HỘI KHOA HỌC TÂM LÝ- GIÁO DỤC VIỆT NAM
TÂM LÝ HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC
VỚI PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC
Trang 6MỤC LỤC 8171 8a 11 HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC ĐỂ THÀNH NGƯỜI, LÀM NGƯỜI VÀ Ở ĐỜI GS.TSKH PHẠM MINH HẠC chien 14 HỆ THỐNG PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CẨN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH PHỔ
THÔNG CÁC CẤP HIỆN NAY GS.TS NGUYEN NGOC PHU BÀI TOÁN ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC TRONG GIÁO DỤC THEO TIẾP CAN NĂNG LỰC TSKH PHẠM ĐỒ NHẬT TIẾN ece e mini 30 BẦN VỀ NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY TRONG GIÁO DỤC PGS.TS LÊ ĐỨC NGỌC _ -e,.-e-.etttrrttrriirrtiriiiirirtiririrrtriritirretrrreiirrree 39 CÁCH TIẾP CẬN CẤU TRÚC VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC
PGS.TS NGƠ CƠNG HỒN ciseiiiiiirrrrriiiistrtirriiririiiiirtniedee 49
DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
TS PHAM VAN KHANH sseassnsemtenninstiianistinsionnannanquemnnmnnunersnnsninrmnnsnasii 56 TRÊN CƠ SỞ CỦA TÂM LÝ HỌC ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI DỰ THẢO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ
Trang 7TÂM LÝ HỌC VÀ GIÁO DỤC VỚI PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ
VẤN ĐỀ NĂNG LỰC TRẢI NGHIỆM VÀ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI TS NGUYEN HỮU LỄ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG, PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CON NGƯỜI E L9) 80
PHAT TRIEN PHAM CHẤT VÀ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC NGUYEN MINH HIẾU TÂM LÝ HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC a NANG LUC LA YEU TO QUAN TRONG TRONG VIEC HINH THANH VA PHAT TRIEN NHAN CACH
NGUT NGUYEN PHUC AN wssentntunsenissnussissenunesisisiiiniinssiuetntnnuntnne 97 TIẾP CẬN DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
THƯỢNG TA THS HOANG TUAN ANH - THƯỢNG TÁ THS NGUYỄN ĐĂNG BẮC 105 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC TRONG GIÁO DỤC
c5 00 077.6 7 113
GIAI PHAP PHAT TRIEN CAC NANG LUC THIET YEU CHO CÔNG DÂN HỌC TẬP TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở VIỆT NAM
THS NGUYÊN THỊ HẢO - THS NGUYÊN LÊ VÂN DUNG 2.seerererererssree 122 MỘT SỐ CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU VỀ SÁNG TẠO
TS GIÁP BÌNH NGA - LÒ THỊ THỦ THỦY , -.2<.0 2 1.4 x0eetrer 131
BỒI DƯỠNG PHẨM CHẤT, NẴNG LỰC CẦN THIẾT CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HOC VIET NAM
Trang 8MUCLUC 7 * THỰC TRẠNG PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH PHỔ THÔNG VÀ NHỮNG GIẢI
PHÁP KIẾN NGHỊ
4:04 0 77 154 * GIAO DUC Ki NANG SONG CHO HOC SINH TIEU HOC THONG QUA ViEC HQC TAP
TRONG MƠ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI (VNEN) Ở VIỆT NAM TH5 NGÔ THỊ LANH
* GIẢI PHÁP ĐỂ TRƯỜNG CHUYÊN PHẢI LÀ NƠI PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC CỦA NHỮNG HỌC SINH CÓ TÀI NẴNG CỦA ĐẤT NƯỚC
T5, NGUYỄN TÙNG LÂM si ri 169 * NHOUNG PHAM CHAT CAN ĐƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHO HỌC SINH
TRONG GIẢI ĐOẠN HIỆN NAY TRAN QUANG KIỂM
* GIÁO DỤC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH, NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG NHÌN TỪ GĨC ĐỘ NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH
NGUYỄN THỊ GẤM < HH HH 11H gtr.rrrrriidriiriiirirrrtrrtrtii 180 * KiEMTRA DANH GIA KET QUA HQC TAP MON VAT Li CUA HOC SINH 6 TRUONG
PHO THONG THEO DINH HUGNG PHAT TRIEN NANG LUC
PGS.TS VO TRONG RY - PGS.TS PHAM XUAN QUE ua sssssssssnsmnsssensnsnenennuesneet 192 * PHATTRIEN PHAM CHAT VA NANG LUC HOC SINH TRONG BOI MOI KIEM TRA,
ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TRONG TRƯỜNG PHO THONG TS.NINH VAN BÌNH * KHAC PHUC HOC KEM - CON DUONG GIUP TRE CHAM PHAT TRIEN RANH GIGI HOA NHẬP CỘNG ĐỒNG LỨA TUỔI PGS.TS VÕ THỊ MINH CHÍ ccrrririrriiriiditrririrrrrrirrinitirtirrrieriie 210 * ÂM NHẠC VỚI NHÂN CÁCH HỌC SINH TIỂU HỌC- VẤN ĐỀ NHẬN THỨC VÀ GIẢI PHÁP LÊ KIM LỘC „218
* CHVONG TRINH GIAO DUC GIA TRLSONG - KY NANG SONG DÀNH CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC CỦA NHÓM “HAND IN HAND” THUỘC QUÝ TÀI NẴNG TRẺ HỘI KHOA HỌC TÂM LÝ- GIÁO DỤC VIỆT NAM
Trang 9TÂM LÝ HỌC VÀ GIÁO DỤC VỚI PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ
NHẬN ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRANG PHAM CHAT VA NANG LUC CUA
HỌC SINH DÂN TỘC THIẾU SỐ HIỆN NAY
NGUYỄN TIẾN THÀNH .csett th ng xerrerreererrrrerereer 236
PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA SINH VIEN CAO DANG DƯỚI GÓC NHÌN TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC HIỆN ĐẠI
LS THS ĐẶNG VĂN MINH oo 242
KỸ NẴNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - MỘT KỸ NANG QUAN TRONG CAN C6 TRONG NHÂN CÁCH CỦA SINH VIÊN THỜI KỸ HỘI NHẬP
U1)o0 50 5u c1 249
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY
E909 100 c7 257
PHÁT TRIỂN NHỮNG PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CÂU HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở ĐẠI HỌC
I3 o0 000393 ca 268
REN LUYEN NGHIEP VU SU PHAM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CĐSP BẮC NINH - NHÌN TỪ CẤU TRÚC CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
LẠI THỊ HÃNG
CHAN DUNG SINH VIÊN NGÀY NAY
E53) 9 co 280
PHAT TRIEN NANG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC Ở BẬC ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ MỚI THS NGUYEN ANH TUAN - THS NGUYỄN ĐĂNG BẮC ssseseteerrerreeee 287
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH SƯ PHAM HANOI
PGS.TS NGUYÊN THỊ TÌNH 2 0.20127127012100 E1 11011 Ennirtrrtrrtrreresee 297
PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN- ĐỀ NGHỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 10MUCLUC 9 * BẤM SÁT PHẨM CHẤT VÀ NẴNG LỰC NGƯỜI HỌC TRONG DẠY HỌC CAC MON KHOA
HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
THS NGUYÊN VĂN KIỆN +22 tt irriritirirtrrtietrrirtrtiirrerrererierirrrrie 314 *_ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH NHÀ TRANG NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO NGƯỜI HỌC TS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG 319
* TỔ CHỨC CHO SNH VIÊN TIẾP CẬN HOẠT DONG TRAI NGHIEM SÁNG TẠO TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở TRƯỜNG CAO DANG SU PHAM
TINH BA RIA - VONG TAU
THS VO THI THANH cisssstosssssessnsstsssnstsnsnsststtssstsestnseetnenrtnenentnteninqaetnnnetaseatntntnieeeet 328 * VAN DUNG TAM LY HOC, GIAO DUC HOC DE DAY VAN HOC NHAM PHAT TRIEN
PHAM CHAT, NANG LUC VA KY NANG SONG CHO SINH VIEN
TS TRAN TH! ANH THU
* PHATTRIEN PHAM CHAT, NANG LUC NHÂN CACH CUA CHINH UY TRONG QUAN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
bar Nxesrrsosnd so 340 * TÂM LÝ HỌC QUÂN SỰ VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BOI DUGNG PHẨM
CHẤT, NĂNG LỰC NGƯỜI CHÍNH ỦY, CHÍNH TRỊ VIÊN HIỆN NAY ĐỒNG BÁ TUẤN
*_ TÂM LÝ HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC QUAN SU TRONG XÂY DỰNG TÍNH CÁCH TÍCH
CỰC CHO QUẦN NHÂN
ĐẠI TẢ, TS ĐẶNG QUỐC THÀNH Hee 355 * TRONGAIDAN DEN SAILECH TRONG PHAT TRIEN NANG LUC GIAO TIẾP CỦA
HỌC VIÊN VỚI GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHAY CHUA CHAY
Trang 1110 TAM LY HOC VA GIAO DUC VOI PHAT TRIEN PHAM CHAT VA
PHAT TRIEN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC VIÊN Ở CÁC NHÀ TRUONG QUAN SU TRONG
ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY TS, CHỦ THANH PHONG
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI DẠY HỌC THEO PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI HỌC Ở NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
lctic0/3012)00 171.033 376 BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG TỰ HỌC GÓP PHẦN HÌNH THÀNH PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO HỌC VIÊN CẤP PHÂN ĐỘI Ở HỌC VIỆN HẢI QUÂN HIỆN NAY
2710001.) är) 0e co ).).).).) 384
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ PHẨM CHẤT VÀ NẴNG LỰC CỦA NỮ HỌC VIÊN ĐÀO TẠO KỸ SƯ Ở HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ HIỆN NAY
¡"co 6010 uốn .ẽ 393 MỘT SỐ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC ĐIỂN HÌNH CỦA KỸ SƯ ĐÀO TẠO TẠI HVKTQS
VÀ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG
TS.TRẦN SƠN NINH - THS.NGUYỄN ĐĂNG BẮC 2 crerrrrrrrrererree 398 PHAT TRIEN CAC PHAM CHAT, NANG LUC CHO HỌC VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH DAO TAO TAI HOC VIEN HAI QUAN
6n 1o ca .Ồ , 404 GIÁO DỤC HỌC VỚI VIỆC ĐÀO TẠO PHẨM CHẤT VÀ NẴNG LỰC NGHỀ NGHIỆP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, CỨU NẠN CỨU HỘ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHAY CHUA CHAY
TS NGUYEN TH} HAI VAN- THS NGUYEN BUC QUYNH wsssssssssniniiansntnetnsnaiesns 412 PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NẴNG LỰC CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO CÁN BỘ HẬU CÂN CAP CHIEN THUAT, CHIEN DICH G HOC VIEN HAU CAN HIEN NAY
Trang 12LỜI NÓI ĐẦU
ghị quyết Về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông số 88/2014/ QHI13 của Quốc hội ngày 28/11/2014 có nhấn mạnh đến mục tiêu, yêu cầu đổi mới chương trình (CT), sách giáo khoa (SGK) là “chuyển nến giáo đục nặng về truyền thụ kiến thức sang nển giáo dục phát triển toàn điện cả về phẩm chất và năng
lực, hài hòa trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiểm năng của mỗi học sinh” Ngay
sau đó, Quyết định 404/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ ngày 27 tháng 3 năm 2015 phê duyệt để án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo để xuất cũng đã nhấn mạnh: “Chương trình mới, sách giáo khoa mới được xây dựng theo hướng coi trọng dạy người với đạy chữ, rèn luyện, phát triển cả
về phẩm chất và năng lực; chú trọng giáo dục tỉnh thần yêu nước, lòng tự hào đân tộc, đạo đức, nhân cách, lối sống; phát hiện, bổi dưỡng năng khiếu và định hướng nghể
nghiệp cho mỗi học sinh; tăng cường năng lực ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng sống,
làm việc trong điểu kiện hội nhập quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng, phát huy thành quả khoa học công nghệ thế giới, nhất là công nghệ giáo dục và công nghệ thông tín”
Bởi vậy, trong thiết kế CT và biên soạn SGK mới, việc nắm vững hệ thống các phẩm
chất và năng lực cần hình thành cho học sinh, sinh viên các cấp đặc biệt quan trọng
Hội thảo Quốc gia do Hội Khoa học Tâm Lý-Giáo dục Việt Nam tổ chức với chủ dé “Tim ly hoc va Giáo đục học uới phát triển phẩm chất uà năng lực người học”
nhằm góp phần làm rõ cả về lý luận và thực tiễn các phẩm chất, các năng lực cần hình thành và phát triển ở người học (học sinh phổ thông ở các cấp học và sinh viên
cao đẳng, đại học) đáp ứng yêu cẩu xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay
Các báo cáo tham luận gửi tới Hội thảo lần này khá phong phú, là các bài báo
khoa học được viết dưới góc độ của các khoa học Tâm lý học, Giáo dục học xoay
quanh các vấn để: ¡) Quan niệm về phẩm chất và năng lực trong mối tương quan với cấu
trúc của nhân cách; ii) Các phẩm chất, năng lực cẩn được hình thành và phát triển cho
người học trong giai đoạn tới; ii) Những khảo sát đánh giá thực trạng về phẩm chất
và năng lực của học sinh phổ thông các cấp và sinh viên cao đẳng, dai hoc hién nay; iv) Các kiến nghị để xuất với Đảng và Nhà nước, với các Bộ, Ngành, với các cơ quan chức
Trang 1312 TAM LY HOC VA GIAO DUC HOC VOI PHAT TRIEN PHẨM CHẤT VÀ
Lựa chọn từ các báo cáo khoa học gửi đến Hội thảo, chúng tôi giới thiệu với bạn
đọc Tuyển tập công trình khoa học này, với hy vọng góp phần nhỏ bé của Hội Khoa học
Tâm Lý-Giáo dục Việt Nam vào chương trình phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của đất nước hiện nay
Ban Tổ chức Hội thảo xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Thế giới đã tạo điểu
kiện cho ấn phẩm này được ra mắt bạn đọc đúng vào địp kỷ niệm 25 năm ngày thành
lập Hội Khoa học Tâm Ly-Gido duc Việt Nam năm nay, (30/12/1990 — 30/12/2015)
T/M BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
Chủ tịch Hội đổng biên tập ~ Chủ biên
Trang 15HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC ĐỂ THÀNH NGƯỜI, LÀM NGƯỜI VÀ Ở ĐỜI
GS.TSKH PHAM MINH HAC?
Hội thảo “Tâm lý học oà giáo đục học uới phát triển phẩm chất oà năng lực” sẽ là một đóng góp cụ thể và thiết thực vào việc triển khai Nghị quyết 29 của Trưng ương Đảng
về đổi mới căn bản và toàn diện nến giáo đục nước nhà Đây là vấn để lớn của tâm
lý học và giáo dục học, trở thành triết lý giáo dục ở ta thời nay, đông đảo các giới
trong xã hội đang rất quan tâm Hơn nữa, nói đến nhân sự đều nói tới “phẩm chất và năng lực”, gần đây các bạn đểu có nghe từ các đại hội ở các địa phương Nói chung,
muốn tổn tại trong xã hội, con người bằng cách này hay cách khác đểu phải làm sao
có “phẩm chất người” và “năng lực người” Thường vẫn hiểu, phẩm chất là đức, năng
lực là tài; đức và tài là hai tổ hợp của nhân cách Cùng với giáo dục gia đình, giáo dục
xã hội, giáo dục nhà trường nảy sinh và tổn tại trong nén van mỉnh nhân loại cũng như
từng đân tộc luôn gắn liển với sứ mệnh cao cả phục vụ mục tiêu đó, tất nhiên, méi thời
đại có dấu ân riêng Nước ta đang chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn mỉnh
công nghiệp, hội nhập và phát triển, với hai nhiệm vụ chiến lược tổng quát là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng cuộc sống hạnh phúc an bình Không đi vào các vấn để
thật cụ thể, tôi xin đóng góp đôi điểu cảm nghĩ chưng về giáo đục phẩm chất và năng
lực thông qua ba tư cách của con người “cá thể - cá nhân - nhân cách”! để thành người, làm người và ở đời Nhà trường dạy thành người, làm người và ở đời, nhưng trước hết và tập trung hơn cả là thực hiện chức trách đạy con trẻ thành người Bài phát biểu của tôi cũng theo lô gích đó
I
Con người sinh ra là một “cá thể” — một thành viên của loài người, có hình thể với
bộ não của một con người chứa đựng các tiểm năng của loài người được mỗi người
tiếp nhận, nhưng vốn vậy thì mới là “giá trị sinh thể” Trong giá trị này mỗi người
Trang 16HINH THÀNH VÀ PHAT TRIEN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC 15 tổn sự sống còn của nhóm, bằng lực lượng bản năng Tách khỏi các quan hệ này, con người chỉ còn hình hài người, mất hết các bản năng loài người truyển cho mỗi cá thể người Câu chuyện “Người rừng Rơ Chăm H'Pnhiêng” (Nguyễn Viết Sự, “Gặp lại
“người rừng” Rơ Chăm HT Pnhiêng”, báo Tuổi trẻ, 22-4-2013) là một ví dụ Rơ Chăm ở Oyaday tỉnh Rattnakiri, Campuchia, sinh năm 1975, bị lạc vào rừng lúc 13 tuổi, sau
18 năm (1989 — 2007), lúc 32 tuổi mới quay về sống với gia đình, làng xóm Sau một thời gian mất quan hệ với gia đình, làng xóm, chị đi bằng bốn chân tay, bàn tay và ngón tay giống như của linh trưởng, tóc dài, bốn chí có lông, leo trèo rất nhanh, quần áo mặc vào xé nát, tay lóng ngóng không bưng được bát, không cầm được đũa Chị giống như con khi Về nhà rồi, nhưng chiểu đến nghe thấy tiếng chim kêu vượn hót, chị toan vùng chạy về rừng Mọi “tính người”, thậm chí “bản năng người” cũng chang còn Như vậy, với tư cách là “cá thể người”, quá trình nảy sinh “tính người” gắn liển với quan hệ nhóm (quan hệ người ~ người trong nhóm người), sinh hoạt trong cộng đồng, đưới sự chỉ phối của đời sống bản năng nhóm: bản năng sinh tổn mỗi người
nằm trong bản năng sinh tổn nhóm Hình thức giáo dục sơ khai ban đẩu là “nhìn
theo” (bây giờ nói “làm gương”) hay “cầm tay chỉ việc” mà làm, qua hàng triệu năm,
mãi cách đây 100.000 năm mới có “Người hiện đại” xuất hiện Dấu mốc lịch sử mới của “tính người”, nhiều khi nói cả “tình người”, bắt đầu từ đó Nhưng “tính người”,
“tình người” không ghi sẵn trong não bộ, mà thế hệ trước phải giúp thế hệ trẻ hình
thành: nhà trường như một thiết chế xã hội ra đời Sứ mệnh cực kỳ quan trọng của nhà
trường, của giáo dục là giúp con trẻ “thành người”
Ul
Từ “cá thể” thành “cá nhân” là một tiến trình phát triển người diễn ra rất công phụ, lâu dài, phức tạp, trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò quyết định Tâm lý học thường nhìn nhận vấn để phát triển người gắn tiến hố lồi với phát triển cá thể Chẳng hạn, xem xét con người trong phạm trù “cá nhân” nảy sinh từ quan hệ “nhóm người” chuyển sang quan hệ “gia đình”?, quan hệ “người - người” tổn tại dưới các
dang cy thé: quan hé vg - chéng, me - con, cha - con, anh chi em, “ca thé” dan tro
thành “cá nhân”: tách sự gắn quyện giữa mỗi người với nhóm người trên cơ sở bản năng nhằm mục tiêu sinh tổn, nhưng “phẩm chất người” và “năng lực người” chủ
yếu trong phạm vi gia đình Một mốc cực kỳ quan trọng trong quá trình hình thành
và phát triển “cá nhân” trong quá trình “thành người” là khi con người tổn tại trong
quan hệ “con người ~ xã hội”: con người tổn tại như một thành viên của cộng đồng,
Trang 1716 "TÂM LÝ HỌC VÀ GIAO DUC HOC VOI PHAT TRIEN CHAM DUT VA
hội nảy sinh trong tộc người, th tộc, thành quốc, phạm trù “cá nhân” xuất hiện, nhà
trường đặt ngay vấn để giáo dục phẩm chất và năng lực Khổng Tử (551 - 497 TCN) để ra 5 phẩm chất và năng lực (giá trị) phải dạy mọi người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín (một cách máy móc có thể gọi “trí” là năng lực, 4 điểu còn lại là phẩm chất), và “cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm”: bao quát là chí hướng, lĩnh hội tri thức, suy nghĩ chân thành, hành động ngay thẳng (vừa là phẩm chất vừa là năng lực), thường đặt “đức” trước “tài” con người phải có trong xã hội A-vit-stốt (384 - 322 TCN) để ra 10 phẩm chất và năng lực cần đạy con người: (1) rộng rãi trong quan hệ “nhận — cho”; (2) hào hiệp, (3) hoài bão, (4) lịch thiệp, (5) hữu nghị, (6) lương thiện, (7) tế nhị, (8) xấu hổ, (9) công lý và chơi đẹp, (10) các năng lực trí tuệ: nghệ thuật, tri thức, phán đốn thực tiễn, thơng thái, trí tuệ, làm chủ bản thân, cũng nhấn mạnh “phẩm chất”, nhưng cũng đặt yêu cẩu cao với “năng lực” của con người trong xã hội Bác Hồ trong thư gửi học sinh
nhân ngày khai giảng năm học đẩu tiên dưới chế độ dân chủ cộng hoà đã nêu bật yêu
cầu giáo dục tỉnh thần công dân cùng các năng lực khác, hợp thành tổng lực đưa nước
nhà sánh vai cùng các nước trên thế giới là mục tiêu giáo dục của một nước độc lập
Hệ thống giáo đục quốc dân đã đào tạo thế hệ thanh niên đóng góp xứng đáng vào công cuộc giành độc lập và thống nhất đất nước và 29 năm qua (1986 — 2015) tiếp tục giáo dục “thế hệ cách mạng” (Hồ Chí Minh, Di chúc) đóng góp lớn vào công cuộc đổi
mới đất nước Giáo dục phải thực hiện tốt nhiệm vụ cao cả là giáo dục thế hệ trẻ lĩnh hội các giá trị xã hội (giá trị dân tộc) thành các “giá trị cá nhân” có đủ phẩm chất và năng lực thực hiện trách nhiệm với gia đình và Tổ quốc
Il
Nếu với tư cách là “cá thể người”, quan hệ con người còn gắn quyện trong các quan hệ loài; với tư cách là “cá nhân”, các quan hệ xã hội qua giáo dục chuyển thành phẩm chất và năng lực của từng thành viên thì với tư cách là “nhân cách” con người
từ “giá trị cá thể”, “giá trị cá nhân” tạo lập “giá trị nhân cách” - “vốn liếng riêng” của
mỗi người, còn gọi là “nội lực”, “bản sắc” của từng người, khái quát rộng hơn, gọi là
“giá trị bản thân”3 Phạm trù “Nhân cách” biểu hiện tập trung giai đoạn cuối của tiến
trình “thành người” Giáo dục toàn điện là hình thành ở người học phẩm chất và năng lực - hình thành nhân cách Đến tuổi thành niên vào đời nhân cách là cái nến thể hiện
bản thân mình, lấy hệ giá trị dân tộc — giá trị xã hội làm thước đo Nhân cách là khoảng cách giữa giá trị bản thân và giá trị dân tộc — giá trị xã hội, khoảng cách càng nhỏ nhân cách càng lớn (tâm lý học một số nước định nghĩa nhân cách là sự khác biệt về nhận
thức, tình cảm, hành động giữa người này và người khác)? Hết sức coi trọng kết quả và hiệu quả của nhân cách với bản thân con người, cũng như gia đình và cộng đồng, xã hội, quốc gia — dân tộc và cả loài người Nhân cách là con người sống động, các
Trang 18HÌNH THÀNH VA PHAT TRIEN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC 17
với gia đình, với dân tộc phải gắn với các năng lực người, như năng lực nhận thức,
năng lực tình cảm, năng lực hành động (năng lực nghề nghiệp: tay nghề và lương tâm nghề) Giáo dục học thế giới mấy thập kỷ nay rất chú trọng giáo dục phẩm chất và năng lực “giải quyết vấn để”: có ý định giải quyết vấn để và quyết tâm giải quyết vấn để (phẩm chất), đặt kế hoạch giải quyết vấn để, có kỹ năng giải quyết vấn để (năng lực) Hai thập kỷ gần đây khắp nơi tiến hành giáo dục “kỹ năng sống”, nhiều khi
thiên về năng lực hành động Thực ra, trong hành động, theo tâm lý học hoạt động,
không thể thiểu vai trò của động cơ, mục đích, như vậy, năng lực người và phẩm chất người thường gắn bó với nhau Phải đặt phạm trù “giá trị sống” làm cơ sở cho “kỹ
năng sống” Chứng tôi phản ảnh quan điểm đó vào một tập hợp “tâm lực, trí lực, thể lực”? hợp thành “giá trị bản thân” Có “trí” mà không có “chí” làm sao có thành đạt
Có “tài” mà thiếu sức mạnh tâm lý cũng chẳng đạt đỉnh cao Các cháu nhỏ hỏi tôi bí quyết thành công, tôi nói: có thể gói gọn trong 8 chữ “chăm học, chăm làm” và “có chí tiến thủ” Đó là hai bánh xe giúp chúng ta thành người, làm người và ở đời Có gì phải nói thêm, đó chính là quan hệ người — người chân thành, trung thực và quan hệ xã hội: chia sẻ, đóng góp, cống hiến, tri ân - đó chính là giá đỡ giúp mỗi chúng ta thành người, làm người, ở đời Gần đây tâm lý học giao tiếp lên ngôi Hội chúng ta là hội của những người giao tiếp quý mến nhau!
Chúc tất cả các bạn cuộc sống tươi đẹp! Cảm ơn các bạn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Phạm Minh Hạc, 1994 Vấn đê con người trong công cuộc đổi mới Nxb
2 Pham Minh Hac, 2010, 2013 Gia tri học — cơ sở lý luận góp phẩn đúc kết, xâu dựng
gid tri chung của người Việt Nam thời nay Nxb Giáo dục VN, Alphabook và Nxb
Dân trí
3 Phạm Minh Hạc, 2015 Tìm hiểu các giá trị dân tộc Việt Nam dới tâm lý học tà giáo dục học
Trang 19HỆ THỐNG PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CẦN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG CÁC CẤP HIỆN NAY
GS.TS NGUYEN NGOC PHU"
ghi quyét sé’ 88/2014/QH13 ctia Quéc héi ngay 28/11/2014 mang tên Nghị
quyết oÊ đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông có nhấn mạnh đến mục tiêu, yêu cầu đổi mới chương trình (CT), sách giáo khoa (SGK) là “chuyển
nén gido duc nang vé truyén thụ kiến thức sang nến giáo dục phát triển toàn điện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiểm năng
của mỗi học sinh”? Trong Quyết định 404/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 27 tháng 3 năm 2015 mang tên Quyết định phê duyệt dé án đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Bộ Giáo đục và Đào tạo để xuất cũng đã nhấn mạnh: “Chương trình mới, sách giáo khoa mới được xây dựng theo hướng coi trọng dạy
người với dạy chữ, rèn luyện, phát triển cả về phẩm chất và năng lực; chú trọng giáo duc tính thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, nhân cách, lối sống; phát hiện,
bồi dưỡng năng khiếu và định hướng nghề nghiệp cho mỗi học sinh; tăng cường năng
lực ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng sống, làm việc trong điểu kiện hội nhập quốc tế;
đẩy mạnh ứng dụng, phát huy thành quả khoa học công nghệ thế giới, nhất là công nghệ giáo dực và công nghệ thông tin”3,
Như vậy, trong xây dựng thiết kế CT và biên soạn SGK mới, các nhà soạn thảo chương trình và biên soạn sách giáo khoa cẩn phải nắm vững hệ thống các phẩm chất và năng lực cẩn hình thành cho học sinh các cấp để thể hiện tốt trong chương trình và nội dung SGK mới Bài viết này, chúng tôi chỉ muốn bàn riêng về hệ thống
phẩm chất và năng lực cẩn hình thành ở học sinh nên như thế nào trong điểu kiện
hiện nay
Pho Chi tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học TL-GD Việt Nam
Trang 20HE THONG PHAM CHAT, NANG LUC CAN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH 19
1 VỀ HỆ THỐNG CÁC PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC ĐÃ ĐƯỢC ĐỀ CẬP TẠI BẢN DỰ THẢO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG TỔNG THỂ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
1,1 Về hệ thống các phẩm chất đã được đề cập
Trong Bản Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo
đục phổ thông mới, tại Phụ lục 1 (tr.30), các tác giả tham gia soạn thảo có để xuất 3 phẩm chất và nêu các biểu hiện phẩm chất của học sinh phổ thông ở các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, gồm 3 phẩm chất với 14 nội dưng cụ thể, đó là:
1 - Yêu đất nước, yêu con người với các nội dung: a-Yêu tổ quốc; b-Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình Việt Nam; c-Giữ gìn, phát huy giá trị các di sản văn hóa của quê hương đất nước; d-Tôn trọng các nển văn hóa trên thế giới; đ-Khoan dưng; e-Yêu thiên nhiên
2- Sống mẫu mực với các nội dung: a-Trung thực; b-Tự trọng; c-Tự lực; d-Vượt khó; đ-Tự hoàn thiện
3- Sống trách nhiệm với các nội dung: a-Chấp hành kỷ luật; b-Chấp hành pháp luật; c-Báo vệ nội quy, pháp luật
Nhận xét:
* Sự phân chia như nêu trên có nhiều điểm chưa hợp lý, những nội dung cu thé
nêu ra lại vượt quá giới hạn của tên gọi phẩm chất cẩn xây dựng, chẳng hạn:
~ Tén trọng các nên oăn hóa trên thế giới (nội dung 4 của phẩm chất 1) vì sao lại được xếp nằm trong phẩm chất 1 là Yêu đất nước, yêu con người
- Yêu mến à sẵn sàng giúp dé ban va ngwoi than (yêu cầu đổi với cấp Tiểu học) vì sao
lại thuộc nội đung Gi# gìn phat huy truyén thống gia đình Việt Nam?
- Yêu thiên nhiên (nội dung thứ 6 trong phẩm chất 1) sao lại xếp vào Yêu đất nước, yeu con nguoi?
- Ton trong cic nén van héa trén thé’ gidi (ndi dung 4 cia pham chat 1) Ndi dung này xét ra còn quá xa đối với nội dung phẩm chất 1 là Yêu Äf† nước, yêu con ngwoi
* Với học sinh phổ thông, giáo đục ý thức kỷ luật, liên quan đến giảm thiểu các bạo lực học đường ngày càng gia tăng như hiện nay có một vị trí hết sức quan trọng, nhưng không thấy có mặt trong các tên phẩm chất cẩn xây dựng mà chỉ thấy xuất hiện
ở một nội dung triển khai của phẩm chất 3 là Sống trách nhiệm Trên thực tế, có thể có
Trang 2120 TAM LY HOC VA GIAO DUC HOC VOI PHAT TRIEN PHAM CHAT VA
thường xuyên lại có thể là người thờ ơ với kỷ luật Trách nhiệm và kỷ luật có những
yêu cầu khác nhau theo nội hàm của khái niệm này, bởi vậy cẩn phải tách bạch nhãn
mạnh đến tính kỷ luật, phẩm chất rất cẩn cho các học sinh
* Lứa tuổi thiếu niên, nhỉ đồng và thanh niên có những đặc điểm khác nhau và do đó tất yếu sẽ có các yêu cẩu xây dựng các phẩm chất khác nhau, không thể cùng chưng
một tên về một loại phẩm chất cẩn xây dựng Các phẩm chất cẩn xây dựng cho học
sinh Tiểu học, Trung học cơ sở chắc chắn phải khác với học sinh Trung học phổ thông
Ban dự thảo đã đồng nhất tên gọi các phẩm chất này cho các lứa tuổi từ Tiểu học đến
Trung học phổ thông, e rằng không thật hợp lý 1.2 Về hệ thống các năng lực đã được đề cập:
Để cập đến các năng lực cẩn hình thành ở học sinh, các tác giả soạn thảo đã đưa
ra 8 năng lực với 32 năng lực cụ thể, bao gồm:
1 - Năng lực tự học với các năng lực cụ thể như: a - Xác định mục tiêu học tập;
b - Lập kế hoạch và thực hiện cách học; c - Đánh giá và điểu chỉnh việc học
2 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, với các nội đung: a-Phát hiện làm rõ
van dé; b - Để xuất lựa chọn giải pháp, c - Thực hiện và đánh giá giải quyết vấn để,
d-Nhận ra ý tưởng mới; đ-Hình thành và triển khai ý tưởng mới
3 - Năng lực thẩm mỹ với các nội dung: a - Nhận ra cái đẹp; b - Diễn ta cái đẹp; c- Tao ra cai dep
4 - Năng lực thể chất với cdc néi dung: a - Séng thích ứng và hài hòa với môi
trường; b - Rèn luyện sức khỏe thể lực; c - Nâng cao sức khỏe tỉnh thần
5 - Năng lực giao tiếp với các nội dung: a - Sử đựng ngôn ngữ tiếng Việt; b - Sử
dụng ngoại ngữ; c - Xác định mục đích giao tiếp; d - Thể hiện thái độ giao tiếp; đ- Lựa
chọn nội dung và phương thức giao tiếp
6 - Nẵng lực hợp tác với các nội dung: a - Xác định mục đích và phương thức hợp
tác; b - Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân; c-Xác định nhu cẩu và khả
năng của người hợp tác; d - Tổ chức và thuyết phục người khác; đ - Đánh giá hoạt động hợp tác
7 - Nang lực tính toán với các nội dung: a - Sử dụng các phép tính và đo lường cơ
bản; b - Sử dựng ngơn ngữ tốn; c-Sử dụng cơng cụ tính tốn
8 - Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) với các nội dung: a- Nẵng lực sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ của công nghệ kỹ thuật số;
Trang 22HỆ THỐNG PHAM CHAT, NANG LUC CAN HINH THÀNH CHO HỌC SINH 21 hội số hóa; c - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn để trong môi trường công
nghệ tri thức; d - Năng lực học tập, tự học mọi lúc, mọi nơi, suốt đời với sự hỗ trợ
của ICT; đ - Năng lực giao tiếp hòa nhập, hợp tác qua môi trường, dịch vụ ICT
Nhận xét:
* Về năng lực 1: năng lực tự học, theo tôi cần nói rõ năng hic hoc tap (trong đó bao hàm cả tự học) Điểm c đưa ra “đánh giá và điểu chỉnh việc học” phù hợp với sinh viên đại học và việc học của người lớn hơn là với lứa tuổi học sinh phổ thông Thực tế
năng lực học tập, tốt hay không tốt, liên quan rất nhiều đến ý thức có động cơ học tập đúng đắn của các em, nhưng điểu này lại không được để cập
* Về năng lực 2: Năng lực giải quyết uẫn đê nà sáng tạo Ghép hai nội đựng giải quyết
vấn để và sáng tạo vào thành một năng lực, theo tôi e có phẩn không ổn
* Về năng lực 3: Năng lực thẩm mỹ và 4: Năng lực thể chất Đây là các năng lực đặc thù môn học, không phải là các năng lực chung, khi bàn về vấn để này, một số chuyên gia về lĩnh vực này đã để nghị bỏ, không dùng
* Về năng lực 5: Năng lực giao tiếp Đây là năng lực rất cần hình thành ở học sinh nhưng cẩn có sự sắp xếp lại và bổ sung
*Về năng lực 6: Năng lực hợp tác Đây là năng lực cẩn, nhưng phải biết phối hợp với nội dung quan trọng nữa cũng rất cẩn là chía sẻ trách nhiệm, chúng tôi sẽ xin bàn ở sau
* Về năng lực 7: Năng lực tính toán và nang lực 8: Năng lực công righệ thông tín va truyén thông (ICT) Chúng tôi nhất trí, đây là các năng lực rất cẩn hình thành cho học sinh ở các cấp học
*Theo chúng tôi, về cách thể hiện, khi trình bày các năng lực, nên cho tiếp đầu ngữ “năng lực” gắn vào các nội dung cho rõ để được hiểu đó là các năng lực cẩn hình thành * Cẩn chú ý, điểu có thể xảy ra là: ở cấp Tiểu học, THCS thì cẩn năng lực này, nhưng đến cấp THPT lại có thể phải cẩn năng lực khác Việc xác định tên các năng lực
và các yêu cầu cụ thể cho mỗi năng lực ở mỗi cấp học nên thật rõ, để chính các học sinh
và các bậc phụ huynh cũng biết, giúp con em mình rèn luyện
Trên cơ sở soạn thảo Chương trình giáo đục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi mạnh dạn để xuất một phương án mới như sau:
2 MỘT PHƯƠNG ÁN KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG CÁC PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CẦN ĐƯỢC HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG CÁC CẤP
2.1 Hệ thống các phẩm chất cần hình thành cho học sinh phổ thông các cấp
Theo chúng tôi, cẩn phải làm rõ căn cứ xây đựng các phẩm chất cần hình thành ở
giới trẻ Từ các văn bản của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ, thì một trong những
Trang 2322 TAM LY HOC VA GIAO DUC HOC VOI PHAT TRIEN PHAM CHAT VA
Theo chủ tịch Hổ Chí Minh, con người ta suy cho cùng có hai mặt rất quan trọng là Đức và Tài, trong đó Đức là gốc Đức chính là phẩm chất của mỗi con người Còn Tài, chính là năng lực, đảm bảo cho con người hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao phó
Tư tưởng này của Bác đã được thể hiện rất nhiều trong các bài nói và viết của Bác trong nhiều năm từ sau ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1954) cho đến khi
Bác qua đời năm 1969 Phân tích tư tưởng này của Bác, các nhà tâm lý học nước nhà đã
gọi đó là quan điểm cấu trúc hân cách hai mặt Đức-Tài Một điểu nữa rất quan trọng
là cẩn căn cứ vào Năm lời dạy của Bác Hồ dới thiếu tiên nhỉ đồng vào năm 1961! và Năm lời day của Bác Hồ uới thanh niên vào năm 1965’,
Từ các căn cứ đó, chúng tôi mạnh đạn để xuất một hệ thống các phẩm chất (gồm
5 phẩm chất, với 15 phẩm chất thành phần) cần hình thành cho học sinh Tiểu học (TH)
và Trung học cơ sở (THCS) tuân theo lời dạy của Bác Hồ phù hợp với điểu kiện hiện
nay có thể là:
1 - Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào (điều Bác Hổ đã dạy), với các nội dung: a - Yêu Tổ quốc
b - Yêu dân tộc Việt Nam, yêu dân tộc mình
c- Biết giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa và truyển thống anh hùng của dân
tộc Việt Nam
2 - Hiếu học, say mê học tập Cẩn lưu ý khích lệ ở các cháu điểu này, vì ở lứa tuổi này, không hiểu học, không say mê học tập thì sẽ rất khó có ở lứa tuổi sau Phẩm chất
này có các nội dưng sau:
a - Hiểu học, cẩn cù chịu khó trong học tập
b - Say mê học tập
3 - Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt (lời Bác dạy) Nói đến đoàn kết, nhưng cũng cẩn nhấn
mạnh ở lứa tổi này tính kỷ luật của con người Phẩm chất này có các nội dung cụ thể sau:
a - Đoàn kết tốt trong nhóm, tổ, lớp học tập
b- Có thái độ lắng nghe, chia sẻ, thông cảm c- Kỷ luật nghiêm trong học tập, rèn luyện
4- Giữ gìn, vệ sinh tốt (Lời Bác dạy) Phẩm chất này có các nội dung sau: 1 Xem http:/baohoabinh.com.vn/11/71051/bac_ho_voi_5_ đieu_day_thieu_nien_nhí_dong.htm
Trang 24HỆ THỐNG PHẨM CHẤT, NĂNG LUC CAN HINH THÀNH CHO HỌC SINH 23 a - Biết chăm lo sức khỏe của bản thân
b- Vệ sinh cá nhân tốt
c- Giữ gìn vệ sinh môi trường tốt
5 - Khiêm tốn, thật thà, đũng cảm (Lời Bác dạy) Phẩm chất này có các nội dung sau: a - Khiêm tốn với mọi người
b- Trung thực, thật thà
c- Dũng cảm, biết xung phong nhận việc khó
đ - Dũng cảm, biết bảo vệ điểu hay, lẽ phải
Với học sinh Trung học phổ thông (THPT), đã là lứa tuổi thanh niên, các phẩm
chất cẩn hình thành cho các em có thể là các phẩm chất sau:
1 - Trung với nước, hiếu với đân (Lời Bác dạy) Phẩm chất này đã có yêu cẩu cụ thể và cao hơn Yêu tổ quốc, yêu đông bào ở lứa tuổi trước với các nội dung sau:
a - Trung với nước, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng hy sinh bản thân vì lợi ích
của quốc gia, đân tộc
b - San sang bao vé dan, san sàng vì sự tổn vong của dân tộc Việt Nam,
2 - Hiếu học, say mê học tập để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân (nội dung này là sự kế thừa phẩm chất thứ 2 ở lứa tuổi thiếu riên, nhưng mục đích học tập
ở lứa tuổi này được xác định rõ hơn là phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân) Phẩm
chất này có các nội dung sau:
a - Hiếu học, cẩn cù chịu khó trong học tập
b - Say mê học tập để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân
3 - Đoàn kết tốt, sẵn sàng hợp tác, chia sẻ trách nhiệm (đây là phẩm chất rất cẩn cho lứa tuổi này) Ở lứa tổi này, cẩn nhân mạnh đến tỉnh thần chia sẻ trách nhiệm Phẩm chất này có các nội dưng chủ yếu sau:
a - Đoàn kết tốt trong nhóm, tổ, lớp
b- Sẵn sàng hợp tác
Trang 2524 TÂM LÝ HỌC VA GIAO DUC HOC VOI PHAT TRIEN PHAM CHAT VA
4 - Kỷ luật tốt (đây là một nội dung rất quan trọng mà trong nhiễu hoàn cảnh khác nhau, Bác Hổ đã luôn nhắc nhở thanh niên) Ở lứa tuổi này, kỷ luật tốt cẩn phải
được nhấn mạnh thành một phẩm chất riêng, không như lứa tuổi cấp Tiểu học và
Trung học cơ sở Phẩm chất này có các nội dung chủ yếu sau:
a - Kỷ luật học tập tốt
b - Kỷ luật trong sinh hoạt, rèn luyện tốt
c- Có ý thức cộng đồng, giữ gìn trật tự trị an xã hội tốt
5 - Khiêm tốn - Giản đị - Trung thực - Cần kiệm - Không xa hoa, lãng phí (điểu
này cũng là các tư tưởng của Bác đã nhắc nhở nhiều lần với thanh niên) Phẩm: chất này có các nội dưng chủ yếu sau: a - Khiêm tốn b- Giản di c- Trung thực d - Cần kiệm đ - Không xa hoa, lãng phí
Các phẩm chất của ba cấp học phổ thông là một thể hoàn chỉnh, liên quan mật
thiết với nhau và có tính chất kế thừa Những phẩm chất đã hình thành ở học sinh TH,
THCS đương nhiên sẽ được nhắc nhờ, củng cố để được phát triển tiếp cấp THPT, tạo
nên một thể hoàn chỉnh các phẩm chất tốt đẹp cần được xây dựng cho hoc sinh
Trang 2726 TAM LY HOC VA GIAO DUC HOC VOI PHAT TRIEN PHAM CHAT VA
2.2 Hệ thống các năng lực cần hình thành ở học sinh phổ thông các cấp
Năng lực cần hình thành cho học sinh các cấp TH, THCS, THPT phải là các năng
lực bản lể giúp cho các em tiếp tực học lên cao đẳng, đại học hoặc chuyển học tại các
trường nghề, tạo thuận lợi cho các em phát triển tốt sau này
Từ kinh nghiệm thực tiễn của sự nghiệp giáo dục - đào tạo, chúng tôi thấy có thể để xuất một hệ thống các năng lực (gồm 7 năng lực, với 25 năng lực thành phần) cần hình thành cho các em như sau:
1 - Năng lực học tập
Để đi học bình thường, các em học sinh phải có năng lực này Xác định các thành
phần của năng lực này, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến khía cạnh động cơ học tập đúng đắn và phương pháp học tập Năng lực này bao gổm các năng lực cụ thể sau:
a- Ý thức được động cơ học tập đúng đắn
b - Năng lực lập kế hoạch học tập, tự học và thực hiện kế hoạch học, tự học c- Năng lực đánh giá và điểu chỉnh việc học
đ - Có nhiều phương pháp học tập tốt 2 - Năng lực phát hiện 0à giải quuết oấn để
Đào tạo những con người là chủ nhân tương lai của đất nước, cẩn chú ý phát triển ở họ năng lực này Năng lực phát hiện và giải quyết vấn để bao gổm các năng lực cụ thể sau:
a - Năng lực phát hiện và làm rõ vấn để
b- Năng lực để xuất, lựa chọn giải pháp giải quyết vấn để
3 - Năng lực tự quản lý uà phát triển bản thân
Đây cũng là một năng lực có ý nghĩa quan trọng cẩn lưu ý hình thành ở học sinh phổ thông các cấp, bao gồm các năng lực thành phan:
a - Năng lực tự quản lý thời gian sinh hoạt hàng ngày b - Nang lực tự quản lý thời gian học tập hàng ngày
c- Năng lực tự chăm sóc sức khỏe bản thân (ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh )
Trang 28HỆ THỐNG PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CẦN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH 27 Năng lực giao tiếp rất cẩn hình thành cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ Những sự thiếu hụt ở trẻ năng lực này hoặc có nhưng không đẩy đủ sẽ cản trở các em thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ công dân sau này Năng lực này gồm cỏ:
a - Năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt b - Năng lực sử dụng ngoại ngữ
c- Nẵng lực xác định mục đích, nội đung giao tiếp
đ - Nẵng lực thuyết phục, cảm hóa đối tượng (khiêm tốn, giản dị, cầu thị, cởi mở, chân thành )
đ - Nẵng lực lựa chọn phương pháp, hình thức giao tiếp phù hợp 5 - Nẵng lực hợp tác 0à chia sẻ trách thiệm
Học sinh càng ở các lớp lớn hơn thì năng lực này càng phải được thể hiện rõ hon, yêu cẩu cao hơn Năng lực hợp tác và chia sẻ trách nhiệm bao gồm các năng lực thành phẩn sau:
a- Nẵng lực xác định mục đích và phương thức hợp tác, chia sẻ trách nhiệm
b-Năng lực hiểu đổi tác trong phối hợp phân công hợp tác và chia sẻ trách nhiệm
c- Năng lực tổ chức thực hiện nhiều hình thức phương pháp hợp tác chia sẻ trách
nhiệm hiệu quả
6 - Năng luc tinh todn
Năng lực này bao gồm các năng lực thành phẩn sau: a- Nẵng lực sử dụng các phép tính và đo lường cơ bản
b - Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán, tư duy toán học trong xử lý công việc c- Năng lực sử dụng các cơng cụ tính tốn (máy tính bỏ túi, các phẩn mềm tính
toán )
7- Nẵng lực sử dụng công nghệ thông tin uà truyền thông (TCT)
Trong điểu kiện hiện nay, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyển thông (ICT) rất cần được quan tâm, phát triển ở các học sinh Thuộc vào năng lực này, gồm có: a- Năng lực sử dựng và quản lý các phong tiện, công cụ của công nghệ kỹ thuật số b- Năng lực nhận biết, ứng xử phù hợp với những chuẩn mực đạo đức trong xã
Trang 2928 TÂM LÝ HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC VỚI PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ
c- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn để trong môi trường công nghệ trí thức
đ - Năng lực học tập, tự học mọi lúc, mọi nơi, suốt đời với sự hỗ trợ của ICT đ - Năng lực giao tiếp hòa nhập, hợp tác qua môi trường, dịch vụ ICT
Có thể minh họa các Năng lực cần hình thành cho học sinh các cấp Tiểu học,
THCS, THPT như đã trình bày ở trên theo sơ đổ sau (sơ đổ 3): NĂNG LỰC HOC TAP NĂNG LỰC TỰ NANGLYC QUẢN LÝ VÀ PHÁT HIỆN VÀ PHAT TRIỂN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BẢN THÂN NẴNG LỰC HỢP TÁC VÀ CHIA SÈ TRÁCH NHIỆM NĂNG LỰC SỬ DỤNG CNTT VA TRUYEN THONG (ICT)
Sơ đồ 3: Hệ thống các năng lực cân hình thành cho học sinh các cấp Tiểu học, THCS, THPT
Tùy theo học sinh ở cấp nào (TH, THC5, THPT) mà các biểu hiện của năng lực lại có những rét riêng phụ thuộc theo độ tuổi và sự rèn luyện và trưởng thành của người học Hệ thống các phẩm chất và các năng lực được dẫn ra ở trên có quan hệ chặt chế
với nhau Từng phẩm chất và năng lực lại có liên hệ khăng khít với nhau trong nội
dụng cấu trúc chung của nhân cách người học Đây là một phương án chúng tôi muốn
Trang 30HỆ THỐNG PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CAN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội “Nghị quyết uê đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”
Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/3/2015: “Quyét định phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”
Phạm Minh Hạc, Giá trị học, Nxb Dân Trí, Hà Nội 2012
Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên), Chuẩn rực đạo đức con người Việt Nam hién nay, Nxb
Trang 31BÀI TOÁN ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC
TRONG GIÁO DỤC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
TSKH PHAM DO NHẬT TIẾN
1 MỞ ĐẦU
Giáo dục theo tiếp cận năng lực là giáo đục trong đó việc đạy, học, đánh giá và giải trình dựa trên những kết quả học tập đầu ra của chương trình giáo đục, tức là dựa trên
những cái mà người học biết, hiểu và có thể thực hiện sau khi kết thúc một giai đoạn học
tập hoặc một đơn vị học tập Mô hình này hình thành vào những năm 1980 khi dưới tác
động của bước chuyển sang kinh tế tri thức cùng cách mạng TCT, tư duy học một lần để sử dụng cho việc làm cả đời đã được thay thế bởi tư đuy học suốt đời để đáp ứng yêu cẩu chuyển đổi không ngừng của công việc Với môi trường giáo dục thay đổi nhanh chóng và khó lường, kiến thức là việc phải theo đuổi và cập nhật suốt đời, thì cái mà
người học cẩn là năng lực để ứng phó uới sự thay đổi
Việc xác định các năng lực theo yêu cầu nêu trên là công việc được các quốc gia đeo
đuổi suốt mấy thập kỷ nay trong bước chuyển sang mô hình giáo đục theo tiếp cận năng
lực Mặc đù còn nhiểu tranh cãi học thuật xung quanh cách hiểu khái riệm năng lực,
nhưng về cơ bản các nhà giáo đục đổng thuận với một tiếp cận thực tế trong đó rrột năng
lực được hiểu là một tổ hợp các kiến thức, kỹ năng oà thái độ cân thiệt để thực thi một nhiệm oụ
cụ thể trong một bối cảnh cụ thé (US Departmert of Educatior, 2002) Với cách hiểu như vậy, nhiều hệ thông năng lực đã được để xuất phù hợp với yêu cầu cụ thể về phát triển
nhân cách người học của quốc gia hoặc khu vực Allan (2010) đã có công tập hợp 25 tài
liệu và 2 cuốn sách liên quan đến các hệ thống năng lực cụ thể hoặc là áp dụng chung
cho ngành giáo dục hoặc áp dụng riêng cho giáo đục phổ thông, giáo dục đại học
Theo Gordon và cộng sự (2009) việc chuyển sang giáo dục theo tiếp cận năng lực
đồi hỏi phải triển khai đồng bộ ba cột đỡ: chương trình và sách giáo khoa; đổi mới công cụ đánh giá; đào tạo, bổi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
Trong thời gian qua, chúng ta đã tập trung rất nhiều vào cột đỡ thứ nhất Dự thảo tháng 8/2015 về Chương trình GDPT tổng thể đã bước đầu xác định những năng lực
chung chủ yếu xuyên suốt chương trình GDPT, cùng các năng lực đặc thù môn học Các năng lực trên phải được xây dựng và phát triển trên cơ sở một nển móng vững chắc các
Trang 32BÀI TOÁN ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌCTRONG GIÁO DỤC 31 Chúng ta cũng đã có Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến 2020
Riêng về đổi mới đánh giá, chúng ta đã có một số động thái như tham gia chương trình
đánh giá học sinh quốc tế (PISA), tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia để vừa xét
công nhận tốt nghiệp THPT vừa cung cấp dữ liệu cho tuyển sinh đại học Tuy nhiên việc đổi
mới đánh giá người học theo hướng tiếp cận năng lực vẫn chưa có một định hướng rõ ràng Cần nhớ rằng việc cải cách chương trình giáo đục có thành công hay không lại
phụ thuộc vào sự đồng bộ giữa các kết quả đầu ra mong đợi của chương trình đó với hệ thống đánh giá người học (EC Directorate General for Education and Culture,
2012) Vì thế, trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa hiện nay, có một thách thức lớn chưa được quan tâm thỏa đáng, đó là việc đánh giá các năng lực, đặc biệt là
các năng lực chung
2, BÀI TOÁN ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC
Việc đổi mới đánh giá được thực hiện khác nhau tùy theo từng bối cảnh quốc gia,
nhưng về cơ bản có một số thách thức chính mang tính hệ thống như sau (OECD, 2015):
s_ Cẩn chuyển từ cách đánh giá chia cất, thiếu déng bộ hiện nay sang một khung khổ đánh giá thống nhất ở cả 3 cấp độ: người học, nhà trường và hệ thống;
e Cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng đánh giá trong lớp học với việc đặt
người học vào trung tâm,
e Can nâng cao năng lực đánh giá ở mọi cấp từ nhà giáo đứng lớp, lãnh đạo nhà
trường, đến cán bộ quản lý giáo dục ở địa phương cũng rư Trung ương
Với một tiếp cận mang tính hệ thống như vậy thì việc đổi mới đánh giá theo hướng
tiếp cận năng lực thực sự là một lĩnh vực khó khăn Đây là lĩnh vực thuộc loại nói thì
dé, lam thi khó, không phải chỉ vì thói quen và tính bảo thủ trong đánh giá của nhà giáo
mà chính vì đến nay từ lý luận đến thực tiễn đánh giá theo năng lực, đặc biệt đối với các
năng lực chưng, vẫn là một khoảng cách lớn, ngay ở các nước phát triển Báo cáo của Ủy
ban Châu Âu về vấn để này nhận định (EC, 2012: 7): “Trong khi chương trình giáo đục
và việc dạy học đang trong tiến trình thay đổi sâu sắc thì cách thức đánh giá và công nhận kết quả đầu ra của người học trong mây thập kỷ qua chỉ thay đổi chút ít”,
Vấn để là ở chỗ các năng lực chung là các năng lực xuyên môn học, chúng gắn
liển với cách dạy và cách học mới vượt ra ngoài biên giới các môn học và vì vậy đòi
Trang 3332 TAM LY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC VỚI PHAT TRIEN PHAM CHAT VA
Theo một nghiên cứu của OECD (2013), mặc dù các bối cảnh quốc gia là khác
nhau, nhưng việc đánh giá người học theo tiếp cận năng lực đang đối điện một số thách thức chung như sau:
s Tạo sự đổng bộ giữa đánh giá với chương trình giáo dục và sách giáo khoa;
e_ Tạo sự cân bằng giữa đánh giá định hình với đánh giá tổng kết;
s_ Tạo sự cân bằng giữa đánh giá bên ngoài với đánh giá của giáo viên trong lớp học;
ø_ Bảo đảm có sự đánh giá công bằng với mọi đối tượng người học,
® Bao đảm có sự đánh giá tin cậy giữa các trường học và trong tồn hệ thống; © Bảo đảm sử dụng một cách hiệu quả các kết quả đánh giá;
s_ Đánh giá theo chuẩn mực quốc tế
Như vậy, bài toán đổi mới đánh giá người học trong giáo dục theo hướng tiếp cận
năng lực là một bài toán phức tạp và đa tầng Ở cấp hệ thống, đó là bài toán đảm bảo
sự đồng bộ và nhất quán giữa đánh giá người học với đánh giá nhà trường và đánh giá hệ thống giáo dục Ở cấp nhà trường đó là việc đổi mới thói quen đánh giá truyển
thống để đảm bảo rằng khung khổ đánh giá mới thực sự là một cột đỡ quan trọng trong
việc đưa giáo dục theo tiếp cận năng lực đến thành công
Khung khổ đánh giá là một khái niệm rộng Nó bao gổm từ những quy định về đánh giá trong chương trình giáo dục đến những tài liệu hướng dẫn đánh giá (như
đánh giá khi nào, đánh giá cái gì, đánh giá như thế nào) cùng việc tổ chức thực hiện cụ
thé (thông qua đào tạo, bổi dưỡng giáo viên; tổ chức trường lớp v.v )
Bài viết này không có tham vọng tìm lời giải cho bài toán đổi mới đánh giá người học
Nó chỉ giới hạn ở chỗ đưa ra một số thông tín trong đổi mới đánh giá người học hiện nay
trên thế giới để từ đó nhìn nhận về một số bất cập của chúng ta trong vấn để này 3 CÁC NGUYÊN TẮC CÂN TUÂN THỦ TRONG ĐÁNH GIÁ
17A
Việc xác định các nguyên tắc cẩn tuân thủ trong đánh giá là bước đi quan trọng ấu
tiên nhất thiết phải được xác lập Đó là vì, cùng với những cách hiểu khác nhau về
khái niệm năng lực, cũng có những cách hiểu khác nhau về cách đánh giá, về thế nào là đánh giá có chất lượng, về việc sử dụng kết quả đánh giá Điểu đó dẫn tới những hệ
lụy tiêu cực trong việc triển khai giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực Vì vậy, cùng
với việc thống nhất cách hiểu vể khái riệm năng lực như trình bày ở trên, cẩn tiến tới
Trang 34BÀI TOÁN ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌCTRONG GIAO DUC 33
Các nguyên tắc này được xác lập trên cơ sở tổng kết thực tiễn đánh giá, nghiên cứu khoa học về đánh giá và ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá Chúng có
nhiều cách phát biếu, từ tổng quát đến cụ thể
Theo tài liệu của Ủy ban Châu Âu (EC, 2012) hướng dẫn việc xây dựng và tổ chức
thực hiện chính sách trong đánh giá các năng lực chung thì có ba nguyên tắc cơ bản
là: 1) Đánh giá phải chính đáng, hướng tới các mục tiêu đặt ra của bài học nói riêng,
chương trình giáo dục nói chung; 2) Đánh giá phải tín cậy oà có căn cứ, sao cho những người đánh giá khác nhau, sử dụng cùng cách thức đánh giá, sẽ đi đến những phán
đoán như nhau; 3) Đánh giá phải lấ người học là trung tâm, giúp cho việc dạy và học tốt hơn
Ở Anh, nhóm Đổi mới đánh giá, trên cơ sở tổng kết và phân tích các sáng kiến trong đánh giá, đã xác lập 10 nguyên tắc sau đây (Gardner, Harlen, Hayward và Stobart, 2008): 1) Đánh giá có mục đích tột cùng là nâng cao chất lượng học tập; 2) Các phương pháp
đánh giá phải tạo điểu kiện để người học tiến tới các mục tiêu học tập; 3) Các quy trình
đánh giá phải tường mính để bảo dam rằng thông tin là tin cậy và xác đáng; 4) Đánh giá
phải nâng cao sự hiểu biết của công chúng về các mục tiêu học tập là phù hợp với cuộc sống hiện nay và sau này của học sinh; 5) Đánh giá các kết quả học tập đầu ra phải được coi là gần đúng, có thể mắc sai lầm; 6) Đánh giá phải là một phần của tiến trình dạy học nhằm giúp học sinh hiểu được mục đích việc học của mình và chất lượng học tập mà
các em đã đạt được; 7) Phương pháp đánh giá phải huy động sự tham gia tích cực của học sinh vào việc học và đánh giá việc học; 8) Đánh giá phải khuyến khích và động viên
học sinh cho thấy những gì các em có thể làm được; 9) Đánh giá phải gắn kết mọi thông
tin, kể cả việc tự đánh giá của học sinh, để đưa ra quyết định về việc học và kết quả học
tập của các em; 10) Các phương pháp đánh giá phải đáp ứng các yêu cẩu về chuẩn chất
lượng ở mọi cấp học đã được thống nhất từ thực tế nhà trường đến chính sách quốc gia
Tựu trung lại, các nguyên tắc đánh giá người học xoay quanh một số nội dung cơ
bản sau:
e_ Mục đích đánh giá là giúp học sinh học tập tốt hơn;
ø_ Phương pháp đánh giá phải xác đáng, phù hợp với mục đích, yêu cầu của chương
trình giáo đục;
«_ Các cách thức đánh giá phải đa dạng, linh hoạt, phù hợp với lứa tuổi, lớp học, cấp
học, môn học/ lĩnh vực học và nhất quán với mục đích đánh giá (đánh giá định hình hay
đánh giá tổng kết);
»_ Kết quả đánh giá phải tin cậy, có căn cứ và được sử dựng để giúp học sinh, phụ
Trang 3534 TAM LY HOC VA GIAO DUC HOC VOI PHAT TRIEN PHAM CHAT VA
4 CỤ THỂ HÓA CÁC NĂNG LỰC CHUNG
Tiếp sau sự đổng thuận về các nguyên tắc đánh giá, cẩn có sự đồng thuận trong việc làm cho các năng lực chung có thể đánh giá được Muốn vậy, cách tiếp cận chung hiện nay là cụ thể hóa các năng lực chung thành các kết quả học tập đấu ra (learning outcomes) Các kết quả học tập đầu ra này phải được đùng để định hướng chung cho
việc dạy, việc học, việc đánh giá cũng như trách nhiệm giải trình về kết qua đạy và
học của nhà trường
Ở đây, kinh nghiệm quốc tế cho thấy một số vấn để sau cẩn được lưu ý khắc phục Một là xu thế quá chỉ tiết hóa các kết quả học tập đầu ra, biến mỗi năng lực thành
một danh mục các thao tác kỹ thuật và hành vi Hậu quả là việc dạy, học và đánh giá
trở thành hết sức máy móc và phản tác dụng
Hai là xu thế tách năng lực khỏi bối cảnh Cần nhớ rằng năng lực là sự vận đụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ để giải quyết một vấn để cụ thể trong một bối cảnh cụ thể Vì vậy, cùng một kết quả học tập đầu ra, nhưng biểu hiện là khác nhau
trong những bối cảnh khác nhau tùy theo tố chất của người học Việc đánh giá cẩn chú ý tới điểm này để đảm bảo rằng việc phán xét về kết quả học tập đầu ra phải được đặt trong bối cảnh
Ba là quan niệm cho rằng chỉ cẩn cụ thể hóa năng lực thành kết quả học tập đầu
ra trong chương trình giáo dục Cần chú ý rằng việc cụ thể hóa này là một tiến trình liên tục, nhất quán từ chương trình giáo dục đến sách giáo khoa và bài giảng trên lớp
học Vì vậy, kinh nghiệm hiện nay ở một số nước là chí ít có hai cấp độ làm rõ các kết
quả học tập đầu ra: cấp độ quốc gia và cấp độ địa phương Nhà nước có trách nhiệm xác lập các kết quả học tập đầu ra trong chương trình giáo dục khung Nhà trường
và giáo viên có trách nhiệm tiếp tục cụ thể hóa các kết quả học tập đầu ra đó theo bối
cảnh địa phương và như cầu người học trong chương trình giáo dục của nhà trường và bài giảng của thầy cô
Ở nước ta, trong Dự thảo của Chương trình GDPT tổng thể, một ưu điểm rõ nét là
cả tám năng lực chung đã được cụ thể hóa thành các kết quả học tập đầu ra thông qua
các thành tố và các biểu hiện cẩn đạt được ở từng cấp học Việc cụ thể hóa chắc sẽ được
tiếp tục ở các chương trình giáo dục cho từng cấp học và môn học Tuy nhiên, cẩn có sự đồng thuận về mức độ cụ thể hóa để đảm bảo rằng từng nhà trường và giáo viên
vẫn có không gian cẩn thiết trong việc vận dụng các kết quả học tập đầu ra vào bối
Trang 36BÀI TOÁN ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌCTRONG GIÁO DỤC 35
5 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Đánh giá các năng lực chung là một thách thức bởi lẽ bấy lâu nay việc đánh giá tập trung vào kiến thức môn học Trong khi đó mỗi năng lực chung lại là một tổ hợp
kiến thức, kỹ năng và thái độ vượt ra ngoài biên giới các môn học Vì lẽ đó, đánh giá
các năng lực chung quy về đánh giá các kết quả học tập đầu ra được quy định trong
từng môn học, liên môn học hoặc qua các hoạt động trải nghiệm Các phương pháp
đánh giá phải được thiết kế một cách tương ứng để đảm bảo rằng thông tin về các kết
quả đầu ra đó được thu thập một cách xác đáng và phục vụ cho bước tiến trong học
tập của người học
Các phương pháp này có sự khác biệt tùy theo đó là đánh giá tổng kết hay đánh
giá định hình
Đánh giá tống kết là đánh giá người học khi kết thúc một đơn vi/giai đoạn học
tập nhằm mục đích xác nhận việc người học hoàn thành đơn vị/giai đoạn học tập đó
Ngày nay việc đánh giá này thường được thực hiện thông qua các bài kiểm tra chuẩn
hóa với những câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi mở, tiểu luận Việc đánh giá các năng lực chung có thể thực hiện bằng cách kết hợp với việc đánh giá môn học như trong các bài
kiểm tra của PISA Bên cạnh đó, còn có xu hướng thiết kế các bài kiểm tra nhằm đánh
giá các năng lực chưng một cách rộng hơn, vượt ra ngoài biên giới các môn học Các
bài kiểm tra này thường đưa ra một tình huống yêu cầu học sinh đưa ra ý kiến, phân tích, đánh giá hoặc giải quyết trong một bối cảnh cụ thể, thông qua đó học sinh thể hiện được từng năng lực chung như năng lực giải quyết vấn để, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác v.v
Đánh giá định hình là đánh giá người học trong tiến trình học tập nhằm mục đích
xác nhận cái mà người học đã lĩnh hội được so với các kết quả đầu ra mong muốn để
từ đó điểu chỉnh cách đạy, cách học Đánh giá định hình, cùng đánh giá tổng kết và tự
đánh giá vốn vẫn tổn tại trong mọi nhà trường từ trước đến nay Chỉ có điều, trước đây,
với mô hình nhà trường tổ chức theo tư duy sàng lọc thì đánh giá tổng kết được coi
trọng, còn đánh giá định hình và tự đánh giá bị coi nhẹ Trong mấy thập ky gain day,
với mô hình nhà trường tổ chức theo tiếp cận năng lực cùng tư duy học tập suốt đời thì có sự nhận thức lại: tự đánh giá và đánh giá định hình được coi là nển tảng của đánh giá trong nhà trường Các công cụ phục vụ đánh giá định hình và tự đánh giá cũng
phát triển mạnh mẽ, không còn chỉ giới hạn trong các bài kiểm tra hoặc vấn đáp truyền
thống Các công cụ này bao gồm cả một dải rộng từ việc đối thoại với học sinh trên lớp,
Trang 3736 TAM LY HOC VA GIAO DUC HOC VOI PHAT TRIEN PHẨM CHẤT VÀ
Một công cụ đánh giá định hình phối hợp với tự đánh giá hiện được sử dụng rộng rãi là bổ sơ học tập (portfolio) Đó là một tập tài liệu cho biết việc học của người học trên các phương diện hoạt động học tập, các trải nghiệm, những việc đã làm, những
kết quả đã đạt được, hướng tới các kết quả học tập đầu ra Nó là một công cụ đánh
giá quan trọng đối với cả thầy và trò bởi nó là hổ sơ lưu trữ một cách có hệ thống các
chứng cứ về sự phát triển của người học và việc thể hiện các năng lực chung trong những bối cảnh khác nhau suốt hành trình học tập Nó đặc biệt có giá trị hơn các công cụ đánh giá khác ở chỗ có thể đưa ra các tình huống để học sinh thể hiện được sự phối
hợp của nhiều năng lực chung thường được đặt ra trong bối cảnh đời sống thực
Cùng với sự phát triển và vận dụng của ICT trong giáo dục, một công cụ đánh
giá hiện đang được cả thầy và trò ưa chuộng là e-đánh giá E-đánh giá có ưu thế là có thể dùng cho cả đánh giá tổng kết, đánh giá định hình và tự đánh giá Nó là một phổ các công cụ đánh giá thông qua máy tính, từ đơn giản như các bài trắc nghiệm với câu
hỏi đúng-sai, đến các bài tập lớn mô tả tình huống thực, cùng với việc xây đựng các hồ sơ học tập điện tử Nhờ vậy, e-đánh giá có thể làm cho việc đánh giá đỡ vất vả hơn,
đỡ mất thời gian hơn, nhưng vẫn cung cấp cho cả thầy và trò thông tin có ích về các
năng lực chưng của học sinh Hơn nữa với khả năng vượt trội của máy tính trong việc
thiết kế các phòng thí nghiệm ảo, mô phỏng các tình huống thực, thiết lập các trò chơi,
e-danh giá còn có khả năng dẫn học sinh đi xa hơn trong việc hình thành các năng lực
sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, dám nghĩ dám làm 6 KẾT LUẬN
Trong Dự thảo Chương trình GDPT tổng thể, việc đổi mới đánh giá đã được để
cập đến như một quan điểm xây đựng chương trình Theo đó, “Đổi mới căn bản hình
thức và phương pháp thị, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm trung
thực, khách quan, góp phẩn hướng dẫn, điểu chỉnh cách học và cách dạy” Mệnh để
này nhắc lại nhiệm vụ, giải pháp thứ 3 trong NQ29 Có điểu việc đổi mới căn bản này
sẽ diễn ra như thế nào trong lĩnh vực đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực thì chúng
ta chưa bao giờ để cập đến một cách cụ thể
Riêng đánh giá người học về phương diện năng lực thì Dự thảo nêu: “Việc đánh
giá mức độ đạt được các yêu cầu về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của học sinh từng cấp học được thực hiện thông qua nhận xét các biểu hiện chủ yếu của các thành
tố trong từng phẩm chất và năng lực“ Điểu này phù hợp với cách làm chung hiện nay là chuyển việc đánh giá năng lực thành đánh giá các kết quả học tập đầu ra
Đó là tất cả những gì chúng ta biết về tư duy đổi mới đánh giá người học trong
bước chuyển sang mô hình giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực ở nước ta Hiển
Trang 38BÀI TOÁN ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌCTRONG GiÁO DỤC 37
cha được quan tâm thỏa đáng Trong ba cột đỡ cẩn cho sự triển khai đồng bộ giáo đục theo hướng tiếp cận năng lực thì cột đỡ đổi mới chương trình giáo dục đang được xúc tiến mạnh mẽ, cột đỡ đổi mới đào tạo, bổi dưỡng giáo viên đã có một số để xuất quan
trọng trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, riêng cột đỡ đổi mới đánh giá thì chưa có một tiếp cận tổng thể nào, ngoại trừ một số giải pháp riêng lẻ như
đổi mới thi tốt nghiệp THPT, đổi mới đánh giá học sinh tiểu học,
Nói cách khác, bài toán đổi mới đánh giá chưa hể được nhận diện, chưa được
phát biểu tường mỉnh và đo đó càng chưa có lời giải phù hợp với yêu cầu của bước chuyển sang giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực Cụm từ “đổi mới căn bản đánh giá” vẫn dừng lại ở một mệnh để rỗng Vì thế, căn cử vào những nội dung đã trình bày trong bài này, xin để xuất một số kiến nghị sau:
1) Để đổi mới căn bản đánh giá trong bước chuyển sang giáo dục theo tiếp cận năng lực, trước hết cẩn một tiếp cận hệ thống Nghĩa là cần xây dựng hệ thống đánh giá bao gồm ba thành phẩn gắn kết với nhau: đánh giá người học, đánh giá nhà trường và đánh giá hệ
thống giáo đục Các thành phần này đểu gồm có đánh giá định hình và đánh giá tổng kết,
đánh giá trong và đánh giá ngoài và đều dựa trên các mỉnh chứng cụ thể để bảo đảm kết quả đánh giá là tin cậy, xác đáng, phục vụ hữu hiệu việc nâng cao các kết quả đầu ra của người học, của nhà trường và của hệ thống giáo dục
2) Riêng đối với đánh giá người học cũng cẩn một sự đổi mới mang tính đông bộ, tránh
những giải pháp tình thế hoặc chắp vá Tính đổng bộ này đòi hỏi có một cái nhìn tổng thể
ngay từ giai đoạn xây dựng chương trình GDPT về tất cả các yếu tố liên quan đến việc đổi
mới đánh giá người học Cụ thể là:
e_ Về chương trình giáo dục: Hiện nay, trong chương trình tổng thể đã có sự cụ thể hóa các năng lực chưng thành các thành tố và yêu cẩu về kết quả đầu ra theo từng cấp học Vấn để là xác định tiếp mức độ cụ thể hóa cho các chương trình cụ thể để không rơi vào tình
trạng được gọi là “nguyên tử hóa” các năng lực
ø_ Việc biên soạn sách giáo khoa cũng cẩn có sự thay đổi để hướng tới các kết quả đầu
ra mong đợi, phục vụ cho cả việc dạy, học và đánh giá
«_ Cẩn xây dựng các tài liệu hướng dẫn đánh giá để giúp giáo viên có nhận thức thống nhất về các nguyên tắc đánh giá, công cụ đánh giá và đặc biệt về những ví:dụ cụ thể, những kinh nghiệm hay những thông lệ tốt trong đánh giá các năng lực chung ¿
Trang 3938 TAM LY HOC VA GIAO DUC HOC VOI PHAT TRIEN PHAM CHAT VA
s Phát triển các mạng lưới nghề nghiệp, các trang mạng (như trang hftpz⁄/ trươngtructuyen.edu.vn hiện nay của Bộ GD&cÐT) để các nhà giáo, cán bộ quan lý, nhà
nghiên cứu, phụ huynh và học sinh chia sẻ, trao đổi, học tập về các sáng kiến, kinh nghiệm
trong đổi mới đánh giá
e Xay dung mdi trường giáo dục trong nhà trường hướng tới sự đánh giá vì tiến bộ
của học sinh, trong đó từ hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn, giáo viên, đến học sinh đều tham
gia tích cực vào việc đổi mới đánh giá cùng với việc đổi mới chương trình GDPT
se Họctập kinhnghiệm thế giới để việc đối mới đánh giá người học từng bước tiếp cận
các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đổng giáo dục thể giới tin cậy và công nhận như
NQ29 yêu cầu
Từ khóa: giáo dục theo tiẾp cận năng lực; đánh giá người học; hồ sơ học tập; e-dénh gid
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 EC Directorate General for Education and Culture, 2012 Education and Training
2020 work programme Thematic working group ‘Assessment of key competences”
Brussels
2 EC, 2012 Assessment of key competences in initial education and training: Policy
guidance Strasbourg
3 Gordon et al, 2009 Key competences in Europe: Opening doors for lifelong learners
across the school curriculum and teacher education.-Warsaw: Center for Social and Economic Research
4 Gardner, J., Harlen, W., Hayward, L va Stobart, S, 2008 Changing assessment
practice Process, principles and standards lhttp://www.qub.ac.uk/aria/ARIA- pamphlet.htm,
5 OECD, 2013 Synergies for better learning: An international perspective on evaluation
and assessment, Paris: OECD Publishing
6 QOECD,2015, Education policy outlook2015: Making reforms happen, OECD Publishing
7 US Department of Education, 2002 Defining and assessing learning: Exploring
competency-based _initiatives, Washington, DC: National Center for Education
Trang 40BÀN VỀ NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY TRONG GIÁO DỤC
PGS.TS LÊ ĐỨC NGỌC
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhận thức và Tư đuy là hai mặt của hoạt động Trí tuệ Nhận thức chỉ hoạt động chú trọng vào tiếp thu Tri thức Tư duy chỉ hoạt động chú trọng vào vận dung Tri thức Vì vậy có thể nói hoạt động Nhận thức là nển tảng cho hoạt động Tư duy Nói
một cách khác, khi nói về sự tiếp thu Tri thức là nói về sự Nhận thức tri thức đó, khi nói về sự vận dụng Tri thức là nói về sự Tư duy về Tri thức đó Cũng chính vì thế,
trước một Tri thức, Nhận thức và Tư đuy nhiểu khi không được phân định rõ ràng
Bài này tác giả muốn luận đàm về nẵng lực Nhận thức và năng lực Tư duy trong giáo
dục như là những năng lực gốc-năng lực cốt lõi cho/của mọi năng lực Và vì vậy, trong đổi mới giáo dục, chúng ta cẩn tập trung, cẩn nhãn mạnh, cần chú trọng dạy, rèn
luyện cho người học trong mọi hoạt động giáo dục hai năng lực này II NĂNG LỰC NHẬN THỨC
Vào năm 1956, B.S.Bloom và nhóm nghiên cứu đã để xuất Thang năng lực nhận
thức gồm 6 bậc: Nhớ (remembering), Hiểu (understanding), Ap dung (applying), Phân tích (analyzing), Téng hgp (synthesying) va Danh gia (evaluating), bac sau cao
hơn bậc trước và hàm chứa bậc trước Từ đó thang này trở thành mục tiêu giáo dục cho các bậc học, cấp học; rèn luyện cho người học năng lực nhận thức càng cao càng
tốt và trở thành thang bậc chất lượng nhận thức của người học Trò chơi ghép hình ở tuổi mẫu giáo-tiểu học, đặc biệt là trò chơi lego, một trò chơi rèn luyện năng lực nhận
thức ở bậc Phân tích, Tổng hợp là một minh chứng cho việc áp dựng thang nhận thức
của Bloom vào bậc học đầu đời này Lần đầu hay lần thứ hai ghép hình, trẻ thường lắp
theo đúng như sơ đổ, hình vẽ hướng dẫn; những lẩn sau đó, phần lớn trẻ ghép theo ý
sáng tạo riêng của mình Có lẽ đó là một trong những lý do để các học trò của Bloom, Anderson và Krathwohl đã để xuất điểu chỉnh Thang nhận thức của Bloom (2001),
coi Phân tích và Tổng hợp thực ra là một, nên lược bỏ Tổng hợp, đưa Đánh giá xuống
bậc thứ 5, thêm Sáng tạo (creating) vào bậc thứ 6 Thang nhận thức của Bloom, khi áp
dụng làm mục tiêu giáo dục, đôi khi còn được cụ thể hóa thành các mức kết quả học