TRẦN THỊ MAI PHƯƠNG (Chủ biên) - NGUYỄN THỊ MAI
GIÁO TRÌNH
LỊCH SỬ KINH TẾ
Trang 3UNIVERSITY OF EDUCATION PUBLISHING HOUSE
GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ KINH TẾ
Trần Thị Mai Phương (Chủ biên) - Nguyễn Thị Mai
Sách được xuất bản theo chỉ đạo biên soạn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
phục vụ công tác đào tạo
Bản quyền xuất bản thuộc về Nhà xuất bản-Đại học Sư phạm Mọi hình thức sao chép toàn bộ hay một phần hoặc các hình thức phát hành
mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đều là vi phạm pháp luật
ae
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của quý vị độc giả để sách ngày càng hoàn thiện hơn Mọi góp ý về sách, liên hệ về bản thảo và dịch vụ bản quyên
xin vui lòng gửi về địa chỉ email: kehoach@nxbdhsp.edu.vn
Trang 4
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU - « "— 5 PHAN MG DAU ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
LICH SU KINH TẾ “ 7
I2 án o0 1i 07 TK KT g3 KH 4 ng xz 7
2 Phung phap nghi6n na 9
3.Y nghĩa của việc học tập, nghiên cỨU «ch HH ng ng vn "¬ 10
Câu hỏi ôn tập PHAN ME AAU eecccscccscccsssvensscsscccscocsvensceessecsucsessonseseeeenseeceusecueucessneacassas 11
PHAN MOT LICH SU KINH TE CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI "— 12
Chương 1 LỊCH SỬ KINH TẾ CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA -cc cc 12
1.1 Sự ra đời phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa «.c«-cevererererieree 12 1.2 Thời kì trước độc quyền (1640 — 1870) - uc Lnn ng HH HH km8 158140 E5 15 I0 03.0 .0ià vàn on hố 19
Ằ@ 0202.838 28
Chương 2 KINH TẾ MĨ -s:cscs5ccccxccceec 29
2.1 Tình hình kinh tế — xã hội thuộc địa Bắc Mĩ trước ngày giành được độc lập
220 29
._2.2 Kinh tế Mĩ thời kì trước độc quyển (1776 — 1868) .-.- «se skkkksskstrxersrerrrke 30
2.3 Kinh tế Mĩ thời kì độc quyền (từ 1865 đến nay) scnHnHnge gHerrrrkea 31
Câu hỏi ôn TAP CHUONG 2 vvecccesssesssssccsecsessecssesssccssecsessscsssssneesssvesssesesstansaee " 40 Chương 3 KINH TẾ NHẬT BẢN - 2 Ls 22kS.k<21 21 E112 713 5EEEEEEEEEEkrrkerkrerrrkrcrre 41
3.1 Kinh tế Nhật Bản thời kì trước cải cách Minh Trị (1868) -scscsca 41
3,2 Kinh tế Nhật Bản từ cải cách Minh Trị đến Chiến tranh thế giới thứ hai
On ẽ 42
3.3 Kinh tế Nhật Ban sau Chiến tranh thế giới thứ hai (từ 1945 đến nay) 44
CAU NOI ON TAP CHUONG n0 8n 49
Chương 4 KINH TẾ CAC NUGC XA HOI CHU NGHIA veccescsssescssecssesessesetserseeeseesssecsseneees 50
4.1 Sự hình thành hệ thống kinh tế xã hội Chi NGhia «00 eceseeseeesseesseveresssanvevensen 50 4.2 Quá trình thực hiện những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của công cuộc xây dựng
CHU Nghia XA NGI .ầ4ầ 51
4.3 Tình hình kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa thời kì 1965 — 1981 54 @ 18/5102 8.-.8 ¡ 809098886 h 59
Chương 5 KINH TẾ LIÊN XÔ 2 St EEEEEEEEEEE7E11511E13E1 E411 111120112211 E12 60
5.1 Đặc điểm kinh tế nước Nga thời kì trước Cách mạng tháng Mười 1917 60 b2 40 01 0c 61 5.3 Kinh tế Liên Xô thời kì 1946 — 1991 .G Q0 SH HH HH nhung 64
5.4 Kinh tế Liên bang Nga thời kì hậu Xô VIẾT cu nàn S.Hnnegergenrkreereerxree 67
Trang 5111.1 :N:Đ 4Ì) nš-n0 (cte o1 70
6.1 Khái quát tình hình kinh tế Trung Quốc trước cách mạng dân tộc dân chủ 70
6.2 Kinh tế Trung Quốc thời kì 1949 — 197 ch HH Hàng nưện 70
6.3 Kinh tế Trung Quốc thời kì cải cách và mở cửa (1978 — nay) cceeercee 74 Câu hỏi ôn tập chƯơng 6 co c2n nà HH TH KT TH HH KH th cư HT 74 79
Chương 7 KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ccc-ccsc2cceccv2sesrrred 80 7.1 Lịch sử hình thành các nước đang phát triỂn -. « -cccsceksscseeesexrxerrererke 80
7.2 Quá trình xây dựng kinh tế của các nước đang phát triỂn - -<-c++ 81 Ằ@ 108.5 82.8.i‹8-.i 0n - 92
Chương 8 KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á HH HH S111 117kg rrkg 93
8.1 Đặc điểm kinh tế — xã hội các nước Đông Nam Á trước khi giành được độc lập 93
8.2 Quá trình giành độc lập và sự thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN) daaif.ẩẳẢỶẮIẮIẮẶẮẶẮẶ 95
8.3 Quá trình phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á -.c.ec<ec-ce-ee 96
Câu hỏi ôn tập chương 8 «ch HH TH TH nh HH TH nh 112
PHẦN HAI LỊCH SỬ KINH TẾ VIỆT NAM 113
Chương 9 KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KÌ PHONG KIẾN 5-cccccccsvcsccrssrrr 118
8.1 Vài nét về thời kì tiền phong kiến cv SH Hà HH HH HT nành 113 9.2 Kinh tế Việt Nam thời phong kiến (179 TCN — 185B) ii SẰSeeeee 116
Câu hỏi ôn tập chương Q << kg HH kh "¬ 128
Chương 10 KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KÌ PHÁP ĐÔ HỘ (1858 - 1945) - 127
10.1 Từ khi thực dân Pháp xâm lược đến Chiến tranh thế giới lần thứ hai
@[ :XL<:diddiiiAAÁẮIẮẶÁẶÁẶÁẶÁẮẮẶÝ 127
10.2 Thời kì Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 — 1945) Si Heke 132
Câu hỏi ôn tập chƯƠng T0 cành TH KH TH HH HH kg hre 185
Chương 11 KINH TẾ VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THUC DAN PHAP lá ma ÒÒỎ 136
11.1 Kinh tế những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám (9/1945 — 12/1946) 136 11.2 Kinh tế kháng chiến ở vùng do chính quyền cách mạng kiểm soát
0980106: Tổ 138
11.3 Kinh tế trong vùng tạm chiếm thời kì 1947 — 1954 - An, 143
@ No 8sicR:-ser 3m08 - 144
Chương 12 KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KÌ 1955 - 1975 - cccscecrrrrererrerrieo 145
12.1 Kinh tế miền Bắc thời kì 1955 — 1975 cu TH HH ng nh TH ng ng ngư 145 12.2 Kinh tế miền Nam thời kì 1955 — 197B LH ng HH n TH ng kg gyn 183
Câu hỏi ơn tập chưƯƠng Í2 ch HH HH TH HH TH HH HH kg hư 155
Chương 13 KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KÌ CẢ NƯỚC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
(1976 — NÀY) Su SH HH ng uc nọ B4 Bọ ng x9 nEnhrh 156 IE5ci on r1 a 156
13.2 Thời kì đổi mới (1986 đến nay) .-.-s- 6c SGs SH CA TxEErrrkgkrkrrkrrkrrkerree 161
Câu hỏi ôn tập chương Í - Ác HH HT ni cv 171
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử kinh tế là khoa học đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu thực tiễn
kinh tế các nước, đúc kết những bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc hoạch định
chiến lược, chính sách kinh tế, cung cấp những cơ sở đữ liệu thực tiễn cho việc nghiên cứu, giảng dạy các lí thuyết kinh tế, lí luận chính trị Vì vậy, Lịch sử kinh tế
là môn cơ sở trong chương trình đào tạo Cử nhân Kinh tế, Cử nhân Giáo dục chính
trị góp phần tạo nền móng cho người học tiếp thu tốt hơn các môn khoa học
chuyên ngành kinh tế, các môn lí luận chính trị Đối với sinh viên các khoa Lí luận
chính trị, môn Lịch sử kinh tế có vai trò đặc biệt trong việc cung cấp các dữ liệu
thực tiễn lịch sử kinh tế sinh động để các giảng viên có thể đưa vào các bài giảng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lí luận chính trị
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu môn Lịch sử kinh tế quốc dân
của sinh viên thuộc khối chuyên ngành Lí luận chính trị, chúng tôi biên soạn cuốn
giáo trình Lịch sử kinh tế theo chương trình môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu hiện
có, cập nhật nhiều đữ liệu, kiến thức mới trên cơ sở những quan điểm đổi mới
về kinh tế của Đảng và Nhà nước hiện nay Các quá trình phát triển kinh tế được nghiên cứu chủ yếu đến năm 2014 Giáo trình gồm ba phần, Phần mở đầu giới thiệu tổng quan về đối tượng, phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu môn học, các
phần tiếp theo lần lượt nghiên cứu lịch sử kinh tế các nước và lịch sử kinh tế
Việt Nam
Mặc dù đã hết sức cố gắng song cuốn sách sẽ khó tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau
Trang 7ASEAN CHDC CHDCND CHLB CNH, HDH CNTB CNXH EEC EU FDI GATT GDP IMF NICs OECD SEV TBCN - TCN TLSX USD UNCTAD XHCN WB WTO
DANH MUC CAC TU VIET TAT
Hiệp hội các nước Đơng Nam Á
Cộng hồ Dân chủ
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Cộng hoà liên bang
Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
Chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa xã hội
Cộng đồng Kinh tế châu Âu Liên minh châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp định chung về thương mại và thuế quan Tổng sản phẩm quốc nội
Quỹ Tiền tệ quốc tế Các nước công nghiệp mới
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Hội đồng tương trợ kinh tế Tư bản chủ nghĩa,
Trước Công nguyên
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1 Khái lược về sự hình thành và phát triển khoa học Lịch sử kinh tế
Lịch sử kinh tế (còn gọi là Lịch sử kinh tế quốc dân) là môn khoa học xã hội
nghiên cứu sự phát triển kinh tế của một nước hoặc một nhóm nước qua các thời kì
lịch sử hay trong những giai đoạn lịch sử cụ thể
Khoa học Lịch sử kinh tế xuất hiện và phát triển cùng với ngành khoa học Lịch sử và ngành khoa học Kinh tế, gắn liền với sự hình thành và phát triển
của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu vào khoảng thế kỉ XVII Đến giữa thế kỉ XIX, bộ
môn Lịch sử kinh tế đã tách ra thành một khoa học độc lập, có đối tượng, phương
pháp nghiên cứu riêng
Sự ra đời của chủ nghĩa Mác đã tạo bước ngoặt cho khoa học xã hội nói chung
và Lịch sử kinh tế nói riêng Chính C Mác và Ph Angghen da dat cơ sở lí luận và
phương pháp cho khoa học Lịch sử kinh tế với quan điểm khoa học coi toàn bộ sự phát triển của lịch sử xã hội loài người đều là lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội Cũng từ đó, Lịch sử kinh tế ngày càng có ý nghĩa to lớn trong việc nhận thức và luận giải đúng đắn tiến trình phát triển kinh tế của các nước và khả năng rút ra quy luật vận động và phát triển kinh tế, làm phong phú hơn lí luận và thực tiễn phát triển kinh tế Lịch sử kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu thực tiễn kinh tế các nước, đúc kết những bài học kinh nghiệm
phục vụ cho việc hoạch định chiến lược, chính sách kinh tế, đồng thời cung cấp
những cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu những lí thuyết kinh tế hiện đại 1.2 Đối tượng nghiên cứu và mối liên hệ với các ngành khoa học liên quan
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Lịch sử kinh tế là môn khoa học nghiên cứu sự phát triển của các nền kinh tế và những thay đổi của nền kinh tế ở các nước trong những giai đoạn lịch sử nhất định Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác: Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất, mỗi phương thức
Trang 9quan hệ sản xuất Vì thế, Lịch sử kinh tế nghiên cứu sự phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, đồng thời nghiên cứu sự tác động của mot số yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng như: đường lỗi chính sách kinh tế, luật pháp của nhà nước đến nến kinh tế
Lịch sử kinh tế nghiên cứu sự phát triển quan hệ sản xuất vì quan hệ sản xuất là cơ sở kinh tế của hình thái kinh tế - xã hội, phản ánh tính chất xã hội của nền kinh tế, thể hiện bản chất của một phương thức sản xuất Khi quan hệ sản xuất thay đổi thì xã hội cũng biến đổi từ phương thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác, từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã
hội khác
Đồng thời, Lịch sử kinh tế cũng nghiên cứu sự phát triển của lực lượng sản xuất vì lực lượng sản xuất nói lên trình độ chế ngự thiên nhiên, là tiêu chuẩn phân biệt
sự khác nhau giữa các thời kì phát triển Hơn nữa, lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau nên nghiên cứu quan hệ sản xuất
không thể tách rời với nghiên cứu lực lượng sản xuất Tuy nhiên, khi nghiên cứu các yếu tố lực lượng sản xuất, Lịch sử kinh tế chỉ nghiên cứu ý nghĩa kinh tế - xã hội của các công cụ, phát minh sáng chế đối với việc nâng cao năng suất lao động xã hội và đối với việc cải tạo quan hệ sản xuất cũ chứ không nghiên cứu các mặt kĩ
thuật của lực lượng sản xuất
Lịch sử kinh tế còn đề cập đến một số yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng như đường lối chính sách kinh tế, pháp luật của nhà nước vì đó là những nhân tố tác động đến sự phát triển của nền kinh tế trong mỗi thời kì nhất định
1.2.2 Mối quan hệ giữa Lịch sử kinh tế với các ngành khoa học liên quan
Khoa học Lịch sử kinh tế có đối tượng nghiên cứu riêng nhưng cũng có quan hệ chặt chẽ đối với các ngành khoa học liên quan
~ Mối quan hệ với Kinh tế chính trị học
Có thể coi quan hệ giữa Lịch sử kinh tế với Kinh tế chính trị là mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng Nếu như Kinh tế chính trị nghiên cứu kinh tế dưới góc độ lí luận nhằm tìm ra các phạm trù, các quá trình, các quy luật kinh tế mang tính khái quát cao, thì Lịch sử kinh tế nghiên cứu những hoạt động cụ thể của các quá trình, các quy luật đó ở các nước khác nhau trong những giai đoạn lịch sử khác nhau Mối quan hệ giữa hai môn khoa học này cho thấy những
Trang 10Lịch sử kinh tế Ngược lại, những kiến thức lịch sử kinh tế là cơ sở thực tiễn
sinh động cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn Kinh tế chính trị
— Mối quan hệ với khoa học Lịch sử
Khoa học Lịch sử kinh tế với khoa học Lịch sử có quan hệ rất chặt chẽ Đối tượng của khoa học Lịch sử là toàn bộ sinh hoạt của xã hội trong quá trình phát triển của nó bao gồm các sự kiện kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội
ở đó kinh tế chỉ là một trong các lĩnh vực nghiên cứu của khoa học Lịch sử
Còn khoa học Lịch sử kinh tế chủ yếu nghiên cứu các vấn để thuộc lĩnh vực kinh tế Vậy nên có thể hiểu mối quan hệ giữa khoa học Lịch sử và khoa học Lịch sử
kinh tế là quan hệ giữa cái chung với cái riêng
Ngoài ra, Lịch sử kinh tế còn có mối quan hệ với các môn kinh tế chuyên ngành
khác như: Kinh tế học, Lịch sử các học thuyết kinh tế, Địa lí kinh tế
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cũng giống như các môn khoa học xã hội khác, cơ sở phương pháp luận của Lịch sử kinh tế là chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử, trong đó, đặc biệt chú trọng đến một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
2.1 Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic
Sử dụng phương pháp lịch sử trong nghiên cứu Lịch sử kinh tế là nghiên cứu sự phát triển kinh tế gắn với các sự kiện, hiện tượng kinh tế theo tiến trình thời gian một cách chỉ tiết, cụ thể Phương pháp này cho phép mô tả một cách đầy đủ, khách quan các tiến trình lịch sử, nhưng có hạn chế là không có khả năng khái quát,
rút ra được quy luật của sự vận động, phát triển
Sử dụng phương pháp logic trong nghiên cứu Lịch sử kinh tế là nghiên cứu
các sự kiện, hiện tượng một cách khái quát nhất Đây là phương pháp tổng hợp lí luận một tiến trình lịch sử Hạn chế của phương pháp này là không nói lên được mặt cụ thể của sự phát triển, không bám sát được những khúc quanh của tiến trình phát triển các sự vật, hiện tượng
Trang 11- Một là, khuynh hướng thiên về miêu tả các sự kiện lịch sử một cách vụn vặt, kể chuyện dông dài một cách tự nhiên chủ nghĩa, trình bày la liệt các sự kiện
hiện tượng mà không rút ra được ý nghĩa của việc nghiên cứu
- Hai là, khuynh hướng thiên về khái quát lí luận và suy diễn, không coi trọng đúng mức việc sưu tầm nghiên cứu các sự kiện lịch sử
2.2 Phương pháp phân kì lịch sử
Phương pháp phân kì lịch sử là phương pháp phân chia quá trình lịch sử thành những thời kì, những giai đoạn khác nhau nhằm làm sáng tỏ những quy luật phát triển kinh tế của xã hội loài người cũng như quy luật phát triển đặc thù của từng nước Việc phân chia các giai đoạn đòi hỏi phải chính xác, phải có căn
cứ lí giải vì sao lại chọn mốc thời gian đó, nó liên quan đến sự kiện, tính chất
kinh tế nào?
2.3 Một số phương pháp khác
- Phương pháp thống kê, mơ hình hố: Sử dụng các công cụ thống kê, cơng cụ
tốn học để phân tích các số liệu, các sự kiện, các quá trình kinh tế Đây là
phương pháp nghiên cứu quan trọng đối với môn Lịch sử kinh tế Nó đòi hỏi người nghiên cứu phải nắm vững những kiến thức lí luận và công cụ như số bình quân, chỉ số, bảng, biểu, đồ thị, mô hình toán học vận dụng chúng vào trong
phân tích các sự kiện, hiện tượng kinh tế để từ đó rút ra được tính quy luật, logic của sự vận động phát triển đó
~ Ngoài ra, Lịch sử kinh tế còn sử dụng một số phương pháp liên ngành khác
như Dân số học, Xã hội học
3 Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU
Môn Lịch sử kinh tế giữ một vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân, chuyên gia, cán bộ kinh tế, quản lí kinh tế và nghiên cứu giảng dạy các
môn Kinh tế, Lí luận chính trị Đây là môn cơ sở trong chương trình đào tạo,
cung cấp những kiến thức kinh tế có tính chất tổng hợp, góp phần tạo cơ sở cho người học tiếp thu tốt hơn các môn khoa học chuyên ngành kinh tế, các môn lí luận chính trị Học tập, nghiên cứu môn Lịch sử kinh tế có ý nghĩa thiết thực đối
với người học trên các mặt:
— Trang bị những kiến thức cơ bản về lịch sử kinh tế của các nước và Việt Nam,
Trang 12— Nghiên cứu, tiếp thu những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển kinh tế
ở các nước, từ đó phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta - Giúp người học vận dụng tốt các quan điểm lịch sử, quan điểm toàn diện và
quan điểm phát triển trong nhận thức và giải quyết những vấn để cụ thể trong nghiên cứu và thực tiễn
- Giúp người học tiếp thu tốt hơn các môn học có liên quan như Kinh tế
chính trị, Lịch sử các học thuyết kinh tế, các môn Lí luận chính trị Các kiến thức
Lịch sử kinh tế là những dẫn chứng thực tiễn sinh động, cụ thể giúp làm sáng tỏ hơn những vấn để lí luận chính trị, lí thuyết kinh tế
- Góp phần nâng cao lập trường chính trị tư tưởng, nắm vững hơn đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta
CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN MỞ ĐẦU
I _ Đối tượng nghiên cứu của Lịch sử kinh tế là gì?
2 Tai sao trong nghiên cứu Lịch sử kinh tế phải kết hợp chặt chẽ phương pháp logic với phương pháp lịch sử?
Trang 13
CHƯƠNG 1
LỊCH SỬ KINH TẾ CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
Sa
1.1 SỰ RA ĐỜI PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
1.1.1 Những nhân tố tác động đến sự ra đời phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa
Trong tiến trình phát triển của phương thức sản xuất phong kiến đã xuất hiện những nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự xuất hiện phương thức sản xuất TBN Dưới đây là một số nhân tố cơ bản:
1.1.1.1 Sự phân công triệt để giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp
Trong các lãnh địa phong kiến, do không còn như thời nô lệ, người nông dân đã được tự do nên nhiệt tình lao động hơn, nhờ vậy sản xuất nông nghiệp cũng phát triển hơn Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp đòi hỏi cần có sự hỗ trợ của thủ công nghiệp về công cụ, phương tiện làm đất, thu hoạch, chế biến, bảo quản làm cho thủ công nghiệp từ chỗ chỉ là một nghề phụ gắn liền với nông nghiệp dần tách ra thành một ngành riêng Mặt khác, để phục vụ cho những nhu cầu xa xỉ của vua chúa phong kiến như xây dựng lăng tẩm, lâu đài rất nhiều nghề thủ công nghiệp phát triển Sự phát triển các ngành nghề thủ công tạo tiền để hình thành các công xưởng mang tính chất TBCN
1.1.1.2 Sự phát triển các thành thị phong kiến
Thành thị phong kiến là những đô thị tự do không chịu sự khống chế của các lãnh chúa phong kiến, trong đó ngoài thủ công nghiệp là ngành kinh tế chính thì các ngành thương nghiệp, cho vay lấy lãi cũng phát triển Trong các thành thị phong kiến, lúc đầu, các thợ thủ công vừa là người sản xuất vừa là người bán sản phẩm Khi sản xuất phát triển hơn, thị trường mở rộng hơn thì xuất hiện những thương nhân chuyên đi bán hàng hoá, mua nguyên vật liệu cung cấp cho các
xưởng sản xuất Thương nhân hợp thành từng đoàn đi khắp các châu lục Âu, Á
để bán hàng Trên đường đi, họ dừng chân trao đổi hàng hoá với nhau ở một số địa
điểm gọi là hội chợ Hội chợ đầu tiên trên thế giới là Hội chợ Sămpanhơ (Pháp)
Khi mang hàng đi bán, thương nhân cần nhiều tiền để mua hàng từ đó hình thành
Trang 14tầng lớp chuyên cho vay Thương nhân giàu có trở thành những nhân vật trung
tâm trong các đô thị phong kiến Thừa tiền, họ đứng ra tổ chức xưởng thợ,
thuê nhân công tự sản xuất ra hàng hoá để mang đi bán Đây chính là mầm mống
quan hệ sản xuất TBCN được hình thành ở một số thành phố ven bờ Địa Trung Hải
vào thế kỉ XIV - XV nhưng thời đại của quan hệ sản xuất TBCN chỉ bắt đầu từ thế kỉ XVI gắn liền với nhiều điều kiện mới
1.1.1.3 Những phát kiến địa lí
Thế kỉ XII - XIV, nhu cầu mở rộng thị trường buôn bán quốc tế và giải quyết tình trạng khan hiếm vàng ở các nước Tây Âu không được đáp ứng do các con đường giao lưu buôn bán giữa Đông và Tây bị chặn lại Các cuộc chinh phục của đế quốc Thổ Nhĩ Kì đã làm khủng hoảng nền thương nghiệp Địa Trung Hải vốn giàu có trước kia, còn quá trình phân lập của đế quốc Mông Cổ đã làm ách tắc con đường bộ giao lưu giữa Tây Âu với Trung Quốc, Ấn Độ Để giải quyết vấn dé này cần tìm ra con đường mới đến phương Đông Công việc này được các nhà hàng hải và các đoàn thuỷ thủ dũng cảm của họ thực hiện Năm 1492, Christopher Colombus tổ chức đoàn thám hiểm gồm 3 tàu và 90 người rời cảng Palôxơ (Tây Ban Nha) đi về phía tây Sau 3 tháng, họ đã tìm ra vùng đất mới sau này gọi là châu MI
Năm 1496, Vasco da Gama cùng đoàn thám hiểm gồm 3 tàu và 160 người rời
Lixbon (Bổ Đào Nha) tiến về phía đông Họ đi sâu vào lục địa châu Phi, đến được
Ấn Độ, tìm ra con đường biển mới từ phương Tây đến các nước phương Đông Năm 1519, Ferdinand Magellan cùng đoàn thám hiểm gồm 5 tàu và 256 người rời cửa sông Guadanquivira bắt đầu cuộc hành trình vòng quanh thế giới Ngày 06/9/1521, 18 người còn sống sót đã trở về bờ biển Tây Ban Nha Lần đầu tiên Magellan cùng đoàn thám hiểm đã đi được vòng quanh thế giới, chứng minh việc có thể đi buôn bán bất cứ nơi đâu, đến bất cứ nơi nào
Trang 15chế độ thuộc địa bắt đầu hình thành trên thế giới với hai đế quốc thuộc địa đầu
tiên là Tây Ban Nha và Bổ Đào Nha
Bản anh hùng ca của các phát kiến địa lí vĩ đại đã mở ra thời đại tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản, tạo tiền để trực tiếp cho sự ra đời của CNTB
1.1.1.4 Tích luỹ nguyên thuỷ tư bản
Để CNTB ra đời phải hội đủ hai yếu tố đó là người lao động bị tước hết TLSX
ngày càng nhiều và nguồn vốn ngày càng tập trung vào một số ít người Những yếu tố đó nếu chỉ chờ tác động tự phát của quy luật kinh tế thì rất chậm chạp Trong lịch sử, giai cấp tư sản khi mới ra đời đã dùng mọi thủ đoạn bạo lực đã man và tàn bạo nhằm thúc đẩy sự ra đời nhanh chóng phương thức sản xuất TBCN Tích luỹ nguyên thuỷ tư bản thực chất là quá trình dùng bạo lực để tách người sản xuất ra khỏi tư liệu sản xuất, tạo ra nguồn vốn và lao động làm thuê cho CNTB Những biện pháp tích luỹ nguyên thuỷ là dùng bạo lực để tách người lao động ra khỏi TLSX, chiếm đất đai của nông dân, chiếm đoạt ruộng đất công, chế độ bảo hộ thuế quan Tuy nhiên, quá trình tích luỹ nguyên thuỷ của mỗi nước diễn ra trong những thời điểm khác nhau với những điểm riêng biệt
Anh là nước có quá trình tích luỹ nguyên thuỷ tư bản điển hình nhất với những biện pháp như đuổi nông dân khỏi ruộng đất của họ, xâm chiếm thuộc
địa ở châu Mi, buôn bán nô lệ và cướp biển, thực hiện chế độ bảo hộ công
nghiệp, độc quyển ngoại thương Bằng những biện pháp đó, đến cuối thế kỉ
XVI, tu ban Anh đã tích luỹ được một số vốn lớn và tạo ra một nguồn lao động
làm thuê khá lớn
Quá trình tích luy nguyên thuỷ tư bản ở Pháp diễn ra cham chap hon so với nước Anh Việc tách nông dân ra khỏi ruộng đất không dùng bạo lực trực tiếp như ở nước Anh mà thông qua biện pháp gián tiếp là đánh thuế cao làm cho nông dân bị phá sản Nhà nước quân chủ Pháp can thiệp nhiều vào quá trình tích nguyên thuỷ tư bản như: trợ cấp vốn cho tư nhân xây dựng các công trường thủ công, nhà nước trực tiếp xây dựng một số công trường thủ công rồi cho thuê hoặc bán cho tư nhân, đồng thời nhà nước áp dụng triệt để chế độ bảo hộ công nghiệp
Trang 161.1.1.5 Phát triển kĩ thuật trong các thế kỉ XV - XVI
Có rất nhiều tiến bộ kĩ thuật mới đặc biệt là về năng lượng và luyện kim vào
thé ki XV - XVI Thế kỉ XV có hai phát kiến trong lĩnh vực năng lượng là sử dụng sức gió và sức nước trong nhiều ngành sản xuất như xay bột, khai thác than, luyện kim Việc sử dụng nguồn động lực mạnh hơn trong luyện kim đã giữ được _ nhiệt độ cao liên tục cho phép luyện được những mẻ kim loại lỏng đúc ra những
công cụ mà người ta mong muốn
Nhu cầu về kim loại tăng lên đòi hỏi phải thay đổi phương pháp chế biến để tạo ra kim loại có chất lượng cao hơn Người ta đã bắt đầu dùng những loại búa đơn giản, máy bào, gọt, mài thô sơ để chế biến kim loại
Thị trường mở rộng, vốn và lao động ngày càng tăng, cơ sở kĩ thuật được cải tiến đã tạo điều kiện cho các công trường thủ công TBCN mọc lên ngày càng nhiều
Như vậy, lực lượng sản xuất đã phát triển khá cao trong lòng xã hội phong kiến, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cũ trở nên sâu sắc hơn Từ thế kỉ XVI trở đi, nhu cầu khách quan phải xoá bỏ chế độ phong kiến và thiết lập quan hệ sản xuất TBCN ở châu Âu ngày càng chín mudi
1.1.2 Cách mạng tư sản và sự thiết lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất phong kiến đã dẫn đến những cuộc cách mạng tư sản nhằm lật đổ chế độ phong kiến do giai cấp
tư sản lãnh đạo Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới nổ ra ở Hà Lan năm 1564, tiếp đến là các cuộc cách mạng tư sản ở Anh (1642 - 1660), ở Pháp (1789 — 1794), ở Đức (1848), ở Mĩ (1861 — 1865), ở Nga (1861), ở Nhật (1868), Trung Quốc
'(1911) Cách mạng tư sản thành công là dấu mốc quan trọng khẳng định sự khởi đầu phương thức sản xuất TBCN ở mỗi nước Đến cuối thế kỉ XIX, CNTB đã hình thành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới
1.2 THỜI KÌ TRƯỚC ĐỘC QUYỀN (1640 - 1870)
— Các cuộc cách mạng tư sản đánh dấu sự ra đời của CNTB về mặt pháp lí Nó
đã thủ tiêu các trở ngại phong kiến, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển
nhanh chóng, mở ra các cuộc cách mạng công nghiệp và cơng nghiệp hố ở
mỗi nước Nói cách khác, tất cả các nước tư bản sau khi tiến hành cách mạng
tư sản, thiết lập nên nhà nước tư sản đều phải tiến hành cách mạng công nghiệp -
thực chất là tiến hành cơng nghiệp hố TBCN để tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật
Trang 17Do điều kiện lịch sử và việc tích luỹ những tiền đề cho công nghiệp hoá ở các nước khác nhau nên cách mạng công nghiệp ở mỗi nước có thời gian, quy mô, tốc độ và kết quả khác nhau
1.2.1 Cách mạng công nghiệp ở nước Anh 1.2.1.1 Điều kiện tiền đề
Anh là nước tiến hành cách mạng công nghiệp sớm nhất và đạt được kết quả to lớn trong tiến trình cơng nghiệp hố do đến thế kỉ XVIII, nước này đã hội đủ
những điều kiện tiền để về kinh tế, xã hội, chính trị thuận lợi cho cuộc cách mạng
công nghiệp
- Vốn để cơng nghiệp hố
Q trình tích luỹ nguyên thuỷ tư bản ở Anh diễn ra nhanh chóng và có kết quả
Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn và u thế ngoại thương rõ rệt Các cuộc xâm chiếm và khai thác thuộc địa đã cung cấp nguồn tài chính lớn cho cách mạng
công nghiệp Anh Đế quốc Anh chiếm Ailen (1649 - 1652), cướp thuộc địa của
Tay Ban Nha (chau Mi), của Pháp (Canada, Ấn Độ ), của Hà Lan (Nam Phi,
Ôtxtrâylia) Nguồn vốn cho cách mạng công nghiệp ở nước Anh dựa vào ưu thế ngoại thương, buôn bán len dạ với giá độc quyền trao đổi không ngang giá với
các nước thuộc địa
Việc buôn bán nô lệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tích luỹ nguyên thuỷ tư bản Tính từ năm 1680 đến năm 1786 có tới khoảng 2 triệu nô lệ bị Anh bán sang châu Mĩ Thành phố cảng Liverpool là một trung tâm buôn bán nô
lệ mang lại 300.000 bảng Anh lợi nhuận mỗi năm
Nguồn tích luỹ từ nội địa của Anh cũng tăng nhanh chóng thông qua việc cướp ruộng đất của nông dân
— Tiền dé về chính tri
Cuộc cách mạng tư sản nổ ra ở Anh sớm hơn nhiều nước khác và đến thế kỉ
XVII, các tàn dư của chế độ phong kiến đã bị thủ tiêu, nhà nước quân chủ chuyên chế ở Anh có xu hướng ủng hộ CNTB phát triển
ve
1.2.1.2 Nội dung
Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ ngành dệt Năm 1735, John Kay đã phát minh ra “thoi bay” (navette volante) chạy bằng dây và sức đẩy của bàn đạp thay thế việc đưa bằng tay làm năng suất dệt tăng lên, dẫn đến tình trạng “đói sợi”,
Trang 18Năm 1767, máy kéo sợi chạy bằng sức nước đầu tiên ra đời Trải qua mấy chục năm, đến 1790 người ta mới chế ra được chiếc máy kéo sợi hoàn thiện Đến
cuối thế kỉ XVIII, ngành dệt vải của Anh đã cạnh tranh mạnh mẽ được với ngành đệt vải của Ấn Độ
Những phát minh lớn nảy sinh trong ngành luyện kim Để đáp ứng nhu cầu - ngày càng tăng về kim loại có chất lượng tốt, người ta đã thí nghiệm dùng than đá để nấu gang thay cho gỗ Năm 1709, Abraham Darby cải tiến cách chế than cốc Đến năm 1784, Henri Cart và Onions phát minh ra phương pháp dùng than đá luyện gang thành sắt, làm cho năng suất lao động trong ngành luyện kim tăng lên đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc cách mạng về luyện kim Sắt được sản xuất nhiều, người ta bắt đầu thay thế các công trình trước kia làm bằng gỗ Năm 1789, cầu sắt đầu tiên được xây dựng ở thành phố Looc (Anh)
Sản xuất máy móc công cụ phát triển dẫn đến yêu cầu phải có máy động lực Năm 1784, động cơ hơi nước của James Watt ra đời đã đáp ứng được yêu cầu đó Đây cũng là sự kiện quan trọng, thành tựu xuất sac cha ki thuat thé ki XVIIL
nó được coi là biểu tượng của CNTB thời kì phát triển
Việc chế tạo ra máy móc ngày càng nhiều khiến không thể tiếp tục bằng phương pháp thủ công mà phải có ngành cơ khí chế tạo ra những máy công cụ đảm bảo độ chính xác như máy phay, máy bào, máy tiện
Công nghiệp cơ khí phát triển đã thúc đẩy cách mạng trong ngành giao thông vận tải Trong những năm 1814 - 1819, nhà sáng chế Stephenson đã áp dụng máy hơi nước để chế tạo ra đầu máy xe lửa Năm 1825, tuyến đường sắt đầu tiên ở nước Anh nối liền hai thành phố Liverpool và Manchester dai 27km đã ra đời Người ta lấy sự kiện này đánh dấu mốc kết thúc cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh
1.2.1.3 Kết quả
Trang 19Cách mạng công nghiệp cũng làm thay đổi cơ cấu giai cấp trong xã hội Giai cấp vô sản ra đời và tăng lên nhanh chóng đối lập với giai cấp tư sản ngày càng giàu có Phân bố dân cư cũng thay đổi, dân số thành thị tăng lên trong khi dân cư ở nông thôn giảm nhanh chóng, sự cách biệt về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn
Nhìn vào tiến trình cách mạng công nghiệp ở nước Anh có thể rút ra một số
: dac diém sau: ,
- Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ công nghiệp nhẹ (ngành dệt) sau đó lan ra các ngành công nghiệp nặng như: luyện kim, cơ khí, giao thông vận tải
- Cách mạng công nghiệp diễn ra theo trình tự từ thấp đến cao, từ thủ công - lên nửa cơ khí và cơ khí hoàn tồn Cách mạng cơng nghiệp Anh căn bản hoàn thành
vào năm 1825, khi hệ thống công xưởng dựa trên kĩ thuật cơ khí đã hình thành
và thể hiện ưu thế hơn hẳn so với sản xuất thủ công nghiệp và các công trường thủ công Ỳ 1.2.2 Cách mạng công nghiệp ở một số nước tư bản khác
Sau nước Anh, các nước tư bản khác như Pháp, Đức, Mi cũng lần lượt tiến
hành cách mạng công nghiệp vào những thời điểm khác nhau do điều kiện kinh tế — xã hội khác nhau: Mĩ sau năm 1776, Pháp sau năm 1794, Đức sau năm 1848, Nhật
sau năm 1868
Pháp là một trong những nước mà cách mạng công nghiệp diễn ra sớm mang | nhiều đặc điểm mô phỏng kiểu Anh, dựa vào máy móc, kĩ thuật và một phần vốn của | Anh Mặc dù cách mạng công nghiệp ở Pháp có dấu hiệu bắt đầu từ những năm |
trước cách mạng tư sản (1794), nhưng chỉ được đẩy mạnh từ năm 1815 và căn
bản hoàn thành sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (năm 1870 - 1881) Sở dĩ quá trình này diễn ra chậm chạp do quá trình tích luỹ vốn chậm chạp và yếu ớt, nguồn vốn tích luỹ từ các thuộc địa Pháp cũng ít hơn so với Anh, các cuộc chiến tranh của Napoleon và các cuộc cách mạng của các nước châu Âu cũng làm gián đoạn tiến trình cách mạng công nghiệp ở Pháp | ,
Cách mạng công nghiệp ở Đức có đặc-điểm khác với Anh, Pháp nhưng lại giống với các nước Mĩ, Nhật Bản
Trang 20- Chính phủ thi hành nhiều chính sách bảo hộ thuế quan, xây dựng các xí nghiệp, trợ vốn cho các công ti để thúc đẩy tiến trình cách mạng công nghiệp diễn ra
nhanh hơn, nhằm đuổi kịp các nước đi trước
° - Cơ sở hạ tầng được chú trọng phát triển, nhất là hệ thống đường sắt Có thể khái quát một số đặc điểm cách mạng công nghiệp ở các nước tiến hành sau nước Anh như sau:
- Thứ nhất, nguồn vốn chủ yếu để tiến hành công nghiệp hoá là từ bóc lột lao động trong nước và các thuộc địa
- Thứ hai, cơng nghiệp hố ở các nước này cũng bắt đầu từ công nghiệp nhẹ rồi phát triển công nghiệp nặng Chỉ khi xây dựng được ngành công nghiệp nặng riêng cho mình thì các nước này mới kết thúc cách mạng công nghiệp
- Thứ ba, cách mạng công nghiệp ở những nước này diễn ra muộn hơn nên
có nhiều thuận lợi do tiếp thu được những thành tựu kĩ thuật và kinh nghiệm
của các nước đi trước
- Thứ tư, cơng nghiệp hố ở các nước TBCN tuy tiến hành trong khoảng thời gian dài ngắn khác nhau nhưng đều đạt được thành quả là chuyển nền sản
xuất nhỏ với kĩ thuật thủ công lạc hậu lên sản xuất lớn TBCN với kĩ thuật hiện đại, tạo điểu kiện cho CNTP thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới
1.3 THỜI KÌ ĐỘC QUYỀN (TỪ 1871 ĐẾN NAY)
1.3.1 Giai đoạn độc quyền hoá (1871 - 1913) 1.3.1.1 Sự hình thành các tổ chức độc quyên
Cuối thế kỉ XIX, nhiều phát minh khoa học ra đời như phát minh ra máy
phát điện (1867), dầu lửa (1870), chế tạo được động cơ diezen, sản xuất ô tô,
máy bay Những tiến bộ kĩ thuật dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất, mở rộng quy mô đưa đến quá trình tích tụ, tập trung sản xuất Mặt khác, tổ chức sản xuất lớn đòi hỏi phải có nhiều vốn đầu tư làm xuất hiện các công tỉ cổ phần, tạo cơ sở cho việc hình thành các tổ chức độc quyển
Đầu thế kỉ XX, các tổ chức độc quyền xuất hiện ở nhiều nước tư bản phát triển
với các hình thức Các ten, Xanhđica, Tờ rớt, Công soócxiom Lúc đầu, các tổ chức
độc quyền chỉ xuất hiện trong một số ngành nhất định nhưng về sau đã mở rộng
ra nhiều ngành khác nhau Đồng thời, tư bản tài chính ra đời là sản phẩm xâm
nhập lẫn nhau giữa tư bản độc quyền công nghiệp và độc quyển ngân hàng, có thế
Trang 21Quá trình độc quyển hoá ở mỗi nước có tốc độ và quy mô khác nhau: độc quyền
hoá ở Mi diễn ra sớm với tốc độ nhanh và quy mô lớn Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, hai tờ rớt Rockerfeller và Morgan đã nắm 1/3 tài sản quốc dân của Mi Đầu thế kỉ XX, nước Đức có khoảng 600 tổ chức độc quyền tập trung vào các ngành than, đóng tàu, cơ khí, hoá chất Các tổ chức độc quyển ở Anh tập trung ở các ngành dệt, khai thác than, đóng tàu, sản xuất gang thép
Đặc biệt các tổ chức độc quyền Anh rất chú ý đầu tư vào thuộc địa
1.3.1.2 Phát triển kinh tế giai đoạn độc quyền hoá
Giai đoạn này, các nước tư bản đã tận dụng những điều kiện thuận lợi như
áp dụng nhiều thành tựu mới của khoa học kĩ thuật vào sản xuất, mở rộng quy mô khai thác thuộc địa, phát triển các tổ chức độc quyển nên tốc độ phát triển
kinh tế khá mạnh 'Trong nửa thế kỉ (từ 1860 đến 1913), sản lượng công nghiệp của
thế giới tư bản tăng 7 lần (Mi 13 lần, Đức 7 lần, Pháp 4 lần, Anh 2 lần) Điều đáng chú ý là tốc độ phát triển của các nước đế quốc “trẻ” cao hơn nhiều so với các nước đế quốc “già” Đầu thế kỉ XX, địa vị kinh tế của các nước tư bản chủ yếu đã có nhiều thay đổi: Mĩ và Đức đã vươn lên chiếm vị trí nhất, nhì đẩy Anh, Pháp xuống vị trí ba, tư Quy luật phát triển không đều giữa các nước tư bản thể hiện rõ
1.3.2 Thời kì trong hai cuộc chiến tranh thế giới (1914 - 1945) 1.3.2.1 Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914—1918)
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm 70 triệu người phải ngừng sản xuất, 10 triệu người bị chết, hơn 20 triệu người bị thương, sản lượng công nghiệp giảm
50% so với trước chiến tranh, 1/6 của cải vật chất của loài người bị huỷ hoại, tất cả các nước tham chiến đều bị thiệt hại Chỉ riêng nước Mĩ và Nhật là giàu có lên
nhờ chiến tranh: Thu nhập của Mi tăng thêm 40%, của Nhật tăng thêm 25% do
bán vũ khí, lương thực cho các bên tham chiến
Trang 22công nghiệp Đức tụt xuống bằng mức năm 1896, sản lượng cơng nghiệp trong tồn hệ thống TBCN giảm 37%
Trước những hậu quả nặng nể của khủng hoảng kinh tế thế giới, một loạt các
lí thuyết kinh tế ra đời nhằm cứu vẫn tình hình, trong đó đáng chú ý nhất là “Lí
thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của J.M Keynes ra đời năm 1936, với chủ trương nhà nước tang cường can thiệp vào nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, kích thích tổng cầu giúp cho nền kinh tế thoát khỏi những cơn suy thoái
Năm 1936, kinh tế các nước tư bản bắt đầu khôi phục đạt mức năm 1928 Một năm sau, cuộc khủng hoảng về chính trị nổ ra, cao trào cách mạng bùng nổ ở
nhiều nước thuộc địa Trước sự đe doạ đó, chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật xuất hiện đòi chia lại thị trường thế giới Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra là biểu hiện
cao nhất của những mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc 1.3.2.2 Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây tổn thất to lớn: 50 triệu người bị chết, thiệt hại tổng cộng 962 ti đô la làm cho nền kinh tế các nước tham chiến lâm vào khủng hoảng, trì trệ Trong khi đó kinh tế Mi lại giàu lên nhanh chóng nhờ thu
được 117,2 tỉ đô la lợi nhuận từ chiến tranh và trở thành cường quốc giàu có nhất
_ thế giới Với ưu thế đó, Mĩ bắt đầu tăng cường xâm nhập và chỉ phối nền kinh tế của các nước tư bản khác
1.3.3 Thời kì từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
1.3.3.1 Thời kì khôi phục kinh tế sau chiến tranh
Sau chiến tranh, các nước tư bản đều ra sức khôi phục lại nền kinh tế trong
điều kiện thế giới có nhiều thay đổi: hệ thống các nước XHCN xuất hiện, hệ thống thuộc địa của CNT thu hẹp, đế quốc Mi thi hành chính sách bá quyền thế giới
Thời kì này, Mi đã thực hiện các biện pháp xâm nhập vào nền kinh tế của các nước đồng minh, đồng thời thi hành “Chiến tranh lạnh” ngắn cản các nước tư bản buôn bán với các nước XHCN, bao vây kinh tế Liên Xô Đối với Tây Âu, thông
qua kế hoạch Marshall, Mĩ đã viện trợ 12,5 tỉ USD, trong đó 16% là TLSX còn lại
là hàng tiêu dùng Trong khi đó, các nước nhận viện trợ (chủ yếu là Anh, Pháp, CHLB Đức) phải mua hàng hoá Mĩ, đảm bảo cho Mĩ có nguồn nguyên liệu từ
thuộc địa của các nước này Đến năm 1950, các nước tư bản về cơ bản đã khôi
Trang 23tốc độ khôi phục kinh tế nhanh thì Nhật Bản lại có tốc độ khôi phục kinh tế khá chậm chạp So với năm 1938, GDP của Mĩ năm 1950 đạt bằng 179% của Anh là
114%, của Pháp là 121%, của Italia là 104%
1.3.3.2 Thời kì phát triển nhanh |
Trong thời gian từ 1951 - 1972, kinh tế các nước tư bản phát triển với nhịp
độ nhanh cùng nhiều hiện tượng kinh tế mới xuất hiện: chỉ số phát triển chung
của kinh tế các nước là 2,8 lần, riêng Nhật Bản là 16,8 lần, Đức 4,2 lần, Pháp 3,3 lần Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước tư bản phát triển giai đoạn 1953 - 1962 là 4,8%, giai đoạn 1963 - 1972 là 5,0% Theo thống kê của Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tốc độ tăng trưởng bình quân (tính theo
giá cố định) của các nước tư bản phát triển như sau:
Bảng 1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của các nước tử bản phát triển (Đơn vị: %) Giai đoạn Quốc gia , 1953 - 1962 1963 - 1972 Anh 2,7 2,8 Phap 5,1 5,5 CHLB Dtic | 6,8 4,6 Italia — 5,8 4,7 Canada 4,2 5,5 Mi 2,8 4,0 Nhat Ban 8,7 10,4
Nguén: Lé Van Sang - Nguyén Xuan Thang, “Kinh té cdc nước công righiệp
chủ yếu sau chiến tranh thứ II”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000
Đáng chú ý là tăng trưởng với tốc độ cao trong giai đoạn này chủ yếu dựa vào tăng năng suất lao động Các nhà nghiên cứu phương Tây đã tính rằng trong tăng trưởng sản xuất công nghiệp thì sự đóng góp của năng suất lao động chiếm
từ 60 đến 80%
Trang 24~ Về nông nghiệp: Nhiều cơ sở kinh doanh trong nông nghiệp đã được hiện đại hoá, nhiều tổ hợp công - nông nghiệp được hình thành Các nước MI, Pháp, Canaởa, Úc trở thành nước xuất khẩu nơng sản hàng hố lớn nhất thế giới
~ Cơ cấu kinh tế ở các nước tư bản phát triển có sự thay đối nhanh chóng: Từ năm 1950 đến năm 1973, ti trọng của ngành nông nghiệp trong GDP ở Pháp giảm từ 33% xuống 12%, ở CHLB Đức từ 25% xuống 7%, Italia từ 41% xuống 17%
Đến những năm 1960, ba trung tâm kinh tế của thế giới tư bản là MI, Tây Âu,
Nhật Bản đã hình thành Sở di kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh trong thời kì này là do những nguyên nhân sau:
- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tạo ra sức sản xuất xã hội
phát triển, cơ cấu kinh tế có nhiều biến đổi Cuộc cách mạng này còn tác động
đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và vị trí của các nước tư bản trên phạm
vi toàn thế giới
~ Nhà nước tư bản độc quyển can thiệp vào đời sống kinh tế, góp phần khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường, xoa dịu những mâu thuẫn đang tồn tại trong lòng xã hội tư bản Chính phủ nhiều nước tư bản phát triển đã thực hiện
chính sách tăng chỉ tiêu cho phúc lợi xã hội Năm 1950, chi phúc lợi xã hội ở Mi là
23,5 tỉ USD chiếm 37,4% chỉ ngân sách, đến năm 1970 con số đó là 145,8 tỉ USD
chiếm 48,2% chi ngân sách Ở CHLB Đức, chỉ phúc lợi xã hội năm 1950 là 4 tỉ
mác, năm 1970 là 26 tỉ mác |
~ Su lién két kinh té giữa các nước tư bản được tăng cường, giúp kinh tế các nước có điều kiện phát triển nhanh
- Tăng cường quân sự hoá nền kinh tế: do tác động của cuộc chiến tranh lạnh giữa hệ thống các nước XHCN và TBCN, chi phí quân sự của các nước tư bản đều tăng lên: ở Mĩ 62% đầu tu cho khoa học dành cho mục dich quân sự, ở Anh là 40%, ở các nước khác trung bình là 30% Các xí nghiệp quân sự thu hút một lượng lớn công nhân góp phần giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế Điều này giúp kinh tế các nước tư bản hạn chế bớt được nguy cơ khủng hoảng kinh tế
1.3.3.3 Thời kì 1973 ~ 2000
~ Giai đoạn khủng hoảng và điểu chỉnh (1973 - 1990)
Trang 25trầm trọng Trong giai đoạn này xảy ra ba cuộc khủng hoảng kinh tế: 1970 - 1971, 1974 - 1975 và 1980 — 1982 Có thể thấy cứ 3 - 4 năm lại xảy ra khủng hoảng Các cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn này có những đặc điểm sau:
+ Khủng hoảng xảy ra toàn diện và trầm trọng
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1970 không có cuộc khủng hoảng nào trầm trọng như khủng hoảng 1929 - 1933 vì các cuộc khủng hoảng kinh tế xây ra ở các nước không trùng pha với nhau Nhưng từ năm 1970 đến nay, các cuộc khủng hoảng lan rộng đến tất cả các nước tư bản mang tính hệ thống và trầm trọng
+ Lạm phát cao tổn tại đồng thời với khủng hoảng kinh tế
+ Khủng hoảng kinh tế gắn liền với khủng hoảng chính trị - xã hội
Sở đi có hiện tượng nêu trên là do trong thời kì này các nước tư bản phải đối
mặt với một loạt vấn đề tác động đến sự phát triển của toàn bộ hệ thống cũng như
từng nước tư bản nói riêng trong đó phải kể đến sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ quốc tế Brettoan Woods, các cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới thập niên 1970, các vấn để lí luận về phát triển và khủng hoảng chính trị - xã hội
Để đối phó với tình hình nói trên, các nước tư bản đã đưa ra những Biện pháp tự điều chỉnh nhằm tiếp tục phát triển, đó là:
+ Thực hiện cải tổ cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn, những ngành ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật mới ít hao năng lượng, sử dụng ít nhân công, ít gây ô nhiễm môi trường
+ Hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, tư nhân hoá một bộ
phận kinh tế nhà nước, kích thích kinh tế tư nhân phát triển, phát huy sức mạnh của kinh tế thị trường
+ Ba trung tâm kinh tế Mĩ, Nhật, Tây Âu tiếp tục mở rộng liên kết tạo thành
những khu vực kinh tế đủ mạnh để tiếp tục cạnh tranh trong điều kiện của môi
trường kinh tế thế giới
+ Thông qua các tố chức quốc tế như quỹ tiền tệ thế giới, ngân hàng thế giới, thị trường chung châu Âu; để ra các biện pháp chống khủng hoảng, giải quyết những bất đồng kinh tế giữa các nước Những nỗ lực điểu chỉnh nhìn chung đã có tác dụng tích cực đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế của các nước tư bản
Cuối thập kỉ 80, đầu thập ki 90, hầu hết các nước tư bản đã lần lượt ra khỏi suy -
Trang 26- Thập niên cuối cùng của thế kỉ XX (1991 - 2000)
Sau giai đoạn khủng hoảng và điều chỉnh, thập niên 1990 đánh dấu giai đoạn
phục hồi và tăng trưởng kinh tế của các nước tư bản phát triển Đối với phần lớn các nước phương Tây, thập kỉ 1990 là giai đoạn tăng trưởng dài nhất kể từ sau
cuộc khủng hoảng dầu mỏ (1973) Nền kinh tế của các nước tư bản phát triển (trừ
Nhật Bản) đạt tốc độ tăng trưởng ổn định, tỉ lệ thất nghiệp thấp, chỉ số lạm phát thấp: Nước Anh đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 2,8% — cao nhất trong các nước Tây Âu; tỉ lệ thất nghiệp trung bình 6% - thấp nhất trong các nước Tây Âu
Bảng 1.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của các nước tu bản phát triển (Đơn vị: %) Giai đoạn Nước 1981 - I990 1991 - 2000 Mi 2,4 3,7 Nhật Bản 4,1 11 Đức _— 27 OL Pháp 2,4 2,1 Anh 2,7 2,8 Italia 2,3 1,7 Canada 2,3 3,2
Nguồn: Lê Van Sang - Nguyén Xuan Thang, “Kinh té cdc nước công nghiệp chủ yếu sau chiến tranh thứ II”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000 1.3.3.4 Thời kì từ năm 2000 đến nay
Bước vào những năm đầu của thế kỉ XXI, hàng loạt sự kiện trên thế giới đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế các nước tư bản: cuộc tấn công khủng bố vào nước Mĩ ngày 11/9/2001, cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ 3 và đặc biệt là cuộc khủng
hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu (2008)
- Những năm đầu thế kỉ mới, kinh tế của các nước tư bản phát triển tiếp tục
đạt được những mức tăng trưởng tương đối ổn định Tuy nhiên, tình hình đã thực
Trang 27và tổi tệ nhất kể từ cuộc đại suy thoái 1929 - 1933, bắt đầu từ nước Mi sau đó lan
rộng ra phạm vi toàn cầu làm cho kinh tế thế giới cũng như các nước tư bản lún sâu vào khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối tồn cầu 2008 - 2009 không chỉ diễn ra trong lĩnh vực tài chính ngân hàng mà còn lan sang các ngành sản xuất,
dịch vụ, tác động ở quy mơ tồn cầu Cuộc khủng hoảng tài chính làm cho thị
trường tài chính Mi và thế giới đóng băng Chỉ trong một thời gian ngắn, 36 ngân hàng danh tiếng của Mĩ đã phải đóng cửa, buộc chính phủ phải ra tay cứu trợ Từ khủng hoảng tài chính, các nền kinh tế lớn nhất thế giới đồng loạt suy thoái, kinh
tế toàn cầu giảm tốc mạnh Năm 2008 - 2009, hầu hết các nước tư bản đều rơi vào
suy thoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm mạnh Tốc độ tăng trưởng kinh tế
của Mi là 2,6%, CHLB Đức là 4,7%, Nhật Bản là 6,3%, Anh là 4,9%, Pháp là 2,5%
Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển hai năm này là 3,4% Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ Mĩ với nguyên nhân trực tiếp là do các chính sách tài chính, tiền tệ và sự phát triển của hệ thống tài chính trong vòng gần 30 năm qua gây ra Cuộc khủng hoảng được châm ngòi từ hoạt động cho vay thiếu kiểm soát và dễ dãi ở Mĩ do người vay hi vọng vào việc mua nha để kiếm lời còn các ngân hàng có cơ hội thu về lợi nhuận khổng lổ tạo sự phát triển bong bóng của thị trường địa ốc Các chuyên gia kinh tế phương Tây cho rằng sự sụp đổ của nền kinh tế thiếu sự giám sát hiệu quả ở Mi là nguyên nhân dẫn đến - cuộc khủng hoảng này Có thể rút ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến khủng hoảng
là do sự tôn sùng quá mức vào khả năng tự điều chỉnh của thị trường tự do Sự
để cao quá mức “bàn tay vô hình” của thị trường, nới lỏng hoạt động kiểm soát của luật pháp từ thập niên 1980 ở các nước tư bản phát triển đã khuyến khích
hoạt động đầu cơ, tạo ra nền kinh tế ảo về nhiều mặt Mặt khác, cần nhận thức
Trang 28Bảng 1.3 Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước tư bản phát triển (Don vi: %) Giai doan 1992 - 2002 2005 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2012 | 2013 | 2014 Quốc gia Mĩ 3,4 3,1 | 19 | 0,0 | -2,6 | 2,4 | 2,2 | 2,3 | 2,7 CHLB Đức 15 | 0,9 | 2,8 | 07 |-47 | 3,5 | 0,7 | 0,5 | L7 Pháp 20 | 240 | 2,3 | 01 |-235 | 15 | 02 | 0,8 | 04 Anh 3,1 2,2 | 2,7 | -0,1 | -49 |] 1,3 | 10 | 11 | 3,1 Tay Ban Nha | 3,2 | 3,6 | 3,6 | 0,9 | -3,7 | -0,1 | -0,7 | -1,0 | 11 Nhat Ban 0,8 19 | 2,4 | -1,2 | -63 | 3,9 | 16 | 2,0 | 1,7
Nguồn: IMF World Economic Outlook 2014, bảng A2 Mối đe doạ bùng nổ đại suy thối kinh tế tồn cầu buộc chính phủ các nước tư bản phát triển phải khẩn cấp bơm hàng trăm tỉ đô la vào thị trường tài chính để khắc phục khủng hoảng, kích thích nền kinh tế Các biện pháp tập trung vào việc
hỗ trợ các lĩnh vực, khu vực kinh tế dễ bị tổn thương nhằm ngăn chặn suy thoái Các nước Mĩ, Nhật Bản, Pháp đặt trọng tâm vào việc giải cứu các tập đoàn tài
chính lớn khỏi nguy cơ sụp đổ, ổn định hệ thống tín dụng ngân hàng và thị trường chứng khoán Chính phủ một số nước còn dành khoản tiền lớn để cứu trợ cho các ngành công nghiệp quan trọng, là xương sống của nền kinh tế, khỏi bị sụp đổ như công nghiệp ô tô, điện tử, xây dựng Các biện pháp này đã mang lại tác
động tích cực Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mi đạt 2,8%, CHLB Đức
3,5%, Nhật Bản 3,9% Gần đây nhất, năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mĩ đạt 2,7%, Nhật Bản 1,7% Mặc dù đã đạt được một số kết quả trong việc phục bồi
kinh tế nhưng các nước tư bản phát triển lại rơi vào một cuộc khủng hoảng mới
đó là khủng hoảng nợ, đặc biệt là ở một số nước như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italia Theo báo cáo của OECD năm 2011, nếu tính tỉ lệ nợ so với GDP thì Nhật Bản là
Trang 29những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối tồn cầu vừa qua, cùng những khó khăn thách thức mới nảy sinh
Tóm lại, trải qua hơn 400 năm ra đời và phát triển, CNTB cho thấy vai trò
tiến bộ của nó là đã tạo ra một nền đại công nghiệp dựa trên những tiến bộ kĩ
thuật mới, thúc đẩy năng suất lao động ngày càng cao, tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ gấp bội phần so với tất cả các thời đại trước CNT gộp lại
Tuy nhiên, sự ra đời của CNTB cũng gắn liền với nhiều biện pháp cướp đoạt bằng bạo lực đối với nhân dân lao động trong nước và các nước thuộc địa Trong quá trình phát triển, CNTB không ngần ngại tiến hành các cuộc chiến tranh để tranh giành thị trường, cướp đoạt tài nguyên, gây nhiều thảm hoạ cho loài người
Nền kinh tế các nước tư bản đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước Những biện pháp điều chỉnh cùng những thành tựu kinh tế trong những năm gần đây chứng tỏ CNTB vẫn còn sức sống va có khả năng tự điểu chỉnh để tiếp tục phát triển Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính toàn cầu những năm gần đây cho thấy mặc dù đã có rất nhiều điều chỉnh và đổi thay nhưng cuối cùng CNTB vẫn bất lực trong việc ngăn chặn các cuộc khủng hoảng Điều đó cho thấy những giới hạn và thách thức luôn đặt ra với các nước tư bản trong phát triển hiện nay
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1 Phân tích những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của CNTB
2 Trình bày tiến trình cách mạng công nghiệp ở nước Anh và chỉ ra điểm khác biệt so với tiến trình cơng nghiệp hố của các nước đang phát triển sau này
Đặc điểm kinh tế các nước tư bản thời kì độc quyền hoá (1871 - 1913)
4 Phân tích thực trạng và nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế của các nước tư bản giai đoạn 1951 - 1973 Ý nghĩa thực tiễn từ việc nghiên cứu 5 _ Phân tích nội dung điều chỉnh kinh tế của các nước tư bản giai đoạn từ năm
1982 đến nay và tác động của nó Bài học kinh nghiệm rút ra -
6 Đặc điểm của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
Trang 30CHUGNG 2 KINH TE Mi -© 2.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THUỘC ĐỊA BẮC MĨ TRƯỚC NGÀY GIÀNH ĐƯỢC ĐỘC LẬP (1492 - 1776)
Nước Mi cũng như châu Mĩ ngày nay được người châu Âu biết đến thông
qua cuộc thám hiểm của Christopher Colombus vào cuối thế kỉ XV Trên lãnh thổ vùng Bắc Mi lúc đó có khoảng 1 triệu người Anhđiêng sinh sống thành các bộ lạc
với nghề săn bắn, hái lượm là chính
Từ thế kỉ XVI, Bắc Mi trở thành đối tượng xâm nhập và tranh giành ảnh hưởng của các thế lực đế quốc phương Tây, mà lịch sử gọi là cuộc “khẩn thực” của
người châu Âu tới Bắc Mi, trong đó, đặc biệt nổi lên vai trò của nước Anh Với tiém lực kinh tế quân sự lớn mạnh so với các nước khác, thực dân Anh đã đẩy
mạnh quá trình di dân, mở rộng vùng ảnh hưởng Đến cuối thế kỉ XVII, người
Anh đã xây dựng được 13 vùng đất thực dân trải đài từ ven biển Đại Tây Dương
đến dãy Appalaches với dân cư khoảng 4 triệu người Để phục vụ cho quá trình cướp đoạt, khai thác vùng thuộc địa rộng lớn và giàu có Bắc Mi, thực dân Anh đã tiến hành nhiều chính sách hà khắc và kìm hãm
— Về chính trị: Chính phủ Anh thực hiện chính sách chia để trị, quy định giữa
các bang không được trực tiếp buôn bán với nhau mà chỉ trực tiếp buôn bán với Anh Chính sách này không chỉ giúp Anh cai trị dễ dàng hơn mà còn ngăn cản Bắc Mĩ tạo ra cộng đồng kinh tế nhằm kìm hãm sự phát triển của Bắc Mĩ
- Về kinh tế Thực dân Anh vừa khai thác vừa kìm hãm sự phát triển kinh tế
của Bắc Mĩ như cấm đưa vào Bắc Mĩ những phát minh, sáng chế, những mẫu
hàng, cấm thợ cả nhập cư vào Bắc Mi, quy định công nghiệp bản xứ chỉ được phép sản xuất bán thành phẩm (ví dụ: chỉ được sản xuất gang mà không được
sản xuất thép)
~ Về thương mại: Ban hành nhiều đạo luật bảo vệ độc quyển thương mai
Hàng hoá từ Bắc Mĩ bán sang các nước khác đều phải chuyên chở bằng tàu của Anh và hàng hoá của các nước nhập khẩu vào Bắc Mi đều phải chịu mức thuế rất cao
Trang 31Bắc Mi bùng nổ tháng 4/1775 Ngày 04/7/1776, “Tuyên ngôn Độc lập” được công bố Hợp chúng quốc Hoa Kì ra đời
2.2 KINH TẾ MĨ THỜI KÌ TRƯỚC ĐỘC QUYỀN (1776 - 1865)
2.2.1 Cách mạng công nghiệp và sự phát triển kinh tế nước Mĩ
2.2.1.1 Tiên đề của cách mạng công nghiệp
- Về kinh tế Cách mạng công nghiệp của Mĩ kế thừa được nguồn vốn quan trọng ban đầu do những người dân di thực mang đến Nguồn vốn thứ hai không kém phần quan trọng là vốn khai thác đất đai ở những vùng lãnh thổ mới lấn chiếm của thực dân Hà Lan, Pháp, Anh Để tạo ra nguồn nhân công rẻ, có chất lượng và ổn định, Mi đã làm phá sản các chủ trại nhỏ để tạo nhân công và tích luỹ vốn cho cách mạng cơng nghiệp Ngồi ra, việc buôn bán vũ khí, lương thực cho cả hai bên trong cuộc chiến tranh của Napoleon cũng mang lại cho cách mạng công nghiệp một nguồn vốn không nhỏ
- Về chính trị: Cuộc đấu tranh giành độc lập (1776) thắng lợi đã mang lại sự
ổn định về chính trị cho nước Mi Liên bang mới thành lập đã thiết lập những quy tắc pháp lí đối với các hoạt động kinh doanh và ban hành các chính sách phát triển kinh tế của từng bang Chính phủ liên bang nhận thức được sự cần thiết phải tiến hành cách mạng công nghiệp để giúp kinh tế nước Mĩ vượt trội, từ đó, đã có
nhiều chính sách thúc đẩy cuộc cách mạng này được thực hiện nhanh chóng 2.2.1.2 Nội dung cuộc cách mạng công nghiệp
Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở các bang miền Bắc từ cuối thế kỉ XVII, sau dé mdi lan ra toàn nước MI Cuối thế kỉ XVIII, những máy móc đầu tiên xuất hiện trong ngành dệt, đến đầu thế kỉ XIX, ngành dệt của Mĩ đã đứng thứ hai thế giới sau Anh
Công nghiệp chế tạo máy của Mĩ cũng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là phát
minh ra máy vô tuyến điện (1842) và nhiều kiểu máy phục vụ nông nghiệp được
xuất khẩu sang châu Âu Ngành chế tạo máy phát triển kéo theo sự phát triển của ngành luyện kim Từ năm 1800 - 1850, sản lượng gang của Mĩ tăng gấp 9 lần
Trang 32một chương mới trong lĩnh vực thông tin, năm 1852 đã có 37.000km đường dây điện tín kết nối nhiều thành phố lớn
Kết quả: Ngay từ năm 1850, giá trị công nghiệp của Mĩ đã bằng giá trị sản lượng nông nghiệp, vươn lên đứng hàng thứ tư sau Anh, Pháp, Đức Cuộc cách mạng công nghiệp nâng cao vị trí ngoại thương của Mĩ: trong nửa thế kỉ từ năm
1800 đến 1850 kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên 4 lần
2.2.2 Nội chiến Nam - Bắc Mĩ (1861 - 1865)
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc nội chiến này là sự mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất TBCN ở miền Bắc và những quan hệ sản xuất tiền tư bản ở miền Nam nước Mĩ Cách mạng công nghiệp phát triển ở miền Bắc đã lan rộng ra cả nước vào cuối thế kỉ XVIH, trong khi ở miền Nam vẫn đang phát triển theo hướng sử
dụng sức lao động của nô lệ và bóc lột họ thậm tệ, hạn chế sử dụng máy móc kĩ
thuật, không tạo ra nguồn nhân công cho cách mạng công nghiệp Mâu thuẫn này ngày càng gia tăng dẫn đến cuộc nội chiến Bắc - Nam Thực chất cuộc nội chiến này mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản Sự thắng lợi thuộc về giai cấp tư sản công thương nghiệp ở các bang miền Bắc, chế độ nô lệ ở các bang miền Nam
bị thủ tiêu hoàn toàn, tạo điều kiện cho CNTB phát triển mạnh mẽ
2.3 KINH TẾ MĨ THỜI KÌ ĐỘC QUYỀN (TỪ 1865 ĐẾN NAY) 2.3.1 Thời kì bùng nổ kinh tế Mĩ (1865 - 1914)
Sau cuộc nội chiến (1861 - 1865), kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, từ một nước phụ thuộc vào châu Âu, Mĩ đã vươn lên trở thành nền kinh tế đứng đầu thế
giới Nhịp độ tăng trưởng bình quân là 4,3%, cao hơn nước Đức 3%, Anh 2,4%, Pháp 1,1% Công nghiệp có mức tăng giá trị tổng sản lượng cao hơn so với các nước châu Âu Năm 1885, sản xuất công nghiệp của Mĩ đã vượt Anh Năm 1913, giá trị sản xuất công nghiệp của Mĩ bằng giá trị sản xuất công nghiệp của Anh, Pháp, Đức cộng lại Có thể thấy, nước Mĩ đã có một cuộc rượt đuổi thành công vì vào năm 1860, Mĩ mới chỉ đạt mức 68% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Anh, 91,1% của Pháp, 95,6% của Đức Những năm đầu thế kỉ XX, Mi đã trở thành
nhà sản xuất công nghiệp, nhà xuất khẩu máy móc kĩ thuật cao, vật liệu thô và
Trang 33Bảng 2.1 Giá trị sản lượng công nghiệp
(Don vị: triệu USD) Năm 1860 1894 Quốc gia Mi 1.907 9.498 Anh 2.808 4.263 Đức 1.995 3.357 Pháp 2.092 2.900
Nguốn: Nguyễn Chí Hải - Nguyễn Văn Luân - Nguyễn Văn Bảng, Nguyễn Thuỳ Dương, “Giáo trình Lịch sử kinh tế quốc dân”,
NXB Dai hoc Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2004 Đặc biệt, từ sau nội chiến, hệ thống đường sắt đã tăng 143% với hơn 400.000km đưa lại sự thống nhất về kinh tế và hạn chế bớt sự khác biệt giữa miền
Bắc với miền Nam Nông nghiệp được cơ giới hoá nên sản lượng tăng nhanh chóng
Xuất khẩu cũng tăng nhanh, từ 1860 đến 1914 tăng 24 lần Từ năm 1894, Mĩ trở
thành cường quốc mạnh nhất thế giới về kinh tế
Trong thời kì này, CNTB chuyển từ cạnh tranh tự do sang độc quyển Ở Mĩ, quá trình này diễn ra nhanh chóng với quy mô lớn và phổ biến là hình thức tờ rớt Những năm 80, 90 thế kỉ XIX, quá trình tờ rớt hoá đã bao trùm nhiều lĩnh vực nhất là trong lĩnh vực tài chính Chỉ trong 10 năm, từ 1895 đến 1904, trên 1.800 công tỉ trong các lĩnh vực công nghiệp và ngân hàng đã sáp nhập thành 157 công ti độc quyển Những
tố chức độc quyền lớn đã chi phối toàn bộ nền kinh tế nước Mĩ Năm 1912, hai tập
đoàn Rockerfeller và Morgan đã nắm 1/3 tổng tài chính của nước MI
Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế nước Mi cuối thế kỉ XIX - đầu thế ki XX là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
| — Cuộc nội chiến (1861 - 1865) là nhân tố tích cực thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển Cuộc nội chiến đã xoá bỏ chế độ đồn điển ở phía nam, tạo điều kiện cho CNTB phát triển trên toàn lãnh thổ nước MI, chế độ bảo hộ mậu dịch được thực hiện
Trang 34- Sự phát triển của mạng lưới đường sắt
Việc xây dựng hệ thống đường sắt xuyên lục địa mở rộng về phía tây và khôi phục mạng lưới đường sắt phía nam đã tạo ra một thị trường quốc gia thống nhất, sản phẩm sản xuất ra trong nước nhanh chóng tiếp cận được với thế giới, mở ra một trang lịch sử mới Chỉ trong 10 năm, từ 1895 đến 1904, trên 1.800 công ti trong các lĩnh vực công nghiệp và ngân hàng đã sáp nhập thành 157 công tỉ độc quyền cho kinh tế nước Mĩ |
- Thu hút vốn đầu tư nude ngodi
Ngân hàng đầu tư của Mĩ được thành lập chuyên huy động vốn phục vụ cho xây dựng đường sắt, ngay từ đầu đã tiếp cận với châu Âu để huy động vốn Năm 1869, đầu tư nước ngoài vào Mĩ là 1,5 tỉ USD đến năm 1914 là 7,2 tỉ USD
- Nguồn dân nhập cư từ các nước vào Mĩ
Nguồn dân nhập cư vào Mĩ làm gia tắng nhanh chóng lực lượng lao động Trong thời gian từ 1860 đến 1914, dân số nước Mĩ tăng gần 3 lần từ 31,5 triệu người
(năm 1860) lên 92,4 triệu người (năm 1910) và lên đến 99,1 triệu người (năm 1914)
Trong số những người nhập cư đến MI có khoảng 25 triệu người chủ yếu từ châu
Âu, phần lớn thuộc độ tuổi từ 14 đến 40 tuổi, làm tăng nhanh lực lượng lao động - Sự phát triển mạnh mẽ của kĩ thuật công nghệ
Các phát minh trong nghiên cứu cơ bản thường xuất phát từ châu Âu, song
lại được ứng dụng chủ yếu ở Mĩ Điều đặc biệt là nước Mĩ rất chú trọng ứng dụng
và truyền bá rất nhanh những sáng chế mới nhằm gia tăng hiệu quả của chúng bằng cách đưa các sáng chế này vào sản xuất hàng loạt
— Mở rộng sản xuất hàng loạt và sự hình thành các tổ chức kinh doanh lớn
Sản xuất hàng loạt đòi hỏi các bộ phận sản phẩm phải được chuẩn hoá và có thể thay thế, việc này đã thúc đẩy việc tập trung sản xuất lớn và tích tụ, tập trung tư bản Đặc biệt, sự xuất hiện các tờ rớt đã góp phần quan trọng vào sự phát triển
kinh tế Mi thời kì này Bên cạnh sự xuất hiện các tổ chức độc quyền, các doanh
Trang 35- Mở tộng lãnh thổ và các hoạt động kinh tế ở nưóc ngoài -
Cuối thế kỉ XIX, việc trở thành nước công nghiệp hàng đầu khiến Mĩ muốn có thị trường và lãnh thổ ở nước ngoài Thời kì này, lãnh thổ Mĩ được mở rộng thông qua việc mua Alaska từ Nga năm 1867 Cuộc chiến tranh giữa Mĩ và Tây Ban Nha năm 1898 giúp Mi giành được quyền kiểm soát Puerto Rico, Guam, Philíppin Năm 1898, Hawaii được sáp nhập vào Mĩ giúp gia tăng ảnh hưởng của
Mĩ đến vùng Caribbean, độc chiếm kênh đào Panama
2.3.2 Thời kì từ Chiến tranh thế giới thứ nhất đến kết thúc Chiến tranh thế
giới thứ hai (1914 - 1945)
2.3.2.1 Giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Trong cuộc chiến tranh này Mĩ không tham chiến và thu được rất nhiều nguồn lợi từ những đơn đặt hàng quân sự của các nước (nhất là đơn đặt hàng của nước Nga Sa hoàng) Tư bản tài chính lợi dụng tình hình chiến tranh, xâm nhập vào bộ máy nhà nước hình thành CNTB độc quyền nhà nước Các chủ ngân hàng liên minh với các tổ chức độc quyền ở Mi trở thành các chủ ngân hàng của thế giới tư bản Do đó, Mi trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, tiền tệ trong thế giới tư bản và cũng là chủ nợ của nhiều quốc gia khác Từ một nước ởđi vay nợ 3,7 tỉ USD nam 1914, Mi da trở thành chủ nợ lớn nhất sau chiến tranh với tổng giá trị các khoản cho vay 1a 12,6 ti USD năm 1920 Chiến tranh kết thúc năm 1918, trong ' khi các nước châu Âu gần như rơi vào nạn đói và bị tàn phá nặng nề thì kinh tế Mĩ vẫn tiếp tục phát triển
2.3.2.2 Giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 - 1939)
Trong giai đoạn này, kinh tế Mi rơi vào nhiều cuộc khủng hoảng: 1920 -
1921, 1929 - 1933, 1937 - 1939 khiến nền kinh tế bị tàn phá nặng nể Cuộc đại suy thoái 1929 - 1933 đã làm cho kinh tế Mi lùi lại 10 năm về trước, GDP năm 1933
giảm 29% so với năm 1929, chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ còn 47% Đỉnh cao của khủng hoảng là năm 1932 có hơn 12 triệu người bị thất nghiệp, nâng tỉ lệ thất
nghiệp lên tới 25% (năm 1929 tỉ lệ này chỉ có 3,2%) Khủng hoảng kinh tế đã thúc
đẩy thêm quá trình tích tụ, tập trung tư bản và các tổ chức độc quyền đầu tư tư bản ra nước ngoài Năm 1939, số tư bản đầu tư ra nước ngoài đạt 24 tỉ USD
2.3.2.3 Giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Mĩ thu được lợi nhuận rất lớn 117,2 tỉ
Trang 36Trong thời gian chiến tranh, sản xuất công nghiệp của Mi gia tăng nhanh chóng Giá trị công nghiệp chế tạo năm 1944 gấp hơn 3 lần so với năm 1939, do các nhà máy của Mĩ tuôn ra ào ạt máy bay, súng đạn, tàu, xe tăng, hàng quân dụng Lượng vũ khí Mĩ sản xuất chiếm gần 45% lượng vũ khí của các nước tham chiến Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp, gần 3/4 dự trữ vàng của thế giới Mặt khác, do không tham chiến nên trong khi kinh tế thế giới bị suy sụp tiêu điều thì kinh tế Mi lại nổi lên với vai trò độc tôn của thế giới tư bản
2.3.3 Thời kì từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thao túng kinh tế các nước tư bản Kế hoạch Marshall của Mĩ vừa có tác dụng phục hồi kinh tế các nước Tây Âu để lập rào cân bao vây cấm vận phe XHCN vừa có tác dụng ràng buộc các nước này phụ thuộc vào Mi
Đối với các nước đang phát triển, Mĩ ráo riết thâm nhập bằng các hình thức
viện trợ, đầu tư để bành trướng kinh tế ở những nước trước đây là thuộc địa của
các nước tư bản Mĩ đã viện trợ cho các nước đang phát triển khoảng 100 tỉ USD từ năm 1945 đến năm 1968, biến các nước này thành thị trường tiêu thụ và cung cấp nguyên nhiên vật liệu
Vào những năm 50, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã giúp nền kinh tế Mĩ hiện đại hoá nền sản xuất, phát triển nền kinh tế theo chiểu sâu
Mĩ là một trong những nước đi đầu trong việc sáng tạo ra những công cụ sản xuất
mới, năng lượng mới, vật liệu mới Những thành công này làm cho địa vị kinh tế
của Mĩ được nâng cao hơn, xuất hiện nhiều công ti xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi toàn cầu
Thời kì này, kinh tế Mĩ cũng phải gánh chịu 8 cuộc khủng hoảng: 1948 ~ 1949,
1953 - 1954, 1957 - 1958, 1960 - 1961, 1966 - 1967, 1969 - 1970, 1974 - 1975,
1980 - 1982 Hoạt động tài chính tiền tệ, tín dụng rối loạn, lạm phát cao, ngân sách thiếu hụt, đồng đôla mất giá, năng suất lao động suy giảm Nếu những năm 60, suất siêu giảm dần thì đến những năm 70 phải nhập siêu, vị trí dẫn đầu về công nghệ và kĩ thuật của Mĩ bị suy yếu
2.3.4 Kinh tế Mĩ thập kỉ 80
Thập kỉ 80 đánh dấu nhiều thay đổi trong sự phát triển kinh tế nước Mi, sức
Trang 37chính sách cải tổ cơ cấu kinh tế: thay thế và đổi mới các trang thiết bị trong các ngành kinh tế, khai thác các nguồn năng lượng mới, áp dụng các thành tựu mới trong sinh học phân tử và di truyền học để phát triển ổn định ngành nông _nghiệp Bên cạnh đó, chính phủ tiếp tục cắt giảm ngân sách tài trợ của liên bang cho y tế, bảo hiểm thất nghiệp, giao thông, các chương trình khoa học nghệ thuật
nhân văn, giảm thuế để kích thích sản xuất
Về kinh tế đối ngoại, chính phủ Mi từng bước giành lại thị trường quốc tế, khuyến khích sản xuất bằng cách tài trợ trực tiếp chương trình xuất khẩu
2.3.5 Kinh tế Mĩ thập kỉ 90
Thập kỉ 90 đánh dấu bước phát triển mới của kinh tế Mĩ Nếu như các nước tư bản phát triển khác phải đối đầu với mức độ tăng trưởng chậm của nền kinh tế thì nước Mi đã có một bước phát triển đầy ngoạn mục: tốc độ tăng trưởng bình
quân đạt 3%/năm trong khi các nước Tây Âu chỉ đạt 2%/năm, Nhật Bản đạt 1%/năm Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mĩ và các nước G7 (Đơn vị: %) 1981- 1990 1991 | 1992 | 1993 | 1994 | 1996 | 1998 | 1999 | 2000 Mi 2,9 -0,9 3,1 2,7 4,0 3,6 4,4 4,2 5,2 G7 2,9 0,8 1,8 1,1 2,8 3,0 2,2 26 2,4 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế Việt Nam và thế giới tập san (qua các năm từ 1990 đến 2002)
Năng suất lao động xã hội của nước Mĩ tăng bình quân 2,5% trong khi Đức chỉ bằng 86% và Nhật Bản chỉ bằng 78% của Mĩ Kinh tế MI tiếp tục phát triển theo chiều sâu, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin đã chiếm tới 70% tổng giá trị phần mềm của thế giới, trong khi Tây Âu chỉ chiếm 20%, Nhật Bản chiếm 4,3%
Cơ cấu kinh tế Mĩ có sự thay đổi tích cực: dịch vụ chiếm 75% tổng sản phẩm xã hội, tỉ lệ thất nghiệp chỉ còn 4,2% - mức thấp nhất trong nhiều năm qua
Trang 38Vị thế của kinh tế Mi được củng cố đáng kể Đến cuối năm 1999, GDP của Mĩ đạt 9.050 tỉ USD - vượt mức của toàn EU là khoảng 8.000 tỉ và Nhật Bản trên
4.000 tỉ
Sự phát triển kinh tế Mĩ trong thập kỉ 90 bắt nguồn từ những nhân tố cơ bản sau:
- Chính phủ đã có nhiều điều chỉnh trong cơ cấu thích ứng với xu thế phát triển khoa học công nghệ hiện đại Nhờ đó, Mi đã tiếp tục duy trì và khẳng định vai trò dẫn đầu trong phát triển các lĩnh vực công nghệ cao
- Thực hiện thành công nhiều chính sách điều chỉnh linh hoạt kinh tế vĩ mô,
giảm tỉ lệ lạm phát và thất nghiệp
- Chiến tranh lạnh với Liên Xô và các nước XHCN chấm dứt tạo điều kiện tập
trung nỗ lực chấn hưng nền kinh tế 2.3.6 Thời kì từ năm 2001 đến nay
Bước vào thế kỉ XXI, sự kiện ngày 11/9/2001 Trung tâm Thương mại Thế giới
bị lực lượng khủng bố đánh sập đưa nước Mĩ vào một thời kì khó khăn mới Đây
cũng là thời kì nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như nguy cơ khủng hoảng năng lượng toàn cầu, nguy cơ khủng hoảng lương thực và lạm phát ngày càng gia tăng ở nhiều nước Đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát từ Mĩ vào năm 2008 và lan rộng ra toàn thế giới vào năm 2009, đã để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế.Mĩ và kinh tế thế giới Ở nước Mi, sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực tài chính chứng khoán, ngân hàng đã thu hút nguồn
vốn lớn đầu tư làm cho nhiều lĩnh vực khác không được chú trọng dẫn đến hậu
quả thị trường chứng khoán, bất động sản và tín dụng ngân hàng tăng trưởng nóng Đứng trước sóng gió của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, chính phủ Mi đã có một số biện pháp ứng phó như:
~ Cục dự trữ liên bang (FED) da bom tiền vào hệ thống ngân hàng thương mại giúp cho hoạt động tín dụng diễn ra bình thường Đồng thời cắt giảm lãi suất cơ bản nhằm kích thích nền kinh tế
- Tháng 12/2008, thực hiện kích thích cả gói trong đó có việc hoàn trả thuế cho các công tỉ giúp họ có điều kiện mở rộng sản xuất Đặc biệt, chính quyền của
B Obama đã đưa ra gói cứu trợ 825 tỉ USD nhằm kích thích tăng trưởng và tạo
Trang 39Có thể thấy, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu bùng phát từ nước Mĩ đã phơi bày những sai lầm trong việc tôn sùng thái quá sức mạnh của thị trường tự do và đặt dấu chấm hết cho kỉ nguyên CNTB tu do ở nước Mĩ Nước Mĩ
lại nỗ lực điều chỉnh để vượt qua khủng hoảng và thực sự nhận ra vai trò của
chính phủ như một lực lượng duy nhất có khả năng vực dậy nền kinh tế
Gần đây, tình hình kinh tế nước Mi đã có nhiều tín hiệu khả quan hơn, tỉ lệ tăng trưởng năm 2012 đạt 2,2%, năm 2013 đạt 2,3%, năm 2014 đạt 2,7%
Theo số liệu thống kê của Quỹ Tiển tệ Quốc tế (TME), Mi là một trong 10
nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới: đạt mức 34.599 USD năm 2000, 47.132 năm 2010 và 49.965 năm 2012 Tuy nhiên, sự bất bình đẳng trong thu nhập ở Mĩ cũng đạt mức cao nhất trong số các nền kinh tế lớn và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây Mức tăng thu nhập quốc dân tập trung chủ yếu vào nhóm có thu nhập cao trong khi thu nhập của người lao động thuộc nhóm thu nhập thấp giảm Theo thống kê của Cơ quan Ngân sách Quốc hội Mi, trong những năm đầu thế kỉ XXI, thu nhập của nhóm hộ gia đình có thu nhập cao nhất chiếm tới 53,5% tổng thu nhập cả nước, trong khi
thu nhập của nhóm hộ gia đình có thu nhập thấp chỉ chiếm 4,1% Theo số liệu của
Tổng cục Thống kê dân số Mĩ năm 2009, có 43,6 triệu người Mi sống ở mức nghèo khổ (tức là cứ 7 người thì có 1 người nghèo) Mặc dù những bất công trong
thu nhập của Mĩ không còn mang bộ mặt cũ nhưng nó đã tạo ra nạn nghèo khổ
mới với hàng chục triệu người lao động sống dưới mức nghèo trong một xã hội công nghiệp giàu có |
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Mi vẫn là một nền kinh tế lớn và quan trọng nhất trên thế giới Với số dân chiếm gần 5% dân số (trên 300 triệu người), MI là nước có GDP cao nhất thế giới hiện chiếm khoảng hơn 25% tổng GDP của cả thế giới (năm 2012 GDP của Mĩ đạt 15.643 tỉ USD, trong khi nước đứng thứ 2 là Trung Quốc dat 8.249 ti USD) GDP tính theo đầu người của Mi đứng thứ 7 trên thế giới với 49.965 USD/người (năm 2012) Mọi biểu hiện dù thịnh hay suy của kinh tế Mi đều tác động đến nền kinh tế toàn cầu Mĩ cũng là nước có nền công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, dẫn đầu chỉ số sáng tạo toàn cầu và đứng
thứ 9 chỉ số kinh tế tri thức của WB Vai trò đi đầu của kinh tế Mĩ bắt đầu từ làn
sóng cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra đầu thế kỉ XX với việc áp dụng
những công nghệ mới như điện lực, luyện thép và cơ khí Nước Mi tiếp tục đi đầu
Trang 40trong công nghiệp ô tô, hàng khơng, tự động hố, cơng nghệ hạt nhân và việc áp dụng hệ thống dây chuyển trong sản xuất hàng loạt Trong làn sóng cách mạng mới nhất về công nghệ thông tin và kĩ thuật cao diễn ra vào lúc chuyển giao giữa
hai thế kỉ với những đổi mới cơ bản về máy tính cá nhân, Internet, thiết bị không
dây và công nghệ sinh hoc, Mi lại là nước dẫn đầu Mĩ cũng là quốc gia thương mại lớn nhất thế giới, đứng đầu thế giới về nhập khẩu và là một trong ba quốc gia xuất khẩu nhiều nhất thế giới, là thị trường xuất khẩu hàng đầu của gần 60 quốc gia trên thế giới nên Mi luôn có vị thế trong việc gây ảnh hưởng về kinh tế và chính trị khắp thế giới Mĩ còn giữ vai trò chính trong việc hình thành các tổ chức toàn cầu như WTO, IME Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, trước mắt và trong tương lai gần, Mĩ vẫn tiếp tục là nền kinh tế đi đầu trong các đổi mới cơ bản có sự tác động sâu sắc và mang tính định hướng cho nền kinh tế toàn cầu
Thế kỉ XX cũng chứng kiến những bước tiến phi thường của nền nông nghiệp Mĩ Nếu như năm 1870, khoảng 75 - 80% dan sé Mi làm nông nghiệp thì đến năm 1999, tỉ lệ này là chưa đây 3% Năm 1950, nếu 1 người làm nông nghiệp ở Mĩ có thể nuôi được 15,5 người thì đến năm 1990 tỉ lệ này là 100 người và năm 1997 là 140 người Với một số dân rất nhỏ làm nông nghiệp ngồi việc ni sống dân mình, Mĩ còn là nước xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu thế giới
Tóm lại, cách đây hơn 200 năm, Hợp chúng quốc Hoa Kì - nước Mĩ ra đời từ
13 vùng thuộc địa của nước Anh với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu Từ cuối thế
kỉ 19 đến những thập niên đầu thế kỉ 20 đánh dấu sự bùng nổ của kinh tế nước Mĩ Mặc dù là nền kiúh tế đứng đầu thế giới nhưng nước Mĩ vẫn đang phải đối đầu với những thách thức lớn nhất chưa từng có kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Nghiên cứu lịch sử kinh tế nước Mi cho thấy: |
- Mi luôn biết tận dụng và khai thác những điều kiện thuận lợi trong nước và
ngoài nước để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế
- Trong mọi thời kì phát triển, Mĩ luôn nắm bắt kịp thời thành tựu khoa học
và công nghệ mới để hiện đại hoá nền kinh tế
- Nền kinh tế thị trường tự do ở Mĩ có đặc trưng là nhà nước can thiệp rất hạn chế vào quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp