1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình lịch sử triết học sự hình thành và phát triển triết học mác giai đoạn c mác, ph ăng ghen và v i lênin

569 9 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 569
Dung lượng 12,9 MB

Nội dung

Trang 1

THU VIEN ; 335.4 TS PHAM VAN CHUNG GIAO 2013 { 20112162 } GIÁO TRÌNH

LICH SU TRIET HOC

SU HINH THANH VÀ PHÁT TRIÊN TRIET HOC MAC

GIALDOAN C.MAC, PH.ANGGHEN VA V.LLENIN

S222

Giáo trình lịch sir

HANAN ULL YY NHA XUAT BAN CHINH TRI QUOC GIA

Trang 2

GIAO TRINH

LICH SU TRIET HOC

SU HINH THANH VA PHAT TRIEN

TRIET HOC MAG

Trang 3

Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Phạm Văn Chung

Giáo trình lịch sử triết học : Sự hình thành và phát

triển triết học Mác giai đoạn C.Mác, Ph Anghen và V.]

Trang 4

TS PHAM VAN CHUNG

GIAO TRINH

LICH SU TRIET HOC

SU HiNH THANH VA PHAT TRIEN TRIET HOC MAC

GIALDOAN C.MAC, PH.ANGGHEN VA V.LLENIN

Trang 5

LỮI NHÀ XUẤT BẢN

Triết học Mác - Lênin được C Mác và Ph Angghen sáng

tạo ra trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành tựu quan

trọng nhất của tư duy triết học nhân loại, được V.I Lênin phát triển một cách xuất sắc V.JI Lénin đã vận dụng sáng tạo học thuyết của Mác để giải quyết những vấn đề của cách mạng vô sản trong thời đại chủ nghĩa đế quốc và bước đầu xây dựng chủ

nghĩa xã hội Do những thay đổi lớn lao, sâu sắc của thực tiễn

và nhận thức ngày nay, nhất là từ sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ nên việc nghiên cứu khách quan, toàn điện chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa to lớn

Góp phần tìm hiểu thêm về vấn để này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách Giáo trình

Lịch sử triết học Sự hình thành uà phát triển triết

học Mác - giai đoạn C Mác, Ph Ăngghen uà V.I Lênin

của T8 Phạm Văn Chung Cuốn sách được viết sau nhiều năm nghiên cứu lịch sử triết học Mác với sự tâm huyết, lòng khâm phục, kính trọng và biết ơn của tác giả đối với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin Cuốn sách là tài liệu tham khảo rất

Trang 6

giúp người học hiểu được bản chất, những giá trị căn bản của học thuyết Mác, đặc biệt là triết học

Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc

Thang 11 năm 2013

Trang 7

LOI NOI BẦU

Trong thế giới của tồn cầu hố, quốc tế hoá và hội

nhập, những giá trị toàn nhân loại, nhất là nhân đạo, hoà

bình, hợp tác và phát triển ngày càng được quan tâm và coi trọng sâu sắc Vì thế, việc nghiên cứu khách quan,

toàn diện học thuyết Mác càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa to lớn Nhưng ở đây điều chủ yếu không phải là dừng lại, bằng lòng với việc nấm bắt học thuyết Mác trong

hình thức lôgích - lý luận thuần tuý, mà hơn thế cần phải

đi sâu nghiên cứu lịch sử của nó Trong lịch sử chủ nghĩa

Mác, giai đoạn các nhà sáng lập và phát triển học thuyết

của họ có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với việc hiểu bản chất, nội dung căn bản của nó, mà còn đối với

việc phát triển nó trong giai đoạn hiện nay _

Gần đây ở Trung Quốc đã ra đời bộ sách Lịch sử chủ nghĩa Móc, cho thấy một hướng nghiên cứu mới nhằm hiểu chủ nghĩa Mác một cách chỉnh thể, có hệ thống về

mặt lịch sử Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là việc nghiên cứu chuyên sâu, tách riêng lịch sử triết học Mác

trở nên không cần thiết, trái lại đây vẫn là hướng nghiên

cứu phù hợp với các xu hướng phát triển vi mô và vĩ mô,

Trang 8

Giáo trùnh Lịch sử triết học Sự hình thành uà phát triển

triết học Mác giai đoạn C Mác, Ph Ăngghen uà V.I Lênin

thể hiện việc tiếp tục hướng nghiên cứu chuyên sâu lịch sử

triết học Mác và ở đây chỉ tập trung vào quá trình C Mác,

Ph Ăngghen và V.I Lênin sáng : lập và phát triển học

thuyết của các ông

Giáo trình này có sự kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây về lịch sử triết học nói chung và lịch sử triết

học Mác nói riêng, trong đó nổi bật là bộ sách về lịch sử triết học Mác gồm hai tập - Triết học Mác - Sự phát sinh

uò phát triển của chủ nghĩa duy vat bién chứng uà chủ nghĩa duy uột lịch sử (Giai đoạn C Mác, Ph Ăngghen và giai đoạn V.I Lênin) của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô

xuất bản từ đầu những năm 1960 Đây là những tài liệu

thể hiện sự nghiên cứu cơ bản, tồn điện và cơng phu lịch

sử triết học Mác Trong quá trình học tập, nghiên cứu và

biên soạn giáo trình này, cuốn sách của các tác giả Liên

Xô đã cung cấp nhiều điều bổ ích cả về kiến thức, thông

tin, tư liệu, cả về quan điểm, phương pháp tiếp cận lẫn kết

cấu, cách trình bày lịch sử triết học Mác Tuy nhiên, khi

biên soạn giáo trình này về cơ bản chúng tôi cố gắng tránh

sự lặp lại về kết cấu, phương pháp và cả nội dung những

sách và tài liệu đã có Vì vậy, người đọc cần chú ý hơn đến

những nội dung, điểm nào là chính yếu và có thể là khác,

mới hơn được trình bày trong giáo trình này và hãy xem

đây chỉ là một trong số các tài liệu về lịch sử triết học

Mác Để có thể hiểu lịch sử triết học Mác một cách toàn

Trang 9

tuyệt đối hoá nó, người đọc cần quan tâm tìm hiểu thêm

các tài liệu khác liên quan

Do những thay đổi lớn lao, sâu sắc của thực tiễn và

nhận thức ngày nay, nhất là từ sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ, đã xuất hiện những quan điểm, cách

nhìn mới về xã hội, lịch sử loài người nói chung cả về nhận thức, lý luận, tỉnh thần và thực tiến, trong đó bao gồm cả sự đánh giá lại, đánh giá mới đối với học thuyết Mác Đây là một hiện tượng rất bình thường, tự nhiên của lịch sử nhận thức khoa học Như mọi học thuyết triết học trong lịch sử, triết học Mác cũng có những hạn chế, khiếm khuyết của nó Rõ ràng, một lý luận được xây dựng trên cơ sở nguyên lý cơ bản cho rằng tổn tại xã hội quyết định ý

thức xã hội, thì nó không thể không thay đổi khi cái hiện

thực làm cơ sở cho nó hình thành, phát triển đã đổi thay Nhưng cần lưu ý rằng việc đánh giá những giá trị, nhất là

những hạn chế, khiếm khuyết của triết học Mác không chỉ đòi hỏi một tỉnh thần khoa học, khách quan, mà còn cần

một tình cảm và thái độ nhất định của người nghiên cứu

Trong tài liệu này chúng tôi cố gắng vạch ra, chứng tỏ

những giá trị lịch sử của triết học Mác ]à chủ yếu, còn đối với những hạn chế, khiếm khuyết của nó chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu với mong muốn có thể trình bày những hiểu biết của mình một cách có hệ thống khi có địp và ở đây, rất cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng không thể thiếu của quan điểm lịch sử - cụ thể

Về sự trình bày và bố cục của giáo trình, có những

Trang 10

học thuyết khác với trình bày học thuyết đó trong hình

thức lý luận Vì trong hình thức lý luận học thuyết đã “thoát ra khỏi” lịch sử của nó, cho nên có thể trình bày nó

một cách dé dang hơn theo một trình tự lôgích xác định và - nhất quán Còn đối với lý luận về lịch sử triết học Mác,

mặc dù có thể trình bày, biểu hiện rõ lôgích khách quan

nói chung, nhưng rất khó có thể biểu hiện lôgích ấy trong những chỉ tiết, những khía cạnh nội dung riêng biệt của nó Bởi vì, lịch sử triết học Mác được xem xét không chỉ

qua từng tác phẩm, trong khi mỗi tác phẩm lại chuyển tải những nội dung triết học khơng hồn tồn như nhau,

ngang nhau, mà cồn qua những nhóm, lớp tác phẩm, văn

kiện, không những thế còn thông qua những thời kỳ hoạt

động nhất định của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, qua các giai đoạn phát triển của thực tiễn và lý luận nói

chung Vì thế, việc đặt tiêu đề và đánh số thứ tự cho các tiểu mục ở đây rất khó tránh khỏi rơi vào mâu thuẫn và tính không nhất quán trong trình bày Do đó, để người đọc

dé theo dõi chúng tôi chọn cách in nghiêng những mệnh

đề, nhận định, kết luận (có thể mang hoặc không mang ý nghĩa tiêu để) liên quan đến những yếu tố hoặc những khía cạnh nội dung nhất định của lịch sử triết học Mác -

Việc phân bố dung lượng kiến thức giữa các phần về

hình thức cũng chưa có sự cân đối, cụ thể là giữa “Phần

thứ nhất” và các phần còn lại Lý do là trước khi biên soạn

giáo trình này chúng tôi đã có một chuyên khảo 7Tyiế? học Mác uê lịch sử, trong đó một số tác phẩm được trình bày

Trang 11

tránh sự lặp lại không cần thiết, dung lượng của “Phần thứ nhất” có giảm đi so với các phần khác Yêu cầu đối với người đọc giáo trình này là cần chú ý nghiên cứu tài liệu

nói trên, xem như một tài liệu tham khảo chính

Trong phần Tài liệu tham khảo chỉ nêu những tài

liệu chính, kể cả các tác phẩm của C Mác, Ph Ăngghen

và V.I Lênin và đây được xem là những tài liệu tối thiểu

mà người nghiên cứu lịch sử triết học Mác cần phải đọc

Để hoàn thành giáo trình này tôi xin chân thành cảm

ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và sự đóng góp những

ý kiến quý báu của các cơ quan như Đại học Quốc gia Hà

Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội,

Khoa Triết học, Bộ môn Lịch sử triết học của Khoa Triết học,

nhất là các thành viên trong hội đồng nghiệm thu, thẩm

định giáo trình này là PGS.TS Đặng Hữu Toàn, TS Lưu

Minh Văn, PGS.TS Nguyễn Vũ Hảo, PGS.TS Nguyễn Quang Hưng, PGS.TS Trần Văn Phòng, v.v

Cuối cùng, xin được nói mấy lời riêng tư Giáo trình

này được viết sau nhiều năm nghiên cứu lịch sử triết học Mác với sự tâm huyết, lòng khâm phục, kính trọng và biết

ơn của tôi đối với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác,

đặc biệt là C Mác Mong muốn của tôi là làm sao hiểu

được bản chất, những giá trị căn bản của học thuyết Mác, đặc biệt là triết học của nó một cách có hệ thống Giờ đây, biên soạn xong giáo trình này, nói chung tôi cảm thấy hài

Trang 12

gian càng lùi xa về sau, người ta càng có thể hiểu chúng

sâu sắc, toàn điện và chính xác hơn Ngồi ra, tơi cũng hy

vọng rằng, ý nghĩa của tài liệu này sẽ còn được nhân lên bởi tình cảm và sự quan tâm của người đọc

Trang 13

Chương mở đầu

ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍDH VÀ PHƯƠNG PHAP

NGHIÊN CỨU LICH SU TRIET HOC MAC

Triét hoc Mac do C Mac, Ph Angghen va V.I Lênin

sáng lập và phát triển từ cuối nửa đầu thế kỷ XIX đến đầu

thé ky XX, trong dé C Mác là linh hồn của toàn bộ học

thuyết Đồng thời với quá trình đó và sau khi các nhà kinh

điển mácxít qua đời, triết học Mác còn được phát triển hơn

bởi các nhà hoạt động, nghiên cứu lý luận kể cả mácxít và

phi mácxít Quá trình phát sinh và phát triển triết học

| Mac đã trổ thành một bộ phận hữu cơ của lịch sử triết học

nhân loại nói chung Vì thế, nghiên cứu lịch sử triết học Mác là một nội dung không thể thiếu của một môn học chung là lịch sử triết học Tuy nhiên, cũng như mỗi một học thuyết, một giai đoạn của lịch sử triết học nhân loại,

căn cứ vào những yêu cầu thực tiễn và nhận thức cụ thể,

-_ có thể tách ra, xây dựng lịch sử triết học Mác thành một

Trang 14

chỉ có ý nghĩa tiền đề cho nghiên cứu các giai đoạn tiếp

theo của nó, mà còn rất cần thiết đối với việc phát triển hơn triết học Mác nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của

thực tiễn và nhận thức

1 Đối tượng của lịch sử triết học Mác với tư

cách một khoa học :

Cùng với kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội

khoa học, triết học Mác là một trong ba bộ phận hợp

thành của chủ nghĩa Mác - một hệ thống lý luận chặt chẽ,

cân đối nằm trên “con đường phát triển vĩ đại của văn

minh thế giới” Triết học Mác là một hệ thống tri thức lý

luận phổ biến, có nội đung sâu sắc và rộng lớn, bao gồm

hai thành phần lý luận cơ bản là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử với các phương diện

hợp thành của chúng là lý luận về sự tổn tại, phát triển của thế giới và của xã hội loài người nói chung, lý luận

nhận thức, lý luận về phương pháp và lý luận về hệ thống ngôn ngữ đặc trưng Những phương diện này không chỉ thể hiện ở toàn bộ hệ thống của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, mà còn ở từng nguyên

lý, quan điểm, học thuyết cấu thành của chúng Đồng thời, triết học Mác còn bao gồm những tư tưởng, quan điểm triết học có ý nghĩa nền tảng cho việc xây dựng các hệ

thống lý luận triết học khác, đó là những tư tưởng, quan điểm triết học về khoa học, pháp quyền, đạo đức, thẩm

mỹ, tôn giáo và về lịch sử triết học, v.v Lịch sử triết học

Trang 15

những nội dung và hình thức lý luận rất rộng lớn và nhiều mặt ấy là quá trình bên trong của nó và quá trình này liên quan chặt chẽ với những tiền đề kinh tế, xã hội - lịch sử của nó

Cho nên, nghiên cứu lịch sử triết học Mác trước hết là nghiên cứu sự hình thành, phát triển của chủ nghĩa duy uột biện chứng uà chủ nghĩa duy uột lịch sử Việc nghiên

cứu lịch sử hai học thuyết này còn bao gồm nhiều nội

dung Đó không chỉ là nghiên cứu lịch sử của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong chỉnh thể của chúng, mà còn là nghiên cứu riêng lịch sử của từng học thuyết ấy, còn là nghiên cứu lịch sử của mỗi

quan niệm, quan điểm, thậm chí từng khái niệm của chúng Với những phương diện nội dung nghiên cứu này

có thể xuất hiện hai khuynh hướng tách biệt nhau, hoặc

chỉ chú ý đến chỉnh thể, hệ thống, xem nhẹ yếu tố, sẽ đưa

đến chủ nghĩa sơ đổ, trừu tượng, hoặc chỉ chú ý đến yếu

tố, xem nhẹ chỉnh thể, sẽ dẫn đến việc hiểu triết học Mác một cách phiến diện, thậm chí lệch lạc

Nghiên cứu sự hình thành, phát triển triết học Mác còn bao gồm cả việc nghiên cứu χch sử của những quan điểm, tư tưởng triết học của chủ nghĩa Mác uề khoa học, uề

tự nhiên uò bhoa học tự nhiên, uề tôn giáo, đạo đúc, chính

trị, thẩm mỹ, pháp quyên, uăn boú, lịch sử triết học, kinh tế uà chính trị, u.u Những tư tưởng, quan điểm này của

C Mác, Ph Ăngghen và V.I Lênin chưa phải là những

học thuyết, hay những hệ thống lý luận hoàn chỉnh và

Trang 16

khong hoàn toàn nằm trong các hệ thống duy vật biện chứng hoặc duy vật lịch sử Cho nên, có thể xem đây như một hoặc những nội dung khác của nghiên cứu lịch sử triết học Mác Tuy nhiên, trong chỉnh thể của lịch sử triết

học Mác, những nội dung này cũng là những thành phần

hữu cơ của nó

Nghiên cứu lịch sử triết học Mác còn bao gồm cả việc xem xét những tiên đề hinh tế xã hội uò lịch sử có tác dụng, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, quyết định hoặc

không quyết định đến sự hình thành và phát triển của

triết học Mác cả về hệ thống cũng như từng nguyên lý, quan điểm, học thuyết hợp thành của nó

_ Đương nhiên, nghiên cứu lịch sử triết học Mác không

phải là xem xét theo lối hoàn toàn tách riêng từng nội

dung như đã thấy, mà là xem xét nó uới # cách một tổng

thể sinh động với biết bao sự kiện, biến cố cả về lý luận, hiện thực, thực tiễn kéo dài từ cuối nửa đầu thế kỷ XIX đến nay, trong đó quá trình hình thành, phát triển lý luận

triết học nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với những tiền đề

kinh tế, xã hội - lịch sử của nó

2 Mục đích nghiên cứu lịch sử triết học Mác Nghiên cứu lịch sử triết học Mác chủ yếu nhằm vạch ra tính đặc thù, cao hơn, tiến bộ hơn về nội dung, tính

chất và ý nghĩa của triết học Mác so với các triết học trước

nó, cho thấy triết học Mác là một giai đoạn, một kết quả tự nhiên và hữu cơ của lịch sử triết học nói riêng, lịch sử

Trang 17

loài người Nghĩa là, phải chỉ ra một cách cụ thể cuộc đấu

tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, sự

đối lập giữa phép biện chứng và phép siêu hình, được thể

hiện trong sự hình thành, phát triển triết học Mác như

thế nào; cho thấy tính hệ thống của triết học Mác có sự

khác biệt so với các triết học trước nó ra sao; cho thấy triết học Mác đã kế thừa, đánh giá triết học cũ như thế

nào, v.v Một cách tóm tất, nghiên cứu lịch sử triết học Mác là nhằm vạch ra bẩn chất uà những quy luật của sự

hành thành, phát triển triết học nói chung được thể hiện một cách đặc thù trong sự bình thành, phát triển triết học Mác Tất nhiên, để nắm được tính đặc thù đó nhất định phải vạch ra (đính đặc thù của những tiền để, điều kiện lịch sử của nó -8 Những nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu cơ bản

Nghiên cứu lịch sử triết học Mác tất nhiên phải vận

dụng những nguyên tắc, quan điểm và phương pháp

nghiên cứu lịch sử triết học nói chung Tuy nhiên, ở đây

chúng mang tính đặc thù

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận 0uề thực tiễn Nội

dung cơ bản của nguyên tắc này là nghiên cứu lịch sử triết học Mác phải xuất phát từ thực tiễn hiện nay, nhằm giải

đáp chính những yêu cầu, vấn để do nó đặt ra Nghĩa là

Trang 18

thực tiễn của triết học Mác như thế nào? Triết học Mác có

hạn chế, khiếm khuyết gì, và do đó, có thể bổ sung, phát triển nó ra sao? Một cách căn bản, đối với chúng ta, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đồi hỏi

phải xuất phát từ những lợi ích xã hội thực tiễn, cụ thể là

lợi ích của những lực lượng xã hội tiến bộ để nghiên cứu

lịch sử triết học Mác Cũng như trong nghiên cứu lý luận nói chung, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực

tiễn là nguyên tắc hàng đầu của nghiên cứu lịch sử triết

học Mác

Phương pháp hết hợp giữa lôgích uà lịch sử Phương

pháp lôgích xem xét quá trình hình thành, phát triển bên

trong của triết học Mác, nhằm vạch ra bản chất, nội dung

cơ bản, những đặc trưng, tính chất cơ bản của nó, chỉ ra nội dung, quan điểm triết học cơ bản của mỗi tác phẩm,

tài liệu Phương pháp lôgích còn đồi hỏi phải thấy được

thành tựu cơ bản nhất của lịch sử triết học Mác Một đòi

hỏi khác ở đây là phải đem những quan điểm triết học Mác đã được tổng kết dưới hình thức lý luận để “soi” vào lịch sử triết học Mác, nhưng cần phải biết làm cho những quan điểm lý luận ấy trở nên mềm dẻo, năng động Phương pháp lôgích còn đồi hỏi phải vạch ra bản chất, nội dung cơ bản của những tiền đề lịch sử và cơ chế của chúng

Trang 19

triết học Mác với mọi tổn tại, biểu hiện của nó theo thời

gian Chính ở đây phương pháp lôgích yêu cầu phải gạt bỏ

đi những tổn tại, biểu hiện bể ngồi, khơng cơ bản cả về

hiện thực lẫn tiến trình của bản thân lý luận Lịch sử là tiền để, điều kiện của lôgích, nhưng nó phải được lơgích và

lơgích hố Sự kết hợp giữa lôgích và lịch sử làm cho phương pháp lôgích cũng có nghĩa là phương pháp lịch sử,

nhưng trong đó lịch sử đã được rút ngắn, được tổ chức lại

Phương pháp kết hợp giữa lôgích và lịch sử có quan hệ trực tiếp và quyết định đối với việc thực hiện mục đích cơ

bản của nghiên cứu lịch sử triết học Mác

Quan điểm toàn điện trong nghiên cứu lịch sử triết học Mác đời hỏi phải chỉ ra sự tác động của mỗi tiền để, điều kiện lịch sử, cũng như mối liên hệ tổng thể của chúng đến sự hình thành, phát triển triết học Mác; phải xem xét

lịch sử triết học Mác vừa là lịch sử của một chỉnh thể lý

luận, vừa là lịch sử của từng khái niệm, quan niệm, tư

tưởng của nó; phải thấy lịch sử triết học Mác không chỉ là những kết luận đã được khẳng định, kiểm nghiệm, mà cả

những tư tưởng, quan điểm mới chỉ trong hình thức phôi

thai, những vấn đề được đặt ra, những chiều hướng, khả

năng mới của nó; phải thấy cả thành công, khiếm khuyết

và hạn chế của nó; phải xem xét lịch sử triết học Mác

Trang 20

Quan điểm phót triển đòi hỏi phải thấy lịch sử triết học Mác trước hết là sự phủ định biện chứng những giai

đoạn phát triển trước kia của lịch sử triết học nhân loại,

tiếp đó phải chỉ ra được nó là quá trình phát triển không

ngừng của một hệ thống lý luận tiến bộ hơn, cao hơn so với những hệ thống trước nó; phải thấy rằng lịch sử triết học

Mác không chỉ là sự hình thành, phát triển của toàn bộ hệ

thống, còn là của từng phạm trù, quan điểm, nguyên lý của nó; đồng thời, phải vạch ra sự phát triển ấy qua những thời kỳ khác nhau với sự bổ sung, hồn chỉnh khơng ngừng về nội dung và hình thức biểu hiện của nó

_ Yêu cầu của quan điểm duy uật uề lịch sử là phải giải

thích sự hình thành, phát triển triết học Mác căn cứ vào

những cơ sở, điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, nhất là cơ

sở kinh tế của nó; phải thấy rằng lịch sử triết học Mác chủ

yếu bị chi phối bởi cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nhằm tự giải phóng; phải đặt lịch sử triết học Mác vào

những kết cấu kinh tế - xã hội nhất định trong sự vận động, biến đổi của chúng để xem xét Đây là nghiên cứu

lịch sử triết học Mác theo quan điểm duy vật về lịch sử với hai thành phần chính là quan điểm lịch sử cơ bản và quan

điểm hình thái kinh tế - xã hội

Quan điểm uăn hoá là cách tiếp cận mới trong nghiên

cứu lịch sử; lịch sử tư tưởng, triết học nói chung, lịch sử

triết học Mác nói riêng Quan điểm này đời hỏi phải đặt

lịch sử triết học Mác vào dòng chảy chung của lịch sử

triết bọc, lịch sử nhận thức và lịch sử nhân loại nói

Trang 21

văn hoá, nhất là văn hố tỉnh thần của lồi người Theo quan điểm đó, phải chỉ ra, khẳng định những giá trị, ý

nghĩa nhiều mặt và không thể thiếu của triết học Mác đối với lịch sử loài người cả về thực tiễn, xã hội và nhận thức, nhất là đối với sự phát triển đời sống tỉnh thần của con

người, loài người

Quan điểm lịch sử - cụ thể Bản chất của quan điểm

này là phải xem.xét sự phát sinh, phát triển triết học Mác

gắn liền chặt chế với hoàn cảnh lịch sử của nó Nghĩa là phải đặt mỗi một tác phẩm, văn kiện, tài liệu, thậm chí

mỗi luận điểm triết học Mác vào đúng hoàn cảnh lịch sử của chúng, để từ đó chỉ.ra những yếu tố, quá trình, điều

kiện lịch sử cụ thể quy định một cách trực tiếp hoặc gián

tiếp những nội dung xác định của triết học Mác cả về từng quan điểm, khái niệm, học thuyết cấu thành, cũng như

toàn bộ hệ thống trong sự phát sinh, phát triển của chúng

:Phân kỳ lịch sử là một khía cạnh nội dung quan trọng

của quan điểm lịch sử - cụ thể trong nghiên cứu lịch sử

nói chung, lịch sử triết học nói riêng Cần phải thấy rõ tính đa diện, phức tạp cả về nội dung, hình thức, hệ thống và yếu tố, cả quá trình bên trong của phát triển lý luận

và những tiền đề lịch sử của nó trong phân kỳ lịch sử

triết học Mác Vì vậy, đòi hỏi phải nắm vững những tiêu

chuẩn cơ bản của phân kỳ, đó là những bước chuyển quan trọng trong hoạt động lý luận của các nhà sáng lập chủ

nghĩa Mác và các nhà nghiên cứu, phát triển lý luận

Trang 22

nhân, thực tiễn xã hội nói chung Phân kỳ lịch sử triết

học Mác còn đòi hỏi phải chỉ ra những đấu mốc quan trọng phân biệt các thời kỳ, cụ thể là phải chú ý đến

những tác phẩm chứa đựng nội dung triết học, những sự

kiện thể hiện những bước chuyển căn: bản của chủ nghĩa Mác cả về lý luận và thực tiễn

Tuy nhiên, cùng với việc thấy được nội dung, vai trò

và ý nghĩa xác định của mỗi nguyên tắc, quan điểm,

phương pháp nghiên cứu nói trên, phải biết kết hợp

chúng thành một hệ thống hữu cơ, trên cơ sở quan điểm, nghiên cứu chủ đạo là bết hợp giữa lôgích uò lịch sử Sự

trình bày theo thứ tự các quan điểm, nguyên tắc và phương pháp trên đây ít nhiều đã nói lên điều này Việc

trình bày trước hết nguyên tắc thống nhất giữa lý luận

và thực tiễn cho thấy rằng mọi quan điểm, nguyên tắc và phương pháp khác phải căn cứ vào nguyên tắc này, nếu

xa rời nó, tức là xa rời những mục đích và nhiệm vụ thực tiễn, thì tất cả sẽ trở thành vô nghĩa Quan điểm lịch sử - cụ thể đứng ở vị trí cuối cùng có ý nghĩa như sự “khoá '

lại” tất cả các quan điểm, nguyên tắc và phương pháp

khác Bởi vì, thiếu nó tất cả sẽ trở nên trừu tượng, trống rỗng Nhưng hiện nay cần phải biết hiện đại và hiện đại

hoá các nguyên tắc và phương pháp cả về nội dung và

hình thức, yếu tố và hệ thống của chúng Còn phải thấy

rằng, những nguyên tắc, quan điểm và phương pháp trên đây chỉ là những cái chung, cơ bản Cùng với chúng, cần

phải biết vận dụng nhiều phương pháp, thao tác; cách

Trang 23

biết suy tư kiên trì, bền bỉ, lạt đi lật lại từng luận điểm,

phải có tỉnh thần cầu tiến, óc sáng tạo và kiên quyết đề phòng, chống lại những căn bệnh giáo điều, bảo thủ và võ đoán, v.v Tóm lại, phải vận dụng một cách toàn điện, hệ thống và năng động hệ nguyên tắc, quan điểm, phương

pháp nghiên cứu với mong muốn đem lại hiểu biết khoa

học, có hệ thống triết học Mác

-4 Ý nghĩa của nghiên cứu lịch sử triết học Mác

Nghiên cứu lịch sử triết học Mác sẽ đem lại hiểu biết

sâu sắc, toàn diện và chính xác hơn triết học Mác cả về hệ thống; cũng nhử từng quan điểm, tư tưởng, học thuyết hợp

thành của nó, từ đó có thể khẳng định, bảo vệ những giá

trị khoa học, ý nghĩa lý luận và thực tiễn, xã hội của triết học Mác, nhất là tính khoa học - hệ thống, tính cách mạng

và tính nhân đạo - nhân văn của nó

Nghiên cứu lịch sử triết học Mác có thể giúp tìm ra

những điểm có trong lịch sử ấy mà lại bị bổ qua, không được chú trọng trong các hệ thống lý luận triết học Mác

hiện có; có thể thấy được những điểm đã bị hiểu sai hoặc

hiểu chưa đầy đủ, chưa thật chính xác về triết học Mác

trong các hệ thống này Mặt khác, nghiên cứu lịch sử

triết hoc Mác cồn giúp chỉ ra được những hạn chế, những

điểm không còn phù hợp của triết học Mác, do đó giúp

cho việc bổ sung và phát triển hơn triết học Mác

Việc nghiên cứu lịch sử triết học Mác còn giúp chúng ta có thể tránh được tính chất giáo điều, trừu tượng trong

Trang 24

thé, déng thdi lam giau tri tué và đời sống văn hoá tỉnh thân của mình Có thể xem đây như một trong những

“trường học” góp phần rèn luyện năng lực tư duy lý luận,

để học được phương pháp đấu tranh của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác chống lại những địch thủ tư tưởng của họ Bên cạnh đó còn hấp thụ được những giá trị, tài sản đáng

kể về ngôn ngữ khoa học lý luận nói chung, triết học lý

luận nói riêng

Tóm lại, nghiên cứu lịch sử triết học Mác sẽ thấy được

con đường mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã sáng tạo nên một hệ thống lý luận triết học mang tính khoa học,

cách mạng cao và thấm đầy, thấm sâu tỉnh thần nhân đạo -

Aa ~ 2

Trang 25

PHAN THU NHAT

QUA TRINH HiNH THANH TRIET HOC MAC GIAI DOAN

Trang 26

Chuong 1

| NHUNG TIEN DE

CUA SU HINH THANH TRIET HOC MAC

Lich sử các học thuyết đã chứng minh rằng sự hình

thành, phát triển của chúng bao giờ cũng dựa trên những

tiền đề nhất định Những tiền đề này rất đa đạng, nhiều

mặt, ảnh hưởng, tác động đến sự hình thành, phát triển các học thuyết theo những phương thức, hình thức khác nhau Có những tiền để đóng vai trò như những yếu tố, quá trình bên trong, có những tiền đề đóng vai trò như những yếu tố, điểu kiện bên ngoài, trong đó có những tiền

để là cơ sở, nguồn gốc hoặc điều kiện quyết định, có những

tiền đề chỉ đóng vai trò như những yếu tố ảnh hưởng không quyết định, một cách gián tiếp hoặc trực tiếp đến sự hình thành, phát triển của các học thuyết Tuy nhiên, những tiền đề ấy tồn tại không phải một cách tùy tiện, mà

tương tác với nhau trong một tổng thể và theo những cơ

chế xác định Trên thực tế, chúng là một hệ thống những

yếu tố, quá trình kinh tế - xã hội, lịch sử của một gia1 đoạn phát triển xã hội và tác động lẫn nhau theo phương thức

Trang 27

những chủ thể sáng tạo nên các học thuyết, tư tưởng Cho nên, nghiên cứu những tiền đề của sự hình thành, phát triển một học thuyết nào đó nhất định phải vạch ra được hệ thống hay cơ chế của những yếu tố, quá trình kinh tế -

xã hội, lịch sử quy định sự hình thành, phát triển của nó

Sự hình thành triết học Mác là sự giải đáp chính những vấn đề mà thời đại đã đặt ra cả về mặt hiện thực,

thực tiễn và về mặt lý luận, tỉnh thần Vào khoảng thời gian những năm 30 và 40 của thế kỷ XIX, toàn bộ những tiền đề kinh tế, xã hội và nhận thức, tình thần cho sự ra đời của một hệ thống triết học mới, mang tính khoa học, về cơ bản đã được chuẩn bị xong Thời đại đã không chỉ

đặt ra những vấn đề cho triết học đó phải giải đáp, mà cồn tạo ra những cơ sở, điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử,

những yếu tố vật chất và tinh thần cần thiết để giải đáp

chính những vấn đề ấy Nghiên cứu sự hình thành triết học Mác, trước hết phải xem xét những tiền đề của sự

hình thành của nó Tuy nhiên, cần thấy rằng những tiền

dé của sự hình thành triết học Mác liên quan chặt chế với

những tiền đề của kinh tế chính trị bọc mácxít, của chủ

nghĩa xã hội khoa học và của chủ nghĩa Mác nói chung, vì

thế ở đây cần phải làm rõ tính riêng biệt về nội dung và vai trò của những tiền đề hình thành triết học Mác

1.1 Những cơ sở, nguồn gốc và điều kiện kinh tế, xã hội của sự hình thành triết học Mác

Trang 28

cho sự hình thành triết học Mác Bắt đầu từ giữa thế

kỷ XVIII, nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã được xác lập xong về cơ bản, phương thức sản xuất tư bản đã thống trị ở một số nước châu Âu, nhất là ở Anh và Pháp Nước Anh trở thành cường quốc tư bản lớn nhất

Vào giữa thế kỷ XIX nước Pháp đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp và tạo ra những ngành sản xuất nổi bật

như chế tạo máy hơi nước, khai thác than đá, sản xuất gang, thép, xây dựng đường giao thông, nhất là đường sắt Đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã chứng minh một cách hùng hồn mối liên hệ chặt chẽ giữa con người, xã hội và tự nhiên Người ta khó có thể chứng minh tính thống

nhất vật chất của thế giới một cách có căn cứ khoa học

vững chắc, mà lại bỏ qua cơ sở hiện thực ấy của nó Chính trong nền sản xuất công nghiệp những quy luật của tự

nhiên, xã hội và của nhận thức, tâm lý con người vận động

trong một thể thống nhất Trong nền sản xuất công nghiệp ấy lần đầu tiên lao động của con người cũng như

hoạt động nói chung của nó đã bộc lộ ra một cách hết sức

rõ ràng quan hệ chủ thể - khách thể, khiến người ta khi

quan sát, giải thích hiện thực không thể bỏ qua mối liên

hệ lịch sử quan trọng này Do đó, quan niệm cho rằng con

người là chủ thể của lịch sử chỉ có thể nảy sinh trong một

hiện thực biểu hiện một cách rõ ràng, hiển nhiên quan hệ

ấy Mặt khác, nền sản xuất công nghiệp cũng lần đầu tiên

phơi bày những đặc điểm về tổ chức cơ thể và tâm lý con

người, nó là "cuốn sách tâm lý đã được mở ra” Quả thực,

Trang 29

tiên quan niệm triết học chính xác, toàn diện về thực tiễn

và về bản chất con người mới có thể có được

Trên cơ sở của nền sản xuất đại công nghiệp, sự rơ

đời của chế độ tư bản chủ nghĩa cũng lò một yếu tố xã hội hiện thực quy định sự hình thành triết học Mác Chính

nền sản xuất đại công nghiệp là cơ sở vật chất của một

kiểu tổ chức xã hội, tức là một hình thái kinh tế - xã hội mới xuất hiện, đó là chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa Trên

cơ sở nền công nghiệp, kinh tế hàng hoá tư bản chủ:nghĩa phát triển mạnh mẽ và trở thành nền tảng vững chắc của

nhà nước, pháp quyền và kiến trúc thượng tầng xã hội tư

sản Hình thái xã hội tư bản chủ nghĩa với đặc điểm nổi

bật là có kết cấu nội tại hết sức chặt chẽ, không còn lỏng

lẻo như những tổ chức xã hội trước kia và kết cấu xã hội

ấy đã thể hiện ra một cách thật hiển nhiên Do đó, lần đầu

tiên người ta có khả năng xem xét kết cấu xã hội đó một

cách khoa học, phát hiện ra những quy luật chung về cấu

trúc của mọi tổ chức xã hội trong lịch sử Vì vậy, quan

niệm khoa học cho rằng tổn tại xã hội quyết định ý thức

xã hội, kinh tế là nền tảng của mọi sinh hoạt xã hội khác và xã hội là một kết cấu lịch sử tồn tại, phát triển tuân theo những quy luật của nó, về cơ bản không thể có được trong bất cứ tổ chức xã hội nào trước kia

Sự hình thành lịch sử toàn thế giới trong thời đại tư bản chủ nghĩœ mà cơ sở chủ yếu nhất của nó vẫn là đại

công nghiệp và sự hình thành thị trường thế giới, cøng là

một yếu tố xã hội hiện thực bhác quy định sự hình thành

Trang 30

gia dân tộc trên thế giới đã bị đặt vào sự ảnh hưởng, phụ

thuộc lẫn nhau Kết quả là lịch sử toàn thế giới hình

thành và lịch sử ấy bắt đầu cùng với lịch sử của chủ nghĩa tư bản Đại công nghiệp, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa,

hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa nói chung là

những yếu tố cấu thành nội dung cơ bản của lịch sử toàn thế giới và tạo ra một trong những xu hướng phát triển chung của lịch sử nhẩn loại Tuy nhiên, lịch sử tồn thế giới khơng đồng nhất hoàn toàn với chủ nghĩa tư bản Nó còn bao gồm cả những hình thái xã hội chưa trải qua hoặc đang bước vào quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa, bao

gồm cả lịch sử của các dân tộc, khu vực với những đặc

điểm rất khác nhau về kinh tế, văn hoá, xã hội Không những thế, chủ nghĩa Mác chỉ hình thành khi giai cấp

công nhân bước lên vũ đài chính trị và thể hiện một xu

hướng vận động mới của lịch sử, xu hướng xã hội chủ nghĩa Cho nên, chủ nghĩa tư bản không còn là khuynh hướng duy nhất của phát triển lịch sử

- Lịch sử toàn thế giới là một giai đoạn và là gial đoạn phát triển mới về chất so với các giai đoạn đã qua của lịch

sử nhân loại nói chung Tính chất khác và hơn hẳn của

lịch sử tồn thế giới khơng chỉ về các mặt kinh tế, chính

trị, xã hội và văn hoá như đã nói, mà còn ở tính chỉnh thể, thống nhất của nó Do đó, lịch sử toàn thế giới đặt ra yêu cầu phải nhận thức nó cũng như lịch sử nhân loại nói

chung không những là quá trình phát triển, mà còn là một

chỉnh thể thống nhất Rõ ràng chỉ có thể có được ý niệm về

Trang 31

đoạn biến đổi đi lên khác nhau về chất của nó và cũng chỉ có thể có ý niệm về tính thống nhất toàn vẹn của đối tượng

khi mối liên hệ giữa các thành tố của nó được bộc lộ ra một, -

cách toàn diện rõ ràng Nhưng ở đây, lịch sử toàn thế giới đã không chỉ làm cho những ý niệm như vậy xuất hiện,

mà còn trở thành cơ sở cho một nhận thức khoa học về lịch

sử nhận loại nói chung hình thành Quan niệm duy vật về

lịch sử với tư cách hệ thống lý luận mới, khoa học về lịch

sử, chính là kết quả tinh thân tất nhiên của lịch sử toàn

thế giới nói chung

Như vậy, nền sản xuất đại công nghiệp trong chủ nghña tư bản, chế độ tư bản chủ nghĩa và sự hình thành

lịch sử toàn thế giới, ba yếu tố ấy trong sự độc lập nhất

định của chúng và trong mối liên hệ hữu cơ của chúng, đã không những là cơ sở, nguồn gốc hiện thực cho sự

hình thành một nhận thức triết học khoa học về thế giới nói chung, mà còn cho một nhận thức triết học khoa học

về lịch sử xã hội nói riêng Ngay trong thời kỳ đầu tiên

của hoạt động lý luận triết học, Mác cũng đã nhận thấy “Chính cái tỉnh thần xây dựng những đường sắt bằng

bàn tay của công nhân, đang xây dựng những hệ thống

triết học trong đầu óc các triết gia”!, Điều đó có nghĩa là

những hệ thống triết học hình thành trong thời đại công

nghiệp mà một trong những đặc trưng quan trọng nhất

của chúng là tính hệ thống chặt chẽ, được quy định bởi

1 C Mac va Ph Angghen: Toờn tập, Nxb Chính trị quốc gia,

Trang 32

chính tính hệ thống của nền sản xuất công nghiệp Tuy

nhiên, nội dung và ý nghĩa hiện thực của những cơ sở, nguồn gốc trên không phải ở chỗ chúng là những cái khách quan nói chung quyết định sự hình thành triết học Mác Nói cách khác, triết học Mác - một hệ thống lý luận mới, mang tính khoa học chặt chẽ, cân đối không

thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào của lịch sử toàn thế

giới, hoặc trong thời đại tư bản chủ nghĩa và lịch sử

toàn thế giới nói chung Trên thực tế, triết học Mác chỉ

hình thành ở thời điểm lịch sử khi giai cấp công nhân đã

bước lên vũ đài của cuộc đấu tranh chính trị Vì vậy, khi

nói đến những cơ sở, nguồn gốc hiện thực của sự hình

thành triết học Mác cần phải thấy rõ tính lịch sử - cụ thể của chúng

_ Điều kiện hay nguồn gốc xã hội cơ bản của sự hình thành triết học Mác, đó là cuộc đấu tranh của giai cấp uô sản đầu thé ky XIX Khi giai cấp tư sẵn cồn đang đóng vai

trò lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, thì

giai cấp vô sản còn là đồng minh của nó, còn "đi theo kẻ

thù để chống lại kẻ thù của kẻ thù của mình" Lúc đó sự đối lập về lợi ích giữa vô sản và tư sản chưa bộc lộ rõ ràng và hoàn toàn Nhưng khi giai cấp tư sản giành được quyền

thống trị xã hội thì mâu thuẫn, đấu tranh giữa hai giai cấp này cũng diễn ra Đầu tiên là những cuộc đấu tranh

diễn ra một cách lẻ tẻ, tự phát, thiếu tính tổ chức, hoàn

toàn chưa có lý luận khoa học dẫn đường và hầu như chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế đơn thuần Sang đầu thế

Trang 33

triển hết sức mạnh mẽ và lan rộng trong nhiều nước châu

- Âu, đặc biệt là ở nước Anh, Pháp và Đức Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ngày càng có tính tổ chức và mang tính

chất chính trị Đó là phong trào Hiến chương ở Anh đòi

ban bé va bao đảm quyền bầu cử cho mọi người lao động,

đòi hỏi rằng giai cấp công nhân phải có đại biểu trong nghị

viện nhằm thực hiện những cải cách có lợi cho quần chúng

lao động Những cuộc đấu tranh của công nhân Pháp đã

biến thành những cuộc khởi nghĩa vũ trang, như cuộc khởi

nghĩa của thợ dệt Liông năm 1831 Những sự kiện ở Đức trước năm 1848, như các cuộc khởi nghĩa của công nhân,

sự xuất hiện của những tổ chức vô sản cách mạng (Đồng minh những người cộng sản), nhất là cuộc khởi nghĩa của

thợ dệt Xilêdi năm 1844, đã chứng tổ phong trào công nhân ngày càng có tính tự giác và mang tính chất chính

trị rõ rệt

Trong những cuộc đấu tranh này, giai cấp vô sản

không còn chỉ như một lực lượng bị áp bức, đói rách và

khốn khổ nữa, trái lại, họ đã chứng tỏ mình là một lực lượng sẵn xuất tiên tiến của thời đại, lao động trong nền

công nghiệp, có ý thức tổ chức và kỷ luật, đồng thời là lực

lượng cách mạng Điều mà giai cấp vô sản muốn giờ đây không giản đơn chỉ là vì những nhu cầu sinh hoạt trực tiếp hằng ngày nữa, mà là thoát khỏi trạng thái nô lệ,

bần cùng để vươn lên địa vị người chủ xã hội, lịch sử của

mình Nó nhận ra rằng cần phải tiến hành cuộc đấu

tranh không khoan nhượng với chế độ tư bản chủ nghĩa

Trang 34

được họ là ai, họ có thể làm được gì để có thể thoát khỏi tình trạng đó Nhưng để có thể hiểu được một cách khách

quan bản thân mình, giai cấp vô sản cần phải có một cơ

sở khoa học để xem xét hoàn cảnh xã hội mà họ đang tổn tại Triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung ra

đời chính là để đáp ứng những yêu cầu đó của giai cấp vô sản C Mác khẳng định: "Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí oộ¿ cbấ? của mình, giai cấp vô sẵn cũng thấy triết học là vũ khí tinh thén cha minh" Nhu

vậy, sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài chính

trị chính là nguồn gốc, động lực, điều kiện quyết định

trực tiếp sự ra đời của triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản biểu

hiện sự vận động lịch sử của xã hội tư bản chủ nghĩa cả về hiện thực, tinh thần theo xu hướng thực hiện lợi ích

của giai cấp vô sản Chính nó đã sản sinh ra những đại

biểu tỉnh thần - lý luận xuất sắc của mình là C Mác và Ph Ăngghen

1.2 Sự phát triển của khoa học tự nhiên vào

cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XIX là một tiền dé

nhận thức của sự hình thành triết học Mác

Trong thế kỷ XVII và XVIII phương pháp nhận thức

siêu hình thống trị trong khoa học tự nhiên và ngược lại,

chính những kết quả nghiên cứu khoa học tự nhiên trong thời gian đó lại góp phần củng cố sự tôn tại phổ biến của

Trang 35

phương pháp nhận thức này Nhưng từ cuối thé ky XVIII

đến giữa thế kỷ XIX sự phát triển của khoa học tự nhiên với những thành tựu mới, hết sức rực rỡ của nó đã chứng tổ sự bất lực, lỗi thời của phương pháp nhận thức siêu hình và nó đặt ra yêu cầu cần phải có một phương pháp nhận thức triết học mới Khoa học tự nhiên lúc này đạt

được nhiều thành tựu to lồn với hàng loạt những phát

minh xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau Ngay từ giữa thế kỷ XVIIIM.V Lômônôxốp,

nhà bác học lỗi lạc người Nga với nhiều phát minh quan

trọng đã làm phá sản quan niệm siêu hình trong các lĩnh

_ vực vật lý, hoá học và địa chất học Cuộc cách mạng trong nghiên cứu hoá học vào cuối thế kỷ XVIII đã gạt bổ những

quan niệm sai lầm về nhiệt tố Đến nửa cuối thế kỷ XVII

đã xuất hiện giả thuyết về sự tiến hoá của vũ trụ của

Cantơ và Laplaxơ, chứng minh cho quan điểm về nguồn

gốc phát sinh của hệ thống mặt trời Theo nhận xét của

Ăngghen, “đột phá khẩu đầu tiên” chính là đo một nhà triết học mở ra, đó là cuốn sách của Canto Lich sit tu nhiên đại cương 0ò thuyết bầu trời Với thuyết này, quan ˆ

niệm về “cái hích” đầu tiên đã bị loại bỏ và “trái đất và tất

cả hệ thống mặt trời hiện ra như một cái gì đó đã hình

thành trong thời gian” Tiếp đó là việc phát minh ra máy

hơi nước đã chứng minh mối liên hệ giữa nhiệt và vận

động cơ giới, là sự hình thành những quan điểm về sự tiến

hoá trong sinh vật học

Trang 36

Sang thế ký XIX hàng loạt phát minh xuất hiện trong lĩnh vực địa chất, cổ sinh học, bào thai học và giải

phẫu so sánh, hoá hữu cơ và điện hoá học, vật lý học Nổi

bật trong số những thành tựu của khoả học tự nhiên lúc đó là hại thành tựu lớn: học thuyết về tế bào và định luật bảo tồn và chuyển hố năng lượng Cuối những năm

1930 đã phát hiện ra cơ cấu tế bào của động vật và thực

vật Giờ đây sự hình thành, phát triển của những cơ thể sống đã được chứng minh: chúng là quá trình không ngừng sinh ra, tăng lên, chết đi và phân chia của những

tế bào Không những thế, học thuyết về tế bào còn là cơ

sở để giải thích cho tính muôn hình muôn vẻ của các cơ

thể sống với vô số những chủng, loại khác nhau của

chúng Ngay từ những năm 30 của thé ky XIX trong

nghiên cứu hoá học đã phát hiện ra bằng thực nghiệm sự thay thế những nguyên tử này trong gốc bằng những

nguyên tử khác và thừa nhận sự hoán đổi và chuyển hoá

của bất cứ nhóm nguyên tử nào trong hoá học hữu cơ

Những phát hiện này chứng minh tính lưu động, chuyển

hoá vốn có của vật chất Năm 1830, nhà vật lý học người

Anh M Pharađây đã chứng mỉnh sự thống nhất của các

“lực” và sự chuyển hoá lẫn nhau giữa chúng Năm 1842,

U.R Gorôp chứng minh rằng tất cả những cái gọi là “lực”

vat ly “luc” cơ hoe, nhiệt, ánh sáng, điện, từ và cả “lực”

hoá học) trong những điều kiện nhất định có sự chuyển

hoá cái này thành cái kia mà không mất số lượng Đầu

Trang 37

Nga E.Kh Lenxo va k¥ su ngudi Dan Mach L.A Céndinh

đã xác định sự thật về sự chuyển hoá năng lượng và

trong những năm 1842-1845 R Maye đã nêu quy luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng

Vậy là vào cuối thế kỷ XVIH và đặc biệt là trong khoảng nửa đầu thế kỷ XIX, một cuộc cách mạng mới

trong khoa học tự nhiên đã thực sự điễn ra Ỏ mọi nơi

những thành tựu của khoa học tự nhiên cũng đều chứng tỏ, biểu hiện phép biện chứng khách quan, sinh động của giới tự nhiên và chứng tỏ sự lỗi thời, bất lực của phương

pháp siêu hình, khi phương pháp này đứng trước những

mối liên hệ chằng chịt của các lĩnh vực tự nhiên khác nhau và đứng trước một sự thật là thế giới vốn là một thể

thống nhất của vật chất không ngừng biến đổi, phát triển

Khoa học tự nhiên đang thực sự cần mộí sự tổng kết mới vé mặt triết học những thành tựu mới của nó và đồi hỏi phải đặt nhận thức về tự nhiên trên một cơ sở khoa học

Không những thế, sự phát triển của khoa học tự nhiên lúc đó cồn chứng tổ một điều là đã đến lúc phải xây dựng một

nhận thức triết học độc lập Bỏi vì, những phát hiện của

khoa học tự nhiên đã vượt khỏi phạm vì lĩnh vực nghiên

cứu cụ thể của nhà khoa học, cho nên tự mình, mỗi lĩnh

vực của khoa học tự nhiên, cũng như toàn bộ khoa học ấy không còn giải thích được hoàn toàn những kết quả của nó nữa Người đầu tiên có công lao to lớn trong việc đặt ra và đã giải quyết ở mức độ nhất định vấn đề xây dựng một cơ

sở khoa học cho nhận thức về tự nhiên, về vũ trụ nói

Trang 38

trọng của nhận thức lý tính với dac trung co ban 1a qud

trình tổng hợp Còn người bắt tay vào giải đáp vấn đề đó

với một quy mô, tầm vóc hết sức to lớn chính là Hêghen

Mặc dù đặt trên cơ sở duy tâm, nhưng triết học Hêghen đã

đem lại một bức tranh nhận thức lý luận biện chứng rất hoành tráng về thế giới Sự chuẩn bị của ông đã chín đến

mức là chỉ cần "lật ngược" phép biện chứng ấy lên là có

ngay quan điểm biện chứng khoa học về thế giới

Như vậy, khoa học tự nhiên đã trở thành một tiền đề, một nguồn gốc nhận thức quan trọng, trực tiếp của phép

biện chứng nói chung, phương pháp nhận thức biện chứng

nối riêng Tuy nhiên, cần thấy là sự hình thành triết học

Mác, cụ thể là phép biện chứng của nó đã cho thấy rằng

tiền để, nguồn gốc nhận thức tự nhiên ấy ngay từ đầu không mang tính trực tiếp đối với nó, mà gián tiếp thông

qua sự tập hợp, tổng kết của nền triết học cổ điển Đức, rõ

nhất là ở Hêghen Hêghen được xem như một nhà bách

khoa lúc đó Nhưng như đã nói, phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức mặc dù là thành tựu vĩ đại của tư

duy nhân loại, nhưng lại được xây dựng trên cơ sở duy tâm, vì thế về cơ bản, nó không thể đóng vai trò là cơ sở khoa học cho nhận thức tự nhiên được Cho nên, vấn đề

đặt ra là phải “lật ngược” phép biện chứng ấy lên, tức là

1 Xem Phạm Văn Chung: “Thực chất cái “siêu việt” của lý tính

trong nhận thức luận của Cantơ và tư tưởng của ông về một nền triết học khoa học”, Triết học cổ điển Đúc: Những uấn đê nhận thức luận

Trang 39

phải cải biến nó trên một cơ sở duy vật mới Đồng thời,

khoa học tự nhiên đã góp phần nhất định vào sự hình thành chủ nghĩa duy vật mới đo Mác sáng lập, bởi vì những phát hiện nhiều mặt của khoa học tự nhiên không

chỉ chứng minh tính biện chứng, mà còn chứng minh tính

thống nhất vật chất của thế giới Nhưng như thế vẫn là

chưa đủ Thực tế cho thấy, không thể lấy bất cứ hình thức

nào của chủ nghĩa duy vật đã có để cải tạo được phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức Trái lại, chỉ có chủ nghĩa duy vật mới, chủ nghĩa duy vật dựa trên sự

khái quát không chỉ những thành tựu của khoa học tự

nhiên, mà cả những kết quả nghiên cứu thực tế đời sống xã hội, mới cho phép cải tạo được phép biện chứng ấy Cho nên, chính trên cơ sở chủ nghĩa duy vật mới, phép biện

chứng duy vật đã được sáng lập Với phép biện chứng duy

vật, những mối liên hệ phổ biến, cũng như sự phát triển nhiều mặt của tự nhiên đã được khái quát, tổng hợp một

cách khoa học Ăngghen khẳng định: “Chính phép biện chứng là một hình thức tư đuy quan trọng nhất đối với

khoa học tự nhiên hiện đại, bởi vì chỉ có nó mới có thể đem

lại sự tương đồng và do đó đem lại phương pháp giải thích

những quá trình phát triển diễn ra trong giới tự nhiên,

giải thích những mối liên hệ phổ biến, những bước quá độ

từ một lĩnh vực nghiên cứu này sang một lĩnh vực nghiên

cứu khác” -

Trang 40

1.3 Những tiền đề triết học và nhận thức lý luận _ Lịch sử nhận thức lý luận, triết học nhân loại đầu thé ký XIX đã chứng minh rằng chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng, là một giai đoạn phát triển tất yếu

của nó Sự ra đời của chủ nghĩa Mác, triết học Mác là sự

kế thừa thẳng và trực tiếp những thành tựu lý luận, triết

học quan trọng của loài người, đặc biệt là triết học cổ điển

Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không

tưởng Pháp

Triết học cổ điển Đức (khoảng từ giữa thế kỷ XVIH đến đầu thế kỷ XIX) hình thành, phát triển gắn liền với những tên tuổi nổi tiếng, các thành tựu quan trọng như phép biện chứng do Cantơ sáng lập, được Hêghen tiếp tục

phát triển và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc Tuy nhiển, trong triết học cổ điển Đức phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật tách rời nhau, thậm chí đối lập nhau như nước với

lửa Phép biện chứng được đặt trên cơ sở duy tâm, còn chủ

nghĩa duy vật thì mang tính chất trực quan, không triệt

để và thậm chí cực đoan Sự tách rời và đối lập nhau giữa

phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật ấy làm cho triết học

cổ điển Đức, nhất là triết học Hêghen phản ánh thế giới về chỉnh thể của nó là sai lầm Tuy vậy, từ góc độ sự phát triển nhận thức nói chung và nhận thức triết học nói riêng

của loài người trước khi triết học Mác ra đời, nhân loại thông qua Cantơ và Hêghen đã hoàn thành sự tổng kết lý

luận về phép biện chứng của thế giới nói chung Hêghen

Ngày đăng: 08/11/2022, 22:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w