1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình báo chí điều tra

283 5 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 283
Dung lượng 13,72 MB

Nội dung

Trang 1

TV HVBCTT M.VL 6225/1 ^ CA ^ a

VL eg WIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN

Trang 3

TẬP THẺ TÁC GIÁ

Chương 1: PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng TS Lê Thị Nhã

Chương 2: PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng

PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Báo chí điều tra được coi là “búa tạ” thúc đây tính chiến đấu

của tờ báo Báo chí điều tra đáp ứng nhu cầu thông tin minh bạch, động mạnh mẽ nhiều mặt đến đời sống xã hội Hoạt động báo chí

điều tra được coi là một bộ phận cầu thành những nỗ lực chung của báo chí và toàn xã hội trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí,

gian lận thương mại, ngăn ngừa các loại tội phạm Mọi hành vi

phạm pháp khi công khai hóa trên báo chí sẽ giúp cho việc xử lý nghiêm khắc, khách quan, công bằng, làm trong sạch và lành mạnh môi trường xã hội

Tháng 3-2014, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với

Đại sứ quán Đan Mạch và Trung tâm Sáng kiến truyền thông và phát

triển tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Kinh nghiệm Việt Nam và quốc tế về nghiệp vụ báo chí điều tra” Trong bài tham luận, PGS, TS

Nguyễn Văn Dững - Trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định: “Ngày nay, trong khi chúng ta một số người nói đến thể loại điều tra thì các đồng nghiệp phương Tây dùng

khái niệm báo chí điều tra Như vậy, vấn để không dừng ở thể loại

điều tra, mà là báo chí điều tra”, Trong cuốn sách này, chúng tôi xem

xét báo chí điều tra như một /oại hình hoạt động báo chí đặc thù về mục đích, đối tượng, phương thức tác nghiệp và hình thức thể hiện

tác phẩm/nhóm tác phẩm Nói cách khác, báo chí điều tra không

' Kỹ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: “Kinh nghiệm Việt Nam và thế giới về

nghiệp vụ báo chí điều tra”, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại sứ quán Đan

Mạch và Trung tâm Sáng kiến truyền thông và phát triển phối hợp thực hiện, Việt

Trang 5

chỉ được xem xét như một phương pháp thu thập và kiểm chứng thông tin trong tác nghiệp báo chí, cũng không chỉ được nhìn nhận là

một thể loại tác phẩm báo chí đơn thuần Hơn thé, báo chí điều tra là tác động có hệ thống của cơ quan báo chí và nhà báo nhằm phát hiện các sự kiện, mâu thuẫn, sai lầm, từ đó thực hiện chức năng giám sát xã hội của báo chí, buộc các cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm

giải trình hoặc phải có những hành động mang tính giải trình và sửa chữa Với nghĩa đó, báo chí điều tra chính là một trong những công cụ thiết yếu và hiệu quả nhất của báo chí giám sát và phản biện xã

hội Đây cũng là hoạt động báo chí với đòi hỏi cao nhất, nhiều thử thách nhất với nhà báo về kiến thức, kỹ năng và bản lĩnh nghề

nghiệp Thực tế báo chí Việt Nam trong giai đoạn gần đây cho thấy, các tuyến bài điều tra càng có sức tác động mạnh bao nhiêu thì các tác giả - nhà báo điều tra lại phải đổi mặt với nguy hiểm, áp lực để

viết điều tra càng lớn bấy nhiêu

Đối tượng, mục tiêu và nội dung của báo chí điều tra là gì? Yêu cầu về pháp lý, đạo đức với nhà báo điều tra, quy trình sáng tạo tác phẩm và tổ chức báo chí điều tra của nhà báo và cơ quan

báo chí là như thế nào? Kỹ năng và phương thức tác nghiệp điều tra của nhà báo là gì và cần tuân thủ những nguyên tắc nào trong tác nghiệp và sáng tạo tác phẩm báo chí điều tra? Đó chính là những câu hỏi mà Giáo trình Báo chí điều tra nghiên cứu, phân tích, lý

giải và chứng minh Với mục đích hệ thống hóa lý thuyết, mô tả,

phân tích quy trình, những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất cần có, phân tích những vẫn đề về môi trường pháp lý và đạo

đức nghề nghiệp của nhà báo điều tra, Giáo trình Báo chí điều tra

được thiết kế gồm 5 chương sau đây:

Chương 1: Ly luận chung về báo chí điều tra

Trang 6

Chương 3: Quy trình tổ chức, thực hiện báo c>hí điều tra

Chương 4: Kỹ năng và phương tiện thực hiện nghiệp vụ báo

chí điêu tra

Chương 5: Sáng tạo tác phẩm báo chí điều tra

Báo chí điều tra là loại hình hoạt động báo chí đặc thù Nhà báo điều tra thường xuyên vấp phải những cản trở trong quá trình tác nghiệp Họ cũng chính là những nhà báo phải thưẻyng xuyên đối mặt với nguy hiểm về tính mạng, danh dự, tài sản, vị trị công tác Do đó, nếu xác định được rõ ràng và cụ thể về khung lý thuyết, về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thì sẽ tao nén tang quan trọng cho việc thực hiện tiên trình đào tạo cả về cơ bản và chuyên sâu, với đào tạo

chính quy trong nhà trường và đảo tạo lại khi nhà báo đã tham gia

công tác tại cơ quan báo chí nhà báo điều tra Với tỉnh thần nỗ lực

ấy, lần đầu tiên, nhóm tác giả Khoa Báo chí - Học viện Báo chí và

Tuyên truyền đã biên soạn và kết hợp với Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản cuốn Giáo trình Báo chỉ điều tra, do đó chắc chắn còn nhiều thiếu sót Rất mong nhận được phần hỏi và góp ý dé tập thể tác giả chỉnh sửa, hoàn thiện về nội dung Và hình thức Mọi góp ý xin gửi về PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng, địa chỉ email: dothuh(2gmail.com

Trân trọng cám ơn các nhà khoa học, các nhà báo, các em sinh viên và quý độc giải

Trang 8

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CHÍ ĐIỀU TRA

1 Điều tra của báo chí và thể loại tác phẩm báo chí điều tra

Để nắm được bản chất của báo chí điều tra, ta cần phải hiểu

được một số khái niệm công cụ như: điểu ta, phương pháp điều

tra trong tác nghiệp của nhà bdo, điều tra xã hội học, điều tra hình

sự Các khái niệm như: thể loại tác phẩm báo chí điều tra, phóng

sự điều tra cũng cần được làm rõ

Báo chí điều tra được xem xét ở hai bình điện căn bản: (1) Điều tra - một phương pháp nghiệp vụ báo chí nhằm truy tìm sự thật, thu

thập thông tin; (2) Điều tra - một thể loại báo chí

a Điều tra - một phương pháp nghiệp vụ báo chí nhằm truy

tìm sự thật để viết báo

Điều tra là “tìm hiểu, xem xét để biết rõ sự thật”, Điều tra là đặt ra vấn đề, đặt ra câu hỏi, khám phá sự vật, hiện tượng và đi tìm

lời giải đáp Có thể nói, xét đến cùng bất kỳ hoạt động có mục đích nảo của con người đều trải qua quá trình điều tra, xem xét, đánh

giá, rút kinh nghiệm nhằm đạt được sự hoàn thiện nhất định Với nghĩa rộng đó, điều tra là quá trình tự nhận thức của con người

trong tất cả các hoạt động nhằm phản ánh, tìm tòi, đánh giá sự vật, hiện tượng để đưa ra một tri thức, khái niệm, phương pháp phà

hợp với hoạt động thực tiễn

' Trung tâm Từ điển học - Hoàng Phê (Chủ biên): 7ừ điển tiếng Việt, Nxb.Đà Nẵng,

Trang 9

Điều tra xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ như điều tra xã hội học, điều tra hình sự

Điều tra xã hội học là việc thu thập, xử lý, tổng hợp, khái quát các thông tin, tài liệu thực tế với sự đảm bảo về tính đại diện và độ tin cậy trên cơ sở phù hợp với mục tiêu, để tài nghiên

cứu Điều tra xã hội học là bộ phận không thể thiếu của quá trình

nhận thức xã hội học Nó giúp cho khả năng nhận thức các quá trình, các hiện tượng xã hội đảm bảo sự đầy đủ và đúng đắn Điều tra xã hội học được thực hiện qua các phương pháp kỹ thuật của xã hội học như: phương pháp phân tích tài liệu, quan sát, phỏng vấn, thực nghiệm Thông tin thu được trong điều tra xã hội học có đặc tính thực nghiệm, đại diện, tổng thể, gắn liền với tập hợp các cá nhân hay tập hợp sự kiện, không gắn với cá nhân riêng biệt

Điều tra hình sự là môn khoa học pháp lý có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng Trong đâu tranh chống và phòng

ngừa tội phạm, điều tra hình sự có nhiệm vụ tiến hành thu thập chứng cứ xác định tội phạm và người thực biện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc xét xử của tòa án Điều tra hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự Điều tra hình sự chỉ bắt đầu khi có dấu hiệu cấu thành tội phạm và được quy định bởi pháp luật hình sự, Bộ luật Tế tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự

Trong quá trình điều tra, các cơ quan có thâm quyền tiến hành áp dụng mọi biện pháp theo quy định của pháp luật nhằm phát hiện, tổng hợp, nêu giả thiết, thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm

và người phạm tội Trong điều tra hình sự, các điều tra viên sử

dụng các phương pháp nghiệp vụ như: quan sát, đo đạc, thực

nghiệm, so sánh, mô hình hóa

Điều tra trong tác nghiệp báo chí Trong báo chí, hoạt động

Trang 10

trong quá trình đi tìm dữ liệu, chứng cứ để minh chứng hoặc bác bỏ

một luận điểm nào đó Nhiệm vụ của báo chí là dù ở thể loại nào,

tùy vào mức độ và thời điểm thông tin đều phải trả lời các câu hỏi chủ chốt: Wñat? (Cái gi) Who? (Ai) Where? (O ddu) When? (Khi nào) Why? (Tại sao) How? (Như thế nào) Bản thân việc đi thu thập chứng cứ, đữ liệu, bằng chứng để trả lời các câu hỏi nêu trên chính là quá trình điều tra Thông tin thu thập được từ phương pháp

điểu tra có thể xuất hiện trong bất cứ thể loại nào, dù là tin, bài

phản ánh hay phóng sự

Nguyên tắc của báo chí là phải chân thật, khách quan Một tác

phẩm báo chí dù hay đến mấy cũng phái đảm bảo tính khoa học,

tức là phải viết bằng thông tin, sự kiện đã được điều tra, kiểm

chứng Có thể nói, sứ mệnh của nhà báo là đi tìm sự thật, thông tin

bằng sự thật Do vậy, điều tra được khẳng định là thao tác nghiệp

vụ không thể thiếu trong hoạt động thu thập thông tin của nhà báo

nhằm truy tìm sự thật

Với bất kỳ một sự kiện thể hiện “tính có vấn để” nào nảy sinh trong thực tiễn, trách nhiệm của nhà báo phải vào cuộc điều tra,

nghiên cứu, tìm nguyên nhân, kiểm tra chứng cứ sau đó mới được công bố thông tin Trong thế giới “bội thực” thông tin như hiện nay, vai trò của của nhà báo trong việc điều tra, cung cấp những thông tin sy that, đúng bản chất càng trở nên quan trọng,

nặng nề hơn Bên cạnh trách nhiệm đối với công chúng, nhà báo phải chịu trách nhiệm về pháp luật và đạo đức Luật Báo chí hiện

nay quy định báo chí phải: (hông tin trung thực về mọi mặt của

tình hình đất nước và thế giới Không được ưa tin sai sự thật,

xuyên tạc, vụ không nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công đân Trong Quy định về đạo đức báo chi Việt Nam cũng ghi rõ, nhà báo phải: hành nghề trung thục, khách

Trang 11

Hoạt động điều tra trong tác nghiệp báo chí gắn liền với các phương pháp thu thập và xử lý thông tin của nhà báo như: nghiên cứu tư liệu văn bản, quan sát, phỏng vấn Các phương pháp cơ bản này được ví như chìa khóa giúp nhà báo mở cánh cửa thông tin và truy tìm sự thật Nhà báo phải nắm vững ưu điểm và hạn chế của mỗi phương pháp để kết hợp một cách khéo léo, phù hợp với từng tình huống cụ thể Phương pháp nghiên cứu tư liệu văn bản cung cấp những thông tin “giấy trắng mực đen”, có cơ sở, giá trị pháp lý Phương pháp quan sát giúp nhà báo tiếp cận trực tiếp với

sự vật, hiện tượng Thông tin từ quan sát có thê đem lại những dau hiệu cần thiết để tiến tới thẩm định bản chất của sự kiện Người ta

thường nói “trăm nghe không bằng một thấy” Thông qua nghe,

nhìn phóng viên có thể thấy được những dữ liệu thể hiện bản chất của sự kiện căn cứ vào những dấu hiệu bên ngoài có thể cảm thụ

được Thông tin điều tra được qua phương pháp phỏng vấn có tính chất khách quan từ nguôn tin trực tiếp Đặc điềm này tạo nên giá

trị và mức độ tin cậy cao cho thông tin Nếu khai thác một cách

khéo léo, phóng viên có thể nắm giữ trong tay những thông tin độc quyền không có mặt trong các bản báo cáo Phỏng vấn cũng được cho là phương pháp điều tra tinh vi vi bên cạnh thông tỉn nhà báo

còn có thể cảm nhận được tình cảm, thái độ, tâm lý của những

người tham gia đối thoại qua tín hiệu phi ngôn ngữ như: cử chỉ,

thái độ, âm sắc giọng nói

Điều tra của báo chỉ khác với điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật Trong điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các điều tra viên đưa ra các giả thiết, chọn lựa giả thiết hợp lý

nhất của vụ việc và chứng minh bằng các chứng cứ để hình thành

Trang 12

hay nhân vật của bài báo, buộc độc giá hay bạn xem truyền hình phải suy nghĩ về chuyện xây ra”! Mục đích của nhà báo, cơ quan

báo chí khi điều tra phát hiện sự thật, lý giải vấn đề là để đăng tải tác phẩm nhằm hướng tới định hướng công chúng Về thực

chất, nhiệm vụ của các tác phẩm báo chí - kết quả hoạt động điều tra của nhà báo - là đi tìm thông tin để trả lời câu hỏi mà công chúng quan tâm chứ không phải đi tìm chứng cứ phục vụ các cơ

quan chức năng như công an, viện kiểm sát, tòa án Vì vậy, điều

tra của báo chí cũng thường bắt đầu do yêu cầu của công chúng thông qua dư luận xã hội, đơn thư tổ giác, đơn thư yêu cầu

Theo nhà báo Nguyễn Văn Hải - Phó Văn phòng đại diện báo Tuổi trẻ tại Hà Nội, báo chí giữ một vị trí quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham những Báo chí vừa là kênh

tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống tham những, cảnh báo, phòng ngừa tham những; đồng thời báo chí cũng là

kênh giám sát, phát hiện và đấu tranh với các biểu hiện, các vụ việc tiêu cực, tham những, giám sát việc xử lý và đấu tranh

phòng, chống tham nhũng cửa các cơ quan, tổ chức và cá nhân

trong xã hội Điều tra phòng, chống tham nhũng của báo chí và điều tra phòng, chống tham những của cơ quan công an có khi

song hành hỗ trợ lẫn nhau, có khi lại độc lập (báo chí điều tra

trước - công an vào cuộc sau hoặc có khi công an kết luận rồi -

báo chí điều tra phát hiện tiếp sai phạm) Có thể so sánh sự khác

biệt giữa điều tra của báo chí và điều tra của công an theo bảng

dưới đây?

1 V,V.Vôrôsilốp: Nghiệp vụ báo chỉ, lý luận và thực tiễn, Nxb.Thông tấn, H.2094,

tr.194,

? Nguyễn Văn Hải: ?ham luận tọa đàm “Phối hợp giữa báo chí và cơ quan bảo vệ

pháp luật tong điều tra phòng chống tham những, Học viện Báo chí và Tuyên

Trang 13

hiện điễu tra phóng viên, cộng tác

viên, của cơ quan báo;

tiếp nhận thông tin từ đơn

thư, phản ánh của bạn đọc; từ nội dung làm việc

của cơ quan chức năng

(kiểm toán, thanh tra,

kiểm tra Đảng, Ban Nội

chính, công an, kiểm sát,

tòa án, tư pháp ) Nói

chung nguỗn rộng hơn so

với cơ quan điều tra

Tiêu chí Điều tra Điều tra

so sánh của báo chí của cơ quan công an

Chủ thể thực | Điều tra từ phát hiện của | Điều tra từ trỉnh sát nội

bộ của công an; từ nguồn

tin tế giác tội phạm (trong đó, báo chí được xem là một nguồn tin tố

giác tội phạm); từ kiến

nghị của cơ quan chức

năng (kiểm toán, thanh

tra, kiểm tra Đảng, nội chính, công an, kiểm sát, tòa án ) Quyền han/ được phép làm gì rong quả trình điều tra? phép quan sát, tiếp xúc Quá trình điều tra được đối tượng, phỏng vấn,

yêu cầu cơ quan chức

năng cung cấp tài liệu, tự thu thập các tài

chứng cứ

liệu

Quá trình điều tra được phép tổ chức theo dõi, tiếp xúc/mời/triệu tập đối

tượng (tùy mức độ hợp

tác và tùy giai đoạn điều

tra), được thắm vấn, yêu

cầu cơ quan chức năng cung cấp tài liệu (bao gồm cả cơ quan báo chí,

trừ việc yêu cầu tiết lộ

nguồn tin), tự thu thập tài liệu chứng cứ

nhiên, quá trình điều tra

Tuy

chịu sự giấm sát của

Viện Kiểm sát, luật sư

Báo chí ít bị việc giám sát này

Trang 14

Biện pháp nghiệp vụ được phép sử dụng Được phép sử dụng một số biện pháp nghiệp vụ: sử dụng thiết bị ghi 4m, ghỉ hình đặc biệt (có giấy

phép của cơ quan chức năng), được sử dụng tiền,

tài liệu (được sự đồng ý

của Ban Biên tập cơ quan

báo chí từ trước) để tiếp

cận đối tượng, được phép

nhập vai để tiếp cận bản

chất sự việc (với điều kiện không vượt giới hạn

sang mức vỉ phạm pháp luật, không được phép

gài bẫy đối tượng

Được sử dụng nhiều biện

pháp nghiệp vụ theo quy định của ngành công an (ghỉ âm, ghi hình, giám

sát đặc biệU, sử dụng

tiền, tài liệu để tiếp cận

đối tượng, được nhập vai

(giới hạn rộng hơn so với báo chí, ví dụ trỉnh sát

Vào vai người mua ma

túy hiện đang vận dụng

khá phổ biến), được phép gài bẫy đối tượng (tuy

nhiên theo từng trường hợp cụ thể chứ không dùng phổ biến) Chứng cứ Chứng cứ của báo chí là tài liệu giấy tờ, âm thanh, hình ảnh, clip nhằm

chứng minh nội dung bài

điều tra la dung dan, những con người, những vẫn đề nêu trong bài điều tra là xác thực Chứng cứ của công an là tải liệu giấy tờ, âm thanh, hình ảnh, clip được thụ thập theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và theo các quy định về tổ chức cơ quan điều tra hình sự), có thể chuyển hóa thành chứng cứ trước tòa để buộc tội đối tượng Kiểm chứng

thông tin Thực hiện theo quy trình kiểm chứng thông tin của báo chí và Ban Biên tập của tòa soạn báo phải chịu trách nhiệm về thông

tin đăng tải Làm theo quy trình tố

tụng rất chặt chế, dưới sự

giám sát của Viện Kiểm

sát, luật sư và giai đoạn

sau lả tòa án (thâm phán, các hội thấm nhân dân trong hội đồng xét xứ

Trang 15

Sử dụng kết

quả điều tra

như: thế nào?

Kết quả điều tra được

đăng tải công khai trên báo (một phần hoặc toản bộ) Sau cùng thường là cơ quan chức năng vào

cuộc, kiểm tra, xử lý hành

chính/hình sự người liên quan đến sai phạm hoặc người/tổ chức sai phạm

tự đứng ra nhận trách

Kết quả điều tra được

chuyển đến Viện Kiểm

sát để lập cáo trạng truy tố (có thể được công khai ngay hay không tùy nội dung sự vụ) Viện Kiểm sát sau khi ra cáo trạng sẽ chuyển tòa án để xét xử, sẽ có người bị xử lý hình sự/hành chính nhiệm và xử lý cán bộ

Nguôn: Nguyễn Văn Hải: Tham luận tọa đàm “Phối hợp giữa báo chí và cơ quan bảo vệ pháp luật trong điều tra phòng, chống tham những,

Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tháng 10-2014 Khi làm điều tra báo chí, nhà báo cần phối hợp việc sử dụng

các phương pháp điều tra khác nhau một cách hợp lý sẽ đem lại

những hiệu quả nhất định, chẳng hạn như nếu có kỹ năng điều tra xã hội học thì việc nghiên cứu thăm dò sẽ thuận lợi hơn Điều tra báo chí và điều tra hình sự có khi song hành, hỗ trợ lẫn nhau, có

khi được tiến hành độc lập với nhau (báo chí điều tra trước - công

an vào cuộc sau; hoặc có khi có kết luận của cơ quan điều tra rồi -

báo chí điều tra phát hiện thêm/tiếp những sai phạm) Thực tế báo chí điều tra phòng, chống tham những ở Việt Nam cho thấy, báo chí là một nguồn thông tin tổ giác tội phạm quan trọng cho cơ quan công an

b THỂ loại tác phẩm bảo chỉ điều tra

~ Khái niệm thể loại tác phẩm báo chí điều tra

Trong giáo trình Tác phẩm báo chí (Tập 1), tác giả Tạ Ngọc

Trang 16

quy luật - lặp lại của các yếu tố nội dung và hình thức trong một loạt tác phẩm báo chí

Tác giả Đinh Văn Hường nêu rõ: “Thể loại báo chí là xã luận, bình luận, phỏng vấn, ghỉ nhanh, tường thuật, tin, phóng sự, diéu tra được sử dụng phổ biến, rộng rãi trên các loại hình báo chí hiện nay”

Thể loại báo chí, trong đó có điều tra là vấn để phức tạp nảy

sinh nhiều ý kiến khác nhau

Tác giả A.A.Cherftưchơnưi trong cuốn Các thể loại báo chí nhấn mạnh: ở phương Tây, điều tra báo chí chỉ rõ một thể loại xác

định của các ấn phẩm báo chí Theo tác giả, “thật khó nhầm lẫn một bài điều tra báo chí thực sự với bất kỳ một thể loại nào khác” Tính chất đặc biệt, độc đáo của điều tra báo chí được quyết định

bởi tác động của đối tượng, mục đích, phương pháp điều tra và

những đặc điểm của việc trình bày các tài liệu đã thu thập được” Theo nhà báo Hữu Thọ, “thể loại điều tra xuất hiện với nhiệm vụ chủ yếu là đi sâu vào trả lời câu hỏi tại sao, bằng cách lục tìm dẫu vết sự kiện, con số với bút pháp phân tích khoa học, lập luận

lôgíc”

Khi bàn về thể loại điều tra trên báo mạng điện tử, tác giả Đức Dũng viết: “Với tư cách là một thể loại trong nhóm các thể loại

thông tấn báo chí, tác phẩm điều tra có mục đích thông qua trình bày sự thật để giải thích và giải đáp những vấn để, câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra, BoP phần vào giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống, thúc đây cuộc sống phát triển”5

' Tạ Ngọc Tấn: 7ác phẩm báo chí, Nxb.Giáo dục, H.1995, t1, tr.27

? Định Văn Hường: Các thể loại báo chí thông tắn, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội,

H.2006, tr.11

* A.A.Chertuchonui: Céc thé loai bdo chi, Nxb.Théng thn, H.2004, tr.290

* PGS, TS Nguyễn Văn Dững (Chủ biên): Tác phẩm báo chí, Nxb.Lý luận chính trị,

H.2006, tr.237

Trang 17

Trong cuốn Aghê nghiệp và công việc của nhà báo, tác gia cho rằng: Điều tra phải phản ánh tương đối đầy đủ quá trình của sự kiện

hay đúng hơn, quá trình liên kết nhiều sự kiện có quan hệ nhân quả,

theo một chủ đề và phải dẫn dắt sự suy nghĩ của người đọc theo

chiều hướng để tới một kết luận nào đó

Nhìn chung, quan niệm của các tác giả về thể loại điều tra đều

nhắn mạnh chủ yếu tới sự phân tích, lý giải bản chất, nguyên nhân

qua tính chất lôgíc của các đữ kiện trong bài điều tra Tuy nhiên,

không giống với cách trả lời bằng nghệ (huật lập luận (như tác

phẩm thuộc bình luận) hay thông qua một bức tranh toàn cảnh vừa khải quái, vừa chỉ tiết, sống động (như trong phóng sự), thể loại điều tra trả lời những câu hỏi về những sự kiện, vấn đề mà công chúng đang quan tâm ứrên cơ sở của một lôsic chặt chẽ, thông qua một hệ thống các bằng chứng được bồ trí hợp lý nhằm làm sảng tỏ bản chất của các sự vật, hiện tượng Hàng ngày, trong cuộc sống của chúng ta thường xuyên xuất hiện rất nhiều mâu thuẫn, nhưng không phải mâu thuẫn nào cũng là đối tượng của tác phẩm điều tra Để trở thành đối tượng phản ánh trong một tác phẩm điều tra, mâu

thuẫn đó phải tồn tại trong một vấn để, trong một hoàn cảnh tiêu

biểu, có ý nghĩa

Xem xét đưới góc độ thể loại và thực tế hiện nay, đối tượng

của bài điều tra thường là những sự kiện nóng hổi, bức xúc, có “góc

tối”, có mâu thuẫn, có vấn đề đòi hỏi phải điều tra tìm ra sự thật Những bài điều tra biểu dương, điều tra điển hình tiên tiền như thời

kỳ trước đây thì trong giai đoạn gần đây hầu như không xuất hiện trên báo chí

Trong Hướng dẫn cách viết báo (2010), nhóm tác giả Jean - Luc Martin - Lagardette quan niệm: “Điều tra là thể loại báo chí

mang tính chất soạn thảo, đôi khi mang tính xã hội học: tính chất

Trang 18

của thể loại này là “phát hiện sự thật” hoặc điểm lại tình hình về một vấn để, một sự việc, một người hoặc một nhóm người”Ì, Tác

giả cũng cho rằng: “một khái niệm cơ bản của điều tra là đối chiếu

các dư luận và các sự việc với nhau Vì thế, phương pháp tiến hành

điều tra báo chỉ cũng giếng như phương pháp tiến hành điều tra tư pháp và nghiên cứu khoa học”Ẻ

Trong cuốn Báo chí điều tra, tác gia A.A.Chertuchonui cũng dẫn ra quan điểm của nhà báo Mỹ làm việc trong một tòa soạn nổi tiếng nhất ở Mỹ chuyên hoạt động điều tra cho rằng, mục tiêu của

báo chí điều tra chủ yếu là ở chỗ: tìm tới các sự kiện nằm sâu đưới

bề mặt nhằm giúp bạn đọc hiểu được rằng điều gì đang xảy ra trong thé giới ngày càng phức tạp của chúng ta?’

Từ những phân tích trên, có thể tổng kết quan niệm về thể loại tác phâm báo chí điều tra như sau:

Điều tra là thể loại tác phẩm báo chỉ phản ánh những sự việc,

hiện tượng, con người trong “hoàn cảnh có vẫn đề”, những thông tin có nhiều uẩn khúc, nhiều mâu thuẫn, thường không có sẵn lời giải đáp từ các cơ quan công quyền hoặc cơ quan chuyên môn, qua sự phân tích, lý giải, lần tìm chứng cứ làm sáng tỏ nguyên nhân,

kết quả hoặc chiéu hướng phát triển của sự việc, hiện tượng và con

người đó

Vậy, phóng sự và điều tra khác nhau ở điểm nào? Phóng sự

chủ yếu trả lời câu hỏi How? (Niue thé nao), còn điều tra đi lần tìm

chứng cứ trả lời câu hỏi W?wy? (Tại sao) Tuy nhiên có một số bài,

Trang 19

cứu thường nhắc tới phóng sự điều tra Theo nhà báo Hữu Thọ,

điều ra nghiêng về nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tiễn qua sự kiện; còn phóng sự điều tra nghiêng về nghiên cứu, đánh giá

thực tiễn qua miêu tả sự kiện"

Ban Biên soạn The Missouri Group trong cuốn Nhà báo hiện đại, sử dụng thuật ngữ phóng sự điều tra và cho rằng: phóng sự điều tra chính là khuấy động tình trạng hiện hành, là đò dẫm vào

những góc tối, đặt những câu hỏi thắng thừng về những vấn để

nhạy cảm, gây nhiều tránh cãi Phóng sự điều tra là loại tường thuật tốn tiền, tốn thời gian ”

Nhóm tác giả Khoa Phát thanh - Truyền hình, Phân viện Báo

chí và Tuyên truyền (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền), trong cuốn Phóng sự báo chí xuất bản năm 2005 khẳng định: “Phóng sự điều tra là những tác phẩm báo chí kết hợp được ưu thế của hai thể loại phóng sự và điều tra Sự tuân thủ này thường theo nguyên tắc sau: tính chất của phóng sự được thé hiện qua hình thức của tác phẩm ( ), còn tính chất điều tra được thể hiện chủ yếu thong qua nội dung, trong việc huy động chỉ tiết, số liệu, đữ kiện

nhằm làm sáng tỏ cái lôgíc bên trong thể hiện bán chất sự thật mà

tác phẩm đề cập tới”” Do đó, có thể thấy cốt lõi nội dung và quy

Trang 20

Điều tra là thể loại kén để tải, không xuất hiện thường xuyên

như tin tức nhưng nó được xem là thé loại “trọng pháo” của báo chi Bên cạnh các thê loại khác, điều tra có vị trí quan trọng, thể hiện tính

chiến đấu, khả năng tìm tòi, khám phá; khẳng định uy tin, đẳng cấp

của người làm báo và tờ báo

Trong cuốn Nhà báo hiện đại, các tác giả cho rằng: Phóng sự điều tra được xem là “thê loại tột đỉnh” của nghề báo và phóng viên viết điều tra thường được cho là “những tay kỳ cựu trong lĩnh vực tường thuật chuyên ngành, dày dạn qua tháng năm và kinh nghiệm thực tế”,

Có người ví báo chí điều tra như “búa tạ”, “đại bác” thể hiện và thúc đây tính chiến đấu của tờ báo Điều tra có sức hút lớn, gây

được sự quan tâm, chú ý nhiều nhất của độc giá Nhiều tờ báo lớn

như: Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động, Pháp luật Thành phố Hồ Chí

Minh, Tiền phong, Dán trí đã khẳng định được uy tín, đẳng cấp riêng của mình nhờ những loạt phóng sự điều tra đầy uy lực Do

vậy, trên các tờ báo, bài điều tra, phóng sự điều tra thường được đặt

ở vị trí quan trọng, là “bài đỉnh” trong tổng thể tờ báo, được đầu tư

một diện tích xứng đáng và được chăm chút về mặt kỹ thuật trình

bày (tít, chappean, hình ảnh ) Nhiều tờ báo lớn hiện nay đều mở các cuộc thi phóng sự, phóng sự điều tra để “mời gọi” các cây viết

giỏi về báo mình và để thu hút bạn đọc

Nhiều bài điều tra, phóng sự điều tra đã tạo nên tên tuổi của nhà báo, sự mến mộ của bạn đọc đối với tác giả cũng như cơ quan báo chí Có lẽ vì thế, nhiều cơ quan báo chí rất quan tâm và tạo điều kiện

cho phóng viên thực hiện các loạt bài điều tra, phóng sự điều tra

Nhiều phóng viên, nhất là phóng viên trẻ mới vào nghề cũng muốn

thử sức, trải nghiệm và đâu tư rất nhiều tâm sức cho thể loại này

! Nhà báo hiện đại, The Missouri Group, Nxb.Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.2007,

Trang 21

Có thể nói, trong điều tra chúng ta tìm thấy phẩm chất của tin,

phóng sự, phỏng vấn, bình luận Điều tra là thể loại đa năng Sự đa năng đó đã đặt ra yêu cầu đối với người làm điều tra buộc họ

cũng phải là một phóng viên ẩa năng Trong hoạt động thu thập và

xử lý thông tin làm điều tra, sự đa năng đó thế hiện ở việc nhà báo

phải nhanh nhạy như người làm tin, sắc sảo như người làm bình luận, khéo léo như người làm phỏng vấn, nhập cuộc và trải nghiệm như người làm phóng sự

Điều tra, phóng sự điều tra có sức cám dỗ bạn đọc, những người luôn khao khát được thỏa mãn, được tìm hiểu các sự việc, hiện tượng xã hội, nhưng lại luôn đặt ra những thách thức đối với người viết thể loại này Với nhiều nhà báo, thể loại điều tra là một

trong những thể loại phức tạp nhất trong công việc làm báo bởi mỗi

từ viết ra đều có thể được khẳng định bằng tài liệu: phải xúc lên

hàng ngàn tấn “quặng” mà cũng không biết liệu có tìm được mẫu kim cương nào không”,

- Đặc điểm của thể loại điều tra

Đặc điểm của thê loại điều tra được quyết định bởi đối tượng,

mục đích, phương pháp điều tra và sự trình bày các tài liệu đã thu thập được

+ Bài điều tra đề cập tới những “hoàn cảnh có vấn đề”, có mâu thuẫn cần giải quyết, đang trong “vùng tối”, cần có hoạt động điều tra của nhà báo

Tính chất “cấp bách” của đối tượng phản ánh trong điều tra khu

biệt nó với các thể loại khác như tin, bài thông tấn, phỏng vấn, bình luận Bài điều tra phản ánh những sự việc, hiện tượng, con người

trong “hoàn cảnh có vấn đề”, có mâu thuẫn cần giải quyết Đây là

đặc điểm nổi bật nhất của bài điều tra và cũng là vấn đề được nhiều

LV.V.Vôrôsilốp: Nghiệp vụ báo chí, lý luận và thực tiễn, Nxb.Thông tắn, H.2004,

Trang 22

nhà báo đề cập khi nghiên cứu và sáng tạo thể loại này Khi phân

loại, so sánh các thể loại báo chí, tac gia A.A.Chertuchonui cho rằng: Đối tượng điều tra của báo chí thường là hiện tượng tiêu cực

“bức xúc”, những “trường hợp không bình thường”! Đối tượng điều

tra báo chí trước hết là các loại tội phạm, các vụ tai nạn, xung đột

khác nhau, các bí mật mà có ai đó tìm cách giấu giếm công chúng

Từ xác định đó, tác giả chia đối tượng của điều tra có thê thuộc một trong ba nhóm sau:

Nhóm ¡ï: Những vụ việc chưa được khám phá, những tai nạn khó hiểu, những tội ác khét tiếng mà tội phạm chưa bị bắt và không ai có thể trả lời câu hỏi: Tại sao? Như thế nào?

Nhóm 2: Những vụ án đã được khám phá nhưng vẫn gây mối

nghỉ ngờ nhất định đổi với nhà báo

Nhóm 3: Những vụ án chưa được khám phá và chưa được điều tra

Như vậy, “hoàn cảnh có vấn để” là hoàn cảnh bất thường, xuất

hiện nhiều câu hỏi, nhiều nghỉ vấn cần được xác minh, giải đáp Khi nghiên cứu nội đung tác phẩm điều tra, tác giá Đức Dũng cũng

chỉ ra rằng: đối tượng phán ánh của điều tra là sự thật chứa đựng mâu thuẫn đang cần có câu trả lời hoặc đã có nhiều cách giải đáp

khác nhau nhưng chưa có một cách đúng đắn nhất Tác phẩm điều tra phải làm rõ những thông tín còn chứa nhiều uẫn khúc, mâu thuẫn, thường không có sẵn lời giải đáp từ các cơ quan công quyền hoặc các cơ quan chuyên môn},

Điểm lại những tác phẩm điều tra trên báo chí hiện nay, tính chất cấp bách và đối tượng phản ánh “có vấn để” của thê loại này được thể hiện khá rõ ràng ngay từ đầu đề tác phẩm, ví dụ:

! A,A.Chertưchơnui: Các thể loại báo chí, Nxb.Thông tấn, H.2004, tr.290

Trang 23

Nạo vét sông Thị Vải - sự mờ ám kinh tởm (Thanh niền ngày 22 đến ngày 24-4-2013);

Nhức nhối nạn đóng “hụi chết” cho cảnh sát giao thông trên

Quốc lộ 20 (Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10 đến ngày

14-12-2012);

Cảnh sát trật tự cơ động làm luật (Thanh niên ngày 17 đến

ngày 19-12-2012);

Thực hư về những bắt thường tại một trung tâm cai nghiện (Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 01 đến ngày 02-02-2012); Vạch trần mánh khóe định tặc (báo Tuổi trẻ ngày 12-11-2011);

Kinh hoàng heo siêu nạc (báo Thanh niên ngày 27 đến ngày 29-02-2012)

Bài báo điều tra có giá trị thời sự và ý nghĩa xã hội cao bởi nó phơi bày sự thật nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng, dân chủ trong xã hội Có lẽ vì thé, báo chí, trong đó có báo chí điều tra, được

vinh danh là một trong những lực lượng tham gia giám sát, phản

biện xã hội, đấu tranh phòng, chống tiêu cực trong xã hội khá hiệu

quả Thực tế đã chứng minh, trong số các vụ việc tiêu cực bị cơ quan pháp luật xử lý có những vụ việc do báo chí phát hiện và cảnh báo

Qua các bài điều tra, nhiều hành vi phạm pháp được công khai hóa, giúp cho việc xử lý của các cơ quan chức năng nghiêm khắc, khách quan, công bằng hơn Hàng loạt các bài điều tra nóng bỏng

về tệ nạn mại dâm, ma túy, mãi lộ, lừa đảo, 6 nhiễm môi trường,

đền bù đất đai, làm bằng cấp giả, buôn bán trẻ em đã được các

nhà báo phát hiện và phơi bày tạo được sự quan tâm, ủng hộ trong

dư luận quần chúng nhân dân

Trang 24

+ Điều tra gắn liền với truy tìm chứng cứ, phân tích, lý giải

sự kiện, hướng tới một kết luận hoặc chiều hướng phát triển của

sự kiện, vấn đề

Mục đích của điều tra là tìm minh chứng, lý giải nguyên nhân

để cuối cùng dẫn đến kết luận sự việc Tuy nhiên như đã trình

bày, đối tượng “có vấn dé” ma bài điều tra hướng tới thường phức

tạp hoặc được che đậy, giấu giếm Do vậy, để đạt được mục đích, trả lời câu hỏi mà bạn đọc quan tâm nhà báo thực hiện điều tra

phải xác định cho được gốc rễ, nguyên nhân, làm rõ những động

lực ấn kín Câu hỏi chủ yếu mà nhà báo điều tra đưa ra là: Tại

sao? Nguyên nhân gốc rễ và động lực An kín dẫn đến hành vi, vụ việc là gì? Và một câu hỏi nữa cũng quan trọng không kém là:

Như thế nào?

Nếu phóng sự chỉ ra sự việc thì điều tra là chứng minh sự việc đó Trong bài điều tra sử dụng các luận cứ, luận chứng để chứng

mình luận điểm Luận điểm là những khía cạnh nội dung trực tiếp

cấu thành chủ đề bài điều tra Luận điểm thường ngắn gọn, cô đọng, xúc tích, có sức khái quát cao chứa những nhận định, giả thiết, đánh giá, quan niệm Luận điểm được chứng minh bằng các luận cứ Trong điều tra, luận cứ là những số liệu, bằng chứng, chỉ tiết cụ thể, xác thực có giá trị nhằm chứng mỉnh các luận điểm nêu ra Luận chứng là sự tổ chức, kết nối, triển khai các luận cứ và luận điểm trong bài điều tra nhằm dẫn dắt người đọc đến với các luận

điểm một cách rõ ràng, rành mạch Luận chứng trong bài điều tra thể hiện qua những lập luận chặt chế, xác đáng

Các phương pháp lôgíc thường được sử dụng trong bài điều tra là chứng minh và bác bỏ Đây được cho là những khâu quan trọng

nhất trong việc xác định tính xác thực của các kết luận trong quá

trình điều tra Chứng minh là sự xét đoán lộpíc, trong đó khẳng

Trang 25

kiểm chứng trong thực tế Bác bỏ là một hành động lôgíc khi vạch ra tính giả đối hoặc không xác thực của các luận điểm

Nói đến điều tra là nói đến sự phân tích, lý giải, tìm kiếm

nguyên nhân, bản chất, xu hướng phát triển của sự kiện, vấn đề thời sự Điều tra không chỉ mô tả sự kiện mà còn làm sáng tỏ sự kiện qua hệ thống minh chứng đầy đủ, cụ thé vä chỉ tiết Do vậy,

yếu tố quan trọng làm cho điều tra tồn tại và neo đậu được trong lòng độc giả là hệ thống các chứng cứ, chỉ tiết xác thực, hấp dẫn

Chứng cứ là một yếu tế sống còn trong điều tra Do vậy, để làm nên một bài điều tra, người viết phải săn lùng, tìm tòi, phát hiện chỉ tiết độc đáo, đắt giá Đó là cả một hành trình đầy gian lao, vất vá, công phu và không phải túc nào cũng gặp may mắn

Điều tra chỉ xuất hiện trên báo chí khi phải cần đến chứng cứ

để làm sáng tỏ một sự kiện, vấn đề quan trọng Bài điều tra phải tập hợp được những chứng cứ, số liệu, chỉ tiết cụ thể, xác đáng không

thể chối cãi Do vậy, ở một số báo, quy trình thâm định, triển khai

các bài điều tra hết sức nghiêm cân Có những loạt bài điều tra

không chỉ có phóng viên thực hiện mà có cá sự vào cuộc của Ban

Biên tập Phóng viên phải báo cáo với người có trách nhiệm quá trình thu thập thông tin, chứng cứ liên quan đến để tài điều tra Sau khi trưởng, phó ban trực tiếp kiểm tra, thâm định bước đầu nội dung, chứng cứ, nếu thấy đầy đủ sẽ cho triển khai viết bài Nếu

chứng cứ chưa chặt chẽ, thuyết phục phóng viên thực hiện sẽ phải

tiếp tục tác nghiệp, bd sung chứng cứ đầy đủ mới được tiễn hành viết bài Với những để tài điều tra nhạy cảm, quan trọng, báo sẽ

thành lập nhóm phản biện đề tài nhằm kiểm tra chứng cứ, xem xét những sơ hở hoặc “lỗ hồng” trong hệ thống các chứng cứ để chỉnh

sửa, bổ sung Tổng Biên tập sẽ là người thâm định cuối cùng và

quyết định đăng hay không đăng bài/loạt bài điều tra

Trang 26

chủ đề bài điều tra là một câu hỏi cần phải trả lời thì nhiệm vụ của nhà báo là đi tìm tài liệu, nhân chứng, đấu vết để xâu chuỗi, phân

tích và trả lời một cách chân thực, thuyết phục câu hỏi đó Khác với phóng sự, điều tra không nặng về miêu tả mà thiên về cắt nghĩa,

giải thích để định hướng bạn đọc qua câu trả lời Câu trả lời chính xác, thuyết phục sẽ tạo ra hiệu quả xã hội rộng lớn của bài điều tra

Bên cạnh đó, thái độ của tác giả trong bài điều tra phải rõ ràng,

dứt khoát không nên có ý kiến lập lờ gây nhiều cách hiểu khác nhau Trong thực tế, không phải mọi vấn để đặt ra đều được trả lời

đúng nhưng trách nhiệm của nhà báo trong điều tra chí ít cũng phải có phương hướng trả lời rõ

+ Đặc điểm về hình thức bài điều tra

và dung lượng, so với các thể loại khác như tin, bình luận,

phỏng vấn , các bài điều tra thường có dung lượng lớn hơn Có bài điều tra chỉ dài trên đưới 1.000 từ nhưng có khi phải đăng tới vai ky

trên báo Thường thì những sự việc ấn chứa mâu thuẫn, những sự việc được che đậy một lớp vỏ giả mạo bên ngoài hoặc được giấu kín mới là đối tượng đích đáng của bài điều tra Bản thân các sự kiện cũng phát sinh, phát triển đến một diễn tiến nhất định nào đó thì bản chất mới lộ rõ Điều tra sự thật là một hành trình gian nan, phức tạp, tốn nhiều thời gian, tiền của, công sức Có những bài điều tra thực hiện trong nhiều tháng, thậm chí cả năm trời mới có kết quả Vì vậy, trên báo chí hiện nay thường xuất hiện những loạt bài điều tra

hay còn gọi là điều tra đài kỳ Ví dụ, bài Xạo vé! sông Thị Vải - sự mờ ám kinh tởm đăng 3 kỳ trên báo Thanh niên ngày 22 đến ngày

24-4-2013; Nhức nhồi nạn đóng “hụi chết” cho cảnh sát giao thông trên Quốc lộ 20 đăng 5 kỳ trên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10 đến ngày 14-12-2012); Kinh hoàng heo siêu nạc đăng

3 kỳ trên Thanh niên ngày 27 đến ngày 29-02-20 12

Trang 27

kết luận rõ ràng, đứt khoát nên bế cục của bài điều tra phải thực sự chặt chế, mạch lạc, khoa học Phương pháp thể hiện nổi bật

trong bài điều tra là trình bày và phân tích sự kiện Mỗi chứng cứ, luận cứ nêu ra phải được tính toán, bế trí một cách hợp lý, lôgíc

nhằm làm sáng tỏ vấn đề Khi thể hiện bài điều tra không có chỗ

cho cảm xúc lãng mạn, ngẫu hứng Cấu trúc bài điều tra phê biến

nhất là: Nêu vấn đề - trình bày - phân tích - kết luận vấn đề Sự

kiện phải được trình bày sau đó mới phân tích và việc phân tích

phái dựa trên cơ sở của sự kiện đó rồi mới đi sâu vào bản chất các sự kiện và tìm các mối quan hệ giữa các sự kiện để tìm lời giải Việc tổ chức, sắp xếp các chứng cứ có thể linh hoạt, khéo léo nhưng mục đích cuối cùng là làm thế nào để bài điều tra mạch lạc,

hấp dẫn, thuyết phục và bạn đọc tiếp nhận một cách dễ dàng nhất

Ngôn ngữ trong bài điều tra là ngôn ngữ kết hợp giữa ngôn ngữ

sự kiện và ngôn ngữ chính luận; đảm bảo sự lôgíc, chính xác và

chặt chế trong việc trình bày vấn đề Viết điều tra càng nhiều tư liệu, nhiều minh chứng càng tốt, không thể lấy chữ nghĩa để khỏa

lấp cho sự nghèo nàn về tư liệu Tuy nhiên, bên cạnh các con số, tư

liệu, công chúng của tác phẩm báo chí điều tra cần sự phân tích, bình giá sâu sắc, lý giải rõ ràng sự việc từ góc nhìn đa chiều Bên

cạnh đó, để tránh sự khô khan, trong bài điều tra có thể sử dụng các phương tiện cú pháp cần thiết làm tăng thêm tính hấp dẫn, sinh

động của tác phẩm (nếu nó không ảnh hưởng đến tính chính xác và

tính lôgíc của nội dung tác phẩm báo ch)

Nhiều người cho rằng, điều không thể thiếu trong một số bài điều tra báo chí thường là sự hiện diện của chính tác giả trong số

các nhân vật can dự vào câu chuyện được họ đề cập trong bài viết của mình Sự hiện diện của tác giả, đặc biệt với tư cách như một

nhân chứng đóng vai trò quan trọng làm nên sức thuyết phục của bài

Trang 28

pháp lý, nhưng các phóng viên khi thực hiện bài điều tra nhất là điều

tra về sự việc nhạy cảm, tiêu cực thường sử dụng nghiệp vụ nhập vai Vi du, phóng viên vào vai phụ xế để ghi nhận tình trạng “làm luật” của cảnh sát giao thông; vai người lái xe ôm và gái quê lên tìm việc để điều tra quá trình bán người vào tụ điểm mại dâm; vai lái buôn để điều tra tình trạng nhập hàng lậu Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái

Ngôn ngữ tác giá trong bài điều tra vì thế xuất hiện khá đậm đặc Đôi khi, bạn đọc cần có bằng chứng để biết rằng nhà báo đã

đến điều tra tận nơi, mắt thấy, tai nghe chứ không phải ngồi nhà nghiên cứu báo cáo và tưởng tượng Ngôn ngữ tác giả trong bài

điều tra thể hiện cũng rất linh hoạt: lúc là người chứng kiến, lúc là

người dẫn dắt, kết nối các sự kiện để cuối cùng xâu chuỗi vấn đề, đi

đến kết luận Nhà báo Hữu Thọ tổng kết, một trong những nguyên nhân tạo nên sức hấp dẫn của bài điều tra là: nhiều bạn đọc không

có điều kiện đến tận nơi xây ra sự kiện nhưng thông qua bài điều

tra, ho tin rang được đọc bài viết của những nhà báo đến tận nơi

xảy ra, gặp những người có liên quan đến vấn để đó, thu thập thông tin từ nhiều nguồn để phân tích những vấn đề quan trọng, phức tạp Nếu ngồi một chỗ, nghe báo cáo tình hình, kể cả dựa vào báo cáo điều tra thì chỉ viết được những bài điều tra “ởm”!,

Tuy nhiên, trong một số bài điều tra, “cái tôi” tác giả có thể

xuất hiện ẩn sau những con số, chỉ tiết và những đánh giá, nhận định về sự kiện đó

2 Báo chí điều tra - hoạt động báo chí đặc thù với cốt lõi là điều tra của nhà báo và thế loại tác phẩm báo chí điều tra

Khái niệm báo chí điều tra có nguồn gốc từ báo chí phương Tây

William Gaines, tac giả người Mỹ của hai cuốn sách “zvesfigafive

Trang 29

Reporting for Print and Broadcast” (Tam dich: Phóng sự điều tra cho báo in, phát thanh và truyền hinh) va “Investigative Journalism: Proven Strategies for Reporting the Story” (Tam dich: Bdo chi diéu

tra: chiến lược kiểm chứng và công bố vụ việc trên báo chỉ) Trong hai cuốn sách này, W.Gaines hướng dẫn chỉ tiết kỹ thuật làm báo

điều tra Thông qua việc nghiên cứu, phân tích các tình huống tiêu biểu về kỹ năng làm báo điều tra mang tính thiết yếu và thực tế

Nói đến điều tra của báo chí là nói đến một phương pháp đặc

thù của nhà báo và cơ quan báo chí khi tìm kiếm, kiêm chứng và

phơi bày một sự thật Điều tra cũng được gọi tên với tư cách là một

thể loại tác phẩm báo chí thuộc nhóm thể loại thông tấn, với tên gọi ngắn gọn là thể loại điều tra Trong giáo trình này, chúng tôi đề cập

đến khái niệm báo chí điều tra, như một loại hình hoạt động báo

chí, có mục đích, đối tượng, phương thức tác nghiệp đặc thù, trong

đó sử dụng điều tra của báo chí và thể loại điều tra là hai mảng nghiệp vụ nòng cốt trong sáng tạo báo chí

a Báo chỉ điều tra: khái niệm, mục đích, đỗi tượng và các nhóm Hội dụng

- Khái niệm báo chí điều tra

Trong một nghiên cứu có tiêu đề “Điều tra trong hoạt động báo chí”, tác giả Nguyễn Đức Dũng cho rằng, báo chí điều tra là giai đoạn thứ 3 trong 3 giai đoạn của báo chí thế giới với mức độ tăng

dần về sức tác động vào đời sống xã hội (3 giai đoạn cụ thé là: báo

chí thông tin truyền truyền; báo chí điều tra; báo chí giải pháp)" Trong cuỗn Báo chí điều tra, tác giả A.A.Chertuchơnưi cũng

dẫn ra quan điểm của một nhà báo Mỹ làm việc trong một tòa soạn

nỗi tiếng nhất ở Mỹ chuyên hoạt động điều tra cho rằng, mục tiêu của báo chí điều tra chủ yếu là ở chỗ: tìm tới các sự kiện nằm sâu

Trang 30

dưới bề mặt nhằm giúp bạn đọc hiểu được rằng điều gì đang xảy ra trong thé giới ngày càng phức tạp của chúng ta?!

Trung tâm Báo chí điều tra (CIR) có trụ sở tại Mỹ cho rằng: Báo chí điều tra là theo đuổi các câu chuyện bị che giấu về những cá nhân và tô chức có ảnh hưởng đến cuộc sống cộng đồng Đây là

những câu chuyện khó khăn, khó ráp nối và khó đê nói ra Thường

phải mất nhiều tháng nghiên cứu và hàng trăm cuộc phỏng vấn, lần theo những mối dẫn dắt, kiểm tra nguồn tin, và cuối cùng viết ra được một câu chuyện Đó là chưa nói đến những rắc rối pháp lý mà nhà báo và cơ quan báo chí buộc phải đối mặt, chẳng hạn như báo chí bị kiện trở lại

Mark Lee Hunter và cộng sự, trong cuén “Story - Based Inquiry: A manual for Investigative Journalists” (Tam dich: Diéu tra dựa trên câu chuyện có thật: Cẩm nang dành cho nhà báo điều tra”)

cho rằng, báo chí điều tra là hình thức làm báo có nhiều điểm khác

biệt với báo chí thông thường Trong tai ligu ma UNESCO công bó đã mô tả bán chất của báo chí điều tra (Investigative Journalism) thông qua so sánh với báo chí nghị trường (Conventional Journalism) nhu bảng dưới đây:

Bảng so sánh báo chí nghị trường và báo chí điều tra

Báo chí nghị trường Báo chí điều tra

Quá - Thông tin được thu thập | - Thông tin chỉ được công

trình và đăng tải định kỳ theo | bế khi đảm bảo tính chặt nghiên từng ngày, từng tháng và | chẽ và hoàn thiện

cứu, từng tuần

thu thập - Việc thu thập và tìm | - Sau khi thông tin được thông tin kiếm thông tin diễn ra khá | chứng thực và đăng tải thì

nhanh, thường sau khi kết | nhà báo vẫn có thể tiến

Trang 31

thúc vấn đề thì tác giả không nghiên cứu mở rộng thêm hành các nghiên cứu mở rộng và chuyên sâu - Nội dung thường ngắn gọn và dừng lại ở mức cung cấp thông tin tối thiểu

- Bài viết chứa đựng tối

đa thông tin xoay quanh

vấn đề Vì vậy, tác giả có

thể viết dài

- Có thể sử dụng các nguồn tin để viết bài mà

không cần những tài liệu

nghiên cứu sâu khác

- Bài viết cần những tài

liệu liên quan để đối chiếu hoặc để phủ nhận nguồn thông tin đã đăng tải tin, đối tượng cung cấp tin - Nguồn thông tin chính thức (chính thống), có thể

không cần thẩm tra lại

- Mọi thông tin đều cần phải xác minh để đảm bao chính xác, thẩm tra lại trước khi viết - Các nguồn tin và nhân chứng rất dễ dàng cung cấp thông tin cho nhà báo để phục vụ mục đích cá - Các phóng viên thường giấu kín nguồn tin chính thức để tránh bị ảnh hưởng và mua chuộc từ nhân của họ đối tượng liên quan đến vẫn đề điều tra

- Nhà báo phải đồng thuận | - Nhà báo có thể phản đối

Trang 32

thông tin họ có từ các nguồn khác nhau thường là tổng hợp từ tất cả các nguồn họ có

- Nguồn thông tin thường được công khai và mọi

người dễ dàng biết

- Nguồn gốc thông tin hay đối tượng cung cấp tin không được công khai để đảm bảo tính bảo mật Tác phẩm báo chí - Bài viết thường phản ánh lại những vấn đề vốn dĩ trong cuộc sống và không

có thay đổi mới Tác giả

cũng không mong chờ sự

thay đổi nhìn nhận từ công

chúng sau khi đưa ra thông tin

- Phóng viên thường

không đồng ý với vấn đề

được đưa ra Họ viết bài nhằm đi sâu hơn hoặc phơi bày sự thật của vấn đề đó và thay đổi cách nhìn nhận của công chúng À À về vấn đề ~,Tác giả thường có những nhận định chủ quan thay vì đánh giá, nhận định về những yếu tổ liên quan tới & À vẫn đê - Tac giả thường nhìn nhận khách quan, công bằng và tỉ mi sự thật của vấn đề và dựa vào đó để chỉ ra đâu là nạn nhân, người làm đúng, người làm sai Bản thân tác giả có thể đưa ra nhận định cho vấn đề mà họ viết

- Kết cầu bài viết không

phải là điều quan trọng nhất Vấn đề bài viết đưa ra thường không có kết

thúc vì sự việc vẫn còn

tiếp diễn - Kết cấu bài viết đóng Vai trò quan trọng tạo nên

Trang 33

- Lãi trong bài viết thường | - Lỗi trong bài viết có thể do tác giả nhưng vấn đề | khiến tác giả phải nhận

này thường không mấy | những hình phạt nhất

quan trọng định và khiến bài viết mắt

đi độ tỉn cậy, giảm uy tín

tác giả

Nguén:UNESCO, Mark Lee Hunter và cộng sự Trên cơ sở các định nghĩa về báo chí điều tra đã nêu trên, có thể xác định những dấu hiệu bản chất của báo chí điều tra, bao gồm:

Thứ nhất, báo chí điều tra là loại hình hoạt động báo chí trong đó nhà báo và cơ quan báo chí đưa ra trước công chúng những vấn

dé bị ai đó che đậy một cách có chủ đích hoặc vô thức, hoặc đẳng

sau hàng loạt những sự thật và bối cảnh khó hiểu Đó thường là những vụ việc quan trọng hoặc là dấu hiệu để phát hiện ra những

vấn để quan trọng gắn với các yếu nhân, những người nổi tiếng, các

nhà khoa học, các doanh nhân, đoanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức trong lịch sử và hiện tại, mà hành động của họ có kết

quả/hậu quá liên quan đến lợi ích của các nhóm công chúng trong

xã hội, bao gồm cả lợi ích của quốc gia và toàn nhân loại

Thứ bai, báo chí điều tra đòi hôi nhà báo phải sử dụng nghiệp vụ điều tra của nhà báo và cơ quan báo chí với các nghiên cứu chuyên sâu và mở rộng nhằm tìm bằng chứng để truy tìm và đưa tin về sự thật có tầm quan trọng với đông đảo công chúng

Thứ ba, báo chí điều tra thường được viết với hình thức thể loại tương ứng là thể loại điều tra hoặc phóng sự điều tra Trong những trường hợp cần thiết, các dự án điều tra có thé cho dang tai cả thể loại tỉn tức, phỏng vẫn cùng hoặc xem lẫn giữa các kỳ đăng tải bài báo thê loại điều tra

Trang 34

+ Mục đích của báo chí điều tra

Báo chí điều tra không nhằm vào mục đích thông tin, tuyên truyền thuần tuý, mà hướng tới ba tầng mục đích sau đây:

Te ang mục đích thứ nhất là: báo chỉ điều tra nhằm vào mục

đích khám phá, phơi bày những sự việc, vấn đề quan trọng với công chúng, cung cấp thông tin về những hành vi sai trái, thường bị giữ kín một cách có ý thức

Tổng mục đích thứ hai là: báo chí điều tra nhằm vào các vấn

đề và các sai phạm, sai lầm mang tính hệ thống, mà việc phát hiện,

phơi bày nó đem lại lợi ích lớn cho cộng đồng (lợi ích công) Báo chí điều tra không nhằm vào các vụ việc riêng lẻ mà nhằm vào các vấn đề quan trọng và sai phạm của nó có tính hệ thống, trong phạm vi rộng hơn, với một ngành, một vài tầng lớp công chúng, quốc gia, thậm chí toàn cầu, chẳng hạn như: môi trường, tham những, các xung đột xã hội

Te ang mục đích thứ ba là: Báo chí điều tra có mục tiêu thúc đây

thực thi hoạt động giám sát và phản biện xã hội của báo chí, thúc đây trách nhiệm giải trình và sửa chữa các hành động của các cá

nhân, các doanh nghiệp, các tô chức, bao gồm cả các cơ quan chính phủ, các cơ quan lập pháp, tư pháp và các tô chức xã hội dân sự Trên cơ sở đó, báo chí điều tra góp phần quan trọng trong việc tạo

áp lực dư luận xã hội, tạo hiệu lực và hiệu quả của báo chí hướng

tới xây dựng một xã hội pháp quyền với những chuẩn mực giá trị

đạo đức mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc

+ Đối tượng và nội dung của báo chí điều tra

Về đối tượng và nội dung báo chí điều tra, có nhiều ý kiến cho rằng, gần đây các nhà nghiên cứu và ngay cả các nhà báo dường như không quan tâm đến điều tra về những vấn để tích cực mà thường tập trung vào những vấn để tiêu cực, những mặt trái của xã

Trang 35

có đối tượng cơ bản là: những mâu thuẫn, xung đột xã hội, những

sai lầm mang tính hệ thống, việc vi phạm pháp luật liên quan đến trách nhiệm của những cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp, với những yếu nhân và bộ máy thê chế, các tập đoàn kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội Đã nói đến báo chí điều tra là nói đến việc phát hiện, phơi bày những sự thật “động trời”, liên quan đến trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có trách nhiệm trong việc thực hiện trách nhiệm của mình trước pháp luật

Nhà báo Hữu Thọ - một trong những cây bút điều tra gạo cội ở

nước ta, trong cuốn Tác phẩm báo chí (Tập 2) cũng cho rằng, trước những năm 90, điều tra trên báo chủ yếu là điều tra kinh tế - điều tra

biểu đương và phê phán nhằm giải thích và giải đáp các vấn đề kinh

tế - xã hội Nhưng sau những năm 90 của thế kỷ XX, khi công cuộc đổi mới đó đặt vào “đường ray” và tăng tốc phát triển, điều tra lại chủ yêu là điều tra chống tiêu cực, tham nhũng, chống các tệ nạn xã hội

Hiện nay, nội dung cơ bản của báo chí điều tra thường tập

trung vào các vẫn đề sau đây: các vụ tham những, các vụ án chính trị, các vụ án kinh tế, các vi phạm nghiêm trọng về môi trường sinh thái, các bí ân lịch sử, các loại tội phạm mang tính xã hội - sinh hoạt Về cơ bản, có thể xác định ít nhất 5 nhóm nội đung báo chí

điều tra, với đặc thù về đối tượng, phương thức tác nghiệp, bao gồm: (1) Báo chí điều tra phòng, chống tham những; (2) Báo chí điều tra tội phạm kinh tế và gian lận thương mại; (3) Báo chí điều tra phát hiện các vi phạm nghiêm trọng về môi trường; (4) Báo chí

điều tra các loại tội phạm mang tính xã hội - đời sống; (5) Báo chí:

điều tra các bí ấn lịch sử hoặc các nhân vật quan trọng mà công chúng quan tâm

(Ù Báo chỉ điều tra phòng, chống tham những

Trang 36

vết? để làm sáng tỏ nguyên nhân, cách thức, động cơ thực hiện và hậu quả mà những vi phạm đó đã gây ra cho xã hội Các đối tượng

liên quan mà báo chí điều tra nhắm đến trong nhóm nội dung này

thường là những quan chức ở các ngành, các cấp (Trung ương và

địa phương) Ví dụ, một số vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhận hỗi lộ, tham ô, tham những được báo chí tham gia phát hiện và đưa tin như: như vụ Mai Văn Dâu, Nguyễn Đức Chỉ ở Khánh Hòa, vụ Lã Thị Kim Oanh, vụ PMUI8, Đề án 112, vụ Dương Chí Dũng,

Nguyễn Đức Kiên

(2) Báo chí điều tra tội phạm kinh tế và hành vì gian lận

thương mại

Báo chí phát hiện và điều tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua, bán, xuất nhập khẩu, cung cấp dịch vụ, hành vi gian dối, lừa lọc hướng đến mục đích thu lợi bất chính Đỏ có thể là các

hành vi như lừa đối khách hàng thông qua việc cân, đo, đong, đếm,

đánh tráo nhãn mác, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm; lay cắp bí mật kinh doanh; trốn thuế; kê khai gian đối hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu và rất nhiều dạng hành vi khác nhau nhằm lẳn

tránh sự kiểm soát của Nhà nước để thu lợi bất chính Ví dụ: Đường đây “tay trắng” cá tầm lậu; Tinh luyện đầu ăn bằng chất tay rửa; Thâm nhập đường dây hàng lậu Móng Cái; Cà phê hóa chất;

Kinh hoàng heo siêu nạc; Biến nước lã, tạp chất thành xăng dau

(3) Bảo chỉ điều tra phát hiện các vi phạm nghiêm trọng về môi trưởng

Đối tượng điều tra trong nhóm nội dung này là các biểu hiện vi phạm, tác động và hủy hoại môi trường sinh thái Những biểu hiện vỉ phạm này có thể xuất phát từ hoạt động sản xuất của một số nhà

máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghà, sinh hoạt tại

Trang 37

điều tra thực trạng, qua các chứng từ, con số, nhân chứng, phân tích của chuyên gia các bài điều tra có tác dụng cảnh báo, chỉ ra mức độ nguy hiểm của các vụ việc gây ra cho cuộc sống của người dân

Ví dụ vụ Vedan xả nước thải “bức tử” sông Thị Vải; vụ chôn hóa

chất “đầu độc” môi trường của Công ty Cổ phần Nicotex Thanh

Thái tại Thanh Hóa; vụ trộm gỗ ở rừng quanh Vườn quốc gia Cát Tiên, vụ đào đãi vàng trái phép ở Bắc Kạn Hoặc với loạt bài

“Euro 2” và chất lượng xăng dầu: những “nỗ lực” làm nhỏ đất nước

(Tac gid Hoang Hai Van, ding trén bdo Thanh nién nam 2008)

trong đó tác giá nêu van để", Ngày 10-10-2005, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 49/2005/QĐ-TTg về lộ trình áp dụng tiêu

chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Theo đó, kể từ ngày 01-7-2007, các loại xe cơ giới sản xuất, lắp ráp

và nhập khẩu mới phải áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải theo các tiêu chuẩn Việt Nam tương đương với mức Euro 2 Nhưng trong khi nhiều nước trên thé giới đã áp dụng Euro 4 và đang chuân bị áp dụng Euro 5 vào năm tới, thì rõ ràng tiêu chuẩn mà ta “sắp

sửa” áp dụng là quá lạc hậu” Điều tra nhằm phản biện chính sách về áp dụng tiêu chuẩn khí thải “Euro 2” vào năm 2008 là một điều

tra có tác động mạnh đến tiến trình bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam trong thời điểm này

(4) Bao chi điều tra các loại tội phạm mang tỉnh xã hội -

đời sống

Điều tra xã hội đề cập tới các loại tội phạm phát sinh trong mối

quan hệ của đời sống hằng ngày Đó có thể là điều tra các vụ bạo

lực trong gia đình, bạo hành trẻ em, các vụ lừa đảo qua trò “chơi hụi”, cờ bạc, mại dâm Ví dụ, một số bài phóng sự điều tra trên báo chí như: Đày đọa trẻ mầm non; Bát nháo làm bằng lái xe;

Thâm nhập đường dây chăn dắt, hành hạ trẻ em; Thực hư những bất thường tại Trung tâm cai nghiện; Chợ ma túy giữa trung tâm

Trang 38

(3) Báo chí điều tra cdc bi dn lịch sử hoặc các nhân vật quan trọng mà công chúng quan tâm

Điều tra các sự kiện, vụ án, câu chuyện đã xảy ra trong quá khử Những bài điều tra dạng này thường thực hiện qua việc lật lại các tư liệu, hồ sơ và nhân chứng lịch sử Đây cũng là một trong những đề tài điều tra hấp dẫn bởi tính chất bí mật, mờ ám, khó hiểu mà ở thời điểm xảy ra những sự kiện đó chưa được làm sáng to Điều tra các bí Ấn lịch sử cho phép nhà báo đưa ra giả thuyết về sự việc, tiết lộ những chỉ tiết chỉ được làm rõ sau một thời gian dài Điều thú vị là một số vụ việc đã xảy ra khá lâu, nhưng được nhà báo thu thập thông tin, chứng cứ để phân tích, giải thích từ quan điểm mới và kết quả của phương tiện công nghệ kỹ thuật hiện đại Ví dụ: Thực hư kho báu vua Thái chìm dưới lòng bê

sông Đà đăng trên báo Thanh niên ngày 23-9-2014; Huyền thoại

và sự thật về võ phái Trà Kha đăng trên báo Công an nhân dân

ngày 08-11-2014

b Yêu cầu đặc thù về năng lực và phẩm chất đỗi với nhà báo

điều tra

Nói đến phẩm chất và năng lực chung của nhà báo tức là nói đến những điều kiện, nhân tố để phóng viên thực hiện tốt hoạt động nghề nghiệp của mình

Theo các nhà nghiên cứu thì phẩm chất là nhân tố bên trong

của hệ thống cấu trúc - chủ thể Nó thuộc về bản thân chủ thẻ, trực

tiếp là chính chủ thể Còn năng lực là nhân tế thuộc về “tầng nền”, đóng vai trò phương tiện, chất liệu, vật liệu trong hệ thống cấu trúc

nội tại của bản thân chủ thể Trong hoạt động thực tiễn của con

người, năng lực có vai trò quan trọng, nhưng “xét theo yêu câu tính chủ động, năng động, sẵn sàng của con người chủ thể hướng tới

hành động thực tiễn cụ thể (nghĩa là vượt qua khói phạm vi nhận

Trang 39

aod

trực tiếp, quyết định và căn bản hơn so với năng lực”' Tuy nhiên,

xét về đại thé, phẩm chất và năng lực có mối quan hệ mật thiết, tác

động và ảnh hưởng lẫn nhau Nếu lấy mục đích hành động làm cơ sở đánh giá, chúng ta thấy: người có năng lực cao nhưng phẩm

chất không tốt thì sẽ rơi vào chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ Ngược lại, có

phẩm chất tốt nhưng năng lực yếu kém thì hoại động sẽ không có

hiệu quả Do vậy, phẩm chất và năng lực của con người nếu đứng

biệt lập, đều có thể trở thành khiếm khuyết

Báo chí điều tra là loại hình hoạt động báo chí khó và đòi hỏi sự dấn thân của nhà báo Nhà báo điều tra bắt buộc phải đáp ứng

yêu cầu đặc thù về phẩm chất - nhân cách và năng lực nghề nghiệp Đó chính là những yếu tố chủ quan, cơ bản giúp phóng viên phát

hiện, nhận thức và thông tin về các sự kiện, vấn đề diễn ra nhanh chóng, khách quan, đúng bản chất Nói cách khác, phẩm chất và

năng lực nghề nghiệp của nhà báo thể hiện chủ yếu qua quá trình lao động sáng tạo ra tác phẩm điều tra có chất lượng cao, có ích cho bạn đọc và cho xã hội

- Nhà báo điều tra phải đỗi mặt với nhiều nguy hiểm

Nghề báo, bản thân nó là một nghề được coi là nghề nguy hiểm Mối nguy hiểm tăng hơn nhiều nếu nhà báo hoạt động trong

lĩnh vực điều tra Những đe đọa lớn nhất với nhà báo điều tra, đặc

biệt là điều tra phòng, chống tham những bao gồm: (1) Nguy cơ bị đe dọa, đàn áp về tính mạng, thân thể; (2) Nguy cơ bị bắt cóc, nguy cơ người thân bị liên lụy, bị đe dọa hoặc bắt cóc để gây áp lực; (3) Nguy cơ bị phá hoại tài sản (cá nhân, gia đình, tòa soạn báo); (4) Thông tin, bằng chứng nhà báo khai thác được có nguy cơ bị thủ tiêu; (5) Nguy cơ phải đối mặt với các rắc rối pháp lý, tòa án Nói cách khác, nhà bằo điều tra luôn đứng trước nguy cơ bị đe dọa thân

! Hà Đăng (Chủ biên): Máng cao năng lực và phẩm chất của phóng viên báo chí

Trang 40

thé, tinh mạng, tài sản, danh dự, kinh tế, nghề nghiệp Bởi vì, khi

nhà báo tiến hành điều tra là “đụng” vào những đối tượng đang cố

che giấu những sự thật - mà sự thật này liên quan đến lợi ích của

những đối tượng, những nhóm người cụ thể trong xã hội Khi cảm

thấy mối đe dọa, hoặc bị xâm phạm quyển lợi, những đối tượng này sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn từ gài bẫy, mua chuộc, đầu tố, thậm

chí dùng vũ lực, mượn tay “xã hội đen”, tìm cách “gây phiền

phức”, để ngăn chặn hoạt động điều tra của nhà báo hoặc trả thù nhà báo điều tra

- Điểu tra lĩnh vực nào phải hiểu biết cặn kẽ, sâu sốc, có hệ

thông về lĩnh vực đó

Nhà báo viết điều tra trước hết phải có năng lực nghiên cứu sâu về lĩnh vực, vấn để mà mình điều tra Để phát hiện ra những mâu thuẫn cần giải quyết, những “khoảng tối” của hiện thực liên quan

đến một lĩnh vực cụ thể, nhà báo trước hết phải am tường kiến thức về lĩnh vực đó Các chứng cứ tài liệu thu thập được chắc chắn, TÕ

ràng, đúng luật không thế chối cãi Tri thức và vốn sống là yếu tố

nền móng tạo nên sức mạnh của nhà báo điều tra Một sự việc diễn ra trước mắt mọi người thì có thê ai cũng nhìn thấy, nhưng muốn tìm hiểu bản chất và xem xét, đánh giá sự việc đó thì cần phải có kinh nghiệm, trí thức Tri thức cảng sâu rộng bao nhiêu thì khả năng nhìn

nhận, đánh giá càng chính xác bấy nhiêu Một thông tin sai sót sẽ

gây ra những tác hại khó lường Có người cho rằng, thực hiện điều

tra giống như “con dao hai lưỡi”, nếu nhà báo không tỉnh tường, tỉ

mi, can trong dén từng chỉ tiết, con số có thể gặp tai nạn đáng tiếc Nhà báo Ngô Mai Phong (báo Lao động) với kinh nghiệm nhiều năm

thường trú tại khu vực Đông Bắc, nghiên cứu sâu về ngành than để thành công trong loạt bài điều tra “Cuộc chiến chống than lậu ở Quảng Ninh ” Nghiên cứu sâu về tiêu chuẩn ô nhiễm không khí cho

Ngày đăng: 08/11/2022, 23:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w