1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình lịch sử triết học ấn độ cổ trung đại dùng cho hệ cử nhân chuyên ngành triết học

87 26 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 9,86 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIEN BAO CHi TUYEN TRUYEN KHOA TRIET HOC

2K KOK KK KK

Sa

GIAO TRINH

LICH SU TRIET HOC AN DO CO - TRUNG ĐẠI

Dùng cho hệ cử nhân chuyên ngành Triết học

Trang 2

Triết học Ấn Độ cô - trung đại Môn: Cơ sở ngành Triết học

Số tín chỉ: 2 (Lý thuyết: 1,5; Thực hành: (),5)

Trang 3

MỤC LỤC

Chương I: HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YÊU CUA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỎ ĐẠI .-52 25c 2t 2E cErtrrrrrreee 1

J Hoan cảnh ra đời và những đặc điểm chủ yếu của triết học Ấn Độ cổ đại 1 l Hoàn cảnh rd đỒI ác tt v 1v 2 v1 kg tk vn 11g vcgệc 1

2 Đặc điểm triet NOC ecececcccccsscsvesvesssssesessesesvsvesesessesesesvsresvsvavssssavaveseresee 6

II Các thời kỳ hình thành và phát triển của triết học Ấn Độ cổ đại 8 Chương II: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC, TON GIAO AN DO CO DAI THOI

KỲ VÉDA - UPANISHAD 52-22222222 2221 E121 E rrrrrree 10

I Thời đại Véda và những tư tưởng triết học, tôn giáo trong kinh Véda 10

1 Khái quát về thời Wéđa -©c- 5t St EkEEE 2 E1 EEEErkererkrred 10 2 Khái quát tư tưởng triết học, tôn giáo trong các bộ kinh Véda II

II Thời đại Upanishad và những tư tưởng triết học tôn giáo trong 40010 00007)0)01)70 0n ốS.- 15

1.Khái quát về thời đại Lpanishadi 555cc EterrkerErkerxerkered 15 2.Nhitng tư tưởng triết học, tén gido chit yéu trong kinh Upanishad 16 3.B6 sur thi Ramayana va Mahabharat cceccccccccscccssessecesecessseccsseseeaes 23 Chương III: NHUNG HOC THUYET TRIET HOC THOI KY CO DIEN 27

I Nhirng hoc thuyét triét hoc chinh thong .cccccccccessccscesssecssesseeseeeeee 27

1 Triét hoc Samkhhya (SO WGN) veccescescescescsscsscssssssssessessessesassvesssvesecseens 27

| 2 Triết ROC VOQQ veeseccescessscescssvesvssessessesssssssessesessestesssessesassueassesecsesevseees 30

Ö¿ 27/2 0n he 33

4 Triét hoc Vaisésika eccccccccccescssssescesesvsvesesvsveesvessessscssesesvsvecsvacsveseaeees 35

5 Triết học Nyaya (luận Up) cececceccescsssessesesvesessesssessesessessssssseeavsvesesevenes 38 6 Triết học Vedamta (kết thúc Véda) 2-5 teE‡EE+E+Erttsrreer 41

II Những trường phái triết học không chính thống -5¿ 47 1 Đạo Jaina

Trang 4

Chương IV: PHẬT GIÁO - - c1 t1 1 E11 11 1111211112111121121 11 1111 re 56 ©

I Hồn cảnh ra đời Phật giáo Án Độ, - SG ng 56 II Khai quát sự tích người sáng lập Phật giáo - Phật Thich ca Mauni 58 HI Khái quát những vấn đề về triết học bản thể trong đạo Phật 59 1 Học thuyết “vô tạo giả” sec E1 ga He 59 VN;(J57.-)12180121.1.0WNNnn.adđa 60 3 Học thuyết “vô thường” và “nhân đuyÊH ” cccccsccsrvsrvsterervee 60

IV Nhận thức luận trong triết học Phật giáo -¿-cc sec 62

V Nhân sinh quan trong triết học Phật giáo ccreccrerei 63

1 Khổ đề (Dukkha Š4I4) - 5:56 E21 EEEE1511211211011111111x tk 64

2 Tập đề (Samudaya Satya): Nguyên nhân của khổ 5s 65

3 Diệt để (Nữrodha-Satya) và Niết bàn (NirVaH) -c-ccccscsee 67

4 Pao EE (Marga Satya) veececccccecssccsvesessesessvestsssssevsssessssssssesteseessseetees 68

VI Khái quát quá trình vận động, kết tập và tông phái Phật giáo 70 Chương V: HỎI GIÁO - -©: 5s 2E 1121111111211 1111111111711 cve 71 I Tóm tắt về sự ra đời và nội đung cơ bản của Hồi giáo 77 I/ 81 -81 8:()8- 88ïậG 77 2.Khái quát nội dung cơ bản của Hồi giáo: cccsccscscee 78 H Sự xâm nhập của Hồi giáo vào Án Độ, 2 Sccnentntr re 80

Trang 5

- - Chương 1 - - HOAN CANH RA DOI VA NHUNG DAC DIEM CHU YEU

CUA TRIET HOC AN DO CO DAI

I Hoàn cảnh ra đời và những đặc điểm chủ yếu của triết học Ấn Độ

cô đại

1 Hoàn cảnh ra đời

a Điều kiện địa lý tự nhiên và dân cư

Ấn Độ là nước phương Đơng có hồn cảnh địa lý, khí hậu, tự nhiên phức

tạp, đa dạng và vô cùng khắc nghiệt Phía bắc là dãy núi Hymalaya hùng vĩ dài 2.600 km trong đó có 40 ngọn núi cao trên 7.000m so với mực nước biên, quanh năm tuyết phủ, trong quan niệm của những người dân Ấn Độ cô đại, đây là nơi trú ngụ của các đẳng than linh Himalaya có nghĩa là xử sở của tuyết, ngăn cách Ấn Độ với Trung Á Vùng cực bắc là thung lũng Kasơmia dưới chân những ngọn núi cao từ 6000m đến 8000m, được gọi là thiên đường nơi trần thé

Phát nguyên từ núi cao là sông dài Ân Độ có nhiều sông nhưng tiêu biểu là sông Ấn và sông Hằng Sông Ấn (Indus) dài trên 1500m gồm 5 chỉ lưu họp lại đồ ra vịnh Oman ở phía Tây Trên lưu vực sông Ấn đã hình thành nền văn minh nổi tiếng Mohenjo Daro và Harappa từ thiên niên ký III trCN Sông Hằng (Ganga) được coi là con sông linh thiêng của Ấn Độ Theo huyền thoại thì đó là

con gái của Himalaya có nguồn nước vô tận từ thiên giới mang về tưới mát cho

trần gian rồi chảy về đông Nước sông Hằng có sức thanh tây nhiệm màu, tắm

nước sông Hằng sẽ thấy tĩnh tâm thanh thản như trút đi hết mọi khổ cực lo âu tội

lỗi của cuộc đời Sông Hằng là nơi phát sinh nhiều truyền thuyết, những sử thi kỳ vĩ và nhiều thành tựu văn minh truyền thống của Ấn Độ Sông An và sông

Hang khi giận dữ gây lũ lụt tai hại, nhưng bù lại là đem phù sa màu mỡ cho

đồng ruộng, cung cấp sản vật cho con người Ven sông là những thành phố dân cư đông đúc, trung tâm văn hóa của mỗi thời kỳ Có thể nói văn minh Ấn Độ cổ

Trang 6

Ngăn cách nam, bắc An Độ là dãy núi Vindia Núi này kéo dài về phía nam thành cao nguyên Đêcan Nơi đây núi cao rừng rậm đây bí hiểm chiếm phần lớn diện tích Phần còn lại đất đai khô cần dân cư thưa thớt Hai bên của cao nguyên Đêcan là hai dãy núi Đông Gát và Tây Gát chạy dọc theo hai bờ đông tây của bán đảo, chỉ vùng duyên hải dài và hẹp là có dân cư đông đúc sinh

hoạt thuận lợi Rải rác bắc nam đều có sa mạc nóng bỏng khô căn, điển hình là

sa mạc Thar ở giữa hai con sông Ấn, sông Hằng có chiều dài trên đưới 600km

Về khí hậu Ấn Độ, có thê nói là vô cùng khắc nghiệt Miền nam ánh năng

chói chang quanh năm ngày tháng, như thiêu như đốt, nhất là cái nóng khô ghê gớm ở sa mạc ngược lại với băng tuyết giá lạnh ở vòng cung Himalaya, vùng chân núi thường xuyên có sương mù u ám làm cho con người trễ nải, sức sống kiệt quệ Cùng với rừng rậm âm u, núi sông hùng vĩ làm cho con người trở nên

nhỏ bé hèn yếu trước giới tự nhiên, cảm giác bắt lực luôn luôn đè nặng Đây là

điều lý giải vì sao không ở đâu trên thế giới, ngoài Ấn Độ cổ đại tín ngưỡng tôn giáo lại phát triển đa dạng phong phú đến thế Cũng không ở đâu say mê triết

học như người Ấn Độ cô đại, họ khát khao đi tìm triết lý vũ trụ nhân sinh mong

giải đáp, vượt qua cuộc sống khắc nghiệt hiện tổn

Những dòng sông lớn như sông Hằng, sông Indus, , những dãy núi án ngữ bắc - nam, đông - tây, chia cắt Ấn Độ thành nhiều tiểu vùng khí hậu khác biệt nhau Đối với người Ân Độ cổ xưa thì hoàn cảnh đó luôn luôn mang tính huyền bí, linh thiêng và đầy uy lực Sống trong điều kiện đó, con người, với trình độ hiểu biết ngây thơ thường hướng tới các thờ cúng, cầu nguyện các đắng

siêu nhiên để họ ban cho mình cuộc sống an lành, hoặc được giải thoát ra khỏi

hoàn cảnh đó Những quan niệm đó đã chỉ phối đặc điểm của tư tướng triết học

nơi đây

Đất Ấn Độ là khu vực cư trú của nhiều dân tộc, trong đó có những dân tộc

Trang 7

bắc Ấn) Nhưng trước khi người Aryen xâm nhập xứ Án thì tại đây đã có nhiều dân tộc tiền trú như các dân tộc xung quanh lưu vực sông Indus (Án hà) có nền văn minh kim khí (đồ đồng) ở trình độ khá cao; phía bắc có bộ tộc Munda với

nước đa ngăm đen, tầm vóc thấp, mũi tẹt; miền bình nguyên có bộ tộc Dravida,

theo chế độ mẫu hệ, sinh hoạt cộng đồng (bộ tộc này đứng lên kháng cự chống sự chỉnh phục của người Aryen mạnh nhất, dẻo dai nhất) |

b Hoan canh kinh té

Người Aryen vốn là dân du mục, các bộ tộc tiền trú cũng sống du canh du

cư nên lúc đầu sinh kế của người Aryen chủ yếu là chăn nuôi, thịnh nhất là trâu

bò, còn các bộ tộc tiền trú, ngoài chăn nuôi, họ còn làm nghề canh nông Sau khi

định cư ở vùng Ngũ hà (Ngũ hà là 5 con sông, gồm sông Indu và 4 nhánh chính

la Ravi, Thelum, Chenar va Sutledi; Ngũ hà cũng là tên địa danh chỉ vùng

Penjab của Ấn Độ ngày nay), dân Aryen và các bộ tộc ở đây mới tập trung phát triển nông nghiệp và thương nghiệp, đồng thời xây dựng mô hình kinh tế - xã hội phù hợp (vì lúc này họ đã có đồ sắt nên đã chế tạo nhiều công cụ tốt cho

nghề canh nông)

Theo C.Mác, An Độ cổ đại có sự tổn tại lâu dài và phổ biến của “ Phương

thức sản xuất châu Á” - mô hình kinh tế - xã hội kiểu “công xã nông thôn”, đó là

mô hình kinh tế tự túc, tự cấp, khép kín và trì trệ (giống như mô hình làng xã

của Việt Nam xưa) Mô hình này làm cho xã hội phát triển chậm chạp, bởi sự

níu kéo của những thiết chế cộng đồng xã hội tự trị, khép kín, của tôn giáo, của tư tưởng, của truyền thống Tuy nhiên, điều kiện khí hậu, địa lý tự nhiên tuy

khắc nghiệt nhưng đa sinh thái, tỏ ra có nhiều thuận lợi cho canh tác nông

nghiệp lúa nước nói riêng và nông nghiệp nhiệt đới nói chung Hoàn cảnh đó làm cho người Ấn Độ cô đại khác xa với những cư dân vùng sa mạc, vùng xích đạo nóng khô, họ không quá vất vả trong cuộc mưu sinh để có thể đáp ứng

những nhu cầu sống vốn rất đơn giản về vật chất Mặt khác chính điều đó lại là

một trong những tiền đề cho một đời sống tinh thần phong phú, thể hiện trong

Trang 8

táng vật chất tạo điều kiện cho nơi đây có được một nền triết học nói riêng và nền văn minh nói chung của phương Đông và nhân loại

c Về chính trị, xã hội

Thời gian đầu, khi bộ tộc Aryen mới chỉnh phục được các bộ tộc tiền trú,

đặc biệt là bộ tộc Dravida thi sự phân chia đẳng cấp chưa nghiêm, khắt khe Tổ

chức xã hội của người Aryen lấy gia đình và gia tộc làm căn bản Trong nhà thì

người cha làm chủ, trong gia tộc thì tộc trưởng đứng đầu, trên gia tộc là thị tộc có thị tộc trưởng trên hết, nhiều thị tộc quy tụ thành bộ tộc do bộ tộc trưởng (còn

là tiêu vương) đứng đầu, chức tiểu vương là thé tap, cha truyền con nối

Khi định cư, người Aryen bành trướng tôn giáo Bàlamôn, cộng với sức

mạnh kinh tế, bộ tộc Aryen hoàn toàn chiến thang và chinh phục các bộ tộc tiền trú, bắt họ làm nô lệ phục dịch cho mình Khi đó thì sự phân chia đăng cấp mới chặt chẽ, cố định, tuyệt đối, xã hội chia ra thành 4 đăng cấp, không bao giờ có sự

pha trộn người thuộc đăng cấp này vào đăng cấp khác Người ở đẳng cấp này không được ăn ngồi với người ở đẳng cấp kia, không được kết bạn giữa các đăng cấp khác nhau Bốn đăng cấp là:

Lễ sư (giới tăng lữ Bàlamôn) hoạt động trong các lĩnh vực tôn giao, day

là đăng cấp được trọng vọng nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại, họ điều khiển thế

giới tâm linh, song chi phối khá quyết định vào thế giới trần tục

Vương tộc (vua quan, quý tộc) hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế chính

trị, xã hội, họ là tầng lớp điều khiến thế giới trần tục

Thứ dân (Vaisya) là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, trực tiếp lao động sản xuất ra của cải vật chất (và cả tỉnh thần) nuôi sống các tầng lớp xã hội

khác và bản thân họ, nhưng họ lại bị tang lớp trên coI thường

Nô lệ (Sudra) là những người phục dịch cho đăng cấp lễ sư, vương tộc và các lễ nghi tôn giáo, song là lớp người bị coi khinh nhất trong xã hội

Ngoài ra còn có một tầng lớp thấp kém nhất, được coi ngang với xúc vật,

không được xếp vào đăng cấp người, đó là tầng lớp cùng đinh, hạ đăng

Trang 9

mỗi người dân Ấn Độ cổ đại Giới tăng lữ Bàlamôn tự cho họ quyền lãnh đạo,

quyền chủ tế, quyền tiến hành công cuộc giáo dục của các tiểu bang cho nên

Bàlamôn được coi là thánh thiện thân sống ở nhân gian được tôn sùng đến cực

điểm

Sự phân chia đăng cấp nơi đây có thể xem là điển hình và nghiệt ngã, được bồ sung thêm sự phân biệt về tôn giáo ( vốn cũng rất sâu sắc), sự phân biệt

về tộc nguoi tao ra nhiều hủ tục lạc hậu trong xã hội Nhiều hủ tục đó còn kéo

dài ảnh hưởng đến tận thời hiện đại

d Về văn hóa, tri thức

Trước khi người Aryen xâm nhập xứ Ấn thì tại đây trong số các dân tộc

tiền trú đã có những dân tộc có nền văn hóa phát triển cao, như các bộ tộc của

nén van minh Indus (An ha) Gan day tại các vùng hạ lưu sông Indus người ta đã

khảo cổ được những di tích của cả những thành phố rộng lớn thành lập vào

khoảng 3.000 năm đến 2.000 năm trước công nguyên Tại những thành phố

được khai quật này, tìm thấy nhiều loại đồ đồng thuộc nền văn minh của thời đại

đồ đồng đã phát triển cao, ngang với nền văn minh vùng Lưỡng Hà (những quốc gia nằm ở giữa lưu vực hai con sông là Tigra và Euphrate, vùng cận Đông), tìm thấy dấu vết của thành phố được quy hoạch bài bản với những khu nhà có thiết

kế thông nhất, những hệ thống sinh hoạt cộng đồng như chợ, bề bơi, thậm chí

thành phố đã có hệ thống thoát nước Cũng tại đây người ta tìm thấy di tích văn

tự (nhưng chưa ai khám phá ra cách đọc nên chưa khai mở được tư tưởng của văn tự), những dấu tích về hình tượng được tôn thờ như tượng thần Địa mẫu,

tượng thần Shiva, tượng thần Thảo mộc và tượng thần Bò

Trang 10

ba trung tâm triết học của nhân loại thời đó (Cùng với Trung Hoa cổ đại và Hy Lạp cổ đại) Tư tưởng triết học tôn giáo luôn gắn liền với các thành tựu khoa học và văn hóa, thể hiện trình độ tư duy trừu tượng cao

Dựa vào các di vật khảo cổ và bản văn lưu lại chứng tỏ Ấn Độ cổ đại đã đạt được nhiều thành tựu độc đáo, đóng góp cho văn minh nhân loại Cụ thể: từ

thời Véda /hiên văn học đã phát triển Người Ấn Độ biết chia bầu trời thành các

chòm sao, sự vận chuyển của các ngôi sao chính Biết quả đất tròn tự quay xung

quanh trục và quay quanh mặt trời, làm ra lịch tương tự dương lịch sớm hơn phương Tây Tính được năm nhuận, nhật thực, nguyệt thực, các tiết xuân phân,

thu phân, đông chí, hạ chí, dựa vào các thành tựu này định ra các ngày lễ trong tháng trong năm; Toán học phát hiện ra số không, một đóng góp lớn cho nhân

loại, hệ đếm thập phân, số âm và phân sé, phép khai căn, phương trình vô định, số pi Về hình học đã tính được diện tích tam giác, hình thang, hình tròn, bước

đầu có phép lượng giác Nền y học phát triển sớm, đã mô tả các loại bệnh, liệt kê

thảo được dùng để chữa trị Sushruta được coi là ông tổ ngành y ở thế kỷ V

tr.CN để lại bộ sách dạy cách chân đoán bệnh và cách chữa Kushana thế kỷ II soạn bộ từ điển y khoa trong đó đề cao y đức Ngoài ra còn có các thành tựu về

giải phẫu, nhi khoa, châm cứu, chủng đậu

Chữ viết cô nhất Ấn Độ được phát hiện ở lưu vực sông Ấn từ khoảng 3000 năm tr.CN Chữ này mắt đi cùng với nền văn hóa sông Ấn Thế kỷ VII tr.CN xuất hiện chữ Phạn (Sancrit) Kinh điển tôn giáo và các bản văn khác chép

bằng chữ Phạn, sau công nguyên chữ Phạn hoàn thiện phát triển trở thành chính thống Về văn học nghệ thuật, kiến trúc điêu khắc có nhiều thành tựu sớm và

độc đáo Kinh thánh là những áng văn chương tuyệt tác Các nơi thờ cúng,( đền,

tháp, chùa ) có những tranh, tượng thần thánh kỳ vĩ

2 Đặc điểm triết học

Khi khái quát những đặc điểm của tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại cần có sự đối chứng với hai lát cắt đương đại với nó là triết học Tây phương cổ đại và

triết học Trung Hoa cô đại Kết quả sự đối chứng này có thể nêu ra một số đặc

Trang 11

a Tư tưởng Triết học Ấn Độ cô đại thường gắn với tôn giáo, bị chi phối trực tiếp và sâu sắc bởi tín ngưỡng và tôn giáo (Triết học phương Tây cổ đại gắn

với khoa học tự nhiên, Triết học Trung Hoa cô đại gan với chính tri, x4 hoi va

đạo đức) Nghĩa là các nguyên lý triết học không tôn tại trong các triết thuyết riêng mà nó đan xen, hòa đồng các tư tưởng triết học và tôn giáo Mỗi học thuyết được gọi là triết học đều có nhiệm vụ làm cơ sở giáo lý cho một tôn giáo nào đó và trong triết thuyết ấy có một bộ phận thần học Các hiền triết nơi đây thường là những cao tăng trong các tôn giáo, chăng hạn thái tử Gotama Shdhattha (Cudam Tắtđạtđa), khi đắc đạo gọi là Đức Phật Thích ca mâu ni vừa là người sáng tạo ra và đứng đầu đạo Phật vừa là một hiền triết Ấn Độ

b Tư tưởng triết học Ân Độ không phân chia ra các trường phái duy vật — duy tâm, biện chứng — siêu hình, nhất nguyên, nhị nguyên theo tiêu chí “vấn đề cơ bản của triết học” như truyền thống Tây phương mà các thế giới quan, phương pháp luận ấy đan xen nhau trong từng học thuyết, thậm chí trong từng nguyên lý Do đó, để phân chia các trường phái triết học nơi đây người ta không

dựa vào vấn đề cơ bản của triết học mà dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, hoặc

là theo thời gian, không gian, hoặc là căn cứ vào việc học thuyết, trường phái triết học đó gắn với tôn giáo nào

c So với triết học Trung Hoa cổ đại thì triết học Ân Độ cổ đại chú ý nhiều

hơn những vấn đề của triết học truyền thống như bản thể luận, phương pháp

luận, nhận thức luận, nhân loại luận, đặc biệt là vấn đề “bản thể luận” (Bản thê

luận là tập hợp những quan điểm kiến giải về nguồn gốc sinh thành, vận động và

phát triển của thế giới) Tuy nhiên nét nỗi trội vẫn là những vấn đề về nhân sinh

quan, đặc biệt vấn đề giải thoát con người và nó được giải quyết dưới góc độ của tâm linh tôn giáo

d Xu hướng truyền thống của triết học Ấn Độ cổ đại là nặng vẻ thực hành, chiêm nghiệm cá nhân, xem nhẹ tư duy tư biện Nghĩa là, các hiền triết thường xuất gia tu hành, dẫn thân vào con đường khó khăn gian khổ để tìm chân lý Với những phương pháp đặc biệt (Ví dụ thiền, yoga ) mỗi cá nhân hiền triết đó tự mình suy tư, tập trung cao độ, hòa đồng vào cảnh giới đến khi ngộ ra chân

Trang 12

sắc Mặt khác, hầu hết tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại nằm trong kinh học,

giống như kiểu “ngõ kinh” của triết học Trung Hoa cổ đại Tuy nhiên giữa hai

loại kinh của hai nền triết học đó có sự khác nhau căn bản là: tư tưởng trong

kinh của triết học Ấn Độ cổ đại là tư tưởng của cá nhâu siêu phàm, còn tư tưởng trong kinh của triết học Trung Hoa cô đại là tư tưởng đại chúng Nghĩa là, nếu ở

triết học Án Độ cổ đại, Kinh là sản phẩm của những cá nhân đặc biệt (trình độ

uyên bác, nhân cách cao đẹp, thường sống “lập dị” so với những người bình thường) thì ở triết học Trung Hoa cổ đại là do các nhà tư tưởng tổng kết những cái đã có, đã từng tổn tại trong phép ứng xử của con người nói chung

e Các trường phái triết học Ân Độ cô đại phát triển theo cách kế thừa lẫn

nhau, bố sung cho nhau, hệ thống ra đời sau trên cơ sở giải thích, bình luận hệ

thống có trước, đưa ra những quan niệm riêng của mình và hình thành trường phái riêng Điều này khác hắn với triết học phương Tây, các hệ thống triết học ra

đời luôn phủ định hệ thống cũ, gạt bỏ hệ thống cũ Chính do điều này mà phần

lớn các tác phẩm triết học Ấn Độ có niên đại không rõ ràng

H Các thời kỳ hình thành và phát triển của triết học Án Độ cỗ đại

Có nhiều quan điểm phân chia các thời kỳ triết học Án Độ cỗ đại, Song nhìn chung, số đông các học giả tán thành cách phân chia đơn giản thành hai

thời kỳ là thời kỳ Véda — sử thi và thời kỳ cổ điển

a Thời kỳ Véda - sử thi (khoảng 1.500 - 600 tr.CN)

Bao gồm các thời đại:

Thời đại RigVéáa (khoảng 1.500 - 600 tr.CN), là thời đại các bộ tộc người

Aryen mở đường vào Ấn Độ Trình độ nhận thức nói chung và nhận thức giới tự nhiên nói riêng của họ còn non kém, nên họ thường bị chi phối bởi sự huyền bí của các lực lượng tự nhiên như bão tố, sắm sét, lụt lội, động đất, Sóng thần, hạn hán và sùng bái, tôn thờ nó Do đó thế giới quan của họ thuộc loại thần thoại

với tín ngưỡng tôn giáo đa thần Tuy nhiên thông qua thế giới quan đó đã làm lộ ra những quan niệm nguyên sơ về vũ trụ và nhân sinh

Trang 13

triển nghề canh nông tại những khu vực đất đai phì nhiêu dọc hai bờ con sông

đó Tại đây, các bộ tộc người Aryen đã xây dựng nên các quốc gia chiếm hữu nô

lệ với chế độ đăng cấp khắt khe và những nghỉ lễ tôn giáo phức tạp Chính trong

giai đoạn này Bàlamôn là chủ tế, chế tác ra bộ kinh mang tên Brahmana để

thuyết minh cho các nghỉ lễ Véda

Thời đại Upanishad (khoảng 800- 600 tr.CN), là thời kỳ trình độ nhận

thức của người Ấn Độ đã phát triển nhiều hơn, họ thấy được mối quan hệ hữu cơ

giữa các sự vật, hiện tượng phong phú của thế giới và cho răng đẳng sau nó có

một lực lượng mạnh mẽ, tuyệt đối và vô hình chi phối Tư tưởng đa thần giáo

mờ nhạt dẫn và thay vào đó là tư tưởng về nguyên lý tối cao sáng tạo và chỉ phối

vạn vật trong vũ trụ, đó là “tính thần thế giới vô ngã” có tên gọi là Brahman

Bên cạnh vũ trụ quan thì nhân sinh quan cũng được quan tâm nhiều hơn với

những câu hỏi về cuộc đời, số phận, lẽ sống của con người Có thể nói, thời đại

Upanishad, tư tưởng của người Ấn Độ cô đại đã thực hiện bước chuyền từ thế

giới quan thần thoại, tôn giáo sang thế giới quan triết học

b Thời kỳ cổ điển (Khoảng thế kỷ VI tr.CN- thé ky X): Day là thời kỳ xuất hiện hai hệ thống triết học là “chính thống” (Astika) và “không chính

thống” (Nastika)

Hệ thống Astika ( Astika nghĩa là tin vào thê giới bên kia ) thừa nhận uy

thế của kinh Véda và giáo lý Bàlamôn, bảo vệ chế độ đăng cấp, bao gồm 6 học phái (còn gọi là 6 Darsanas) là Samkhya, Nyaya, VaIsesika, Yoga, Mimansa và Vedanta

Hệ thống Nastika (Nastika nghĩa là làm 6 nhục Véda) không thừa nhận

uy thế có tính mặc khải của kinh Véda và giáo lý Bàlamôn, chống lại chế độ

đăng cấp, đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội, bao gồm 3 học phái (còn gọi là 3 đạo) là đạo Jaina (Kỳ na giáo), đạo Lokayata (tôn giáo Carvaka) và đạo Buddha (Phật giáo)

Câu hỏi ôn tập:

1 Phân tích hoàn cảnh ra đời triết học Ấn Độ cổ - trung đại

Trang 14

Chương II

TƯ TƯỞNG TRIẾT HOC, TON GIAO AN ĐỘ CÓ ĐẠI THỜI KỲ

VÉDA - UPANISHAD

I Thời đại Véda và những tư tưởng triết học, tôn giáo trong kinh Véda 1 Khái quát về thoi Véda

Thời đại Véda sử thi được tính vào khoảng từ năm 1500 đến năm 600

trước công nguyên Chữ “Véda” bắt nguồn từ chữ “Viđ” nghĩa là trí thức, hiểu biết hàm ý, đây là những tri thức thiêng liêng, cao cả của các bậc thành thần

Theo nghĩa rộng, thánh kinh Véda có 4 loại:

a Các Samhitas (thánh ca) bao gồm những lời cầu nguyện, xưng tụng

thần linh dưới dạng thi ca

b Các Brahmanas (Phan thu) nham giải thích ý nghĩa các tế lễ, nghi thức

tẾ tự, chuyên dùng cho các tu sĩ, chức sắc cao cấp đạo Bàlamôn

c Các Arayaka (kinh rừng) dùng cho các tu sĩ khổ hạnh đã trả xong “nợ đời”, xuất gia tu hành trong chốn rừng sâu hoang văng để suy tư, chiệm nghiệm về cuộc đời con người Những cao tăng thấu triệt Sâm lâm kinh được tôn trọng gần ngang giới Bàlamôn

d Các Upanishad (nghĩa thư), gồm các sách bình chú tôn giáo - triết học,

nghĩa là bộ kinh có lý lẽ thâm sâu uyên bác đến tận cùng của đạo Bộ kinh này

còn được gọi là Thánh kinh Védanta, nó không đi vào khía cạnh lễ nghĩ mà giải thích ý nghĩa, triết lý sâu sa của kinh Véda, nó chỉ dẫn và giáo hóa các tăng đồ để có thể tới gần thần linh, được lên cõi thiên đường vĩnh cửu, bất diệt

Trong cac Samhitis (Mantra, thánh ca) có 4 bộ đáng chú ý là: Rig-Véda,

Sama-Véda, YaJur-Véda và Alharva-Véda:

Bộ Rig-Véda: Bộ kinh Rig-Véda và Tôn giáo Rig-Véda là loại cổ nhất

của Ấn Độ (chữ Rig có nghĩa là tán ca), gồm những bài Thánh tán ca để cầu nguyện và xưng tụng công đức những bậc Thần thượng đẳng, trong đó có 2 vị

thần được nhắc tới nhiều nhất là than SAm sét (Indra), thần Lửa ( Agvi) Bộ kinh

này dành riêng cho những bậc chức sắc cao cấp nhất trong giáo đường, gọi là

Trang 15

nhất và quan trọng nhất không những của Bàlamôn giáo mà của cả nền văn hóa

Ấn Độ nói chung, gồm 1028 bài thơ dùng để ca ngợi, chúc tụng, cầu nguyện

thần linh

B6 Sama-Véda (còn gọi là “Ca vịnh Véda”) gồm 1549 bài văn ca chau dùng trong lúc hành lễ Những bài ca chầu này được biên soạn dựa vào hoàn

cảnh, ý nguyện của các vi thủy tổ các thị tộc, rồi trao cho những người gọi là Ca vịnh sư (Udgard) để ca châu thần linh Bộ kinh này được coi như luật lệ của các

thị tộc đã được phủ lên bằng thánh ngữ cho thêm phần linh thiêng

Bộ Yajur-Véda (còn gọi là “Tế tự Véda”), đó là những lời dạy về thê thức

hành lễ và cúng bái các thần linh, về cách bài trí các loại đồ tế lễ lên bàn thờ và cách dâng lễ khi cúng tế Bộ kinh này dùng cho các bậc Hành lễ sư (Adhvarya) và buộc họ phải thuộc lòng các bài trong bộ kinh này

B6 Atharva-Véda, gồm 731 bai van van gồm những loại thần chú, ma

thuật dùng để cúng cầu đảo, cầu phúc, cầu tài, giải hạn dùng cho những bậc gọi là “Kỳ đảo sư” sử dụng trong cúng tế Bộ kinh này thời kỳ đầu, sơ khai của đạo Bàlamôn được coi là thánh kinh quan trọng nhất, những về sau giới khuyến thỉnh sư lấy bộ Rig-Véda thay thế lên hàng đầu, nên bộ Atharva-Véda trở thành đệ tử đăng Thánh kinh chuyên dùng của giới thày cúng và phù thủy

2 Khái quát tư tưởng triết học, tôn giáo trong các bộ kinh Véda

Người Aryen rất tôn sùng tôn giáo và sự thờ cúng các vị thần linh, đối với họ không phải là mê tín mà là lòng tín ngưỡng chân thành, là lẽ sống của đời

người Họ thần thánh hóa các sự vật hiện tượng của giới tự nhiên và lý giải các hiện tượng xã hội như nguyện vọng, ước mơ, hạnh phúc, bình đăng, tự do hoàn toàn từ lăng kính của các dang than linh Do quan niém ay, ho thuc hién

việc cúng bái trong mọi hoàn cảnh: thắng trận, lấy được nhiều chiến lợi phầm,

làm lễ cưới, sinh được nhiều con, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, giải trừ tai ách nhất nhất họ đều cúng té, ta on hay kéu cau va coi do 1a viéc lam hé trọng, trước hết

Trang 16

tưởng trong Rig-Véda thời kỳ đầu là đa thần giáo, tức là có nhiều vị thần quyền

lực ngang nhau cùng chỉ phối thế gian và con người, họ chia ra: - Thiên thần (Dyaus) - Thần Thái Dương (Surya, Savitri, Pusan) - Thần Rạng Đông (Usas) - Thần Sâm (Indra) - Thần Nước (Apas) - Thần Bão tô (Rudra) - Thần Gió (Vayu) - Thần Mưa (Parjanya) - Thần Mặt Trăng (Vanura) - Thần Lửa (Agvi)

Ở thời kỳ này, tuy cho rằng mỗi vị thần có nhiệm vụ riêng trong việc cai quản thế gian, nhưng đã hình thành quan niệm về sự đồng điệu, phối hợp giữa các thần với nhau Chẳng hạn khi nào thần Mưa sắp ra tay thì thần Sấm đến tự nguyện làm chiến sĩ xung phong để dương oai và bài trừ kẻ nghịch Thực chất đây là quan niệm về mối quan hệ tương liên giữa người và người, giữa người và vạn vật, giữa người và trời đất, giữa người và thần linh, một quan niệm mang

tính triết học khá sâu sắc

Khi người Aryen chinh phục được các bộ tộc tiền trú, định cư yên ôn ở vùng Ngũ hà thì dân số trở nên đông đảo, do đó họ có nhu cầu cao về phương diện đạo đức Để cho những nguyên tắc đạo đức được tôn trọng, họ đã duy trì nó không những trên bình diện nhân luân mà còn cả trên bình diện tôn giáo Nghĩa là có những vị thần chuyên giám sát con người về mặt đức hạnh, đó là thần Mặt Trăng (Varuna) và các thần phụ tá (Rita) đứng ở bốn phương, tám hướng để giúp Varuna

Các vị thần linh trong quan niệm của người Ân Độ cổ đại lúc đó nhìn

chung là những bậc siêu việt, đại điện cho uy quyền và sự tốt lành, chuyên cứu

Trang 17

- con người hạ giới: chọc ghẹo các vị nữ thân là vợ của các thân khác, uông rượu say thì nhại lại kinh thánh, thích khoe khoang, ngông nghênh, gây lộn, gây lụt lội, hạn hán, làm khô nhân gian

Ngay từ thời kỳ sơ khai thượng cô ấy, khi tôn giáo Rig-Véda vừa mới ra

đời, bên cạnh quan niệm phổ biến là đa thần thì cũng đã xuất hiện những phản

luận hoài nghi về sự sai biệt của các thần khác nhau để đi tới sự đồng nhất

Chính từ ý tưởng đồng nhất của sự sai biệt, tư tưởng trong thánh kinh Rig-Véda đã dần hướng tới một quan điểm triết học biểu thị cho cả nguyên lý của vũ trụ,

đó là quan niệm về “kiến trúc sư sáng tạo vũ trụ” VỊ kiến trúc sư này, xét về tư

duy thần thoại sẽ là vị thần tối linh mà họ biểu thị bằng nhiều tên khác nhau, như

Brahmanaspati (tên này là gốc ở thánh ngữ Brahman -Thượng dé sang tao), hay

Đức cha, Đức sáng tạo

Cũng có những thánh ca khác của Rig-Véda gọi vị thần sáng tạo này là Hiranyagarbha (Hoàng kim thái tử) Trong những bài ca xưng tụng vị thần này có nội dung đại thể là: Giữa không gian mù mịt hỗn mang Hoàng kim Thái tử đã sinh ra, ở giữa khoảng mênh mông vô tận đó ngài phân lập thành trời và đất, an

vị cho trời ở trên, đất ở dưới, nặn cho núi cao, khoét cho biển sâu, ban sinh khí

cho chư thần, tạo sinh khí cho muôn loài, trao quyền chỉ phối mn lồi cho chư

thần và cuối cùng là tạo ra quy luật trật tự từ trời, đất, thần linh đến mn lồi

Lại có những thánh ca khác của Rig-Véda gọi vị thần sáng tạo đó là Purusa

(Đẳng nguyên nhân), thánh ca đó mô tả như sau: Purusa có một nghìn đầu,

nghìn mắt, nghìn chân, toàn thân thể phân ra ở cùng khắp trong không gian

Ngài dạy các thần linh biết âm luật để đặt những bài thánh ca, dạy về quy tắc và nghi thức cúng tế Ban lời dạy cho các thần linh xong Purusa mới cho sinh ra

ngựa, trâu, bò, dê, các loài gia súc khác, rồi từ miệng ngài sinh ra dòng họ Bàlamôn, từ hai cổ tay sinh ra vương tộc Sátđếlợi, từ hai bên lông mày sinh ra

thứ dân và từ hai bàn chân sinh ra bầy nô lệ Thủđàla Rồi lại từ tâm tạng Purusa

sinh ra mặt trăng, từ cặp mat sinh ra mat trời và từ miệng sinh ra một lượt thần

Trang 18

thành ra bốn phương trời đất Từ những quan niệm này, đội ngũ hành nghề cúng lễ bắt đầu thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống xã hội

Nội dung của thánh kinh Atharva-Véda chủ yếu là những bài chú thuật,

sau đó là những ghi chép về phong tục, tập quán, lễ nghi và tín ngưỡng của tầng lớp bình dân Tuy nhiên qua những nội dung đó người ta thấy nó chứa đựng những tư tưởng triết học về “nguyên lý tối cao của vũ trụ”

Theo nội dung trong những bài chú thuật của bộ thánh kinh này thì nguyên lý tối cao hiện ra ở cả hai lĩnh vực là hữu hình và vơ hình Hữu hình là tồn bộ vũ trụ với trời cao mây nước mênh mông

Phan vô hình của thần nguyên lý tối cao là “thời gian”, theo quan niệm của người Aryen thì thời gian bao gồm từ quá khứ, đến hiện tại và tương lai là

động lực sáng tạo nên vạn vật, là guồng máy nuôi dưỡng vạn vật, là chốn đi ra

hay trở về của vạn vật chúng sinh

Bộ Thánh kinh Brahmanas ra đời sau bộ thánh kinh Rig-Véda khoảng 500 năm, nó được xem là bộ cuối cùng trong nền văn học tôn giáo của người Aryen

Đây là bộ thánh kinh dạy báo cặn kẽ nhất về những nghỉ thức tế tự và ý nghĩa

của các nghi lễ đó Những người được tụng loại thánh kinh này phải là những chức sắc cao cấp trong đạo Bàlamôn, có thành tích phụng sự thần linh, những

nhà tu hành đắc đạo đạt đến bậc á thánh Khi những vị này hành lễ với quyền

thành kinh Brahmanas trong tay thì không phải là lề lối thông thường ca hát

thánh ca nữa mà là sự thực hành những bí quyết, bí pháp, niệm những bài chú nhiệm màu có thể sai khiến được các vị thần linh

Bộ thánh kinh Brahmanas cũng có quan niệm vẻ nguyên lý thần sáng tạo tối cao và đặt tên là Prajapati (Đức Tạo vật chủ) Lúc đầu thần này chỉ làm nhiệm vụ nuôi đưỡng tạo vật do thần nguyên lý sáng tạo của Rig-Véda tạo ra, về sau người ta gán cho vị thần này những công đức khác như làm cho gia súc

trong mọi nhà đông đúc và vô bệnh tật, cao hơn nữa thần còn tham g1a vào công

Trang 19

bồi, sinh vật tự hủy rồi lại tự hiện Sự biến thiên của vạn vật là do “thời gian”,

không có “thời gian” thì mọi vật cứ đứng sững mãi ở một chỗ, nguyên hình, nguyên thể không biến hóa được

Bên cạnh quan niệm triết học vỀ sự sáng tạo vũ trụ, thánh kinh Brahmanas

còn nói về vẫn đề “nhân quả” Quan niệm của thuyết “nhân quả” của thánh kinh Brahmanas cho rằng giữa kiếp này và kiếp sau bao giờ cũng có ái duyên chẳng nối, nếu kiếp này tu nhân, tích đức, tích thiện càng nhiều bao nhiêu thì kiếp sau công quả càng lớn bấy nhiêu

Tóm lại, ở thời Véda, tư tưởng ân chứa trong các thánh kinh là một mớ hỗn độn, mâu thuẫn, không mạch lạc, không hệ thống Song từ trong mạch nguồn của nó vẫn toát ra một quan niệm cốt lõi: tự nhiên do một quyền lực vô hạn điều khiển

ngắm ngầm Từ ý tưởng sơ khai này đã manh nha hai quan niệm mà sau này dẫn tới sự xung đột nhau trong lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cô đại

Một là, thế giới do những định luật (quy luật) khách quan chỉ phối mà các

vị thần linh cũng phải phục tùng Quan niệm này về sau thể hiện rõ trong triết học Samkhya (Số luận) và triết học Buddha (Phật giáo)

Hai là, thế giới được nhân cách hóa do một thượng để có ý chí điều khiến Vị thượng để này có quyền năng tối thượng, vô hạn điều khiến lịch trình diễn

tiến của thế giới qua hệ thống “luật pháp” của Ngài

Bên cạnh đó những quan niệm sơ khai về linh hồn bắt tử, luân hồi nghiệp

báo đã bắt đầu được nêu ra và tiếp tục được phát triển trong triết học ở những giai doan sau

H Thời đại Upanishad và những tư tưởng triết học tôn giáo trong kinh Upanishad

1 Khải quát về thời đại Upanishad

Thời đại Upanishad được tính từ thế ký VIII đến thế kỷ VI tr.CN, là thời

kỳ có những biến đổi lớn lao về nhận thức con người

Trang 20

Ấn Độ lúc đó nảy sinh những mâu thuẫn lớn: mâu thuẫn về địa vị và lợi ích giữa các đăng cấp, các tầng lớp dân cư trong xã hội; mâu thuẫn giữa nhu cầu sống tự do, bình đăng, hạnh phúc của con người với những luật lệ, thiết chế hà khắc do những đăng cấp thống trị đặt ra

Mặt khác, do sự xuất hiện những thé luc áp bức và thống trị trong xã hội, cho nên bên cạnh cuộc chống chọi với thiên nhiên để sinh tồn, con người còn

phải chống chọi với những lực lượng áp bức, đè nén của xã hội mà đôi khi còn dữ đội hơn cả tự nhiên Giờ đây con người không còn “hồn nhiên”, “vô tư” và cũng không còn tin một cách ngây thơ vào những hình thức tụng niệm và tế lễ

Véda nữa, họ bắt đầu “nội hướng” suy tư về cuộc đời, về số phận, về tâm linh,

về vũ trụ để tìm ra những giải đáp về mặt tri thức cho tất cả những biến dịch của vũ trụ cũng như cuộc sống nhân gian

Trong bối cảnh đó kinh Upanishad ra đời, đánh dấu bước chuyển từ thế giới quan thần thoại tôn giáo sang thế giới quan triết học Upanisad đặt ra và lý giải cdc van dé: cái gì là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, con người xuất hiện trên đời như thế nào, sự tổn tại của con người có ý nghĩa gì, chết có phải là hết không Trên bình diện tri thức, kinh Upanishad đưa ra những quan niệm về Brahman (Đại ngã), Atman (Tiểu ngã), Moksa (Giải thoát), Samsara (Luân hồi), Karma (Nghiệp báo), Jana (Giác ngộ) và nguyên lý “Đồng nhất thể” giữa Atman và Brahman Đến đây thì thần linh, giáo sĩ, tế lễ và cầu nguyện không còn ưu thế

tuyệt đối như xưa nữa mà thay vào đó là sự suy tư, chiêm nghiệm nhằm đạt tới

giác ngộ và giải thoát Chữ Upanishad (upa: gần; ni: cung kính; trang nghiêm; shad: ngồi) có nghĩa là ngồi gần một cách cung kính, trang nghiêm để sư phụ thụ giáo, truyền giảng những tri thức huyễn bí, thiêng liêng

2 Những tư tướng triết học, tôn giáo chú yếu trong kinh Upanishad a Brahaman và Atman

Brahaman được xem là thần sáng tạo tối cao, một đắng toàn năng, đẳng sáng tạo tỉnh khiết và vĩnh cửu Kinh Taittiriya Upanishad viết: cái do đây mọi

vật sinh ra, cái nhờ đó mọi vật sống được và cái ở đó mọi vật trở về sau khi tiêu

Trang 21

cái gì hữu hạn mà là cơ sở của tất cả những cái hữu hạn Nó là Tự Ngã Đại đồng (Đại Ngã) vừa tiềm tàng vừa siêu việt mà toàn thể vũ trụ sinh sống và hô hấp ở trong ấy, như kinh Mundaka Upanishad hình dung: Mặt trăng và Mặt trời là mắt của Ngài, bốn phương trời là tai của Ngài, gió là hơi thở của Ngài Brahman là sự tổng hợp, khái quát tất cả uy quyền, khả năng, sinh lực của các vị thần thành một cái nhất nguyên tuyệt đối

Vì Brahman là một cái gì đó vô hình, vô ảnh, vô danh, vô sắc, là bản thê

của tất cả, xâm nhập vào tất cả, ở ngoài mọi giới hạn của không gian và thời gian Cho nên con người không thể năm bắt Brahman bằng giác quan, bang tri thức và cũng không thể diễn đạt nó băng ngôn ngữ của loài người Kinh Chandogya Upanishad viết: đầu tiên,nguyên thủy chỉ có một thực tại duy nhất không hai đó là Brahman Brahman không lớn, không nhỏ, không ngắn, không

đài, không rực rỡ, không tối tăm, không mùi, không vị, không mắt, không tai,

không tiếng nói, không hơi thở Brahman vô hình không thể nắm bắt Cái ấy chang co thé diễn đạt bằng lời nhưng nhờ Ngài mà có ngôn ngữ

Một đặc điểm cơ bản của Brahman là khi con người nhận thức được nó, sẽ nhận thức được mọi cái còn lại và có thể thoát được khỏi mọi sự lo âu, đau khổ của đời sống vật chất, trần tục

Atman, nghĩa gốc là hơi thở hay là bản tính của sự sống Ví như trong lúc ngủ say, mọi cửa của giác quan, của trí não đều đóng kín, chỉ riêng hơi thở vẫn đều đều để phân biệt giữa người sống và người chết Với nghĩa này Atman được đồng nhất với linh hồn cá thế hay Tự ngã và nếu như Brahman là Đại ngã thì Atman là Tiểu ngã Khi Brahman biểu hiện mình trong con người nó tạo nên linh hồn của mỗi cá nhân, đó là Atman và do đó Atman cũng có cùng một bản

tính với Brahman là bất diệt Brahman là mặt trời thì Atman là những tia nắng

đa màu đa sắc của mặt trời Brahman như đại dương mênh mông thì Atman như những đợt sóng của đại dương

Vì Atman là sự biểu hiện của Brahman nên nó cũng có đặc tính là khó nắm bắt Hay nói một cách khác là khó nhận thức được Atman tồn tại với tính

Trang 22

thở, Atman là khí; ở miệng nói, Atman là lời; ở mắt thấy, Atman là nhãn; ở trí

hiểu biết, Atman là trí tuệ nó giống như những nan hoa của bánh xe tập trung

cả vào ô trục

Như vậy Atman là một bộ phận, một phần của Brahman tiềm ấn trong

linh hồn mỗi người Nhờ có Atman làm cho mỗi cá nhân có linh hồn sống động Tổn tại trong thể xác, Atman (linh hồn của con người) bị chi phối bởi những ham muốn, dục vọng cũng như những hành động mà con người đã thực hiện dé thỏa mãn những ham muốn đó, những hành động đó đã gây ra hậu quả, gieo đau khổ ở kiếp này và cả ở kiếp sau, tạo nên nghiệp báo, đây linh hồn vào vòng vây hãm của kiếp luân hồi

Sự đồng nhát thể giữa Brahman và Atman

Sự đồng nhất thể giữa Brahman và Atman được đề cập đến trong nhiều loại kinh điển của Upanishad Chẳng hạn trong kinh Tattiriya Upanishad nói về mối quan hệ giữa thực phẩm và sự sống như sau: sự sống là thực phẩm thì ngược lại thực phẩm cũng là sự sống hay sự sống tiềm tàng Chúng sinh tạo

thành bởi một bản tính của thực phẩm, chúng lay su sống của chúng ở thực

phẩm, sau hết chúng hòa nhập vào thực phẩm Cũng đề cập tới mối quan hệ này, kinh Chandoya Upanishad viết: nếu trong mười ngày ta không ăn thì người ta vẫn sống nhưng không nhìn thấy nữa, không nghĩ được nữa, không làm việc được nữa, không hiểu được nữa, không phân biệt được nữa Bây giờ nếu ta ăn

uống trở lại thì lại bắt đầu thấy, nghe, nghĩ, hiểu, làm việc và suy biện

Trong đoạn kết cuộc đối thoại giữa thần sáng tạo Prajapati và thần Bão tế Indra sau đây cũng thể hiện nguyên lý đồng nhất thể giữa Atman và Brahman: thân thể vật chất thì tiêu tan Trong cái ấy có ngự cái phi vật chất và bắt diệt là Brahman Ngài ở tạm trong thân thể con người như là linh hồn cá nhân (Atman), Ngài vui và buồn vì Ngài đồng nhất với ý nghĩ của thân thé Chimg nào Ngài giải thoát khỏi thân thể này sẽ trở nên linh hồn vũ trụ, Ngài không còn vui buồn

nữa, trái lại bình thản và yên định Ngài là Tự Ngã Tuyệt đối (Đại Ngã)

Trang 23

đại dương, đất sét và những đò dùng làm nên từ đất sét đó Có nghĩa là về bản chất thì Brahman (biểu tượng bằng mặt trời, đại dương, đất sét ) đồng nhất với

Atman (biểu tượng bằng những tia nắng, những đợt sóng, những đồ dùng làm

_ nên từ đất sét ) Kinh Chandoya Upanishad viết: Toàn thể vũ trụ tiềm ấn trong

lòng ta Cái ngã trong lòng ta nhỏ hơn hạt gạo, nhỏ hơn hạt mè, nhỏ hơn hạt cải,

nhỏ hơn hạt kê Cũng cái ngã ấy trong lòng ta lớn hơn trái đất, lớn hơn bầu khí quyền, lớn hơn tắt cả thế gian

Theo nguyên lý đồng nhất thể thì bản ngã của tất cả chúng sinh (Atman)

là đồng nhất với ý thức vũ trụ (Brahman) Điều đó được thể hiện trong một cách ngôn được xem là đại công thức “Tattvamasi” (cái ấy là mày) Mối quan hệ này tương tự như ý nghĩa lời giảng giải huyền bí của người Bàlamôn cho con trai: kẻ

nào tự thấy mình ở tại tất cả mọi vật và thay tất cả mọi vật ở tai mình, kẻ ây như

thế là một với Brahman tối cao, linh hồn của tất cả Nguyên lý của vũ trụ thì tế

nhị hơn các vật thể, thực thể bắt diệt trường tồn ay ở tại mày, mày là cái Ấy, cái

ấy là mày, Tatttvamasi

Với nguyên lý đồng nhất thể “Tattvamasi”, có thể nói tư tưởng triết học

Ấn Độ cổ đại đã đạt đến một trình độ cao của nhân loại trong việc giải quyết

mâu thuẫn giữa hai mặt tâm và vật, con người và giới tự nhiên, chủ quan và khách quan Khác căn bản với cách giải quyết của triết học phương Tây, tách hai mặt ra thành hai về đối lập “tính thứ nhất” và “tinh thir hai” trong van dé co ban

của triết học Trong triết học Ấn Độ cổ đại mọi trạng thái đối nghịch đều hòa

nhập làm một: chủ thể hòa vào khách thể, tâm hòa vào vật, con người không thể

là con người nếu “ tâm bắt tại”

_ "Luân hồi” và “nghiệp báo” trong Upanishad

Luân hồi (Samsara) và nghiệp báo (Karma) luôn luôn đi liền nhau, bố xung cho nhau, làm cơ sở cho nhân sinh quan của các dân tộc Á Đông nói chung và Ấn Độ cô đại nói riêng Nguyên bản tư tưởng này không phải vốn có trong bộ

kinh Véda của bộ tộc Aryen mà là của dân bản xứ Dravida Khi chính phục các

bộ tộc tiền trú ở Tây, người Aryen đã lấy tư tưởng này của người Dravida đưa

Trang 24

Luân hồi là gì? Cuộc đời của mỗi người không phải chỉ sinh ra và chết đi

một lần mà nó tái diễn vô số lần, nó như một mắt xích trong một dây xích đài vô

tận Quan niệm này ở thời kỳ Véda còn đơn lẻ, rải rác Đến thời kỳ triết học Upanisad mới trở thành một lý thuyết có hệ thống mạch lạc

Nhập đề thuyết luân hồi, kinh Kathaka Upanishad nêu ra câu chuyện về đứa con trai của một vị trong đăng cấp Bàlamôn phản đối lễ hiến tế không chân thành của cha mình Bởi vì cậu ta quan sát trong buổi lễ đó, người cha của cậu cúng tế thần linh bằng những con gia súc gầy gò, ốm yếu, ghẻ lở Cậu nói: “Nếu chân thành trong hiến tế thì phải cúng thần linh những cái quý nhất của mình, ví dụ như con đây” Bực tức trước những lời phản đối của con trai, ông già Bàlamôn quát con mình: “Còn mày, tao sẽ giao cho tử thần Yama” Do sự linh nghiệm trong lễ hiến tế, lời nói của người cha được thần linh chấp thuận và người con đi xuống âm phủ gặp tử thần Yama Câu chuyện đưa đến đoạn đối thoại giữa cậu con trai ông già Bàlamôn với tử thần Yama về lẽ sống chết ở đời

Đối thoại này toát lên đầy đủ tính thần của Upanihsad là muốn hiểu biết lý lẽ,

muốn có nhận thức đầy đủ thế nào là sự sống chết, phải coi tri thức trên hết thây

mọi thứ ở trên đời từ vàng, bạc, châu báu, ngọc ngà, quyền cao chức trọng, giàu

sang phú quý đến sự bất sinh bắt tử

Qua sự trả lời của tử thần Yama đối với những câu hỏi ham hiểu biết của

cậu con trai vị Bàlamôn, kinh Kathaka Upanishad đề cập tới một số nguyên lý

sau đây về luân hồi, nghiệp báo, theo đó, con người sống chết nhiều lần từ kiếp này qua kiếp khác, mỗi kiếp lại tích lũy nghiệp để báo hiện ở kiếp sau Nguyên nhân của luân hồi, nghiệp báo là do chúng sinh chìm đắm trong vòng mê muội của thế giới vật dục, do định luật nghiệp báo, nhân quả chỉ phối “Nhân nào quả ấy, quả nào nhân ấy” Đây là một định luật thép quy định và duy trì điều lý, trật

tự vận hành của cả thế giới vật lý (thế giới các sự vật, hiện tượng của tự nhiên)

Trang 25

việc làm của con người để thỏa mãn những ham muốn trong đời sống trần tục đã giam hãm, ràng buộc con người phải đầu thai hết thân xác này sang thân xác khác với các hình thức khác nhau Ở đây toát lên mối liên hệ: nghiệp báo phản ứng tạo ra luân hôi sinh tử kế tiếp nhau không bao giờ hết, nó chỉ phối cả thế giới vật chất và thế giới tỉnh thần, cả thảo mộc và động vật, con người và quỷ than

Phương thức để thoát khỏi định luật nghiệp báo, luân hồi thể hiện trong

kinh Upanishad thể hiện tỉnh thần như người Trung Hoa thường gọi là “Đức

nhân thắng số” Đối với người Ấn Độ, đó là sự găng gỏi của tâm linh con người,

nghĩa là con người phải dốc lòng tu luyện về đạo đức và trí tuệ, đạt tới sự hiểu

biết Theo họ thì con người không phái chỉ là sản phẩm của tự nhiên mà còn là

chủ thể của tự nhiên, muốn là chủ thể của tự nhiên họ phải có sự nhận thức đầy

đủ về giới tự nhiên Nhận thức về giới tự nhiên có nhiều bậc (trình độ khác

nhau, từ cơ giới, sinh lý, cảm giác, tri thức đến tâm linh) Khi đã đạt được trình

độ nhận thức của tâm linh (lúc này không gọi là tri thức mà là siêu thức hay viên

mãn (Vijnana)) thì con người thoát khỏi luân hồi, nghiệp báo để đạt tới tự do tự

tại Như vậy thì thế lực vật chất phải phục tùng mệnh lệnh của tâm linh, định

luật nghiệp báo luân hồi lệ thuộc vào tự đo của tâm linh

Tâm linh là gì? Theo kinh Kathaka thì tư tưởng loài người đa số là hướng

ra ngoại vật thông qua các cơ quan cảm giác như mắt, tai, mũi, lưỡi và thân thẻ

Nhưng một thiểu số cá nhân nào đó có khả năng hướng tư tưởng của mình quay vào bên trong Bản Ngã, thiểu số người này sẽ thực hiện được những khả năng

kỳ điệu của tâm linh và thoát khỏi luân hồi, nghiệp báo Tâm linh khi đó tựa như

người đánh xe tài giỏi, có tri thức, chủ động điều khiển chiếc xe ngựa đi tới đích mà không để cho những con ngựa bất kham (đó là những giác quan luôn luôn muốn hướng ra ngoại giới) điều khiển chiếc xe đi theo một hướng bất kỳ theo dục vọng tự nhiên của loài người

Vấn đề giác ngộ và giải thoát trong Upanishad

Trang 26

nhau Tư tưởng giải thoát đã xuất hiện từ thời Véda, khi đó người ta quan niệm, để được giải thoát khỏi nỗi khổ đau trần thế, con người chủ yếu phải nhờ và “thu

lực” (lực từ bên ngồi) qua sự tơn sùng, cầu nguyện thờ phụng, tế lễ cầu xin sự

phù hộ của các đắng thần linh Trong kinh Upanishad thì quan niệm ngược lại, tức

là để giải thoát, con người chủ yếu phải dựa vào “tự lực” (lực tự thân), đó là sức

mạnh của trí tuệ và sự chân thành trong tu luyện đạo đức của chính con người Giải thoát bao gồm “Giải” và “Thoát” trong đó Giải vừa có nghĩa là gỡ ra vừa có nghĩa là giải thích cho rõ ràng, tường tận một vấn đề gì đó Thoát là vượt

ra khỏi sự trói buộc, sự níu kéo của thế giới vật dục, của hờn giận, của thèm

muốn, của ghen ghét, của đam mê Do đó con đường (phương pháp) để giải thoát cũng có hai mức độ là giải thoát về thân và giải thoát về tâm Giải thoát về thân, như kinh Maitrayana Upanishad viết: khi nào trong thân thể ta (ví như cái

túi đựng xương, da, thịt, tủy, máu, đờm, đãi, phân, nước tiểu, nước mật) không

còn tìm cách thỏa mãn những dục vọng (những ham muốn, đam mê vật dục), nó

trở nên chay tịnh và tinh khiết Giải thoát về tâm, chính là sự giác ngộ, khi nào trình độ nhận thức của con người đạt tới “Thượng trí” (siêu thức, viên mãn- Viinana), tức là nhận thức đã vượt lên các sự vật, hiện tượng hữu hình, hữu hạn,

thường biến để nhận thức ra thể đồng nhất của thế giới: đồng nhất giữa Brahman và Atman, đồng nhất giữa tinh thần vũ trụ tối cao với linh hồn cá nhân

Kinh Kathaka Upanishad có viết: chúng ta sẽ được giải thoát khi chúng ta giác ngộ cái đồng nhất tính Chúng ta lặn chìm trong cõi sinh tử, tử sinh chừng nào chúng ta tri giác sự khác nhau Chính tinh thần nhờ sự giác ngộ có thê vượt

được lên trên quan niệm sai biệt và có được nội quan về cái đồng nhất, thể siêu

nhiên của tất cả; hoặc: người ngu nhìn thấy nhiều trạng thái của sự vật và đã ngộ

nhận đuổi theo thiên hình vạn trạng Nếu nước chảy vào nước thì nó trở nên một

vật và đồng nhất với nhau Bản ngã của người giác ngộ cũng vậy, nhìn thấy cái đồng nhất trong thiên sai vạn biệt

Trang 27

Vấn đề nhận thức trong Upanishad

Upanishad phân ra hai loại biết (nhận thức), tức trình độ nhận thức là cách

biết tri thức và cách biết siêu thức Cách biết tri thức (còn gọi là hạ trí) là cách biết về các sự vật, hiện tượng có hình danh sắc tướng, có sinh có diệt Nó gồm

các loại tri thức như khoa học thực nghiệm, ngữ pháp, ngữ âm học, luật học,

phép tụng niệm, sách nghi thức, thiên văn học và “tứ Véda” Ở cách biết này còn

có sự phân biệt “Ta” và “Phi ta”, tâm và vật, chủ quan và khách quan, con người

và thiên nhiên

Cách biết siêu thức (còn gọi là thượng trí) là cách biết đã vượt lên trên các

sự vật, hiện tượng hữu hình, hữu hạn và thường biến, không còn phân biệt “Ƒa” và “Phi ta? mà nhận thức được thể đồng nhất tuyệt đối: Brahman là Atman,

ngươi là cái ấy, “Tattvamasi” Ở cách biết này con người không thể dùng những khí cụ thông thường như giác quan, trí não, thời gian, không gian và ngôn ngữ

mà tiến hành một quá trình hòa tan kỳ diệu chủ thể vào khách thể, từ đó ngộ

được những chân lý “bất khả ngôn” của đối tượng ( chân lý “bất khả ngôn” là một loại chân lý cao siêu đến mức không thể diễn đạt nó bằng ngơn ngữ của lồi người được)

Tuy nhiên hai cách biết trên đây không phủ định lẫn nhau mà cách biết

siêu thức coi cách biết tri thức là tiền đề cho mình Cách biết trí thức ví như cái

bè chở con người từ “bến mê” sang “bến giác” Bến giác ở đây là Đại ngã, đồng thời là Tiêu Ngã, là “Ta” đồng thời là “phi ta” Tại bến giác con người đạt được

lạc thú, cởi bỏ hết lo âu, đục vọng được thỏa mãn, không còn ý thức về sự khác

nhau Con đường (phương pháp, phương tiện) đi lại tới bến giác không phải bằng tri thức mà bằng tình yêu Bởi vì với tri thức thì con người vẫn đứng đối diện với khách thể, còn tình yêu thì chưa thể hòa tan vào khách thể Đây cũng chính là nguyên lý của giải thoát và giác ngộ

$ Bộ sứ thỉ Ramayana va Mahabharata

Ấn Độ cổ đại có hai bộ sử thi đạng tự sự được sáng tác cùng thời là bộ

Trang 28

Sur thi Ramayana kế về hoàng tử Rama, người anh hùng thuộc dòng dõi

Vương triều thần Mặt trời Rama đã từng chịu đựng nhiều nỗi oan nghiệt, chịu

đựng nhiều thử thách của thiên nhiên khắc nghiệt và những mưu mô của con người, của ma quỷ, chiến đấu giành lại vợ là nàng Sita Sita bị quỷ Ravana bắt cóc, giam giữ và ép làm vợ, nhưng nàng vẫn giữ được sự trung trinh của mình Dù vậy, Rama đã không thắng được sự nghi ky, ghen tuông, nhẫn tâm ruộng bỏ vợ, Sita bất hạnh quá thất vọng đã kêu gọi nữ thần Đất đón nàng trở về và khi

Rama kịp nhận ra lỗi lầm thì đã quá muộn

Sử thi Mahabrahata nói về trận chiến đấu 18 ngày đêm giữa một trăm anh em dòng họ Kaurava và năm hoàng tử Pandava, vốn có cùng nguồn gốc Cuộc

chiến diễn ra một mắt một còn để giành giật đất đai, quyền hành Về đại thê có

thé chia str thi Mahabharata thanh hai thoi ky la Tién ky va Hau ky Tién ky str thi Mahabharata

Mahabharata có nghĩa là “Đại str thi về cuộc chiến tranh của dòng họ Bherata” Gọi là Đại sử thi vì nó khá đồ sộ, dai thé gồm mười tám thiên với

trên mười vạn câu; phần phụ lục mang tên Haravamsa khoảng một vạn sáu nghìn câu nữa

Nội dung phần sử thi kế về những cuộc chiến đấu anh dũng của những bộ tộc tiền trú trên đất Ấn trong thời gian xa xưa trước Phật lịch Nội dung phần

phụ lục Haravamsa kế về tình hình sinh hoạt xã hội, chính trị trong khoảng

thiên niên kỷ I tr.CN Tuy là một đại sử thị nói về lịch sử các cuộc chiến đấu của

con người, nhưng xen kẽ vào đó có rất nhiều những bài thơ về thần thoại, những truyền thuyết, những chuyện kê Thông qua các loại hình đó đã làm bộc lộ

thực trạng về tư tưởng, chế độ xã hội, chính trị, kinh tế, luật pháp, đạo đức,

phong tục, tập quán, các xu hướng tín ngưỡng và tư tưởng triết học đương thời Ở Tiền kỳ, tư tưởng trong sử thi Mahabharata có xu hướng bài xích tôn giáo Bàlamôn, đưa ra nhiều quan điểm đối lập với Bàlamôn như: những người

có lý tưởng cao đẹp của thời đại thuộc về mọi đẳng cấp (theo Bàlamôn chỉ thuộc

về một hoặc hai đăng cấp); chê bai các tục lệ phức tạp, rườm rà, tốn kém của

Trang 29

nghề săn bắn, chài lưới, nông trang, thủ công nghiệp và cả những người có đạo đức cao đẹp trong giới Bàlamơn Ngồi ra sử thi Mahabharata còn có nhiều bài

thơ phê phán những thói xấu của thế tục, quảng bá chủ nghĩa ấn dật, xa lánh

công danh và phản ánh lối sinh hoạt cũng như tín ngưỡng chất phác của các bộ

lạc tiền trú trên đất Ấn

Hậu ky su thi Mahabharata

Giai doan hau ky, tu tuong trong str thi Mahabharata cé xu hudng nga

theo Bàlamôn Bởi vì thời kỳ này xã hội Ấn Độ đặt dưới ách đô hộ về mat thé

quyền là vua Gupta rất tôn sùng Bàlamôn giáo Bàlamôn giáo có đặc quyền điều

khiển tinh thần xã hội với chế độ phân định đăng cấp cực kỳ chặt chẽ Trong

điều kiện đó các thi sĩ của Mahabharata không còn đường lối nào khác là phải đi theo sự chỉ đạo của Bàlamôn giáo để sáng tác

Nguồn thơ của sử thi thời kỳ này phần lớn dựa vào nội dung và ý nghĩa

của bộ thánh kinh Purana Purana có nghĩa là “cô truyền ký”, đó là một bộ thánh

kinh của Ấn Độ giáo vẫn được lưu truyền đến tận ngày nay Bộ thánh kinh này do những thi nhân, tu sĩ đi phiêu lãng, chu du biên soạn để ca ngợi công đức Thần minh chủ của Ấn Độ giáo trong những đại lễ trang trọng tổ chức tại những ngôi đền lớn

Lúc đầu thánh kinh Purana do thi phái Suta sáng tác gồm năm để mục:

1 - Nguyên lai sáng tạo vũ trụ

2 - Lịch trình phá hoại rồi tái thiết vũ trụ

3 - Mối quan hệ giữa thần minh chủ Ân Độ giáo với các thần khác 4 - Đời sống hàng vạn tuổi của Manu — thủy tô nhân loại

5 - Lịch sử các vương triều Ân Độ thuộc dòng thần Mặt trời và thần Mặt trăng

Sau này các thi nhân và tu sĩ thế hệ tiếp theo bổ sung thêm nên có tất cả mười tám đề mục Do đó thánh kinh Purana trở nên rất phong phú, bao gồm nhiều vấn đề: xưng tụng công đức các vị thần minh chủ của các giáo phái; các

Trang 30

bảo phong tục tập quán, chỉ đạo chính trị, định chế pháp luật, dạy thiên văn,

chế binh pháp

Tư tưởng chủ đạo trong sử thi là những suy tư về vũ trụ, về tâm linh và số phận con người Theo đó, cái thiết yếu nhất trong mỗi con người là linh hồn bất diệt chứ không phải tình cảm, cảm giác, sống chết Linh hồn là sự

biểu hiện của Tinh thần tuyệt đối hay Tình thần vũ trụ, cái duy nhất, bất diệt,

nguôn gốc của mọi cái đang tồn tại Những cái hữu hình, hữu hạn (mỗi người,

mỗi sự vật) chỉ nhất thời, thường biến như ảo ảnh, ảo giác Bản thể tuyệt đối của tất cả những cái hữu hạn đó mới là bất diệt Phải có những hành động vô

tư, nhiệt thành, tin yêu tuyệt đối và dốc lòng thờ phụng đẳng tối cao mới đạt được sự siêu thoát, tìm ra chân bản của mình Mặt khác, các bộ sử thi còn cho

thấy quan niệm khá thực tế của người Ấn Độ cô đại khi cho rằng trong mỗi con người đều có phần cao thượng và thấp hèn, có cái thiện và cái ác luôn tồn tại, đùn đây nhau, giằng co nhau

Cau hỏi ôn tập

1 Khái quát tính chất và nội dung thế giới quan thời kỳ Vêda

Trang 31

Chương III

NHUNG HOC THUYET TRIET HOC THOI KY CO DIEN

I Những học thuyết triết học chính thống

Sau khi chính phục được các bộ tộc tiền trú, bộ tộc Aryen xây dựng và

khuyếch trương Bàlamôn giáo, khiến cho các tôn giáo bản địa kế cả Ấn Độ giáo không phát triển được, thậm chí còn phải lựa theo quan điểm của Bàlamôn giáo để tồn tại Cơ sở triết học của Bàlamôn giáo thời kỳ này có 6 ngành (6 hệ thống) là: Samkhya, Yoga, Mimansa, Vaisesika, Nyaya và Vedanta Các hệ thống này

được gọi là triết học Bàlamôn chính thống vì đều dựa vào tinh thần của kinh

Véda và Upanishad để phát triển Sau đây sẽ tiếp cận 6 ngành triết học chính thống

1 Triết học Samkhya (Số luận) a Khái quát sự ra đời và tác giả

Triết học Samkhya do Kapila (350-250 TCN) dựng nên, tiếp đến là các đệ tử hoàn thiện nó gồm Arusi, Panichasikha (khoang 150-50 TCN) va Vindhyavasin (thế kỷ IV) Tất cả các vị này đều đả kích mạnh mẽ Phật giáo Tư tưởng triết học của Samkhya là dung hòa với nguyên lý nhất nguyên của phong trào triết học Upanishad, để từ đó cho ra đời triết thuyết nhị nguyên Trên tỉnh thần nhị nguyên, triết học Samkhya quan niệm thế giới do hai bản nguyên tạo thành và hai bản nguyên đó tổn tại độc lập với nhau

b Hai bản nguyên của thế giới Bản nguyên tỉnh thần (Purusha)

Samkhya gọi bản nguyên tỉnh thần là “đệ nhất nguyên”, đó là phần tinh thần thuần túy thanh tịnh được gọi là Purusha (thần ngã hay Atman) Theo tư tưởng của số luận thì thực thể tỉnh thần là phần phi hoạt động, nhưng nó lại là

điều kiện cho thực thể vật chất vận động, biến hóa Chăng hạn như ở con người

thì thuc thé vat chat (Prakriti) 14 phan co thé nhuc thé của anh ta, còn thực thể

tinh than (Purusha) la phan tư duy, ý thức của anh ta Toàn bộ sự hoạt động của

Trang 32

đã nhập vào phần thể xác thì con người trở nên hoạt động và biến hóa và bản thân phần tinh thần (ý thức) cũng biến hóa theo

Sự biến hóa, nảy nở của tỉnh thần sẽ tạo cho con người “ý thức tự ngã”, từ “ý thức tự ngã” nảy sinh “ngã chấp” (chấp có ta), từ “ngã chấp” nảy sinh

“tham, xân, xi”, từ “tham, sân, sĩ” nảy sinh “luân hồi”, “nghiệp báo” làm cho

phan tỉnh thần đi xa bản tính ban đầu của mình là thuần khiết Muốn cho phần tỉnh thần của mình trở về trạng thái thuần khiến ban đầu thì đòi hỏi con người phải tu hành, tây rửa phản tỉnh thần sạch hết nhơ bản, phần tỉnh thần trở lại

bản tính ban đầu của nó là trường tồn, bất sinh, bất diệt, bất biến Khi đó con

người được giải thoát

Ban nguyén vat chat (Prakriti)

Prakriti cé nghia Ja ban thể, là cái sinh ra cái khác lúc đầu nó là một ban

nguyên thuần túy, vô định hình, chưa biến đổi nhưng hàm chứa trong nó khả năng biến hóa, sinh thành Trong Prakriti có chứa 3 tính chất là Sattva (trong

sáng, thuần khiết, tươi vui); RaJas (Kích chất: tính hoạt động, kích thích) và

Tamas ( tối tăm, nặng nề, đau khổ) Lúc đầu Prakriti ở trạng thái chưa biến hóa thì 3 tính chất cân bằng, khi có sự tác động của Purusha (tỉnh thần) thì 3 tính chất sẽ tương tác nhau và Prakriti bắt đầu quá trình biến hóa trong không gian,

thời gian và theo luật nhân quả tạo ra vạn vật trong thế giới Quan niệm về nhân,

quả được xem là nét đặc trưng của triết học Samkhya, theo đó, thế giới vận động theo quy luật nhân quả, tất cả đều có nguyên nhân, không gì không có Mỗi loại sự vật có nguyên nhân của mình, trong nguyên nhân đã có yếu tố của kết quả (

trồng dưa được đưa, trồng đậu được đậu)

Đối với sự hình thành con người thì Prakriti biến hóa đại thể như sau: 1 - Do tương tác của 3 tính chất, Prakriti sinh ra tri năng (khả năng tri giác) 2 - Tri năng biến hóa sinh ra 5 cơ quan cảm giác là mắt, tai, mũi, lưỡi, da; 5Š cơ quan tác động là cuống họng, bàn tay, bàn chân, bài tiết, sinh dục và 1 cơ

quan có trình độ cao đó là não bộ

Trang 33

4 - Các bộ phận của thân thể được tạo tác từ ngũ hành của ngoại giới là ête, không khí, lửa (ánh sáng), nước và đất |

Muôn loai vat sinh ra tr Prakriti duoc Purusha truyén sinh khi ma van

động biến hóa không ngừng, có tỉnh thần, có linh hồn Mỗi chúng sinh, mỗi

người đều cấu thành bởi ba bộ phận: thô, tinh, Purusha Bộ phận thô và tỉnh ở

mỗi chúng sinh khác nhau do phần vật chất hợp thành khác nhau Thể tinh là

tinh thần tức tri năng, ý thức cá thể gắn liền với giác quan Thê thô và tỉnh luôn

biến hóa hợp tan, tan hợp không ngừng Linh hồn thuộc về Purusha thì bất diệt

Khi cơ thể tạo bởi phần thô va phan tinh bi tiéu diệt thì linh hồn rời bỏ nó để hòa

nhập truyền sinh khí vào một hình thức tồn tại khác của vật chất

Thé tinh là tri năng, ý thức gắn liền với giác quan là trung tâm của nghiệp

` Ae

Karma do làm nảy sinh ý thức về cái ngã” (cái tôi, cái ta) với những ý chí dục vọng nhất định Linh hồn thuộc về Purusha là bản nguyên tỉnh thần thuần túy tuyệt đối bắt diệt không liên quan gì đến sinh tử luân hồi của chúng sinh Nhưng vì thể hiện tổn tại trong mỗi chúng sinh, truyền sinh lực và cảm hứng cho mỗi

“cái ngã” có ý thức có cảm giác với những ham muốn cho nên cơn người lầm tưởng cái tinh thần thuần túy tuyệt đối cũng thuộc về ta, giếng như tri năng của

ta, gan bó lệ thuộc vào nhục thể, bị lôi cuốn bởi cảm giác, ý thức dục vọng Kết

quả là đắm chìm trong biển sóng của thế sự vật giới lên xuống trầm luân trong vòng luân hồi

Muốn giải thoát cần chiêm nghiệm nội tâm, xóa bỏ cái tôi Nghĩa là con người cần nhận thức răng chỉ cơ thể ý thức về “cái ngã” của ta là tan hợp hợp tan, còn cái chân thể của ta khác với “cái ngã” là tỉnh thần thuần túy tuyệt đối tối

Trang 34

Samkhya nêu ba hình thức nhận thức, chỉ hai hình thức sau mới nhận thức được Purusha:

- Trực giác cảm tính: nhận thức được sự phong phú của thế giới - Suy luận trừu tượng: nhận thức những vấn đề siêu hình

- Ủy tín: nhận thức cái không thể giải quyết được băng con đường suy

luận

Hệ thống triết học Samkhya có ảnh hưởng khá rộng rãi trong đời sống người Ấn độ, là cơ sở lý luận của trường phái Yoga

2 Triét hoc Yoga

a Khái quát sự ra đời, tác giả và quan điểm triết học chủ yếu

Tại Ấn Độ thời thượng cổ, các bộ tộc tiền trú xa xưa phát khởi nên nền

văn minh sông Indus đã có tư tưởng về “tĩnh tọa” để tĩnh tâm, suy nghĩ và rèn luyện Họ ngồi yên tĩnh dưới những gốc cây cô thụ thanh vắng hoặc trong rừng

núi u tịch, tránh sự náo nhiệt, ồn ào của ngoại giới để lay Jai su binh yén cho

tinh thần Về sau “đường lối” này trở thành một phương pháp tu hành của nhiều giáo phái với các ý tưởng:

- Dùng tâm để chế ngự ý

- Có thì giờ và hoàn cảnh để cho thân thể mình thoát ra khỏi trường hoạt

động bận rộn, đặt thân mình vào cõi tuyệt đối tĩnh mịch

- Nhằm đưa cảm giác và ý thức tới gần đắng siêu nhiên đang nắm giữ bản căn của mình

- Do tập trung tư tưởng mà mau đắc quả (giác ngộ) trong tu hành

Trong điều kiện đó, đạo phái Yoga cũng lấy tĩnh tọa làm đường lối tu

Trang 35

sinh, van vật nhưng lại chi phối thế gian và vạn vật, nó là “Đại linh hồn” mà linh ˆ

hồn của mỗi vật trong vạn vật chỉ là một phần tế vi của đại linh hồn đó

Trong quan niệm về vũ trụ nhân sinh, Yoga cho rằng bản nguyên thế giới

vừa là vật chất, vừa là tinh thần Vật chất có nội dung tương tự Samkhya, tỉnh

thần là một đắng tối cao hay Thượng đề Tuy thừa nhận Thượng đế nhưng họ cho rằng Thượng để không sáng tạo, không điều khiến thế giới, không thưởng phạt con người Thượng để là linh hồn đặc biệt không khác nhiều so với linh hon ca thé, chỉ là đối tượng cho linh hồn cá thế hướng vào để tập trung giác ngộ Con người gồm hai phần thể xác và linh hồn Linh hồn bị thê xác và thế giới vật chất xung quanh chi phối Muốn thoát khỏi sự ràng buộc của kiếp trước phải tu luyện Yoga Khi chưa có Yoga tương tự con đường giải thoát bị có dại che lấp, có Yoga con đường giải thoát được dọn sạch quang sáng

Yoga, tiếng Phạn nghĩa là “sự liên kết? hay sự hợp nhất tâm va thé vé một mối để tâm không bị vọng động bởi ngoại giới mà phải kìm giữ nó luôn ở trạng thái thanh tĩnh và bất động Muốn vậy phải dùng phương pháp tĩnh tọa: ngéi ngay ngắn, nghiêm chỉnh, hai chân vòng lại xếp bằng, hơi thở thong thả, nhẹ nhàng để tâm khỏi bị tán loạn, tập trung hết mọi giác quan, ý và chí vào một nơi duy nhất là “đắng tối cao” để suy tư, chiêm nghiệm nhằm đạt tới giác ngộ và

giải thoát Dé dat duoc mục đích đó, phái Yoga đưa ra học thuyết “Bát bảo tu

pháp”, tức là tám phương pháp tu luyện b Bát bảo tu pháp

Yoga quan tâm tìm hiểu khám phá những bí ân trong chính con người để tìm ra phương pháp tu luyện phù hợp hơn là thế giới xung quanh Chăng hạn tìm

hiểu về hơi thở thấy rằng khi mới sinh khởi đầu là hít vào, khi chết thở hắt ra,

Trang 36

Chế giới (Yama), tức là chế ngự ngũ giới (giống như giới luật của Phật giáo): Không sát sinh, không nói dối, không trộm cướp, không tà dâm, không có của riêng

Nội chế (Niyama), là tiết dục, tự ức chế, dấn thân vào khổ hạnh mà học,

mà chuyên tu, gạt bỏ hết thế tục thường tình về tiền, tài, tình, danh vọng để cho

tỉnh thần được thanh tĩnh, trong sạch mong tới gần “Đắng tối cao”

Tọa pháp (Asana) là những quy pháp để tĩnh tọa như trước khi vào tĩnh tọa hãy chuẩn bị sao cho tâm lăng, thần lặng, thân thể trang nghiêm, không cử động

Điểu tức pháp (Pranyama) là kiểm soát hơi thở trong lúc tĩnh tọa như

không được hít nhiều/thở mạnh mà phải khoan thai, nhẹ nhàng để khỏi lạc

hướng tâm thản

Chế cảm pháp (Pratyahara) là chế ngự các cơ quan cảm giác, làm cho

mọi cảm giác của ngũ quan hầu như vô niệm trước ngoại cảnh, ngoại vật

Tổng trì pháp (Dhyana), là thu gọn tâm vào một chỗ trong suốt thời gian

tĩnh tọa và phân đâu sao cho suôt đời không một ngoại ý nào lọt vào tâm được

` Aa?

Tinh te phap (Dhyana) con gọi là “thiên” là tập trung tư tưởng vào một đối tượng chính là “Đạo” và “Pháp” để mỗi ngày mỗi tới gần “Đắng tối cao” uyên thâm và vi diệu

Tam muội pháp (Samadhi) còn gọi là “Đăng trì” là hoàn toàn làm chủ

được cả 3 loại tâm, ý, chí Phép tam muội pháp đưa ra hai mức độ khác nhau là

“hữu tưởng tam muội” và “vô tưởng tam muội”

“Hữu tưởng tam muội” là mức độ thấp, khi đó tâm, ý, chí vẫn còn bị

ngoại cảnh, ngoại vật quyến rũ và lưu vướng “Vô tưởng tam muội” là tâm, ý, chí đã vào hắn được cõi KHÔNG của giải thoát, khi đó lòng lâng lâng, rũ sạch

mọi trần duyên, con người tự do tự tại

Trang 37

người đưa một cánh tay hoặc một chân thăng lên cho tới khi nó chết khô đi họ muốn làm nhụt giác quan để hoàn toàn trầm tư mặc tưởng tham thiền giác ngộ

Họ thường tìm nơi kín đáo hoặc ở rừng sâu hoặc núi cao để luyện tập

Yoga có nhiều môn nhiều ngành khác nhau, nhưng đều sử dụng Bát bảo

tu pháp Giữa các môn các ngành không tổn tại độc lập mà luôn có sự liên hệ phụ thuộc nhau Từ xưa đã có trên 3000 tư thế luyện Yoga Hiện nay có khoảng 3 triệu tín đồ hành xác luyện Yoga để tìm sự giác ngộ giải thoát Nếu gạt bỏ ra yếu tố cực đoan có thể thấy họ quan niệm con người là một tiểu vũ trụ chứa nhiều bí ân chưa được khám phá Những khám phá mà họ tìm ra để tu luyện

giúp cho thân thể khỏe mạnh, khắc phục bệnh tật, sống thanh thản, bộc lộ ra

năng lực siêu phàm Yoga có ảnh hưởng đến nhiều trường phái khác cũng như ảnh hướng nhiều trong đời sống xã hội

3 Triết học Mimansa

a Hoàn cảnh ra đời và tác giả

Mimansa có nghĩa là thẩm vấn, khảo cứu, những hiền triết của Mimansa là những nhà nghiên cứu và biện luận những ý nghĩa về mặt logic học, ngữ nghĩa học và cả những nghỉ thức tế lễ của Véda Môn học này do hiền triết Jaimini (khoảng 200-100 tr.CN) sáng lập, tuy nhiên tác phẩm của

ông viết ra mới chỉ là những bài thơ ngắn về ý nghĩa tế tự để cầu tụng trong

những cuộc lễ bái mà thôi Khoảng 100 năm sau ( thế kỷ I công lịch) một nhóm học giả kế tục tư tưởng của Jaimini viết thành kinh điển Mimansa Sùtra có hệ thống, quy mô để truyền hóa Sau nhóm này, vào khoảng năm 550 công

lịch, hiền triết Sabarasvamin mới thành lập hắn đường lối chú giải và biện luận sự tương quan giữa thành kinh Véda và Mimansa Sùtra, hệ thống kinh

điển này mang tên Bhasya

b Những nội dung chủ yếu trong kinh điển của phái Mimansa

Trường phái Mimansa khởi đầu chống duy tâm hữu thần, thừa nhận sự

tồn tại của thế giới khách quan nhận thức được Về sau thừa nhận thần và bàn

Trang 38

Giai đoạn đầu Mimansa thể hiện quan điểm duy vật vô thần Tiếp thu

quan điểm của Véda và Samkhya, Mimansa lại thừa nhận sự tồn tại của hai bản nguyên thế giới là vật chất và tinh thần nhưng họ lại tuyệt đối bản nguyên tỉnh

thần Linh hồn vũ trụ tối cao Brahman là nguyên thể duy nhất tuyệt đối tối cao sáng tạo và chi phối mn lồi mn vật Atman là hiện thân của Brahman trong mỗi chúng sinh Mỗi thân xác cụ thể của chúng sinh có cảm giác ý chí dục vọng

nên Atman bị ràng buộc, lôi kéo rơi vào thế giới vật dục, che lap di ban chat

thanh khiết vốn có, rơi vào vòng luân hỏi

Theo quan điểm của Mimansa, đời sống chân chính của con người không

thé giải thoát được linh hồn khỏi sự ràng buộc của thể xác và thế giới vật dục,

cũng không thể lý giải bằng tri thức, ý thức hay lý trí, vì trí óc, lí trí chỉ có hạn, nhỏ nhoi Lý trí của con người là khí cụ yếu ớt, nhiều khiếm khuyết không lý giải được các vấn để siêu hình và thần học, không lý giải được cái tuyệt đối tối cao vô hạn Con người đang ở thế giới tương đối, giải thoát là thoát khỏi tương

đối để đến với cái tuyệt đối chỉ có thể bằng việc chăm chỉ thực hành nghiêm túc

nghi lễ do kinh Véda nêu ra, đồng thời tập trung triệt để chấp hành mọi nghĩa

vụ, bổn phận, quy định, nghiêm cấm mà dang cap minh da dat ra

Với tính cách là sự chú giải, biện luận thánh kinh Véda và sự tương quan

giữa thánh kinh Véda với Miman Sutra nên phái này tập trung làm rõ ba vấn đề là “Pháp”, “Lời nói” “Nghi thức tế lễ”

Pháp (dharma): Theo quy định của Véda thì Pháp là những nguyên tắc căn bản cho các quan niệm về nghi thức, đường lối thực hành và tổ chức tế lễ, do đó Pháp có giá trị tối thượng của đạo Bàlamôn Chữ Pháp có mấy ý nghĩa sau đây:

- Về ý nghĩa triết học: Muốn hiểu rõ được những điều cao siêu, huyễn bí,

muốn chứng thực một điều gì đó phải dựa vào thánh điển Véda, nếu không dựa

vào thánh điển Véda thì mọi điều đều phi pháp Do quan niệm như vậy nên phái này cho rằng thánh điển Véda không phải do những học giả là người phàm tục

mà do thần linh tạo nên, do đó, nó không chỉ cao siêu mà còn tồn tại vĩnh cửu và

Trang 39

- Về hình thức tổ chức tế lễ theo Pháp: Cần phải định rõ ba cấp bậc của thần linh: thần tối cao (ngang hàng đắng sáng tạo), thần chủ Bàlamôn và các

thần quản lý từng lĩnh vực để thiết lập các cuộc tế lễ, thì cuộc tế lễ ấy mới được

linh ứng như sở cầu của tín đồ

Lời nói (Vama): Thánh kinh Véda không phải là văn chương của người phàm tục mà là một phương tiện để Đắng tối cao truyền mệnh lệnh xuống dân gian Do đó cả lời nói và văn tự trong thánh kinh Véda không phải chỉ là sách vở mà là giáo lệnh (Codana), con người có phận sự tuyệt đối phục tùng Hiền triết Upavarsa (450-500 sau công lịch) cho rằng lời nói là âm thanh của chữ Varna do thần linh nghĩ ra để tạo ra cái cầu môi giới bằng âm thanh nhằm để lộ ra tư tưởng, tư tưởng là tỉnh thản, tỉnh thần là vĩnh cửu thì lời nói cũng là vĩnh cửu Hơn nữa đây là lời nói của thần linh để truyền mệnh lệnh của Đắng tối cao

Nghĩ thức rễ lễ: Học phái Mimansa quy định và khuyên mọi người rằng, nên tổ chức tế lễ và tụng nguyện cầu khẩn như những quy định trong kinh điển Véda thì con người sẽ được hưởng phúc lớn cả phần xác và phần hồn Những ai được hưởng phúc lớn này đều được xếp vào hạng “tân đắc lực” (apuvra) Khi đã trở thành hạng apuvra mà vẫn một lòng tuân theo chính đạo Mimansa Sutra và thánh kinh Véda sẽ được vĩnh viễn vinh hoa, phúc lạc nơi thiên giới

Do những nội dung trên đây nên Mimansa còn được gọi băng cái tên “chủ nghĩa nghi thức” Theo đó thì họ cho rằng muốn giải thoát, con người phải giữ đúng những quy tắc, luật lệ, nghi thức tế tự của Véda chứ không phải bằng con

đường tri thức Theo họ thì tri thức và trí óc chỉ là những khí cụ nhỏ bé, hạn hẹp, khơng tồn diện và chỉ biện hộ cho thói đam mê dục vọng, thói kiêu căng của

COn người

4 Triết học Vaisêsika

a Hoàn cảnh ra đời và tác giả

Trang 40

trong đó chữ “Thang” có nghĩa là phân biệt (hoặc phân định), đó là sự phân định

tiềm năng trí thức của con người

b Những nội dung chủ yếu trong Vaisêsika - Sutra

Với tính cách là một trong sáu phái triết học chính thống nên học phái

Vaisêsika cũng lấy kinh điển Véda làm thánh ngữ tối uy, thượng kính và là

phương tiện để nghiên cứu suy luận, trau dồi tri thức Tuy nhiên, khác với Mimansa, Vaisésika phê phán quan niệm cho rằng thánh kinh Véda là chân lý tuyệt đối, đề cao sự độc lập tư tưởng của con người chứ không chỉ đề cao thánh kinh Véda Đồng thời phái này còn bài xích quan điểm của Mimansa cho rằng lời nói là phương tiện của thần linh để Đắng tối cao truyền mệnh lệnh xuống nhân gian

Theo Vaisêsika thì lời nói chỉ là tiện nghi của thói quen, con người dùng để phổ biến những ý kiến của tư tưởng Lời nói do trực giác mà nảy sinh, rồi kinh nghiệm bồi bố cho trí thức mà trở nên phong phú, chứ không do thần thánh nào tạo lập Như vậy tri thức có được là do tri giác và suy luận Theo họ tri thức có được là do tri giác và suy luận, lời nói là phương tiện mà con người dùng dé phổ biến nội dung ý nghĩa tư tưởng, không thể coi những điều trong kinh thánh là do thần linh ban cho con người, không thể cho là thiêng liêng tuyệt đối vĩnh

viễn được

Ngoài ra phái này cũng bài bác cả chủ trương lễ bái, tu hành khổ hạnh để giải thoát của thánh kinh Véda

Dựa vào tri thức mà suy luận về vũ trụ, Vaisêsyka giải thích thế giới bằng

sáu phạm trù, cho rằng vạn vật trong thế giới sở dĩ hình thành nên được là do

sáu nguyên lý (padartha) sau đây:

1 - Ban thê, thực thê (Dravya Padartha)

2 - Thuộc tính, tính chất, chất lượng, tướng mạo (đức) (Guna Padartha)

3 - Vận động, vận hành (nghiệp) (Karma Padartha)

4 - Tính phổ biến ( chung, giống nhau, đồng nhất) (Samanya Padartha)

5 - Tính khác biệt, riêng, đặc thù, (dị) (Visesa Padartha)

Ngày đăng: 08/11/2022, 19:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w