1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Văn hóa từ chức ở việt nam hiện nay vấn đề và kiến nghị

115 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 13,15 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HO CHÍ MINH

HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN

ae

DE TAI CO SO TRONG DIEM 2014

Tên đề tài: VĂN HÓA TỪ CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY -

VAN DE VA KIEN NGHI

Trang 2

B NOT DUNG wuo ccccccccecscccscsessesescecscscscssscsvevavevevsvsusvsvsevavacacacarasacavavsestaeeeteeseeees 20

Chương 1: VĂN HÓA TỪ CHỨC - MỘT SÓ VẤN ĐỀ -ce 20 LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN -sc S2 EEE2E1122112111211111522112E121E1eEcrxe 20

1.1 Một số khái niệm . 22: 22c 2222122 1 EEEEEtEEeErerrerree 20

l1] Văn hÓA Ăn ST KH krec 20 UY T cựa«aŨ 23

1.1.3 Văn hóa từ CHỨC sc S11 ng ki 24

1.2 Cơ sở hình thành văn hóa từ chức . - - c cck cv sgk eey 27

1.2.1 Cơ sở kinh tỄ c2 tEEH 2111 1eerere 27

1.2.2 Cơ SỞ CHHÍHH ẤP] G111 16 k1 vn sra 28

1.2.3 Cơ sở văn hóa, xã hiỘi c1 11v ssrsra 31

1.2.4 CO SO PNG an aẻeaốa«aa 32 1.3 Vai trò của từ chức va văn hóa từ chức đối với sự phát triển xã hội 33

1.3.1 Vai trò tích cực của từ chức và văn hóa từ chức đối với sự

phát triển xã hội 5:- St T111 111712 errre 33

1.3.2 Tác động tiêu cực của từ chức đến đời sống chính trị 35

1.4 Từ chức và văn hóa từ chức ở một số nước trên thế giới 38 1.4.1 Văn hóa từ chức ở một số nước trong nên văn hóa Á Đông 38

1.4.2 Từ chúc và văn hóa từ chức ở một sô quốc gia dân chủ xã hội

BOC AU NET 47

1.4.3 Từ chức và văn hóa từ chức ở một số quốc gia tư bản phát triển KDC voscessssssssssvesssssscsessuvsssssssesssssvesssssesssssussssssucssssucesssesssssecsssn 51

1.5 Từ chức và văn hóa từ chức trong lịch sử chính trị Việt Nam " ¬ 56

1.5.1 Thời kỳ trước năm ]9⁄{Š -cccc ket rtrxcra 56

1.5.2 Thời kỳ từ 1945 đến trước đổi mới -.-cc+ccceceereercees 66 Chương 2 VĂN HÓA TỪ CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẦN ĐẶT RA 2-2c¿2z22zsczrsree 73

2.1 Thực trạng văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay - 73

2.1.1 Những biểu hiện của văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay 73

2.1.2 Những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong việc hình

Trang 3

ChE cha vein Aba ttt CHAR vececessesvesesvesvssssessessesesssssssessestereavesesveceseace 92 2.2.2 Máu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao văn hóa chính trị với thực

tễ hạn chế về trình độ và phẩm chất của đội nơñ cản bộ 93

2.2.3 Mâu thuân giữa yéu cau can có đội ngũ cán bộ có phám chát

và năng lực với việc “chảy mỉm `` cán ĐỘ - 5-55 Ss< <<: 93

2.3 Xu hướng hình thành và điều kiện để thúc đây văn hóa từ chức ở Việt bu u82 0 94 2.3.1 Xu hướng hình thành và phát triển văn hóa từ chức ở Việt 0/7 0088n8n8na nh 94 2.3.2 Điều kiện thúc đây văn hóa từ chức ở Việt Nam thời gian tới c0 0T 10 0 TH văn 95

Chương 3: MỘT SÓ KIÊN NGHỊ NHẰM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIÊN VĂN HÓA TỪ CHỨC Ở VIỆT NAM - 6-52 ctSEECEEEEEEEEEEErrrrrreree 97

3.1 Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong sạch, vững mạnh 97 3.2 Đây mạnh tuyên truyền, định hướng du luận xã hội về văn hóa từ chức 99 3.3 Xây dựng cơ chế pháp lý phù hợp với văn hóa từ chức 101

3.4 Thực hiện nghiêm túc việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

đối với các chức danh lãnh đạo, quản Ìý -c ca 102

3.5 Đây mạnh công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng 104

3.6 Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, quy định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu 105

Trang 4

Gần 500 định nghĩa về văn hóa đã thống kê được hiện nay cho thấy sự đa

dạng ở góc độ tiếp cận cũng như sự phức tạp khi nghiên cứu về vấn đề này Chính tính phức tạp đó một phần tạo nên sự hấp dẫn của văn hóa trong giới khoa học Những năm gần đây, văn hóa được quan tâm ở mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội Văn hóa thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trở thành đối tượng giành được sự chú ý của giới học thuật, chính khách Đặc biệt, trong

những năm gần đây, văn hóa chính trị được đặc biệt quan tâm bởi các nhà khoa

học, các nhà chính trị Người ta không đơn thuần nhắc đến văn hóa chính trị như

một khái niệm mà bắt đầu để cập nhiều hơn đến các biểu hiện của nó trong đời

sống chính trị thực tiễn Trong đó, văn hóa từ chức là một khái niệm mới, cũng

là một biểu hiện được chú ý và thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của không chỉ các học giả, các nhà righiên cứu mà của cả giới quan chức chính trị và công

luận

Điều này xuất phát trước hết từ những ảnh hưởng tích cực của văn hóa từ

chức đến đời sống chính trị Từ chức là thái độ trung thực với chính mình, là

biểu hiện của sự dũng cảm, của lòng tự trọng Để có một xã hội thực sự tốt đẹp thì danh dự, lòng tự trọng cần phải luôn được đặt ở vị trí cao nhất trong thang

giá trị làm người Từ chức rat đáng được tôn trọng, thậm chí nó có ý nghĩa mang tầm quốc gia vì những người khi đã không có đủ khả năng nhưng vẫn đảm nhận

chức vụ của mình chính là kìm hãm sự phát triển của đất nước Khi này, vai trò

của văn hóa từ chức không chỉ dừng lại ở phạm vi sự dũng cảm hay lòng tự trọng của một cá nhân mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của cả một quốc gia,

dân tộc Có rất nhiều lí do để một người xin từ chức hoặc thôi đảm nhận nhiệm

vụ đang thực hiện Có thể là vì trách nhiệm, có thể không còn lựa chọn nào

khác, có người coi đó là cách để giữ thể diện, cũng không ít người cho rằng đã hêt thời không thê bâu víu, Tuy nhiên dù với lí do nào, văn hóa từ chức cũng

biêu hiện sự tât yêu của một xã hội văn minh

Trang 5

nhất, và đặc biệt còn rất mới mẻ ở Việt Nam Ở các nước phát triển, việc từ chức

là khá dễ dàng, vì văn hóa từ chức đã trở thành một phần của đời sống chính trị

Văn hóa này lại được nuôi dưỡng trong một môi trường xã hội thuận lợi Không làm quan, thì người ta có thê làm rất nhiều việc khác Trong khi đó, ở Việt Nam,

văn hóa từ chức dường như còn là khái niệm rất xa lạ cả về lý luận cũng như

thực tiễn chính trị, và xung quanh nó còn nhiều quan điểm trái chiều Người ta

bắt đầu bàn nhiều hơn đến quan niệm, bản chất, biểu hiện của văn hóa từ chức,

rồi chỉ ra nguyên nhân, vai trò, cơ sở hình thành cũng như giải pháp để văn hóa

từ chức ổi vào cuộc sống một cách tự giác Vấn đề là, nói nhiều hơn thì vẫn chưa phải là làm nhiều hơn, mặc dù, văn hóa từ chức- nếu có- sẽ tạo ra sự hợp lý

tối đa trong xã hội Nó giúp chúng ta đặt những người tài giỏi, có trình độ vào đúng vị trí dé dang hơn Nó cũng giúp thay thế những người ngồi "nhằm ghế"

nhẹ nhàng và nhân bản hơn Suy cho cùng, chuyện miễn nhiệm, bãi nhiệm là

những chuyện vừa phức tạp, vừa tốn kém, lại thường xuyên làm mất thể diện của con người Như vậy, các nghiên cứu về văn hóa từ chức ở Việt Nam là cần thiết không chỉ để tiếp tục khẳng định vai trò khách quan của nó trong đời sống xã hội, mà trên kết quả các nghiên cứu ấy, chúng ta có thêm cơ sở góp phần đưa ra những quan điểm chính trị, những quyết định, những ứng xử đúng đắn với

văn hóa từ chức nhằm định hướng cho thực tiễn chính trị Việt Nam

Về mặt thực tiễn, ở các nước phát triển, từ chức là văn hóa hành xử của

những người có chức, có quyền và đã trở thành trách nhiệm của người có chức, có quyền, được dư luận xã hội chấp nhận Một vị bộ trưởng giao thông ở Ấn Độ

từ chức trước sự cố sập cầu, hay ở Nhật Bản các vị đứng đầu Chính phủ là thủ

tướng cũng thường từ chức khi có sự việc xảy ra mà thấy mình không gánh vác, đảm đương được nữa Đấy là cách người ta lựa chọn khi thấy không còn năng

Trang 6

tín nhiệm, không còn xứng đáng giữ cương vị đó nữa hoặc không đồng tình với quan điểm, hoặc cách hành xử của cấp trên như Chu Văn An, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Binh Khiêm Các ông từ chức không phải không làm tròn chức trách, gây tác hại lớn mà phần nhiều là do kháng khái, không đồng ý với quan điểm của vua Thời hiện đại cũng đã có những cán bộ xin từ chức, ngay cả ở vị trí cao như Tổng Bí thư, Bộ trưởng Tuy nhiên việc từ chức đó được chấp nhận hay không và quan điểm cũng như thái độ của cả xã hội về vấn đề đó như thế nào, cho đến nay vẫn còn là vấn đề bỏ ngó Vì vậy, đã đến lúc chúng ta cần có những nghiên cứu thật cụ thê, hệ thống về vẫn đề này để sớm đi đến sự thống nhất cả

trong nhận thức và hành động, cả về lý luận và thực tiễn

Đặc biệt, trong mấy năm gần đây, văn hóa từ chức được các phương tiện truyền thông đại chúng đề cập nhiều nhất là khi Quốc hội lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội góp ý Dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn và triển khai thực hiện Nghị quyết này vào tháng 6 năm 2013 Chủ đề này lại trở nên nóng bỏng trên mặt báo khi Bộ Nội vụ thông báo

đang soạn thảo Dự thảo quy chế quy hoạch, bố nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động và luân chuyển đối với công chức, viên chức lãnh đạo,

quản lý trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; cùng với hàng loạt các sự kiện xảy

ra liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu một số ngành, lĩnh vực, đặc biệt là ngành Y tế Như vậy, một nghiên cứu trực tiếp về văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay là thực sự cần thiết, có ý nghĩa không chỉ về lý luận mà cả

thực tiễn rất sâu sắc

Chính vì những lý do trên, nhóm tác giả đề tài lựa chọn nghiên cứu “ăn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay — van dé va kiên nghị” với mong muôn sẽ đóng góp những viên gạch đầu tiên làm cơ sở để chúng ta nhận thức, đánh giá

Trang 7

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay, đã có khá nhiều công trình viết về văn hóa nói chung, văn hóa chính trị nói riêng Đó là thành quả rất đáng trân trọng và hết sức tự hào của các quá trình lao động khoa học nghiêm túc của các học giả trong nước và thế giới Tuy nhiên, văn hóa từ chức trong nền chính trị việt Nam vẫn còn là một đề

tài rất mới và mở, rất Ít các cơng trình nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên

sâu Đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp về văn hóa từ chức ở Việt Nam chỉ có những công trình nghiên cứu về văn hóa, văn hóa chính trị, hay bàn về văn hóa từ chức nói chung Tiêu biêu phải kể đến các công trình sau:

Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu vé van hóa, văn hóa chính

trị Việt Nam:

* Cụm công trình văn hóa

Nhóm công trình này tiêu biểu phải kế đến cuốn sách “Việt Nam văn hóa sử cương ”, (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2003) của học giả Đào Duy Anh Cuốn sách ra đời nhằm cung cấp các tài liệu cho nhữhng ai muốn ôn lại vốn văn

hoá của nước nhà Đối với các nhà văn hoá học thì đây thực sự là một tác phẩm

“gối đầu giường”, nó vừa mang tính phổ thông nhưng cũng có thể làm tài liệu tham khảo có giá trị lớn cho những ai quan tâm đến lịch sử Văn hoá dân tộc Việt Nam Nội dung chính của tác phẩm được cô đọng trong theo 3 bộ phận: Kinh tế sinh hoạt, nói về những vấn đề nông nghiệp, công nghệ, thương mại, các sinh

hoạt ở thôn quê, thành thị, đường giao thông, sưu thuế, tiền tệ; Xã hội và chính

trị sinh hoạt, về gia tộc, xã thôn, quốc gia, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tế tự và Tri thức sinh hoạt về các tôn giáo, giáo dục, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật Đọc toàn bộ cuốn sách cho phép người đọc tự tìm tòi được những tư liệu sinh động về kinh tế, môi trường văn hoá - xã hội, các mỗi quan hệ trong xã hội,

Trang 8

quê Việt Nam từ nhiều thế hệ nay, nghiên cứu ảnh hưởng của các giá trị văn hoá văn minh phương Tây trong quá trình hội nhập và tiếp biến của văn hoá Việt Nam với khu vực và thế giới Ở công trình này, tác giả đã chú ý đến khí chất của

Người Việt Nam, tuy nhiên những khí chất này không phải bất di bất dịch Ông

cho rằng: “Về tinh thần thì người Việt đại khái thông minh nhưng xưa nay it

người có trí tuệ lỗi lạc phi thường Tính khí hơi nông nỗi, ít bền chí hay thất

vọng, ưu hư danh, nhưng nhút nhát và chuộng hòa bình, song ngộ sự thì cũng

biết hy sinh vì đại nghĩa”

Giáo sư Phan Ngọc trong công trình “Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận moi” (Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội 1994) khẳng định: “Văn hóa là một dạng quan hệ, nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại Quan hệ

ay biéu hién thanh một kiểu quan hệ riêng của một dân tộc một cá nhân so với

một tộc người khác, một cá nhân khác” trên cở sở này ông cho rằng: “Bản sắc văn hóa do đó không phải là một vật mà là một kiểu quan hệ, kiểu quan hệ kết hợp, chẳng nối từ những góc khác nhau, nhưng tạo nên một thể thống nhất hữu

cơ kỳ diệu Người Việt là bậc thầy về nghệ thuật”

Giáo sư Hà Văn Tấn khi viết về “Sự hình thành bản sắc văn hóa dân tộc

Việt Nam” trong “Giáo sự sử học, nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn (Nxb

ĐHOGHN, Hà Nội 1997) cũng khẳng định sự tồn tại của tính cách dân tộc và

tâm lý dân tộc “Tâm lý dân tộc biểu hiện trong phong cách dân tộc và tâm lý dân tộc tư duy lối sống đồng thời trong cách sinh hoạt biểu hiện ra tình cảm dân tộc Nó bị ức chế bởi các điều kiện tự nhiên mà trong đó cộng đồng đang tồn tại điêù

kiện xã hội và điều kiên lịch sử” Các yếu tố này bao gồm cả biến số lẫn hằng

số, chính vì vậy mà tính cách dân tộc và tâm lý dân tộc đều chó thê biến chuyển vì vậy khi tìm hiểu về văn hóa phải nghiên cứu xem xét vai trò tác động của cả

ba yêu tô tự nhiên, xã hội và lịch sử Qua đó, lý giải một cách khoa học, cặn kẽ,

lý tính trong bản sắc văn hóa người Việt

Trang 9

giá trị tỉnh thần tính cách dân tộc mà điển hình là tỉnh thần yêu nước, kiên cường

gan bó với quê hương xứ sở, cụ thể là với làng với nước với nhà làm tế bào chung, ý thức sâu sắc về bản ngã tỉnh thần cố kết cộng đồng, cần cù chịu thương

chịu khó, giỏi chịu đựng

Trên đây là những công trình của các học giả hàng đầu về văn hóa, bên cạnh đó còn phải kê đến các công trình tiêu biểu khác như công trình “Cơ sở

Văn hóa Việt Nam ”do Nhà sử học Trần Quốc Vượng Chủ biên, (Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nôi 2012); hay “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của GS Trần Ngọc

Thêm, Nxb Giáo dục Hà Nội 2012) Đều là những công trình nghiên cứu có gía trị về văn hóa Việt Nam, là cơ sở lý luận quan trọng cung cấp tư liệu dé tac gia luận giải các khái niệm liên quan trong đề tài của mình

*Công trình về văn hóa chính trị:

Xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu và giảng dạy khoa học chính trị và văn

hoá chính trị Việt Nam Từ nhiều góc độ khác nhau, các nhà khoa học Việt Nam

và nước ngoài đã đề xuất nhiều cách tiếp cận, khám phá và chỉ ra những đặc trưng, đặc điểm của văn hoá chính trị Việt Nam truyền thống và văn hoá chính

trị Việt Nam hiện đại Tuy nhiên các công trình đó tác giả chưa đề cập được các khái niệm và nội hàm của các khái niệm đó Hơn nữa, chỉ có rất ít tác giả cOI

môn nghiên cứu văn hoá chính trị như một cách tiếp cận để khám phá, lý giải

những hiện tượng, quá trình lịch sử và văn hoá của dân tộc Việt Nam

Trong bối cảnh đó, công trình “Văn hóa chính trị dưới góc nhìn lịch sử” của tác giả Phạm Hồng Tung, (Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 2009) ra đời như là một thử nghiệm, một cố gắng nhằm trước hết góp phần làm sáng tỏ một số

khái niệm cơ bản của văn hoá chính trị Cuốn sách thực sự là một công trình

nghiên cứu lớn dựa trên những cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu hiện

đại, cập nhật Cuốn sách là tập hợp của 14 chuyên luận, đề cập tới những van dé

Trang 10

hoặc điều chỉnh cách nhận thức trước đây về những vấn đề đó Mười bến

chuyên luận này với những chủ đề khác nhau được chia ra làm hai nhóm lớn: Nhóm thứ nhất , gồm năm chuyên luận, đề cập tới những vấn đề cơ bản

của môn nghiên cứu văn hoá chính trị, tập trung làm rõ một số khái niệm cơ bản được sử dụng phổ biến trong khoa học chính trị ở phương Tây, như "chính trị", "văn hóa chính tri", "hé thống chính trị”, "quá trình chính trị", "môi trường chính

trị" Đồng thời, nhóm chuyên luận này cũng cố gắng giới thiệu một số lý thuyết khoa học, cách tiếp cận và các luận điểm cơ bản của giới học giả phương Tây về văn hoá chính trị Á Đông, với hy vọng cung cấp những nguồn thông tin có giá

trị tham khảo cho sinh viên và các nhà khoa học Việt Nam quan tâm tới việc

nghiên cứu về văn hoá chính trị

Nhóm thứ hai gồm chín chuyên luận đề cập một số vấn đề của lịch sử Việt Nam cận đại được tiếp cận chủ yếu từ khía cạnh văn hoá chính trị Trên cơ sở

cho rang lịch sử xã hội là do con người sáng tạo nên trong những điều kiện lịch sử nhất định và theo những cách thức nhất định — mà cách thức này lại do nền tảng văn hoá - tổng hoà của các điều kiện khách quan và chủ quan của hoạt động sống của con người quy định Vì vậy, khám phá các sự kiện và quá trình lịch sử từ góc độ văn hoá chính trị có thể mang lại những nhận thức mới về các hiện tượng và quá trình đó Ở đây, tác giả mới chỉ chọn một số sự kiện và quá

trình của lịch sử Việt Nam cận đại liên quan đến ý thức dân tộc, phương thức

hình dung về cộng đồng dân tộc và tâm thức dân tộc của người Việt Nam Nhóm

thứ hai là một số sự kiện và quá trình lịch sử liên quan tới cuộc vận động giải

phóng dân tộc và duy tân đất nước trong thời kỳ từ năm 1900 đến 1945

Các kết quả nghiên cứu trong chuyên luận này tuy còn mới mẻ nhưng đã góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho công cuộc đổi mới hệ thống chính trị ở

Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta

Trang 11

Ở nhóm công trình thứ hai này phải kế đến công trình “7ích hợp ãa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo đục tương lai” của giáo sư Nguyễn Hoàng Phương, (Nxb Giáo dục, Hà Nội 1994), Công trình là một sự đóng góp công phu sáng tạo, phù hợp với một trào lưu lớn của thời đại, sử dụng nhiều

thành tựu khoa học tiên tiễn của khoa học và công nghệ hiện đại để đi sâu và

khám phá những giá trị đặc sắc kỳ diệu của những di sản văn hóa Đông Tây, là cơ sở nền tảng cho việc tìm hiểu và nghiên cứu văn hóa phương Đông lẫn phương Tây

Bài viết “ăn hoá ứng xử từ Foucault đến Deleuze” của Phạm Quang Anh trên (Tạp chí VHNT số 339, 09/2012 ) Ông cho rằng Những mực thước được cả xã hội coi là giá trị và thừa nhận được gọi là khuôn mẫu ứng xử Những

khuôn mẫu đó chỉ được coi là văn hóa một khi thỏa mãn được tính thường xuyên được lặp lại, cùng một cách bởi nhiều người, có tính quy tắc cho cộng

đồng và biểu thị kiến thức tư tưởng hoặc tình cảm mà chủ thể đạt được, nói một

cách khách quan, nó minh xác một giá trị cụ thể (kinh tế, chính trị, luân lý hay thâm mỹ) Trong bối cảnh hiện đại, ứng xử từ chức đã trở nên đa dạng hóa hơn rất nhiều mà góc nhìn nghiên cứu văn hóa có được tính hữu dụng trong việc đưa ra những cái nhìn khách quan trong những môi cảnh cụ thể nhằm giúp con người

hiểu thấu được bản chất cũng như mặt trái của vấn đề từ chức nhằm điều chỉnh

ung xu sao cho cé duoc tinh van hóa thật sự nhân bản

Bài viét “Tiép xúc, giao lưu và phát triển văn hóa, quan hệ giữa văn hóa

Viet Nam và thế giới”, (Tạp chí Nghiên cứu Đông Á, số 4, 1994) của Nhà

nghiên cứu Phạm Đức Dương Ở bài viết này tác giả đã phân tích quá trình giao lưu và phát triển văn hóa Việt Nam với văn hóa thế giới, đưa ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa thế giới, qua đó rút

Trang 12

Người đọc diện mạo khát quát về lịch sử phát triển và những đặc điểm của văn

hóa Nhật Bản qua các thời đại, cô đại trung đại, cận hiện đại, bằng sự phân tích,

đánh giá bình luận một cách sâu sắc tác giả đã cung cấp cho người đọc về các dau mốc văn hóa nổi bật trong quá trình vận động và phát triển của văn hóa

Nhật Bản

Cuốn chuyên luận “Nhật Bản học” của Dương Ngọc Dũng, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, trong tác phẩm này tác giả đã tập trung phân tích,

giới thiệu nền văn học Nhật Bản trong góc nhìn so sánh với Trung Quốc và Việt

Nam, phân tích mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị trong nền văn hóa Nhật Cuốn sách là cơ sở cho những ai muốn tìm hiểu về Nhật Bản nói chung về văn hóa Nhật Bản nói riêng

Ngoài ra còn có các nhóm công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Văn hóa Nhật Bản đặc điểm chung và sự tiếp cận dưới góc độ cá nhân (1997) của Hasebe Heikichi; Chính sách và biện pháp giải quyết phúc lợi xã hội ở Nhật Ban (1998) của Nguyễn Duy Dũng chủ biên, Nxb khoa học xã hội Hà Nội;

Trước thêm thể kỷ XXI nhìn lại mô hình phát triển của Nhật Bản (2001) của Lưu Ngọc Trinh, Viện kinh tế thê giới, Nxb thống kê Hà Nội

Thứ ba, nhóm các công trình bàn về văn hóa từ chức ở Việt Nam:

Mặc dầu, văn hóa từ chức là một phận cầu thành của văn hóa, tuy nhiên, bên cạnh các công trình đồ sộ nghiên cứu về văn hóa; văn hóa dân tộc từ nội hàm khái niệm đến văn trò văn hóa, từ cấu trúc đến chức năng văn hóa Ngược lại, văn hóa từ chức ở Việt Nam trong lịch sử nghiên cứu, lại có rất ít các công

trình có tính chất “Tầm cỡ trọng điểm quốc gia”, trong khi nhu cầu cần phải có văn hóa hóa từ chức ngày càng đặt ra bức thiết, trước xu thế hội nhập quốc tế,

trước quá trình toàn cầu hóa, trước thực trạng xuống cấp của “một bộ phận

không nhỏ” cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị nước nhà Lại càng hiếm những công trình nghiên cứu văn hóa từ chức một cách công phu có hệ thống,

Trang 13

chuyên sâu, toàn điện để đem lại những cơ sở lý luận quan trong việc nghiên

cứu đưa văn hóa từ chức thực sự đi vào đời sống chính trị một cách tự nhiên

Việc đầu tư nghiên cứu văn hóa từ chức ở Việt Nam dường như chưa đáp ứng hết vai trò của nó đối với nền chính trị nước nhà Các công trình, các bài viết của các tác giả về văn hóa từ chức ở Việt Nam phần lớn đang hình thành theo cơ chế “tự phát” Điều này được chứng minh là chỉ khi nào tình hình chính trị đất nước có vấn đề như lãnh đạo các bộ ngành để xảy ra tình trạng đáng báo động như:

cán bộ khơng hồn thành nhiệm vụ, lạm dụng quyền hạn, chức vụ, quan liêu, tham những, dẫn đến việc các đại biểu Quốc hội lên tiếng, Nhân dân phản ứng,

xã hội không đồng tình thì vẫn đề văn hóa từ chức mới được quan tâm, xem xét, đặt ra Và cũng lúc này mới xuất hiện các loạt bài viết xoay quanh văn hóa từ chức

Qua nghiên cứu và tìm hiểu chúng tôi nhận thấy rằng: lịch sử vấn đề văn hóa từ chức ở Việt Nam được các tác giả quan tâm trên các bình diện từ khái

niệm đến vai trò; Từ van dé mau thuẫn của văn hóa từ chức đến phương thức để Việt Nam có văn hóa tức; Từ lộ trình thực hiện đến khó khăn, thách thức trong

việc văn hóa từ chức đối với nền chính trị Việt Nam đương đại

* Bàn về khái niệm văn hóa từ chức

Phân tích về khái niệm văn hóa từ chức ở Việt Nam có các công trình sau

đây:

Bài viết “Văn hóa từ chức ” của Quyền Duy, (Tạp chí Cộng sản, số 843) Trong bài viết, tác giả đưa ra quan điểm một cách ngắn gọn về văn hóa từ chức, nêu quan điểm về nguyên nhân chính phủ cần phải xây dựng các quy định của từ

chức của cán bộ công chức ở Việt Nam Ở đó, “Từ chức được hiểu là xin thôi

không làm chức vụ hiện đang giữ Như vậy, từ chức chỉ có thể xảy ra ở những người có chức, có quyền Từ chức một cách tự nguyện, tự giác là thái độ trung

thực với chính mình, biết xấu hỗ khi làm điều trái với đạo lý, đi ngược lại

Trang 14

Bên cạnh đưa ra định nghĩa từ chức tác giả của bài viết còn chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của việc tại sao Chính phủ lại phải xây dựng các quy định về từ chức của cán bộ, cơng chức, và theo Ơng là do ba nguyên nhân căn bản sau:

Một là, công tác tổ chức cán bộ của chúng ta còn yếu kém, nhất là trong

việc giáo dục, lãnh đạo, quản ly đã làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thiếu rèn luyện, tu dưỡng, thực hành liêm chính và thiếu

gương mẫu, không làm tròn chức trách, gây tác hại lớn nhưng hầu như không thấy ai có lời xin lỗi hoặc từ chức cả

Hai là, chúng ta chưa có hệ thống pháp luật quy định rõ trách nhiệm, thâm quyền của từng vị trí, nhất là đối với lãnh đạo, quản lý nên thiếu cơ sở để người dân hoặc các tổ chức, cơ quan giám sát

Ba là, việc từ chức hiện nay khó quá nên không thấy ai tự nguyện từ chức nên phải có quy định, đồng thời ở nước ta hiện nay chưa hình thành văn hóa từ

chức Điều đó có nghĩa là một bộ phận nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa có

lòng tự trọng, thiếu trung thực, chưa liêm khiết

Bài viết này bước đầu thể hiện quan điểm về văn hóa từ chức một cách ngắn gọn và súc tích, đem đến cái nhìn khách quan về vấn đề từ chức và văn hóa

từ chức ở Việt Nam

Bên cạnh bài viết này còn có tập tiêu luận “Văn hóa và Con người ” của

Nguyễn Trần Bạt, (Nxb Hội nhà văn Hà Nội, năm 2011), ở đây tác giả không

chỉ phân tích nội hàm văn hóa, văn hóa chính trị mà còn đề cập đến các cấp độ của các nhà lãnh đạo, từ cấp độ nhận thức về chính trị; cấp độ hệ tư tưởng; cấp độ tập hợp lực lượng, ba cấp độ này buộc nhà chính trị phải thừa nhận xuất phát điểm: Nhân dân là một phạm trù của văn hóa chính trị, Ông viết: “Nói đến đời

sống chính trị, người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng nhưng sẽ không có các nhà chính trị nếu như không có nhân dân” Qua đó ông khẳng định rằng chính nhân dân đã phát hiện ra các nhà chính trị và cũng chính nhân dân là thước đo cho các nhà chính trị vì thế các nhà lãnh đạo phải

Trang 15

thé hiện được vai trò của mình, ngược lại khi không thê hiện được được vai trò

của mình thì họ phải từ chức nếu không họ sẽ bị chính nhân dân phủ định và thay vào đó là các nhân vật chính trị xuất sắc hơn

*Vai tro văn hóa từ chức

Trên bình diện này có các công trình tiêu biểu như:

Bài “Nuôi dưỡng văn hóa từ chức ” của Nguyễn Sỹ Dũng, (Báo lao động số 295, năm 2012), Ông chỉ ra vai trò của văn hóa từ chức đó là:

Thứ nhất, văn hóa từ chức giúp chúng ta đặt những người tài giỏi, có trình độ vào đúng vị trí dễ dàng hơn

Thứ hai, văn hóa từ chức giúp thay thế những người ngồi "nhằm ghế" nhẹ

nhàng và nhân bản hơn Suy cho cùng, chuyện miễn nhiệm, bãi nhiệm là những

chuyện vừa phức tạp, vừa tốn kém, lại thường xuyên làm mất thể diện của con người

Mặc dầu, đây chỉ là một bài bình luận ngắn gọn những dưới góc độ so sánh môi trường hình thành văn hóa từ chức ở các nước phát triển và các nước đang phát triển trong có Việt Nam Từ đây, tác giả đã đi đến kết luận: ở các nước phát triển thì được nuôi dưỡng trong môi trường thuận lợi, với nền kinh tế

thị trường phát triển, được xã hội dễ dàng chấp thuận thì ở Việt Nam vẫn còn

nhiều cản trở do chúng ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế

kinh tế thị trường, nên việc hình thành văn hóa từ chức là hết sức khó khăn, bên

cạnh đó tác giả còn nêu vai trò của xã hội dân sự như một nhân tố quan trọng trong việc thực hiện văn hóa từ chức ở Việt Nam

* Mâu thuẫn đặt ra cho văn hóa từ chức ở Việt Nam

Trên bình diện này, có các bài viết như:

Bài viết “Vì thiếu văn hóa từ chức nên phải bỏ phiếu tín nhiệm ” của Giáo

Trang 16

điểm đồng tình với ý kiên của tiễn sĩ Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: "Từ chức là chuyện văn hóa hơn là chuyện pháp lý, chế tài ở đây chính là lương tri Nếu có một văn hoá chính trị dựa trên lương tri thì việc từ

chức khi khơng hồn thành nhiệm vụ là điều gần như bắt buộc Nước Việt ta từ

xưa, các nhà nho, những người có tri thức, phẩm giá treo ấn từ quan rất nhiều, như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm Tất nhiên việc từ chức ay phan nhiều là do không đồng ý với quan điểm của vua Nhưng dù lý do gì thì rõ rang

Việt Nam cũng đã có lịch sử về văn hoá từ chức Tôi cho rằng, từ chức là câu

chuyện văn hóa hơn là pháp lý

Bài viết “Về miễn nhiệm, từ chức của cán bộ”, của Phạm Văn Định trên

(Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, đăng ngày 10 tháng 6 năm 2009), Ông

bày tỏ: Việc miễn nhiệm, từ chức của cán bộ hiện nay có một SỐ vướng mắc sau:

Không phân biệt trường hợp thay đổi vị trí công tác, sức khỏe kém với trường hop do năng lực và phẩm chất yếu kém, vi phạm kỷ luật, không hoàn thành nhiệm vụ, mắt uy tín Khi xử lý các trường hợp trên đều dùng hình thức miễn

nhiệm, gây nên sự hiểu nhằm trong nhân dân, tâm tư cho cán bộ Đối với cán bộ

vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức, năng lực yếu kém, khơng hồn thành nhiệm

vu, mat uy tín, nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức, bãi nhiệm thì việc

miễn nhiệm còn ít và chưa kịp thời Khi xử ly con né nang, thuong nuong nhe, _ ngại va chạm Cách xử lý “tốt nhất”, là cứ để cán bộ giữ chức vụ đến hết nhiệm

kỳ, sau đó không bổ nhiệm lại hoặc không giới thiệu ứng cử

Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử ban hành kèm theo Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 4-7-2007 của Bộ Chính trị quy định về việc

miễn nhiệm, từ chức của cán bộ, nhưng chỉ nêu nguyên tắc, chưa có quy trình, thủ tục để tiến hành nên khó thực hiện Quy định về thủ tục miễn nhiệm trong

các cơ quan dân cử yêu cầu cán bộ phải làm đơn, nếu cán bộ không làm đơn thì

phải chờ đợi, nhiều khi phải vận động, thuyết phục, dẫn đến việc miễn nhiệm

không kịp thời Cần nhân mạnh, miễn nhiệm là do cấp có thâm quyền quyết định không cần cán bộ phải làm đơn Nếu cán bộ làm đơn thì đó là từ chức Trong

Trang 17

nhiều văn bản, khái niệm từ chức được hiểu chưa thống nhất Nguyện vọng được cán bộ đề đạt bằng văn bản (đơn) với cấp quản lý, một số cán bộ có

nguyện vọng từ chức để tập trung làm công tác chuyên môn hoặc tạo cơ hội cho cán bộ trẻ phát triển nhưng lại gặp những vướng mắc vẻ chế độ, chính sách

Bài trả lời phỏng vấn của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn

phòng Quốc Hội với nhan đề “7iếu văn hóa chính trị khó có văn hóa từ chic”

(đăng trên Báo Đất Việt đăng ngày 5 tháng 11 năm 2013), Ông cho rằng: việc ở nước ta, khi ngành mình quản lý gặp phải những sự cố như sự cố của Bộ Y tế Việt Nam đang gặp phải thì người đứng đầu khó có thể lựa chọn cách từ chức theo như cách thức của các chính khách ở các quốc gia khác Vì theo ông, ở một số nước trên thế giới đúng là có việc các vị bộ trưởng thường từ chức để nhận

trách nhiệm về một vụ viéc nao đó liên quan đến ngành mình Ví dụ, bộ trưởng

giao thông có thê từ chức khi một chiếc cầu bị sập hay một chiếc máy bay bị rơi Tuy nhiên, đây là trường hợp người ta từ chức để nhận trách nhiệm đạo lý, nhiều hơn là trách nhiệm pháp lý Bởi vì vị bộ trưởng có thể chăng hề có lỗi gì trong việc chiếc cầu bị sập hay chiếc máy bay bị rơi

Từ chức như thế chỉ làm tăng uy tín cá nhân của người từ chức mà thôi Trong lần bầu cử tiếp theo, không khéo vị cựu bộ trưởng lại có thê trúng cử với tỷ lệ phiếu cao hơn Từ chức để lại có thể trúng cử (chẳng cần với tỷ lệ phiếu cao hơn) là chuyện không thể xảy ra ở Việt Nam

Sự khác biệt về môi trường và về văn hóa chính trị có lẽ giải thích rất

nhiều cho câu hỏi tại sao các vị bộ trưởng ở ta rất ít khi từ chức Thiết nghĩ trước khi chúng ta xây dựng được các khuôn khổ văn hóa chính trị như nhiều nước

trên thế giới, tăng cường trách nhiệm giải trình trước Quốc hội là bước đi phù

hợp hơn

Từ những bài viết, bài phỏng vấn trên đây cho thấy rằng còn có rất nhiều vấn đề mâu thuẫn cần được giải quyết nếu như muốn đưa văn hóa từ chức ở Việt Nam thực sự ổi vào đời sông Trong những mâu thuân ây có mâu thuần giữa đòi

Trang 18

giữa yêu cầu nâng cao văn hóa chính trị với thực tế hạn chế về trình độ của đội

ngũ cán bộ; Mâu thuẫn giữa yêu cầu cần có đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực với việc “chảy máu” cán bộ

*Cách thức để nên chính trị Việt Nam có văn hóa từ chúc

Phương diện này, có bài viết “Láy phiếu tín nhiệm: Cơ hội cho văn hóa từ chức "của tác giả Lê Nhung (đăng trên tuần báo Vietnamnet.vn, số ra ngày 14 tháng 09 năm 2012), bài viết này thực chất là bài phỏng vấn một số lãnh đạo cao

cấp của Quốc hội và Đại biểu Quốc hội đương nhiệm (Như ý kiến của Ông

Nguyễn Sinh Hùng, Ông Phan Trung Lý, Ông Phùng Quốc Hiến, Bà Nguyễn Thị Kim Ngân )

Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, căn cứ vào yêu cầu của Nghị quyết TƯ 4, Ban chỉ đạo xây dựng Đề án nêu hai phương án đối tượng đưa ra lấy phiếu tín nhiệm:

Thứ nhất, gồm những người giữ các chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, với tổng số 49 người

Thứ hai, gồm toàn bộ những người giữ các chức vụ do Quốc hội, HĐND

bầu hoặc phê chuẩn, tông số lên tới 430 người Hầu hết ý kiến thảo luận tại Ủy

ban Thường vụ QH (UBTVQH) đều tán thành phương án đầu tiên Cũng có ý kiến cho rằng nên tập trung lấy phiếu tín nhiệm với các thành viên Chính phủ, thành viên UBND Tuy nhiên, ƯBTVQH vẫn chưa ngã ngũ cách thức triển khai

sao cho đi vào thực chất Tranh luận nhiều là tần suất đánh giá tín nhiệm trong

một nhiệm kỳ Các đại biểu ủng hộ hai năm đánh giá một lần dựa trên lý lẽ là thành quả chỉ đạo, điều hành phải có thời gian để kiểm định

Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển còn phân tích:

“Nếu năm nào cũng lấy phiếu sẽ dẫn đến mặt trái là bản thân người được lấy

phiếu nhiều có khi tính quyết đoán, kiên định bị giảm sút Chúng ta phải lấy phiếu tín nhiệm, nhưng 2 năm một lần là đã đủ khiếp rồi”

Nhưng theo Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc, đánh giá hàng năm “không có gì là ghê gớm” Kết quả lấy phiếu năm đầu tiên thấp biết đâu lại giúp

Trang 19

cho vị cán bộ đó rút kinh nghiệm và nỗ lực hơn trong những năm tiếp theo Bởi, việc lây phiếu không phải để “trảm” ngay cán bộ mà chỉ là để thăm dò Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng khẳng định, việc lấy phiếu tín nhiệm nên

làm định kỳ hàng năm Mọi đổi mới đều sẽ khó khăn thời gian đầu nhưng nên

được tập dượt dần chứ nếu không sẽ mãi mãi không thể làm được

Trở ngại lớn nhất của UBTVQH là cách triển khai sao cho thực chất, nếu không, sẽ gây “tác dụng ngược” hoặc thành hình thức Thậm chí mỗi lần lấy

phiếu tín nhiệm lại là dịp dé bung nỗ đơn thư tố cáo lãnh đạo Muốn như vậy,

việc lấy phiếu (để thăm dò mức độ tín nhiệm) phải gắn vớivới quy trình bỏ phiếu bất tín nhiệm Tỉnh thần của đề án là lấy phiếu tín nhiệm nhằm thăm dò mức độ tín nhiệm của cán bộ Bỏ phiếu là dé thé hiện quan điểm có giữ cán bộ

đó lại làm việc tiếp hay không

Theo dự kiến, nếu các chức danh trên trong hai năm liên tiếp không nhận

đủ tín nhiệm thì sẽ phải bỏ phiếu bat tin nhiệm Việc bỏ phiếu bắt tín nhiệm vốn

đã được quy định trong luật nhưng do còn nhiều điểm “vướng” nên chưa phát huy hiệu lực

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, ĐBQH phải phát huy quyền

đại diện của mình ở chỗ có thể bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức danh do mình

bầu ra Tuy nhiên, quy trình thế nào phái được nghiên cứu thận trọng, đảm bảo

tính khách quan, trung thực, chặt chẽ Ban soạn thảo có thể nên tính tới cả

phương án về việc người bị bất tín nhiệm có thể xin thôi chức trước để tránh bị

bỏ phiếu Theo nhiều thành viên UBTVQH, đây cũng là dịp để nhắc lại câu

chuyện “văn hóa từ chức” Nói như ông Phùng Quốc Hiển, với những cán bộ khi

thăm dò mà tín nhiệm dưới 50%, có thê báo cáo trước QH dé xin khắc phục các

Trang 20

đang rất mong sẽ có những trường hợp chủ động xin từ chức, tạo ra được văn hóa từ chức

Phó Trưởng Ban Tổ chức, Ông Trần Văn Minh cũng chia sẻ, nên đánh giá

định kỳ hàng năm, ai bị tín nhiệm thấp phải lo phấn đấu Ngoài ra, một số ý

kiến khác cũng đề xuất nên tính đến việc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong điều kiện

bất thường Đó là với các chức danh phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra thất

thoát lớn cho nhà nước hoặc gây ra những tác động lớn đến an ninh quốc gia Từ việc khái quát nhiều ý kiến về cách thức bỏ phiếu tín nhiệm cho cán bộ công chức trong bộ máy hiện nay, tác giả cũng bày tỏ những mâu thuẫn, khó

khăn lớn trong việc thực hiện văn hóa từ chức dước góc độ chỉ là bỏ phiếu tín

nhiệm, theo tác giả thì để thực sự có văn hóa từ chức cần phải kết hợp đồng bộ

nhiều nhân tổ trong đó nhân tố quan trọng nhất chính là tỉnh thần trách nhiệm và

tính tự giác của cán bộ trong việc nhận thức và thực hiện văn hóa từ chức

Bên cạnh các công trình nghiên cứu thì còn có các bài phỏng vấn, phát

biểu của các nhà chính trị, các đại biểu Quốc hội Đặc biệt, trong phiên chat van

Thu tuéng Nguyén Tan Ding (sang 14/1 1/2012), Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng phải hướng tới đoạt tuyệt với việc xin lỗi và thay bằng một văn hóa từ chức và đây là điều mà các quốc gia tiên tiễn hay làm, phát biểu này được đánh giá là “mạnh mẽ” và lập tức thu hút sự quan tâm trong nước và quốc

tế, làm “ sôi động” nghị trường chính trị nước ta Bên cạnh đó còn có rất nhiều

bài viết trên các trang báo điện tử đề cập đến văn hóa từ chức nhưng chưa toàn

diện, khái quát và sâu sắc

Tóm lại, những công trình, những bài nghiên cứu, bài phát biểu trên đây mặc dù đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến văn hóa từ chức, nhưng chưa có công

trình nào đề cập một cách trực tiếp và hệ thống về văn hóa từ chức ở Việt Nam

từ thực trạng đến giải pháp Đây chính là mảnh đất trống để đề tài tập trung vào nghiên cứu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Muc dich:

Trang 21

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về văn hóa từ chức, đề tài phân

tích thực trạng (những biểu hiện) văn hóa từ chức ở Việt Nam, từ đó để xuất những kiến nghị nhằm xây dựng và phát triển văn hóa từ chức ở Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ:

Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:

Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa từ chức:

Một số khái niệm, cơ sở hình thành, vai trò của văn hóa từ chức trong đời sống chính trị, biểu hiện của văn hóa từ chức ở một số nước trên thế giới và trong lịch sử Việt Nam

Thứ hai, phân tích thực trạng văn hóa từ chức trong nên chính trị Việt

Nam: những biểu hiện, những đánh giá và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến văn hóa

từ chức còn hạn chế ở Việt Nam; chỉ ra những mâu thuẫn đặt ra đối với việc xây dựng và hoàn thiện văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay, đồng thời dự báo xu

hướng hình thành và điều kiện để thúc đây văn hóa từ chức ở Việt Nam thời

gian tới

Thứ ba, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối trọng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay (từ 1986 đến nay)

4.2 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài không nghiên cứu về văn hóa chính trị nói chung, cũng không nghiên cứu về văn hóa từ chức ở tất cả các quốc gia mà

chỉ nghiên cứu về văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay

5 Co sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

3.1 Cơ sở lý luận: dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác — Lénin, tu tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính

trị, văn hóa chính trị, người lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân

5.2 Cơ sở thực tiễn: Tình hình thực tiễn chính trị Việt Nam và yêu cầu

Trang 22

5.3 Phuong phap nghién ciu:

Dé tai sir dung phương pháp luận của chủ nghĩ Mác — Lénin ma hạt nhân là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Phương pháp cụ thể: lôgíc, lịch sử; đối chiếu, so sánh, kết hợp với việc phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan

6 Đóng góp của đề tài

Đề tài có thé dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc học tập và nghiên cứu cho giảng viên và học viên ngành chính trị học, và làm tài liệu tham khảo

Trang 23

B NOI DUNG

Chương 1: VĂN HÓA TỪ CHỨC - MỘT SỐ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Văn hóa

Văn hóa là khái niệm phức tạp, đa tầng, đa nghĩa và được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau Các dạng thức biểu hiện của văn hóa cũng rất phong phú và đa dạng Trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, Đào Duy Anh viết: “Văn hóa đã tức là sinh hoạt thì không kế là các dân tộc văn minh hay dã man đều có văn hóa riêng của mình, chỉ khác nhau về trình độ cao thấp mà thôi” Như vậy, văn hóa là các hoạt động trong đời sống hàng ngày, phản ánh cả những mặt tốt và những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, trong đó có tham nhũng - hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong quá trình thực thi quyền lực công, gắn liền

VỚI yếu tố vụ lợi

Từ các góc độ khác nhau có thể đưa ra những dạng thức văn hóa khác nhau như: văn hóa chính trị, văn hóa nghị trường, văn hóa pháp lý, văn hóa lãnh

đạo, văn hóa từ chức, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa nghề, văn hóa giao thông,

văn hóa giao tiếp, văn hóa âm thực

Văn hóa là sản phẩm của con người, là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại

Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những con vật khác trong thế giới động vật Tuy nhiên, các hướng nghiên cứu tiếp cận “văn hóa” ở những góc nhìn khác nhau, do đó, cho đến nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến những định nghĩa khác nhau về Văn hóa

Năm 1871, E.B Tylor đưa ra định nghĩa: Van hóa hay van minh, theo nghia

rong về tộc người học, nói chung gom có trì thúc, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,

Trang 24

lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội Theo định nghĩa này thì văn hóa va van

minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật [14]

F Boas định nghĩa: Văn hóa là tổng thê các phản ứng tỉnh than, thé chất

và những hoạt động định hình nên hành vi của cả nhân cấu thành nên mot nhom

người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau Theo định nghĩa này, mỗi quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình thành văn hóa Của con người

Cũng có quan niệm cho rang “Van hóz” là thứ đến muộn nhất sau khi

người ta đã học đủ mọi thứ rồi

Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau Chủ tịch Hồ

Chí Minh cho rằng: ƒì !ẽ sinh tôn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người

mới sảng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đúc, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hang ngay về mặt

ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó túc là văn hóa [10] Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gi do con người sáng tạo và phát minh ra Cũng giống như định nghĩa của Taylor, văn hóa theo cách nói của Hồ Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống COn người

Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng: Nói đới văn hóa là nói tới một lĩnh

vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gôm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suối quá trình tổn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử (văn hóa) bao gôm cả hệ thống giá

trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đực với phẩm chát, trí tuệ và tài năng, sự nhạy

cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đông dán tộc, sức đề kháng và sức chiên đâu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối lập với thiên

Trang 25

nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc

Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kế cả ở nước ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do

UNESCO dua ra vao nim 1994 Theo UNESCO, van héa được hiểu theo hai

nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng thì Văn hóa là một phức hệ -

tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh than, vớt chất, tri thức và tình cảm

khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miễn, quốc gia, xã hội Văn hóa không chỉ bao gôm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng ; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ý hiệu) chỉ phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng [14]

Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng Xuất phát từ mục đích và cách tiếp cận riêng, mỗi định nghĩa đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa Trên cơ sở những quan niệm về

văn hóa như đã trình bày, có thể khái quát lại:

Thứ nhất, nói đến văn hóa là đề cập đến toàn bộ những giá trị bao gồm cả

giá trị vật chất và giá trị tỉnh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình con người sống, lao động, sản xuất Nói cách khác, văn hóa là sản phẩm kết tinh giá trị của đời sống con người

Thứ hai, văn hóa được tạo thành từ những sản phẩm COn người tạo ra

Trang 26

Thứ ba, trên cơ sở được cộng đồng chấp nhận, văn hóa sẽ được lưu giữ và

truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Do đó, văn hóa có sức sống vượt không gian và thời gian

Thứ tr, nói đến văn hóa là nói đến sáng tạo Chỉ có lao động sáng tạo mới

kết tỉnh các giá trị văn hóa Sáng tạo là cơ sở, cũng còn là động lực là đôi khi là

cách thức để tạo ra các giá trị văn hóa

Cuối cùng, văn hóa vừa mang những đặc điểm chung, vừa phản ánh những đặc trưng riêng biệt của từng cộng đồng, từng xã hội, phù hợp với điều

kiện tôn tại xã hội nhất định

Trên cơ sở những quan niệm và những nội dung cơ bản về đã được khái

quát về văn hóa, có thể hiểu khái niệm văn hóa như sau:

Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tỉnh thần được sáng tạo, tích lity qua quá trình hoạt động thực tiên của con người, phản ánh trình độ phát triển của xã hội loài người Các giá trị này phải phù hợp và phục vụ đời sống cộng đồng, được cộng đông chấp nhận, và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

1.1.2 Từ chức

Từ chức được hiểu theo từ điển do Trung tâm từ điển học xuất bản là xin thôi việc, không đảm đương chức vụ mình đang giữ nữa, vậy nên từ chức chỉ có thê xây ra ở những người nắm giữ chức, quyền trong tay

Từ chức một cách tự nguyện, tự giác là tỏ thái độ trung thực, trách nhiệm

với bản thân cũng như với cộng đồng, biết xấu hỗ khi làm điều trái với đạo lý, đi

ngược lại nguyện vọng của cơ quan, tổ chức và cộng đồng, là biểu hiện của sự cao thượng, dũng cảm và lòng tự trọng

Ở nhiều nước, nhất là các nước phát triển người ta coi từ chức là chuyện

bình thường Nhiều khi là không thấy hứng thú với công việc muốn từ chức để

chút bỏ đi gánh nặng, có người từ chức vì muốn chuyển sang làm công việc khác mà mình yêu thích hoặc từ chức để chuyển sang công việc khác có thu nhập cao hơn Cựu Tổng thống Mỹ B.Clinton khi còn đương chức, lương bình

quân chỉ khoảng 200.000 USD/năm nhưng khi thôi chức ông có thể kiếm tới

Trang 27

khoảng 300.000 USD/năm bằng công việc của một diễn giả Có người từ chức để nhường chỗ cho người trẻ có tài, từ chức vì thấy khả năng của bản thân

không thể làm tốt chức vụ đang giữ, từ chức để tránh dư luận trái chiều, từ chức

để khỏi bị cách chức

Nhưng cũng có nhiều nơi, còn quá đè nặng tư tưởng về việc từ chức Luôn nghĩ rằng từ chức là việc làm sau khi họ đã làm những việc sai trái, vi phạm pháp luật và chỉ từ chức khi có một cộng đồng, tập thể nào đó dùng biện

pháp cưỡng chế, hay sự tác động mạnh, sức ép từ dư luận, khiến họ bắt buộc

phải từ chức Xã hội ngày càng phát triển, chuyện không thích làm công việc này từ chức làm công việc khác, hay công việc không phù hợp, lương không tương xứng với khả năng, tính chất công việc Có rất nhiều lý do cá nhân lẫn tác động từ bên ngoài, khiến cho một người nào đó từ chức Từ chức với lý do hợp lý, không làm ảnh hưởng đến người khác, biết nhìn nhận vấn đề sai và sửa lỗi,

thì từ chức là một nét văn hóa, nghĩa cử cao đẹp, biết tự phê bình chính mình,

nghiêm khắc với việc làm của bản thân Còn nếu chỉ từ chức vì không chịu được sức ép của xã hội, hay một cộng đồng, tập thể nào đó phải dùng đến biện pháp cưỡng chế thì hành vi đó bị lên án và ảnh hưởng cho toàn xã hội

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về từ chức Nhưng nhìn chung, từ chức

được thể hiện dưới nhiều hình thức, một là từ chức bởi cuộc vận động miễn

nhiệm của tổ chức, hai là từ chức xuất phát từ chính nhận thức, trách nhiệm và

quyết tâm nhận lỗi của cá nhân, ba là do sức khỏe không đảm bảo yêu cầu của

công việc, bốn là do sự bất mãn với tổ chức, với người lãnh đạo

1.1.3 Văn hóa từ chức

Văn hóa từ chức là văn hoá chính trị, văn hoá ứng xử dựa trên lương trị,

khi những người lãnh đạo thấy mình có thiếu sót, khuyết điểm, hay nói cách khác là không còn xứng đáng đảm nhận được nhiệm vụ thì họ sẽ từ chức Văn

Trang 28

Văn hóa từ chức là một trong những biểu hiện sinh động, cụ thê và thiết thực nhất về một nền chính trị văn minh dựa trên phẩm giá, lòng tự trọng và bản

lĩnh của những nhà lãnh đạo thực sự có tâm huyết và đầy dũng khí Tương phản với nó là một nền chính trị “mọi rợ” được đặc trưng bằng những nhà cầm quyền

tham quyền cố vị, vô liêm sỉ, sẵn sang gift dia vi bang moi gia, cha dap lén du luận xã hội dé duy trì quyền lực của mình

Như vậy, văn hóa từ chức trong chính trị là một bộ phận của văn hóa nói chung và văn hóa chính trị nói riêng Bất cứ lĩnh vực, khía cạnh nào trong đời sống xã hội đều không thể tách khỏi văn hóa và đều cần phải có văn hóa, chỉ như vậy nó mới được xã hội chấp thuận một cách thuyết phục Hành động từ chức cũng vậy, nó rất cần duoc thé hién mot cach dep dé, phu hop voi su phat triển, tức là từ chức có văn hóa, thậm chí đòi hỏi cần phải thé hiện văn hóa ở

trình độ cao Bởi đây là hành động không dé dàng thực hiện đối với bất cứ

những ai có chức, có quyền, có địa vị trong xã hội Hành động từ chức thậm chí có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của một quốc gia, một thể chế

Nếu như từ chức được thể hiện đưới hai hình thức, một là từ chức bởi cuộc vận động miễn nhiệm của tổ chức, hai là từ chức xuất phát từ chính nhận

thức, trách nhiệm và quyết tâm nhận lỗi của cá nhân thì văn hóa từ chức là hành động mang tính tự giác, tự nguyện và vì lợi ích chung của cộng đồng, mang ý

nghĩa tốt đẹp cho xã hội Vì vậy, từ chức trở thành một hoạt động mang tính văn hóa hay không, phụ thuộc vào chính nhận thức, trách nhiệm và quyết tâm nhận

lỗi của chủ thể nắm trong tay chức quyền, nghĩa là từ chức biểu hiện dưới hình

thức thứ hai như đã nêu ở trên Tự nguyện từ chức thì được coi là văn hóa từ chức Điều này có nghĩa là, không phải hành động từ chức nào cũng là văn hóa,

và ngược lại, không phải cứ có từ chức nghĩa là có văn hóa từ chức Nhưng ngược lại, nếu có văn hóa từ chức, nghĩa là hành động từ chức đã được dẫn dắt

bằng lương tri con người và trách nhiệm công dân, trách nhiệm chính trị, là giá trị của văn minh chính trị

Trang 29

Việc tự từ chức là hành vi của chủ thể lãnh đạo, quản lý có ý thức tự giác

cao trước những khuyết điểm, sai lầm của chính mình và nhận thấy không còn xứng đáng với vai trò, trách nhiệm có được hoặc được giao phó nên xin từ bỏ Tự nguyện từ chức là biểu hiện nghiêm túc của thái độ tự trọng cao của người lãnh đạo, quản lý về phương diện chính trị và tính liêm sỉ trong đạo đức Tự từ

chức đòi hỏi phải đặt lợi ích của tổ chức, của xã hội cao hơn lợi ích của cá nhân,

lợi ích cục bộ, phải dũng cảm vượt qua tính ích kỷ, tham vọng quyển lực và hư danh của người lãnh đạo, quản lý

Xét về góc độ chính trị, người lãnh đạo có văn hóa từ chức là người lãnh

đạo sẵn sàng từ bỏ quyền lực, trao lại quyền lực cho người xứng đáng hơn, thể

hiện trách nhiệm với tổ chức, với xã hội, tính nghiêm túc trong hoạt động chính trị, từ bỏ tham vọng quyền lực và hư danh của người lãnh đạo, quản lý

Xét về góc độ kinh tế, văn hóa từ chức đồng nghĩa với việc từ bỏ lợi ích cá nhân, đặt lợi ích tập thể, lợi ích xã hội lên trên lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ

Xét về góc độ đạo đức, nhà lãnh đạo có văn hóa từ chức được coi là nhà lãnh đạo có đạo đức, dũng cảm, có sự liêm sỉ và lòng tự trọng cá nhân

Văn hóa từ chức là biểu hiện của hành vi xử sự của một cá nhân đang đảm nhận một trọng trách nào đó, trong một tổ chức nhất định, một đơn vị cụ thể

theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái tâm, của người giữ chức

vụ khi khơng hồn thành nhiệm vụ hoặc không thể đảm đương nỗi trọng trách

mà tô chức đã kỳ vọng giao phó Phát triển văn hóa từ chức nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hóa cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, xem việc tự giác từ

chức khi khơng thể hồn thành vai trò lãnh đạo, quản lý của mình như một chuẩn mực đạo đức tốt đẹp và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người trước đất nước, nhân dân

Như vậy, văn hóa từ chức được thể hiện thông qua ba tiêu chí sau đây: Một là, về nhận thức và hành động, phải luôn trách nhiệm và tự giác, từ

Trang 30

vụ mà tổ chức đã giao chứ không phải từ chức để chạy tội, hoặc để đánh bóng

tên tuổi

Hai là, thực hiện văn hóa từ chức thì cá nhân người từ chức phải có trách nhiệm với bản thân và tổ chức, với chức trách và nhiệm vụ của mình

Ba ià, có thái độ và hành vi ứng xử văn minh lịch sự khi từ chức

Ngoài ra, môi trường chính trị và các giá trị chính trị được xác lập như thế

nào sẽ làm cho văn hóa từ chức phát triển tương ứng như thế ay

Văn hóa từ chức là một cách ứng xử văn minh có ý thức trách nhiệm của người đảm nhận chức vụ, nhằm tạo lập nên một môi trường chính trị - xã hội

văn minh hiệu quả Văn hóa từ chức là văn hóa tự giác của cá nhân khi không

thực hiện trọn vẹn trọng trách của mình, ngăn chặn các hành vi không đủ năng lực, trình độ, đạo đức gây ra nguy hiểm cho ngành, lĩnh vực mà mình đảm nhận chức vụ Quan niệm về văn hóa từ chức nói trên đã nêu lên được tỉnh thần cơ

bản của văn hóa từ chức song văn hóa từ chức không phải tự nhiên hình thành mà nó là kết quả của một quá trình phân đấu liên tục của tồn xã hội thơng qua nhiều hình thức khác nhau

Như vậy, từ những cơ sở và quan điểm nêu trên, có thể hiểu:

Văn hóa từ chức là sự tự nguyện rời bỏ, nhường lại vị trí lãnh đạo, cầm quyền

của mình cho người khác có khả năng hơn khi thấy bản thân không còn đủ năng lực, phẩm chất hay không còn phù hợp để đảm đương công việc hiện tại nữa, nhằm đảm bảo cho lợi ích chung của cộng đồng và sự phát triển của đất nước

1.2 Cơ sở hình thành văn hóa từ chức

1.2.1 Cơ sở kinh té

Nếu như văn hóa chính trị phản ánh trình độ phát triển của một xã hội nhất định thì văn hóa từ chức lại phản ánh một trình độ phát triển cao hơn nữa

Không phải ngẫu nhiên mà đến gần đây người ta mới bàn nhiều và đề cập tập trung đến văn hóa từ chức Có nghĩa là, khi từ chức trở thành một hiện tượng mà người ta không thể không nhắc đến, và nhất là khi từ chức một cách có văn hóa

Trang 31

được đặt ra như một nhu cầu của đời sống chính trị hiện đại, văn hóa từ chức

mới chính thức trở thành chủ đề nóng trên các diễn đàn

Nói đến từ chức là đề cập đến thái độ và cách hành xử của những người

có chức, có quyền, và đương nhiên kèm theo đó là có những quyền lợi nhất

định Việc một cá nhân dễ dàng từ chức hay không đôi khi do yếu tố kinh tế

quyết định Thực tế cho thấy, nếu một cá nhân nào đó có tiềm lực về tài chính đủ mạnh và khiến cho người này khơng hồn toàn lệ thuộc về kinh tế vào vị trí mà người đó đang đảm nhiệm, quyết định từ chức đến với họ sẽ dễ dàng hơn Điều này cũng góp phân lí giải tại sao ở Việt Nam, từ chức còn hiễm đến như vậy, vì chúng ta có nhiều những chính khách chuyên nghiệp, ngoài làm chính trị ra, không làm gì khác được nữa, và rời khỏi chính trường, nghĩa là nhiều lợi ích sé mat đi, đó là còn chưa kế đôi khi sau họ còn là cả một gánh nặng về gia đình

Do đó, có thể thấy, từ chức có cơ sở kinh tế của nó Khi kinh tế cảng phát triển, chính trị gan với nhiều lợi ích, vẫn đề từ chức càng được đặt ra cấp thiết Mặt khác, khi các cá nhân có tiềm lực kinh tế đủ lớn mạnh, quyết định từ chức trở

nên đễ dàng hơn, hành động từ chức đứt khốt hơn

Thơng thường, những xã hội mà kinh tế phát triển, từ chức diễn ra phổ biến hơn, cũng chính vì vậy mà có môi trường để xây dựng và hình thành văn hóa từ chức Điều này trở nên khó khăn hơn ở những xã hội kém phát triển Điều này cũng góp phần lý giải tại sao ở các nước tư bản phát triển, từ chức lại xuất

hiện sớm và họ đã xây dựng được văn hóa từ chức hay ít nhất là có nhiều hành động từ chức có văn hóa, còn ở các nước chậm và kém phát triển, hiện tượng

này hiếm hoi hơn nhiều, và nếu có, nó cũng ít phản ánh xu hướng tự giác hay tính có văn hóa trong đó mà cơ bản là vì không có giải pháp nào tốt hơn nữa,

hoặc là từ chức được coi như một cách để “hạ cánh an tồn”, thối thác nghĩa vụ và trách nhiệm chính trị cá nhân

1.2.2 Cơ sở chính trị

Trang 32

trong môi trường hoạt động của những người có chức, có quyền, có địa vị cao

trong xã hội Do đó, nễu xây dựng và định hình sớm các giá trị văn hóa chính trị

sẽ là cơ sở quan trọng để hành động từ chức và từ chức có văn hóa được biểu hiện, cũng thông qua đó mà văn hóa từ chức được hình thành Mối quan hệ giữa

văn hóa chính trị nói chung và văn hóa từ chức là khá chặt chẽ, trong đó, một mặt, văn hóa chính trị quyết định văn hóa từ chức; mặt khác, văn hóa từ chức là sự phản ánh một mặt, một khía cạnh biểu hiện của văn hóa chính trị và có tác động trở lại văn hóa chính trị

Văn hóa chính trị là một cẫu trúc phong phú, đa dạng, là một tổng thê

chứa đựng trong nó hàng loạt những hệ vấn đề: Hệ tư tưởng, quan điểm và định

hướng chính trị; tri thức, sự hiểu biết về chính trị; niềm tin, su thuyét phuc về chính trị; các truyền thống về chính trị được thiết lập trong lịch sử dân tộc;

những tư tưởng mà chúng ta cô gắng đạt tới trong chính trị; những phương tiện chính trị, những chuân mực, những phương thức tổ chức và hoạt động của quyền

lực chính trị Nói văn hóa chính trị là nói đến trình độ và hiệu quả của hoạt động chính trị

Trình độ và hiệu quả đó phải mang tính tích cực đối với sự phát triển và

tiến bộ xã hội Nói một cách khác, văn hóa chính trị cũng phải là một hệ thống giá trị xã hội phản ánh đầy đủ các dấu hiệu “chân - thiện - mỹ”, nó là một tiêu

chí quan trọng để xác định sự phát triển và trình độ chung của ý thức xã hội và ý thức công dân

Văn hóa từ chức là một hình thái ý thức xã hội và ý thức công dân Tất cả những cấu trúc được xây dựng trên nền tảng chính trị sẽ được quyết định và quy chiếu bởi cái nền tảng chung ấy Từ chức hay không từ chức, từ chức như thế nào phụ thuộc vào văn hóa chính trị của thể chế chính trị Ấy ra sao

Ở một số nước trên thế giới, có nhiều trường hợp các vị lãnh đạo, có cả lãnh đạo cấp cao thường từ chức để nhận trách nhiệm về một vụ bê bối, sai

phạm nào đó liên quan đến ngành mình, thuộc trách nhiệm quản lý của mình Ví

dụ, bộ trưởng giao thông có thể từ chức khi một chiếc cầu bị sập hay một chiếc

Trang 33

máy bay bị rơi Tuy nhiên, đây là trường hợp người ta từ chức để nhận trách nhiệm đạo lý, nhiều hơn là trách nhiệm pháp lý

Từ chức như thế không phải là tự đánh mất cơ hội quay trở lại chức vụ cũ mà chỉ làm tăng thêm uy tín của người từ chức Thậm chí, người đó có thể trúng cử với tỷ lệ phiếu cao hơn trong lần bầu cử tiếp theo Từ chức để lại có thể trúng cử (chẳng cần với tý lệ phiếu cao hơn) là chuyện chưa từng xảy ra ở Việt Nam

Sự khác biệt về môi trường và về văn hóa chính trị có lẽ giải thích rất

nhiều cho câu hỏi tại sao các lãnh đạo ở nước ta hiếm khi từ chức Trước khi

chúng ta xây dựng được các khuôn khổ văn hóa chính trị như nhiều nước trên thế giới, tăng cường trách nhiệm giải trình trước Quốc hội là bước đi phù hợp hơn Bởi lẽ suy cho cùng văn hóa chính trị luôn là cái trước tiên hình thành và quyết định tới văn hóa từ chức

Văn hóa từ chức thể hiện một mặt của văn hóa chính trị Nhận thức, thái độ, hành vi của việc từ chức ở mỗi nền chính trị khác nhau là khác nhau Sự biến đổi của văn hóa từ chức đi cùng với sự biến đổi của văn hóa chính trị và sự biết

đổi đó cũng tác động để tạo nên sự biến đổi của văn hóa chính trị và hình thành

nên văn hóa chính trị

Suy cho cùng, một nền chính trị ổn định và đáp ứng lợi ích của giai cấp, của xã hội phải được hình thành nên từ những yếu tố bền vững Những nhân tố có vai trò thâu tóm quyền lực chính trị và thực thi quyền lực chính trị ấy phải có đủ phẩm chất và biết cách sử dụng quyền lực chính trị ấy một cách có hiệu quả Như vậy, thừa nhận sự yếu kém và buông tay khỏi quyền lực chính trị khi nó

không còn phù hợp với bản thân của các quan chức là điều cần thiết để hình thành nên một nên chính chị ổn định và bền vững Văn hóa từ chức phải được

hình thành trên cơ sở nhận thức một cách toàn diện vấn đề này và chỉ có như

vậy nó mới không làm yếu đi hệ thống chính trị Ngược lại, nó sẽ trở thành yếu

tố bền vững để xây dựng một nền chính trị thực sự tiến bộ

Trang 34

tập thê không phải bao giờ cũng được quy định một cách rõ ràng và xử lý một cách công minh Vì thế, văn hóa từ chức cũng khó phát triển

Quyền lực công phải được sử dụng một cách hiệu quả và tương thích với xu hướng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: quyền lực và trách nhiệm phải minh bạch, rõ ràng Những vị trí lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước không phải là một đặc quyền, đó là một vị trí đầy thách thức dành cho những cá nhân có hoài bão phục vụ lợi ích công

cộng, có khát vọng và có nhân cách mạnh mẽ: dám hành động, dám chịu trách

nhiệm và luôn ý thức rõ ràng rằng, họ có đối tượng phục vụ là nhân dân Lợi ích của công chức gắn với chất lượng dịch vụ công mà họ cung ứng cho xã hội Đó

là điểm cốt lði của một xã hội dân chủ

1.2.3 Cơ sở văn hóa, xã hội

Văn hóa từ chức được định hình và phát triển trên cơ sở nền tảng văn hóa,

xã hội nhất định Do đó, văn hóa từ chức có cơ sở văn hóa xã hội của riêng nó Cơ sở văn hóa, xã hội như thế nào sẽ quy định tính chất và mức độ của từ chức

và văn hóa từ chức tương ứng

Nói đến từ chức và văn hóa từ chức, nhiều người nghĩ đến đất nước Nhật

Bản Không phải ngẫu nhiên như vậy Nước Nhật có một bề dày văn hóa Đức trị kết hợp với nền văn minh công nghiệp hàng trăm năm nay mới sản sinh ra

những vị Thủ tướng có “Văn hóa từ chúc", điển hình như các ông Hatoyama,

Shinzo Abe, hay Naoto Kan Các nước phương Tây gần đây nhất như Thủ tướng Hy lạp Lucas Papademos hay ở Italy là ông Sivio Berlusconi cũng xin từ chức một cách đầy văn hóa Nước Mỹ có nền Pháp trị trên nền tảng của tự do và dân chủ tối đa hàng trăm năm mới có những vị Tổng thống vĩ đại cả về tâm lẫn tầm để làm nên một nước Mỹ như ngày hôm nay Kế cả Việt Nam ngày xưa,

thời trước năm 1945 cũng thế, các cụ đã được thừa hưởng một nền giáo dục

Quoc hoc rat can ban cả vê kiên thức lân đạo lý Những dân chứng và liên hệ ay giúp chúng ta có một hình dung cơ bản về môi liên hệ giữa trình độ và điêu kiện

Trang 35

văn hóa xã hội với văn hóa từ chức, cụ thê hơn, điều kiện văn hóa, xã hội là cơ

sở hình thành văn hóa từ chức

Nói đến cơ sở văn hóa, xã hội còn phải để cập đến dư luận xã hội Chính cơ sở văn hóa xã hội định hướng và tạo ra dư luận xã hội Dư luận xã hội lại góp

phần định hướng thái độ, niềm tin và hành động cho con người Chẳng hạn như ở Việt Nam, một trong những lí do dẫn đến từ chức còn hiếm hoi là dư luạn xã

hội về vấn đề này chưa rõ ràng Cụ thể, dư luận xã hội chưa được định hướng

để đồng tình hay ủng hộ việc tự nguyện từ chức Nếu ai đó là đảng viên thì viện dẫn đây là nhiệm vụ Đảng giao, nếu từ chức lại coi là không có tỉnh thần đảng viên, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu , từ chức là để trốn tránh

trách nhiệm, để thoát tội, để hạ cánh cho an toàn Điều này cũng dẫn đến một hệ lụy nữa là, nhiều người đã lên rồi, họ không muốn xuống, họ sĩ diện, họ tham

quyền cố vị, cố bám chức vụ đến cùng, vì quyền đi liền với lợi 1.2.4 Cơ sở pháp lý

Từ chức và văn hóa từ chức như đã tiếp cận ở trên, vừa là lương tri, vừa là

trách nhiệm cá nhân, công dân, trách nhiệm đặc biệt của các chính khách Do đó,

muốn thúc đây từ chức và văn hóa từ chức thì nhất thiết phải tác động đến cả lương tri và trách nhiệm của những người có quyền chức Đề giác ngộ lương tri,

cần tuyên truyền, khích lệ, động viên, tạo dư luận xã hội tốt với cả người từ chức

và công chúng với hành động của họ Để tăng tính trách nhiệm và chịu trách nhiệm, cần phải có thể chế, chế tài, và những quy định pháp luật cụ thể, chặt chẽ

Trước hết, cần phải có hệ thống pháp luật quy định rõ trách nhiệm, thâm quyền của từng vị trí, nhất là đối với các chức danh lãnh dao, quan ly Xây dựng các quy định về từ chức của cán bộ, công chức phải dựa trên nền tảng cải cách, xây dựng được quy chế công chức thật chuẩn về tiêu chuẩn của từng chức vụ, từng vị trí công tác

Trang 36

cũng vậy, từ chức thuộc quyển cá nhân họ Đó chính là điều kiện cần cho văn hoá từ chức Tuy nhiên, để họ dù không muốn cũng tự buộc mình từ chức, phải

có điều kiện đủ là về mặt pháp lý, pháp luật cũng quy định, bộ trưởng có thể bị

thủ tướng miễn nhiệm bất cứ lúc nào Nghĩa là không từ chức cũng không được,

bởi sẽ bị đối mặt với miễn nhiệm

Từ chức không chỉ là hành vi của cá nhân, mà cũng có thể là của tập thé Ở những nước có Chính phủ được thành lập từ nghị viện, quy trình quy trách nhiệm của Chính phủ trước nghị viện được thực hiện chủ yếu bằng hai hình

thức: bỏ phiếu bắt tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ

1.3 Vai trò của từ chức và văn hóa từ chức đối với sự phát triển xã hội

1.3.1 Vai trò tích cực của từ chức và văn hóa từ chức đối với sự phát

triển xã hội

1.3.1.1 Dam bảo sự vận hành và trong sạch bộ máy chính trị

Trong một nền chính trị, văn hóa từ chức được hình thành sẽ tự động

thanh lọc đội ngũ quan chức trong hệ thống Những người không đủ khả năng,

năng lực, phẩm chất, không còn phù hợp với vị trí hiện tại sẽ tự động dời bỏ nó

để nhường chỗ cho một người khác phù hợp hơn, có khả năng hơn mình, tiếp tục

thay thế mình thực hiện công việc chung của đất nước Hoặc khi những người nắm quyền mắc phải một sai phạm, dù vô tình hay cố ý nhưng khi nhận thức

được sai lầm, khi không còn nhận được sự đồng tình, ủng hộ, tín nhiệm của mọi

người như trước nữa thì họ sẽ tự nguyện dời bỏ vị trí của mình Những người có năng lực, có uy tín hơn sẽ được tuyên lựa để thay thế vào vị trí đó Như vậy, việc từ chức một cách có văn hóa là yếu tố rất quan trọng góp phần vào việc làm trong sạch hệ thống chính trị, nền chính trị sẽ luôn có những người có đủ đức, đủ tài đảm nhiệm công việc chung, hết lòng vì lợi ích của cộng đồng, loại đi mọi

yếu tố có thê làm suy yếu hệ thống chính trị, ảnh hưởng xấu đến tiến trình phát

triển chung của dân tộc

Ngoài ra, thừa nhận từ chức và hình thành được văn hóa từ chức cũng là cách thức dễ dàng để thay thế những người lãnh đạo kém cỏi, tăng tính hiệu quả

Trang 37

của bộ máy lãnh đạo, tạo cơ chế để những người có khả năng, năng lực có cơ hội công bằng để thê hiện và đóng góp cho đất nước Nói như ông Nguyễn Sỹ Dũng: “văn hóa từ chức giúp chúng ta đặt những người tài giỏi, có trình độ vào đúng vị trí dễ dàng hơn”, đồng thời cũng “giúp thay thế những người ngồi "nhằm ghế" nhẹ nhàng và nhân bản hơn”[4] Vì suy cho cùng, chuyện miễn nhiệm, bãi nhiệm là những chuyện vừa phức tạp, vừa tốn kém, lại thường xuyên làm mất thể diện của con nguoi

1.3.1.2 Phát huy vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyên

Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của mọi công việc Khi hệ thống chính trị có đội ngũ những người cầm quyền có khả năng về mọi mặt điều hành đất nước thì tất yếu sẽ đưa đất nước phát triển, nâng cao được uy tín của đảng cầm quyền, của bộ máy nhà nước đối với nhân dân, được nhân dân ủng hộ và phục tùng, sẽ chấp hành tốt mọi chủ trương, chính

sách, chương trình hành động mà chính phủ đưa ra nhăm thực hiện mục tiêu đã định và như thế hoạt động của nền chính trị sẽ đạt được hiệu quả cao nhất Theo như nghiên cứu, ở Nhật Bản “Mặc dù, nhiệm kì của các thành viên có vẻ ngắn

(57% dưới một năm và 77% dưới hai năm) nhưng Nội các vẫn luôn duy trì được

hoạt động có hiệu quả và luôn thể hiện là một thể chế có quyền lực mạnh” [10, tr.104] Đó là nhờ cơ chế tự động thanh lọc đội ngũ quan chức ở Nhật hay nói

cách khác chính là nhờ có văn hóa từ chức trong hệ thống chính trị của đất nước này Ngược lại, khi những người không còn đủ khả năng lãnh đạo mà cứ cố giữ

lẫy vi tri cua mình, thì hậu quả tất yếu sẽ kéo lùi sự phát triển, làm SUY giảm

lòng tin của người dân đối với đảng cầm quyền, đối với bộ máy nhà nước, làm

cho hệ thống chính trị hoạt động không có hiệu quả, và từ đó rất dễ dẫn đến tình

trạng chồng đối, rỗi loạn và khủng hoảng đời sống chính trị, kinh tế, làm cho xã

hội bất ồn, trì trệ

1.3.1.3 Xây dựng hình ảnh đề cao trách nhiệm của chính trị gia đối với

Trang 38

Văn hóa từ chức thể hiện được ý thức và tỉnh thần trách nhiệm của các

chính khách đối với sự phát triển đất nước Khi các chính khách nhận thức được

vai trò, vị trí, tầm quan trọng của mình đối với vận mệnh đất nước họ sẽ có trách

nhiệm cao đối với chỗ đứng của mình, sẽ ứng xử một cách có văn hóa với chức trách được giao Cống hiến mọi tài lực và trí lực vì sự nghiệp chung của đất nước Nhưng một khi vị trí ấy không còn phù hợp với mình nữa họ sẽ tự nguyện

rút lui, điều đó thể hiện rõ lòng tự trọng, ý thức vì tập thê, vì cộng đồng, thê hiện

tỉnh thần trách nhiệm đối với sự phát triển chung Không để vì quyền lợi của bản thân mình mà làm ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình phát triển của đất nước

Như vậy, văn hóa từ chức trong nền chính trị có vai trò, ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển của một đất nước Nó làm trong sạch bộ máy, làm nâng

cao uy tín, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, từ đó đáp ứng được mọi

yêu câu, nhiệm vụ đặt ra trong thực tiễn, đưa đất nước phát triển, đồng thời nó thé hiện rõ ràng ý thức và tỉnh thần trách nhiệm cao của các chính khách đối với

vận mệnh của đất nước

1.3.2 Tác động tiêu cực của từ chức đến đời sống chính trị

1.3.2.1 Tạo ra sức ép đối với đội ngũ lãnh đạo khiến cho họ không còn sự

nhiệt tình, đũng cảm, hăng hải trong công việc

Chính trị là lĩnh vực dành cho nhóm thiểu số, tầng lớp tinh hoa của xã hội,

chứ không phải là một lĩnh vực mà ai cũng có thể tham gia, định hướng được vào đó Văn hóa từ chức tạo điều kiện cho dân chúng tham gia vào đời sống

chính trị, tạo cơ chế giám sát, kiểm soát của dân đối với chính quyền, hạn chế sự độc tài trong chính trị Nhưng mặt khác khi từ chức trở thành một hiện tượng

phô biến trong một xã hội dân chủ, khi mà ai cũng có thể tham gia và can dự gây

Sức ép đối với đội ngũ lãnh đạo, chính khách sẽ dẫn đến vị thế, vai trò lãnh đạo

bị sụt giảm nghiêm trọng những quyết định, hay chủ trương, chính sách muốn được ban hành đều phải thăm dò, chiều lòng dư luận Hệ quả tiêp theo là, trong sô các nhóm gây áp lực ây, nhóm nào có tiêm lực lớn hơn, vị thê cao hơn, tiêng nói quan trọng hơn, nhóm ấy sẽ giành phần ưu tiên, và đây chính là nguyên nhân

Trang 39

dẫn đến những bất công trong chính trị, là nguy cơ đối với dân chủ Nó cũng

khiến cho các quyết sách trên thực tế mất đi tính độc lập, bị bóp méo, không còn

phù hợp với định hướng ban đầu

Bên cạnh đó, từ chức cũng tác động đến tâm lý, tình cảm và lý trí, cuối

cùng là quyết định và hành động của bản thân các chính khách, những người có chức, có quyền Tác động này không phải lúc nào cũng là tích cực theo hướng

làm tăng tính trách nhiệm và nghiêm túc của họ, mà ở khía cạnh khác, làm họ mất đi ý chí phan đấu, vươn lên, đầu hàng trước thử thách, dễ dàng chấp nhận

thất bại Chính trị là công việc phức tạp và nhạy cảm, những người làm chính trị thường xuyên phải đương đầu và giải quyết những vấn đề lớn lao, liên quan đến vận mệnh của hàng triệu con người, do đó, quyết định của họ luôn luôn được trông chờ, kỳ vọng Trước những thách thức lớn như thế, lại đặt trong bối cảnh đời sống chính tri - xã hội hiện đại không ngừng biến động, sai lầm nếu có cũng

là một thực tế khách quan Tuy nhiên, nếu áp lực từ chức không phải là “bản án” biết trước kết thúc, họ sẽ nỗ lực cố gang dé giam thiểu tác hại, khắc phục hậu

quả Còn khi đã biết chắc cái giá phải trả cho những sai lầm sẽ là phải từ chức,

hay tốt nhất là nên từ chức, họ sẽ nhụt ý chí, thiếu nỗ lực, tâm lý chấp nhận hơn

là cố gắng làm điều gì đó tốt hơn Hậu quả sẽ là làm cho vẫn đề không những không được giải quyết mà khiến cho tình hình còn trở nên bế tắc

1.3.2.2 Từ chức có thể trở thành công cụ cho các mục đích chính trị cá nhân

Không thể phủ nhận từ chức là cần thiết trong đời sống chính trị và văn

hóa từ chức là một tiêu chuẩn để phản ánh văn minh chính trị, tuy nhiên, không

phải khi nào, ở đâu và với ai, từ chức cũng xuất phát từ lương tri và trách nhiệm của cá nhân và phù hợp với lợi ích của tập thẻ

Trước hết, việc phổ biến từ chức và tâm lý đòi hỏi từ chức như một tất

yếu sẽ dẫn đến tình trạng từ chức trở thành một công cụ, một cách thức mà

Trang 40

hay kết quả của những thỏa thuận ngầm, những “thương vụ” hay những màn kịch trong chính trị Đương nhiên phía sau nó phải có sự tham gia của các thế

lực ngầm rất lớn mạnh, có thể là về kinh tế hoặc chính trị Tức là, người ta lợi dụng văn hóa từ chức để hạ bệ người khác nhằm phục vụ cho mục đích chính trị của chính cá nhân, và tổ chức mình

Mặt khác, từ chức có khi cũng trở thành công cụ để phục vụ cho mưu đồ và mục đích chính tri, la két quả của những toan tính chính trị của chính cá nhân

người từ chức Đó là khi từ chức được sử dụng như một tình huống làm tăng uy tín cá nhân của người từ chức Chăng hạn khi cá nhân nào đó cảm thấy uy tín của mình đang giảm sút, ông ta có thể sẽ tiến hành từ chức để tập trung xây dựng lại hình ảnh và vận động cho kỳ bầu cử tiếp sau Kết quả là, trong nhiều trường hợp, trong lần bầu cử tiếp theo, người đó có thể trúng cử với tý lệ phiếu cao hơn

1.3.2.3 Việc từ chức tràn lan mất kiểm soát, gây ra sự xáo trộn đội ngũ

lãnh đạo, gây lãng phí nhân lực, tiền bạc cho quốc gia

Từ chức rõ ràng là cần thiết nhưng một thực tế khác là, việc từ chức tràn

lan dẫn đến tình trạng mất kiểm soát, gây xáo trộn trong đội ngũ lãnh đạo và sau cùng làm lãng phí nhân lực, tiền bạc quốc gia Ngồi ra cũng khơng ngoại trừ

việc lợi dụng từ chức để thoái thác trách nhiệm và nghĩa vụ của mình Từ chức

nghĩa là tự nguyện nhường chỗ, nhường vị trí lãnh đạo của mình cho một người có khả năng hơn khi thấy bản thân không còn đủ năng lực, nhân phẩm Từ chức được đặt ra khi cá nhân người có chức, có quyền phạm phải lỗi lầm nào đó, gây ra hậu quả nghiêm trọng Tuy nhiên, trong trường hợp bản thân người lãnh

đạo có thê hoàn toàn khắc phục được mà vẫn chọn giải pháp từ chức, điều đó sẽ

làm cho tình hình trở nên rối ren, bất ôn, gây hoang mang trong tổ chức và xã

hội Hoặc là từ chức để trốn tránh, thoái thác trách nhiệm cá nhân, đổ khó khăn

cho người khác giải quyết thì đó là một hiểm họa mới cho xã hội

Từ chức xảy ra trước hệt và chủ yêu ở đội ngũ những người có chức, có

quyền, có địa vị cao Với vị trí đặc biệt như thê, họ luôn giữ một vai trò quan

Ngày đăng: 08/11/2022, 00:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w