Xây dựng mô hình thực nghiệm chế biến các sản phẩm từ củ Ba kích vùng đệm vườn Quốc gia Tam Đảo Xây dựng mô hình thực nghiệm chế biến các sản phẩm từ củ Ba kích vùng đệm vườn Quốc gia Tam Đảo Vĩnh Phú[.]
Trang 1Xây dựng mô hình thực nghiệm chế biến các sản phẩm từ củ Ba kích
vùng đệm vườn Quốc gia Tam Đảo
Vĩnh Phúc đang trên đà phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, việc chọn một hướng đi đúng đắn là điều kiện quyết định thắng lợi để đưa khoa học kỹ thuật
áp dụng vào sản xuất Hiện nay, số đông nhân dân ta sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp Nông sản chính là mặt hàng thế mạnh của nông nghiệp tỉnh ta Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và khâu tiêu thụ chế biến bảo quản sản phẩm để tạo nên sự ổn định cho sản xuất là khâu hết sức quan trọng
Tam Đảo là địa phương có nguồn dược liệu tự nhiên rất phong phú, khí hậu
và điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho cây dược liệu sinh trưởng và phát triển tốt Tuy nhiên hiện nay việc khai thác bừa bãi nguồn dược liệu tự nhiên khiến cho hệ sinh thái rừng bị phá hủy, cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng nguồn dược liệu làm thuốc nam trong nhân dân và ngành y học cổ truyền trong tỉnh ngày càng cao
Vì vậy, trong năm 2017 Hội nông dân tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành thực hiện đề tài
“Xây dựng mô hình thực nghiệm chế biến các sản phẩm từ củ Ba kích vùng đệm vườn Quốc gia Tam Đảo”
Sản phẩm cao dẻo thử nghiệm
Ba kích tên khoa học Morinda officinalis How là cây thân thảo, dây leo, có thể sống lâu năm Thân non tím nhạt, có cạnh dọc thân, phủ lông mềm màu nâu vàng Lá đơn nguyên mọc đối chữ thập, lúc non có màu xanh, về già có màu trắng mốc Hoa lúc đầu trắng sau vàng, quả hình cầu, khi chín màu đỏ Mùa ra hoa khoảng tháng 5 - tháng 6, quả chín tháng 12, thân nhiều đốt Rễ củ xoắn như ruột
gà, chia nhiều đoạn to thắt đều đặn Ở Việt Nam có hai loại ba kích trong tự nhiên là ba kích tím và ba kích trắng Ba kích sinh trưởng, phát triển tốt trên đất
ẩm mát, thoát nước tốt, tầng đất dày, nhiều mùn, tơi xốp Theo ngành y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, Ba kích là vị thuốc bổ thần kinh và tinh khí, trừ phong thấp, tăng cơ lực, giảm các triệu chứng đau khớp, hạ huyết áp, tăng sức đề kháng, Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa có nghiên cứu về chế biến sản phẩm cao ba kích Việc nghiên cứu thực nghiệm mô hình cao ba kích sẽ giúp người tiêu dùng có cơ hội sử dụng những lạng cao ba kích Tam đảo đã được
Trang 2chuẩn hóa, an toàn, đảm bảo, ngon và có lợi cho sức khỏe, không mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng Kế thừa kết quả nghiên cứu đề tài năm 2012 - 2014
trên địa bàn huyện Tam Đảo “xây dựng mô hình nhân giống cây ba kích; xây dựng mô hình nhân giống một số cây thuốc nam bằng hom; xây dựng mô hình trồng cây Ba kích thương phẩm” đến nay, tổng diện tích cây Ba kích trồng lấy
củ trên địa bàn huyện Tam Đảo ước đạt 5 - 7 ha, do đó đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu thực hiện đề tài chế biến cao Ba Kích
Thực hiện đề tài Hội nông dân tỉnh đã tiến hành triển khai quy mô chế biến thực nghiệm 200kg củ Ba Kích tím tại 02 hộ có diện tích trồng cây Ba kích thương phẩm lớn nhất thôn Đồng Giếng, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo
Sản phẩm cao miếng thử nghiệm
Củ Ba kích thu mua là củ loại 1, to đều, ít tạp chất, quá trình sơ chế đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có sự giám sát của cán bộ thực hiện đề tài (từ khâu chọn lọc, loại bỏ tạp chết đến quá trình chế biến và đóng gói thành phẩm) Trong quá trình triển khai thực hiện, thành viên tổ đề tài có ghi chép lại số liệu và
có sự so sánh qua các lần thử nghiệm, từ đó đưa ra quy trình nấu thử nghiệm cao
Ba kích Trong quá trình cô cao, cần chú ý thời gian khi cao bắt đầu có hiện tượng bùng trào và có độ đặc dần thì cần nhỏ lửa hoặc có thể bỏ hẳn lửa, chỉ lấy nhiệt từ than hoa, khuấy đều tay để tránh bén nồi Bằng mắt thường quan sát thấy cao có màu vàng nâu cánh gián và cảm nhận độ dẻo của cao đạt yêu cầu qua tay khuấy thì nhanh tay bắc nồi đổ cao ra chậu, hoặc có thể bắc nồi xuống, chú ý vẫn phải khuấy đều tay mặc dù đã bắc nồi ra khỏi bếp tránh bị bén, cháy do phần đáy nồi vẫn còn nhiệt (đối với cao dẻo)
Đối với cao cứng, đóng dạng bánh thì phải cô keo thêm khoảng 2 giờ đồng
hồ nữa, khi giơ cây gậy khuấy lên thấy không nhỏ thành sợi dài, khuấy thấy có độ nặng tay, màu sắc nâu đen sậm là được Lúc này cũng phải nhanh tay đổ ra khuôn đúc sẵn, chờ cao nguội và đóng gói, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh Sau 3 lần nấu thử nghiệm, lần thứ nhất và lần thứ ba cô cao dẻo, lần thứ hai cô cao cứng, tổ thực hiện đề tài nhận thấy: Lần nấu thử nghiệm thứ nhất do chưa có kinh nghiệm nên thời gian cô cao là 5h (tính nguyên thời gian cô đặc), cao hơi bị bén nồi nên thành phẩm không được đẹp mắt, có mùi hơi khét, nếm thấy có vị hơi đắng, 50kg
củ Ba kích thu được 4,0kg cao dẻo; Lần nấu thử nghiệm thứ hai cô cao dạng cứng, khi cao được, quá trình đổ ra khay và đóng khuôn gặp khó khăn do làm thủ
Trang 3công nên cao bị dính, khó cắt, thành phẩm thu được không được đẹp mắt, 50kg củ
Ba kích thu được 4,0kg cao cứng; Lần nấu thử nghiệm thứ ba được cho là thành công nhất sau khi đúc rút kinh nghiệm từ 2 lần nấu thử nghiệm trước Thành phẩm thu được có màu vàng nâu cánh gián, độ dẻo vừa phải, không bị bén nồi,
100 kg củ Ba kích thu được 10,0kg cao dẻo
Để xây dựng mô hình thực nghiệm chế biến các sản phẩm từ củ Ba kích vùng đệm vườn Quốc gia Tam Đảo trong thời gian tới, Tỉnh cần tạo mọi điều kiện thuận lợi, trước mắt là về thủ tục hành chính và có cơ chế chính sách hỗ trợ cần thiết đối với các dự án phát triển nuôi trồng dược liệu trên địa bàn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo khởi nghiệp trong lĩnh vực dược liệu, bố trí diện tích phù hợp để trồng cây dược liệu, nhất là những loại dược liệu có thế mạnh của địa phương tiến tới quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất cây dược liệu; xây dựng cơ chế đưa ba kích tím Tam Đảo vào danh mục sản phẩm đặc trưng vùng hoặc được áp dụng các
cơ chế hỗ trợ, ưu đãi để đầu tư phát triển theo chuỗi giá trị tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao; có cơ chế chính sách khuyến khích người dân chuyển đổi cơ chế cây trồng từ các loại cây rau màu (sắn, khoai), cây lâm nghiệp ngắn ngày (bạch đàn, phi lao, ) sang trồng cây Ba kích thương phẩm; tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân rộng diện tích trồng cây ba kích thương phẩm tại một số xã có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp của huyện Tam Đảo như Minh Quang, Hồ Sơn, Hợp Châu, Xây dựng thương hiệu Ba kích tím Tam Đảo, quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương, Tỉnh và của Hội tạo chỗ đứng ổn định trong thị trường; phát huy tiềm lực của người dân về diện tích đất, nhân lực và tính sáng tạo trong sản xuất, xây dựng thành tổ, nhóm liên kết sản xuất, tiến tới thành lập hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm chế biến
từ củ ba kích tím Tam Đảo
Đề tài đã đưa ra được quy trình hoàn chỉnh chế biến thực nghiệm cao Ba kích từ khâu chọn lọc, sơ chế đến đóng gói thành phẩm Đây có thể coi là một sáng kiến khoa học kỹ thuật, mở rộng đối tượng dược liệu có thể chế biến thành cao, bước đầu cho việc nghiên cứu thực nghiệm một số sản phẩm cao khác chế biến từ các loại dược liệu quý hiếm của vườn Quốc gia Tam Đảo, góp phần bảo tồn nguồn gen quý hiếm, tạo ra sản phẩm đặc trưng và tăng tính đa dạng hàng hóa phục vụ khách du lịch
Thu Huyên