GS TS VU DUONG HUAN
Về chính sách đất
| | | llll I NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRI QUOC GIA SU THAT
Trang 3Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Vũ Dương Huân
Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam / Vũ
Dương Huân - H : Chính trị Quốc gia, 2018 - 372tr ; 21cm
1 Chính sách đối ngoại 2 Ngoại giao 3 Việt Nam
327.597 - dc23
Trang 4GS TS VU DUGNG HUAN
VE CHINH SACH BOI NGOAL VA NGOAI GIAO VIỆT NAM
Trang 5Lời Kha xuất bản
Công tác ngoại giao và chính sách đối ngoại được coi là kim chỉ nam cho mục tiêu hội nhập quốc tế mà Đảng và Nhà nước ta đề ra qua các kỳ đại hội Đối với mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, chúng ta lại có những nét mới trong công tác ngoại giao và những điểm mới trong chính sách đối ngoại Thông quả ngoại giao và các chính sách đối ngoại, nước ta ngày càng khẳng định được vai trò và vị thế không nhỏ của mình trên trường quốc tế về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, Đồng thời, việc hội nhập với thế giới : cũng mang lại nhiều lợi ích to lớn cho người dân, giúp nâng cao đời sống tỉnh thần và vật chất, mở rộng tầm hiểu biết và các mối quan hệ xã hội, Như vậy, ngoại giao và chính sách đối ngoại mang tính quyết định cho sự hội nhập sâu rộng hay mờ nhạt của một quốc gia Nhìn lại lịch sử công tác ngoại giao và chính sách đối ngoại của nước ta qua các thời kỳ, có thể thấy đó là một quá trình không ngừng của
những nỗ lực, cố gắng của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là của
những người làm công tác ngoại giao, để có một nền ngoại giao phát triển như ngày nay
Với mong muốn mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc
Trang 6Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam
ị ngoại giao và chính sách đối ngoại theo quan điểm và những đúc kết ị quý báu từ quá trình nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề quốc tế
| cha tic giả Trước hết là việc phân tích chính sách đối ngoại từ nhận
thức đến hình thành tư duy và hoạch định chính sách với mục tiêu cao nhất là “lợi ích quốc gia" Đặc biệt, tác giả dành hẳn một phần
trong cuốn sách để viết về tư tưởng đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, bởi tư tưởng của Người có tầm ảnh hưởng rất lớn trong các
chính sách đối ngoại của nước ta trong lịch sử và cho đến thời đại
ngày nay, tư tưởng đó vẫn còn nguyên giá trị Phần tiếp theo của cuốn sách nói về công tác ngoại giao từ ngoại giao truyền thống đến ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh, nối bật là những nét mới trong ngoại giao thế kỷ XXI, Cuốn sách là tài liệu tham khảo quý cho bạn đọc, những người quan tâm đến một trong những lĩnh vực đóng góp
quan trọng vào sự phát triển của đất nước
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc
Tháng 3 năm 2018
Trang 7' Chương một
@} CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
1 Khái niệm chính sách đối ngoại
Trước khi làm rõ chính sách đối ngoại phải tìm hiểu chính
sách công
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực : hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội 1! Hay nói ngắn gọn: “Chính sách _ công là chương trình hành động hướng đích của chủ thể nắm
hoặc chi phối quyền lực công cộng”2
1 Hội đồng chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam: Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt
Nam, Hà Nội, 1995, t.1, tr.475
2 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Tập bài giảng chính
Trang 8Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam
ị Chính sách đối ngoại thuộc chính sách công, chính sách
ị của quốc gia Chính sách đối ngoại là gì? Theo James Rosenau, nhà khoa học người Mỹ, chính sách đối ngoại là “sự cố gắng của một xã hội quốc gia nhằm kiểm sốt mơi
trường bên ngồi bằng cách duy trì những tình hình thuận
lợi và thay đổi tình hình bất lợi”! Theo nhà nghiên cứu người Pháp Lion Noel: “Chính sách đối ngoại là nghệ thuật
_ chỉ đạo quan hệ của một quốc gia với các quốc gia khác”?,
Giáo trình bồi đưỡng cán bộ đối ngoại nhấn mạnh: “Chính sách đối ngoại là một bộ phận của chính sách quốc gia nói
chung, chính sách liên quan đến quyết định lựa chọn
hướng hành động và phương cách hành động để giải quyết một hoặc nhiều vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh và điều kiện cụ thể Theo cách hiểu thông thường nhất, chính sách đối ngoại là sự phản ứng của một nước đối với sự thay đổi của tình hình bên ngoài Nói một cách khác, khi có sự thay đổi trong tình hình bên ngoài (thể hiện ở sự thay đối trong
động thái chính sách và hành động của các đối tượng liên
quan và từ đó sẽ hoặc đã tạo ra một nét mới trong hoàn cảnh bên ngoài); đồng thời với việc xuất hiện “vẫn đề mới”,
các quốc gia phải có phản ứng thích hợp để xử lý vấn đề
1.Xem Dương Văn Quảng và Nguyễn Thị Thìn: “Bàn về vấn đề phân tích chính sách đối ngoại", Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 4(83), tháng
12-2010
- 2, L Noel: bes qfaires etrangeres: Politique et Diplomatie, P.U.F,
Trang 9
Chương một: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
theo hướng tận dụng tình hình có lợi hoặc giảm thiểu tình
hình bất lợi”! Theo cuốn sách Giáo trình Quan hệ chính trị
quốc tế của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: “Chính sách đối ngoại là tống thể những chiến lược, sách lược, chủ trương, quyết định và những biện pháp do nhà nước hoạch định và thực thi trong quá trình tham gia tích cực, có hiệu quả vào đời sống quốc tế trong từng thời kỳ lịch sử, vì lợi ích quốc gia, phù hợp với xu thế phát triển của tình hình thế giới và luật pháp quốc tế Chính sách đối ngoại là sự tiếp tục của chính sách đối nội, xuất phát từ chế độ kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia phục vụ chính sách đối nội”?
Như vậy, chính sách đối ngoại là chủ trương, đường lối,
chính sách, chiến lược, sách lược, biện pháp, một bộ phận cấu
thành của chính sách quốc gia Chính sách đối ngoại là tiếp tục của chính sách đối nội, là phản ứng của một quốc gia đối với tình hình quốc tế, là đường hướng hoạt động của quốc gia trên trường quốc tế trong quan hệ với các chủ thể quốc tế khác nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; chủ thể chính sách đối ngoại là nhà nước
1 Học viện Ngoại giao (Nguyễn Mạnh Cường - Chủ biên): Giáo trình
Kiến thúc đối ngoại (Tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội, 2012, tr.52
2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền (6S TS Dương Xuân Ngọc, TS Lưu Văn An): Giáo trình Quan hệ chính trị quốc tế, Nxb Chính trị quốc
Trang 10Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam
2 Đặc điểm của chính sách đối ngoại
ị Chính sách đối ngoại thường được thể hiện dưới dạng ` các văn kiện khác nhau của quốc gia
Thứ nhất, chính sách đối ngoại thế hiện dưới dạng một văn kiện của nhà nước hoặc của đảng cầm quyền, nhất là ở các nước xã hội chủ nghĩa Ví dụ: Thông báo chính sách đối ngoại ngày 3-10-1945 của Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Nghị quyết Trung ương 13 khóa III (tháng 1-1967) về chiến lược đối ngoại vừa đánh vừa đàm, dẫn đến Hội nghị Pari về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam (1968-1973); Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa VI (tháng 5-1988) về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới; Quan điểm chính sách đối ngoại của Liên bang Nga được Tổng thống V Putin phê chuẩn ngày 12-2-2013
Thứ hai, chính sách đối ngoại được thể hiện trong phát biểu của lãnh đạo quốc gia, đại diện quốc gia Ngày 26-11- 1953, trả lời phỏng vấn Báo Express của Thụy Điển, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “nếu Chính phủ Pháp muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng, và muốn giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình, thì nhân dân Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sẵn sàng nói chuyện”! Người nhấn mạnh: “việc thương lượng đình chiến chủ yếu là một việc giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Chính phủ Pháp”? Ngày 22-2-1974, khi tiếp
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
2011, t 8, tr 369
Trang 11
Chương một: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
Tổng thống Dămbia Kenneth David Kaunda thăm chính thức ị Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đề cập vấn ị
đề phân chia ba thế giới Thế giới thứ nhất là Mỹ - Liên Xô |
Phái trung gian gồm có Nhật Bản, châu Âu, châu Úc, Canađa là thế giới thứ hai Toàn bộ châu Phi, Mỹ Latinh, châu Á là thế
giới thứ ba So
Thứ ba, chính sách đối ngoại có thể được thể hiện là điều ước quốc tế mà quốc gia ký kết Ví dụ: Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Tuyên bố Tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam - Nhật Bản được ký kết giữa Tống Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (từ ngày 15 - 18-9-2015)
Thứ tư, chính sách đối ngoại của quốc gia còn được biểu hiện qua quan điểm, lập trường, thái độ của đại diện quốc gia tại các hội nghị, diễn đàn quốc tế
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chính sách đối ngoại là khái niệm rất chung, có thể là đường lối, chủ trương, chiến lược, sách lược, quyết định, biện pháp cụ thể Đường lối đối ngoại, thường là chính sách cho một giai đoạn tương đối dài Ví dụ:
Chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới (thời kỳ đổi
mới bắt đầu từ Đại hội lần thứ VI (năm 1986) của Đảng ta và nay còn đang tiếp tục) Ngoài đường lối, chiến lược đối ngoại
cũng là văn kiện có tầm cỡ và độ dài thời gian lớn Theo Nghị
Trang 12
Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam
i i
ị năm 2020 Ngoài ra, chính sách đối ngoại còn như một sách ị lược, ví dụ: Sách lược hòa với Tướng để tập trung sức chống ị Pháp xâm lược; sách lược hòa với Pháp để đẩy Tưởng về nước trong những năm 1945-1946 Mặt khác, chính sách đối ngoại có thể là một biện pháp cụ thể Ví dụ: Về vấn đề Nga tái thống nhất, hay còn gọi là sát nhập Crưm (tháng 3-2014) chúng ta cần tỏ thái độ và quan điểm
._ Chính sách đối ngoại là một bộ phận không tách rời của đường lối chính trị một quốc gia
Đường lối đó bao gồm chính sách đối nội và chính sách đối ngoại, do lợi ích giai cấp hay liên minh giai cấp 'cầm quyền đóng vai trò quyết định Lợi ích đó trước hết là lợi ích của lực lượng nào, giai cấp nào nắm kinh tế thì lực lượng đó, giai cấp đó nắm quyền lực chính trị V.I Lênin viết: “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế”!, chính trị là kinh tế cô đọng lại Chính trị, luật pháp thuộc thượng tầng kiến trúc do hạ tầng cơ sở quyết định Lênin còn khẳng 'định “pháp quyền không bao giờ có thể cao hơn chế độ kinh tế”? Đây là nhân tố cơ bản gắn chính sách đối nội và chính sách đối ngoại thành một tổng thể chiến lược của một quốc gia Mối liên hệ giữa _ chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của một nước đều giải quyết một nhiệm vụ, tức là tạo điều kiện cho việc bảo vệ và duy trì hệ thống quan hệ xã hội hiện hành trong quốc gia
Trang 13
Chương một: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
đó Chính sách đối ngoại là sự kéo dài của chính sách đối nội, ! và suy cho cùng là phục vụ chính sách đối nội Tuy nhiên, chính ị
sách đối ngoại có vai trò tích cực và chủ động Chính sách đối ị
ngoại và chính sách đối nội có những điểm giống nhau và khác nhau Điểm giống nhau là đều do nhà nước hoạch định và triển khai, đều phục vụ mục tiêu quốc gia Điểm khác nhau là mục tiêu cụ thể, đối tượng tác động không giống nhau và đặc biệt khác nhau ở phương thức thực thi chính sách Đối với việc thực thi chính sách đối nội, nhà nước có thể ra luật, chính sách, với các biện pháp chế tài, đồng thời tổ chức vận động để các tổ
chức và công dân thực hiện Tuy nhiên, không thể làm như vậy
đối với các đối tác nước ngoài vì các quốc gia đều có độc lập chủ quyền - một nguyên tắc quan trọng trong luật quốc tế Mặt khác, đặc trưng của quan hệ quốc tế là “vô chính phú”, nghĩa là không có cơ quan quyền lực siêu quốc gia điều hành quan hệ
giữa các dân tộc Do vậy, nhà nước phải thông qua tiếp xúc,
trao đổi, đàm phán ký kết điều ước quốc tế nhằm tháo gỡ khúc mắc và thúc đẩy quan hệ Ngoài ra, nhà nước dùng các biện pháp gián tiếp để tác động đến các chủ thể khác trên trường quốc tế qua việc triển khai chính sách, tạo ra sự hấp dẫn hay để ngăn cản quan hệ với các chủ thể bên ngoài
Có nhiều nhân tố chí phối/tác động đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của quốc gia như chế độ chính trị, thể chế kinh tế, hệ tư tưởng chủ đạo, địa - chính trị, mục tiêu quốc
gia, sức mạnh quốc gia, nhóm lợi ích, dư luận xã hội, tình hình
Trang 14
Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam
ị quốc gia là lợi ích quốc gia dân tộc Đây là hòn da tang trong
ị việc hoạch định chính sách đối ngoại của quốc gia Có nhân tố | ổn định, ít thay đối, song có những nhân tố thường xuyên biến động, thay đối Chế độ chính trị, thể chế kinh tế, hệ tư tưởng chủ đạo, địa chính trị, là những yếu tố ít thay đổi, còn
tình hình chính trị nội bộ, tình hình quốc tế, khu vực, sức
mạnh quốc gia thường thay đổi hơn Tuy nhiên, việc thay đối hay không cũng chỉ là tương đối Ví dụ, chính trị nội bộ Thái Lan luôn thay đổi, song ở Việt Nam hiện nay lại rất ổn định
Như vậy, muốn định ra chính sách đối ngoại khoa học thì phải
luôn tính đến tình hình thực tiễn trong nước và quốc tế trong
từng thời kỳ : :
Chính sách đối ngoại là chính sách công hay chính sách - quốc gia Tuy nhiên, nhà nước không phải là chủ thể hoàn toàn đơn nhất và duy lý trong hoạch định chính sách đối ngoại như
nhận thức của chủ nghĩa hiện thực Tham gia vào hoạch địch
chính sách đối ngoại của nhà nước có nhiều chủ thể hoặc có nhiều nhân tố như đảng phái, nhóm lợi ích và dư luận xã hội cũng tác động đến chính sách đối ngoại Đối với những nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính sách đối ngoại do Đảng hoạch định cũng tiếp thu ý kiến của nhân dân, dư luận xã hội Điều này phù hợp với lý thuyết chủ nghĩa tự do cho rằng quốc gia có những lợi ích và chủ thể đa dạng Như
vậy, khi hoạch định chính sách đối ngoại, các nhà hoạch định
chính sách đều tính đến nhiều yếu tố, trong đó có dư luận xã
hội, tính đến lợi ích các nhóm lợi ích, Trong việc bình thường
Trang 15Chương một: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
các công ty Mỹ, lo ngại bị chậm chân trong làm ăn với thị ị
trường tiềm năng Việt Nam nên đã thúc đẩy chính quyền Tổng ị thống Clinton bình thường hóa quan hệ với nước ta Ở Việt n Nam, khi đàm phán ký kết Hiệp ước biên giới trên bộ với Trung Quốc năm 1999, mặc dù Bộ Chính trị là người quyết định, song trong quá trình đàm phán đã tham khảo ý kiến các địa phương có chung biên giới với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại có tính chất kế thừa Trong việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại, nhà nước nào cũng có ý thức thường xuyên rút những bài học kinh nghiệm
từ lịch sử của dân tộc và của các dân tộc khác Bài học thành
công để kế thừa và những bài học thất bại để rút kinh nghiệm Trong việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, chúng ta đã học được nhiều bài học quý báu từ ngoại giao truyền thống của cha ông Đó là những bài học kiên trì, độc lập, tự chủ, song cách thức thì vô cùng mềm mỏng, linh hoạt, uyển chuyển như: chính sách coi trọng quan hệ với láng giềng, nhất là láng giềng lớn như Trung Quốc; “trong xưng đế ngoài xưng vương”, triều cống; ngoại giao tâm
công; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tham khảo Hiệp ước Brest- Litovsk của nước Nga Xô viết khi ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6-
3-1946 với Pháp Chúng ta đã rút kinh nghiệm sâu sắc Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương trong quá trình đàm phán với Mỹ tại Hội nghị Pari (1968-1973), nhất là vấn đề trực tiếp đàm phán với Mỹ, đánh kết hợp với đàm, nghiên cứu
Trang 16Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam
ị định Pari là chiến công lớn, sáng chói của ngoại giao Việt Nam
trong thời đại Hồ Chí Minh
3 Nội dung của chính sách đối ngoại Mục tiêu của chính sách đối ngoại
Khi phân tích chính sách, điều đầu tiên nói đến là mục tiêu
của chính sách Xác định mục tiêu là một nội dung cực kỳ quan trọng của chính sách đối ngoại Bất kỳ quốc gia nào dù lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga hoặc nhỏ như Cộng hòa Nauru, Công quốc Mônacô, dù là quốc gia thời cổ đại ở Ai Cập,
Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã cổ đại, Nhà nước Văn Lang ở nước
ta, đến các quốc gia đương đại, chính sách đối ngoại đều xác định ba mục tiêu cơ bản là “an ninh, phát triển và ảnh hưởng” Mục tiêu an ninh là góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thố; mục tiêu phát triển là tranh thủ ngoại lực và tạo dựng điều kiện quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; và mục tiêu ảnh hướng là góp phần nâng cao địa vị quốc gia, phát huy tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế “Ba mục tiêu này gắn kết với nhau mật thiết, không thể tách rời và phản ánh một cách tổng thể, toàn diện lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc Những mục tiêu trên là bất biến, song nội dung cụ thể và nhất là phương pháp tiến hành để đạt được mục tiêu ấy
chuyển hóa theo thời gian và linh hoạt tùy thuộc vào diễn
biến của lịch sử”,
1 Vũ Khoan: “An ninh, phát triển và ảnh hưởng trong hoạt động
Trang 17
Chương một: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
Trong ba mục tiêu trên, quốc gia nào cũng phải sắp xếp | theo thứ tự ưu tiên bởi vì nguồn lực thường có hạn Mặt khác, ị sự lựa chọn ưu tiên thường xuất phát từ sự phát triển của tình hình quốc tế Ví dụ: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) và cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước (1954-1975), mục tiêu hàng đầu của Việt Nam chính là an ninh, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, thể hiện trong câu nói nổi tiếng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!” Ngay trong những năm 1945-1946, khi nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa vừa ra đời, mục tiêu ưu tiên cũng là an ninh Lợi ích cao nhất của chúng ta lúc đó là bảo vệ, giữ vững chính quyền cách mạng, thành quả Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Với
Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị (tháng 5-1988),
chúng ta đặt mục tiêu cao nhất là giữ vững hòa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội Khi có hai
sự lựa chọn trở lên, phải tính đến việc sắp xếp thứ tự ưu tiên
Chính vì vậy, càng nhiều lựa chọn càng khó xây dựng ưu tiên bởi vì do chính trị nội bộ trong quốc gia xuất phát từ thế giới quan khác nhau, lợi ích khác nhau của các nhóm lợi ích Một học giả Mỹ viết: Hoạch định chính sách đối ngoại bản chất là
sự lựa chọn những mục tiêu cần đạt được và tạo dựng được phương cách để đạt được mục tiêu đó!
1 Bruce W Jentleson: Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ: Động cơ của sự
Trang 18Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam
Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại
ị Bên cạnh việc xác định mục tiêu, cần phải xác định nhiệm vụ của chính sách đối ngoại Nhiệm vụ là công việc phải làm để đạt cho được mục tiêu đã xác định Làm rõ nhiệm vụ cũng
rất quan trọng Nếu không xác định trúng nhiệm vụ thì không thể đi tới mục tiêu Ví dụ: Đại hội lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh ba nhiệm vụ của công tác đối ngoại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 như sau: “giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; - nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu
tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
trên thế giới”
` Nguyên tắc của chính sách đối ngoại
Thông thường trong chính sách đối ngoại, người ta xác định nguyên tắc hoạch định chính sách đối ngoại “Nguyên tắc _ là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm” Ví dụ: Hội nghị Trung ương ba khóa VII (tháng 6-1992) khẳng định nguyên tắc hoạt động đối ngoại của Việt Nam: Giữ vững nguyên tắc độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta cũng 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr 236
Trang 19
Chương một: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với ị
đặc điểm từng đối tượng ta có quan hệt Đại hội lần thứ XI của
Đảng ta nêu ba nhóm nguyên tắc chỉ đạo công tác đối ngoại |
của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
- Đám bảo lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển;
- Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc;
- Tôn trọng các nguyên tắc ứng xử khu vực? Phương châm của chính sách đối ngoại
“Phương châm là tư tưởng chỉ đạo hành động, thường
được diễn đạt bằng câu ngắn gọn”3 Hội nghị Trung ương ba
khóa VII (tháng 6-1992) của Đảng yêu cầu nắm vững những
phương châm xử lý các vấn đề đối ngoại như sau:
- Đảm bảo lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân;
- Giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại;
- Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ với mọi đối tượng;
Trang 20Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam -
- Tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ
ị với các nước!
Đại hội lần thứ XI của Đảng nêu các phương châm sau đây trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay:
- Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; - Da phương hóa và đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; ~ Là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; - Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại? Phương hướng
Phương hướng là các định hướng hoạt động đối ngoại
chính nhằm triển khai đường lối, chính sách đối ngoại của quốc gia Đại hội lần thứ XI của Đảng nêu các phương hướng về chính sách đối ngoại Việt Nam, là nhiệm vụ cụ thể của chính sách đối ngoại Việt Nam:
- Tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu; - Hội nhập kinh tế quốc tế;
- Hội nhập chính trị, quốc phòng, an ninh;
1 Hồng Hà: “Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của chúng
ta", Tidd
Trang 21Chương một: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI - Hội nhập văn hóa - xã hội;
- Giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới, lãnh thổ;
4 Biện pháp và công cụ của chính sách đối ngoại Khái niệm về công cụ và biện pháp
Để triển khai chính sách đối ngoại cần có các công cụ và
biện pháp Nói cách khác, muốn đạt được mục tiêu, thực hiện
thành công nhiệm vụ chính sách đối ngoại phải có biện pháp và công cụ, phải có nguồn lực “Biện pháp đối ngoại là một hệ thống hoạt động trong quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực và ở
nhiều mức độ, cấp độ khác nhau (song phương, đa phương)
để thực hiện chính sách đối ngoại phù hợp với lợi ích quốc gia” Cac bién pháp trên được thực hiện thông qua các công cụ ngoại giao, kinh tế, luật pháp, tuyên truyền, sức mạnh quân sự, Công cụ là “hệ thống yếu tố con người và phương tiện vật chất được huy động để thực hiện chính sách đối ngoại của các chủ thế chính trị đối ngoại trong thực tiễn” Việc lựa chọn
công cụ là nghệ thuật của người làm chính sách Lựa chọn
đúng công cụ và liều lượng thể hiện tài năng của người làm chính sách Công cụ không thay thế chính sách, chính sách quy định sử dụng công cụ Đại hội lần thứ XI của Đẳng lần đầu tiên nêu quan điểm triển khai đồng bộ và toàn diện hoạt động 1 Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Giáo trình Quan hệ chính trị quốc tế, Sđd, tr 283
Trang 22Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam
ị đối ngoại của Việt Nam, trong đó có công cụ thực hiện mục
¡ tiêu đối ngoại!
Công cụ ngoại giao
Công cụ ngoại giao là công cụ quan trọng nhất trong việc thực biện mục tiêu, nhiệm vụ chính sách đối ngoại; là phương tiện dựa trên các nguyên tắc của chính sách đối ngoại, thực hiện bằng phương pháp hòa bình, trên cơ sở thương lượng, đàm phán giữa các bên có lợi ích liên quan Theo Công ước
Viên về quan hệ ngoại giao, ngoại giao có các chức năng: Đại
diện cho nước mình tại nước tiếp nhận, tạo điều kiện trao đổi thông tin liên lạc giữa các nhà lãnh đạo quốc gia để thu thập thông tin và xử lý thông tin về nước tiếp nhận, làm nhiệm vụ
như Tôn Tử nói “biết mình, biết người”? bằng các biện pháp
hợp pháp; đàm phán và ký kết điều ước quốc tế để giải quyết tranh chấp quyền lợi cũng như thúc đẩy, củng cố quan hệ đã được thiết lập; bảo vệ lợi ích quốc gia, pháp nhân và công dân mình ở nước sở tại; Đại diện cho quốc gia phát ngôn quan điểm lập trường của nước mình Ngoại giao ngày càng khẳng định là phương tiện bền vững, ổn định và nhân văn trong quan hệ quốc tế, ngoại giao đa phương rất phát triển trong kỷ nguyên toàn cầu hóa Ngày nay, bên cạnh kênh ngoại giao nhà nước, còn có các kênh ngoại giao khác như: ngoại giao Đảng, ngoại giao nghị viện, ngoại giao nhân dân, ngoại giao của các
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Sđd, tr.235
Trang 23
Chương một: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI nhà khoa học (ngoại giao kênh II), đối ngoại quốc phòng - an ị ninh Bên cạnh ngoại giao song phương, ngoại giao đa ị phương phát triển như vũ bão Cùng với ngoại giao chính trị, |
ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa cũng có bước phát triển
đột phá Mặt khác, ngoại giao cấp cao đang phát triển lên tầm cao mới
Công cụ luật pháp
Một công cụ không kém phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ ngoại giao là luật quốc tế “Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau”! Trong
đấu tranh với việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 vào
khu đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, chúng ta đã sử dụng rất hiệu quả công cụ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc Ngoài ra, chúng ta còn tích cực sử dụng các cơ chế đa phương như ASEAN, Liên hợp quốc trong đấu tranh
1 Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Công
Trang 24Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam
Công cụ kinh tế
Trong hoạt động đối ngoại, các chủ thể thường sử dụng công cụ kinh tế phục vụ mục tiêu đối ngoại, phù hợp lợi ích
của mình Các nước, đặc biệt là các nước lớn rất coi trọng sử dụng tiềm năng kinh tế như tài nguyên, vị trí địa lý và năng lực kinh tế của quốc gia nhự GDP, trình độ khoa học - công nghé, cua minh để thúc đẩy quan hệ với các quốc gia khác Các nước xuất khẩu dầu mỏ đã từng sử dụng dầu mỏ làm vũ khí đấu tranh chống các nước để quốc đầu những năm 1970 Liên bang Nga sử dụng khí đốt trong quan hệ đối với Ucraina,
Bêlarút năm 2006, 2009 Ngoài tiềm năng kinh tế, các nước
còn sử dụng các công cụ kinh tế khác như thuế quan, kiểm soát nhà nước, đối với hoạt động thương mại, tham gia các hiệp định thương mại tự do, Trợ giúp kinh tế đối với các quốc gia khác là cơ hội thuận lợi gây ảnh hưởng chính trị đối với các quốc gia nhận viện trợ Không ít trường hợp các nước : lớn dùng công cụ ODA gây ảnh hưởng chính trị đối với các nước nhận ODA Viện trợ phát triển có nhiều hình thức khác nhau như: không hoàn lại, cho vay ưu đãi,
Công cụ thông tin tuyên truyền đối ngoại
Đây cũng là công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện mục
tiêu đối ngoại, nhất là trong bối cảnh các nước đều coi trọng sức mạnh mềm bên cạnh sức mạnh cứng Tuyên truyền là
hoạt động tác động tâm lý, tình cảm của các chú thể quan hệ
Trang 25
Chương một: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
nhau như: truyền thông đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình, ), truyền thông trực tiếp (trao đổi văn hóa, nghệ ¡ -
thuật, tuyên truyền phẩm ), để giới thiệu đường lối, chính | sách, đất nước, con người đất nước mình với nhân dân thế giới
Công cụ quân sự là giải pháp cuối cùng khi các giải pháp khác không giải quyết được mâu thuẫn giữa các chủ thể quan hệ quốc tế Với tính toán chiến lược, sách lược khác nhau, việc sử dụng công cụ quân sự có mức độ, quy mô khác nhau: đe dọa sử dụng vữ lực hay trực tiếp sử dụng vũ lực, xây
dựng chiến lược quân sự, thiết lập liên minh quân sự, Khi chưa trực tiếp sử dụng công cụ quân sự thì dùng nó để đe
dọa, răn đe, ép đối phương, đối tác trên bàn đàm phán, biểu
dương lực lượng và uy thế Việc sử dụng công cụ bạo lực thường dẫn đến hệ quả nghiêm trọng như chạy đua vũ trang,
làm cho quan hệ cực kỳ căng thẳng, để lại hệ quả lớn cho đất nước, ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế Tôn Tử nói: “Chiến tranh là đại sự quốc gia, quan hệ đến sống chết của nhân dân, cũng như quan hệ mất còn của quốc gia, không thể không quan sát thêm rõ ràng”1 Chính vì vậy, việc sử dụng công cụ quân sự trực tiếp, nhất là chiến tranh quy mơ lớn phải tính tốn hết sức cẩn trọng
Tóm lại, chính sách đối ngoại là bộ phận cấu thành chính sách quốc gia, là tiếp tục của chính-sách đối nội, suy cho cùng phục vụ chính sách đối nội; là nhằm tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi, hạn chế mặt bất lợi; là đường hướng hoạt động
1 Binh pháp Tôn Tử, Sđd, tr.155
Trang 26Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam
!
ị của quốc gia trong quan hệ với các chủ thể khác trên trường ị quốc tế dựa trên lợi ích quốc gia, dân tộc Có nhiều nhân tố | tac động đến việc hoạch định chính sách đối ngoại như nhân tố khách quan, chủ quan, bên trong, bên ngoài, trước mắt, lâu dài, ít thay đối và hay thay đối, song nhân tố tổng hợp, quan trọng nhất là lợi ích quốc gia, dân tộc Để thực hiện mục tiêu, -_ nhiệm vụ chính sách đối ngoại phải có các công cụ và biện pháp như công cụ ngoại giao, công cụ kinh tế, công cụ luật pháp, công cụ tuyên truyền và công cụ quân sự Việc lựa chọn đúng công cụ và liều lượng đến đâu, như thế nào là tài năng của người làm chính sách
BẢN CHẤT VÀ ĐẶC THÙ CỦA QUAN HỆ QUỐC TẾ
Quan hệ quốc tế là hiện tượng xã hội, song là loại quan hệ xã hội đặc biệt, có đặc điểm riêng nảy sinh trong quá trình hoạt động của con người liên quan đến môi trường quốc tế - Quan hệ xã hội vượt biên giới quốc gia, có những thay đổi lớn và trở nên vô cùng phức tạp, bởi trong môi trường quốc tế có các cơ chế hoạt động và luật chơi hoàn toàn khác với cơ chế trong nội bộ quốc gia
Mặc dù các nhà nghiên cứu đã tốn không ít giấy mực và thời gian để tranh luận, song có thể nói vấn đề bản chất và _ đặc thù của quan hệ quốc tế vẫn là vấn đề chưa có sự nhất trí cao, ảnh hưởng đáng kể đến việc hình thành phương pháp luận thống nhất nghiên cứu quan hệ quốc tế và phát triển khoa học lý luận quan hệ quốc tế Đây thực sự là một vẫn đề
Trang 27Chương một: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI vơ cùng phức tạp, tác giả muốn góp phần phân tích bản chất quan hệ, làm rõ các đặc điểm của quan hệ quốc tế và đề cập | vấn đề lý luận quan hệ quốc tế - một lĩnh vực vô cùng quan trọng trong nghiên cứu quốc tế, song chưa được đi sâu nghiên cứu ở nước ta
1 Bản chất quan hệ quốc tế
Khái niệm quan hệ quốc tế như một phạm trù khoa học
lần đầu tiên do nhà khoa học người Anh Jeremy Bentham
(1748-1832) đưa ra Quan hệ quốc tế mà ông nói đến là quan hệ giữa các chính phủ, giữa các quốc gia Từ đó nhận thức khoa học về bản chất quan hệ quốc tế ngày càng trở nên rộng, không thể không dẫn đến mâu thuẫn, va chạm giữa các tư tưởng, nhận thức khác nhau của các nhà nghiên cứu '
Trước hết, một trong các vấn đề mà giới học thuật tranh luận hết sức gay gắt là khả năng phân biệt quan hệ quốc tế với các quan hệ xã hội khác Các nhà khoa học đặt vấn đề: liệu có thể tách quan hệ quốc tế một cách rành mạch với các hiện
tượng và quá trình xã hội khác không? R Aron, nhà nghiên
cứu quốc tế nổi tiếng người Pháp, cho rằng quan hệ quốc tế không có ranh giới rõ ràng trong hiện thực và không thể tách khỏi các hiện tượng xã hội khác Ông khẳng định: “bất cứ hiện tượng nào phát triển trong môi trường quốc tế đều là đặc thù mà không là bản chất”1 Cũng xuất phát từ những nhận thức
1 R Aron: Hoà bình và chiến tranh giữa các dân tộc (tiếng Nga),
Trang 28Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam
‡ / `
ị tương tự như vậy, Ph Damn, X Dobroxelski và P Vukadinovich :
ị cho rằng không nên xác định chính xác quan hệ quốc tế, bởi vì điều đó sẽ dẫn đến nhận thức giáo điều, không phù hợp với thực tiễn Quan hệ quốc tế phức tạp đến nỗi mà trong quan hệ tương tác với tống thể quan hệ xã hội khác, muốn khái quát nó quả thật là khó thành công!
Chỉ có thế nhất trí với các nhận xét trên một phần, vì ngoài tìm bản chất của chúng, cần phải tìm các đặc trưng của quan hệ quốc tế Đặc trưng cũng phản ánh bản chất Trước hết, bất cứ mối quan hệ quốc tế nào cũng đều thể hiện khác với quan hệ trong nội bộ quốc gia Ngoài ra, là hiện tượng xã hội, quan hệ quốc tế phải có giới hạn không gian và thời gian Thời gian của quan hệ quốc tế được tính từ thời điểm xuất hiện “diễn viên” hay “người tham gia”? và mất đi khi các “diễn viên” hay “người tham gia” không còn tồn tại nữa Ví dụ: Liên Xô xuất hiện năm 1922, Liên Xô có quan hệ với các “diễn viên” khác trên trường quốc tế như Mỹ, Đức, Pháp Khi Liên | Xô tan rã (năm 1991) cũng không còn tồn tại quan hệ của Liên Xô với các đối tác đó Việc xác định không gian có khó hơn vì chúng không nảy sinh phù hợp hoàn toàn với không gian địa lý, dù có sự phân chia không gian giữa các quốc gia
1 Makian Malxki, Mykhailo Matsiakh: Lý luận quan hệ quốc tế
(tiếng Ucraina), Nxb Kiev, Kiev, 2003, tr 2
2 Ở đây tác giả muốn sử dụng khái niệm “người tham gia” hoặc
`_› "diễn viên" thay cho khái niệm “chủ thể quan hệ quốc tế” vì “chủ thể quan hệ quốc tế" dễ lẫn với khái niệm “chủ thể luật pháp quốc tế” Hai
Trang 29
Chương một: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
Khi đó quan hệ quốc tế là cái gì đó phi hiện thực mà chỉ có L trong đầu các nhà nghiên cứu Phải chăng quan hệ quốc tế chỉ ị là ảo tưởng? Quan hệ quốc tế không phải là ảo tưởng, khi ị chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng qua dòng hàng hóa, tiền tệ, con người, khu vực xung đột, Chúng ta cũng có thể xác định rõ biên giới quốc gia giữa các nước, sông suối, bầu trời, bằng luật pháp Quan hệ quốc tế bao gồm không gian địa lý, vì “người tham gia” quan hệ quốc tế ở khắp nơi Quan hệ quốc tế
có phạm vi toàn cầu, liên khu vực, tiểu khu vực và khu vực
Quan hệ quốc tế là hiện tượng xã hội khách quan Muốn định nghĩa cần phải xác định các đặc điểm của nó Nhà khoa học người Mỹ H Spykman lần đầu tiên dùng khái niệm “quan
hệ giữa các quốc gia”, xác định chúng là quan hệ giữa các cá
nhân, hoặc nhóm người, đại diện các quốc gia khác nhau! Nhân tố quan trọng trong định nghĩa này là người tham gia quan hệ quốc tế là đại diện các quốc gia khác nhau Học giả “người Ba Lan J Kukulka tán thành nhận xét trên Quốc gia là cấu trúc chính trị, là hệ thống xã hội phức tạp, có hoạt động tương tác với các quốc gia khác Nhà nghiên cứu danh tiếng người Pháp M Merle cho rằng quan hệ quốc tế là tác động qua lại qua biên giới quốc gia bằng con đường liên kết và các kênh chuyển thông tin Quan hệ quốc tế có đặc điểm là quan hệ giữa các quốc gia, nghĩa là không chỉ là quan hệ giữa các tổ chức chính trị, giữa các đại diện cộng đồng quốc gia, phan
Trang 30Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam
ị tách bằng lãnh thổ mà còn là quan hệ giữa các đại diện quốc ị gia, song không nhất thiết chỉ là quan hệ chính trị
Như vậy, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về quan hệ quốc tế, song tựu chung lại có thể chia làm năm nhóm Cụ thể như sau:
ï) Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng quan hệ quốc tế là tổng thể quan hệ thực tế của những “người tham gia”/“diễn viên” trên diễn đàn quốc tế Đó là tống thể chính sách đối ngoại quốc gia, quan hệ chính trị, kinh tế là tất cả các hình thức trao đối hoạt động, là đối tượng của quan hệ giữa các quốc
gia bao gồm cả trao đối cá nhân Một học giả có uy tín trong
giới nghiên cứu quan hệ quốc tế thời Liên Xô cho rằng quan hệ quốc tế là: “tống thể các mối quan hệ kinh tế, chính trị, tư
tướng, luật pháp, ngoại giao và các mối quan hệ khác giữa
các quốc gia, các hệ thống quốc gia, giữa các giai cấp cơ bản,
các lực lượng xã hội, kinh tế, chính trị, các tổ chức, phong
trào xã hội hoạt động trên trường quốc tế, nghĩa là giữa các dân tộc trong ý nghĩa rộng của từ đó”? Khái niệm tương tự như vậy rất phổ biến trong sách, báo về quan hệ quốc tế, nhấn mạnh đến hình thức, sự đa dạng của quan hệ, tránh nêu bản chất của quan hệ quốc tế Vì mối quan hệ rất nhiều và rất đa dạng nên một nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm một khái niệm chung hơn, không cần đề cập các loại quan hệ khi
Trang 31
Chương một: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI ông viết: “Quan hệ quốc tế là những mối quan hệ liên kết, hình thành nên hiệp hội của loài người”1 Tuy nhiên, khái niệm này quá chung, không phân biệt quan hệ quốc tế và quan hệ trong nội bộ quốc gia Nhà nghiên cứu I Krapchenko cũng đưa ra nhận thức của mình theo tỉnh thần trên, song bao quát hơn: “Quan hệ quốc tế là tất cả các loại hình trao đổi hoạt động, là đối tượng quan hệ giữa các quốc gia và kể cả trao đổi giữa các cá nhân”?
ii) Nhóm quan điểm thứ hai nhấn mạnh quan hệ quốc tế là quyền lực được thể hiện bằng lợi ích của các quốc gia trong môi trường quốc tế Đây là quan điểm của trường phái chủ
nghĩa hiện thực chính trị, đặc biệt phát triển trong thời kỳ
Chiến tranh lạnh Quan hệ quốc tế là lĩnh vực đối đầu giữa các quốc gia, nhờ sức mạnh từng quốc gia thực hiện lợi ích của mình Có sự phân hóa quyền lực, quyền lực tập trung không đều ở các quốc gia riêng biệt, đơn vị cơ sở của quan hệ quốc _ tế Hầu hết các quốc gia có vai trò chủ động trong quan hệ quốc tế dưới ảnh hưởng của các nước lớn và mạnh Quan hệ quốc tế thực hiện dưới hai cấp độ: giữa các nước lớn và nước nhỏ, giữa các tổ chức cơ sở của sức mạnh Một trong các sáng
lập gia của chủ nghĩa hiện thực chính trị Hans J Morgenthau
đã viết rằng, quốc gia trong quan hệ quốc tế được chỉ đạo bởi
“lợi ích” và được định nghĩa bằng “quyền lực” Khái niệm này
1 GX Sakhnadarov: Trật tự thế giới tương lai (tiếng Nga), Matxcova,
1981, tr.19, ,
2 X Riabob: “Lý luận quan hệ quốc tế”, Đọc thêm về chính trị học,
Trang 32Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam
ị tạo ra mắt xích giữa sự lập luận để hiểu về chính trị quốc tế ị và những thực tế cần phải hiểu”! Nhiều nhà chủ nghĩa hiện | thực như Ph Dann, X Hophman, J Kennan, cho rằng đã diễn ra sự phân hóa trong phạm vi toàn cầu những lực lượng tập trung không đồng đều trong các quốc gia riêng biệt, trở thành các đơn vị cơ sở của quan hệ quốc tế và ngày càng đóng vai
trò tích cực Các quốc gia trở thành thụ động và nằm dưới ảnh
hưởng của các nước mạnh hơn Như vậy, quan hệ quốc tế thực hiện ở hai cấp độ Một cấp độ là giữa các nước mạnh và các nước yếu, và cấp độ khác là giữa các đơn vị cơ sở của quyền lực Hiếu quan hệ quốc tế như trên không chỉ là quan điểm của phái hiện thực chính trị mà cũng là quan điểm của phần lớn các lý thuyết quan hệ quốc tế hiện đại
iii) Nhóm ý kiến thứ ba coi quan hệ quốc tế là quan hệ giữa các cá nhân có quyền thông qua các quyết định chính trị đối ngoại, các cấu trúc mà họ quản lý Ví dụ như R Snyder, H Bruck và B Sapin nêu ý tưởng: Nếu muốn hiểu quan hệ quốc tế, cần phải nghiên cứu hành vi của những người mà hành vi của họ là “hành vi của quốc gia”, làm rõ những điều liên quan trực tiếp đến quan hệ quốc tế như chính sách đối ngoại, nói đúng hơn là những quyết định được thông qua và đưa vào môi trường quốc tế Chính những hoạt động như vậy
là nguyên nhân dẫn đến các tình thế trong quan hệ quốc tế
Đó chính là cái gốc của chính trị quốc tế Những nhận thức trên mới làm rõ.được nhận thức ban đầu về quan hệ quốc tế,
1, Học viện quan hệ quốc tế: 1ý luận quan hệ quốc tế, Hà Nội,
Trang 33Chương một: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
song chưa có khả năng làm sáng tỏ toàn bộ nội dung của quan ị
hệ quốc tế ị
iv) Một loại ý kiến khác thuộc về những người theo chủ
nghĩa Mác - Lênin Học thuyết Mác - Lênin cho rằng quan hệ
xã hội, trong đó có quan hệ quốc tế, suy cho cùng do quan hệ vật chất quyết định Khi đó, quan hệ chính trị, tư tưởng, quan hệ quốc tế thuộc mối quan hệ “loại hai, loại ba, nhìn chung là
quan hệ thứ sinh được chuyển sang, không phải loại thứ nhất
là quan hệ sản xuất”1, Quan hệ quốc tế là loại quan hệ được tiếp tục trong phạm vi quốc tế của các mối quan hệ xã hội đã được thiết lập trong phạm vi dân tộc Như vậy, chính sách đối ngoại là sự tiếp tục của chính sách đối nội và do chính sách đối nội quyết định Các yêu cầu bên trong, mục tiêu quốc gia
trong từng giai đoạn phát triển nhất định xác định mục tiêu,
nhiệm vụ của chính sách đối ngoại quốc gia Tuy nhiên, theo
các nhà mácxít, chính sách đối ngoại có tính độc lập nhất định
và tác động trở lại đối với chính sách đối ngoại quốc gia Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa đã nảy sinh quá trình xích lại _ gàn nhau giữa quan hệ đối nội và quan hệ quốc tế Do đó, khi phân tích quan hệ quốc tế phải nghiên cứu cấu trúc nội bộ của hình thái kinh tế - xã hội, những hiện tượng xã hội với những
tính chất phức tạp, những mâu thuẫn và sự phát triển biện
Trang 34Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam
¡_ tế - xã hội, xem xét tổng thể tất cả các xu hướng đối lập nhau, ¡_ đưa chúng đến một điều kiện sống, sản xuất nhất định của các
¡_ giai cấp khác nhau của xã hội, loại trừ chủ nghĩa chủ quan và
sự độc đoán trong lựa chọn những ý tưởng “chủ đạo” hoặc giải thích chúng, làm rõ nguồn gốc không loại trừ bất cứ ý tưởng nào của tất cả các xu hướng khác nhau trong tình trạng của lực lượng sản xuất vật chất”!
Lý luận Mác - Lênin về quan hệ quốc tế đựợc hình thành trên quan điểm duy vật của quá trình lịch sử có tính đến và vận dụng những khả năng sáng tạo, đặt nền móng cho lý luận quan hệ quốc tế Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, cơ sở của quan hệ quốc tế là chế độ kinh tế của xã hội gắn liền với xã hội đó, là chính trị đối nội của các giai cấp nhất định Để thực hiện đường lối chính trị đối nội đó ở ngoài biên giới quốc gia, người ta tiến hành chính sách đối ngoại phù hợp Chính sách đối ngoại của các quốc gia riêng biệt hình thành nên hệ thống quan hệ nhà nước, có quy luật phát triển và vận động riêng Hệ thống quan hệ quốc gia trực tiếp phụ thuộc và liên quan
chặt chế với đặc điểm của thời đại, được xác định bởi đặc
điểm của hình thái kinh tế - xã hội Tiến trình phát triển của xã hội suy cho cùng phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, đấu tranh giai cấp, các quá trình nội bộ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị diễn ra trong từng quốc gia Song, trong
lĩnh vực của hệ thống quan hệ giữa các quốc gia không phải
bao giờ và tất cả các lực lượng quyết định sự phát triển của xã 1 V ] Lênin: Toàn tập (tiếng Nga), Nxb Văn học chính trị, Mátxcơva, 1963, xuất bản lần thứ 5, t.26, tr 57-58
Trang 35Chương một: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
hội đều lộ diện Điểm giống nhau giữa quan hệ quốc tế với ị quan hệ trong một quốc gia là tính giai cấp! Động lực cơ bản ị của sự vận động và phát triển của quan hệ quốc tế là đấu ¡ tranh giữa các giai cấp và các chế độ xã hội nhằm giải quyết đối kháng giữa họ với nhau Tương quan lực lượng các giai cấp khác nhau, các quốc gia, các tố chức chính trị xã hội có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển quan hệ quốc tế?
Nếu hiểu quan hệ quốc tế đơn giản chỉ là quan hệ xã hội trong nước vượt qua: biên giới quốc gia thì quả là quá đơn giản, không phản ánh hết bản chất quan hệ quốc tế, không thấy hết sự đa dạng, đa chiều, nhiều tầng nấc và phức tạp của quan hệ quốc tế Sự phức tạp này được tạo ra bởi sự đa dạng, phức tạp của bản thân người tham gia quan hệ quốc tế Mặt khác, những đặc thù của quan hệ quốc tế, cơ chế hoạt động cũng như luật chơi của hệ thống quan hệ quốc tế cũng làm cho quan hệ quốc tế càng không đơn giản, khác với quan hệ _ trong nội bộ quốc gia Đồng thời, nếu coi quan hệ quốc tế là cuộc đấu tranh giai cấp đơn thuần như trong nội bộ quốc gia cũng cần phải suy nghĩ thêm Quan hệ quốc tế có tính giai cấp, song tính giai cấp của các “diễn viên” tham gia quan hệ quốc tế đã bị khúc xạ trong môi trường mới, khác hồn tồn với
mơi trường trong nội bộ quốc gia Lợi ích là cái chủ đạo, là cái
cốt lõi của quan hệ quốc tế Chỉ có thế chúng ta mới giải thích
1 Đoàn Văn Thắng: Quan hệ quốc tế - Các phương pháp tiếp cận,
Nxb Thống kê, Hà Nội, 2003, tr.30
2 V I Anchiukhina - Moskovchenko, A A Dlobin, M A Kruxtalev:
Trang 36
Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam
ị được tại sao Liên Xô và Mỹ, Anh là kẻ thù giai cấp của nhau,
ị song lại hợp tác được với nhau để tiêu diệt phát xít trong
¡ Chiến tranh thé giới thứ hai Việt Nam, Lào và các nước ASEAN hoàn toàn khác nhau về chế độ xã hội, song lại có thể cùng nhau chung sức xây dựng Cộng đồng ASEAN Hơn nữa, thế giới đã thay đối sâu sắc, nhất là từ cuối thế kỷ XX đã chuyển từ “đấu tranh giữa hai hệ thống xã hội đối lập nhau sang thế giới vừa hợp tác, vừa đấu tranh giữa các chủ thể quyền lực quốc tế”1, Như vậy, có thể hiểu động lực của sự phát triển xã hội phải chăng không còn là đấu tranh giữa hai
hệ thống xã hội đối lập? |
v) Giáo sư người Nga Sugancov còn có một cách tiếp cận khác tống hợp hơn đối với quan hệ quốc tế Đối với ông thì tất cả các kiểu, các loại hình, các mức độ và tình trạng của quan hệ quốc tế cho thấy quan hệ quốc tế khác với các loại hình quan hệ xã hội khác, đặc trưng cho các cộng đồng xã hội là “người tham gia"/ “diễn viên” quan hệ quốc tế bởi các đặc thù của mình Do vậy, quan hệ quốc tế là một loại hình quan hệ xã hội đặc biệt vượt ra ngoài quan hệ xã hội bên trong lãnh thổ _ quốc gia? Để làm rõ bản chất quan hệ quốc tế, ông cho rằng phải phân tích cho được tiêu chí của quan hệ quốc tế Theo
Giáo sư, tiêu chí đó là các lĩnh vực của đời sống xã hội như
kinh tế, chính trị, chiến lược - đối ngoại, văn hóa, tư tưởng,
1 Nguyễn Viết Thảo: “Trật tự thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu
hóa”, Tạp chí Cộng sản, số 792 (tháng 10-2008)
2 P A Sugancov: ký luận quan hệ quốc tế (tiếng Nga), Nxb
Trang 37
Chương một: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI Và tiêu chí thứ hai là “người tham gia”/“diễn viên" của sân ¡ khấu chính trị quốc tế như nhà nước, đảng phái, các tổ chức ị quốc tế, các diễn viên phi nhà nước (như các công ty xuyên ị quốc gia, các tổ chức chính trị xã hội ) Quan hệ quốc tế bao
gồm những lĩnh vực của đời sống xã hội vô cùng khác nhau và
cũng rất đa dạng của “người tham gia”/“diễn viên”, song cái chung nhất của những hoạt động của con người ấy là gì? Cái gì liên kết tất cả những diễn viên hay người tham gia với nhau? Chỉ xác định được điều đó mới cho phép hiểu bản chất và đặc thù của quan hệ quốc tế Quan hệ chính trị có thể hiểu
dưới hai góc độ Trước hết, đó là lĩnh vực lợi ích và hoạt động của nhà nước Thứ hai, quan hệ chính trị được hiểu như quan
hệ quyền lực với nghĩa rộng của từ!
Tất cả các nhận thức trên đã cố gắng xác định bản chất của quan hệ quốc tế Quan hệ quốc tế là hệ thống quan hệ được nảy sinh và tồn tại nhờ hoạt động qua lại giữa các quốc gia, cũng như các diễn viên khác của quan hệ quốc tế Tác động qua lại của các hoạt động tương tác của họ có tính khách quan Quan hệ quốc tế vô cùng phức tạp, có tính tổng thể, nên khơng hồn tồn chính xác khi chỉ nói đến một lĩnh vực cụ thể nào đó Chúng bao gồm tất cả hoạt động thực tiễn của con người: từ trao đổi chính trị, kinh tế, quân sự đến thi đấu thể dục thể thao, Vì vậy, chúng là quan hệ xã hội đặc biệt Và sợi chỉ đỏ xuyên suốt quan hệ quốc tế là quan hệ chính trị với hai khía cạnh như Giáo sư Sugancov khẳng định
Trang 38Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam
2 Những đặc thù của quan hệ quốc tế
Quan hệ quốc tế như là hiện tượng xã hội đặc biệt, được
` xác định bởi những đặc thù khác nhau về cơ bản so với những |
loại quan hệ xã hội khác Chính những đặc trưng đó cho phép
phân biệt rất rõ ràng giữa quan hệ nội bộ và quan hệ quốc tế Có thể kể đến những đặc điểm dưới đây của quan hệ quốc tế
Thứ nhất, trong quan hệ quốc tế không có độc quyền Quyền lực chính quyền được luật pháp quốc tế thừa nhận cho: phép ràng buộc bất kỳ quốc gia hoặc tổ chức quốc tế nào Nghĩa là trên thế giới không có một siêu nhà nước đứng ra quản lý các quốc gia như nhà nước trong nội bộ quốc gia Liên hợp quốc là tố chức quốc tế lớn nhất hành tinh với 192 thành viên, song cũng không phải là một siêu nhà nước Đây là đặc trưng quan trọng của quan hệ quốc tế: Trong luật pháp quốc tế có một nguyên tắc vô cùng quan trọng nếu không nói là quan trọng nhất, đó là tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền (theo khoản 1 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc) Đồng thời, theo tập quán, chủ quyền là bình đẳng, không lệ thuộc vào người khác và không có suy đoán về sự hạn chế về độc lập quốc gia Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, mỗi thành viên dù lớn như các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an hay nhỏ như các đảo ở Thái Bình Dương đều có một phiếu bầu bình đẳng như nhau
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải tất các quốc gia đều có
vị trí, vai trò như nhau Các nước lớn, các trung tâm quyền
Trang 39Chương một: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
của Mỹ, Trung Quốc, Nga, trên bàn cờ chính trị thế giới | đương nhiên khác xa vị trí, vai trò của Nêpan, Extônia hay | Bêlixê, mặc dù về danh nghĩa thì tất cả các nước đều bình ị
đẳng trên cơ sở lợi ích của mình, không ai phụ thuộc ai Chính vì vậy, hoạt động của các “diễn viên” quan hệ quốc tế có những yếu tố thiếu nhất quán, không chính thức, ngẫu nhiên và khó dự báo Tính tự phát là đặc điểm quan trọng nhất của quan hệ quốc tế đã được nhiều nhà khoa học thừa nhận Kukylka xem quan hệ quốc tế là hiện tượng xã hội, trong đó không có hạt nhân trung ương của chính quyền và quản lý Yếu tố tự phát, tự nhiên chủ quan đóng vai trò lớn Ông cho rằng đó là nhân tố quyết định của quan hệ quốc tết, Khái niệm ngẫu nhiên, khó dự báo cần phải hiểu một cách linh hoạt, uyển chuyển, không được hiểu một cách cứng nhắc Nói như vậy không có nghĩa là hành vi của các diễn viên trên trường quốc tế không có tính quy luật Nhìn chung, chúng đều có tính quy luật, song rất khó dự báo chính xác mà thôi
Có thể lấy vài ví dụ để minh họa về tính ngẫu nhiên của quan hệ quốc tế do không có cơ quan quyền lực đứng trên các quốc gia có quyền thông qua phán quyết Biển Đông là vấn đề nóng hiện nay, liên quan đến nhiều nước như các nước trong ASEAN, Trung Quốc, Mỹ, Liệu có xảy ra xung đột vũ trang
như năm 1974, 1988 và 1995 không? Tranh chấp biển đảo
liệu có được giải quyết hoà bình? Xung đột Arập - Ixraen kéo dài nhiều thập kỷ nay cũng là vấn đề thời sự quốc tế rất nóng
Trang 40
Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam
¡ Đâu là lời giải cho bài toán hóc búa này? Rất khó có thể dự
| bao chinh xac
Tuy nhiên, cần phải khẳng định, dù trong quan hệ quốc tế có nhân tố tự phát chính trị, song không có nghĩa là vô chính phủ, thiếu cân bằng, mà quan hệ quốc tế luôn có sự thống nhất biện chứng giữa nhân tố chủ quan, tính tự phát của quốc gia tương tác, sự lệ thuộc lẫn nhau với tính quy luật các mối quan hệ khách quan giữa họ với nhau Trong từng quốc gia riêng biệt, cũng như trong quan hệ quốc tế tồn tại cơ cấu kiểm soát hành vi của các nhân tố riêng biệt trong hệ thống Trên bàn cờ chính trị quốc tế, mặc dù các quốc gia có chủ
- quyền hoạt động độc lập, song tính độc lập bị hạn chế bởi luật
lệ về hành vi nhất định mà họ phải thực hiện, thậm chí có luật lệ không được ghi trong luật, điều ước Dưới đây là “Bản so sánh về cơ cấu kiểm soát trong hệ thống chính trị nội bộ và quan hệ quốc tế” Hệ thống nội bộ _ Hệ thống quốc tế Chính quyền Sức mạnh quốc gia Ủy tín Thang bậc uy tín
Quyền tư hữu Phân phối lãnh thổ
Quyền hạn Luật lệ của hệ thống -
Kinh tế trong nước Kinh tế thế giới