HỌC VIÊN HÀNH CHÍNH KHOA HANH CHINE HOC
GIAO TRINH
LICH SU HANH CHÍNH
NHA NUGC VIET NAM
Trang 3Chủ biên: TS V5 Van Tuyén Biên soạn: TS Võ Văn Tuyển
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Tịch sử hành chính Nhà nưắc Việt Nam là một môn học
ˆ phính thức trang chương trùnh đào tạo của Học diện Hành
chính
Qua nghiên cứu môn, học này, học uiên sẽ được trang bj những biến thúc cơ bản vé qué trink dién bith của hank chính Nhà nước Việt Nam trong lịch sử Trên cơ sé đó, học
vién sẽ có điêu biện để phân tích, đánh gid, vin dung, ke
thite vé phái huy những giá trị lịch sẽ của đền tộc ta trong
uiệc xây dựng, cúng cố nà phút triển nên hành chính nước ta
trong thai kỳ hiện đại hóa, công nghiệp hóa, thực hiện, thành,
công công cuộc ci cách hành chính Nhà nước theo đường lối,
chính sách của Đẳng 0ù Nhà nước ta hién nay
Tập bài giảng "Lịch sử hành chính Nhà nước Việt
Namt” tập trung uùo những nội dụng sau đây:
- Sự hình thành uù phân chìa các didn vi hành chính Nhà
nước qua cóc thời kỳ
- Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước của các thời kỳ
lịch sử
- Cách thúc điêu bành uà quấn by hank chink Nha nude
của các thời hy
- Chế độ đào tạo uù sở dụng nhôn sự hành chính,
- Đặc trưng cơ bản của hành chính Nhà nước qua các
thời kỳ lịch sử
- Cức từ tưởng củi cúch trong lịch sử hành chính Nhà
nước của các thời kỳ
Lịch sử bành chính Nhà nước Việt Nam là một môn học
mdi được xây dựng; còn nhiều quan điểm, nhiêu uấn đề khoa hoc dang phdi tiếp tục được nghiên cứu thảo luận giữa cúc
Trang 8Chương ¡
NHÀ NƯỚC VĂN LANG - ÂU LẠC THÀNH LẬP _ VA SY HINH THANH BO MAY CAI TRI
THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG - AN DƯƠNG VƯƠNG
1 - THỒI ĐẠI HÙNG VƯƠNG - AN DƯƠNG VƯƠNG 1:1 Thời gian tôn tại
Thời đại các vua Hùng là thời đại có thực trong lịch sử nước
ta, song thời đại đó chưa xuất hiện các cuốn sử chân thực, chính
xác Do vậy danh xưng Hùng Vương được dã sử dân gian thêu
đệt, nội tâm hóa mọi nghiệm sinh lịch sử bằng cái nhìn huyền
thoại trở thành những truyền thuyết thần thánh hóa lịch sử, thực mà không thật
Thời gian tổn tại của các thời đại Hùng Vương kếo đài 4 thế kỷ trong khoảng từ cuối thế kỷ-VĨI trước công nguyên (r.CN)
đến giữa thế kỷ III trCN Chính xác cụ thể hơn là từ khoảng 696
~ 682 trCN đến 258 tr.CN, Nhà nước Văn Lang được thành lập
trên cơ sở kinh tế - xã hội phát triển và bất đầu có sự phân hóa giàu nghèo Tuy nhiên nhu cầu tập hợp lực lượng để tiến hành chiến tranh bảo vệ cộng đồng và trị thủy đảm bảo sự tổn tại và phát triển của cộng đồng xã hội vẫn là yếu tố cơ bản hàng đầu
Nằm ở khoảng phía Bác nước Văn Lang của các vua Hùng thời bấy giờ có bộ lạc Tây Âu dưới sự thủ lĩnh của họ Thục có
Trang 9Nam Trung Quốc ngày nay Cũng có quan điểm cho rằng bộ lạc Tây Âu cha họ Thục là một thế lực vượt trội nhất, tiến bộ nhất của cộng đồng cư dân Việt Cuộc đựng độ giữa Thục Phán với _
Hồng Vương là cuộc đụng độ nội bộ trong lòng dân Việt”)
Thục Phán sáp nhập nước Văn Lang với bộ lạc Tây Ân thành một quốc gia, lên ngôi lấy hiệu là An Dương Vương, đổi
tên nước là Âu Lạc rồi chuyển kinh đô từ Phong Châu (Bạch Hạc
- Việt Ta) về Kẻ Chủ, Phong Khê (Cổ Loa - Hà Nội) Thục An
Đương Vương trị vì Âu Lạc được năm mươi năm (từ năm Giáp
Thin 257 r.CN đến năm Quý Ty 208 tr.CN)?!
Năm 214 trCN, bảy năm sau khi thống nhất Trung Hoa, Nhà Tân đã thúc quân xâm chiếm đất Lục Lương là một vùng đất rộng lớn phía Nam Trung Quốc và cả một vùng đất phía Bác
Âu Lạc mà An Dương Vương khơng kiểm sốt được Tân Thủy
Hoàng lấy đất ấy lập thành 3 quận: Quận Quế Lâm (Quế Lâm), quận Nam Hải (Quảng Đông), quận Tượng (Quảng Tây và một phẩn phía Bắc đất Âu Lạc) Quận Nam Hải (nay thuộc Quảng
Đông - Trung Quốc) do Nhâm Ngao làm Quận úy Triệu Đà vốn
là người Hán, quê ở huyện Chân Định (Hà Bác - Trung Quốc)
được nhà Tần bổ lầm Huyện lệnh huyện Long Xuyên, một
huyện thuộc quận Nam Hải Tân Thủy Hoàng mất (210 tr.CN), Huyện lệnh huyện Long Xuyên Triệu Da da hia vây cánh cùng Quận úy Nam Hải là Nhâm Ngao chống lại nhà Tân, Trước khí mất, Nhâm Ngao đã chuyển giao chức Quận úy quận Nam Hải
cho Triệu Đà kế nghiệp Triệu Đà một mật cố gắng ly khai khỏi ! Bùi Thiết - Việt Nam thời cổ xưa: NXR, Thanh niên, Hà Nội, 2000 - tr 289,
? Cho đến nay, cồn có nhiều quan điểm khoa học của các nhà nghiên cứu khác nhau xung quanh vấn đề hình thành và tổn tại của nước Âu Lac Về đại
thể có ba khung chỉ định niên đại khác nhan:
Trang 10sự rầng buộc của nhà Tần đang trong cơn hấp hối, thanh tring những tay chân trung thành với nhà Tần; mặt khác không ngừng gây thanh thế, bành trướng thế lực để cát cứ, đối kháng với nhà “Tần Trong khoảng thời gian đó, Triệu Đà đã nhiều lần tấn công
nước Âu Lạc của vua Thục Phán Quân dân Âu Lạc đã chiến đấu
kiên cường Quân đội của An Dương Vương có vũ khí lợi hai (nd thần) cho nên đã chặn đứng được cuộc tấn công của Triệu Đà,
buộc Triệu Đà phải hịa hỗn lấy sơng Bình Giang” làm ranh giới Từ sông Bình Giang trở lên Bắc thuộc thế lực Triệu Đà, từ
sông Bình Giang xuống Nam thuộc Thục An Dương Vương Triệu Đà lui bình, thực hiện kế cho con trai là Trọng Thủy sang kinh đô Cổ Loa lam con tin và cầu hôn công chúa My Chau, ở rể với Thục An Dương Vương để điều tra, nắm bắt bí
mật quân sự của Âu Lạc Lấy cắp được bí mật về vũ khí "nd
thân" của An Dương Vương, Trọng Thủy trở về, Triệu Đà mở cuộc tấn công mới, đem quân từ Vũ Ninh đánh thẳng vào kinh
đô Cổ Loa Thục An Dương Vương vì mất cảnh giác, để lộ bí
mật vũ khí nên chỉ còn đường tháo chạy khỏi kinh thành, kết thúc 50 năm tổn tại của nhà Thục và cơ đồ của nhà Thục rơi vào
tay nhà Triệu Thời điểm đồ vào năm 207 tr.CN:
Triệu Đà sáp nhập phần đất của Âu Lạc vào quận Nam Hải
Từ năm 206 tr.CN Triệu Đà củng cố lực lượng, thôn tính cả quận Quế Lâm và quận Tượng rồi gộp cả ba quận Quế Lâm quận Tượng và quận Nam Hải thành lập một quốc gia độc lập lấy tên
là Nam Việt, Triệu Đà xưng đế đóng đô ở Phiên Ngung nay là
† Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, sông Binh Giang là hệ thống Lục Đầu
Giang“iiển tiếp nước sông Cầu sông Thương, đưới tiếp nước sông Thiên Đức
Trang 11tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc Nước ta phụ thuộc Nhà Triệu từ đó,
1.2 Cương vực và địa giới hành chính
Các thư tịch cũ còn lại cho đến ngày nay không cung cấp đủ
và cụ thể, rõ ràng về cương vực và lãnh thổ nước ta thời đại
Hùng Vuong - An Duong Vuong
Sách Đại Việt sử ký toàn thu cé chép: "Hing Vuong lén
ngôi, đặt quốc hiệu là nước Văn Lang Nước ấy phía Đông giáp Nam Hải, phía Tây đến Ba Thục, phía Bắc đến Hồ Động Đình, phía Nam giáp nước Hồ Tôn " Các thư tịch còn chép lại nước ta hồi đó chia ra 15 bộ, tay tên gọi các bộ có sự khác nhau giữa các thư tịch song về cơ bản các nhà sử học cũng khoanh cương
vực lãnh thổ nước ta thời Hùng Vương - Án Dương Vương không vượt khỏi vàng Bắc Bộ và Bác Trung Bộ, phía Nam giới hạn đến Đèo Ngang” Song, giới hạn cương vực nước ta theo
Đại Việt sử kỹ toàn thư chép thì tõ ràng vượt ra ngoài biên giới Việt Nam hiện tại
Một số nhà khoa học nghiên cứu hệ thống phân bổ các di
chỉ văn hóa khảo cổ học thời đại Hùng Vương - An Dương
Vương để xác định cương vực lãnh thổ nước ta thời đại này, song
` Giới nghiên cứu khoa học hiện còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn để cuộc xâm lược của nhà Tân và của Triệu Da vào nước Âu Lạc cha An Dương Vương
- Có quan điểm cho rang cuộc tấn công của Triệu Đà vào Net Lĩnh đồng nhất
với cuộc tấn công của Triệu Đà vào nước Âu Lạc vì Triệu Đà vốn là tướng lĩnh của nhà Tần (khoảng 218-213 tr CN)
~ Có quan điểm cho tầng Triệu Da tấn công nước Âu Lạc thời điểm 196 trCN và kết thúc cuộc chiến bằng thắng lợi của Triệu Đà và sự kết thúc vương triểu “Thục An Dương Vương cùng với nước Âu Lạc vào năm 179 tr.CN,
Các quan điểm khoa học trên khác nhau bởi xuấi phát căn cứ từ các nguồn sử liệu khác nhau Vấn để vẫn đang cần được nghiên cứu thêm để làm sáng tỏ 2 Xem: Nguyễn Trái toàn tập - NXB KHXH - Hà Nội, 1969 - trang 186: Quấc sử quân triển Nguyên - Đại Nam nhất thống chí - NXB KHXH (4 tập) ~ Hà Nội 1969-1970
Trang 12kết quả van còn khiếm khuyết vã chưa hoàn toàn thuyết phục về
khoa hoc
Cc nhà nghiên cứu về địa danh Việt cổ đã có sự tập hợp,
phân tích và xác định rằng cương vực lãnh thổ nước ta thời các
vua Hùng trùng với phạm vi phân bổ ở các địa danh hành chính cơ sở Việt cổ là "Kẻ", địa danh Việt cổ chỉ sông: "Tà, Đà" (Tà Con, Đà Rang), dia danh chỉ núi "Pù - Rú” (Pù Mát, Rú Cơm ) địa danh chỉ ruộng lúa "Na - Nà" (Nà San, Na Ling, Na Ri) Cách tiếp cận nghiên cứu địa danh học lịch sử có thể có cơ sở xác đáng giúp chúng ta lầm sáng tỏ việc xác định cương vực
lãnh thổ nước ta thời Hùng Vương - An Dương Vương
Như vậy trên những thông tin tư liệu hiện có, có thể tạm
thời phác họa những nét chung nhất về cương vực nước ta thời đại Hùng Vương - An Dương Vương nhự sau: về phía Đắc, vượt
quá đường biên giới Việt - Trung hiện tại, bao gồm cả một phần
phía Nam của các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện nay Về phía Tây cơ bản không vượt sang phía Tây của dãy Trường Sơn Về phía
Nam có thể vượt quá Đèo Ngang vào đến cực Nam Trung Bộ”),
II- CƠ CẤU TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH THỜI HÙNG VƯƠNG
- AN DƯƠNG VƯƠNG
lịch sử hành chính là một bộ phận của lịch sử Nhà nước Trong thời kì dựng nước đầu tiên cho đến các thời kì Nhà nước phong kiến độc lập tự chủ chưa có sự phân chia rach rồi giữa các ‘Le Trọng Khanh - Những tín liệu thục nhận được từ bản lược đồ địa danh
.lgôn ngữ Việt cổ - rong Kỷ yếu hội thảo bản đô quốc gia về lịch sử bán đổ
quốc gia ngày 13/12/1990
® Xem Bùi Thiết - Việt Nam thời cổ xưa - NXB Thanh niên - Hà Nội 2000,
Trang 13chức năng lập pháp, hành pháp, tr pháp như hoạt động của tổ
chức Nhà nước thời hiện đại Do đó, khi nghiên cứu lịch sử hành
chính các thời kì này, chứng ta có thể xem xết cách thức tổ chức
và vận hành của bộ máy cai trị nói chưng, cách phân chia và sắp xếp các đơn vị hành chính ở Trung ương và địa phương, Sử phân vùng Tãnh thổ, chế độ quan chức và các chính sách cai trị của Nhà nước qua từng thời kì lịch sử, đặc biệt là các điễn biến cải
cách, thay đổi hành chính trong từng thời đại có những sự khác
nhau
2.1 Khái quát về bối cảnh xã trội và đời sống kinh tế 3.1.1 Sự phân hóa xã hội
Sự phát triển của kỹ thuật luyện kim đã thúc đẩy nền sản xuất phát triển Điều đó tạo nên một sự chuyển biến lớn trong xã
hội Sự phân công lao động giữa các ngành nghề cũng được đẩy
mạnh và chuyển hóa từng hoạt động kinh tế Trong xã hội, vai
trò vị thế của những người làm nghề đúc đồng rất to lớn
Tầng lớp thống trị là tầng lớp nấm trong tay nhiều tài sản vật chất, nhiều quyền năng để thống trị xã hội Tư liệu khảo cổ
học qua khai quật các khu mộ cổ thời đại này đã xác định sự
phân hóa xã hội giàu nghèo qua các hiện vật tùy tang
Tầng lớp thống trị đúng đầu là vua, đưới vua là các thủ lĩnh bộ lạc, đưới các thủ lĩnh bộ lạc là những người đứng đầu các đơn vị hành chính cơ sở gọi là "Kẻ"
Những người đân tự đo gồm cố nông dân và thợ thủ công Họ là những người dân sống trong các làng bản gọi là "Kẻ”, có gia đình riêng sống quần tự heo dòng họ hoặc theo quan hệ lang giêng với lối ứng xử ràng buộc thân thiết tình làng nghĩa xóm và cùng chịu sự thống trị của bộ máy cai trị hành chính thời bấy
giờ
Trang 14Ngoài ra có một số bộ phận do thiếu phương tiện, điều kiện sinh hoạt chủ yếu, họ bị mất hết tư liệu sản xuất hoặc đo họ là những tù binh trong các cuộc xung đột nên phải rơi vào địa vị nd lệ gọi là "Hồn", là "Xảo" Lao động của họ bị lệ thuộc vào tầng lớp khác, chủ yếu là phục vụ gia đình theo chế độ nô lệ gia trưởng hay một số phục dịch ở các công trường lao động dưới sự quản lý của tầng lớp thống trị Tuy nhiên, tầng lớp lao động nó lệ
này cũng không nhiều và không tạo ra cơ sở cần thiết để hình thành chế độ nô lệ điển hình
2.1.2 Đời sống kinh tế
Nhìn chung đời sống kinh tế - xã hội thời kỳ này là nên
kinh tế tiểu nông manh mún Các gia đình thực hiện sản xuất
theo lối tự cấp tự túc Riêng đối với nghề luyện kim, đúc đồng đã
có sự phát triển tổ chức cao hơn, tạo ra sản phẩm nhiều hơn phục
vụ cho nhu cầu sử dụng tại chỗ và tạo thành hàng hóa đem trao
đổi giao lưu với khu vực khác
Một số hoạt động kinh tế truyền thống có từ thời nguyên thủy như săn ban tập thé, đánh bắt cá trên sông, suối, ao, đầm
vấn được duy trì
Nghề thủ công có sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống và lầm hàng hóa trao đổi, đặc biệt là nphề làm gốm, đổ
trang sức, đệt vải
Giữa các khu vực trọng nước và bên ngoài đã có những hoạt
dong giao lưu trao đổi về hàng hóa sản phẩm và giao lưu trao đổi về kỹ thuật Giao lưu trao đổi có thể diễn ra dưới nhiều hình thức
như mua bán, cống nạp, đổi chác, phong lặng hoặc thậm chí là
chiến tranh cướp đoạt Những phát hiện khảo cỏ học về các sản phẩm văn.hóa bên ngoài có mặt trong địa bàn Việt cổ và những sản phẩm văn hóa Việt cổ có mật ở các khu vực khác đã khẳng định sự giao lưu về kinh tế - văn hóa của đất nước ta thời đại
Hùng Vương - An Dương Vương
Trang 15Hiện nay vẫn còn một số ý kiến của các nhà khoa học chủ , trương rằng vào thời Hùng Vương chưa xuất hiện hình thức phân
công chuyên hóa lao động và chưa có sở hữu tử nhân Xã hội lúc
này chưa phân hóa.đến mức đối kháng giai cấp, chưa có Nhà nước, không ai bóc lột ai, không ai thống trị ai Đó là hình thái kinh tế - xã bội cổ đại theo mô hình "Phương thức sản xuất châu
Á” mà Mác đã để cập
2.2 Tổ chức hành chính thời Hùng Vương-An Dương Vương
Thu tịch cổ để lại cho đến ngày nay rất ít tư liệu để cập đến
tổ chức hành chính của thời Hùng Vương - An Dương Vương Tuy nhiên, trên cơ sở những tài liệu khai thác được, chúng ta có
thé nắm bất được về tổ chức hành chính của thời đại dựng nước một cách đại thể như sâu
2.2.1 Về các cấp và các đơn vị hành chỉnh
Đứng đầu quốc gia là Vua - chính là người đã nổi lên thu phục được các Bộ lạc - hiện thân của quyền lực tối thượng Giúp Vua và cùng hưởng những quyền lợi lớn, là những người an theo, phò giá vua trong đó chủ yếu là vợ, con, những người trong họ hàng anh em gia tộc của vua, lấy đanh nghĩa và quyển uy của vua để thực hiện quyền cai trì xã hội
Theo Việt sử lược thì nước ta thời Hùng Vương chia thành 15 đơn vị hành chính gọi là 15 bộ lạc, gồm có: Giao Chi, Việt Thường Thị, Vũ Ninh, Quân Ninh, Gia Ninh, Ninh Hải, Lục Hải,
Thanh Tuyển, Tân Xương, Bình Văn, Văn Lang, Cửu Chân, Nhật
Nam, Hoài Hoan, Cứu Đúc
Sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và sách Khâm
định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều
Nguyễn chép về 15 bộ lạc của nước Văn Lang có sự khác biệt về
Trang 16tên gọi: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Việt Thường, Phúc Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyển, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu
Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cứu Đúc, Văn Lang
Trong sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim có chú thích 15 bộ lạc thời các vua Hùng tương ứng với địa danh cơ bản
nằm trong phần đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta như sau": 1 Văn Lang - Bạch Hạc, Vĩnh Yên
2 Châu Diên - Son Tay
3 Phúc Lộc - Sơn Tây
4 Tân Hưng - Hưng Hóa, Tuyên Quang
_5 Vũ Định - Thái Nguyên, Cao Bằng, 6 Vũ Ninh - Bắc Ninh
17 Lục Hải - Lạng Sơn 8 Ninh Hải - Quảng Yêu
9 Dương Tuyên - Hải Dương
10 Giao Chỉ - Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình
11 Cửu Chân - Thanh Hóa
12 Hoài Hoan - Nghệ An
13 Cửu Đức - Hà Tĩnh
14 Việt Thường - Quảng Bình, Quảng Trị, 15 Bình Văn - Chưa xác định rõ ở vùng nào
Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Phú Thọ) đặt tướng văn gọi là Lạc hầu, các tướng võ gọi là Lạc tướng, các con trai của vua gợi là Quan lang, con gái vua gọi là Mị nương, các quan nhỏ gọi là Bỏ chính Quyển cai trị thế tập theo cha
truyền con nối gọi là chế độ Phụ đạo sage
Trang 17Như vậy thư tịch cổ gọi tầng lớp quan lại thừa hành vua cai trị các bộ lạc có các tên gọi khác nhau Sách Thúy kinh chú gọi chung đó là Lạc hầu, Lạc vương "ở Giao Chỉ ngày xưa khi chưa có quận huyện đặt các chức Lạc vương, Lạc hầu để cai trị các quận huyện" Sách tĩnh Nam chích quái phân biệt chị tiết hơn:
tướng võ là Lạc tướng, tướng văn là Lạc hầu, trăm quan gọi là Bồ chính, Thần Trần Trọng Kim cũng đã sử dụng tài liệu này để
soạn Việt Mam sử lược và ông còn chú thích rõ là đến thời Cận
đại có nơi gọi Chánh tổng là Bồ đinh, chắc là do Bê chính nà ra
6 mội số vùng dân iộc ít người nước ta thời Cận đại lưu hành
nhiều tên gọi khác nhau để chỉ các tù trưởng tương tự như người
Mường gọi ià Phụ Đạo, người Tày, Thái gọi là Phia Tao, người Chăm gọi là Pa Tao, Po Tao
Cấp hành chính cơ sở thời các vua Hùng là các làng Việt cổ gọi là “Kẻ” Đây là các làng tiểu nông mà tên gọi còn lưu lại
tgầy nay ở các địa phương nước ta từ vùng Bắc Bộ cho đến vùng
cực Nam Trung Bộ Rất tiếc cho đến nay không còn cứ liệu thư tịch nào để cập thời đại Hùng Vương có bao nhiêu “Kẻ” — làng
Việt cổ ở nước Văn Lang, Đứng đầu các “Kế” là các “Già Lang” “Già Bản” có chức quyền cai quản như nằm trong hệ thống quan
viên từ triểu đình xuống cơ sở Một mật các “Già Làng, Giả Bản” phải trân thô sự điều hành, cai quản và cống nộp cho cấp trên như Đồ chính, Lạc hầu, Lạc tướng, Vua Mặt khác những người đứng đầu các “Kế” lại thực hiện cai quản địa hat của mình
theo kiểu gia trưởng đối với cư đân trong “Kẻ” Đây cũng là mầm mống tạo ra thiết chế “Lệ làng” trong xã hội về sau
2.2.2 Về tổ chức lực lượng quân đội
Thời kỳ tiòng Vương - An Dương Vương chưa cố cơ quan
chuyên trách quân sự ở Trung ương hay các địa phương Nhà
Trang 18Vua và các thủ lĩnh bộ lạc như các Lạc hầu, Lạc tướng cho đến
các “Già Làng", "Già Bản” trực tiếp thống lĩnh lực lượng quân
sự
Kết quả khai quật khảo cổ học về các đi tích Văn hóa Đông Sơn thời các vua Hùng đều thu được số hiện vật bằng đồng thau làm vũ khí chiếm khoảng một nửa tổng sé hién vat déng thau” Điều đó chứng minh rằng hoạt động quân sự đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Tài liệu thư tịch không ghi rõ về
cách thức tổ chức quân sự thời đại này ra sao Tuy vậy, qua các
bình chạm khắc trên đồ đồng Đông Sơn như trống đồng, thạp
đồng, rìu chiến v.v , kết hợp với các tư liệu về truyền thuyết đân gian cho chúng ta thấy lực lượng quân sự thời ky nay có cả bộ bình và thủy binh được trang bị vũ khí bằng đồng thau sắc
bền như lao, giáo, rìu, chiến, cung nỏ, đao gãm Chiến binh
được mặc giáp phục có tấm che ngực v.v Trong góc độ rào đó có thể thấy được với bối cảnh chiến tranh xung đột, cướp bóc là sự kiện thường xuyên xảy ra trong thời đại này, việc trang bị vũ
khí và vũ trang toàn dân cũng là điều rất có cơ sở thuyết phục
Đây cũng là yếu tế xã hội quan trọng để thúc đẩy sự ra đời và
phát triển của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc 3.2.3 Chính sách kinh tế và đổi ngoại
Với một cơ cấu tổ chức hành chính từ Trung ương đứng đầu
là Vua cho đến các Lạc bẩu, Lạc tướng, Bồ chính và các “Già Làng” “Già Bản” ở các “Kẻ” là thấp nhất, việc qay định về chính sách kinh tế đã được xác lập để tạo nên “công quỹ” cho quốc gia
và phục vự cho nhà Vua
Ruộng đất là tư liệu sản xuất chính được các “Kẻ” vây
thành địa bàn quần tụ khai khẩn với hình thức các gia đình tiểu
* Trịnh Cão Tưởng, Lê Văn Lan -, lật vũ khí và suy nghĩ về một vài vấn
để quân sự In trong Hùng Vương: ứng re we-Khoa Roc xa hội -
Trang 19
nông theo chị gia trưởng, có thể tập hợp thành làng theo đồng họ, cũng có thể tập trung theo kiểu công xã láng giêng Các gia đình tiểu nông bất đầu xác lập chế độ tư hữu đất đai ở các mức
độ khác nhau Đất đai tư hữu chủ yếu là đất làm nhà và đất vườn
Đất canh tác như đất ruộng hay đất khai khẩn nương, rấy chỉ được sử dụng khi dang sản xuất, khi không sản xuất, gieo trồng thì sở hữu vẫn thuộc về cộng đồng Tuy nhiên, hình thức ruộng
công để nộp thuế cho Nhà nước hay cho các Lạc hầu, Lạc tướng “ăn ruộng” vẫn cùng tồn tại
Cũng cần phải nói rằng cứ liệu lịch sử để nghiên cứu về
chính sách kinh tế thời đại này rất thiếu vắng Các nhà nghiên
cứu còn đang đưa ra nhiều giả thiết khác nhau
Với sự phát triển kinh tế — xã hội khá cao, nghề luyện kím, làm đồ trang sức, làm gốm và đệt vải đã phát triển đến đỉnh cao
Đo đồ sự giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực đã là vấn
để thường xuyên Một mật chính sách đối ngoại làm thỏa mãn
nhu cẩu phát triển nhưng cũng là một yêu cầu tất yếu của việc
hòa hiếu để giữ yên bờ cõi, chống lại các cuộc tranh chấp, cướp
bóc thường xảy ra Sử nước ta cũng dẫn lại nhiều thư tịch cổ
Trung Hoa về quá trình giao lưu thời bấy giờ, ví dụ như sách
Thượng thư đại muyện ghỉ lại vào năm Tân Mão (1109 trCN)
vào đời Thành Vương nhà Chu, người phương Nam xưng là Việt Thudag dem chim Bach Tri sang cống Nhà Chu phải tìm người
phiên địch qua nhiều lần mới hiểu được tiếng Chu Cơng Đốn đã chế ra xe Chỉ Nam để đem sứ Việt Thường về nước Sự việc
trên rất có thể là thực tế của thời Hùng Vương song niên đại bị sai lệch
2.2.4 An Dương Vương và nước Âu Lạc
Năm Giáp Thìn (257 trCN) sau khi đánh bại được Hùng Vương, Thục Phán đẹp yên mọi nơi, lên làm vua xưng hiệu là
Trang 20An Dương Vương, đổi tên nước thành Âu Lạc và chuyển kinh đô từ Phong Chấu (Việt TH) về Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh, tỉnh
Phúc Yên cũ, nay là huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Trên cơ bản, lãnh thổ của nước Âu Lạc có rộng hơn chút ít do cộng thêm vùng đất cũ của Thục Phán vốn là một họ độc lập ở gần nước Văn Lang (chứ không phải là nước Thục ở bên Trung
Quốc) Cũng có ý kiến cho rằng: về danh nghĩa, nước Âu Lạc vẫn là đất nước Văn Lang thời các vua Hùng của thời Việt cổ
Thục Phán vẫn nhận mình là đồng đối của vua Hùng Sau khi chiếm được ngôi báu, Thục Phán vẫn lập cột đá để tưởng nhớ các
vua Hùng (ở khủ vực Đên Hùng ngày nay)”
Bộ máy cai trị của Nhà nước Âu Lạc do Án Dương Vương trụ trì vấn theo hình mẫu của thời kỳ Văn Lang của các vua
Hùng An Dương Vương là thủ lĩnh tối cao, nắm toàn bộ quyền hành thống trị đất nước Dưới vua vẫn đuy tà chế độ Lạc hậu,
Lạc tướng cai quản các bộ lạc và các Bồ chính, cai quản các
vùng của bộ lạc theo truyền thống thế tập cha truyền con nối
Các đơn vị hành chính cơ sở là các “Kẻ” Làng Việt cổ vin do các “Già Làng”, “Già Bản” đứng đầu
Sử cũ không ghi chép nhiều về An Dương Vương và nước Âu Lạc đặc biệt là về cơ cấu bộ máy và nhân sự hành chính Tuy
nhiên với việc đời kinh đô về Cổ Loa; xây dựng tòa thành đồ sộ, kiên cố và phát triển về lực lượng quân sự, An Dương Vương đã mở ra một thời kỳ mới theo xu hướng phát triển cường thịnh của
nước ta,
Thành Cổ Loa kinh đô nước Âu Lạc của An Dương Vương
là một tiến bộ vượt Bậc đánh đấu một bước trến lớn của hành chính nước ta thời cổ đại Thành Cổ Loa trong sử cổ có ghỉ chép
ˆ* Xem: Trân Trọng Kim, sách đã dẫn, trang 28 và Quốc sử quán triểu Nguyễn ~ Khám định Việt sử thông giấm cương mục — Sách đã dẫn
3 Bùi Thiết ~ Việt Nam thời cổ xua — Sách đã dẫn, wang 296
Trang 21là: Việt Vương cổ thành (Tay dud, thinh cia An Duong Vuong (hủy kính chủ), Việt Vương thành — Loa thành (An Nam chí nguyên), thành Việt Vương tục gọi là thành Khả Lũ (An Nam chỉ
lược) Ngoài ra thành Cổ Loa còn có tên gợi khác như thành Côn Lôn, thành Từ Long v.v Hiện nay, di tích thành Cổ Loa
Trang 22Chương lí
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ
CHONG SỰ XÂM LƯỢC VÀ BỒNG HÓA
CỦA PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
{Từ năm 208 tr.CN đến thé ky X}
1 TRIỆU ĐÀ XÂM LƯỢC NƯỚC TA VÀ TỔ CHỨC HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC NAM VIỆT
Nam Quý Tị 207 tr.CN, Triệu Đà là tướng của nhà Tần làm Quận úy quận Nam Hải đã đánh được An Dương Vương, sáp
nhập nước Âu Lạc và quận Nam Hải Nhân đà bành trướng,
Triệu Đà thôn tính cả quận Quế Lâm và quận Tượng của nhà Tần Năm 206 tr.CN, Triệu Đà gộp ca ba quan Nam Hai (gồm cả nước Âu Lạc mới sáp nhập), quận Quế Lâm và quận Tượng lập nên nước Nam Việt Triệu Đà tự xưng là vua lấy hiệu là Triệu Vũ Vương, đồng kinh đô ở Phiên Ngung (gần Quảng Châu —
Trung Quốc ngày nay) Trong khi Triệu Đà (Triệu Vũ Vương)
đang gây dựng cơ nghiệp ở Nam Việt, thì Lưu Bang nhà Hán đã
diệt được Tần, điệt được Sở và thống nhất “Trung Quốc, lên ngơi
hồng để lấy hiệu là Hán Cao Tổ Năm Ất Tị (196 trCN) Hán
Cao Tổ cho Lục Giả đến Nam Việt phong vương cho Triệu Vũ
Vương và bắt phải thần phục nhà Hán Năm 195 tr.CN, Hán Cao Tổ mất Huệ Đế, con đẻ của Lữ Hậu lên nối ngôi Lữ Hậu được
Trang 23la Cao Hau Hué Dé ra lénh cdim ngudi Han khéng được buôn
bán dé sắt, đồ vàng bạc và công cụ với Nam Việt Triệu Vũ
Vương tức giận, liên tự xưng là Nam Việt Hoàng đế và cất quân
đánh quấn Tràng Sa của nhà Hán Năm Canh Thân (181 trCN),
nhà Hán đem quân đánh Nam Việt, không thấng nổi Từ đó thanh thế Triệu Vũ Đế lừng lẫy, sánh ngang hàng vớt Hoàng đế nhà Hán Lữ Hậu mất, Hán Văn Đế lên ngôi, liền sai Lục Giả dua thy sang dụ Vũ Đế thuân phục nhà Hán Triệu Đà (Triệu Vũ Đế) nghe theo, xóa bỏ đế hiệu lập lại ngôi vương, đưa cống vật
phụng hiến Hán Văn Đế Năm Giáp Thìm (137 trCN) Triệu Vũ
Vương mất, hưởng thọ 121 tuổi, làm vua hơn 70 năm Trong
nhiều triểu đại phong kiến độc lập của nước ta, một số tầng lớp nho sĩ trí thức vẫn coi nhà Triệu là triểu đại chính thống của lịch sử Viet Nam
Chiếm được Au Lạc, Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải, thôn tính luôn hai quận Quế Lâm và quận Tượng lập
nên nước Nam Việt, Để thực hiện sự thống trị của mình xây
dựng nước Nam Việt hùng mạnh, Triệu Đà đã thiết lập một bộ
máy cai trị trong cả nước theo mô hình Tẩn - Hán Đó là biểu hiện của một chế độ Nhà nước nỗ lệ điển hình đang trong quá
trình phong kiến hóa Nét đặc trưng của chế độ phong kiến hóa là lãnh chúa phong kiến vừa hưng khởi được tham gìa vào bộ máy hành chính Đồng thời các chủ nô, các thế lực quân sự đang
là thế lực thao túng xã hội cũng được chuyển hóa thành các lãnh
chúa phong kiến và tham gia vào bộ máy hành chính để cai quản xã hội Tuy nhiên, sức sống của dân tộc fa trong công cuộc chống xâm lược và đồng hóa của phong kiến phương Bắc được
biểu hiện suốt trong gần 100 năm thuộc nhà Triệu
' Nguyễn Trãi: Cáo Bình Ngô - Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền
văn hiến đã lâu Sơn hà cương vực đã chìa phong tục Bắc - Nam cũng khác
Từ Triệu Định, Lý Trần gây dựng nến độc lập cũng Hán, Đường, Tống Nguyễn hùng cứ một phương
Trang 246 Trung ương: Triệu Đà nắm quyền tối cao về mọi lĩnh vực với đanh hiệu Nam Việt Vũ Vương (Triệu Vũ Vương - 206 tr.CN); năm 103 trCN lại xưng Nam Việt Vũ Đế ngang hàng với nhà Hán Đó là danh xưng cao nhất đại diện cho thể chế phong kiến Trung ương tập quyền Nhà Triệu duy trì chế độ thế tập cha truyền con nối ngôi vua được 5 đời
Nhà Triệu luôn ra sức chăm lo xây dựng bộ máy hành chính ~ quân sự để cai trị đất nước và tiến hành các cuộc chiến Hanh chính phạt Vua là ngôi vị nắm quyền cao cả, bén cạnh vua, nâng đỡ, giúp việc vua còn lập các ngôi vị thái hậu, hoàng hậu và chức vụ thừa tướng, tế tướng chăm lo tất cá việc triều chính từ đối nội, đối ngoại cho đến việc bình bị chiến tranh
Về hành chính các cấp ở địa phương: Nhà Triệu chia nước
Nam Việt thành 7 quận gồm: Nam Hải, Hợp Phố, Thương Ngô, Uất Lâm, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam Phần lãnh thổ nước ta được chia thành 3 quận là Giao Chỉ (vùng Bắc Bộ ngày nay) và quận Cửu Chân (vùng từ Thanh Hóa đến hết Hà Tĩnh) và Nhật Nam (Quảng Bình ~ Quảng Trị) Đứng đầu các quận là các Thái thú, riêng các quận Giao Chỉ và Cửu Chân (lãnh thổ nước ta) thì đặt chức Quan sử chứ không đặt Thái thú Quan sử là sứ giả của
nhà Triệu trực tiếp cại trị
Bộ máy hành chính ở hai quận Giao Chỉ, Cửu Chan nam 198 tr.CN mới được thành lập Khả năng cai trị của nhà Triệu chỉ
đến được phan đất từ Đèo Ngang trở ra, còn vùng đất từ Đèo Ngang trở vào (Nhật Nam chỉ có trên danh nghĩa) vẫn nằm ngoài
sự cai quản của nhà Triệu
.Bộ máy hành chính cấp quận ở hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân vẫn cồn rất đơn giản Quan đứng đầu quận là chức Quan sứ
Trang 25nhận chức, thực hiện những nhiệm vụ và quyển hạn mà triểu
đình giao phó, chủ yếu là thực biện thu thuế và các khoản cống
nộp của dân để tổ chức vận chuyển về triểu đình; đồng thời trực
tiếp cai trị dân theo chuẩn mực của triểu đình Nam Việt mô
phỏng theo khuôn mẫu Tần - Hán
Dưới cấp hành chính quận vẫn duy trì cấp hành chính Bộ lạc như thời Hàng Vương - An Dương Vương, chế độ Lạc tướng, Lạc hầu vẫn theo thế tập cha truyền con nối
Các đơn vị hành chính cấp cơ sở là Kẻ - làng Việt cổ hầu nhữ còn giữ nguyên truyền thống, chưa chịu sự cai quản của nhà Triệu Truyền thống kinh tế - văn hóa - phong tục vẫn được bảo lưu Đứng đầu các đơn vị hành chính cơ sở Kẻ - làng Việt cổ vẫn là sự cai quản của các “Giả làng, Già bản” theo kiểu “lệ làng”
Về quân sự, nhà Triệu đặt bên cạnh các viên Quan sứ cai quản quận là các đồn trú với đội ngũ quân sĩ do quan võ (Tả
tướng) chỉ huy để giúp Quan sứ kiểm soát các Lạc hâu, Lạc
tướng và các khu vực trong quận
II NHÀ HÁN BÀNH TRƯỚNG VỀ PHƯƠNG NAM VÀ TỔ CHỨC HANH CHÍNH Ở NƯỚC TA TRƯỚC KHƠI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
Nhà Tây Hán thu phục toàn bộ đất đai Nam Việt của nhà Triệu trong khoảng 2 năm (111 — L†0 trCN) Việc đầu tiên quan
trọng đối với nhà Tây Hán là thiết lập chế độ hành chính quận,
huyện theo mô hình nhà Hán
Trang 26đất Văn Lạng - Âu Lạc xưa là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhat Nam
(thuộc Bấc Bộ và Trung Bộ ngày nay) Quận Giao Chỉ là quận
lớn nhất (thuộc Bắc Bộ Việt Nam ngày nay), quận Cửu Chân
thuộc Thanh - Nghệ - Tinh ngày nay, quận Nhật Nam là khu vực từ Đèo Ngang vào đến vùng Lưỡng Quảng (Quảng Nam - Quảng
Ngãi)
Nam Nguyên Phong thứ năm đời Hán Vũ Đế (106 trCN) cùng với việc hoàn thành việc sắp đạt hành chính cấp quận, nhà
Hán phân chia cấp quận thành các đơn vị hành chính cấp huyện, thay thế tương đương cho các bộ lạc ngày trước Ba quận Giao Chi, Cứu Chân, Nhật Nam thuộc Việt Nam ngày nay cũng được chia thành 22 huyện Trong đó:
- Quận Giao Chỉ gồm có 10 huyện: Luy Lâu, Yên › Định, Câu Lậu, Mê Lình, Khúc Đương, Bác Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long
Điên, Chu Diên
~- Quận Cửu Chân gồm có 7 huyện: Tư Phố, Cư Phong, Đô
Bàng, Dư Phát, Hàm Hoan, Vô Thiết, Vô Biên
- Quận Nhật Nam gồm 5 huyện: Chu Ngô, Bắc Ảnh, Lô
Dung, Tây Quyền, Tượng Lâm
Cơ cấu hành chính quận huyện được thiết lập như vậy được tồn tại khá lâu dài, cho đến cuối thời thuộc Tan, niên hiệu Thái Khang (280 — 420) mới đổi tên quận Giao Chỉ thành quận Giao Châu
Quận Giao Chỉ là quận lớn nhất trong các quận và đặt chức Thứ sử đứng đầu có quyền cai quản trong quận đồng thời quan
Thứ sử Giao Chỉ cồn có hai nhiệm vụ tuần tra kiểm soát khắp cả
7 quận vùng lục địa, trừ hai quận Chu Nhai và Đàm Nhĩ (thuộc
đảo Hải Nam - Trung Quốc ngày nay) Quan Thứ xử Giao Chỉ
đầu tiên là Thạch Đái Trung tâm hành chính được chuyển từ Phiên Ngung (Quảng Đông - Trung Quốc) về Giao Chỉ đóng thủ
Trang 27nay) Trung tâm hành chính này tồn tại cho đến thế kỷ HĨ nhà
Hán mới chuyển trở lại Phiên Ngung và đổi tên Giao Chỉ thành
Giao Châu
Sáu quận khác trong 7 quận vùng lục địa chỉ bể nhiệm chức Thái thú đúng đầu và cùng với Thái ¡hú có chúc quan Đô úy là
võ quan nấm trong tay một số quân lính đổn trú cai quản các
quận
Bệ máy hành chính cấp quận: Nhà Hán thiết lập bộ máy
hành chính cấp quận khá quy cú Bên cạnh Thái thí, nhà Hán
còn đặt chức Quận thừa để giúp việc và thay mặt quan Thái thú
khi quan Thái thú đi vắng `
Bệ máy giúp quan Thái thú là các Tảo phụ trách các mảng công việc Ding dau cdc Tao là các quan Duyện sử Trong mỗi Tào có nhiều nhân viên giúp việc trông coi những công việc hành chính khác nhau, gồm một số Tào nhữ: Công tào tồng sự: trông coi việc bổ nhiệm quan lại và các việc dân sự Bac tho tong su: Trông coi việc ghi chép sổ sách tiền nong, thuế khóa
Binh tao tng su: Trông coi các việc về bình bị
Biệt tào tòng sự: Giúp việc thái thú khi đi tuần hành công vụ
Một số tào khác chuyên trách về công việc số sách, các
chức Giả tá chuyên trách theo dõi về văn thư, môn đình, thời tiết,
tế tự, trật tự trị an "”, Ngoài ra, tùy từng quận có thể đặt thêm
các chức quan chuyên trách như:
Điêm quan: phụ trách thu thuế muối
Thiết quan: phụ trách đánh thuế và tổ chức chế biến sắt Công quan: thu thuế thủ công nghiệp
“Thủy quan: thu thuế thuyền bè, thuế đánh cá
' Xem Trần Quốc Vượng Hà Văn Tấn: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam Tap 1- NXB Giáo dục, Hà Nội 1960 trang 29-30
Trang 28Các quan Thứ sử, Thái thú, Đô úy, Thừa quan đều là người
Hán, được lựa chọn trong hàng ngũ quan lại thân tín và trung thành với nhà Hán, được đào tạo kỹ lưỡng vé kink nghiệm cai trị và “giáo hóa” đặc biệt là về lối ứng xử thông hiểu an dân ở địa bàn đất Việt Nhà Hán khuyến khích con cái nối nghiệp cha ông kế thừa các chức quan này, khuyến khích họ ở lại định cư sinh sống lập nghiệp lâu đài trên đất Việt
Bộ máy hành chính cấp huyện: Dưới hành chính cấp quận
là hành chính cấp huyện Đứng đầu hành chính cấp huyện là
Huyện lệnh Huyện lệnh ấn lương của Nhà nước được tính bằng
thóc Tùy huyện lớn hay bé mà Huyện lệnh được hưởng thóc
nhiều hay ít, thường từ khoảng 400 thạch đến 1000 thạch một
năm
6 các quận Giao Chỉ, Cửa Chân, Nhat Nam thì các chức
Huyện lệnh đứng đâu các huyện vẫn do các Lạc hầu, Lạc tướng
nắm giữ, nhà Hán chưa thể khống chế được đến cấp huyện Để
giúp việc Huyện lệnh, bên cạnh Huyện lệnh còn đặt một quan
văn gọi là Viên thừa và hai quan võ gọi là Viên úy Bộ máy hành chính cấp huyện cũng chia thành các Tào giúp việc đảm trách các công việc khác nhau Nhiệm vụ chủ yếu của cấp huyện là trông coi việc cai quản hoạt động của đân tình ở trong địa hạt và thủ thuế để xung vào kho quốc khố, báo cáo lên quận Cuối thời Đông Hán chế độ quận huyện vẫn được duy trì song số huyện ở
quận Giao Chí và quận Cửu Chân có sự thay đổi Quận Giao Chi
được lập thêm hai huyện là Phong Khẻ và Vọng Hải thành 12 huyện Quận Cửu Chân giảm đi 2 huyện là Dư Phát và Đô Bàng, vay chỉ còn 5 huyện Dưới cùng là cấp bành chính cơ sở gọi là
Kẻ - làng Việt cổ vẫn cơ cấu tổ chức theo tục lệ thuần Việt Sức sống của văn hóa làng Việt cổ — các Kẻ vẫn duy trì được bản sắc truyền thống mạnh mế của mình trước các chính sách đồng hóa
Trang 29“Trước những thủ đoạn bóc lột và đàn áp của nhà Hán, đã tao
nên lòng căm thù và tỉnh thần chống xâm lược, chống Hán hóa: mạnh mẽ Tình thần đân tộc càng được hun đúc, truyền thống
dân tộc được bảo tồn * Nhà Hán dòng chính sách “Df Di công Dĩ” trong cai trị hành chính từ cấp huyện đến cấp cơ sở Điều đó nói lên sự thâm độc của kẻ xâm lược, song mặt khác cũng thể hiện rõ sự bất lực và non kém của nhà Hán khó lòng khuất phục được người dân
đất Việt
Những cuộc đấu tranh khởi nghĩa chống lại nhà Hán, giành lại độc lập đân tộc đã được nhen nhóm và bùng lên, mở màn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống ách đô hộ ngoại xâm
bat dau
II- HAI BÀ TRƯNG KHỞI NGHĨA VÀ TÁI LẬP BỘ MÁY
HÀNH CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC TỰCHỦ
3.1 Hai Bà Trưng khỏi nghĩa
Trong lịch sử truyền thống chống ngoại xâm giành lại nền
độc lập tự chủ cho dân tộc ta, cuộc khởi nghĩa chống xâm lược
Hán do Hai Bà Trưng lãnh đạo có một vị trí đặc biệt và ý nghĩa to lớn Cuộc khởi nghĩa được toàn đân ủng hộ khắp toàn vùng Bắc Bộ, Trung Bộ nước ta và cả vùng Quảng Đông, Quảng Tây — Trung Quốc ngày nay Tháng lợi nhanh chóng của cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã giải phóng 65 huyện thành
thuộc 7 quận đất liền của nước Nam Việt ra khỏi ách đô hộ
thống trị của nhà Hán Tuy thời gian thắng lợi và nắm quyền cai
quản của Hai Bà Trưng không lâu, nhưng với sự kiện nổi bật
này, Hai Bà Trưng đã tái lập một nên hành chính của Nhà nước tự chủ của dân tộc ta sau mấy năm chịu sự cai trị của nhà Hán
Trang 30Hai Ba Trung là Trung Trac, va Trung Nhị, con Lạc tướng ở huyện Mê Lính thuộc đòng đõi vua Hùng Căm thù giặc Hán tan bạo sát hại và áp bức dã man nhân dân ta trong đó có chồng của
Trưng Trấc Trưng Trắc đã cùng với em gái là Trưng Nhị đấy
bịnh khởi nghĩa đánh lại kẻ thù Sách Việt sử lược chép:
“Đời Quang Vũ nhà Hán, năm thứ 16 hiệu Kiến Vũ (năm
40) người huyện Mê Linh là Trưng Trắc, con gái Lạc tướng cùng em là Trưng Nhị dem bình Phong Châu đánh hãm các quận
huyện lược định 65 thành ở phía Nam nhà Hán, tự lập lÀm vua
đồng đô ở Mê Link”
‘ Luy Lâu là một trong 12 huyện của quận Giao Chỉ thời
Đông Hán; huyện ly đặt tại Lay Lâu (tên Việt cổ gọi là Dâu) nay
thuộc thôn Lũng Khê, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành,
tỉnh Bác Ninh Luy Lâu được đặt làm trị sở của quận Giao Chỉ, nơi Thái thú Tô Định đóng đại bản doanh chỉ huy đàn áp, cướp bóc cai trị dân ta
Luy Lau that thủ trước sức mạnh vũ bão của cuộc khỏi nghĩa, Thái thú Tô Định phái tháo chạy vẻ Hán “Bà Trắc rất
hùng đững, đi đến đâu như gió lướt đến đấy, quân đân Nam Hải,
Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố những Mán, Mường đến hưởng ứng theo bà, bình định được hơn 50 thành ở Lĩnh Nam tự lập làm
vua”),
3.2 Trưng Vương lên ngôi thiết lập bộ máy cai trị của
Triéu đình Nhà nước tự chủ l
Mục đích của cuộc khởi nghĩa đã đạt được Đất nước được
giải phóng thoát khỏi ách đô hộ của nhà Đông Hán, giành lại nên độc lập cho dân tộc, mở ra thời kỳ mới cho lịch sử Trưng
‡ Trấn Trọng Kim: Việt Nam sử lược ~ Sách đã dẫn — trang 19
Trang 31Vương lên ngôi, triểu đình Trưng Vương là tượng trưng của nền
độc lập đân tộc:
Để củng cố thành quả của thấng lợi đã đạt được, Trưng Vương bất tay ngay vào việc tổ chức triểu đình, xây dựng bộ máy quản lý, điểu hành đất nước, ban hành các chính sách để ẩn định và phát triển cuộc sống của nhân đân
Thuyền rằng: trong lễ mừng chiến thắng, thể theo nguyện vọng của dân Việt, Tổng Phố Công, một danh tướng tài ba có
công lớn làm nên chiến thắng, đã thay mật nhân đân suy tôn “Trưng Trắc lên làm vua, thể trung thành với Hai Bà Trưng và đất
nước",
Nhà nước hay triểu đình do Trưng Vương đứng đầu Tham
du quan ly điều hành đất nước còn có các tướng lĩnh đã từng có công lớn trong cuộc khởi nghĩa mà chủ yếu là các nữ tướng Đó
là những người giúp từng việc chuyên trách, cụ thể, trực tiếp
dưới sự điển hành của Trung Vương
ho đến say, các nhà nghiên cứu chưa khẳng định được đình Trơng Vương có bao nhiêu cơ quan giúp việc, phân
cấp hành chính ra sao, chức danh, chức tước của quan lại được
bổ nhiệm sắp xếp ra sao? Tư liện dân gian thu thập được cho
thấy triều đình Trung Vương có các chức như: Tả tướng, Hữu
tướng, Tướng tiên phong, Đại tướng Có thể nói cơ cấu bộ máy
cai trị dưới thời Trưng Vương được tổ chức theo mô hình hành chính quân sự
Nhiệm vụ buổi đầu của triểu đình Trưng Vương là tập hợp
lực lượng toàn dân, bảo vệ nền độc lập dân tộc, ổn định và phát triển kinh tế, tổ chức cuộc sống lao động cho nhân dan Trung
Vương cho các binh lĩnh và tướng sĩ về quê quán cùng với gia
dink, gắn bó với quê hương, vừa giúp nhân dân ổn định cuộc
! Bùi Thiết — Việt Nam thời cổ xưa , Sôd, wang 377
Trang 32sống mới, vừa tổ chức xây đựng các căn cứ, luyện tập quân sự,
sắn sàng bảo vệ Tổ quốc Nhiễu tướng lĩnh đã có công lớn trong việc khai khẩn đất ruộng, truyền đạy nghề nghiệp làm ăn cho
dân làng, được nhân dân kính trọng Sau khi mất, họ được nhân dân lập đền thờ và thờ làm Thành Hoàng làng ở các địa phương
Về địa dư lãnh thổ hành chính: Trên danh nghĩa, thống nhất một cõi gồm 3 quận Giao Chỉ, Cứu Chân, Nhật Nam và cả các huyện phía Nam của Quảng Đông — Quảng Tây (Trung Quốc)
Tuy nhiên trên thực tế, với thời gian ngắn và những khó khăn
của buổi ban đầu dựng nước, triểu đình Trưng Vương chưa thể
kiểm sốt hồn tồn được hết toàn bộ các địa dư lãnh thổ hành
chính nói trên
'Trưng Vương đã thực hiện và duy trì công việc quản lý hành
chính của triểu đình trên thực tế một cách sâu sát, ban hành
những chính sách để giải quyết ổn định cuộc sống cho nhân dan và phát triển kình tế — xã hội Sách Thủy kinh chú chép: “Trưng Trắc lên làm vua đóng đô ô huyện Mê Lành tha cho dân hai quận Giáo Chỉ và Cửu Chân thuế hộ và thuế điển hai nấm liền”
Tháng tư năm Kiến Vũ 19 (năm 42) nhà Hán sai Mã Viện
làm Phục Ba tướng quân cùng Lâu thuyền tướng quân Đoàn Chí
đem quân tiến đánh nước ta
Triêu đình dưới sự lãnh đạo của Trung Vương đã tổ chức
quân dân chống quân Hán xâm lược trên một cục diện rộng lớn và hết sức gan gốc, ngoan cường Nhiều trận đánh của quân dân
ta dưới sự chỉ huy của Trưng Vương trên các chiến trường như
trận Lãng Bạc, trận Cấm Khe, tran Vô Thiết, trận Dư Phát, trận
Võ Biên, trận Cư Phong thể hiện rõ tình thần bất khuất cia
đân tộc và sự thao lược dũng mãnh của Trưng Vương
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thành công nhưng cuộc
chiến tranh chống xâm lược dưới sự chỉ hay của Trưng Vương đã
Trang 33Vương tổn tại ngắn ngủi đã bị ngoại xâm đánh bại Đất nước ta lại rơi vào vòng nô lệ, áp bức của nhà Đông Hán
Mã Viện tàn phá kinh thành Trưng Vương thu hết trống
đồng - mội biểu tượng văn hóa của cư dân Việt cổ cùng với các vũ khí, để dùng bằng đồng để đúc một con ngựa lớn gửi về kinh đô Lạc Dương đâng vua Hán và dựng cột đồng lớn để làm mốc
giới hạn phía Nam của nhà Hán Về sau đân gian ta vẫn gọi là cột đông Mã Viện Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về vị trí chôn cội đồng của Mã Viện
IV- TỔ CHÚC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA TUNAM 43 ĐẾN
THẾ KÝ X
4.1 Hành chính ở nước ta đưới thời Đông Hán
Bộ máy hành chính ở cấp châu, quận được củng cố và tăng cường Riêng bộ máy hành chính cấp huyện, bỏ chính sách “D7 Di cong Dz”, bồ nhiệm các quan lại người Hán xuống trực tiếp cai trị Các Lạc hầu, Lạc tướng thế tập giữ chức Huyện lệnh thời Tay Hán bị bãi bỏ Người Việt chỉ giữ lại một số ít tuyệt đối trung thành với nhà Hán để giúp việc đơn thuần Các lại viên
(viên chức) giúp việc hành chính cho các quan Thái thú, Thứ sử, h đếu được điểu động từ Trung Quốc sang và được
h nhà Hán bổ nhiệm trực tiếp
Mã Viện sắp đật lại các đơn vị hành chính cấp huyện, chia nhỏ các huyện to, sáp nhập các huyện nhỏ Thí dụ: huyện Tây Vụ là đất của Tây Vụ Vương, con chấu của dòng đõi Hùng
Vương cai quản bị cất chia thành ba huyện nhỏ là huyện Tây Vu,
huyện Phong Khê và huyện Vọng Hải Thời Đông Hán, địa giới
hành chính của nước ta là thuộc 3 quận trong 9 quận của bộ Giao
Chỉ: quận Giao Chỉ có 12 huyện, quận Cửu Chân có 5 huyện Và quận Nhật Nam có 5 huyện; cả nước có 22 huyện Cùng với thực
Trang 34GT_LS
hiện cải cách hành chính, Mã Viện còn cho đấp ở mỗi huyện một thành lũy nhằm tăng cường và củng cố quân đồn trú, đảm bảo mỗi thành lũy ở khắp 22 huyện trong cả nước là các cứ điểm
cai trị của nhà Hán,
Năm 103, nhà Hán đổi bộ Giao Chỉ thành Giao Châu, mục đích nhầm sáp nhập Giao Chỉ vào nội thuộc Trung Quốc bao gồm cả vùng 9 quận rộng lớn từ Trung Bộ Việt Nam ngày nay sang đến vùng Nam Lưỡng Quảng Trung Quốc ngày nay
Nhà Hán đẩy mạnh chính sách đi dân, đưa dân Hán sang
sống xen kế với dân Việt, bất người Việt theo luật pháp của người Hán và xử sự theo phong tục người Hán Chúng mở lớp học chữ Hán, truyền bá tư tưởng “Thân phục Thiên tử”, “Quy
phụ Thiên triều”
Vẻ chính sách kinh tế, nhà Hán tăng cường bóc lột bằng tô
thuế và cống nộp sừng !ê, ngà voi, trầm hương, ngọc trai, đổi mồi, san hô và các loại sân phẩm quý giá khác; đông thời bất
hàng ngàn thợ giỏi sang xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (am
Kinh)
4.2 Tổ chức hành chính ở nước ta thời kỳ từ giữa thế kỷ
đến giữa thế kỷ VĨ
Sau khi nhà Hán diệt vong, Trung Quốc bước vào thời kỳ
các triểu đại phong kiến tranh giành kế tiếp nhau cai trị nước ta
Cơ cấu các đơn vị và tổ chức bộ máy bành chính của chính
quyền đô hộ phương Bắc ở nước ta cũng có nhiều biến đổi
Năm 264, thời thuộc Ngô, lãnh thổ của Giao Châu gồm 9 quận trước đây bị thu hẹp lại còn phần đất thuộc 4 quận là quận Giao Chỉ, quận Cửu Chân, quận Nhật Nam và quận Hợp Phố
Phần đất-thuộc 5 quận còn lại của Giao Châu được gọi là Quảng
Châu
Năm 271, nhà Ngõ cất đất lập ra một quận mới là quận Clu
Đức (thuộc vùng Đức Thọ — Hà Tĩnh ngày nay)
Trang 35Thời kỳ Nam — Bac wiéu (thé ky V), nam 471 nha Tong dat
thêm bai quận Nghĩa Xương và Tống Bình (thuộc khu vực Hà Nội ngày nay) Thời thuộc Tống, nhà Tống chia Giao Châu ra làm 8 quận ia: quận Giao Chỉ, quận Vũ Bình, quận Tân Xương, quận Cửa Chân, quận Cửu Đức, quận Nhật Nam, quận Nghĩa
Xương và quận Tống Bình Trụ sở của Giao Châu đặt tại Long
Biên Toàn bệ 8 quận của Giao Châu được chia ra làm 53 huyện Như vậy, quận Hợp Phố bị tách ra khỏi Giao Châu Nhà Tống đem Hợp Phố sáp nhập với một số quận khác của Quảng Châu
để lập ra Việt Châu
Đầu năm 485, nhà Tế thay thế nhà Tống Nhà Tẻ cất quan sang chiếm lại Giao Châu Sang dầu thế kỷ VI, nhà Lương thay thế nhà Tế thống trị Giao Châu Nhà Lương lại tiến hành cải tạo hành chính, sắp xếp lại các đơn vị hành chính, chia nhỏ các châu
và nâng cấp một đơn vị quận lên thành cấp châu Năm 523, nhà
Lương chia đất Giao Châu lập thêm Ái Châu (vùng Thanh Hóa)
và hai chân mới là Lợi Châu và Minh Châu, đổi tên quận Cửu
Đức (vùng Hà Tĩnh), nâng cấp lên thành Đức Châu
Năm 553, nhà Lương cất một phần đất của quận Giao Chỉ ở
vùng ven biển lập ra Hoàng Châu (Quảng Ninh ngày nay) Nhu vay về đơn vị hành chính thời kỳ này, nước ta gồm 6 châu: Giao Châu (Bác Bộ ngày nay), Ai Chan (Thanh Hóa ngày
nay), Hoàng Châu (ven biển Bắc Bộ ngày nay), Lợi Châu, Minh
Châu (vùng Nghệ An ngày nay) và Đức Châu (vùng Hà Tĩnh
ngày nay), ‘
Việc điểu chỉnh các đơn vị hành chính của nhà Lương là nhằm mục đích tăng cường kiểm soát chặt chế nhận đân ta để
' Xem: Trần Quốc Vượng - Hà Văn Tấn: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam Sách đã đẫn trang 120
Trang 36kịp thời có biện pháp đàn áp các cuộc khởi nghĩa nổ ra rất nhiều trong thời kỳ này Doơ tình hình Trung Quốc thời kỳ này phân
tranh quyền lực ở triểu đình trung ương rất lớn nên chính quyền
đô hộ của phong kiến phương Bắc ở nước ta trên thực tế là một chính quyền cát cứ `
4.3 Chính quyển tự chủ của Nhà nước Vạn Xuân
(nhà Tiên Lý, 544-602)
Ly Bon còn có tên gọi là Lý Bí, quê ở Thái Bình, xuất thân
từ một hào trưởng địa phương Có thời gian Lý Bí đã ra làm quan cho nhà Lương, nhận chức Giám quân (kiểm soát quân đội) ở Đúc Châu (Hà Tĩnh) Bất bình với chế độ đô bộ nhà Lương, Lý Bí bỏ về quê chiêu tập bình mã, chống lại chính quyền đô hộ Tù trưởng Chu Diên (Hải Dương) là Triệu Túc đã cùng con trai là Triệu Quang Phục mến tài đức của Lý Bí đem quân sĩ gia nhập
với quân của Lý Bí Sáu đó Tình Thiểu, Phạm Tu cùng hào kiệt các nơi nổi dậy hưởng ứng
Cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng giành được thắng lợi,
trong vòng ba tháng quân khởi nghĩa đã chiếm được thank Long
Biên và đánh tan các cuộc phản cơng của tập đồn thống trị
phương Bắc Đông thời, nghĩa quân cũng đánh lan cuộc lấn chiếm của vua Champa Ruđravácman Ï tấn công vùng Đức Châu (Ha Tinh agay nay) vao tháng 5 năm 543
Trên đà thắng lợi đó, tháng 2 năm Giáp Tý (544), Lý Bí
chính thức lên ngôi, tự xưng là Hoàng đế, Lý Nam Đế - Nam
Việt Đế, lấy niên hiệu là Thiên Đức, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân
với ước mong nên xã tắc truyền đến muôn đời Việc đật tên nước là Vạn Xuân và xung là Lý Nam Đế đã khẳng định niềm tự tôn ' Vấn để que hương Lý Bí hiện nay còn có các ý kiến khác nhau: Thái Bình
Trang 37đân tộc, độc lập và ngang hàng với các Hoàng đế Trung Hoa Lý
Nam Đế đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), cho dựng
điện Vạn Thọ làm nơi bàn việc nước của triểu đình, cho xây chùa Khai Quốc ở phường Yên Hòa (Yên Phụ) là tiền thân của
chùa Trấn Quốc rên đảo Kim Ngưu ở Hồ Tây ngày nay Lý Nam Đế đã khẳng định chủ quyền độc lập của đân tộc ta, khái
quốc xây nghiệp lớn
Tư liệu lịch sử hiện biết còn chưa hiểu rõ được tổ chức Nhà
nước và cơ cấu nền hành chính đưới triểu Lý Nam Đế ra sao, chỉ biết triểu đình có đến trăm quan, hai ban văn võ Phạm Tu được
cử đứng đầu hàng quan võ, Tinh Thiểu được cử đứng đầu hàng
quan van, Triệu Túc được cử làm Thái phó, Lý Phục Man được cử làm tướng coi giữ miễn biên cảnh từ Đô Động đến Đường
Lâm (Hà Tay) Triệu Quang Phục là tướng trẻ, có tài được trọng dụng
Tháng 7 năm Ất Sửu (545), nhà Lương tiến quân chỉnh phục
Châu Giao Lý Nam Đế thua lớn, lui quân về bảo toàn lực lượng
ở vùng Khuất Lão (Vĩnh Phúc) Tháng 10 năm Bính Dân (546)
quân Lương tiến công, nghĩa quân tan vỡ Lý Nam Để rút vào vùng núi, giao bính quyển cho Triệu Quang Phục sau đó vị Hoàng đế đầu tiên của nên độc lập dan tộc đã lâm bệnh và mất vào ngày 2Ô tháng 3 năm Miậu Dần tức ngày 13 tháng 4 năm 548 Triệu Quang Phục tự xưng là Triệu Việt Vương, kéo một cánh quân về đầm Dạ Trạch (Hưng Yên) xây dựng căn cứ đánh giặc Qua 4 năm cẩm cự và xây dựng lực lượng, nhân lúc nhà “Trần cướp ngôi nhà Lương, tình thế rối ren, Triệu Quang Phục đã tiến quân tiến đánh thành Long Biên, giành lại quyền tự chủ
Cánh quân của Lý Thiên Bảo (anh trai của Lý Bí) rút về
vùng Thượng du Thanh Hóa hoạt động Năm 555, Lý Thiên Bảo
mất, bình quyền thuộc về tay Lý Phật Tử — mot tướng cùng họ
Trang 38Năm Đình Sửu (557), Lý Phật Tử đera quân về Long Biên đánh Triệu Việt Vương, đòi lại ngôi vua cho bọ Lý nhưng thất bại Triệu Việt Vương chia đất giảng hòa và ga con gái của mình là Cải Nương cho Lý Nhã Lang, con trai của Lý Phật Tử để giữ hòa hiếu
Nam Tan Mao (571) Lý Phật Tử phản trắc đem quân bất ngờ đánh úp Triệu Việt Vương thua chạy đến cửa biển Đại Nha,
cùng đường nhảy xuống biển tự tử
Nhân đân vô cùng kính trọng và thương tiếc Lý Nam Đế, trên cả nước đã lập hơn 200 đèn thờ để thờ vị Hoàng đế đầu tiên “Tại cửa biển Đại Nha (Đại Án — Hải Hậu — Nam Định ngày nay)
nhân dân cũng đã lập đến thờ Triệu Việt Vương Quang Phục
Điệt xong Triệu Việt Vương, Lý Phật Tử lên ngôi tự xưng là
Hậu Lý Nam Đế đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc — Việt Trì),
sai Lý Đại Quyên giữ Long Biên và Lý Phổ Dinh git 6 Dien
Trong thời kỳ đó Tùy Văn Đế dẹp yên được Nam — Bắc
Tiiểu, thống nhất Trung Hoa Năm 602, nhà Tùy sai tướng Lưu
Phuong đem quân sang đánh nước ía Trước khi đánh, Lưu Phương cho người sang dụ hàng Lý Phật Tử Lý Phật Tử hèn
nhát đâng nước ta cho giác, nước ta lại rơi vào ách đô hộ của kẻ
thù phương Bắc
4.4 Hành chính ở nước (a đưới thời đô hộ Tùy - Đường Đo Lý Phật Tử đầu hàng, nhà Tùy (589-618) đã thôn tính và xác lập chính quyền đô hộ trên đất nước ta một cách dễ đàng Tùy Dưỡng Đế đã thay đổi đơn vị hành chính, bỏ cấp châu của nha Luong và đặt lại chế độ quận, huyện Nước ta thời nhà Tùy thuộc Giao Châu có các quận, huyện như sau:
Trang 39~ Quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) có 9 huyện
- Quận Cửu Chân (Thanh Hóa) có 7 huyện - Quận Nhật Nam (Nghệ Tĩnh) có 8 huyện
- Quận TÍ Cảnh (đất Ba-Châu của Lâm Ấp) có 4 huyện
- Quận Lâm Ấp (đất Ba Châu của Lâm Ấp) có 4-huyện
Như vậy, nước ta bấy giờ về đơa vị hành chính gồm có 5
quận và 32 huyện Trị sở được chuyển từ Long Biên (Bắc Ninh)
vẻ Tống Bình (Hà Nội) Về danh nghĩa, các quận trực thuộc trực
tiếp tiểu đình nhà Tùy ở Trang Quốc, nhưng trên thực tế chỉ là
các đơn vị hành chính chịu triểu cống và được ràng buộc một
cách lỏng léo như các đơn vị cát cứ của quận lị Trung Quốc vì nha Tay khong dil sức kiểm soát do tình hình trong nước lối ren
Năm 618, cha con Lý yên lợi dụng tinh thế, nổi lên tập hợp lực lượng đánh đổ nhà Tùy, lập ra triểu đại nhà Đường,
Khâu Hòa là Thái thú Giao Châu đầu hàng nhà Đường và được
Đường Cao Tổ phong làm Đại Tổng quan Giao Châu năm 612
Năm Kỷ Mão (671), Đường Cao Tông bãi bỏ các quận do nha Thy đặt ra ở nước ta, khôi phục lại hệ thống các châu như
thời Nam — Bắc triểu (thế kỷ V) Vùng lãnh thổ thuộc Châu Giao
được chia ra làm 12 châu, 59 huyện, dưới huyện là hương và xã, Đại hương có từ 160 đến 500 hộ, tiểu hương có từ 70 đến 160
hộ Đại xã cố 40 đến 60 hộ, tiểu xã có từ I0 đến 30 hộ Năm
679, nhà Đường đổi Giao Chân đô hộ phủ (thành lập năm 622) thành An Nam đô hộ phủ Nước ta có tên là An Nam từ đó
` Các quan đứng đầu đô hộ phủ tùy từng thời kỳ mà có tên
gọi các chức danh khác nhau: Kinh lược đô hộ sứ, Tổng quản kinh lược sứ, Đô hộ tổng quản kinh lược chiêu thảo sứ, Tiết độ sứ Trị sở của Đô hộ phủ đặt tại Tống Bình (Hà Nội)
`
Trang 40An Nam đô hộ phủ vẫn gồm 12 châu và 52 huyện, dưới huyện là hương hoặc xã, Các châu gồm có:
1 Giao Châu 7 Phúc Lộc châu 2 Phong Châu 8 Trang Châu 3 Trường Châu 9 Chị Châu
4 Ái Châu 10 Võ Nga Châu
5 Diễn Châu 11 Võ An Châu 6 Hoan Châu 12 Lục Châu
Mỗi châu đều đặt một Thú sử đứng đầu cai quản, đo nhà Đường bổ nhiệm từ Trung Quốc sang đảm trách Dân dân các
chức này được thay thế bằng một số người Việt nhưng vẫn do nhà Đường bổ nhiệm
Đối với chính sách quản lý hành chính miễn núi, nhà Đường
đặt các châu “Ki mí” (theo sự ràng buộc lỏng lẻo)
An Nam đô hộ phủ quản 41 châu “Ki mi” vùng Tầy Nùng Việt Bắc Đến năm Tân Hợi (791), nhà Đường lập châu Phong
Đô và Hoan Châu đô đốc phủ để quan vùng Nghệ - Tĩnh và kiêm
quan cdc chau “Ki mi” ving dat Luc Chan Lap
An Nam đô hộ phủ trong buổi đầu trực thuộc trực tiếp chính
quyển trung ương ở Trường An Đến năm 2757 đổi thành Trấn
Nam đô hộ phủ trực thuộc với Tiết độ sứ Lĩnh Nam ở Quảng Châu, đến cuối thế kỷ thứ Đ{, nhà Đường mới đại riêng Tiết độ sứ ở An Nam Năm 864, Cao Biển được cử sang giữ chức vụ ñày,
có quyền hành rất lớn
Ö các huyện, nhà Đường đặt các chức Huyện lệnh đứng
dau, có nhiệm vụ chủ yếu là thu thuế, thu cống phẩm trưng
tuyển quân lính và phu phen tạp dịch Chức Huyện lệnh đều do