(DUNG CHO HE SAU DAI HOC NGANH| VAN HOA NGHE THUAT )
Trang 2MAC
Trang 3GS.TS DO HUY
My hoc
MAC LENIN
(DUNG CHO HE SAU DAI HOC NGANH VAN HOA NGHE THUAT)
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUOC GIA
Trang 4LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Là một bộ phận hợp thành các khoa triết học Mác - Lênin, mỹ học Mác - Lênin quán triệt các quan điểm thẩm mỹ của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, khẳng
định mọi niềm vui, khát vọng và những đam mê của con người
trong cuộc sống đều gắn liền với hoạt động lao động và thực tiễn xã hội của con người
Mỹ học Mác - Lênin là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thẩm mỹ, là công cụ nhận thức, hiểu biết, khám phá và sáng tạo các quan hệ thẩm mỹ trong đời sống và trong nghệ thuật một cách đúng đắn Mỹ học Mác - Lênin có vai trò to lớn trong toàn bộ đời sống tỉnh thần của xã hội
Ö nước ta hiện nay, nhu cầu thẩm mỹ, hưởng thụ cái đẹp
của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên ngày càng đa
dạng và phát triển Chính vì vậy, trong nhiều văn kiện, Đảng
ta luôn đề cao, định hướng công tác giáo dục thẩm mỹ trong
nhân dân
Nhằm cung cấp cho việc giảng dạy, đào tạo nghiên cứu sinh và cao học bộ môn mỹ học Mác - Lênin nói chung, chuyên ngành
văn hoá nghệ thuật nói riêng và đông đảo bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Mỹ học Mác - Lénin (Dùng cho hệ sau đại học ngành uăn hoá nghệ thuật) của GS, TS Đỗ Huy Cuốn sách gồm có sáu chương:
Trang 5Chương lÏ: Các quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực Chương HII: Các khách thể thẩm mỹ
Chương 1V: Chủ thể thẩm mỹ
Chương V: Nghệ thuật
Chương VI: Giáo dục thẩm mỹ
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc và mong
nhận được ý kiến đóng góp
Tháng 10 năm 2006
Trang 6Chuong mét
MỸ HỌC LÀ KHOA HỌC | VE CÁC QUAN HỆ THÂM MỸ
I- MY HOC MAC - LENIN - GIAI DOAN PHAT TRIEN MOI TRONG LICH SU MY HOC
1 Vé khai niém my hoc
Mỹ học là một khoa học hợp thành các khoa học triết
học Đối tượng chủ yếu của nó là cớc dạng biểu hiện của
cái thẩm mỹ trong toàn bộ hoạt động của đời sống con
người Thuật ngữ quốc tế của khoa học này là Aes¿hétics
Các tư tưởng của nhân loại nghiên cứu về cái thẩm mỹ
đã xuất hiện từ 500 năm trước Công nguyên, song các tư tưởng đó thường gắn với đạo đức học, xã hội học, luật học,
văn học, sử học, nghệ thuật học Người ta thường gọi thời
kỳ này là thời kỳ văn, sử, triết bất phân
Cùng với các khoa học khác được hình thành vào thế
kỷ ánh sáng, thế kỷ trí tuệ, thế kỷ lý trí của con người, _năm 1785, trong tư duy nhân loại đã xuất hiện cách đặt
vấn đề hình thành khoa mỹ học wb một khoa học độc lập
Trang 7Frankfurt 6 Dic tén 1A Alechxander (Aléchxandg) Gotliéb
Baumgarten (Bégacten) (1714 -1762)
Năm 1735, lúc Bôgácten 21 tuổi, ông viết một bài báo
bằng tiếng La tỉnh nhan đề là: Những suy xét có tính chất triết học trong uiệc xây dung thi ca (Meditationes
Philosophical de nonnullis ad poema pertinetibus) Trong
bài báo này, bước đầu Bôgácten đề xuất việc xây dựng một khoa học nghiên cứu tỉnh cđm song song với khoa học
nghiên cứu lý trí
Năm 1750, Bơgácten hồn thành cơng trình có tính giáo khoa, nhan đề là Aes¿héfik Trong những trang mở
đầu của cuốn sách này, Bôgácten đề xuất nội dung đối tượng của khoa học Aesthétik Ông viết: Khoa lôgíc học là
khoa học nghiên cứu nhận thức hợp lý xuất phát từ lý trí
Song nhận thức của con người ta không chỉ bằng tư duy lý
luận mà còn phải dựa vào cảm giác và tình cảm nữa Vì
vậy, bên cạnh và đồng thời với khoa lôgíc học, muốn
nghiên cứu tốt nhận thức của con người phải có khoa học nghiên cứu về tình cảm Khoa lôgíc học thì nghiên cứu những quy luật của nhận thức lý tính, của nhận thức dựa vào tư duy và dạy cho ta cách đạt được, cách nắm bắt được chân lý Còn mỹ học thì phải tìm hiểu những quy luật của nhận thức, tình cảm, cảm tính; hay nói cách khác, mỹ học
giúp ta nhận thức được cái đẹp Lôgíc học hướng tới chân
lý, mỹ học hướng tới cái đẹp Mỹ học là bhoa học nghiên cứu sự thụ cảm cái đẹp
Theo Bôgácten thì sự thụ cảm về cái đẹp có liên quan
Trang 8của mỹ học là sự hoàn thiện nhận thức cảm tính và ở đây cái đẹp đồng nhất với cái hoàn thiện Trong mỹ học của
Bôgácten, nguyên lý thích thú có sự hoà quyện giữa chức
năng nhận thức và chức năng tính dục Các tình cảm, sự phấn khích, sự khoan khoái của con người thường thông
qua các giác quan mà có Các giác quan đã mang lại sự đam mê quá khích và thường không tỉnh táo, không phục
tùng lý trí Và sự xúc động tập trung nhất là lĩnh vực nghệ thuật Chân lý nghệ thuật chấp nhận sự ưu tiên cho tình cảm Lý trí ở trong nghệ thuật chịu sự khoan dung của tình cảm Mọi cái đúng, cái tốt trong mỹ học đều được nghiên cứu từ dạng xúc cảm (Sinlichkeit) Chân lý thẩm
mỹ tồn tại dưới dạng tình cảm
Các sử gia đương thời và về sau đều khẳng định Alếchxanđơ Bôgácten là người đầu tiên xác lập khoa mỹ học với tu cách là một khoa học triết học độc lập cũng như các khoa học triết học khác như đạo đức học, lôgíc học Mỹ
học của Bôgácten, đại diện cho khuynh hướng đuy lý trong
triết học o số triết học của Bôgácten để nghiên cứu mối
quan hệ giữa lý trí và tình cảm trong nhận thức của con
người là triết học của K.Vônphơ (1679 - 1754) và triết học cua Gétvinhem Lépnich (1646 - 1716) Cac nha triết học Đức này đều đại diện cho chủ nghĩa duy lý trong triết học
2 Các khuynh hướng chủ yếu trong mỹ học trước Mác - Sau khi mỹ học trở thành một khoa học độc lập, đã có
nhiều khuynh hướng triết học khác nhau kế tiếp hoặc
Trang 9khác nhau về cái thẩm mỹ mà đã có nhiều cách giải quyết khác nhau về các vấn đề cơ bản của cái thẩm mỹ
œ) Mỹ học của chủ nghĩa bùnh nghiệm Edmun Burker (Etmun Bécco)
Nhà mỹ học kinh nghiệm nổi tiếng người Anh - Étmun Bóccơ (1729 - 1797) trong tác phẩm Nghiên cứu triết học uề nguồn gốc nhận thức của chúng ta uề cái eao cả uò cát đẹp
(Philosophical inquiry into the origin of our ideas of
sublime and the beautiful) viét vao nam 1756, đã dựa trên cd sd triét hoc cua Lécco (John Locke 1632-1704) phan tích cái thẩm mỹ Theo ông, mỹ học là bộ phận của triết học
thực nghiệm Cái thẩm mỹ, theo Étmun Bóccơ có cội nguồn từ các giác quan Các giác quan đã đưa lại cho con
người mùi vị và ánh sáng, các cảm giác ấm và lạnh, những diễn biến vu1 buồn, ham muốn và phấn khởi trong tâm lý
Các năng lực tưởng tượng của con người, các năng lực
phán đoán của con người đều gắn với các quy luật tâm
sinh lý và tính cách Tập quán, tình yêu, sự căm giận và
nỗi lo sợ đều là phần ứng tình cảm thẩm mỹ
Bóccơ khẳng định: ở mỗi con người đều có hai khát vọng không giống nhau do lA khdt vong giao té va khat
vong tu bao ton Khat vong giao tế thông qua các giác
Trang 10cảm tích cực, còn cái cao cả mang lại tình cảm tiêu cực Cái đẹp gắn liền với tính nhỏ nhắn của các hiện tượng, sự mịn màng của đối tượng, sự đa dạng của cơ cấu, sự uyển chuyển trong cấu trúc, sự kết hợp hài hoà giữa các màu và
su tinh khiét khơng chống ngợp Ngược lại, cái cao cả thì
-_ ẳn ào, ầm ï và choáng ngợp như các hiện tượng bão tố, sấm và chớp của tự nhiên-vậy
Theo Bóccơ, cái thẩm mỹ là sản phẩm của quan hệ
sinh học giữa các hiện tượng tự nhiên và cảm giác của các giác quan Như vậy, các giác quan của con người không
biến động; và hiện tượng tự nhiên cũng không vận động, do đó, cái thẩm mỹ không mang bản chất xã hội: dân tộc,
giai cấp và thời đại
Etmun Bớccơ nghiên cứu theo triết học của Hôme, Lốccơ, Hutcheson, ông cho cdi cao ca la sự gồng lên uề cơ
bap va than kinh, còn cái đẹp đi đôi uới sự dãn nhẹ cơ bắp va thần binh kèm theo sự thích thú
b) Mỹ học của chủ nghĩa duy tâm chủ quan LÑant (Canto) (1724 - 1804)
Chủ nghĩa duy lý Bôgácten và chủ nghĩa kinh nghiệm Bécco da vach ra hai con đường nhận thức thẩm mỹ và nó cũng mang lại các khả năng phát hiện được những tình
cảm thẩm mỹ mới và những chiều cạnh mới của đối tượng thẩm mỹ Tuy nhiên; cả hai khuynh hướng mỹ học thời
Khai sáng này đều đưa khoa mỹ học phân cực càng sâu Trong tình hình đó, mỹ học Cantơ xuất hiện với hai nhiệm vụ rõ ràng:
Trang 11cầu nối giữa chủ nghĩa duy lý mỹ học và chủ nghĩa kinh
nghiệm thẩm mỹ;
- Hai là: Hoàn thiện hệ thống triết học từ thời tiền phê
phán chuyển vào triết học phê phán, thống nhất và hợp lý hoá các khái niệm tất yếu và tự do trong lĩnh vực lý trí
thuần tuý, lý trí thực tiễn và khả năng phần đoán
Mỹ học Cantơ không nghiên cứu các hiện tượng thẩm mỹ khách quan, mà là những tình cảm chủ quan được trải nghiệm qua thế giới khách quan Triết học thời kỳ phê
phán của Cantơ nghiên cứu ba lĩnh vực quan trọng của hệ
thống tâm lý - tỉnh thần, đó là tri-thức, ý chí và tình cảm
Phê phán lý tính thuần tuý là tác phẩm lớn nghiên cứu giác tính, thực chất đó là nhận thức luận Cantd Phê phán lý tính thực tiễn xây dựng trên giả thiết linh hồn bất diệt và ý chí tự do, thực chất là đạo đức học Cantd Còn mỹ học Cantơ nghiên cứu các khát niệm không khái niệm, nghiên cứu các năng lực phán đốn Để điều hồ giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa kinh nghiệm nói chung, nền tảng triết
hoc Cantởơ xây dựng trên khái niệm tiên nghiệm tổng hợp
Đó là một hình thức tiên thiên của nhận thức có trước kinh nghiệm: thời gian, không gian, nhân quả, tất yếu,
phạm trù với 4 mặt chính của nó là: chất, lượng, quan hệ
và phương thức Đối với Cantơ, khả năng của tri thức là sự
thống nhất giữa tiên nghiệm và hậu nghiệm là sau kinh nghiệm mà điểm khởi xướng của nó là kinh nghiệm Mỹ học Cantơ được trình bày trong tác phẩm Phê phán năng
lực phán đoán, đó là tác phẩm được xuất bản sau cùng
Trang 12đúng ý nghĩa sau cùng của nó, nó phải thực hiện được
đồng thời cả hai nhiệm vụ mà Cantơ đã đặt ra cho triết
học của mình: điều hoà giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa kinh nghiệm, đồng thời nối liền, điểu hoà và hoàn _ chỉnh hệ thống triết học được khởi xướng từ Phê phán lý tính thuần tuý - nghiên cứu giác tính và Phê phán lý tính
thực tiễn - nghiên cứu lý tính nằm trong một hệ thống, một chỉnh thể Có thể nói một cách hình ảnh rằng, Phê
phán năng lực phán đoán là tác phẩm lấp đầy hố ngăn cách giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa kinh nghiệm, đồng thời lấp đầy các đường biên cứng nhắc mà Phê phán lý tính thuần tuý và Phê phán lý tính thực tiễn tạo ra các
ranh giới nghiêm khắc của tri thức và đạo đức, của cái
chân và cái thiện
: Trong Phê phán năng lực phứn đoán, Canto di md ra
một bước ngoặt mới của mỹ học cận đại bằng cách đề cao
thực tiễn tinh thần, mở rộng năng lực tìm cái phổ biến cho
cái cá biệt Năng lực phán đoán không cần nhận thức bản
chất khách quan của đối tượng mà chỉ quan tâm đến phương thức chủ quan của mỹ cảm
Coi nhận thức (giác tính) đạo đức (lý tính) và mỹ cảm vừa khác biệt vừa thống nhất, mỹ học Cantơ trước hết bắt
nguồn từ các phán đoán lôgíc hình thức để phân tích các phán đoán thẩm mỹ Cũng như lôgíc được trình bày trong
Phê phán lý tính thuần tuý, khi phân tích các khoái cảm thẩm mỹ, Cantơ đã chia các phán đoán thẩm mỹ thành bốn phương diện khác nhau Đó là phương diện uề chất, uề
Trang 13Về mặt chất, khác với phán dodn légic 1A mét phan
đoán khái niệm, phán đoán lý tính, thì phán đoán thẩm
mỹ là phán đoán tình cảm Và để tránh rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm thẩm mỹ đơn thuần, Cantøơ cho rằng, phán
đoán thấm mỹ là phán đốn khơng những khơng đối
tượng mà còn không vụ lợi ích vật chất trực tiếp Đây là một quan điểm rất cơ bản của mỹ học Cantơ Nó không chỉ tìm cách khắc phục những khiếm khuyết của chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa kinh nghiệm thẩm mỹ, mà còn phân xuất các tình cảm, các khối cảm trong và ngồi thẩm mỹ, những khoái cảm gắn với đối tượng và những khối cảm khơng gắn với đối tượng Các khoái cảm thủ tiêu đối tượng
-và nhờ đối tượng tác động vào kích thích hệ thần kinh thì
khơng phải là khối cảm thẩm mỹ Khoái cảm lúc ăn
ngon, tắm mát, ngửi hương thơm và giải khát khơng phải
là khối cảm thẩm mỹ đã đành, nhưng cả các khoái cảm
do việc tôn kính đưa lại cũng khơng thể là khối cảm
thẩm mỹ, bởi nó đưa tới phép tắc, ràng buộc tự do, quy
định ý chí Bản chất sâu kín của khoái cảm thẩm mỹ là
khoái cảm tự do Cantơ viết rằng: “Một phán đoán thẩm mỹ nếu pha trộn chút ít tính toán lợi hại sẽ rất thiên tư
Đó không phải là phán đoán thẩm mỹ đơn thuần Cần
phải giữ sự thờ ơ đối với đối tượng mới làm chủ được hứng thú thẩm mỹ”
Có thể nói, đối với Cantơ, khoái cảm thẩm mỹ là khoái
1 LKant: Phê phán năng lực phán đoứớn, tiết 2, Xanh Pêtécbua,
Trang 14cảm không đối tượng, vô tư, tự do, không mục đích, không
vụ lợi Nó khác với nhận thức và cũng không đồng nhất với tình cảm đạo đức, bởi vì nhận thức cần đến khái niệm
về cái thiện là gắn với lợi ích, với mục đích mà ý chí hướng tới Cantơ viết rằng: “Muốn xem một đối tượng là thiện, chúng ta phải biết được đối tượng đó dùng để làm gì, đối với nó phải có một khái niệm Nhìn thấy cái đẹp trong đối
tượng thì không cần đến khái niệm về nó Những bức vẽ
hoa có tự do, các hoa văn với các đường nét giao nhau không mục đích, không khái niệm vẫn nảy sinh mỹ cảm”'
Quan điểm của Cantơ về chấ? của phán đoán thẩm mỹ là cơ sở của toàn bộ mỹ học Cantơ Trên cơ sở tính vô tư, không mục đích, không đối tượng, không khái niệm của phán đoán thẩm mỹ về mặt chất, Cantơ nghiên cứu phán
đoán thẩm mỹ uề mặt số lượng
Khác với phán đoán lôgíc cần quan tâm tới đối tượng,
cần có tri thức về đối tượng, cần hiểu thấu tính chất của đối tượng; phán đoán thẩm mỹ chỉ quan tâm đến cảm giác chủ quan, các thang bậc của khoái cảm chủ quan về đối tượng Thiên chức của phán đoán thẩm mỹ không phải là hoạt động nhận thức mà là một hoạt động khoái cảm về
cai dep
Khoái cảm về cái đẹp khác với khoái cảm nói chung ở tính hình tượng gợi mở Tính hình tượng này vừa có tính chất cá thể, vừa có tính chất phổ biến, nó mang ý nghĩa giá trị Cantơ đã khẳng định rằng: “Đẹp không đề cập đến
Trang 15khái niệm mà làm cho người ta khoan khoái phổ biến”!
Về mặt chất, đẹp là sự thích thú uô tư Về mặt lượng,
phán đốn thẩm mỹ khơng bắt buộc giống nhau, bởi
những trạng thói uà những liên tưởng không giống nhau Tuy nhiên, phán đoán thẩm mỹ muốn tạo được khoái cảm thẩm mỹ thì trước hết phải phán đốn Khối cảm
khơng thể đi trước phán đoán, vì lý do đó, cũng như lơgíc,
khối cảm thẩm mỹ phải có ý nghĩa phổ biến Về số
lượng, cái đẹp là cát làm cho mọi người thích thú mà
không cần đến khdi niệm
Tính chất phổ biến của khoái cảm thẩm mỹ tuy mang sắc thái cá biệt nhưng nó tạo ra một tình cảm tự do, kéo
dài ngoài nhận thức lôgíc và lây lan một cách phổ biến
trong hình thức hình tượng Phán đoán thẩm mỹ là phán
đoán chủ quan, do đó cái có thể truyền đạt phổ biến không phải là tri thức về đối tượng mà là trạng thái xúc động tự đo, tâm trạng khoan khoái hài hoà
- Cảm nhận rằng cái đẹp thuần tuý, vô tư, vô mục đích,
không vụ lợi, không đối tượng là hiếm hoi và thuộc về lý
tưởng, Cantơ đã phân tích mặt thứ ba của phán đoán thẩm mỹ, đó là mặt quan hệ Chính ở đây, Cantơ đã gắn liển lôgíc, đạo đức, thẩm mỹ trong “Cái đẹp nương tựa” Đó là cái đẹp gắn liền mỹ cảm với nhận thức và đạo đức
"Có hai cái đẹp, cái đẹp tự do và cái đẹp nương tựa Cái
trước không lấy đối tượng, không lấy khái niệm làm tiên
đề Cái sau thì lấy khái nệm và sự hoàn thiện đối tượng
Trang 16tương ứng làm tiên đề Cái trước là dep của bản thân, cái
sau bị chế ước bởi các điểu kiện khác và nương tựa vào
một khái niệm Vì thế, uề một quan hệ thì cái đẹp là hình,
thức của tính mục đích của đốt tượng khi nó được nhận ra
mò không cần có sự hình dung trước uề mục đích",
Đẹp không mục đích nhưng vẫn phù hợp mục đích, đẹp không khái niệm nhưng vẫn có khái niệm, đẹp không
vụ lợi nhưng vẫn gắn với lợi ích , đó là cách giải quyết va cách bù đắp những thiếu hụt của cả chủ nghĩa duy lý lẫn -
chủ nghĩa kinh nghiệm trong lịch sử mỹ học cận đại, và
cũng là cách giải quyết của Cantơ gắn phê phán lý tính
thuần tuý với phê phán lý tính thực tiễn
Cantơ đã giả định rằng, mọi nhận thức đều có nguồn
gốc tiên nghiệm; phán đoán thẩm mỹ là một hình thức
phán đoán được giả định rằng nó có “năng lực cảm giác chung” Năng lực cảm giác chung là như nhiên trong quá
trình phán đoán thẩm mỹ Năng lực cảm giác chung là phương thức của phán đoán thẩm mỹ Cantd đã nghiên cứu mặt thứ tư của phán đoán thẩm mỹ, tức là mặt như nhiên, tất nhiên của năng lực cảm giác chung mà Canto gọi là nghiên cứu phương diện phương thức của phân đoán thẩm mỹ Cantơ viết rằng: “Chúng ta đều giả định một năng lực cảm giác chung là một điều tất nhiên của tính có thể truyển đạt phổ biến của tri thức, đó là tiên đề của mọi thứ lôgíe và mọi nhận thức luận đầu phải giả định” Do đó,
Trang 17"cai gi được thừa nhận mà bhông cần có bhúi niệm như đối tượng của sự hài lòng tốt yếu đó là đẹp "*
Cùng với việc phân tích cái đẹp, nghiên cứu các phân
đoán thẩm mỹ, phán đoán thị hiếu, mỹ học Cantơ khi điều hoà giữa mỹ học duy lý và mỹ học kinh nghiệm đã trình bày cái cao cả như một bộ phận hợp thành của phan đoán thẩm mỹ Cantơ đã chia sự phán đoán thẩm mỹ thành hai phần: phân tích cái đẹp và phân tích cái cao cả Trên cơ sở cái đẹp nương tựa, Cantơ cố gắng đặt
cơ sở cho cái đẹp vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa có ý nghĩa
lý tính - cái đẹp tượng trưng của quan niệm đạo đức Đó
là cái cao cả
Trong mỹ học Cantơ, cái cao cả vừa thống nhất, vừa khác biệt với cái đẹp Nó thống nhất ở tính khái niệm không khái niệm, mục đích không mục đích Khác với cái
đẹp là cái có hình thức: tình cảm cao cả là quan niệm của lý tính không có hình thức cảm tính nào chứa đựng được Cantơ viết rằng: “Tự nhiên đem lại quan niệm cao cả chủ yếu vì sự hỗn loạn của nó; sự hỗn loạn hoang đại, thô dã
nhất, vô quy tắc nhất của nó” Nếu cái đẹp được đặc trưng
ở chất thì cái cao cả được đặc trưng ở lượng Chủng loại,
tính chất khoái cảm về cái đẹp và cái cao cả là khác nhau
Cảm giác đẹp mang tính khoan khối vơ tư, khoái cảm
cao cả mang tính tôn kính, có thể nói là tự do bị hạn chế
Cái đẹp mang lại khoái cảm hình thức, cái cao cả là khoái cảm sâu lắng tâm linh và thấm nhuần quan niệm về tính
Trang 18phù hợp mục đích cao hơn Trạng thái tình cảm đẹp
thường êm ả, yên tĩnh, nghỉ ngơi; còn tâm linh về sự cao
cả sau khi khắc phục sự sợ hãi thì rung động, mạnh mẽ Phân tích cái cao cả, Cantd đã chia thành hai loại cao
cả: cao cả oề số lượng và cao cả vé uy lực Cao cả về số lượng có đặc trưng vô hạn về khối lượng, còn cao cả về uy lực có đặc trưng vô hạn về sức mạnh, khí phách
Cam quan cao cả vé số lượng ở phương diện thẩm mỹ khác với tính có thể đo được ở phương điện nhận thức Trong phán đoán thẩm mỹ thuần tuý, cái cao cả không đối _ tượng, không khái niệm, trừu tượng, không mang nội dung xác định Do khả năng cảm tính chỉ đạt tới hình thức hữu hạn, nó cần nhờ lý tính bù đắp thiếu hụt đó để cảm
quan có xung động vươn lên cao hơn, xa hơn và mạnh mẽ
hơn Sự hỗ trợ của lý tính cho tình cảm, cho tưởng tượng,
đó là phương thức, là năng lực cảm giác chung về cái cao
cả xét trên bình điện số lượng Cantơ cho rằng: “Cảm quan lý tính chỉ coi đối tượng là một chỉnh thể để năng lực
tưởng tượng chứng tỏ khả năng vượt trên mọi tiêu chuẩn
cảm quan”! Phán đoán thẩm mỹ thuần tuý về cái cao cả không lấy khái niệm về đối tượng làm căn cứ quyết định
Cái cao cả chỉ nhìn thấy trong tự nhiên hoang đã, chi dé cập đến thể tích, trong những cảm quan về phong ba, về
biển nổi sóng, về các đỉnh thiên sơn hùng vĩ
Cùng với cảm quan cao cả về số lượng là cam quan cao cổ uề uy lve Cam quan cao cả về uy lực là sức mạnh tình
Trang 19thần của con người vượt mọi thử thách, bất chấp mọi khó ' khăn, khinh thường mọi lực lượng, khắc phục mọi sợ hãi Cantơ nói rằng: “Phán đoán thẩm mỹ nếu coi tự nhiên là một uy lực không thể chi phối chúng ta thì tự nhiên bộc lộ tính cao cả về lực lượng”, “dốc đá cheo leo dường như muốn áp đảo con người, mây đen và tia chớp trùm kín bầu trời, núi lửa chứa đầy uy lực tiêu diệt con người Trận cuồng phong như muốn quét sạch mặt đất, biển cả đang cuộn sóng, thác nước đổ 4m ào tạo ra cảnh tượng con người trở thành nhỏ bé trước chúng, nhưng nếu ta được bảo vệ, được an toàn thì cảnh tượng này đầy hấp dẫn và
chúng ta được nhân sức mạnh tâm linh vượt ra ngoài
những bé nhỏ đời thường, tạo cho ta đũng khí và sức
mạnh so với sức mạnh siêu phàm của tự nhiên”),
Cái cao cả là biểu hiện sức mạnh kỳ diệu của con người đứng trước tự nhiên, làm cho con người vượt mọi
hiểm nguy, đứng cao hơn hiểm nguy Trong phán đoán
thẩm mỹ, tự nhiên là cao cả không phải vì tự nhiên hùng
vĩ mà là nó thức tỉnh sức mạnh lớn lao của con người, làm cho con người khắc phục được sự hoang đã, thô bạo, sợ hãi,
làm cho tâm linh hân hoan, phấn khích tự khẳng định sức mạnh của mình lớn hơn sức mạnh của tự nhiên Cảm giác thẩm mỹ cao cả sau khi thấy sức mạnh của mình thì đồng thời xuất hiện sự sùng kính Đó là quan điểm bù đắp sự thiếu hụt về đối tượng cao cả mà chủ nghĩa kinh nghiệm my hoc Anh - Béces chỉ tiếp nhận được về mặt khách thể
Trang 20trong cuốn Nghiên cứu triết học uê nguồn gốc nhận thức
của chúng ta uề cới cœo cổ 0à cói đẹp Cùng với sự phân
tích công phu của Cantơ về cái đẹp và cái cao cả sâu sắc hơn hẳn các tác giả trước ông về mặt chủ quan, Phé phan nang lực phán đoán uừa nghiên cứu uiệc thưởng thức uà vita trình bày củ sáng tạo nghệ thuật
Cantơ đã phân xuất sự khác biệt giữa tự nhiên là cái tự vận động và biến hoá, còn nghệ thuật phải tạo ra một cái mới thông qua lý tính và ý chí tự do Ở đây, các quan điểm giá trị mà Cantơ hằng theo đuổi về hạnh phúc được thể hiện một cách mạnh mẽ Theo Cantơ, sự nghiệp của
văn hố nghệ thuật là cơng việc theo đuổi mục đích vươn ra khỏi tự nhiên, chuyển vào trạng thái đạo đức Đạo đức
nâng tình cảm lên trên tính tất yếu tự nhiên Sáng tác nghệ thuật khác với bản năng tự nhiên của con ong làm tổ là ở tính mục đích, tính dự kiến và tính hình thức đã dự kiến
Sáng tác nghệ thuật không chỉ khác biệt với các “hoạt
động” tự nhiên, các hoạt động bản năng sinh vật mà nó
còn khác biệt trong sự thống nhất với hoạt động khoa học
Trong tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán, Cantd đã
phân xuất tri thức khoa học với chất lượng nghệ thuật, đồng thời gắn bó chất lượng nghệ thuật với tri thức khoa
học, với tri thức khảo cổ, tri thức lịch sử, với ngơn ngữ và
tồn bộ nền văn hố ¬
Cùng với việc phân xuất các hoạt động nghệ thuật với
khoa học là sự phân xuất giữa nghệ thuật đích thực là
Trang 21một trò choi, khác với nghề thủ công mang rõ tính thực dung, tinh sinh loi (rendement), khéng phai là lao động tự
đo mà là lao động có hiệu quả, lao động cưỡng bức Đối với
Cantơ, giữa nghệ thuật và nghề thủ công chỉ cần phân
biệt ở một đặc trưng là đủ: Nghệ thuật - trò chơi; nghề thú
công - lao động Cantơ viết: "Nghệ thuật được coi là tự do
Nghề thủ công được coi là nghệ thuật làm thuê Người ta
nhìn nghệ thuật tưởng như nó hoàn toàn thực biện bởi trò
chơi, tức sự bận rộn tự bản thân nó Sự bận rộn dễ chịu
Và nhìn thủ công có vẻ như việc làm, tức sự bận rộn tự
ban thân nó là khó chýu Ở đây lao động được kết hợp với
sự hấp dẫn của tiền công"',
Với Cantơ, sáng tạo nghệ thuật là hoạt động tự do của
trí tưởng tượng, của giác tính Nó là hoạt động tự nhiên
Song nó tuy khác với tự nhiên; với giác tính, với nhận thức
nhưng phải gắn bó với nhận thức và giống với tự nhiên Canto viét: “Cai dep chỉ lộ ra khi ở vẻ ngoài tự nhiên giống nghệ thuật và nghệ thuật chỉ trở thành nghệ thuật đẹp
khi bề ngoài của nó như tự nhiên”
Nghệ thuật là sản phẩm của thién tài Sáng tạo là thiên tính của thiên tài và thiên tài sáng tạo quy tắc cho nghệ thuật Thiên tài là khả năng thiên bẩm Thiên tài ' sáng tạo quy tắc cho nghệ thuật Quy tắc nghệ thuật khác
với quy tắc khoa học Quy tắc nghệ thuật nằm chìm trong
các sáng tạo của tác phẩm và không thể bắt chước được,
còn “trong khoa học người phát minh vĩ đại nhất và người
Trang 22bắt chước chuyên cần nhất chỉ khác nhau về trình độ”
Thiên tài nghệ thuật khi tạo ra các khuôn mẫu mới trong tác phẩm của mình thì đổng thời các đường biên của
khuôn mẫu không thể giải thích về mặt khoa học Nó tự
nhiên, như nhiên trong suốt như cái đẹp thuần tuý vậy Thiên tài nghệ thuật, một mặt là khả năng tưởng tượng tự do vô hạn, mặt khác lại bị quy luật ức chế Một
mặt sáng tạo không phụ thuộc vào mục đích, mặt khác các
sản phẩm lại phải thể hiện rõ tính phù hợp mục đích Đối
với Cantơ, mọi sự vật dù hình thức thẩm mỹ như thế nào,
nhưng thông qua thiên tài thì mọi thứ đều có linh hồn và - phải đẹp Vì thế thiên tài chính là chủ thể sáng tạo cái đẹp của nghệ thuật, và nghệ thuật khi đã thông qua sáng tạo
của thiên tài thì bao giờ cũng đẹp Thiên tài là một tài
năng tự nhiên, tạo ra chất lượng nghệ thuật do hứng thú tạo thành Thiên tài tạo ra sự tưởng tượng, còn hứng thú
bạo ra hình thức nghệ thuật
Mỹ học Cantơ rất phong phú, nhiều mặt, có hệ thống, tạo ra bước ngoặt căn bản trong lịch sử mỹ học phương Tây cận đại Các thành tựu của mỹ học Cantơ, một mặt tiếp thu cả mỹ học duy lý và cả mỹ học kinh nghiệm, mặt
khác, phê phán, bù đắp các thiếu hụt của các trào lưu ấy
bằng một con đường mới - xác lập chủ nghĩa chủ quan sâu
rộng trong mỹ học
Trang 23cơ sở của mỹ học Những phân tích sâu sắc của ông về thị hiếu cái đẹp, cái cao cả, về nghệ thuật, về thiên tài chứng tỏ ông đã vượt trên tất cả những nhà mỹ học đương thời
khi phân tích mặt chủ thể thẩm mỹ Không những thế,
các tư tưởng quan trọng nhất của ông về sự thống nhất và
khác biệt giữa nhận thức luận, đạo đức học và mỹ học cho
đến tận ngày nay vẫn còn mở ra những suy nghĩ tiếp theo các vấn đề mà Cantơ đặt ra từ hơn 200 năm trước đây
My hoc Cantd mang nội dung nhân bản, một chủ
nghĩa nhân đạo sâu rộng Khi bàn đến “cái đẹp nương tựa”, cái cao cả, Cantơ đã làm rõ cơ sở đạo đức của các
quan hệ thẩm mỹ Toàn bộ các tư tưởng của Cantơ thực tế đặt trên nền tảng đạo đức, giải phóng cá nhân và hướng về mục tiêu tự do lý trí
Mỹ học Cantơ không chỉ xác lập một hướng nghiên
cứu mới đối với các quan hệ thẩm mỹ trong lịch sử tư tưởng mỹ học trước Mác, nó còn thông qua việc phân tích | các khả năng phán đoán để bắc cầu cho các hoạt động
nhận thức và hoạt động đạo đức, bắc cầu giữa cái tất
nhiên của giới tự nhiên với tự do của thế giới tỉnh thần Mỹ học Cantơ đã đề xuất rất nhiều mâu thuẫn giữa cái chủ quan và khách quan, giữa tất yếu và tự do, giữa tình cảm nói chung và tình cảm thẩm mỹ mà mỹ học trước Mác thường giải thích một chiều, hoặc bên này hoặc bên kia Nó khêu gợi những vấn đề rất quan trọng của quan hệ thẩm mỹ mà Cantơ chỉ giải quyết được một phần Các
vấn đề cái đẹp tự nhiên và cái đẹp nghệ thuật, cái đẹp
Trang 24thuần túy và cái đẹp nương tựa, cái đẹp và cái cao cả, cái cao cả số lượng và cái cao cả uy lực cho đến nay vẫn là những câu hỏi chưa có lời giải đáp trọn vẹn và dứt khoát
Tuy nhiên, chủ nghĩa tiểu cảm của mỹ học Cantơ dù
rất sâu sắc nhưng nó không bao quát hơi thổ của cuộc
sống Sự nghiêng về tư biện, về chủ nghĩa duy lý mỹ học làm cho các tư tưởng của Cantơ bị thực tế nghệ thuật
khuếch đại về mặt hình thức và làm cho nhiều giá trị
phong phú của đời sống không được mỹ học của ông để
cập tới
Cantơ gọi mỹ học của mình là mỹ học phê phán nhằm
chống lại các giả thuyết nhưng toàn bộ triết học và mỹ học
phê phán của ông vẫn đặt cược trên các giả thuyết: Phê phan lý tính thuần tuý đặt cược trên uật tự nó, Phê phán
lý tính thực tiễn đặt cược trên giả thuyết linh hôn bất diệt va y chi tu do, Phé phan nang luc phan dodn đặt cược trên
gia thuyét ndng lực cảm giác chung uà mục đích Cũng trên hướng này, Cantơ coi mỹ học của mình nhằm phê
phán cả chủ nghĩa duy lý mỹ học và chủ nghĩa kinh nghiệm thẩm mỹ, nhưng khi kiến tạo lý thuyết, ông đã nghiêng về tư biện và chủ nghĩa duy lý
Phê phán năng lực phón đoán, nửa phần đầu là mỹ
học chung, nửa sau là mục đích luận nghiên cứu sự hoàn thiện Tuy nhiên mỹ học của ơng chưa đạt tới hồn thiện Những vấn đề ông để lại, mỹ học Hêghen đã đi sâu vào
thế giới nghệ thuật và đạt tới một đỉnh cao khác trong mỹ
Trang 25Tsécnusépski tiép tuc va cing dat téi một đỉnh cao my hoc nữa sau khi Hêghen qua đời
c) Những tư tưởng mỹ học cơ bản của Héghen (1770-1831) Trong số những nhà mỹ học cổ điển Đức, Hêghen là đại biểu xuất sắc nhất Mỹ học của ông là một trong ba đỉnh cao sáng chói của nhân loại trước khi các tư tưởng mỹ.học của Mác xuất hiện Các tư tưởng mỹ học của Hêghen đã được trình bày ngay ở trong tác phẩm Hiện
tượng luận tình thần, sau đó được trình bày trong Bách
hhoa toàn thư, trong Triết học tỉnh thần Tập trung nhất vẫn là tập bài giảng về Mỹ học của ông ở Trường đại học Haydenbéc và Trường đại học Béclin từ năm 1817 đến năm 1829 Hêghen không viết thành những chuyên khảo
mỹ học hoàn chỉnh Bốn năm sau khi ông mất, một người
học trò của ông là Hôthô đã sử dụng các bản thảo bài giảng của Hêghen cùng với những ghi chép của ba học trò
năm 1826 và năm học trò khác của ông năm 1828 - 1829
xuất bản thành cuốn ÄM⁄ỹ học Hêghen
Mỹ học Hêghen xuất phát từ quan điểm về hiện tượng
luận tỉnh thần Tỉnh thần tuyệt đối lần lượt thể hiện trong nghệ thuật, tôn giáo và triết học Tinh thần tuyệt đối thể
hiện trong mỹ học của Hêghen đó là sự thể hiện bằng hình ảnh Tuân thủ hệ thống triết học của mình, Hêghen chia mỹ học thành: 1) Học thuyết về cái đẹp nói chung bao
gồm: cái đẹp nói chung, cái đẹp trong tự nhiên và cái đẹp
trong nghệ thuật; 2) Học thuyết về sự vận động của ý niệm, của lý tưởng trong sự phát triển lịch sử bao gồm: Ý
Trang 26hình thái cổ điển và hình thái lãng mạn; 3) Học thuyết về các ngành nghệ thuật riêng biệt: kiến trúc, điêu khắc, âm
nhạc, hội hoạ, thi ca Các tri thức của Hêghen trình bày
trong từng phần này là vô cùng sâu sắc
Mỹ học Hêghen là tác phẩm đồ sộ có thể tóm lược
thành tám điểm chính như sau:
- Quan điểm của Hêghen về cái đẹp: “đối tượng của mỹ học là ương quốc edi dep vộng lớn, đúng hơn là lĩnh vực
nghệ thuật, đúng hơn nữa là Tĩnh vực sáng tác nghệ thuật, hay nói một cách chính xác hơn, là triết học về mỹ thuật”
“Khái niệm Aesthétik khơng hồn tồn phù hợp Song tôi sẵn sàng dùng nó nhưng phải hiểu là #¿ết học uề nghệ
thuật hay chính xác hơn nữa, triết học của sáng tác nghệ
thuật”' Theo ông, định nghĩa này đã loại bỏ được cái đẹp của tự nhiên ra khỏi khoa học về cái đẹp để chỉ xét riêng
về cái đẹp nghệ thuật
Đối với Hêghen, đẹp là sự biểu hiện của tinh thần tuyệt đối dưới dạng vẻ cái cụ thể, cái riêng lẻ Như vậy là cái đẹp chân thật có trước giới tự nhiên và tiếp theo đó, ý niệm của cái đẹp vận động vào những sự vật riêng lẻ và trở thành cái đẹp của tự nhiên Ý niệm đẹp bị những sự
vật vật chất làm mờ đi và trong quá trình vận động, ý
niệm đã thể hiện đầy đủ trong những sự vật riêng lẻ Sự hoa hop, tính đều đặn, tính cân xứng, tính quy luật là :
những dấu hiệu liên tục của vẻ đẹp hạn chế của tự nhiên
Cái đẹp của ý niệm vận động trong tự nhiên là chân lý
Trang 27“được thể hiện” trong tài liệu cảm tính, như các hình
vuông, hình tam giác, hình tròn trong bầu trời, cánh đồng, dòng sông và con suối
Trong mỹ học của mình, Héghen cho cdi dep của nghệ thuật chính là đối tượng của mỹ học Bởi vì theo ông, cái đẹp của nghệ thuật là cái đẹp có chủ ý, cái đẹp đã được xử lý bằng quan hệ tỉnh thần, cái đẹp đã được sắp xếp có chủ ý của ly tưởng Lý tưởng của vẻ đẹp trong nghệ thuật là sự kết hợp cân đối giữa cái chung và cái riêng Cái đẹp của
nghệ thuật có sự phát triển biện chứng giữa nội dung và
hình thức, giữa cá tính và hoàn cảnh Lý tưởng, tinh thần
là bản chất cái đẹp nghệ thuật
Theo Hêghen, cái đẹp của nghệ thuật tức là ý niệm
được thể hiện trong hình tượng Nghệ thuật là sự cụ thể
hoá ý niệm bằng hình tượng Quá trình cụ thể hóa ngày
càng đầy đủ bao nhiêu thì nghệ thuật càng đẹp bấy nhiêu Sự thống nhất giữa ý niệm phổ biến và hình tượng làm
cho nghệ thuật khác với khoa học và tôn giáo
Đối với Hêghen, để có cái đẹp nghệ thuật thì ý niệm,
tỉnh thần phải tự sản sinh ra mình trong các hình tượng
bằng các hoạt động lao động Sự tự ý thức trong nghệ thuật theo Hêghen sẽ được “ràng buộc với những quan
hệ thực tiễn, với thế giới bên ngoài, từ mối quan hệ đó
cũng nảy ra cái tỉnh thần cải tạo thế giới đó cũng như cai tao minh”!
Trang 28- Tư tưởng của Hêghen về nội dung và hình thức nghệ
thuật là một tư tưởng mỹ học sâu sắc Trên quan điểm lịch
sử, khi trình bày sự vận động của tỉnh thần tuyệt đối trong sự phát triển lịch sử, Hêghen đã trình bày các nguyên lý cơ bản của nội dung và hình thức nghệ thuật
_'Theo ông, nội dung và hình thức có quan hệ biện chứng
với nhau, nội dung là sự quá độ trở thành hình thức và hình thức là sự quá độ trở thành nội dung, nội dung của nghệ thuật không tách khỏi hình thức của nó Sự đối lập giữa nội dung và hình thức đều tổn tại trong một thể thống nhất Chính sự thống nhất này là biểu trưng cái đẹp của ý niệm tuyệt đối Hêghen đã nêu lên tính chất động và
tính quyết định của nội dung đối với hình thức nghệ
thuật Theo Hêghen, nghệ thuật tạo hình phương Đông ít
tính hiện thực là do nội dung của nó yêu cầu Sự đối tượng hoá lý tưởng, ý niệm khác nhau sẽ tạo ra các hình thức khác nhau Nội dung nghệ thuật chính là ý niệm tuyệt đối và là lý tưởng cao cả
- Trên cơ sở cho rằng sự tự vận động của tỉnh thần "tuyệt đối tạo ra các nội dung và hình thức nghệ thuật
khác nhau, Hêghen đã giải thích lịch sử nghệ thuật bằng sự đối tượng hoá tinh thần tuyệt đối
Trong học thuyết về hình thái vận động nghệ thuật, cuốn Mỹ học Hêghen đã trình bày sự vận động cua tinh
thần tuyệt đối thành ba giai đoạn phát triển: nghệ thuật
tượng trưng, nghệ thuật cổ điển uà nghệ thuật lãng mạn;
Trang 29cổ đại, Hêghen làm rõ hơn các quan hệ của nội dung và hình thức :
Trong nghệ thuật tượng trưng, chẳng hạn trong kiến trúc, tỉnh thần tuyệt đối và các hình thức biểu hiện không
phù hợp nhau Tính không gian của ý niệm trong nghệ
thuật phương Đông là một không gian thuộc về quá khứ
Nghệ thuật phương Đông mà đặc trưng điển hình của nó
là kiến trúc chưa thực hiện được sự thống nhất cân đối
giữa hình thức và nội dung Sự vận động của tính thần tuyệt đối trong nghệ thuật tượng trưng là sự vận động
chưa đầy đủ, hình thức kiến trúc chưa bao chứa hết ý
niệm Những mô típ kiến trúc sinh thực khí, những hình tượng nửa người, nửa vật, những kim tự tháp đều chưa biểu hiện sự boà nhập của nội dung với hình thức _
Trong nghệ thuật cổ điển, chẳng hạn trong điêu khắc,
sự vận động của tinh thần tuyệt đối đã có sự phù hợp giữa nội dung và hình thức Nghệ thuật cổ điển được coi là chủ
nghĩa cổ điển Nếu nghệ thuật tượng trưng được đặc trưng
bằng nghệ thuật kiến trúc, vật liệu cảm tính chiếm ưu thế đối với ý niệm thì điêu kbắc đã là một loại hình nghệ
thuật cao hơn Trong nghệ thuật cổ điển, ý niệm hoà hợp
với các hình thức vật chất trong nhân hình Nhân hình điêu khắc hoà điệu hoàn toàn giữa ý niệm và điện mạo
cảm tính
Trong nghệ thuật lãng mạn, ý niệm chiến thắng vật
chất Nghệ thuật lãng mạn bao gồm ba loại hình nghệ
Trang 30thuật lãng mạn trong mỹ học là nghệ thuật cơ đốc giáo và
nghệ thuật hiện đại Trong hình thức lãng mạn, ý niệm là
nội dung của nghệ thuật vượt qua hình thức của nó Ở đây diễn ra sự mất cân đối về mặt nghệ thuật giữa hình thức và nội dung, do đó tỉnh thần tuyệt đối bắt đầu
chuyển sang hình thức cao hơn là tôn giáo Tôn giáo là ý
niệm được thể hiện trong biểu tượng, cũng như triết học là ý niệm được thể hiện trong khói niệm
Do việc phân chia sự vận động của ý niệm trong nghệ
thuật thành nghệ thuật tượng trưng, nghệ thuật cổ điển và nghệ thuật lãng mạn, nên Hêghen tập trung phân tích
năm loại hình nghệ thuật cơ bản: kiến trúc, điêu khắc, âm
nhạc, hội hoạ và thơ ca Mặc dù ông có nghiên cứu thần
thoại hay kịch, song với hệ thống của mình, Hêghen đã làm cho lịch sử nghệ thuật trở nên nghèo nàn
Hêghen đã xuất phát từ hai nguyên lý để giải thích lịch sử nghệ thuật: Mội là, biên độ của lịch sử nghệ thuật chỉ giới hạn từ nghệ thuật tượng trưng đến nghệ thuật lãng mạn Nghệ thuật tượng trưng là hình thức thấp,
nghệ thuật lãng mạn là hình thức cao Nghệ thuật tượng
trưng là một nghệ thuật ẩn dụ, nó diễn tả nhiều nghĩa
gián tiếp Trong sáng tạo của nghệ thuật tượng trưng
chứa nhiều bí ẩn, không thể có lời giải đáp chính xác Hơi
là, các giai đoạn từ tượng trưng đến lãng mạn đều là sự
thể hiện thống nhất của tỉnh thần tuyệt đối mà đỉnh cao
Trang 31Sự phân tích của Hêghen về nghệ thuật cổ điển với
một thái độ tán thưởng rõ rệt Khi Hêghen coi nghệ thuật
cổ điển là biểu tượng toàn vẹn của sự thống nhất giữa nội
dung và hình thức, thì ông khẳng định nội dung của nghệ
thuật cổ điển là hạt nhân, là tĩnh thần trở thành đối tượng của mình và con người trở thành đề tài của nghệ thuật
Chẳng hạn như nền nghệ thuật Hy Lạp cổ đại là nền nghệ thuật vĩ đại, sinh động và phong phú Nó biểu hiện sự cân
bằng về đạo đức và chính trị thời kỳ hưng thịnh của các
quốc gia đô thị
Khi trình bày nghệ thuật lãng mạn, Hêghen đề cao đề tài tôn giáo, cổ vũ các để tài chân dung và khuyến khích các đề tài về tình yêu Hêghen hợp nhất hai nền nghệ thuật, hai quan điểm mỹ học, hai xã hội tôn giáo trung - cổ và tr sản thành một nghệ thuật lãng mạn Đây là một
sự xung đột hoà giải và thoả hiệp trong tư tưởng mỹ học
Hâghen Mỹ học Hâghen đã có đóng góp trên lĩnh vực
nghệ thuật là ở chỗ ông xem xét lịch sử nghệ thuật trong
quá trình xung đột và vận động biện chứng
- Hêghen đã gắn việc phân tích lịch sử nghệ thuật với lịch sử các phạm trò mỹ học Ông đã gắn nghệ thuật
tượng trưng với cái hài, nghệ thuật cổ điển với cái đẹp và
nghệ thuật lãng mạn với cái cao cả
- Héghen đã phân tích tỉ mi phạm trù mỹ học hoạt động và fình huống Đây là một tư tưởng rất quan trọng đối với việc phân tích nghệ thuật Trong tư tưởng mỹ học
Trang 32canh ma tinh cach nhan vat, tinh than con ngudi được
biểu hiện ra Nhà sáng tạo nghệ thuật xây dựng các nhân
vật của mình khơng thể tách rời hồn cảnh của nhân vật, phải vạch ra được những tình huống quan trọng nhất “để
cho những quyển lợi quan trọng, sâu sắc và nội dung chân
chính của tinh thần được biểu hiện ra”!
Theo ông, cần phải khắc phục tính cứng đờ và tính bất động của nghệ thuật phư kiểu nghệ thuật điêu khắc Ai Cập - Hy Lạp và cần làm cho việc miêu tả các nữ thần ở nhiều tư thế vận động khác nhau Các tình huống thơ-ca cần được quy vào những sự kiện nào đó Cần phải miêu tả các xung đột của con người với con người, con người với tự nhiên để làm xuất hiện các tình huống cao nhất Có thể nói, khi quan tâm đến phạm trù hoạt động và tình huống, Hêghen tập trung vào phạm trù mỹ học hành động Hành
động là sự thể hiện rõ nét cá tính và nhân cách Trong
xung đột, các tính cách đại biểu cho các quyển lợi, các quan điểm đối lập nhau xuất hiện, các tính chất xã hội của tình huống được bộc lộ Xung đột trong dân tộc, trong giai cấp, trong thời đại làm rõ bản chất xã hội của tính cách Hêghen nói rằng xung đột là “những nguyên nhân vĩ
đại của nghệ thuật ở mọi thời đại Trong nhà hát
Xôphôclơ ở Hy Lạp, tuy thần linh là lực lượng quyết định nhưng các xung đột của các tình huống đều là phản ánh của cuộc sống con người, thời đại của con người đang vận
động, đang hoạt động -
1, Hêghen: Toan tập, t.12 (tiếng Nga), Nxb Mátxcdva,
Trang 33Trong học thuyết về hoạt động và tình huống, Hêghen đã phân tích các cảm hứng sức mạnh của tình cảm, hạt
nhân vĩnh viễn của nghệ thuật Cảm hứng dù là các cá `
nhân vẫn mang tính thời đại Mọi loại hình nghệ thuật dù văn học hay nghệ thuật tạo hình, dù miêu tả con người hay tự nhiên, đều cần phải phục tùng cảm hứng Nền
nghệ thuật lý tưởng đời hỏi “cảm hứng phải được biểu hiện như là cảm hứng của tinh thần phong phú, toàn vẹn”!
Tính cách trong nghệ thuật là cái chung của tính cụ thể Đó là cảm hứng được phát triển trong hoạt động cụ thể Tính cách được bộc lộ ra trong tính chung của những nót đặc thù cá thể không lặp lại Mỗi tính cách có thể là duy nhất trong loại của nó Tính cách sinh động là tính
cách trong đó nét chủ đạo được bộc lộ rõ trong những nét
đa dạng Nhân vật lãng mạn không phải là một tính cách “vì tính cách thật sự đòi hỏi phải có một nguyện vọng mạnh mẽ hùng hậu đối với hiện thực và nắm bắt được
hiện thực”
- Trong mỹ học Hâghen, từ lý luận xung đột, ông đã
trình bày các xung đột về bi bịch chiếm một vị trí đặc biệt
quan trọng Trong cuốn Hiện tượng luận tỉnh thần Hâghen gọi “b1 kịch là ngôn ngữ cấp cao” Theo Hêghen, bi
kịch là mặt trăng của các nghệ thuật và thâu tóm trong nó
toàn bộ nghệ thuật
Hêghen coi thơ ca có vị trí hàng đầu trong sự vận động
của tinh thần tuyệt đối trong lịch sử nghệ thuật và được
Trang 34ông chia làm -ba hình thức: a) Sử thơ, nặng về tính cách khách quan; b) Thơ trữ tình, nặng về tính chủ quan; c) Kịch thơ là sự thống nhất giữa chủ quan và khách quan
và nó là đỉnh cao nhất của sự phát triển nghệ thuật và thơ
ca Trong kịch thơ bi kịch thì phép biện chứng giữa chủ thể và khách thể được tập trung nhất
Đối với Hêghen, mâu thuẫn là cơ sở của bi kịch Xung
đột bi kịch là biểu hiện cụ thể của mâu thuẫn trong bi kịch Trong học thuyết về tình huống, Hêghen đã đề cao
và phân tích xung đột Trong học thuyết về bi kịch,
Hâghen chia xung đột làm ba loại:
Xung đột ngẫu nhiên là loại xung đột thấp, có những
nguyên nhân tự nhiên, tự phát như bệnh tật và tại nạn
tạo nên
Xung đột về quyền thừa kế, địa vị xã hội, đẳng cấp do
các nguyên nhân gia đình, tình dục tạo nên và nó chưa
mang tính bản chất
Xung đột cao nhất là xung đột tình thần, đó là các
xung đột về lý tưởng, về quan điểm có nguồn gốc sâu rộng trong xã hội Chẳng hạn, Ởđíp giết cha và lấy mẹ đẻ ra các
em của mình nên đã sa vào bi kịch xung đột tinh than cao -
Một cuộc xung đột nội tâm Clytemnét đã giết chồng là Agamenông vừa từ chiến trận trở,về nên con của họ là
Ôresti đã giết mẹ trả thù cho cha Đó là một cuộc xung đột
tỉnh thần to lớn trong toàn bộ xã hội, về vai trò của phụ nữ trong chế độ mẫu hệ
Các xung đột về luân lý, về đạo đức, về tinh thần công
Trang 35nên thường dẫn tới những bi kịch sâu sắc Hêghen gọi đó
là bi kịch của tính phiến diện, bi kịch của sai lệch về đạo đức Bi kịch của sự sa1 lệch không phải là sự phủ định mà
là sự khẳng định, sự thắng lợi của lý trí đạo đức, tính
phiến diện bị thủ tiêu và xung đột được hoà giải
Với trì thức bị kịch cổ đại sâu sắc, Hêghen đã phân
tích các xung đột tính thần đầy tính bi kịch thời cổ đại
Cái chết của Xôcrát là một bi kịch Ý thức thành bang Aten đã phát triển rực rỡ Ý thức cá nhân phát triển độc
lập bắt đầu tách ra khỏi tinh thần phổ biến Xôcrát là một
nhà thông thái và anh minh bởi vì ông nhận thức được một nguyên tắc tinh thần mới bắt đầu xuất hiện một cách tất yếu cao hơn các nguyên tắc tinh thần đang tổn tại Khi
Xôcrát nêu lên một nguyên tắc sống mới, đồng thời cũng là
lúc tuyên chiến với trật tự cũ đang chiếm địa vị thống trị
Điều ấy phá hoại trực tiếp đời sống tỉnh thần và các chuẩn
mực đạo đức của người dân thành bang Người Aten mặc dù biết rất rõ là nguyên tắc sống mới mà Xôcrát phát hiện ra là hợp lý, nhưng họ vẫn tố cáo ông phạm tội tôn kính
các thần tượng mới chống lại tập tục của cha mẹ, họ hàng
Trang 36trừng phạt và đều trở thành bất tử theo cách khác nhau Sự phản kích của người Aten đối với bất cứ ai, kể cả Xôcrát vĩ đại, khi đã vi phạm pháp luật, chân lý đạo đức phổ biến
Vì đó là một quyền hợp pháp và nghĩa vụ thiêng liêng của
thành bang Xôcrát mất đi, các nguyên tắc mới còn đó Sự
thắng lợi của tỉnh thần thông qua mất mát cá nhân, đó là
sự xung đột bi kịch mang mầu sắc chủ nghĩa lạc quan
Héghen đã dẫn vở bi kịch nổi tiếng Ăng#gôn là của Xôphôclơ (496 - 406 trước Công nguyên) Đây là vé kịch tiếp theo vở Ởđýp làm uuø Ởđíp khi biết mình phạm tội giết cha lấy mẹ đã tự chọc mù mắt và tự đuổi mình ra khỏi thành Tebơ Ăngtigôn là con gái hiếu thảo của Ơđíp đã dắt cha đi tìm nơi nương nấu, nhưng tới Côlônhơ thì Ởđíp chết Ăngtigôn trở về thành Tebơ sống với cậu ruột là Crêông lúc này vừa tạm thay Ởdíp Trong cuộc chiến tranh giữa Acgốt và Tebơ, hai anh trai của Ăngtigôn là Pôlinixơ và Etôcld đều chết Vì căm giận Pôlinixơ, Crêông hạ lệnh cấm chôn
cất Pôlinixơ vì Pôlinixơ đã đem quân nước ngoài về chống
lại Tổ quốc Ăngtigôn cùng với Hêmông - con trai của Crêông, lại là người yêu của mình chống lại cha mình
Ăngtigôn đã chôn Pôlinixơ để làm tròn nghĩa vụ đạo đức và phong tục Crêông đã bắt Ăngtigôn giam vào trong nhà mổ
của dòng họ nàng Ăngtigôn tự tử trong ngục Hêmông, người yêu của Ăngtigôn tự đâm kiếm vào ngực chết theo
Mẹ Hêmông cũng chết theo con và sự đau khổ tột cùng đã
đến với Crêông, làm ông phát điên phát dại
Hêghen đã giải thích loại bi kịch này theo lý luận bị
Trang 37là phù hợp với đạo lý vi quốc lệnh và vì sự an ninh quốc
gia Đó là chuẩn mực đạo đức của cả dân tộc Hâghen cho
rằng, Crêông không phải là một ông vua tàn bạo mà là một lý tưởng của luân lý thực tại Crêông không phải
không công bằng, mà ông muốn giữ nghiêm kỷ cương luật
pháp nhà nước và đòi hỏi uy quyền của thành bang phải được tôn trọng, các hành vi phạm pháp phải bị trừng phạt Cũng trên một nguyên tac dao lý như Crêông,
Ăngtigôn chôn cất Pôlinixơ “là bổn phận thần thánh”, có
thể vượt lên trên pháp luật nhà nước Mọi sự sợ hãi chống lại đức tin sẽ bị thần thánh trừng phạt Hêghen cho rằng, Ăngtigôn là sự xung đột giữa hai lực lượng luân lý tối cao,
đó là luật pháp thần thánh và luật pháp nhà nước Mỗi
bên đều thể hiện một /ực lượng luân lý Mỗi bên đều có tính phiến diện và đều có giá trị, nhưng chúng lại xung đột và triệt tiêu nhau Chính nghĩa đã phát hiện và phản đối tính phiến diện này của mỗi bên Do sự phiến diện mà
hai bên đều thất bại và chính nghĩa toàn thắng, đồng thời các phiến diện được khắc phục
- Cũng như Cantơ, mỹ học Hâghen đã quan tâm đặc
biệt tới chủ thể sáng tạo nghệ thuật Đây là một chương
viết hiện đại và xúc tích
Trước tiên, khi coi nghệ thuật gắn liền với hư cấu,
Héghen phân biệt năng lực tưởng tượng thông thường và năng lực tưởng tượng nghệ thuật là ở chỗ: năng lực tưởng
tượng có tính sáng tạo nghệ thuật vì chúng bøo quát được
hiện thực Theo Héghen, “nghệ sĩ phải rút ra từ cuộc sống một chất lượng cho nghệ thuật chứ không phải là có tư tưởng trừu tượng Nghệ thuật không phải là tư tưởng mà
Trang 38là có bố cục bề ngoài, là sức mạnh của sáng tao”’, cho nén đòi hỏi người nghệ sĩ phải thấy nhiều, nghe nhiều, phải không ngừng hiểu biết cuộc sống, hiểu biết con người và suy ngẫm về chúng để nắm được thực chất, truyền đạt lại
điều đó bằng các hình tượng sinh động
Nghệ thuật đòi hỏi chủ thể phải có năng khiếu bẩm
sinh và có tài năng thực sự Chẳng hạn, năng khiếu âm nhạc của người Ý và hỉnh khối trong con mắt người Hy
Lạp là những hiện thực rõ rệt về bẩm sinh Người nghệ sĩ
phải có khả năng sáng tạo, có cuộc sống phong phú, nhiều vẻ, nhiệt tình cũng chưa đủ mà phải cộng với kỹ xảo cao
Nghệ sĩ phải đưa đối tượng vào cuộc sống.của mình, làm
cho nó sống động; đồng thời, nghệ sĩ phải “bị đối tượng thu hút” Nghệ sĩ phải có phong cách, thiếu phong cách thì
không có sáng tạo nghệ thuật
Héghen quan tâm sâu sắc đến tính độc đáo của sáng tạo nghệ thuật Ông viết: “Người nghệ sĩ phải thấm nhuần ý nghĩa khách quan của cuộc sống, cần phải từ bỏ tính kỳ
dị, tính tuỳ tiện; cần phải tránh sự bay bổng của những
tưởng tượng phóng đãng và biến tác phẩm thành một sự hỗn tạp, những điều đáng lưu ý chưa từng thấy Nghệ sĩ phải lắng sâu vào nhận thức và phản ánh chính các đối
tượng Cần phải từ bỏ mọi cái gì tuỳ tiện chủ quan để hoà làm một với các đối tượng mà trong đó nghệ sĩ cần phải từ bỏ bản thân Không có một kiểu cách nào cả - đấy là kiểu cách vĩ đại duy nhất của các thời đại Chỉ ở chỗ đó, chỉ với
1 Hêghen: Toờn tận, Sđở, t.12, tr 289
Trang 39ý nghĩa đó, chúng ta cần gọi Hôme, Xôphôclơ, Raphaen,
Séchxpia la độc đáo”!,
Như vậy, Hêghen đồi hỏi thiên tài nghệ thuật là người thu vào mình cuộc sống mạnh mẽ hơn, là người hiểu biết nhiều thần lính trên đỉnh Olympe tạo ra một
sức sáng tạo, liên tưởng phong phú và ý chí mạnh mẽ,
tâm hồn nồng nàn "
Đánh giá thiên tài triết học, mỹ học của Hêghen, trong
tác phẩm 1ú£uích Phoiơbắc uò sự cáo chung của triết học
cổ điển Đức, Ăngghen đã viết rằng: “triết học lịch sử, triết học pháp quyền, triết học tôn giáo, lịch sử triết học, mỹ học, v.v., - trong từng lĩnh vực lịch sử khác nhau ấy, Hêghen tế gắng phát hiện ra và chỉ rõ sợi chi dé cua su
phát triển xuyên suốt lĩnh vực ấy Vì Hêghen không những chỉ là một thiên tài sáng tạo, mà còn là một nhà
bác học có tri thức bách khoa, nên những phát biểu của _ông tạo thành thời đại Hiển nhiên là do những nhu cầu
của "hệ thống", ông thường phải dùng đến những kết cấu gượng gạo, và mãi đến nay bọn thù địch nhỏ mọn của ông vẫn còn la lối thật om sòm về những kết cấu ấy Nhưng
những kết cấu đó chỉ là cái khung, cái giàn cho công trình
của ông mà thôi Nếu người ta đừng phí công dừng lại ở
những kết cấu ấy mà di sâu hơn nữa vào trong toà nhà đồ
sộ, người ta sẽ thấy trong ấy có vô số những vật quý giá -
_ đến nay vẫn còn giữ được toàn bộ gia tri cua ching™
1 Hêghen: Toờn tập, Sđở, t.12, tr 307
-2 C.Mac va Ph.Angghen: Toan tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.21, tr.397-398
Trang 40Giá trị cơ bản của mỹ học Hêghen là tìm cách giái thích thật sự khoa học cho các van dé my hoc gan chat vi lịch sử, đặc biệt là các uấn đề nghệ thuật
Trong mỹ học của Hêghen, ý niệm không đi theo
đường thẳng như trong nhận thức Trái lại nếu ý niệm
càng ngày càng trở về với nó, càng phát triển đầy đủ thì nghệ thuật sẽ tan biến Trong quá trình phát triển lịch sử từ tự nhiên đến sự hoàn chỉnh của tỉnh thần tuyệt đối,
Héghen chia thành ba giai đoạn: a) nghệ thuật; b) tôn
giáo; c) triết học Điều này được xác định trong /ôgíc học của ông Như vậy, nghệ thuật chỉ là một hình thức không
hoàn chỉnh của tỉnh thần, nhận thức Trong việc xác định
hệ thống nghệ thuật, Hêghen đã tạo dựng một cơ sở lý luận la sự thay đổi tỷ lệ của tỉnh than va uật chất trong
từng hình thái nghệ thuật tạo ra trật tự các loại hình
nghệ thuật, dẫn đến wghệ thuật thơ cơ là nghệ thuật cao nhất 0è nó có tính tỉnh thần bơn cả Âm nhạc, hội hoạ chỉ
bắt đầu giải phóng nghệ thuật khỏi yếu tố cảm quan Khi tạo ra cái đỉnh quyền lực của thơ, theo Hêghen, đột nhiên
nghệ thuật tự huỷ điệt và ông nói rằng “nghệ thuật đã vươn cao hơn bản thân nó”, “chuyển từ biểu tượng của thơ sang văn xuôi của tư tưởng”
Những đóng góp của Hêghen về hệ thống các nghệ
thuật lại nằm ngay trong các thiếu sót của ông Lần đầu
tiên trong lịch sử nghệ thuật, Hêghen đã phân tích cơ cấu
hệ thống nghệ thuật là sự dung hợp và dung hợp hữu cơ