẾ TOÁN TỔNG HỢP TĂNG GIẢM TSCĐ.1.4.1 Các tài khoản sử dụng chủ yếu.

Trang 13

- TK 211 - TSCĐ hữu hình: được sử dụng để phản ánh số hiện có và tìnhhình tăng, giảm TSCĐ hữu hình, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệptheo nguyên giá.

TK 211 được mở thành các TK cấp 2 sau:- TK 2111- Nhà cửa, vật kiến trúc.- TK 2112- Máy móc thiết bị.

- TK 2113- Phương tiện vận tải, truyền dẫn.- TK 2114- Thiết bị, dụng cụ quản lý.

- TK 2115- Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm.- TK 2118- TSCĐ khác.

- TK 212 – TSCĐ thuê tài chính: phản ánh giá trị hiện có và tình hình biếnđộng toàn bộ TSCĐ đi thuê tài chính của doanh nghiệp.

- TK 213- TSCĐ vô hình: được sử dụng để phản ánh số hiện có và tìnhhình tăng, giảm TSCĐ vô hình, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.TK 213 được mở thành các tài khoản cấp 2 sau:

- TK 2131- Quyền sử dụng đất.- TK 2132- Quyền phát hành.

- TK 2133- Bản quyền, bằng sáng chế.- TK 2134- Nhãn hiệu hàng hóa.

Trang 14

Kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan (hóa đơn, phiếu chi, giấy báonợ…) lập biên bản giao nhận TSCĐ, căn cứ vào biên bản kế toán ghi sổtùy theo từng trường hợp cụ thể:

- Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

Nợ TK 211, 213 (Nguyên giá TSCĐ)

Nợ TK 113- Thuế GTGT được khấu trừ (1132) Có TK 111, 112, 331, 341…Tổng giá thanh toán- Nếu thuế GTGT không được khấu trừ hoặc TSCĐ không chịu thuế

Nợ TK 211,213 (Nguyên giá TSCĐ)

Có TK 111, 112, 331, 341… Tổng giá thanhtoán

+ Trường hợp mua theo phương thức trả chậm, trả góp:Khi mua TSCĐ bàn giao cho bộ phận sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 211, 213 (Nguyên giá theo giá mua trả ng Nợ TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ)

Nợ TK 142, 242 (Chênh lệch tổng số thanh toán – giá mua trả tiềnngay)

Có TK 331 (Tổng số tiền thanh toán) Trường hợp TSCĐ do bàn giao.

Căn cứ vào giá trị quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, kế toán xácđịnh giá trị TSCĐ và ghi:

Nợ TK 211, 213 (Nguyên giá TSCĐ được xác định theo giá quyếttoán)

Có Tk 241 – XDCB dở dang

Trường hợp TSCĐ tự chế, tự sản xuất Khi sử dụng sản phẩm do doanh

nghiệp tự chế tạo để chuyển thành TSCĐ hữu hình sử dụng cho hoạt độngsản xuất kinh doanh:

Trang 15

Nợ TK 632 (Giá thành sản xuất thực tế) Có TK 155 (Xuất kho thành phẩm)

Có TK 154 (Sản xuất xong chuyển sử dụng ngay)Đồng thời ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình:

Nợ TK 211 – Nguyên giá

Có TK 512 (Theo giá thành sản xuất thực tế) Có TK 154 (Chi phí lắp đặt chạy thử)

Thuế GTGT phải nộp và được khấu trừ, kế toán ghi:

Nợ TK 133 (1332) (Thuế GTGT được tính theo giá bán thôngthường)

Có TK 333 (3331)

Việc đầu tư mua sắm, xây dựng TSCĐ liên quan đến việc sử dụng các nguồnvốn của doanh nghiệp Do vậy, đồng thời với việc ghi các bút toán tăngTSCĐ như trên căn cứ vào quyết định sử dụng nguồn vốn để đầu tư choTSCĐ của doanh nghiệp, kế toán phải hạch toán điều chỉnh nguồn vốn nhưsau:

(+) Nếu TSCĐ mua sắm, xây dựng được tài trợ bằng quỹ đầu tư phát triển,kế toán ghi:

Nợ TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển (Theo nguyên giá TSCĐ) Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh

(+) Nếu TSCĐ do mua sắm, xây dựng được tài trợ bằng quỹ phúc lợi sử dụngcho sản xuất kinh doanh:

Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng phúc lợi (4312- Quỹ phúc lợi) Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh

(+) Nếu TSCĐ đó được dùng cho hoạt động phúc lợi tập thể, kế toán ghi: Nợ TK 4312- Quỹ phúc lợi

Có TK 4313- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ Trường hợp TSCĐ được cấp, được điều chuyển.

Trang 16

- Trường hợp TSCĐ được Nhà nước cấp, được điều chuyển từ đơn vị khác,nhận góp vốn liên doanh…và được sử dụng cho mục đích kinh doanh:

Nợ TK 211, 213

Có TK 411 (Nguồn vốn kinh doanh)

- Trường hợp TSCĐ được cấp, được điều chuyển trong nội bộ Công ty, tùytheo hình thức tổ chức công tác kế toán của đơn vị mà hạch toán như sau:+ Nếu doanh nghiệp tổ chức công tác kế toán tập trung thì đơn vị điềuchuyển và đơn vị nhận TSCĐ ghi sổ chi tiết tài sản theo đơn vị sử dụng đểphản ánh TSCĐ tăng, giảm của từng đơn vị.

+ Nếu doanh nghiệp tổ chức công tác kế toán phân tán thì đơn vị nhận TSCĐcăn cứ vào biên bản nhận TSCĐ ghi:

Nợ TK 211, 213 (Nguyên giá theo sổ kế toan của đơn vị điều chuyển) Có TK 214 (Hao mòn TSCĐ)

Có TK 411 (Giá trị còn lại của TSCĐ)

1.4.2.2Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ.

Kế toán giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình, vô hình.

Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ, kế toán ghi giảm nguyên giá TSCĐ vàphản ánh giá trị còn lại của TSCĐ như một khoản chi phí khác, kế toán ghi: Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (phần giá trị đã hao mòn) Nợ TK 811 – Chi phí khác (phần giá trị còn lại)

Trang 17

Phản ánh chi phí thanh lý TSCĐ: Căn cứ vào chứng từ kế toán liên quan, kếtoán ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Số khấu hao đã trích)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Số chênh lệch đánh giá lại nhỏ hơngiá trị còn lại của TSCĐ)

Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệchdo đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát)

Trang 18

- Hàng năm căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ đem góp vốn,kết toán phân bổ trở lại số doanh thu chưa thực hiện được vào thu nhậpkhác trong kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch dođánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát)

Có TK 711 – Thu nhập khác (Phần doanh thu chưa thựchiện được phân bổ cho 1 năm)

- Trường hợp hợp đồng liên doanh kết thúc hoạt động, hoặc bên góp vốnchuyển nhượng phần vốn góp liên doanh cho đối tác khác, kết chuyểntoàn bộ khoản chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ khi góp vốn còn lại (đangphản ánh ở bên Có TK 3387) sang thu nhập khác, kế toán ghi:

Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch dođánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát) Có TK 711 – Thu nhập khác

1.5 KẾ TOÁN KHẤU HAO VÀ HAO MÒN TSCĐ.

Trong quá trình sử dụng, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khácnhau TSCĐ của doanh nghiệp bị hao mòn Hao mòn TSCĐ là sự giảm sút vềgiá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do TSCĐ tham gia vào quá trình hoạtđộng của doanh nghiệp và do nguyên nhân khác TSCĐ bị hao mòn dưới haihình thức: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

Hao mòn hữu hình của TSCĐ: là sự giảm sút về mặt giá trị và giá trị sử

dụng của TSCĐ do các TSCĐ đã tham gia vào hoạt động sản xuất kinhdoanh và do các nguyên nhân tự nhiên.

Hao mòn vô hình của TSCĐ: là sự giảm sút thuần túy về mặt giá trị của

TSCĐ do nguyên nhân tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra.

Đối với những TSCĐ được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp phần giá trị hao mòn của chúng được chuyển dịch vào giátrị của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được tạo ra Phần giá trị hao mòn đó

Trang 19

được gọi là khấu hao TSCĐ Như vậy về bản chất, giá trị khấu hao TSCĐchính là phần giá trị của TSCĐ bị hao mòn và chuyển dịch vào chi phí sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khấu hao TSCĐ: là việc chuyển dịch phần giá trị hao mòn TSCĐ trong quá

trình sử dụng vào giá trị sản phẩm sản xuất ra theo các phương pháp tínhtoán thích hợp

Mục đích của khấu hao là nhằm tích lũy vốn để tái sản xuất giản đơn vàmở rộng TSCĐ Bộ phận giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sảnphẩm.

1.5.1 Tính khấu hao TSCĐ.

Việc tính khấu hao TSCĐ ở doanh nghiệp hiện nay được thực hiện theo quyếtđịnh số 206 ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính.

Phạm vi (nguyên tắc) khấu hao:

+ Các TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải tínhkhấu hao, mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinhdoanh trong kỳ Trừ TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng.

+ TSCĐ không phải khấu hao.

+ Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc tròntháng TSCĐ tăng, giảm, ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh (đưa vào cấttrữ theo quy định Nhà nước, chờ thanh lý, nhượng bán …) được trích khấu haohoặc thôi trích khấu hao ngay trong tháng đấy.

+ Những tài sản không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì khôngphải trích khấu hao, những TSCĐ này theo quy định của Nhà nước

+ Quyền sử dụng đất không phải khấu hao. Phương pháp tính khấu hao:

Việc tính khấu hao trong doanh nghiệp có thể được thực hiện theo nhiềuphương pháp khác nhau Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng Thôngthường có các phương pháp khấu hao cơ bản sau:

Trang 20

- Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định- Phương pháp số dư giảm dần

- Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm

Thông thường các doanh nghiệp sử dụng khấu hao theo phương pháp đườngthẳng Nội dung như sau:

- Căn cứ các quy định trong chế độ Nhà nước ban hành để doanh nghiệpxác định thời gian sử dụng của TSCĐ.

Từ công thức trên, ta có thể xác định được mức khấu hao theo quý hoặc theotháng Mức trích:

Công thức trên được vận dụng cho từng loại TSCĐ riêng biệt hoặc cho từngđối tượng ghi TSCĐ

Trong thực tế, việc tính khấu hao được thực hiện hàng tháng trên cơ sở sốkhấu hao của tháng trước, số khấu hao tăng giảm của tháng này.

Và được thực hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao.1.5.2 Kế toán khấu hao TSCĐ

1.5.2.1 Tài khoản kế toán sử dụng

Kế toán sử dụng TK 214 (Hao mòn TSCĐ) - TK 2141 _ Hao mòn TSCĐ hữu hình- TK 2142 _ Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ

Nguyên giá của TSCĐThời gian sử dụng

Mức trích khấu hao quý (tháng)

Nguyên giá × tỷ lệ khấu hao4(12)

Sô khấu hao trích tháng này

Số KH đã trích tháng trước

Trang 21

- TK 2143 _ Hao mòn TSCĐ vô hìnhKết cấu chung:

Bên nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm đi do TSCĐ giảm

Bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ và do các nguyênnhân khác.

Dư bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ hiện có

Ngoài ra còn sử dụng tài khoản 009 _ Nguồn vốn khấu hao cơ bản

1.5.2.2 Trình tự kế toán khấu hao

+ Định kì căn cứ vào bảng tính và phân bố khấu hao TSCĐ, kế toán tính vào chiphí sản xuất kinh doanh, đồng thời phản ánh hao mòn của TSCĐ.

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6274) Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (6414)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lí doanh nghiệp (6424) Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2412)

+ Nhận được vốn khấu hao của đơn vị cấp dưới nộp lên, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112…

Có TK 136- Phải thu nội bộ (1361)

+ Khi cấp dưới nhận vốn khấu hao TSCĐ của đơn vị cấp trên để bổ sung vốnkinh doanh, kế toán của đơn vị cấp dưới ghi:

Trang 22

Nợ TK 111, 112…

Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh

+ Trường hợp đơn vị cho đơn vị khác vay vốn khấu hao trong khi chưa sử dụngnguồn vốn khấu hao cơ bản, kế toán ghi:

Nợ TK 138- Phải thu khác (1388) (Cho vay không lấy lãi) Nợ TK 128- Đầu tư ngắn hạn khác (Cho vay có lấy lãi) Nợ TK 228- Đầu tư dài hạn khác (Cho vay có lấy lãi) Có TK 111, 112…

+ Trường hợp nhận TSCĐ đã qua sử dụng ( đã trích khấu hao) do điều chuyểnnội bộ công ty, kế toán ghi:

Nợ TK 211 (Nguyên giá theo bên điều chuyển) Có TK 214 (Khấu hao lũy kế)

1.6 KẾ TOÁN SỬA CHỮA TSCĐ.

Trong quá trình sử dụng , TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phận Để đảmbảo cho TSCĐ hoạt động bình thường trong suốt thời gian sử dụng, các doanhnghiệp phải tiến hành thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ khi bị hưhỏng.

Tùy theo quy mô, tính chất của từng công việc sửa chữa mà người ta chia thành2 loại : Sửa chữa lớn TSCĐ và sửa chữa thường xuyên TSCĐ.

+ Sửa chữa thường xuyên TSCĐ:

Chi phí sửa chữa không nhiều, kế toán tập hợp 100% chi phí sửa chữa vào đốitượng hạch toán:

Nợ TK 627 (nếu sửa chữa cho Phân xưởng sản xuất) Nợ TK 641 (nếu sửa chữa cho bộ phận bán hàng)

Nợ TK 642 (nếu sửa chữa cho bộ phận quản lý doanh nghiệp) Có TK 111, 112, 331: Chi phí thuê ngoài sửa chữa

Có TK 334, 338, 152, 133: Chi phí tự sửa chữa

Trang 23

Nợ TK 335- Chi phí phải trả Có TK 627, 641…

Trang 24

- Sửa chữa lớn mang tính chất nâng cấp, cải tạo làm tăng lợi ích kinh tếtrong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó:

Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn mang tính nâng cấp, cải tạo TSCĐhữu hình sau ghi nhận ban đầu, ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang

Có TK liên quan 111, 152, 331, 334…

Khi công việc sửa chữa lớn hoan thành đưa TSCĐ vào sử dụng :

Những chi phí phát sinh không thỏa mãn tiêu chuẩn ghi tăng nguyên

giá TSCĐ hữu hình, kế toán ghi:

Nợ TK 627, 641, 642 (Nếu chi phí sửa chữa Nợ TK 142, 242 (Nếu chi phí sửa chữa lớn) Có TK 241 – XDCB dở dang

Những chi phí phát sinh thỏa mãn tiêu chuẩn ghi tăng nguyên giácủa TSCĐ hữu hình, kế toán ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình Có TK 241 – XDCB dở dang

1.7 CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SỔ KẾ TOÁN SỬ DỤNG TRONG KẾ

TOÁN TSCĐ

Kế toán TSCĐ sử dụng các hình thức ghi sổ:- Nhật ký chung

Trang 25

- Nhật ký chứng từ- Sổ cái Tài khoản - Chứng từ ghi sổ - Phần mềm kế toán

Trong điều kiện ứng dụng các phần mềm vi tính phục vụ cho công tác kếtoán TSCĐ và các khoản đầu tư, cần lưu ý một số nội dung sau:

a Tổ chức mã hóa TSCĐ theo đối tượng ghi TSCĐ Việc mã hóa TSCĐlà tùy thuộc vào số lượng, chủng loại TSCĐ hiện có của Công ty,nhưng tuyệt đối phải đảm bảo nguyên tắc không trùng mã và dễ dàngnhận biết TSCĐ theo từng loại, từng nhóm.

b Tổ chức khai báo các thông tin về TSCĐ: TSCĐ trong Công ty đượcquản lý đơn chiếc, do vậy phải khai báo thông tin chi tiết về từngTSCĐ của Công ty cho phần mềm, làm cơ sở quản lý, ghi chép và tínhkhấu hao TSCĐ Thông thường, các thông tin tối thiểu phải khai báobao gồm: Mã, tên TSCĐ, nơi sử dụng, thời gian đưa vào sử dụng vàthời gian dự kiến sử dụng.

c Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Các phần mềm kế toán đều cung cấp hệthống sổ kế toán khá đa dạng để theo dõi TSCĐ như: sổ theo dõi TSCĐtheo từng đơn vị sử dụng, sổ theo dõi TSCĐ toàn doanh nghiệp, các sổkế toán tổng hợp như: Sổ cái Tài khoản 211, 213, 214 Ngoài ra,người sử dụng còn có thể vận dụng các chức năng khác như: Lọc, tìmkiếm dữ liệu để tạo ra các bảng kê, sổ kế toán theo yêu cầu

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢNCỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11

Trang 26

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 112.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần sông Đà 11

Công ty cổ phần sông Đà 11 tiền thân là một đội điện nước thuộc Công ty thủyđiện Thác Bà do Bộ kiến trúc thành lập từ năm 1961 đến năm 1973 được nângcấp thành công trường cơ điện Năm 1976 theo quyết định của Bộ Xây dựng,chuyển đơn vị về thị xã Hòa Bình để chuẩn bị cho khởi công nhà máy thủy

điện Hòa Bình trên sông Đà và được đổi tên là: “xí nghiệp lắp máy điện nướcthuộc Tổng công ty xây dựng thủy điện Sông Đà 11” Đến năm 1989 theo

quyết định số 03/TCT-TCLĐ ngày 12/12/1989 của Tổng giám đốc Tổng côngty, xí nghiệp lắp máy điện nước được nâng cấp lên thành Công ty xây lắp điệnnước Năm 1993 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Công ty lắp máyđiện nước đổi tên thành: “Công ty xây lắp năng lượng thuộc Tổng công ty thủyđiện sông Đà” Ngày 11/03/2002 Bộ xây dựng có quyết định số 285/QĐ đổitên thành “Công ty Sông Đà 11” Thực hiện nghị quyết TW3 về đổi mới sắpxếp lại doanh nghiệp Nhà nước, ngày 17/08/2005 Bộ xây dựng đã có quyếtđịnh số 1332/QĐ-BXD về việc chuyển Công ty Sông Đà 11 thuộc Tổng Côngty sông Đà thành Công ty Cổ phần sông Đà 11.

Trụ sở Công ty tại cơ sở 2 tổng Công ty sông Đà km 10 đường Trần Phú,phường Văn Mỗ, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây.

Là một đơn vị thành viên 40 năm phát triển và trưởng thành cùng Tổng công tySông Đà, Công ty Cổ phần Sông Đà 11 đã tích lũy được nhiều kinh nghiệmtrong lĩnh vực thi công xây lắp và điều hành sản xuất Đến nay, Công ty cổphần Sông Đà 11 đã có một đội ngũ hơn 1500 cán bộ kỹ thuật, cử nhân, côngnhân lành nghề (trong đó có hơn 250 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học vàtrên đại học).

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 11.

- Xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, bưu điện, quản lý vận hànhphân phối điện nước cho các công trình.

Trang 27

- Xâp lắp hệ thống cấp thoát nước cho các đô thị và khu công nghiệp,đường dây tải điện, trạm biến áp có cấp điện áp đến 500 KV, kết cấu côngtrình, quản lý vận hành nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, nhà máy nước vàđô thị.

- Xâp lắp, thí nghiệm, hiệu chỉnh, bảo dưỡng, lắp ráp tủ bảng điện côngnghiệp cho đường dây, nhà máy điện, trạm biến áp và các dây truyền côngnghệ có cấp điện áp đến 500 KV.

- Sản xuất và kinh doanh kim khí, các sản phẩm về cơ khí, quản lý và vậnhành kinh doanh bán điện.

- Kinh doanh xuất nhập khẩu, vật tư, thiết bị phương tiện vận tải cơ giới,phụ tùng cơ giới, phục vụ thi công xây dựng và công nghệ xây dựng, vậntải hàng hóa đường bộ.

- Kinh doanh xây dựng các khu đô thị, nhà cao tầng, khu công nghiệp.

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý của Công ty.

Công ty sông Đà 11 được cổ phần từ doanh nghiệp Nhà nước Có nhiệm vụ kinhdoanh trong lĩnh vực xây dựng, mà địa bàn hoạt động rất rộng nên Công ty tổchức bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh theo quy mô vừa tậptrung vừa phân tán Công ty tổ chức quản lý theo một cấp đứng đầu là Tổnggiám đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động chung của Công ty, giúp việccho giám đốc là các phó giám đốc và các phòng ban chức năng.

- Đứng đầu bộ máy quản lý là Tổng giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quảntrị Công ty bổ nhiệm, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinhdoanh và đời sống công nhân viên toàn công ty.

- Dưới Tổng giám đốc là 3 phó Tổng giám đốc giúp việc cho Tổng giámđốc từng mặt của công ty (kinh tế, kỹ thuật,thi công).

- Ngoài ra, Công ty còn có 5 phòng ban chức năng sau:

Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các phương

án sắp xếp cải tiến tổ chức lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức

Trang 28

quản lý điều phối tuyển dụng lao động, thực hiện chính sách đối với ngườilao động, thực hiện công tác văn thư lưu trữ…

Phòng kỹ thuật cơ giới: Giám sát đôn đốc về công tác cơ giới và vật tư,

quản lý chất lượng công trình, an toàn bảo hộ lao động toàn Công ty.

Phòng kinh tế kế hoạch: Có nhiệm vụ lập các kế hoạch ngắn hạn và dài

hạn, báo cáo về tổ chức công ty, đồng thời lập kế hoạch giao cho đơn vị, theodõi thực hiện kế hoạch.

Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra giám sát về kỹ

thuật chất lượng các công trình đồng thời đề ra các sáng kiến thay đổi biệnpháp thi công, ngoài ra còn có nhiệm vụ quản lý vật tư cơ giới toàn công ty,lập kế hoạch, mua sắm và giám sát tình hình sử dụng, dự trữ vật tư thiết bịcủa các đơn vị theo dõi hiện trạng máy móc thiết bị toàn doanh nghiệp đểtham mưu cho việc mua sắm, thanh lý máy móc bổ sung.

Phòng dự án: Theo dõi, quản lý dự án của công ty.

- Dưới các phòng ban của Công ty, tại các xí nghiệp trực thuộc cũng tổchức các phòng ban tương tự trực tiếp quản lý hoạt động của từng đơn vịmình, đồng thời chịu sự chỉ đạo của các phòng ban trên công ty Giữa cácphòng ban cơ quan Công ty và dưới xí nghiệp có sự phân công quản lý vàphối hợp chặt chẽ.

2.1.4 Bộ máy tổ chức và công tác kế toán ở Công ty.2.1.4.1 Bộ máy tổ chức:

Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểmtra công tác kế toán trong phạm vi toàn Công ty kể cả các đơn vị thành viên.Giúp giám đốc tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, thông tin kinh tế, đề ra cácgiải pháp tài chính kịp thời phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý và quy mô sản xuất, kinh doanh ở Côngty gồm nhiều xí nghiệp thành viên, trung tâm, ban quản lý dự án và có trụ sởgiao dịch ở nhiều nơi khác nhau trên địa bàn cả nước cho nên bộ máy kế toán ở

Trang 29

công ty được tổ chức theo hình thức nửa tập trung, nửa phân tán Hàng tháng, bộphận kế toán của các đơn vị thành viên sẽ tập hợp số liệu gửi lên phòng tài chínhkế toán của Công ty có nhiệm vụ tổng hợp số liệu chung toàn Công ty và lập báocáo tài chính hàng kỳ.

Hiện nay phòng tài chính kế toán của Công ty gồm 12 người được bố trí theocác chức năng nhiệm vụ sau:

Kế toán trưởng: Giúp Tổng giám đốc Công ty tổ chức và chỉ đạo thực hiện

toàn bộ công tác tài chính, kế toán, tín dụng và thông tin kinh tế toàn công ty Tổchức hạch toán kế toán trong phạm vi toàn công ty theo các quy định về quản lýkinh tế tài chính và điều lệ kế toán trưởng.

Phó kế toán trưởng: Phụ trách kế toán tổng hợp toàn Công ty và giúp việc cho

kế toán trưởng Thay mặt kế toán trưởng Công ty khi kế toán trưởng đi vắng (Cóủy quyền từng lần cụ thể).

Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu quyết toán chi phí, tính giá

thành và tổng hợp kết quả tiêu thụ, tính lợi nhuận và lập báo cáo cuối kỳ.

Kế toán ngân hàng: Lập kế hoạch vốn tín dụng, quản lý hồ sơ, chứng từ thanh

toán và theo dõi thanh toán qua Ngân hàng, thực hiện các nghiệp vụ có liên quanđến Ngân hàng.

Kế toán Nhật ký chung: Có nhiệm vụ nhập số liệu.

Kế toán vật tư và tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, khấu

hao và sửa chữa lớn TSCĐ.

Kế toán tiền lương và BHXH: Theo dõi các khoản thanh toán với công nhân

viên và các khoản trích theo lương trên cơ sở tiền lương thực tế và tỷ lệ phầntrăm quy định hiện hành.

Kế toán tạm ứng và thanh toán: theo dõi quản lý các khoản tạm ứng, quản lý

các nghiệp vụ thu chi quỹ và các khoản thanh toán.

Trang 30

Kế toán thuế và công nợ nội bộ: Tính số thuế của từng loại thuế mà doanh

nghiệp phải chịu, quyết toán thuế, nộp thuế cho cơ quan Nhà nước và tình hìnhthanh toán giữa các đơn vị trực thuộc với công ty.

Thủ quỹ: Có nhiệm vụ tập hợp chứng từ thu chi vào sổ quỹ, mở sổ.

Kế toán tại các đơn vị trực thuộc: Thực hiện hạch toán theo các quy định quản

lý tài chính của Công ty và chịu sự chỉ đạo của các bộ phận kế toán trên Côngty.

Trang 31

TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11

2.1.4.2Hình thức sổ kế toán mà Công ty đang vận dụng:

Công ty cổ phần sông Đà 11 có tình hình biến động TSCĐ tương đối lớn, phongphú, đa dạng, địa điểm kinh doanh sản xuất xa nằm rải rác khắp mọi miền đấtnước Để thuận tiện cho công tác hạch toán kế toán Công ty đang áp dụng hìnhthức “Nhật ký chung” Các sổ kế toán đang sử dụng tại công ty: Các sổ cái, Sổnhật ký chung, Các bảng bao gồm: bảng phân bổ lương, phân bổ khấu hao, phânbổ chi phí, Sổ quỹ, các sổ chi tiết (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tạm ứng…),Cácbảng kê.

KẾ TOÁN TRƯỞNG

PHÓ KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán tiền lương và

Kế toán tạm ứng và thanh

Kế toán thuế và công nợ

nội bộ

Kế toán ngân hàng

Kế toán

tổng hợp Thủ quỹ Kế toán nhật ký chung

Kế toán vật tư và

Kế toán các đơn vị trực thuộc

Trang 32

Sơ đồ tổng quát: hình thức nhật ký chung

Ghi chú:

Chứng từ gốc

Chứng từ mã hóa nhập liệu vào máy tính

Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh

Sổ chi tiết

Sổ cáiNhật ký chung

Các bút toán điều chỉnh kết chuyển

Bảng cân đối số phát sinh thử

Bảng cân đối số phát sinh hoàn chỉnhBáo cáo tài chính và các

báo cáo khác

Trang 34

2.1.4.3Phần mềm kế toán đang được áp dụng tại Công ty.

Thông tin kế toán đòi hỏi ngày càng phải nhanh, kịp thời, chính xác cũng nhưgiảm được cường độ làm việc của kế toán Nên Công ty cổ phần sông Đà 11 đãthấy được ưu điểm và hiệu quả của việc áp dụng máy tính vào công tác kế toán.Công ty đã chuyển từ kế toán thủ công sang kế toán máy.

Đội ngũ nhân viên phòng kế toán là những người sử dụng thành thạo phần mềmkế toán của mình Hiện nay Công ty đang áp dụng phần mềm kế toán UNESCOAccouting Đây là phần mềm kế toán động nên có thể thay đổi phù hợp vớiCông ty, mẫu biểu phong phú, cách nhập số liệu đơn giản

Ở CÔNG TY

2.2.1 Đặc điểm TSCĐ và công tác quản lý TSCĐ của Công ty cổ phần sôngĐà 11.

2.2.1.1Đặc điểm TSCĐ ở công ty.

Công ty cổ phần sông Đà 11 với chức năng xây dựng các công trình, sản xuấtlắp đặt các kết cấu xây dựng và kết cấu cơ khí công trình, sản xuất vật liệu, cấukiện xây dựng, xây lắp các thiết bị công nghệ… Do đó TSCĐ hữu hình củaCông ty chủ yếu là máy móc, xe cơ giới, các máy khoan…

Sau ngày thành lập với nguồn Ngân sách được cấp, công ty đã chú trọng tới việcđầu tư các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty So với các công ty trong cùng lĩnh vực thì TSCĐ của công ty đượctrang bị tương đối đầy đủ cả về số lượng lẫn chất lượng.

Tính đến ngày 01/01/2006 tổng số vốn cố định của cả công ty là 35.609.283.205đồng Trong thời gian gần đây, do khối lượng các công trình thi công nhiều,công ty phải trang bị các thiết bị máy móc bằng nguồn vốn tự có của mình hoặcvốn tín dụng và nguồn vốn khác Các TSCĐ này chủ yếu nhập từ các nước:Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đức…

2.2.1.2Công tác quản lý TSCĐ ở công ty.

Trang 35

Do đặc thù của ngành xây dựng nên vấn đề bảo quản và sử dụng TSCĐ như thếnào để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là vấn đề được các nhà quản lý đặt ra.Nhận thức được vấn đề đó TSCĐ của công ty được quản lý chặt chẽ cả về mặtgiá trị và mặt hiện vật bởi phòng quản lý thiết bị và phòng kế toán.

Về mặt hiện vật: Phòng quản lý thiết bị trực tiếp lập sổ sách theo dõi, ghi chép

về công tác quản lý và điều phối vật tư, cơ giới Phòng còn theo dõi và nắm giữnăng lực máy móc thiết bị tham gia phục vụ thi công các công trình và khả năngkhai thác tài liệu sử dụng thiết bị các công trình Đồng thời phòng quản lý cácthiết bị các công trình do công ty đảm nhiệm thi công để cân đối năng lực thiếtbị động lực, thiết bị công tác, phương tiện vận tải…Nhằm điều phối nhịp nhànggiữa các đơn vị thành viên và giữa các công trình thi công Phòng quản lý thiếtbị còn cùng với các đơn vị thành viên lập kế hoạch mua thêm máy móc thiết bịmới, đáp ứng các yêu cầu tiến bô, chất lượng thi công.

Về mặt giá trị: Phòng kế toán trực tiếp lập sổ sách theo dõi tình hình tăng,

giảm TSCĐ có ở công ty theo chỉ tiêu giá trị Đồng thời định kỳ tính toán giá trịhao mòn, trích khấu hao và quản lý quỹ khấu hao.

2.2.2 Phân loại TSCĐ và đánh giá TSCĐ ở Công ty.2.2.2.1Phân loại TSCĐ.

Tại Công ty Cổ phần sông Đà 11, TSCĐ rất đa dạng, phong phú nên TSCĐđược phân chia theo nhiều cách để đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty Vìvậy, TSCĐ của Công ty cần được phân loại theo những tiêu thức nhất định:

 Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành:

TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn góp 2.615.064.625TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn CNK 11.648.831.609TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn tín

21.345.386.971

 Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật:

Nhà cửa, vật kiến trúc 500.347.453

Trang 36

Máy móc thiết bị 15.159.785.830Thiết bị dụng cụ quản lý 2.186.997.993

Thông qua các cách phân loại trên giúp cho Công ty quản lý chặt chẽ TSCĐcủa mình một cách rất cụ thể, chi tiết theo đặc trưng kỹ thuật và tình hình sửdụng của TSCĐ từ đó đảm bảo tính hợp lý, hiệu quả phục vụ cho tiến trìnhsản xuất và thi công của Công ty.

2.2.2.2Đánh giá TSCĐ.

Việc xác định giá trị TSCĐ có ý nghĩa quan trọng trong quản lý, khai thácTSCĐ Đặc biệt trong công tác hạch toán kế toán, phân tích hiệu quả sử dụngTSCĐ… Đánh giá đúng giá trị của TSCĐ có nghĩa là đánh giá đúng quy mô,năng lực… của Công ty Từ nhận thức đó, hiện nay công tác kế toán của Côngty được thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành: đánh giá TSCĐ theonguyên giá và giá trị còn lại.

Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá:

Theo cách đánh giá này nguyên giá TSCĐ được xác định trong từng trường hợpcụ thể như sau:

Nguyên giá TSCĐ do mua ngoài:

Nguyên giá TSCĐ do xây dựng , tự chế:

Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại:

Giá trị còn lại của TSCĐ được xác định theo công thức:

NG TSCĐ

Giá mua (chưa

Các khoản

giảm trừ

Giá trị sản phẩm thu

được do chạy thử

-Nguyên giá TSCĐ tự xây

Chi phívậnchuyểnbốc dỡ,lắp đặt…Các

khoảnthuếkhônghoàn lại

Trang 37

Ở Công ty cổ phần sông Đà 11, khi đánh giá lại theo tỷ lệ phần trăm so vớiTSCĐ khi còn mới thì giá trị còn lại của TSCĐ là:

Thông thường vào cuối mỗi năm Tổng công ty đều có quyết định kiểm kê lạiTSCĐ Khi đó phòng quản lý vật tư cơ giới tổ chức đánh giá lại TS để xác địnhgiá trị tài sản thực tế hiện có ở Công ty.

Trong công tác hạch toán TSCĐ, Công ty chỉ hạch toán theo giá trị ghi trên sổsách còn giá trị TSCĐ thực tế kiểm kê và giá trị còn lại của TS khi đánh giá lạiCông ty chỉ sử dụng để xem xét đánh giá công tác quản lý và sử dụng TSCĐ làtốt hay không tốt.

Do không sử dụng số liệu giá trị còn lại theo đánh giá lại TSCĐ để hạch toánnên Công ty không xác định giá trị hao mòn của TSCĐ sau khi đánh giá lại (giátrị còn lại của TSCĐ khi đánh giá lại chỉ được thể hiện trên báo cáo chi tiết kiểmkê TSCĐ) Như vậy chưa phản ánh được thực tế giá trị TSCĐ hiện có ở Công tyvà nguồn vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh.

2.2.3 Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình ở Công ty sông Đà 11.

+ Thủ tục, chứng từ:

Để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ ở Công ty Cổ phần sông Đà 11đều phải dựa vào các chứng từ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ và các chứng từ kháccó liên quan

Lấy ví dụ phân loại chứng từ trong phần hành TSCĐ(+) GIAM: giảm tài sản

GIAM 01: nhượng bán tài sản

GIAM 02: điều chuyển nội bộ sang đơn vị khác GIAM 03: thanh lý tài sản

Giá trị còn lại

Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ

-Tỷ lệ % năng lực TSCĐ còn lại

Nguyên giá TSCĐ (nguyên giá cũ)

-Giá trị còn lại của TSCĐ khi

đánh giá lại

Trang 38

GIAM 04: góp vốn liên doanh(+) KHAO: trích khấu hao

KHAO 01: trích khấu hao TSCĐ hữu hình KHAO 02: trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính KHAO 03: trích khấu hao TSCĐ vô hình

KHAO 04: trích khấu hao bất động sản(+) TANG: tăng tài sản

TANG 01: mua sắm mới

TANG 02: đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành TANG 03: chuyển từ công cụ lao động nhỏ TANG 04: điều chuyển nội bộ từ đơn vị khác TANG 05: nhận vốn góp liên doanh

TANG 06: được biếu tặng(+) TDOI: thay đổi giá trị

TDOI 01: đánh giá lại tăng giá trị TDOI 02: đánh giá lại giảm giá trị

2.2.3.1Hạch toán TSCĐ tăng do mua sắm tại Công ty:

Sau khi cổ phần hóa, TSCĐ của Công ty tăng chủ yếu do mua sắm mới Cácchứng từ tăng TSCĐ do mua sắm mới mà Công ty sử dụng bao gồm: biên bảngiao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, thẻ TSCĐ và các chứng từ liênquan khác: hóa đơn giá trị gia tăng, giấy đề nghị mua hàng…

Quy trình luân chuyển chứng từ tổng quát khi tăng TSCĐ do mua sắm đượcminh họa theo sơ đồ sau:

Trang 39

Sơ đồ 2.2: Luân chuyển chứng từ trong nghiệp vụ mua sắm TSCĐ

Hàng năm phòng dự án sẽ căn cứ vào nhu cầu của các xí nghiệp, cơ quan thuộcCông ty về TSCĐ để lập dự án trình lên HĐQT Công ty phê duyệt dự án Saukhi được HĐQT phê duyệt, dư án đó được giao cho Tổng giám đốc thực hiện,tiếp đó TGĐ giao cho Phòng kinh tế kế hoạch tìm kiếm nhà cung cấp, và lập“Biên bản xét chào giá cạnh tranh” trong biên bản đó nêu ra ba nhà cung cấp đểlựa chọn một nhà cung cấp có giá sản phẩm, chất lượng hợp lý nhất Phòng Kinhtế kế hoạch trình lên TGĐ phê duyệt nhà cung cấp đã lựa chọn, sau khi được phêduyệt phòng Kinh tế kế hoạch tiến hành ký kết hợp đồng với bạn hàng Cuốicùng, Phòng Kinh tế kế hoạch giao toàn bộ chứng từ cho Phòng Kế toán đểphòng Kế toán lập hồ sơ tăng tài sản.

Theo nhu cầu để phục vụ cho công tác quản lý điều hành tại cơ quan công ty.Nên Tổng giám đôc công ty đã xin Hội đồng quản trị Công ty cổ phần SôngĐà 11 Theo nhu cầu để phục vụ cho công tác quản lý điều hành tại cơ quan công

Phòng dự án lập dự án

HĐQT phê duyệt dự án

Tổng GĐ công ty thực hiện

Phòng kế toán lập hồ sơ tăng

tài sản

Phòng kinh tế kế hoạch xét duyệt, lựa chọn nhà cung cấp, ký kết hợp đồng

5

Trang 40

ty mua máy tính xách tay cho công ty năm 2007 nhằm phục vụ công tác quản lýđiều hành.

Dự án mua máy tính xách tay của cơ quan công ty đã được Tổng giám đốccông ty phê duyệt và TGĐ giao cho phòng Kinh tế kế hoạch tìm kiếm nhà cungcấp, sau khi tìm kiếm các nhà cung cấp phòng Kinh tế kế hoạch sẽ lập biên bảnxét chào giá canh tranh, nội dung cụ thể như sau:

- Nghị định 16/2005/NĐ – CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về việcquản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:

- Điều lệ tô chức và hoạt động của Công ty cổ phần Sông Đà 11 đã đượcđại hội cổ đông thông qua ngày thông qua ngày 31/08/2004 sửa đổi bổsung ngày 04/04/2006.

- Quyết định số 21/CÔNG TY/HĐQT ngày 22/03/2007 về việc đầu tư máyvi tính phục vụ quản lý điều hành.

Tổng công ty Sông ĐàCông ty CP Sông Đà 11

Số: 62CT/HĐQT

-Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐôc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Tây, ngày 07 tháng 08 năm 2007

Ngày đăng: 15/11/2012, 10:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tổng hợp chi tiết số phỏt sinh - Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Sông Đà 11 (2008)
Bảng t ổng hợp chi tiết số phỏt sinh (Trang 32)
Bảng kờ chi tiết Tăng Giảm TSCĐ Năm2007 - Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Sông Đà 11 (2008)
Bảng k ờ chi tiết Tăng Giảm TSCĐ Năm2007 (Trang 50)
Từ bảng này sẽ cú số liệu về nguyờn giỏ, năm đưa vào sử dụng, số năm tớnh khấu hao, khấu hao từng thỏng, giỏ trị cũn lại… - Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Sông Đà 11 (2008)
b ảng này sẽ cú số liệu về nguyờn giỏ, năm đưa vào sử dụng, số năm tớnh khấu hao, khấu hao từng thỏng, giỏ trị cũn lại… (Trang 57)
BẢNG PHÂN BỐ KHẤU HAO TSCĐ Vễ HèNH - Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Sông Đà 11 (2008)
BẢNG PHÂN BỐ KHẤU HAO TSCĐ Vễ HèNH (Trang 63)
Điều II: Bảng kờ mặt hàng - Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Sông Đà 11 (2008)
i ều II: Bảng kờ mặt hàng (Trang 70)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w