Như vậy, khác với chủ thể có quyền bào chữa, chủ thể thực hiện quyền bào chữa không chỉ thuộc về người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà còn thuộc về luật sư, bào chữa viên nhân dân và người
Trang 1
TS Hoµng ThÞ Minh S¬n * heo quy định tại Điều 12 Bộ luật tố tụng
hình sự (BLTTHS) năm 2003 thì người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào
chữa hoặc nhờ người khác bào chữa Theo
quy này thì chủ thể có quyền bào chữa chỉ
thuộc về người bị tạm giữ, bị can và bị cáo
Những chủ thể này có thể tự mình bào chữa,
nếu họ không tự bào chữa thì có thể nhờ
người khác bào chữa Người khác có thể là
luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người
đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo Như vậy, khác với chủ thể có
quyền bào chữa, chủ thể thực hiện quyền bào
chữa không chỉ thuộc về người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo mà còn thuộc về luật sư, bào
chữa viên nhân dân và người đại diện hợp
pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
trong trường hợp họ là người chưa thành
niên hoặc người có nhược điểm về thể chất
hay tâm thần
Điều 12 BLTTHS còn quy định: Cơ
quan điều tra, viện kiểm sát, toà án có nhiệm
vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo
quy định của pháp luật Tuy nhiên, trong
thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự, một
thời gian dài do không có hướng dẫn cụ thể
và cũng không có cách hiểu thống nhất về
vấn đề này nên ảnh hưởng không nhỏ đến
việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể có quyền bào chữa, đặc biệt là người bị tạm giữ và bị can Nhiều người cho rằng việc quy định này trong BLTTHS chỉ mang tính hình thức chứ trong thực tế chưa bao giờ được thực hiện Những hạn chế trong việc thực hiện quyền bào chữa thường xuất phát từ phía người bào chữa và phía cơ quan tiến hành tố tụng
1 Hạn chế từ phía người bào chữa
Trong khuôn khổ của bài viết này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những hạn chế
từ phía luật sư là chính, vì trong thực tế bào chữa viên nhân dân và người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo rất
ít khi tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa Nhìn chung, đại đa số luật sư đã tích cực sử dụng những biện pháp được pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo nhưng cũng không ít những luật đã thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hình thức, qua loa, đặc biệt là đối với những trường hợp bào chữa chỉ định Việc không coi trọng bào chữa chỉ định và thiếu trách nhiệm của luật sư trong những trường hợp này không mang lại hiệu quả và thường được biểu hiện như sau:
- Có luật sư nhận bào chữa nhiều vụ,
T
* Giảng viên chính Khoa luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 2cuối cùng tại phiên toà chỉ bào chữa qua loa,
bào chữa không dựa vào những tình tiết gỡ
tội cho bị cáo mới thu được ở phiên toà mà
theo chương trình bào chữa có sẵn
- Có trường hợp luật sư bào chữa bằng
cách chỉ mượn cáo trạng của viện kiểm sát
đọc qua rồi cũng nhất trí với quan điểm của
viện kiếm sát, miễn sao phiên toà có mặt
luật sư là không vi phạm nghiêm trọng thủ
tục tố tụng
- Luật sư tham gia bào chữa theo yêu
cầu của cơ quan tiến hành tố tụng (luật sư
chỉ định) bào chữa theo kiểu nghĩa vụ, thậm
chí có trường hợp “cãi” nhầm từ vụ này
sang vụ khác
Qua những trường hợp bào chữa theo
kiểu như đã nêu trên đối với việc bào chữa
chỉ định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành
tố tụng, có thể nói một số luật sư đã đặt
quyền lợi cá nhân trên quyền lợi của bị can,
bị cáo và biến mình thành người đóng kịch
để hợp pháp hoá phiên toà Chính vì thế mà
đã không ít sự cố xảy ra tại phiên toà xét xử
bị cáo Nguyễn Đức Thắng (có nhược điểm
về tinh thần) bị truy tố về tội giết người
Luật sư đến muộn đã thao thao bất tuyệt
bào chữa cho bị cáo Thắng phạm tội cướp
tài sản đang còn ở tuổi người chưa thành
niên Khi bị chủ toạ phiên toà nhắc nhở,
luật sư mới biết mình nhầm với vụ án khác
mà bị cáo cũng tên là Thắng (hồ sơ vẫn còn
để trong cặp)
- Điều 190 BLTTHS quy định rất rõ là
trong trường hợp bắt buộc phải có người bào
chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57
BLTTHS mà người bào chữa vắng mặt thì
hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà Tuy
nhiên trong thực tế vẫn còn có trường hợp người bào chữa chỉ định không đến dự phiên toà mà không báo trước cho toà án biết dẫn đến tình trạng toà án phải hoãn phiên toà vì vắng mặt người bào chữa gây khó khăn cho hoạt động xét xử và tốn kém cho Nhà nước
- Trong hoạt động bào chữa của mình còn có luật sư thiếu tinh thần trách nhiệm với bị can, bị cáo Tại phiên toà có luật sư còn phát biểu chung chung, không đi sâu vào việc phân tích, đánh giá các tình tiết, chứng
cứ của vụ án có lợi cho bị cáo một cách cụ thể; chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư yếu,
kĩ năng hành nghề còn hạn chế Một số người bào chữa lại buộc tội bị cáo, trái với nhiệm vụ của người bào chữa mà pháp luật quy định hoặc lập luận bị cáo không có tội nhưng lại đề nghị hội đồng xét xử cho hưởng
án treo Sự tham gia của người bào chữa tại phiên toà có vai trò quan trọng Tại phiên toà người bào chữa góp phần cung cấp thêm chứng cứ có lợi cho bị cáo đồng thời giúp cho hội đồng xét xử có được nhận định khách quan hơn về vụ án để ra bản án thấu tình đạt lí Trong phiên toà xét xử các vụ án hình sự, khi đã có đủ chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo hay nói cách khác là hành vi phạm tội của bị cáo đã
rõ ràng thì người bào chữa thường tìm ra những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự và đề nghị hội đồng xét xử xem xét để quyết định hình phạt nhẹ đối với bị cáo Đáng tiếc trong thực tế không phải tất cả mọi người bào chữa đều có thể làm và hiểu được việc đó Không ít vụ án đã có đủ chứng cứ buộc tội và bản thân bị cáo cũng thừa nhận hành vi phạm tội của mình nhưng người bào
Trang 3chữa vẫn cố cãi bị cáo không có tội Do sự
non kém về nghiệp vụ nên đã có những bài
bào chữa không những thiếu tính thuyết
phục mà đôi khi còn gây bất lợi cho bị cáo
- Luật sư bằng mọi cách, kể cả những lí
lẽ rất xa rời pháp luật cũng như thực tế để cố
đưa một bị cáo có chứng cứ đầy đủ được cơ
quan tiến hành tố tụng chứng minh là có tội
trở thành vô tội Điều này là không tưởng,
bởi hội đồng xét xử quyết định bị cáo có
phạm tội hay không phạm tội phải căn cứ
vào các chứng cứ được thẩm tra tại phiên toà
theo quy định của pháp luật chứ không thể
dựa vào lí luận suông
- Có những vụ án cần có người bào chữa
theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
thì luật sư nhận nhiệm vụ này lại quá thờ ơ
với việc nghiên cứu hồ sơ, đến khi đưa vụ án
ra xét xử, luật sư bỏ quên cả những tình tiết
giảm nhẹ của bị cáo mà những tình tiết đó
nếu được luật sư quan tâm đúng mức, nêu ra
để hội đồng xét xử xem xét thì chắc chắn bị
cáo sẽ được hưởng sự khoan hồng, nhân đạo
của pháp luật
Nguyên nhân của việc người bào chữa
quá hết lòng với vụ án này nhưng lại thờ ơ
với vụ án khác có lẽ ít nhiều phụ thuộc vào
thù lao bào chữa Hầu hết các thẩm phán đều
cho rằng có luật sư tham gia bào chữa cho bị
cáo tại phiên toà bao giờ cũng giúp cho thẩm
phán có nhiều góc nhìn hơn về vụ án đang
xét xử Tuy nhiên, có nhiều vụ án mà chứng
cứ đã rõ ràng nhưng luật sư lại không đưa ra
những lập luận xác đáng để chứng minh sự
vô tội của bị cáo mà lại dùng những lí lẽ
“cùn” để gạt phăng những chứng cứ khẳng
định bị cáo có tội Chính vì thế mà nhiều khi
trong bản án không dẫn ra những lời bào chữa không có căn cứ pháp lí của các luật sư
mà chỉ nêu chung chung rằng quan điểm của luật sư là bị cáo không có tội nhưng xét thấy không có cơ sở chứng minh Các luật sư muốn hội đồng xét xử xem xét ý kiến, trước hết cần phải đưa ra được những lập luận có
cơ sở pháp lí, nếu không sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến bị cáo
Có những bài bào chữa còn tả cảnh, tả người, nguyên nhân, điều kiện phạm tội của
bị cáo mà không liên quan gì đến những tình tiết gỡ tội cho bị cáo, buộc chủ toạ phiên toà phải nhắc nhở Lại có trường hợp người bào chữa nghiên cứu hồ sơ không kĩ và không chuẩn bị tốt bài bào chữa nên lời bào chữa dài dòng, tản mạn, hời hợt, ý kiến trình bày không rõ, bỏ sót hoặc không làm nổi bật được những tình tiết, chứng cứ quan trọng có lợi cho bị cáo làm cho bị cáo không tin tưởng vào người bào chữa
Một số luật sư chưa hiểu rõ vai trò, nhiệm
vụ đặc trưng của người bào chữa là không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can,
bị cáo trên cơ sở của pháp luật mà còn bảo vệ pháp luật Hai nhiệm vụ này luôn gắn liền và
không được tách rời nhau Do vậy, họ đã “cố
tình bảo vệ quyền và lợi ích không hợp pháp của bị can, bị cáo không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, trái với quy định của pháp luật, gây mất lòng tin của hội đồng xét xử và không được những người tham dự phiên toà ủng hộ”.(1)
Bên cạnh những luật sư chịu khó làm rõ tính chất của vụ án, tìm ra những tình tiết, những chứng cứ có lợi cho bị can, bị cáo mà mình bảo vệ theo quy định của pháp luật
Trang 4(bằng những biện pháp hợp pháp), lại có
những luật sư muốn giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự cho bị can, bị cáo bằng những biện
pháp trái với quy định của pháp luật Thay vì
động viên bị can, bị cáo thành khẩn khai báo
để cơ quan tiến hành tố tụng nhanh chóng
làm rõ sự thật của vụ án và bị can, bị cáo
được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì người
bào chữa lại nói chuyện với họ bằng cách úp
úp mở mở mà bị can, bị cáo thường rất nhạy
bén trong vấn đề này nên họ biết làm gì để
tránh tội Điều tra viên đôi khi cũng gặp khó
khăn trong việc bị can và người bào chữa
trao đổi nhau rồi phản cung Có trường hợp
bị can nhận tội, sau khi tiếp xúc với luật sư
lại phản cung và kêu là bị bức cung
2 Hạn chế từ phía cơ quan tiến hành
tố tụng
Những hạn chế trong việc thực hiện
quyền bào chữa của người bị tạm giữ và bị
can, bị cáo không chỉ xuất phát từ phía người
bào chữa mà nó còn xuất phát từ phía cơ
quan tiến hành tố tụng Thực tiễn thực hiện
quyền bào chữa của người bị tạm giữ và bị
can, bị cáo trong những năm qua cho thấy
nói chung các cơ quan tiến hành tố tụng đã
tạo điều kiện tốt để người bào chữa thực hiện
nhiệm vụ bào chữa đối với thân chủ của
mình; đã đảm bảo sự tham gia tố tụng của
người bào chữa đối với những trường hợp bị
can, bị cáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất
là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự;
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người
chưa thành niên, người có nhược điểm về thể
chất hoặc tâm thần Tuy nhiên trong thực tế
còn có những trường hợp vai trò của người
bào chữa chưa được tôn trọng đúng mức Cá biệt có trường hợp cán bộ điều tra, kiểm sát viên, thẩm phán coi thường, phủ nhận vai trò của luật sư, gây khó khăn cho luật sư khi
thực hiện nhiệm vụ của mình Việc này
thường được biểu hiện cụ thể như sau:
- Theo quy của BLTTHS thì luật sư tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can Trong trường hợp người có hành vi phạm tội bị bắt khẩn cấp hoặc bắt trong trường hợp phạm tội quả tang thì luật sư tham gia tố tụng từ khi
có quyết định tạm giữ trừ trường hợp cần giữ gìn bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia Đối với những trường hợp này, viện trưởng viện kiểm sát quyết định để luật sư tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra Nhưng thực tế việc tham gia tố tụng của luật sư sau khi có quyết định khởi tố bị can còn gặp nhiều khó khăn, nhiều trường hợp sau khi ra quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra không giao quyết định này và cũng không giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ của họ Do vậy, một số bị can không biết là mình có quyền nhờ luật sư ngay từ khi họ bị khởi tố mà họ tưởng khi ra
toà mới được mời luật sư Và cũng có thực tế
là trong nhiều trường hợp luật sư chưa được tạo điều kiện thực hiện quyền tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.(2) Bởi lẽ, luật sư muốn tham gia tố tụng từ thời điểm này thì phải được cơ quan điều tra cấp giấy chứng nhận người bào chữa Có trường hợp cơ quan điều tra dựa vào các quy định không rõ ràng của pháp luật để bắt bẻ luật sư Đó là trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam nên thân nhân của bị can đã mời luật sư bào chữa cho bị can Khi luật sư cầm giấy giới
Trang 5thiệu đến, cán bộ của cơ quan điều tra nói:
Cái này là gia đình bị can mời chứ bị can
đâu có mời mà luật sư đòi gặp bị can
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào
chữa theo quy định tại khoản 4 Điều 56
BLTTHS cũng như việc luật sư được có mặt
khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi
cung bị can theo quy định tại khoản 2 Điều
58 BLTTHS còn nhiều bất cập, đa số những
trường hợp luật sư xin cấp giấy chứng nhận
người bào chữa từ khi khởi tố bị can bị cơ
quan điều tra từ chối Hình thức mà cơ quan
điều tra hay áp dụng để từ chối thường là
mỗi khi luật sư liên hệ thì trả lời rằng điều
tra viên thụ lí vụ án đó đi vắng Có luật sư
hành nghề gần 20 năm rồi mà chưa bao giờ
được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can,
bất kể hành vi phạm tội của thân chủ thuộc
loại tội phạm nghiêm trọng hay tội phạm ít
nghiêm trọng… Thường thì luật sư chỉ được
gặp thân chủ của mình khi cơ quan điều tra
đã làm bản kết luận điều tra hoặc vào buổi
kết cung tức là buổi hỏi cung sau cùng để
cho bị can xác nhận những lời khai trước
đó.(3) Mặc dù BLTTHS đã quy định rất cụ
thể nhưng trên thực tế thì hầu như đối với
các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản
2 Điều 57 BLTTHS đều không được cơ quan
điều tra yêu cầu đoàn luật sư cử người bào
chữa cho họ từ khi khởi tố bị can và như vậy
luật sư không có cơ hội để thực hiện được
các quyền của mình như quyền có mặt khi
hỏi cung bị can và có mặt trong các hoạt
động điều tra khác
Đầu năm 2007 Bộ công an đã có công
văn số 45/C16 (P6) ngày 26/1/2007 nêu rõ:
Việc mời luật sư cần lấy ý kiến của người bị
tạm giam… theo đơn đề nghị bào chữa của thân nhân họ để xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa, ở mỗi địa phương thực hiện khác nhau… Mặt khác đã và đang xảy ra tình trạng điều tra viên viện cớ để trì hoãn cấp giấy chứng nhận hoặc gây khó khăn cho người bào chữa thực thi nhiệm vụ Để khắc phục tình trạng này Bộ công an cũng đã chỉ đạo: Trường hợp người bị tạm giam, giữ đồng ý yêu cầu người bào chữa như đơn của thân nhân họ thì cơ quan điều tra phải khẩn trương xem xét để cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư để họ tiến hành bào chữa theo đúng thời gian luật định (24 giờ đối với người bị tạm giữ, 3 ngày đối với người bị tạm giam) Cơ quan điều tra phải tạo điều kiện và thời gian để người bào chữa thực thi nhiệm vụ, tránh các việc làm như viện cớ điều tra viên đang ốm, điều tra viên đang bận việc khác, thông báo quá gấp thời gian tiến hành việc hỏi cung… Đối với các trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa thì cơ quan điều tra phải chủ động thực hiện, đây là vấn đề bắt buộc Nếu không thực hiện thì biên bản hỏi cung sẽ không có giá trị pháp luật Mặc dù đã có văn bản trên nhưng trong thực tế luật sư vẫn ccòn gặp những trở ngại nhất định
- Một số người tiến hành tố tụng chỉ quan tâm đến những chứng cứ buộc tội mà ít chú ý đến chứng cứ gỡ tội cho bị can, bị cáo hay nói cách khác là “cố buộc tội” Mặc dù
Điều 10 BLTTHS đã quy định rõ: “CQĐT,
Viện kiểm sát, Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và
Trang 6những chứng cứ xác định vô tội, những tình
tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm của bị can, bị cáo
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc
về các cơ quan tiến hành tố tụng bị can, bị
cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng
minh là mình vô tội”.
Ví dụ: Vụ án xảy ra ở tỉnh Lâm Đồng,
anh Đỗ Duy Minh là người miền Bắc vào
làm việc tại Đức Trọng - Lâm Đồng Anh
Đỗ Duy Minh bị bắt vì bị nhầm với Nguyễn
Xuân Minh, người có hành vi trộm cắp nhiều
lần Một cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh Lâm Đồng đã nói rằng: “Minh bị bắt và
xử tù vì không đưa ra được những bằng
chứng vô tội Họ đâu có hiểu rằng việc kết
tội Đỗ Duy Minh trong trường hợp này đã vi
phạm nguyên tắc xác định sự thật của vụ án,
trong đó quy định rõ trách nhiệm chứng
minh tội phạm thuộc về cơ quan điều tra,
viện kiểm sát, toà án chứ đâu có thuộc về bị
can, bị cáo Hoặc trong một vụ án khác ở
huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị khi bị can
kêu oan thì điều tra viên đã nói với bị can:
Chẳng ai tin mày đâu! Mày không thể là
người vô tội được
Sau khi có kết luận điều tra và đề nghị
truy tố, hồ sơ vụ án được chuyển sang viện
kiểm sát thì người bào chữa lại tiếp tục gặp
những khó dễ nhất định Người bào chữa
muốn nghiên cứu hồ sơ trong giai đoạn này
thì không được kiểm sát viên tạo điều kiện
mà từ chối với lí do mình còn phải nghiên
cứu hoặc chưa có văn bản nào quy định giao
hồ sơ cho người bào chữa mà chỉ đọc và ghi
chép(?) Vậy người bào chữa không có hồ sơ
thì làm sao có thể đọc, ghi chép… được? Có
trường hợp người bào chữa muốn gặp bị can thì bị kiểm sát viên từ chối với lí do kiểm sát viên phải làm việc với bị can trước khi cho phép luật sư gặp Do BLTTHS hiện hành quy định: “Người bào chữa được đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ
vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật” Đây là quy định mới của BLTTHS năm 2003 trong việc cho phép người bào chữa sao chụp hồ sơ Thực tế có nhiều vụ án phức tạp người bào chữa nếu chỉ đọc qua thì không thể phát hiện được những tình tiết mấu chốt quan trọng mà phải nghiền ngẫm nhiều lần mới có thể tìm ra được Có khi về nhà và trong những giờ phút nhập tâm mới
có thể mới có thể đánh giá sự việc xảy ra một cách chính xác Điều này không chỉ riêng người bào chữa mà nhiều thẩm phán cũng cho rằng cần sớm “cải tiến” để không làm hạn chế sự đóng góp của người bào chữa trong việc xác định và tìm ra sự thật khách quan của vụ án Nếu để người bào chữa được photo tài liệu thì họ có điều kiện thuận lợi hơn để nghiên cứu hồ sơ, tìm ra những tình tiết, những chứng cứ xác định sự thật của vụ án và có lợi cho thân chủ của mình Tuy nhiên, việc sao chụp hồ sơ trong thực tế cũng còn gặp nhiều khó khăn từ phía cơ quan tiến hành tố tụng
- Vai trò của người bào chữa tại phiên toà xét xử còn nhiều hạn chế nhất định vì nhiều lí do khác nhau Hội đồng xét xử thường chú ý đến các các chứng cứ do viện kiểm sát đưa ra hơn là chứng cứ do người bào chữa đưa ra Có trường hợp thẩm phán xem người bào chữa như “một sự trang trí”
Trang 7tại phiên toà, sự tham gia của họ chỉ là để
“cho đủ lệ bộ, thủ tục” chứ không phải để
bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo Thẩm
phán Nguyễn Trọng L tòa án nhân dân tỉnh
Khánh Hoà trong một phiên toà đã đuổi
người bào chữa ra ngoài chỉ vì người bào
chữa đề nghị hội đồng xét xử cho phép mình
được tiếp tục tranh luận.(4)
- Tại phiên toà, một số thẩm phán chủ
toạ phiên toà cũng chưa quan tâm nhiều tới
việc tranh luận, vì muốn xử cho gọn, cho
nhanh chứ không muốn tranh cãi nhiều và lật
lại chứng cứ Đôi khi vai trò, vị trí của người
bào chữa tại phiên toà chỉ là cái “bánh xe thứ
năm”, không có thì hình như thiếu mà có thì
thừa Người bào chữa ngồi tại phiên toà
nhiều khi chỉ để trang điểm cho toà, luật sư
cứ bào chữa, thậm chí còn tranh luận với
kiểm sát viên rất hùng hồn và toà cứ tuyên,
vì vụ án đã được duyệt rồi
Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự ở
nước ta trong những năm qua cho thấy các
thẩm phán chủ toạ điều khiển phiên toà
thường dành phần lớn thời gian cho việc xét
hỏi mà không quan tâm đến việc tranh luận
tại phiên toà Thậm chí có những phiên toà
người tham gia tố tụng còn bị tước quyền
tranh luận
3 Kết luận
So với những năm trước đây, quyền bào
chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
ngày càng được thực hiện có hiệu quả hơn
Các cơ quan tiến hành tố tụng đã tôn trọng
và tạo điều kiện để người bào chữa và người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền và
nghĩa vụ khi tham gia tố tụng Không ít luật
sư có phong cách bào chữa đầy cá tính,
những lập luận, căn cứ bào chữa chặt chẽ và sắc sảo, đưa ra những chứng cứ bảo vệ người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo có tính thuyết phục, giúp hội đồng xét xử đánh giá và kết luận chính xác hơn về vụ án, đảm bảo công bằng
và dân chủ tại phiên toà Tuy nhiên, đối với những trường hợp người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo tự bào chữa thì chất lượng còn thấp hơn nhiều so với các vụ án có sự tham gia của luật sư Khi tự bào chữa, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mới chỉ dừng lại ở việc ăn năn, hối cải, thành khẩn khai báo, nhận rõ sai lầm của mình và yêu cầu nhận được sự khoan hồng của pháp luật
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong việc thực hiện quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhưng nhìn chung số lượng và chất lượng bào chữa vẫn còn nhiều hạn chế Những chứng cứ do người bào chữa đưa ra đôi khi không được
cơ quan tiến hành tố tụng ghi nhận; người bào chữa chưa được thực sự tham gia từ giai đoạn điều tra; thời gian dành cho việc tranh luận tại phiên toà chưa đảm bảo, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định sự thật khách quan và quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo./
(1).Xem: TS Nguyễn Văn Tuân, “Luật sư và vấn đề đạo đức nghề nghiệp”, Tạp chí dân chủ và pháp luật,
số 8/2000, tr 8
(2).Xem: Đức Hạnh, “Luật sư cần được tham gia tố
tụng từ giai đoạn điều tra”, Tạp chí pháp luật chuyên
đề số 1, tháng 9/2001, tr 3
(3).Xem: Luật và thực tế còn nhiều khoảng cách, nguồn: http://sggp.org.vn/phapluat
(4) Luật sư cho rằng thẩm phán đã ngắt lời luật sư khi đang tranh luận không có cơ sở