HOC VIỆN BAO CHI VA Tt UYEN TRUYEN —p IM oe OA NHÀ NƯỚC ~ PHÁP LUẬT
22”
SU LANH DAO CUA DANG TRONG QUAN LY XA HOI
9 a A
Ở NƯỚC TA HIEN NAY
(ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ TRỌNG ĐIỂM) HOC VIEN BAO CHI ATUYEN TRUYEN
Người thực hiện: Ths Nguyễn Thị Ngọc Hoa
Trang 2
BAN THUYET MINH
1 TINH CAP THIET
Trong quản lý xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam được khẳng định là một
chủ thể quan trọng Qua lý luận và thực tiễn có thể khắng định chính thức bằng pháp luật vai trò lãnh đạo không thể phủ nhận của Đảng cộng sản Việt Nam Điêu này phù hợp với ý muôn và nguyện vọng của nhân dân Tại Hiên pháp
1992 quy định: Đảng và các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khô Hiện
pháp và pháp luật Cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt Nam, Điều lệ Đảng
cộng sản Việt Nam đều nhân mạnh: Đáng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thẻ chính trị xã hội;
hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Đảng thực hiện sự lãnh dao
toàn diện đối với Nhà nước trên những lĩnh vực và những hoạt động của Nhà
nước mà Đảng quan tâm như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tổ chức cán bộ,
hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật, hoạt động tư pháp, v v Trong cuộc sống hôm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn khẳng định được vai trò
cách mạng của mình lãnh đạo và đưa cách mạng Việt Nam và nhân dân Việt
Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
Quản lý xã hội là chuyên ngành mới được hình thành và đưa vào đảo tạo
tại Học viện Báo chí và tuyên truyền trong những năm gần đây Khác một số
chuyên ngành đã có, ngành Quản lý xã hội gần như phải bắt đầu từ những môn học đàu tiên trong điều kiện không có sự kế thừa về lượng kiến thức căn bản
Để đáp ứng nhiệm vụ được giao và nhất là đáp ứng được yêu cầu của chương trình đảo tạo, của người học cũng như đáp ứng nhu cầu xã hội, nên việc biên
soạn tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập là yêu câu hét sức cần thiết
Để nhan thức một cách đúng đắn vai trò lãnh đạo của Dang va khang
định Đảng csông sản Việt Nam là Đảng cảm quyền để tài sẽ là cơ sở để xây
dựng Môn hoc Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội trang bị cho học viên chuyên
Trang 3đạo Nhà nước và các tô chức chính trị - xã hội (hệ thông chính trị) Qua đó, học viên nâng cao nhận thức, hoàn thành chương trình học tập tại trường và góp phân vào sự lãnh đạo của cap uy, tô chức đảng đôi với chính quyên và các tô
chức chính trị - xã hội, các tô chức xã hội, nghê nghiệp ở địa phương sau khi ra
trường
2.MUC DICH
Đề tài sẽ trở thành giáo trình giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh
viên ngành quản lý xã hội
3.NHIEM VU
Lam rõ những quy luật về hoạt động lãnh đạo của Dang đối với Nhà nước và xã hội, tập trung trong 3 chương với thời gian giảng day 1a 60 tiết
Với thời gian nghiên cứu có hạn và trong quá trình biên soạn, biên tập mặc dù tập tế tác giả đã có nhiều cố gắng, song nôi dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự chia sẻ và đóng góp ý kiến của các nhà
khoa học để đề tài được hoàn thiện hơn./
TẬP THẺ TÁC GIÁ
Trang 4NHUNG TU VIET TAT TRONG DE TAI CNXH : Chủ nghĩa xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa CNTB : : Chủ nghĩa tư bản TBCN | : Tư ban chủ nghĩa KHCN : Khoa học công nghệ CQNN : Cơ quan nhà nước KT-XH : Kinh tế - Xãhội ˆ
HĐND — ; Hội đồng nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
MTTQ : Mặt trận tổ quốc |
TLĐLĐ | : Tang Lién doan lao déng
CN-VC-LĐ : Công nhân - Viên chức - Lao động
CNLĐ : Công nhân lao động
CSVN : Cộng sản Việt Nam
GCCN : Giai cấp công nhân
CNVC : Công nhân viên chức
CNH-HDH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Trang 5
Chương 1:
NOI DUNG, PHUONG THUC LANH DAO CUA
DANG DOI VOI HE THONG CHINH TRI
I KHAI QUAT CHUNG VE VAI TRO LANH DAO CU JA DANG:
1.1.Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chi
Minh về Đảng lãnh đạo:
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt: “lãnh đạo” là sự dẫn dắt đối tượng đi theo một đường hướng đã xác định
Chủ nghĩa Mac - Lê nin la hệ thống lý luận cách mạng về khoa học về cuộc cách mạng của giai cấp công nhân nhằm tự giải phóng; là kết tỉnh
tỉnh hóa trí tuệ của nhân loại; là cơ sở dé Đảng cộng sản vạch ra Cương lĩnh, đường lối chiến lược, sách lược cách mạng trong cuộc đấu tranh lật
đỗ chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa
Mác - Lên¡n là hệ tư tưởng cuả giai cấp công nhân, là nền tảng tư tưởng
chính trị 2à kim chỉ nan cho hành động của Đảng cộng sản
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: Chủ nghĩa Mác - Lênin đối với
những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “câm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã
hội và chửi nghĩa cộng sản Người còn khẳng định rỡ, ngày nay học thuyết
nhiều, chỉ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mệnh nhất là Chủ nghĩa Mác - Lênin
Tu tuyéng Hồ Chí Minh là sự tiếp nối, vận dụng và phát triển sáng tạo
Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thê của cách mạng Việt Nam; là
sự kết tin có chọn loc tinh hoa văn hóa thể giới, truyền thống văn hóa lâu
đời của đ ân tộc Việt Nam; là tổng hợp các phương pháp tư duy, hành động man g tính cách mạng và khoa học
Từ k hi Đảng ta ra đời đến nay, cách mạng Việt Nam đã trải qua nhiêu giaf đoạn cực kỳ khó khăn và phức tạp, nhưng Đảng đã lãnh đạo
Trang 6
nhân dân ta vượt qua mọi trở ngại; liên tiếp giành được những thắng lợi to
lớn Đạt được những thành công to lớn, trước hết vì Đảng ta đã một mực
trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hỗ Chí Minh, vận
dụng sáng tạo vào điều kiện Việt Nam, đề ra đường lối chiến lược, sách
lược và phương pháp cách mạng đúng đắn Đảng ta luôn luôn “lay Chu nghia Mac - Lénin va tu tuong Hồ Chi Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”
Để Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự là nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam trong quá trình lãnh đạo của Đảng, các cấp ủy đáng và cán bộ lãnh dao, quan lý các cấp thuộc các lĩnh vực cần thực hiện tốt những điểm sau:
Một là, phải nắm vững Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh Đó là nắm vững bản chất cách mạng, khoa học và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - LênIn, tư tưởng Hồ Chí Minh, chứ không phải là học thuộc lòng câu, chữ trong các tác phẩm kinh điểm; là năm hệ thống những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
chứ không phải cắt xén _
Hai là, phải biết vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể Ở đây, sự hiểu
biết và khả năng kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn có ý nghĩa quyết định Những chủ trương và giải pháp cho các lĩnh vực chỉ có thể đúng đắn dựa trên cơ cở kết hợp nhuần nhuyễn đó
Ba là, phải đấu tranh để bảo vệ Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh Nghĩa là đấu tranh chống mọi luận điệu xuyên tạc, phủ
nhận Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời đấu
tranh chống cả tư tưởng bảo thủ, giáo điều và chủ nghĩa kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, quản lý toàn xã hội
Trang 7
giai cấp công nhân, nhân dân lao động Ngoài nước thì liên lạc với giai
cấp công nhân, nông dân các nước ở nhiều nơi Đảng có vững thì cách
mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ cách mệnh: Xác định mục tiêu của cách
mệnh; Người lãnh đạo cách mệnh là Đảng; Đối tượng lãnh đạo là nhân
dân; Đảng là nhân tố quyết định; Coi sự lãnh đạo của Đảng như người
câm lái của con thuyền cách mệnh |
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Chủ tịch Hồ Chí Minh chi
khá day đủ nội hàm của khái niệm “lãnh đạo” và “lãnh đạo đúng”: “lãnh đạo đúng” ià: Quyết định mọi vấn đề cho đúng (ra quyết định đúng); Tổ - chức thi hành cho đúng (thực hiện đúng); Tổ chức việc kiểm soát (kiểm
soát theo Bác phải là kiểm tra và giám sát) Ba yếu tố có mối quan hệ biện
chứng Bác đã chỉ ra quy trình lãnh đạo của Đảng: ra quyết định,quyết định, kiểm tra, giám sát (Ra quyết định: thu thập thông tin; xử lý thông
tin; lập dự thảo; xin ý kiến (lãnh đạo, người liên quan); hoàn thiện; ra quyết định (nghị quyết); Tổ chức thực hiện: 1)có nghị quyết công tác chính trị tư tưởng, học tập quán triệt nghị quyết; 2)xây dựng chương trình
kế hoạch (xác định công việc cụ thể; từng bước tiến hành; thời gian đạt, kết quả đạt; phân công cán bộ phụ trách; người tiến hành; kinh phí cho
hoạt động); 3)Chỉ đạo chính quyền cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương đó thành pháp lệnh (HĐND, UBNU), các cấp ủy đảng thực hiện);.Kiểm
tra, giám sát: Ngay từ khi thông qua nghĩNQ cũng phải qua Nhà nước; Về
nguyên tắc Đảng chỉ có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của Đảng
viên; Đảng chỉ có thể kiểm tra, giám sát hoạt động của các đối tượng khác
thông qua việc thể chế hóa)
Theo quan điểm của Bác: “Lãnh đạo” có nghĩa là: xác định mục
tiêu, nhiệm vụ; đề ra quyết định đúng đẫn; tổ chức thực hiện quyết định;
kiểm tra, giám sát đó chính là quy trình lãnh đạo đúng đắn của Đảng
t3
Trang 8Trong quá trình lãnh đạo của Đảng thì quy trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần và quy trinh sau bao giờ cũng tiến bộ hơn quy trình trước
1.2 Quan điểm của Đảng về nội dung và phương thức lãnh đạo
doi với nhà nước và xã hội:
Để lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi Đảng phải xác định được nhiệm vụ của cách mạng (suốt cả một thời kỳ cách mạng) Trên cơ sở
nhiệm vụ cách mạng đã được xác định, Đảng phải xác định được nhiệm
vụ chung, nhiệm vụ cụ thể, nhiệm vụ trước mắt, nhiệm vụ lâu dài, nhiệm vụ trọng tầm Trên cơ sở nhiệm vụ trước mắt trọng tâm đã được xác định Đảng phải xác định cho được những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện
trong một nhiệm kỳ của Đại hội Đảng (thể hiện trong văn kiện của Đại
hội Đảng) Trên cơ sở nhiệm vu can tập trung thực hiện trong một nhiệm kỳ Đại hội Đảng cần xác định cho được các công việc Đảng cần phải làm (Đảng lãnh đạo thực hiện) trong nhiệm vụ đó để thực hiện thang loi Nghi quyét dai hội đã được thông qua, công việc Đảng phải làm phải lãnh đạo trong nhiệm kỳ đó được gọi là nội dung lãnh đạo của Đảng trong nhiệm kỳ đó, nội dung đó được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, các chỉ thị, quyết định chỉ đạo thực hiện
Phương thức lãnh đạo của Đảng là tổng thể các hình thức, phương pháp, biện pháp, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Đảng sử dụng để tác động và đối tượng lãnh đạo nhằm thực hiện tết nội dung
lãnh đạo
Từ khái niệm trên có thể thấy: Phương thức lãnh đạo của Đảng đã
chỉ rõ: Ai lãnh đạo? (chủ thể lãnh đạo), Lãnh đạo al, cái gì? (đối tượng
Trang 9
Một là, Đảng hoạch định đường lỗi, chủ trương lớn, những nguyên
tắc định hướng cho việc xây dựng và thực hiện luật pháp trên các mặt của
đời sống xã hội
Đây là quan điểm có tính nguyên tắc Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố cơ bản, quyết định định hướng cho quá trình phát triển xã hội Ở từng thời kỳ nhất định, Đảng lựa chọn và quyết định những vấn đề cơ bản, hệ trọng liên quan đến vận mệnh của đất nước, nhưng chủ yếu là đề ra những
nguyên tắc, những định hướng quan trọng về kinh tế - xã hội, an nỉnh,
quốc phòng, đối ngoại Đảng không bao biện, làm thay Nhà nước, không sa vào những sự vụ, mà phải chú ý nắm đúng và kịp thời những “mat xích” quan trọng nhất
Trong điều kiện Đảng cằm quyền, mọi nghị quyết, chủ trương lớn
của Đảng về các lĩnh vực của đời sống xã hội nước ta đều được thể chế
hóa thành Hiến pháp và pháp luật, thành những chính sách và kế hoạch
của Nhà nước chính là thực hiện các nghị quyết của Đảng Nghiêm chỉnh
chấp hành Hiến pháp, pháp luật, chính sách và kế hoạch của Nhà nước là
thước đo ý thức tổ chức kỷ luật,là một trong những tiêu chuẩn cơ bản của tư cách người đảng viên cộng sản Đường lối, chủ trương của Đảng chỉ đi vào cuộc sống khi Hiến pháp và pháp luật, chính sách và chỉ tiêu, kế
hoạch của Nhà nước được xây dựng đúng và thực hiện có hiệu quả
Hai là, sự lãnh đạo của Đảng phải cụ thê, linh hoạt sát hợp với từng lĩnh vực, đối tượng, từng khu vực, từng vùng Sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua tổ chức Đảng, Nhà nước,
các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội và đội ngũ cán bộ, đảng viên
trong các lĩnh vực đó
Sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội chủ yếu được thông qua
Nhà nước, vì vậy, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là một nguyên
tắc bất di bất dịch Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương (khóa VIT) đã
Trang 10được thể chế hóa một bước trong Hiến pháp Bộ Chính trị và ban chấp
hành Trung ương Đảng từng bước hoàn chỉnh các quan điểm, nguyên tắc về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân và vì dân; Lãnh đạo Nhà nước xây dựng luật tổ chức Nhà nước,
hoàn thiện các văn bản pháp quy | :
Trong việc lãnh đạo Nhà nước hiện nay, vẫn đề cấp bách nhất là khẩn trương khắc phục tình trạng cồng kềnh, chồng chéo, kém hiệu lực, kiên quyết xóa bỏ trình trạng tập trung quan liêu, phân tán, địa phương
chủ nghĩa, cục bộ bản vị; đặc biệt là chống tham nhũng, buôn lậu, ức hiếp
quần chung,
Đảng đề ra đường lối về công tác cán bộ và thống nhất quản lý cán
bộ, đồng thời tôn trọng quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước Đảng
giới thiệu và tạo mọi điều kiện cần thiết để những đảng viên có trình độ,
năng lực, phâm chất chính trị vững vàng giữ những vị trí quan trọng, chủ chốt trong các cơ quan nhà nước Đảng lãnh đạo Nhà nước thê chế hóa
đường lối về công tác cán bộ của Đảng thành chế đôh, chính sách cán bộ
trên tất cả các mặt: tiêu chuẩn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt,
đãi ngộ, quản lý, sàng lọc cán bộ
Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua các đảng đoàn, ban cán sự và đảng viên hoạt động trong cơ quan nhà nước Các tô chức và đội ngũ cán
bộ chủ chốt này chịu trách nhiệm trước Đảng về việc thể chế hóa đường
lối, chủ trLrơng của Đảng thành các văn bản pháp quy, thành kế hoạch, chỉ
tiêu, chính sách cụ thể Sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực của đời
sống xã hội nước ta còn được thực hiện thơng qua các đồn thể quần
chúng Sự lãnh đạo của Đảng đối với các tô chức quần chúng được thực
hign thong qua cdc dang đoàn và đội ngũ đảng viên này, các chủ trương, nghị quyết của Đảng được chuyển hóa thành nghị quyết của các tổ chức
Trang 11Đảng lãnh đạo Nhà nước còn thê hiện ở việc tôn trọng và phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng theo quy định của Hiến pháp và pháp
luật; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức quân chúng
hoạt động
Ba là, nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng phải luôn được đổi mới, bố sung, phát triển cho phù hợp với tình hình
Đời sống xã hội không ngừng vận động và phát triển Nội dung,
phương thức lãnh đạo của Đảng vì thế cũng phải được luôn được đổi mới
phù hợp với quy luật khách quan của quá trình vận động và phát triển đó Sự vận động và phát triển trên các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra ở từng cấp, từng ngành, nhưng khơng hồn tồn như nhau Khi xác định nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng cần chú ý tới những đặc thù của từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực ở từng thời điểm cụ thể
Bốn là, việc xác định nội dung, phương thức lãnh đạo Đảng cần tích
cực, khẩn trương, những phải thận trọng, từng bước vững chắc
Trọng tâm của việc xác định nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước trong các tổ chức, trên từng lĩnh vực mà trước hết là ở các lĩnh vực chủ yếu nhằm giữ vững và tăng trưởng ổn định chính
trị; xây dựng phát triển kinh tế; khơi dậy được tính chủ động, sáng tạo của
quan ching
Cách tiến hành phải dân chủ, vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm,
tránh máy móc, giáo điều, rập khuôn, chủ quan, nóng vội, duy ý chí
Có thê khẳng định, việc xác định nội dung, phương thức lãnh đạo
của Đảng là vấn đề mấu chốt bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với
toàn xã hội Thước đo chất lượng vả hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với
toan x4 hội phải là kết quả của việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh
tẾ - xã hội, bảo đảm ổn định chính trị, đời sống của nhân dân từng bước
được nâng cao, dân chủ được mở rộng, công băng xã hội được thực hiện
Trang 12
trật tự ký cương được tôn trọng, sức mạnh của Nhà nước được tăng
cường, uy tín của Đảng được củng cỗ và nâng cao
1.3 Nhiệm vụ chính trị của Đảng cầm quyên:
Hiện nay, dùng khái niệm “Đảng cầm quyền” hay “Đảng lãnh đạo chính quyền” là một vẫn đề lớn và hiện nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau Nhiều người còn e ngại không muốn dùng khái niệm “Đảng cầm quyền” mà “Đảng lãnh đạo chính quyền”: dùng khái niệm “Đảng cầm quyền” dễ dẫn tới nhiều cán bộ, đảng viên bao biện, độc quyền, lạm quyền điều đó cũng chính là “bệnh” và là nguy cơ của Đảng cầm quyên
Tuy nhiên, một số quan điểm khác lại cho rằng nên dùng khái niệm
“Đảng cầm quyền” vì: Đảng cầm quyền ở các nước Tư bản cũng dùng
khái niệm này; Trên thế giới khái niệm “Đảng cầm quyền” đã xuất hiện
không chỉ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền mà nó đã xuất hiện trong CNTB Các Đảng tư sản cẦm quyền khi chiến thắng phong kiến đã công khai tuyên bố sự cầm quyền chấp chính của mình Ở các nước
XHCN và Việt Nam:Các nước XHCN: Lênin đã nhiều lần dùng khái niệm “Đảng cầm quyền”, “Đảng chấp chính” (“Sự hấp dẫn của một Đảng
chấp chính là rất lớn”);Chủ tịch Hồ Chí Minh rất nhiều lần dùng khái
niệm “Đảng cầm quyền”, tác phẩm cuối cùng “Di chúc của Bác” vẫn dùng khái niệm “Đảng cầm quyền”: “Đảng ta là đảng cằm quyén ”
Khái niệm “Đảng cầm quyền” đánh dấu sự chuyển biến giai đoạn cách mạng mỗi nước dưới sự lãnh đạo của Đảng: chuyển từ giai đoạn Đảng chưa có chính quyền sáng giai đoạn Đảng có chính quyền, dùng chính quyền để xây dựng và bảo vệ đất nước
“Đảng cằm quyền” đó là: Thời kỳ mà Đảng đã dành được chính
quyền và Đảng hoạt động với tư cách là người lãnh đạo xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc; Thời kỳ Đảng có hệ thống tổ chức rộng lớn, rộng khắp
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH và ở các ngành các cấp (Đảng có
Trang 13
Thời kỳ mà nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là xây dựng; Lãnh đạo xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng
Đảng cầm quyền là thời kỳ Đảng đã dành được chính quyền của cả
nước và sử dụng nhà nước như là một công cụ mạnh mẽ sắc bén của
GCCN và NDLĐ nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị của mình là
xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc tổ quốc XHCN
Để trở thành Đảng cầm quyền, các đảng chính trị cần bảo đảm
những điều kiện cơ bản sau:
Thứ nhất, Đảng và giai cấp mà đảng đại diện phải có cơ sở kinh tế - xã hội và được hình thành từ trong quá trình phát triển của quốc gia, dân
tộc Có như thé, đảng đó mới có uy tín, mới dành được cảm tình của cử tri
để có thé thắng trong kỳ tranh cử Nếu đảng từ bên ngoài áp đặt vào, hay
từ ý muốn chủ quan của cá nhân lập nên thì khó có thể tạo được sức mạnh
để thắng trong khi tranh cử
Thứ hai, Đảng tồn tại và hoạt động hợp pháp Nếu đảng tổn tại và hoạt động bất hợp pháp thì thời cơ đảng ra tranh cử sẽ không có - Dang đó sẽ bị luật pháp trừng phạt
Thứ ba, Đảng phải tranh cử thắng trong các cuộc bầu cử để lên nắm
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
Thứ tư, Đảng phải có chương trình hành động vừa bảo vệ lợi ích
giai cấp, vừa thống nhất với lợi ích của quốc gia dân tộc, vừa theo kịp xu
thế của thời đại
Thứ năm, Đảng phải thường xuyên tự đơi mới tồn diện cả cương
lĩnh, tổ chức và thủ lĩnh để bảo đảm tranh cử thắng trong các cuộc bầu cử các cơ quan nhà nước
Thứ sáu, Đảng phải biết tập hợp quần chúng, vận động quần chúng
ủng hộ mình
Trang 141.4.Vai trò lãnh dao của Dang trong hệ thống chính trị
Quá trình phát triển của xã hội loài người đã dân đến sự xuất hiện
chế độ tư hữu, xuất hiện sự phân hóa xã hội thành các nhóm, các giai tang
có địa vị xã hội khác nhau, có lợi ích không giống nhau Điều đó cũng có
nghĩa là trong xã hội xuất hiện các lực lượng chính trị ~ xã hội khác nhau
Nhằm bảo vệ, củng có lợi ích của mình, mỗi nhóm xã hội, mỗi giai tang, mỗi lực lượng chính trị - xã hội đã thiết lập các thiết chế chính trị - xã hội
khác nhau Các thiết chế chính trị - xã hội luôn đấu tranh và hợp tác với
nhau vì lợi ích, vì sự tỏn tai va phat triển của cả xã hội nói chung Cùng
với sự phát triển ngày cảng cao của xã hội, sự phân hóa, chia tách của các nhóm xã hội có cùng lợi ích ngày càng phong phú và đa dạng hơn theo nhiều nguyên nhân, với nhiều dấu hiệu khác nhau Chính điều đó đã làm cho trong xã hội xuất hiện và tồn tại ngày càng nhiều lực lượng chính trị -
xã hội, nhiều thiết chế chính trị - xã hội khác nhau
Trong quá trình tồn tại và phát triển, các thiết chế chính trị - xã hội
luôn có sự liên hệ ràng buộc với nhau, luôn tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Điều này xảy ra trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội
Toàn bộ các thiết chế này tạo thành hệ thống chính trị - xã hội để nắm giữ
và thực hiện quyển lực chính trị trong xã hội Như vậy, có thể hiểu hệ
thống chính trị là liên minh các thiết chế chính trị - xã hội có liên hệ mật
thiết với nhau, tồn tại và hoạt động nhằm bảo đảm sự tổn tại và phát triển của toản xã hội đồng thời bảo vệ lợi ích, thực hiện những mục đích của
giai cấp thống trị trong xã hội
Về cấu trúc hình thức, hệ thống chính trị là một tập hợp các thiết chế
chính trị - xã hội được thành lập và hoạt động vì những mục đích chính trị
- xã hội khác nhau Các thiết chế đó gồm có nhà nước, các đảng phái
chính trị, các tổ chức và đoàn thể chính - xã hội, trong đó nhà nước là tổ
chức quan trọng nhất Các tổ chức đó được sắp xếp theo một trật tự khác quan, khoa học và luôn có những mỗi liên hệ ràng buộc lẫn nhau
Trang 15Về nội dung, hệ thống chính trị được hiểu là một cơ chế thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội Có thể nói, quyền lực chính trị là cốt lỗi của hệ thống chính trị Quyền lực đó được vật chất hóa bằng các thiết chế chính trị - xã hội và được biểu hiện thông qua các quan hệ chính trị giữa các lực lượng chính trị - xã hội Quyền lực chính trị được thể hiện một
cách tập trung và trước hết ở đường lối chính sách của các lực lượng
_ chính trị - xã hội, ở pháp luật của nHà nước Chính vì thế, hệ thống chính
_ trị của mối nước có ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại, phát triển của đất nước nói riêng, của xã hội loài người nói chung Sự yếu kém, rạn nứt, thiếu thống nhất trong nội bộ của hệ (hông chính trị thường được chuyển
hóa thành các xung đột chính trị - xã hội, cản trở tiến bộ xã hội
Hệ thống chính trị XHCN là một trong những kết quả của cách mạng
XHCN được hình thành và phát triển sau khi cách mạng XHCN thành công Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các định chế khác nhau cấu
thành nên hệ thống chính trị XHCN chi xuất hiện sau khi cách mạng
XHCN thành công Nhiều yếu tố cơ bản của hệ thống chính XHCN đã
hình thành ngay trong xã hội tư bản
Hệ thống chính trị XHCN được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác
nhau và cũng có nhiều định nghĩa khác nhau Tuy nhiên, có một điểm
chung nhất cho mọi định nghĩa về hệ thống chính trị Đó là định nghĩa mà theo đó hệ thống chính trị được coi là cách thức tổ chức quyền lực chính
trị mà giai cấp nắm quyền thực hiện phù hợp với lợi ích của mình Hệ
thống chính trị XHCN là cách thức tổ chức quyền lực của nhân dân lao
động nắm chính quyền Xuất phát từ những quan điểm nêu trên về quyền
lực chính trị, về cấu trúc quyền lực chính trị, chúng ta có thể định nghĩa
hệ thống chính trị XHCN như sau:
Hệ thống chính trị XHCN là liên minh các thiết chế chính trị, chính
tri - xã hội được thành lập, hoạt động trong mối liên hệ chặt chẽ mà vai
trò lãnh đạo thuộc về đảng của giai cap công nhân và nhân dân lao động
lãi
Trang 16
nham thuc hién triệt để quyền lực nhân dân, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Hệ thống chính trị XHCN ra đời trên cơ sở xóa bỏ hệ thống chính trị
cũ Tiến hành cách mạng XHCN, nhân dân lao động phải đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp bóc lột đồng thời phải xóa bỏ những yếu tố phản dân chủ của hệ thống chính trị của như giải tán các đảng phái phản động, các tổ chức chính trị - xã hội đi ngược lại với lợi ích nhân dân Cùng với việc xây dựng nhà nước kiểu mới, nhân dân lao động phải nhanh chóng
củng cố, xây dựng hệ thông chính tri dan chủ vững mạnh phù hợp với tình
hình, nhiệm vụ mới để thực hiện quyền lực nhân dân nhằm xây dựng xã hội mới tươi đẹp, vì hạnh phúc của nhân dân
Sự hình thành và phát triển hệ thống chính trị XHCN là một quá
trình lịch sử lâu dài với những bước thăng trầm khác nhau nhưng luôn giữ vững mục tiêu là xây dựng xã hội dân chủ, công bằng không có sự phân cực đối kháng giữa giàu và nghèo, vô sản và hữu sản Hệ thống chính trị luôn phản ánh những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất
nước Ở mỗi thời kỳ phát triển của đất nước, khi những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội có những thay đổi thì hệ thống chính trị cũng thay đổi
Trong hệ thống chính trị có thể xuất hiện thêm những tổ chức chính trị - xã hội mới và cũng có thể mắt đi một số tổ chức cũ đồng thời cũng diễn ra
sự thay đỗi trong bản thân mỗi tổ chức Ngược lại, hệ thống chính trị cũng
tác động, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất
nước Ngoài ra, hệ thong chính trị của mỗi nước còn chịu ảnh hưởng của môi trường quốc tế và cũng có ảnh hưởng tới đời sống chính trị quốc tế
Hệ thống chính trị ở mối nước XHCN mang những nét đặc thù, phản
ánh những đặc điểm riêng về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước
đó Tuy nhiên, do cơ sở kinh tế - xã hội có cùng bản chất nên hệ thống
chính trị ở các nước XHCN đều có chung những đặc trưng cơ bản sau:
Trang 17
Thứ nhất, Hệ thống chính trị XHCN luôn đảm bảo tính thống nhất
cao Các bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị chính XHCN đều tồn tại, hoạt động hợp pháp và luôn có sự liên hệ qua lại mật thiết với nhau để
đạt mục đích chung Các quan hệ kinh tế tồn tại ở các nước XHCN hiện
nay đều chịu sự chi phối có tính chất quyết định của sở hữu XHCN Sở
hữu XHCN là nhân tố đảm bảo không chỉ cho sự phát triển của nền kinh
tế mà còn bảo đảm cho việc hạn chế tình trạng bóc lột, tình trạng phân hóa xã hội Như vậy, trong nền kinh tế XHCN luôn luôn tồn tại một nhân
tố thống nhất Ngay cả trong điều kiện của nền kinh tế nhiều thành phần
như hiện nay, nhân tổ này vẫn tồn tại Thực tế cho thấy, bất chấp biến
động của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, quan hệ kinh tế dựa trên
sở hữu XHCN vẫn giữ vị trí chủ đạo Đó chính là cơ sở kinh tế cho sự
thống nhất của hệ thống chính trị
Thứ hai, Hệ thống chính trị XHCN có mục đích tương đối thống
nhất Các tổ chức khác nhau trong hệ thống chính trị đều có mục tiêu
chính trị riêng Tuy nhiên, với tư cách là đại diện cho lợi ích của đa số người lao động, tất cả các tổ chức này đều gặp nhau ở mục tiêu cuối cùng
là xây dựng xã hội XHCN giàu mạnh, dân chủ và phát triển Không riêng gì mục tiêu lâu dài, ngay trong mục tiêu chính trị trước mắt của các chính đảng, đoàn thể cũng đã có sự thống nhất cao
Thứ ba, Hệ thống chính trị XHCN do đảng tiền phong của giai cấp
công nhân và những người lao động lãnh đạo Với tư cách là chính đảng
cách mạng nhất trong lịch sử, được vũ trang bằng lý luận khoa học là chủ nghĩa Mác - Lênin, các chính dang của giai cấp công nhân và những
người lao động thực sự là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị, có
định hướng phát triển đúng, phù hợp với lợi ích của đa số nhân dân, dân tộc Ở nước ta, hệ thống chính trị do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Hệ tư tưởng mà Đảng vũ trang cho mình đã được khẳng định “Đảng lấy
13
Trang 18chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, _
, ` ˆ arya sl
kim chỉ nan cho hành động của Đảng”
Thứ tư, Hệ thống chính trị XHƠN quản triệt ở mức độ cao nguyên
tắc quyền lực nhân dân Quyền lực nhân dân trong chế độ XHCN được coi là một nguyên tắc tối cao và được thực hiện thực sự đầy đủ trong tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị Quyền lực nhân dân trong xã hội
_XHCN được thực hiện thông qua hệ thống chính trị với nguyên tắc thống
_ nhất, không phân chia Hệ thống chính trị với nhà nước là nền tảng và
đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là hạt nhân lãnh đạo, đóng vai trò quyết định trong việc bảo đảm cho quyền lực nhân dân được
thực hiện
Thứ năm, đặc trưng quan trọng khác của hệ thống chính trị XHCN là cả hệ thống cũng như từng bộ phận trong hệ thống không ngừng hoàn thiện và phát triển vì các mục tiêu các giá trị của CNXH, trong đó nỗi bật
nhất là các mục tiêu dân chủ và nhân đạo xã hội chủ nghĩa Mọi chính
sách, mọi cố gắng của đảng cộng sản, của nhà nước, của các tơ chức, đồn thể xã hội, của cả xã hội đều vì hạnh phúc của con người nhằm phục
- Vụ con người - giá trỊ cao nhất trong xã hội
*Vai trò của Đảng cộng sản trong hệ thống chính trị:
Trong hệ thống chính trị của các nước XHCN có thê có nhiều đảng
phái chính trị cùng tồn tại và hoạt động Mỗi đảng phái đóng vai trò nhất định trong đời sống xã hội và giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động luôn luôn giữ vai trò lãnh đạo Dù dưới những tên gọi
khác nhau (Đảng cộng sản, Đảng nhân dân cách mạng, Đảng lao động )
nhưng đảng của giai cấp công nhân luôn là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đại biêu trung thành quyên lợi của giai câp công nhân, nhân
Trang 19
dân lao động và của cá dân tộc Là một bộ phận của hệ thông chính trị,
đáng cộng sản giữ vai trò lãnh đạo cả hệ thống chính trị, trong đó đảng lãnh đạo nhà nước là trực tiếp và chủ yếu nhất Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam Các thế lực thù địch chống
chủ nghĩa xã hội coi khẳng định này là biểu hiện độc đoán, chuyên quyền Tuy nhiên, lịch sử dân tộc Việt Nam cho cho phép khẳng định chính thức
bằng pháp luật vai trò lãnh đạo không thể phủ nhận của Đảng cộng sản
Việt Nam Điều này phù hợp với ý muốn và nguyện vọng của nhân dân Tuy nhiên, cần phải nhận thức đúng đắn vai (rò lãnh đạo của Đảng Đảng - lãnh đạo hệ thống chính trị không có nghĩa là Đảng đứng trên tất cả Là
một tô chức hoạt động trong xã hội, là một đối tượng của quản lý nhà nước, Đảng phải chịu sự tác động của pháp luật, bình đẳng với các bộ
phận cấu thành khác của hệ thống chính trị Hiến pháp 1992 cũng khẳng _ định: Đảng và các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt Nam, Điều lệ
Đảng cộng sản Việt Nam đều nhấn mạnh: Đảng lãnh đạo, tôn trọng và
phát huy vai trò của nhà nước, Mặt trận tô quốc Việt Nam và các đoàn
-_ thể chính trị xã hội; hoạt động trong khuôn khô Hiến pháp và pháp luật
Đảng thực hiện sự lãnh đạo toàn diện đối với Nhà nước trên những lĩnh
vực và những hoạt động của Nhà nước mà Đảng quan tâm như kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, tổ chức cán bộ, hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật, hoạt động tư pháp, v V
Trong hệ thống chính trị Việt Nam, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội không phải là một thực tế lịch sử ngẫu nhiên mà là một thực tế lịch sử có tính quy luật, vì:
Thứ nhất, Đảng cộng sản là lực lượng xã hội tiên tiến nhất được vũ
trang bằng những quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin Chủ nghĩa Mác - Lê nin là hệ thông các quan niệm khoa học giải thích các: -
Trang 20hiện tượng tư nhiên, xã hội cũng như quy luat ton tai va phat trién cua
chúng Do ra đời trong hoàn cảnh lịch sử cách đây hơn một thé kỷ, một số
luận điểm nhất định của học thuyết không còn phù hợp với hoàn cảnh
hiện nay song nhìn chung, học thuyết Mác - Lê nin vẫn giữ vững giá trị - khoa học chân chính của nó Với những tri thức khoa học này, Đảng cộng _
sản Việt Nam có thể vạch ra chiến lược, chính sách phát triển xã hội phù
hợp với quy luật, có sức thuyết phục, động viên lớn đồng thời có khả
năng biến các chiến lược, các chủ trương, chính sách của mình thành hiện
thực
Thứ hai, bằng thực tiễn đấu tranh kiên cường của mình, bằng những
hy sinh, công hiến lớn lao cho dân tộc, Đảng cộng sản Việt Nam chiếm
được lòng tin của đại đa số quần chúng nhân dân Chính lòng tin này đã
làm cho vai trò lãnh đạo của Đảng không mang dấu ấn của sự áp đặt đối
với quần chúng Vì vậy, sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị có cơ sở về tình cảm, tinh thần hết sức quan trọng mà ít có tổ chức hay
phong trào xã hội nào có được
Thứ ba, là một chính đảng kiên trì đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng,
chống chủ nghĩa đề quốc, chủ nghĩa thực dân cũ, thực dân mới, Đảng
cộng sản Việt Nam đã tạo được uy tín quốc tế lớn cũng như tình đoàn kết và sự giúp đỡ từ phía phong trảo cộng sản và công nhân quốc tế Điều này
cũng có tác dụng lớn đối với việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Dang cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị trong nước
Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo hệ thống chính trị một cách toàn
diện Tuy nhiên, tính toàn điện này hoàn toàn không có nghĩa là Đảng quyết định tất cả, làm thay tất cả những công việc của các bộ phận cầu
thành khác của hệ thống chính trị Cách hiểu vai trò lãnh đạo của Đảng
không đúng sẽ dẫn Đảng tới sự bao biện, làm thay và cuối cùng sẽ làm
Trang 21
Dang lãnh đạo Nhà nước và xã hội dưới nhiều hình thức phương
pháp khác nhau tùy thuộc vảo tính chất và đặc điểm của mỗi lĩnh vực đời sống xã hội hay hoạt động nhà nước và xã hội mà Đảng quan tâm Sự
lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội được thực hiện dưới những hình thức sau đây: - S SỐ
Một là, Đảng hoạch định chiến lược và những mục tiêu cơ bản,
những đường lối phát triển kinh tế, chính trị cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Việc hoạch định chiến lược, đường lỗi phát triển kinh tế, chính trị, xã hội lả hình thức lãnh đạo quan trọng nhất, thể hiện rÕ nhất vai trò lãnh đạo của Đảng Uy tín của Đảng phụ thuộc rất nhiều vào hình thức này Thực tiễn phát triển đất nước ta trong mấy chục năm qua
đã cho thấy tác dụng to lớn của những đường lối, chính sách đúng đắn,
nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ xâm lược Chiến lược đổi
mới cũng thể hiện rõ vai trò to lớn của Đảng trong việc lãnh đạo đất nước
và xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về vai trò lãnh đạo của Đảng
cũng đã chỉ rõ: Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quân chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của
Đảng thì Đảng mới giành được vị trí lãnh đạo
Hai là, Đảng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có pham chất, có năng lực để giới thiệu vào các cương vị quan trọng của nhà nước Việc giới thiệu các cán bộ của Đảng vào vị trí như vậy phải được tiến hành thông qua sự tín nhiệm của Nhà nước, của quần chúng Đảng không áp đặt các tổ chức, cơ quan nhà nước phải chấp nhận người mình giới thiệu Chỉ trên cơ sở đó, Đảng mới thực sự lãnh đạo được hệ thống chính trị thông qua công tác
cán bộ
Ba là, Đảng kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, đường lỗi của Đảng thông qua hệ thống các biện pháp và phương tiện khác nhau Thông qua công tác kiểm tra, Đảng kịp thời phát hiện những sai lâm, những
thiếu sót trong các chủ trương, chính sách do mình đê ra, khắc phục
Trang 22chung dé hoan thiện hơn nữa vai trò lãnh đạo Công tác kiểm tra của
Đảng phải được tiến hành theo những nguyên tắc của tổ chức Đảng trên cơ sở tôn trọng quyền hạn và chức năng quản lý của nhà nước
Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhả nước và xa hội được thực hiện
thông qua các tổ chức cơ sở của Đảng được thành lập trong các cơ quan
nhà nước và các đảng viên làm việc trong bộ máy nhà nước, đặc biệt là
những đảng viên đang giữ những cương vị quan trọng trong đó
Một nét đặc trưng trong vai trò lãnh đạo của Đảng là phương pháp lãnh đạo VỊ Lé nin da khang định: “Nhà nước là lĩnh vực thực hành cưỡng bức Chỉ có điên rô mởi từ bỏ cưỡng búc, nhất là trong thời đại chuyên chính vô sản Dùng “mệnh lệnh hành chính '` và đứng trên quan điểm hành chính đề giải quyết vấn đè ở đây là tuyệt đối cân thiết Đảng là đội tiền phong của giai cáp vô sản, đội tiên phong trực tiếp nắm chính quyên, đó là người lãnh đạo Khai trừ ra khỏi đảng chứ không phải cưỡng bức, chính là phương pháp hành động đặc biệt đối với đội tiên phong để làm cho đội đó được trong sạch và rèn luyện nó “
Đáng là tổ chức chính trị, phương pháp lãnh đạo của Đảng không phải là phương pháp hành chính Phương pháp lãnh đạo của Đảng là giáo dục, thuyết phục và nêu gương Trong thực tiễn đấu tranh và xây dựng đất nước mấy chục năm qua từ khi Đảng được thành lập, những tắm gương hy sinh cao cả của các Đảng viên đã làm cho nhân dân thực sự tin vào Đảng, vào lý trởng XHCN Khi nói về phương pháp lãnh đạo của Dang, V.I Lê nin vạch rõ: “7 cho mình là tiên phong, là đội tiên phong thì khong du ma con phai hanh động sao cho tat ca các đội khác nhận thấy rõ và bắt buộc phải thừa nhận chúng ta đi tiên phong mới được "> Vi thé, ở khía cạnh này, việc củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng cũng đồng nghĩa với việc hoàn thiện phương pháp lãnh đạo, nâng cao tính gương mẫu, tiên
> V.I Lénin Toản tập, tập 42, Bán tiếng Việt, Nxb Tiến bộ, M 1977, tr.369 1 V.I Lê nin Toàn tập, Tập 6, Bản tiếng Việt, Nxb Tiền bộ, M.1975, tr.107
Trang 23
phong của đảng viên “Đảng đã ra đường lỗi, chính sách xây dựng và bảo
vệ đất HƯỚC; HẾM vững tổ chúc và cán bộ để đảm bảo thực hiện có kết
quả đường lôi chính sách của Đảng Đảng lãnh đạo theo nguyên tắc tập - trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, lãnh đạo thông qua tổ chức Đảng chứ không chỉ thông qua đảng viên, lãnh đạo bằng quyết
định của tập thé va bang cách theo đỗi, cho ý kiến chỉ đạo, kiểm tra việc _thực hiện, khuyến khích những mặt lỐI, uốn nắn những lệch lạc nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò và hiệu lực của nhà nước chứ không điều hành
thay Nhà nước” -
Nhà nước XHCN - tổ chức quyền lực chính trị của nhân dân lao động luôn ghi nhận và chịu sự lãnh đạo của đảng cộng sản Là người tô
- chức và thực hiện đường lối chính sách của đảng, nhà nước XHCN
thường xuyên phải thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng thành pháp
luật, thành những chính sách, quy định cụ thể và tô chức thực hiện Có thể
nói nhà nước XHCN là tổ chức có vai trò chủ yếu trong việc hiện thực hóa đường lối chính sách của Đảng Đông thời, thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua thực hiện đường lối chính sách của Đảng, nhà nước kiểm
kiệm tính đúng đắn, sự phù hợp của những đường lỗi chính sách đó Từ
đó, nhà nước góp ý với đảng trong việc đề ra hoặc điều chỉnh đường lối,
chính sách cho phù hợp
Với chức năng quản lý toàn diện các mặt hoạt động của xã hội, nhà nước thực hiện việc quân lý các tổ chức đáng, kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật của các tổ chức đáng và cá nhân đảng viên Nhà nước
XHCN tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức đảng hoạt động Nhà
nước XHCN thường xuyên ủng hộ, giúp đỡ về vật chất cũng như vẻ tỉnh thần đối với hoạt động của các tổ chức đảng các cấp
Trong hệ thống chính trị XHCN, quan hệ giữa Đảng và Nhà nước luôn dựa trên cơ sở các nguyên tắc của nên dân chủ XHCN
* Đỗ Mười: ĐẦy mạnh sự nghiệp đổi mới vì CNXH Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, tr.58,
Trang 24
Tổ chức chính trị - xã hội là một tập hợp quan chúng nhân dân liên
kết theo nguyên tắc tự nguyện tham gia và tự quản lý, được thành lập nhằm đáp ứng những lợi ích của các thành viên
Việc thành lập các tố chức chính trị - xã hội trong xã hội XHCN có
mục đích và ý nghĩa rat to lớn, Các tổ chức chính trị - xã hội này là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi phối hợp thống nhất hành động của các tầng lớp nhân dân, phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân tăng
cường sự nhất trí về chính trị, tỉnh thần trong nhân dân Các tô chức chính
trị xã hội tham gia xây dựng và củng cố chính quyên nhân dân, củng với
đảng và nhà nước chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tham
gia thực hiện và giám sát thực hiện dân chủ XHCN, thực hiện Hiến pháp,
pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng,
an ninh, đối ngoại góp phần tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa dang, nhà nước với nhân dân
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, mạng lưới các tô chức xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa cũng như ở đất nước ta phát triển mạnh mẽ cá về SỐ lượng và chất lượng và rất đa dạng về các loại hình tổ chức, hoạt động
Các đoàn thể quần chúng được thành lập và hoạt động theo những
mục tiêu cụ thể và liên kết những thành viên cơ cùng những điều kiện giống nhau hoặc về giới tính (hội phụ nữ) hay về tuổi tác (hội phụ lão)
hoặc nghề nghiệp (hội nhà báo, hội luật gia )v v Chính sự thống nhất
này tạo nên sự đoàn kết chặt chẽ giữa các thành viên, tăng cường vai trò
của các tô chức xã hội, đoàn thể quân chúng
Trong xã hội XHCN, các tô chức xã hội, đoàn thể nhân dân tuy hoạt
động vì những mục tiêu khác nhau song đều có những điểm giống nhau: Một là, quan hệ giữa tô chức và hội viên được xây dựng hoàn toàn trên nguyên tắc tự nguyện Không một cơ quan nhà nước nào được áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính trong quan hệ tổ chức và hội
Trang 25viên Nói cách khác, quan hệ ở đây được xây dựng trên cơ sở giáo dục, -
thuyết phục sự trung thành của thành viên đối với tổ chức
Hai là, các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng vừa là những
người đại diện, vừa là người bảo vệ lợi ích của các thành vién: trong
: a
những quan hệ xã hội nhất định
Ba là, có những hình thức hoạt động tương đối thống nhất như: tham gia thành lập các cơ quan nhà nước và tham gia giám sát hoạt động của
chúng; Giáo dục hội viên tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước,
đường lỗi, chủ trương của Đảng; Tham gia vào việc quyết định các vẫn đề
chính tị quan trọng của đắt nưỚc 7 7
Bốn là, các tổ chức xã hội, đoàn thể nhân dân hoạt động dựa trên cơ
sở pháp luật, các quy chế, điều lệ do chính tổ chức ban hành Các điều lệ, quy chế có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh quan hệ giữa các thành viên với nhau, giữa thành viên và tổ chức
Trong hệ thống chính trị Việt Nam, giữa Đảng và các tổ chức chính trị xã hội có mỗi quan hệ mật thiết Mỗi quan hệ này tổn tại ngay cả khi Đảng chưa nắm chính quyền Trong thời kỳ đấu tranh bí mật, Đảng van luôn giữ mối liên hệ với tổ chức xã hội, quần chúng và lãnh đạo các tổ chức này đánh đuổi thực dân phong kiến, giành độc lập Ngày nay, trong điều kiện mới, với tư cách là lực lượng lãnh đạo, Đảng cộng sản Việt Nam xây dựng mối quan hệ với các tô chức chính trị xã hội trên cơ sở -_ pỉnh đẳng, tôn trọng lẫn nhau, phần đầu vì lợi ích chung của cả dân tộc
Đảng lãnh đạo các tổ chức xã hội bằng các phương pháp truyền thống của mình Đảng không đặt mình lên trên các tổ chức chính trị xã hội và cũng không can thiệp vào công việc của các tô chức đó Bằng uy tín và khả năng vận động quản chúng của mình, các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, động viên các thành viên của mình và nhân dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách đó Các tổ chức
chính trị xã hội cũng giúp Đảng giám sát hoạt động của các dang viên,
21
Trang 26giới thiệu các thành viên gương rnẫu của mình để bổ sung cho đội ngũ của Đảng Trong điều kiện của việc chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, tầm quan trọng của mối liên hệ giữa Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội càng trở nên quan trọng hơn
Trong hệ thống chính trị XHCN, giữa nhà nước và các tổ chức xã hội
luôn có sự hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau Trong việc thành lập các cơ
quan nhà nước, các tô chức xã hội tham gia giới thiệu, dé ctr va bau ctr dai
biểu nhân dân vào các cơ quan quyên lực nhà nước Nhà nước XHCN cho
phép các tổ chức được thành lập hoặc thừa nhận sự tôn tại vả hoạt động
của chúng, khuyến khích, tạo điều kiện cho việc thành lập các tổ chức xã
hội trong cơ quan nhà nước
— Nhà nước và các tổ chức xã hội còn thực hiện sự kiểm tra giám sát lẫn nhau trong việc thực hiện pháp luật và đường lối chính sách của Đảng
Các tô chức xã hội luôn thực hiện sự kiểm tra, giám sát hoạt động của các
cơ quan nhà nước, các đại biểu dân cử, các công chức nhà nước trong việc tuân theo pháp luật và đường lối chính sách của Đảng
* Vị trí vai trò của hệ thống chính trị đối với sự phát triển xã hội và
công tác xây dựng Đảng chính quyên
Lê nin và CN Mác - Lênin về sự tác động trở lại về chính trị đối với
kinh tế “chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế Chính trị không thể 'không ưu tiên so với kinh tế Đảng cộng sản cầm quyền thì phải lãnh đạo Nhà nước, thông qua Nhà nước để phát triển kinh tế, đây !ä tiền đề giải quyết vấn đề kinh tế, giải quyết vẫn đề kinh tế phải nhằm góp phần quan trọng củng cố và duy trì quyền lực chính trị; Đảng phải bảo đảm tính định
hướng chính trị đối với quá trình kinh tế - xã hội; phát triển kinh tế phát
xuất phát từ lợi ích nhân dân vì lợi ích của nhân dân nếu không quán triệt tốt việc đó trong quá trình lãnh đạo có thể sẽ gây nên những phức tạp khó
lường về chính trị Nhà nước quan điểm chính trị khoa học đem lại khả
Trang 27See
quan điểm chính trị - khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho việc vẫn dụng tổng hợp cho kinh tế - xã hội, tạo một số điều kiện thuận lợi dé tác động
các quy luật đó, hạn chế tác động tiêu cực ở các quy luật khác Tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội phát triển
Đảng lãnh đạo đời sống chính trị nhưng Đảng lại là một bộ phận của
đời sống chính trị với tư cách hệ thống chính trị: Đảng đề ra đường lối,
chú trương, chính sách, xây dựng bộ máy chỉnh trị định hướng nội dung
và phương thức hoạt động: Hệ thống chính trị với tư cách đối tượng của
Đảng sẽ là nơi tổ chức tiến hảnh thực hiện, kiêm kiệm và khăng định tính đúng đắn của chủ trương, đường lối, chính sách đóng góp nhiều ý kiến
có giá trị để Đảng sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh thêm đường lối, chủ
trương, chính sách và đề ra chủ trương chính sách mới đúng đắn hơn, phù
hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho Đảng: Đóng góp ý kiến về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giám
sát hoạt động của cán bộ đảng viên, phản biện về đường lối, chủ trương,
chính sách và quyết định về lãnh đạo thực tiễn của Đảng: Các Tổ chức chính trị - xã hội là người giáo dục, bồi dưỡng các đảng viên, hội viên ưu tú để giới thiệu cho Đảng, để Đảng giáo dục kết nạp họ vào Đảng để bỏ
sung cho Đảng nguồn nhân lực và tố chất mới đảm bảo sự vận động và
phát triển liên tục của Đảng và trẻ hóa Đảng
1.5 Đặc điểm lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam cầm
quyền:
1.5.1 Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam:
Đây là đặc điểm nỗi bật nhất, bao trùm nhất, chỉ phối toàn bộ sự lãnh
đạo của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay Khác với nhiều đảng cộng sản cằm quyên trên thế giới, ngay từ khi ra đời và trong suốt quá
Trang 28cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Ở-
- Việt Nam hiện nay không cớ cơ sở để hình thành cơ chế đa nguyên chính
_trị, đa đảng đối lập Điều khẳng định đó có cơ sở lý luận và thực tiễn
vững chắc Vai trò lãnh đạo của Đảng ta đã được ghi trong Hiến pháp và được thừa nhận trong thực tế |
Là Đảng duy nhất cầm quyền, Đảng ta lãnh đạo mọi mat quá trinh
phát triển của tất cá các lĩnh vực trong đời sống xã hội nước ta; lãnh đạo
tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị
Một đáng duy nhất lãnh đạo là một thuận lợi rất cơ bán, nhưng đồng thời cũng đặt ra cho Đảng những trách nhiệm nặng nề
Là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị, Đảng lãnh đạo các tổ chức
_trong hệ thống đó Đảng đặc biệt chăm lo xây dựng và lãnh đạo Nhà
nước, phát huy quyền lực và hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo đảm cho
Nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân, thực hiện đầy đủ quyền lực,
y chi va lợi ích của nhân dân Đảng phải chăm lo xây dựng va phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, để các tổ chức nảy luôn xứng đáng là lực lượng hậu thuẫn đáng tin cậy của Đảng, là người đại diện, bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân cá về chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội; thu hút đông đảo quần chúng nhân dân hăng hái tham
gia hoạt động sáng tạo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng và giám sát chính quyền, dũng cảm và chân thành chỉ ra những sai sót, khuyết điểm trong đội ngũ cán bộ, trong hoạt động của các tổ chức đảng, trong việc quản lý điều hành của chính quyên các cấp
Là đảng duy nhất lãnh đạo toàn bộ xã hội, chịu trách nhiệm trước
dân tộc về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quan hệ quốc
tế, về sự tồn vong và phát triển của Tổ quốc Việt Nam Từ lợi ích tối cao
của toản ciân tộc, của Tổ quốc, đến lợi ích thiết thân hàng ngày của mối
người dân Đảng đều có trách nhiệm phải chăm lo, bảo vệ Tô chức, quản
Trang 29
lý xã hội, đó là chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước nhưng nếu Nhà nước quản lý kém, có sai lầm thì Đảng cũng phải chịu trách nhiệm Vai trò, uy -
tín của Đảng gắn liền với hiệu quá quản lý của Nhà nước Đó cũng là mục '
đích phan dau của Dang, la ly do tôn tại của Đảng, là trách nhiệm lịch sử
vẻ vang mà nhân dân tin tưởng và giao phó cho Đảng
Là đảng duy nhất lãnh đạo xã hội, nếu Đảng không khơi dậy được ý
thức làm chủ, không xây dựng được cơ chế dân chú, phát huy tiềm năng - sáng tạo của cán bộ, đảng viên và nhân dân; không biết làm giàu trí tuệ _ của minh bảng những sáng kiến của nhân dân, tổng kết thực tiến từ cơ sở và tiếp thu những tinh hoa trí tuệ của dân tộc và thời đại thì rất đễ phạm
sai lầm chủ quan, duy ý chí trong việc đề ra đường lỗi, chủ trương, dễ trở
thành quan liêu, xa rời thực tế, xa rời cuộc sống
La dang duy nhất lãnh đạo chính quyền, Đảng dễ rơi vao tinh trang lộng quyền, lạm quyên, lan át hoặc bao biện, làm thay chính quyên Nguy
cơ lộng quyền, lạm quyền không phải bắt nguồn từ bản chất của Đảng
cộng sản cầm quyên, mà nó dễ náy sinh trong điều kiện Đảng được nhân
dân ủy quyền lãnh đạo toàn xã hội
Cùng với nguy cơ lộng quyền, lạm quyền là hiện tượng đặc quyền, đặc lợi Sự đặc quyền, đặc lợi của một đảng duy nhất cầm quyên không chỉ biểu hiện trong lĩnh vực kinh tế, trong phân phối lợi ích, trong các chế
độ đãi ngộ, mà đặc quyển cả trong xây dựng tô chức, sắp xếp, bồ trí cán
bộ
Quyết định đúng hay không đúng của một Đảng lãnh đạo liên quan đến sự mất còn không chỉ của bản thân Đảng mà liên quan đến sự mất còn của cả Nhà nước và chế độ Vì vậy, đòi hỏi khách quan déi voi Đảng-
nhất là cấp ủy đảng các cấp — là phải xây dựng cơ chế lãnh đạo các lĩnh
vực một cách dân chủ, có quy trình, quy chế làm việc khoa học, bảo đảm đúng vai trò chức năng lãnh đạo và giải quyết đúng mối quan hệ với các tổ chức khác trong hệ thông chính trị
25
Trang 30
La dang duy nhất năm chính quyền, những người giữ vị trí lãnh đạo có chức, có quyền thường là đảng viên, do đó những phần tử cơ hội tất
muôn luôn lọt chui vào Đảng; hiện tượng tham nhũng, hồi lộ và sự thoái -
hóa, biến chất trong cán bộ, đảng viên cũng dễ xảy ra Chính vì vậy, ngay sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn cán bộ, đảng viên không được “lên mặt làm quan cách mạng” không được
“cậy the” lam can với dân; không được “tư túi, kéo bè kéo cánh”, ăn tiêu
xa xỉ, “lây của công làm của tư” Người chỉ rõ: tham nhũng, hối lộ là “một thứ giặc ở trong lòng”, lä “đồng minh của bọn Việt gian bán nước”
Những nguy cơ của Đảng cẦm quyền có được dé phòng, ngăn ngừa và khắc phục triệt để, thì uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng mới được phát huy và mối quan hệ truyền thống gắn bó giữa Đảng với dân được củng cố 1.5.2 Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng nước ta trong giai doan đầu của công cuộc xây dựng đất nước khi đất nước vừa thống nhất
Đảng có bề dày trí thức và kinh nghiệm lãnh đạo chiến tranh cách
mạng, nhưng còn ít tri thức và kinh nghiệm lãnh đạo các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế Đảng ta trưởng thành từ trong đấu tranh cách mạng, có tri thức sâu rộng và năm vững những quy luật của chiến tranh cách mạng, có bề dảy kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi tiềm lực và phát huy mọi sức mạnh đề giành thắng lợi trong chiến tranh Bước vào giai
đoạn mới, Đảng có nhiều thế mạnh: sự từng trải qua rèn luyện, thử thách
trong chiến tranh cách mạng; bản lĩnh chính trị vững vàng và sự nhạy bén, sáng suốt trước những bước ngoặt của cách mạng, trong những tình -_ huống hiểm nghèo của đất nước, có truyền thống đoàn kết, thống nhất
trong Đảng và sự đoàn kết giữa Đảng với nhân dân Đó là những yếu tố
rất quan trọng để Đảng ta đứng vững và phát huy vai trò lãnh đạo trong giai đoạn mới
Trang 31Tuy nhién, trong diéu kién mdi, những quan hệ kinh tế-xã hội diễn ra - hàng ngày, hết sức phức tạp và đa dạng, đặt ra hàng loạt yêu cầu mới đối
với Đảng Trong khi đó, nhiều cán bộ đảng viên, nhất là lực lượng lãnh
đạo chủ chốt của Đảng được trưởng thành trong chiến tranh, quen với
cách nghĩ, cách làm cũ, bước vào giai đoạn mới lúc đầu khó tranh khỏi bỡ
ngỡ, lúng túng Ngay những lĩnh vực quen thuộc như quốc phòng, đối ngoại hiện nay cũng có những nội dung, đòi hỏi phải có phương thức lãnh
đạo trước đây Vì vậy, việc đào tạo mới và đào tạo lại, nâng cao trình độ,
tri thức, trang bị những kiến thức về quán lý kinh tế, quản lý xã hội, đối mới tư duy, đổi mới phương thức lãnh đạo và phong cách làm việc yêu cầu khách quan và cấp bách đối với Đảng ta Thực tế của những năm
1976-1980 đã giúp chúng ta thâm thía lợi dạy của Lênin: một giai đoạn
mới giành được chính quyền, nhất là ở một nước lạc hậu, bị chiến tranh
tàn phá, phải mất rất nhiều tháng, nhiều năm mới làm quen được với tình
hình mới, vượt qua những sự chan chi, do du, bo ngỡ, mới đào tạo được
những người quản lý mình, mới tây trừ được những nến nghĩ và thói quen cũ Đảng cần đặc biệt đề phòng khuynh hướng bảo thủ, cố bám giữ những kiến thức, kinh nghiệm cũ, giáo điều, máy móc hoặc chủ quan, làm
bừa, làm âu, áp đặt ý kiến coi thường dân chủ, mệnh lệnh bành chính,
hoặc ngược lại là hiện tượng thụ động, chỉ biết phục tùng, né tránh khó
khăn Tất cả những hiện tượng đó đều trái với bản chất của một đảng cách mạng chân chính và đều làm cản trở sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới
Do hoàn cảnh chiến tranh, đội ngũ cán bộ của Đảng ta được đào tạo và trưởng thành từ nhiều nguồn (ở trong nước hoặc ngoài nước, từ cơ sở, trên chiến trường hoặc qua nhà trường, qua lao động sản xuất ) do đó,
kinh nghiệm chính trị, trình độ nhận thức, năng lực lãnh đạo, quản lý,
thường không đồng đều nên thường có nhiều ý kiến khác nhau khi bản bạc giải quyêt một công việc nảo đó Cũng do hoàn cảnh chiên tranh
27
Trang 32
chúng ta buộc phải thực hiện chế độ tập trung nghiêm ngặt của thời chiến “Dấu ấn” của việc đó còn ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo, quản lý - của đội ngũ cán bộ hiện nay, đó là những điều trong quá trình lãnh đạo, ~
Đảng cần chú ý khắc phục
1.5.3 Đảng lãnh đạo cách mạng nước ta trong điều kiện đang xây dựng nền kinh tẾ thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
eho ake
thông qua đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và ngày càng thâm nhập sâu
sắc vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Đường lỗi đã được cụ thể hóa |
và phát triển qua các Đại hội và Đảng ta đã đạt được những bước tiễn rõ rệt về nhận thức, tư duy lý luận ở Đại hội IX (2001) Hơn 20 năm đổi mới vừa qua là một khoảng thời gian rất quan trọng để kiểm nghiệm đánh giá
tác dụng, hiệu quả của những quyết sách, việc thực thi các quyết sách đó nhìn từ góc độ lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự tham gia vào các hoạt động đôi mới cũng làm xuất hiện nhiều vấn đề và tình huống mới, đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện đường lối, cơ chế cbính sách, tăng cường pháp luật, ký luật và kỷ cương
xã hội
Hai nhân tế nổi bật mà thực chất là hai quá trình tác động đồng thời
vào xã hội ta trong đổi mới là kinh tế thị trường và dân chủ hóa, lẽ đương nhiên đo là kinh tế thị trường định hướng XHCN và dân chủ hóa theo mục tiêu XHCN, trong một thể chế chính trị nhất nguyên và một Đảng cầm quyển (Đảng Cộng sản) chứ không phải kinh tế thị trường tự do (chủ nghĩa tư bản), thị trường xã hội (chú nghĩa xã hội dân chủ)và mô hình chih trị đa nguyên, đa dảng và nhà nước tam quyền phân lập trọng chủ nghĩa tư bản Hai nhân tố hay hai quá trình này không biệt lập, tách rời nhau mà thống nhất và thúc đây lẫn nhau Chúng như hai mặt của cùng
một vấn đề Đó là kinh tế và chính trị tác động vào phát triển xã hội Đây
Trang 33tách rời môi trường xã hội và sự chế ước của thể chế chính trị, thậm chí văn hóa, nhất là văn hóa sản xuất kinh doanh cũng tham dự ngày càng nhiều hơn vào kinh tế thị trường Cũng như vậy dân chủ hóa không chỉ
đơn thuần diễn ra trong lĩnh vực chính trị mà còn diễn ra trong kinh té, văn hóa và mọi lĩnh vực, mọi quan hệ tổ chức và con người trong đời
sống xã hội
_ Để nhận diện tác động của kinh tế thị trường và những vấn đề dặt ra
đối với sự lãnh đạo của Đảng, trước hết cần giải quyết một vấn đề lý luận chưa được nhận thức thấu đáo, chưa được quan tâm đúng mức cả trong lý luận cũng như chỉ đạo thực tiễn, nhất là lãnh đạo và quản lý ở nước ta Đó
là mối quan hệ giữa kinh tế thị trường dân chủ và dân chủ hóa Cho đến
nay, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, dân cư chủ yêu vẫn là nông dân về căn bản chưa qua đào tạo nghề, trình độ dân trí thấp, ánh hưởng của chủ nghĩa kinh nghiệm của tâm lý nông dân còn nặng nề Hạn chế này không chỉ dừng lại ở nông dân mà còn ảnh hưởng tiêu cực vào các tầng lớp xã hội, kê cả giai cấp công nhân, trí thức vào cung cách lãnh đạo, quản lý, vào hoạt động của các tổ chức, thể chế chính trị xã hội, kể cả
Đảng, Nhà nước và Cơng đồn
Trong khi các nước đã có nền kinh tế thị trường từ nhiều thập kỷ, có
khi hàng thế kỷ thì nước ta mới chỉ làm quen với kinh tế thị trường
khoảng vài chục năm trở lại đây Với kinh tế thị trường, nước ta là nước đi sau và đến ruộn Chúng ta càng không có hoàn cảnh và điều kiện để qua trường học của dân chủ, dù là dân chủ tư sản và pháp luật, pháp quyền tư sản Hiện nay, nước ta đang ở trạng thái quá độ với nền kinh tế chuyển đổi đồng thời với chuyển đổi cả mô hình phát triển, trong khi thế
giới đã bước vào xu hướng toàn câu hóa, hội nhập, xã hội thong tin, cong
nghệ cao và kinh tế tri thức Trình độ và nhịp độ phát triển của xã hội hiện
đại đang luôn luôn đặt chúng ta trước những sức ép, những thách thức to
Trang 34trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là
việc mới mẻ Điều đó đặt ra cho Đảng và nhân dân ta nhiều khó khăn, ` phức tạp Khó khăn và phức tạp ấy tăng lên vì nước ta đi lên chủ nghĩa xã: hội từ một nền sản xuất nhỏ, lại trải qua nhiều năm bị chiến tranh tản phá
nặng nẻ, đời sống nhân dân có nhiều khó khăn Vì thế chúng ta không
tránh khỏi khó khăn về thiếu cơ sở vật chất- kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm
_ quản lý, trình độ tô chức non kém, trình độ khoa học kỹ thuật thấp kém,
thiếu cán bộ khoa học đầu ngành, có tầm cỡ trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội Đó là những khó khăn, trở ngại trong quá trình xác định và thực hiện nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng Mặt khác, nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường cùng chính sách mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế đễ nảy sinh những tiêu cực ảnh hướng tới lý tưởng tốt đẹp của Đảng và nhân dân ta
Trong cơ chế thị trường, nếu không có sự quản lý chặt chẽ, kịp thời,
không có giải pháp điều tiết hữu hiệu thì nền kinh tế có thể bị chệch
hướng, một bộ phận nhân dân giàu lên nhanh chóng, đây nhanh sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn giữa các giai tầng trong xã hội Tình hình đó đặt ra rất nhiều vấn đề đòi hỏi Đảng ta phải quan tâm giải quyết về cả phương diện lý luận và thực tiễn Duy trì và phát triển các thành phân kinh tế trong cơ chế thị trường sao cho không làm mắt đi tính ưư việt của chủ nghĩa xã hội, không dẫn tới đảo lộn về chính trị, không làm xói mòn, biến dạng phẩm giá, đạo đức, lối sống, bản sắc văn hóa và con người Việt
Nam
_ Trên thực tế, bên cạnh những thành tựu và ưu điểm do sự nghiệp đổi mới đem lại, đã xuất hiện không ít những khuynh hướng tiêu cực trên nhiều phương diện rất đáng quan tâm, đó là khuynh hướng: chạy theo đồng tiền Hệ quả của khuynh hướng này làm thay đổi quan niệm về thang giá trị trong xã hội; phẩm chất đạo đức, lòng trung thành, đức hy sinh tận tụy, tính nhân văn của nhiều người Ngay trong đánh giá tư cách
Trang 35
đảng viên hiện nay cũng không ít người đơn giản cho rằng: người đảng - viên tiền phong gương mẫu trong cơ chế thị trường là người biết làm giàu, rằng không giàu thì không thể lãnh đạo được(?!) mà không cầm xem xét: làm giàu từ đâu và bằng cách nào, làm giàu với mục đích gì? Đúng là đảng viên hiện nay phải biết làm giàu, nhưng không thể chấp nhận' “làm
giàu bằng mọi giá”, không thể vì “được” kinh tế mà để “mất” cán bộ đảng
viên, bán rẻ cả đạo đức, lương tâm, danh dự, phẩm giá của người đảng
viên, truyền thống nhân văn của dân tộc Không phải cứ giàu là có công "bảng, có văn minh; giàu không hắn đã có văn hóa; giàu không phải là
thước do duy nhật dé đánh giá giá trị văn hóa của một dân tộc, một chế độ
xã hội mới Bởi vậy, Đảng ta nhắc nhở mọi tổ chức đáng và cấp ủy Đảng các cấp cần lãnh đạo, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ, đảng viên, nhân dân làm giàu chính đáng Nhưng, làm giàu phải từ sản xuất, bằng phát
triển sản xuất, kinh doanh, đúng pháp luật của Nhà nước, theo lập trường
chân chính của Đảng, đúng mục đích của Nhà nước XHCN
Mô hình kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường là
mô hình kinh tế phổ biến trong thế giới tư bản Nhưng, mô hình kinh tế
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế mới ở nước ta Đặc điểm này đặt ra cho Đảng ta nhiệm vụ phải vừa làm tổng kết, rút kinh nghiệm để tìm ra những giải pháp và bước đi thích hợp, đạt hiệu quả cao trong lãnh đạo
Những mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động vào xã hội là
những mâu thuẫn cần phải khắc phục giữa phát triển nền kinh tế với xây dựng dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng đạo đức lỗi sống và đời sống văn hóa tinh thần nói chung theo các định hướng và chuẩn
mực của công bằng xã hội, của tiến bộ và văn minh Nó đặt ra hàng loạt
Trang 36Thứ nhất, đi vào kinh tế thị trường, Đảng Cộng sản với tư cách là chủ thể lãnh đạo xã hội, lãnh đạo Nhà nước và dẫn dắt cả dân tộc tới phát
triển phải có sự phát triển vượt bậc về năng lực trí tuệ, biểu hiện ở trình -
độ lý luận và tư duy lý luận khoa học cùng với một bản lĩnh chính tri cao
Day la tiém lực tư tưởng lý luận chính trị của Đảng, kết tỉnh được Sức mạnh của giai cấp công nhân, sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại Đi
vào kinh tế thị trường Đảng không chí cần trang bị cho mình những tri
thức lý luận mà còn phải đủ sức nắm bắt những tri thức kinh tế và quản lý
kinh tế nữa, phải sớm cỏ sự đầu tư và những nghiên cứu chiến lược, đồng thời thực sự coi giáo dục đảo tạo, khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu và phải thực hiện bằng được quốc sách đó Bởi vì đó là chìa khóa của
sự phát triển, là giải pháp để xây dựng xã hội học tập và xã hội lao động
Đó là nhân tố đảm bảo cho Đảng lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới kinh tế thị trường, dân chủ hóa, mở cửa, hội nhập quốc tế và giữ vững
định hướng XHCN của phát triển
Thứ hai, Đảng cầm quyền chỉ mạnh khi Nhà nước do Đảng lãnh đạo là một nhà nước mạnh, có thực lực và thực quyền Đảng trong sạch vững mạnh nếu Nhà nước với một bộ phận lớn công chức Nhà nước là đáng
viên của Đảng, phải là một Nhà nước trong sạch, đủ sức tự bảo vệ trước sự xâm nhập của quan liêu, tham nhũng, sự thoái hóa, biến chất Do đỏ,
xây dựng nền dân chủ, thực hiện dân chủ và xây dựng nhà nước pháp
` A
quyên là một trọng điểm trong lãnh đạo chính trị của Đảng
Thứ ba, Đảng lãnh đạo xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường đòi
hỏi phải lãnh đạo thành công đồng thời hai quá trình: đổi mới kinh tế và
đổi mới chính trị Đổi mới Đảng để đổi mới xã hội, Đó là đối mới nội
dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trân và các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị, đặc biệt đối với công đoàn có một tầm quan trọng sống còn, bởi vì nó gắn với chiến lược xây dựng giai cấp công nhân, thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cap công nhân
Trang 37Không thể có một Dang cầm quyền mạnh giữ vai trò lãnh đạo mà giai cấp ~ công nhân và tổ chức cơng đồn lại yếu kém, Những mắt khâu: giai cấp công nhân, cơng đồn, liên minh công - nông - trí thức mà yếu kém là tổn thương ngay đến sức sống của Đảng, là thách thức trực tiếp đối VỚI CƠ
sở xã hội quan trọng bậc nhất của Đảng, của Nhà nước và củ chế độ `
Thứ tư, trong điều kiện kinh tế thị trường và dân chủ hóa, pháp chế
hóa xã hội, Đáng phải chủ động đổi mới phương pháp phong cách lãnh đạo cho phù hợp với yêu cầu dân chủ, pháp quyền, phải tôn trọng luật pháp, hoạt động phù hợp với luật và trong khuôn khổ của pháp luật |
Thứ năm, xây dựng Đảng một cách toản diện, từ cơ sở Mẫu chốt của vẫn đề là công tác tổ chức và cán bộ, là kiểm tra cán bộ, thực hành phương thức lãnh đạo bằng sự gương mẫu của cán bộ đảng viên, bằng sức mạng nêu gương, thuyết phục dân, bằng văn hóa chính trị mà hạt nhân lả văn hóa Dang cầm quyền Dựa vào dân mà xây dựng Đảng, tồn Đảng làm cơng tác tư tưởng, tuyên truyền vận động chính trị và thực hành dân vận theo tư tưởng tuyên truyền vận động chính trị và thực hành dân vận theo tư tưởng, phương pháp, phong cách Hỗ Chí Minh
1.5.4 Đảng lãnh đạo trong điều kiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện: Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong các văn kiện của Đảng
Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới thể hiện quá trình nhận thức ngày
càng đúng đắn, đầy đủ, cụ thể và toàn diện hơn của Đảng ta về vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Trong đường lỗi đổi mới toàn điện do Đại hội VI khởi xướng, Đảng ta nêu chủ
trương phải “cải cách” bộ máy Nhà nước, sửa đổi Hiến pháp 1980, đáp
ứng yêu cầu đổi mới của cơ chế quản lý kinh tế Quá trình thực hiện chủ trương cải cách Nhà nước chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp đòi hỏi phải tăng cường nghiên cứu các vấn đề lý luận về nhà nước, pháp luật và vai trò,
định hướng xây dựng Nhà nước, pháp luật trong điều kiện Đảng cầm
33
Trang 38quyên thực hiện đường lối đổi mới Kết quả nghiên cứu những vấn đề này
được phản ánh tập trung trong tác phẩm “Xây dựng nhà nước của nhân dân - thành tựu, kinh nghiệm, đối mới” của đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười — được xuất bản nhân dịp ký niệm 45 năm xây dựng Nhà nước kiểu mới ở nước ta
Tại Đại hội VII, sau khi tổng kết một bước quá trình hực hiện cải
cách Nhà nước theo đường lỗi đổi mới do Đại hội VI dé ra, Dang ta da
xác định “tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước theo phương hướng: Nhà
nước thực sự là của dan, do dan va vi dân Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng; tổ chức và hoạt động theo nguyên
tắc tập trung dân chủ, thực hiện thống nhất quyền lực nhưng phân công phân cấp rành mạch; bộ máy tỉnh giản, gọn nhẹ và hoạt động có chất lượng cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, quản lý” °
+
Các nhiệm vụ cụ thể về cải cách nhà nước cũng được đại hội nêu rõ: “sửa
đổi Hiến pháp, tăng cường pháp chế XHCN; cải tiến tổ chức và hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; sửa đổi cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ; xác định lại chức năng, nhiệm vụ của cấp
tỉnh, huyện, xã; tăng cường hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật;
kiên quyết sắp xếp lại tổ chức và tỉnh giản biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp, tiếp tục tiến hành kiên quyết và thường xuyên cuộc đầu tranh chống tệ tham những”
Trang 39
hệ đến vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyên Cương lĩnh khẳng định:
“Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai
đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nên dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân Dân chủ gắn liền với công bằng xã
hội phải được thực hiện trong thực tẾ cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua hoạt động của Nhà nước do
nhân dân cử ra và bằng các hình thức dân chủ trực tiếp Dân chủ đi đôi
với kỷ luật, kỷ cương, phải được thể chế hóa bằng pháp luật và được pháp luật báo đảm Nhà nước định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công dân và quyền con người, quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm
Là tô chức thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt
nhân dân, Nhà nước ta phải có đủ quyển lực và đủ khả năng định ra luật pháp và tô chức, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật Sửa đổi hệ thống tổ chức nhà nước, cải cách bộ máy hành chính, kiện toàn các cơ quan lập pháp để thực hiện hiệu quả chức năng quản lý của Nhà nước
Nhà nước có mối quan hệ thường xuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân
dân Có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tỆ quan
liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ của công dân Tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyên lực, có phân công, phân cấp, đồng thời bảo dam sy chi dao thống nhất của Trung ương””
Khái niệm Nhà nước pháp quyền và quan điểm, nội dung, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân gắn với yêu cầu cải cách và nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan tư pháp tiếp tục được thể
Trang 40mới về van đề nhà nước pháp quyền được thê hiện khá toàn diện, cụ thể
trong văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng khóa VỊI Trong nội dung phân thứ 2 về “ Những nhiệm vụ chủ yếu trong thời: gian tới”, Hội nghị nêu rõ: “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng XHCN Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoản kết toàn dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng ta lãnh đạo” Ÿ
Để thực hiện chủ trương xây dựng nha nước pháp quyền Việt Nam, Hội nghị đã chỉ rõ yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể là: thực hiện dân chủ XHCN, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân Nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân Kiẻn quyết chỗng quan liêu, cửa quyền, chống tham ô, lãng phí, đặc quyên, đặc lợi Bảo vệ quyền con người, các quyển cơ bản của công dân đã ghi trong Hiến pháp Thiết lập trật tự, kỷ cương
xã hội, chống các biểu hiện dân chủ cực đoan Thực hiện chuyên chính
đối với những phân tử có hành vi phản bội tổ quốc, phá hoại an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích của nhân dân” Đây mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, xây dựng hệ thống pháp luật đông bộ, nhất quán Tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh,
thống nhất và công bằng Tiếp tục tỉnh giản và đổi mới bộ máy Nhà nước,
bảo đảm quyền lực thống nhất, phân công rõ và phát huy hiệu lực của cá ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp, làm việc theo nguyên tắc tập
trung dân chủ Nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội Xúc tiến cải
Đáng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị đại biêu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khỏa ]H, Lưu hành
nội bộ, tháng 1-1994, tr 56