1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Lịch sử hành chính nhà nước việt nam

6 360 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 25,73 KB

Nội dung

Bắt đầu là việc cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức, đến cải cách một bước nền hành chính nhà nước với ba nội dung là: cải cách

Trang 1

1 Cải cách hành chính thời họ Khúc

Sau đây là những cải cách của Khúc Hạo:

Bối cảnh lịch sử:

- Tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Nhà Hậu Lương lên thay nhà Đường công nhận ông làm “An Nam đô hộ, sung Tiết độ sứ” Ông đã kế tiếp sự nghiệp của cha một cách tài tình để củng cố sự nghiệp độc lập của Việt Nam lúc đó từ tay Trung Quốc

Khúc Hạo đã tiến hành cải cách quan trọng về các mặt Đường lối chính trị của ông được sử sách tóm lược ngắn gọn song rất rõ ràng: “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui” Khoan dung tức là không bắt buộc, không quá khắt khe với dân, chống tham quan ô lại.Giản dị là không làm phiên hà, sách nhiễu bởi nhiều thủ tục quan liêu Yên vui,“an cư lạc nghiệp” là lý tưởng của nếp sống

Tóm lại, đó là một đường lối chính trị thân dân Nó chứng tỏ bất cứ một phong trào dân tộc chân chính nào cũng phải có một nội dung dân chủ nào đó

Nội dung cải cách:

- Khúc Hạo sửa lại chế độ điền tô, thuế mà lực dịch nặng nề của thời thuộc Đường Ông ra lệnh “bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giáp trưởng (quản giáp) trông coi”

- Từ mô hình của chính quyền đô hộ nhà Đường với An Nam, nhằm khắc phục tình trạng phân tán quyền lực vào tay các thủ lĩnh địa phương, Khúc Hạo đã có những cố gắng lớn đầu tiên nhằm xây dựng chính quyền độc lập, thống nhất từ trung ương đến xã Ông chia cả nước thành những đơn vị hành chính các cấp: lộ, phủ, châu, giáp, xã Mỗi xã đặt ra xã quan, một người chánh lệnh trưởng và một người tá lệnh trưởng Một số xã ở gần nhau thời thuộc Đường gọi là hương nay đổi là giáp, mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông nom việc kê hộ khẩu, nhân khẩu và việc thu thuế Theo sách “An Nam chí nguyên”, Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn

bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp

Tác dụng:

- Thành công và hiệu quả lâu dài của cải cách là đem lại sự vững vàng và ổn định cho đất nước Đối nội là củng cố và phát huy được quyền độc lập tự chủ Đối ngoại chống lại được mọi kẻ thù, giữ được chính quyền trong mấy chục năm, tạo tiền đề thuận lợi cho các bước phát triển của đất nước

- Nếu sau các cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Lý Bôn, Triệu Quang Phục trước đây, dân tộc ta chỉ giữ được chính quyền trong một thời gian ngắn rồi lại bị bọn xâm lược quay lại thống trị, thì nay cuộc giành chính quyền và cải cách của họ Khúc đã mở đầu cho một quá trình liên tục đấu tranh giành cho kỳ được độc lập dân tộc

Qua cuộc cải cách của Khúc Hạo cho chúng ta thấy chúng đều có một điểm chung đó là xuất phát

từ sự khủng hoảng suy thoái nền kinh tế xã hội, và nhà nước đang đứng trước nguy cơ sụp đổ Và những nhà cải cải đều là những nhân vật ưu tú của thời đại, của lịch sử, họ là người con người có hoài bão, có tấm lòng yêu nước muốn cho đất nước thoát khỏi sự khủng hoảng, nhân dân được sống yên bình Tất cả những họ ( Khúc Hạo, Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Quang Trung) đều có chung một tư

tưởng đó là muốn cho“Quốc thái dân an” Tuy nhiên hoài bão,tài năng đó, tấm lòng đó không phải lúc

nào cũng được đi đến nơi đến chốn của sự thành công Và một điều không thể tránh khỏi trong quá trình thực hiện công cuộc cải cách đó là gặp nhiều khó khăn, chướng ngại vật ngăn cản sự tiến bộ đó

Trang 2

Bên cạnh những mặt ưu điểm của cuộc cải cách thì những hạn chế vẫn còn tồn tại khá nhiều, và điều đó đã gây ảnh hưởng xấu đến việc đưa công cải cách đi đến kết quả cuối cùng Song không vì thế

mà chúng ta phủ nhận công lao to lớn của các nhà cải cách, giá trị của những cuộc cải cách đó luôn là nền tản cho các cuộc cách tân đổi mới lần kế tiếp đi đến thành công

Qua công cuộc cải cách trên của Khúc Hạo cho chúng ta thấy được rằng càng về sau công cuộc cải cách càng mang tính kế thừa và phát huy những thành tựu của các cuộc cải cách đi trước, đồng thời những sai lầm, khuyết điểm đã dần được khắc phục ở lần cải cách về sau Đó là bước phát triển vô cùng quan trọng của lịch sử cải cách dân tộc, nó là tiền đề cho quá trình kiến thiết đổi mới và xây dựng đất nước ta hiện nay Tiền lệ đó là kết quả của trí tuệ, lòng yêu nước nhiệt thành, có trách nhiệm với dân tộc,

đó cũng là sự táo bạo mạnh dạng tìm tòi, suy nghĩ, dũng cảm đề xuất tiến hành cải cách

Lịch sử đã chỉ ra rằng bất kỳ một cuộc cải cách nào cũng đều có mục tiêu, mục đích xã hội của

nó Mục tiêu cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay là: xây dựng một nền hành chính trong sạch,

vững mạnh, tiết kiệm, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn

Cải cách hành chính ở Việt nam được tiến hành nhiều năm nay với những bước đi- lộ trình khác nhau từ thấp tới cao Bắt đầu là việc cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức, đến cải cách một bước nền hành chính nhà nước với ba nội dung là: cải cách thể chế hành chính; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Ngày nay cải cách hành chính đã chuyển sang một bước mới với bốn nội dung: cải cách thể chế hành chính; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công Trong những năm qua cải cách hành chính ở Việt Nam đã làm được những gì để góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền đó là:

- Về thể chế hành chính đã sửa đổi Hiến pháp, ban hành các Luật mới và các văn bản dưới luật về

tổ chức bộ máy nhà nước; Sửa đổi bổ sung một số điều Pháp lệnh cán bộ, công chức; ban hành các nghị định để cụ thể hóa Pháp lệnh, cán bộ, công chức Điều quan trọng là: các văn bản về tổ chức bộ máy nhà nước là đã quy định khá cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, từng bước thể hiện sự phân cấp trong quản lý giữa Trung ương và địa phương; các văn bản pháp luật về công vụ, cán bộ, công chức đã quy định khá cụ thể các quyền, nghĩa vụ của các cán bộ, công chức và đã bước đầu đi theo hướng chuyên biệt hoá các đối tượng những người phục vụ trong cơ quan, tổ chức nhà nước

- Về bộ máy hành chính đã giảm dần các đầu mối quản lý, số lượng các cơ quan quản lý nhà nước

đã giảm xuống đáng kể, thủ tuc hành chính được cải cách theo hướng "một cửa", mẫu hóa các văn bản hành chính, giấy tờ, công khai các thủ tục hành chính Chính việc cải cách thủ tục hành chính này đã góp phần hạn chế sự sách nhiễu, phiến hà, tham những của các công chức hành chính trong khi giải quyết các công việc của công dân Đây là điểm căn bản nhất của cải cách hành chính góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền

Một vấn đề đang được quan tâm trong cải cách hành chính ở Việt Nam là vấn đề phân cấp trong quản lý nhà nước Phân cấp thực chất là việc chuyển dần các công việc, nguồn lực do chính quyền trung ương nắm giữ cho chính quyền địa phương các cấp một cách lâu dài, ổn định bằng các văn bản luật, dưới luật, nhằm mở rộng dân chủ, phát huy tính chủ động sáng tạo của chính quyền địa phương Trong

xu hướng phân cấp bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương sẽ tập trung vào việc xây dựng chính sách, bảo đảm sự thống nhất về thể chế, việc giải quyết những vấn đề lớn của quốc gia, còn những việc thuộc phạm vi cộng đồng lãnh thổ do cộng đồng lãnh thổ giải quyết Như vậy, vấn đề phân cấp gắn với

Trang 3

vấn đề dân chủ, dân chủ là cốt lõi của nhà nước pháp quyền, không có dân chủ thì không có nhà nước pháp quyền, không mở rộng quyền chủ động sáng tạo của chính quyền địa phương thì không có nhà nước pháp quyền Bởi vì chỉ có thể thông qua những thiết chế dân chủ, phát huy tính dân chủ, sáng tạo của cộng đồng lãnh thổ mới có thể tạo lập được môi trường thuận lợi để nhân dân các cộng đồng lãnh thổ kiểm soát được hoạt động của nhà nước

Ngày nay một số địa phương đã áp dụng tiêu chuẩn ISO để đánh gía, kiểm soát thường xuyên hoạt động của các cơ quan hành chính trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức Trong số các tiêu chí đánh giá về cơ quan hành chính có các tiêu chí đáng lưu ý gắn với nhà nước pháp quyền: tính hợp pháp của nội dung các quyết định; tính đúng đắn về thời hạn theo quy định của pháp luật của các quyết định; tính đúng đắn về thủ tục giải quyết các công việc Thực tiễn việc áp dung các tiêu chuẩn ISO vào hoạt động hành chính đã mang lại những kết quả đáng kể: việc giải quyết các công việc của dân đơn giản, nhanh gọn, đúng pháp luật, đúng thời hạn, đúng thủ tục

Tóm lại việc cải cách hành chính ở Việt Nam trong những năm qua và trong tương lai đi theo hướng làm cho bộ máy hành chính hoàn bị hơn, hoạt động có hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân ngày một đúng pháp luật, tốt hơn và tiết kiệm nhất, dần từng bước chuyển nền hành chính từ cơ quan cai quản thành các cơ quan phục vụ dân, làm các dịch vụ hành chính đối với dân, công dân là khách hàng của nền hành chính, là người đánh gía khách quan nhất về mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính

Tất cả những mục tiêu đó của cải cách hành chính cũng là nhằm góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với bản chất của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

2.NGOÀI XƯNG ĐẾ, TRONG XƯNG VƯƠNG

Chính Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí cũng đã chỉ rõ đặc điểm này:"Nước ta từ

thời Hùng Vương mới bắt đầu thông hiếu với Trung Quốc, nhưng danh hiệu còn nhỏ, không được

dự vào hàng chư hầu triều hội của nhà Minh đường Rồi bị Triệu Đà kiêm tính, nhà Hán phong Đà làm Nam Việt Vương, chỉ được sánh với chư hầu của Trung Quốc, chứ chưa từng được nêu là một nước Đến sau nội thuộc vào nhà Hán nhà Đường, bèn thành quận huyện Đến khi Đinh Tiên Hoàng bình định các sứ quân, khôi phục mở mang bờ cõi, bấy giờ điển lễ sách phong của Trung Quốc mới nhận cho đứng riêng là một nước”

Vậy là xét về thực chất, việc Trung Quốc phong vương cho Việt Nam trước hết là công nhận vị trí

độc lập của Việt Nam theo điển lễ đã được xác định của Trung Quốc với các nước có quan hệ triều cống và thụ phong Và đối với Việt Nam, nước có biên giới ngay sát đại đế quốc phong kiến Trung Quốc, lại đã từng bị Trung Quốc xâm chiếm hàng ngàn năm, thì việc cầu phong luôn được sử dụng như một phương sách ngoại giao để giữ mối quan hệ hoà hiếu với nước láng giềng Trung Quốc Hoạt động cầu phong ấy kéo dài đến thời vua Tự Đức (triều Nguyễn), bởi đến năm 1885 với hoà ước Thiên Tân giữa Pháp và Trung Hoa thì đã chấm dứt vĩnh viễn quan hệ thượng quốc - chư hầu giữa Việt Nam với Trung Quốc

Trang 4

1 Nguyên nhân của hoạt động cầu phong trong quan hệ bang giao giữa Việt Nam với Trung Quốc thời phong kiến

Có thể nói, dưới thời đại phong kiến ở nước ta, các vị vua sau khi giành được chính quyền đều có mong muốn xin phong vương với Trung Hoa Cái lý buộc các vua phong kiến Việt Nam xin phong vương cũng như các triều vua trước đó là ở cái thực tế: Việt Nam là một nước nhỏ, sát cạnh ngay một quốc gia phong kiến Trung Hoa lớn gấp nhiều lần, lại thường xuyên có mưu đồ thôn tính Việt Nam Vì thế, để đảm bảo an ninh, để có thể duy trì quan hệ hoà hiếu với nước láng giềng khổng lồ

ấy, các vua nước ta phải có đường lối đối ngoại "mềm dẻo", "lấy nhu, thắng cương", giả danh "thần phục", cầu phong Trung Quốc

Hơn nữa, khi cầu phong Trung Quốc, bên cạnh lợi ích dân tộc, các vị vua ở nước ta còn tính đến lợi ích giai cấp dòng họ mình, bởi ngay từ đầu họ đã nhận thấy sự cần thiết phải khẳng định chính thống, hợp pháp hoá sự tồn tại của triều đại mình, để ổn định "nhân tâm" và cũng là để làm chỗ dựa hậu thuẫn bảo vệ quyền lợi lâu dài của dòng họ Điều này đồng nghĩa với việc họ phải sớm được

"thiên triều" Trung Quốc phong hiệu

Không những vậy, các vị vua dưới thời phong kiến nước ta cũng nhận thức sâu sắc được cần có sự phong vương của Thiên triều để khẳng định vai trò của mình với các nước trong khu vực Có như vậy mới thực hiện được ý muốn của các triều đại phong kiến Việt Nam: tự coi mình như một "Trung Quốc" nhỏ hơn ở phía Nam đối với các nước chư hầu, ngang hàng với nước Trung Quốc ở phía Bắc Điều này được thể hiện đặc biệt rõ nét dưới thời nhà Nguyễn

Trong khi đó, bản thân Trung Quốc cũng sẵn lòng chấp nhận việc cầu phong của các vị vua nước ta

vì một mặt nó là phương tiện giao hảo, duy trì không để quan hệ giữa Trung Quốc - Việt Nam bị cắt đứt, mặt khác để cốt giữ lấy cái quan hệ giữa "thiên triều" Trung Hoa với "phiên thần" Việt Nam như

là một nhu cầu thiết thân về cả lợi ích chính trị lẫn kinh tế của mình Do đó, sau những đoàn sứ bộ của nước ta sang cầu phong, các vua Trung Quốc đã cử sứ sang ban sắc phong cho các vua Việt Nam

Vì những lí do ấy, suốt từ thời Ngô (từ Ngô Xương Ngập) đến thời Nguyễn, các vị vua phong kiến Việt Nam ngay khi lên ngôi, việc đầu tiên là xin phong vương của các hoàng đế Trung Hoa

Bề ngoài thì như vậy, song ta nên hiểu thực chất của việc sách phong, triều cống này ra sao? Trong tư tưởng của các triều đại phong kiến nước ta - đại diện cho cả dân tộc Việt Nam lúc này cũng giống như tư tưởng của người Việt Nam hàng nghìn năm qua luôn hiểu khái niệm “độc lập” có nghĩa là đất nước hòa bình, không có ngoại xâm, phương Nam và phương Bắc cương giới phân định rõ ràng, còn “lệ thuộc” được hiểu là bị mất độc lập, bị ngoại bang xâm chiếm đất đai, lãnh thổ

và bị đè nén, áp bức trên mọi lĩnh vực Nếu chúng ta đối chiếu cách hiểu trên với việc sách phong, triều cống thời bấy giờ thì rõ ràng là việc thực hiện sách phong, triều công của các triều đại phong kiến Việt Nam với Trung Hoa lúc này xét về cơ bản là không xâm phạm vào nguyên tắc “độc lập”,

Trang 5

tức là sẽ không bị “lệ thuộc” theo cách hiểu như trên Thực tế cho ta thấy danh hiệu “quốc vương”

mà Trung Hoa phong cho các vua nước ta chỉ mang tính chất tượng trưng mà thôi Các vị vua dưới thời phong kiến Việt Nam ngoài thì xưng vương nhưng trong nước lại xưng đế với thần dân Hơn nữa, tuy danh nghĩa là “Thiên tử” đứng đầu “Thiên hạ” song thực tế thì Trung Quốc không được biết

gì nhiều về những công việc nội trị của Việt Nam, ngoài những thông báo mang tính nghi lễ ngoại giao việc vua này lên ngôi, vua khác băng hà… Không những vậy, chúng ta còn dễ dàng nhận thấy

hễ khi Trung Quốc có ý đồ xâm lấn đất đai biên giới, lãnh thổ hay khi an ninh biên giới bị đe doạ thì các triều đại phong kiến nước ta đều kiên quyết đánh trả bằng mọi phương tiện quân chính trị, ngoại giao, quân sự…

Trong bối cảnh hiện nay, xu thế toàn cầu hóa trở thành xu thế chủ đạo, xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển đã thành xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới thì ngoại giao lại càng trở nên quan trọng đối với mỗi quốc gia trong việc giữ vững nền độc lập, tự chủ Trong đó, quan hệ với các nước lớn luôn được các quốc gia tính tới trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của mình Có thể nói, quan hệ với các nước lớn ngày xưa và ngày nay tuy mỗi thời kỳ có khác nhau song những nét cơ bản trong văn hóa ứng xử đối với các nước lớn mà ông cha ta để lại có những giá trị tham khảo rất cần thiết, mà chúng ta cần học tập và phát huy trong việc tìm kiếm những đối sách thích hợp để ứng xử với các nước lớn trong thời đại ngày nay.

3 xưng hoàng đế có giá trị gì

Các vua Việt Nam ý thức được rằng mình là hoàng đế, coi mình ngang hàng với vua Trung Hoa trong việc trị nước, đó cũng chính là để khẳng định Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, không khác gì Trung Hoa Và tất nhiên, các vua Việt Nam cũng không cho Thiên tử Trung Hoa can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia mình Tất cả những cách ứng xử này đều được thể hiện rõ trong Bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai như một bản tuyên bố về chủ quyền và độc lập dân tộc của đất nước

Việt Nam từ lâu đời đã là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, lãnh thổ, có văn hiến, trong đó các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần đã đứng ngang hàng với các triều đại phong kiến phương Bắc Văn hóa ứng xử của Việt Nam trong quan hệ với Trung Hoa còn thể hiện quyết liệt trong việc không cho đối phương khinh miệt nước ta và các vua nước ta, buộc Trung Hoa phải công nhận Việt Nam là một quốc gia ngang hàng với Thiêu triều Trong các văn bản ngoại giao của Trung Hoa gửi cho Việt Nam, các triều đình phong kiến phương Bắc thường gọi nước Nam là Man di Các sứ bộ đời Lê, Tây Sơn, Nguyễn đều kiên quyết đấu tranh buộc chúng phải sửa đổi, không được gọi nước Nam là “Man”

và phải gọi sứ bộ là “An Nam cống sứ”.

Trang 6

Đấu tranh ngoại giao để giữ gìn quốc thể được thể hiện rõ qua việc vua Lê Đại Hành coi mình là vua một nước nên không chịu lạy khi nhận chiếu chỉ của Thiên triều Các vua Việt Nam cũng kiên quyết đấu tranh chống lại những áp đặt, đòi hỏi vô lý, đấu tranh giữ vững chủ quyền, không cho các thế lực phong kiến phương Bắc can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam Khi triều đình Trung Hoa đưa những tên tay sai bù nhìn về nước như Trần Di Ái đời Trần, Lê Chiêu Thống cuối đời Lê Trung Hưng thì các triều Trần và Tây Sơn đều không chấp nhận Nhà Nguyên đòi nước ta phải nộp lương thực và quân lính cho chúng đi đánh các nước Đại Lý, Vân Nam và Chiêm Thành nhưng các vua Trần đều từ chối Cách ứng xử khéo léo nhưng quyết liệt của phía Việt Nam làm cho các vua Trung Hoa rất tức giận nhưng phần lớn cũng đành phải bỏ qua.

Ngày đăng: 02/06/2016, 14:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w