LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, ngành logistic Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, ngày càng thể hiện được tầm quan trọng trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Và trong bài tiểu luận này, nhóm sẽ làm rõ vai trò của logistic trong quá trình sản xuất của ngành dệt may . Trong lĩnh vực này, logistic đóng vai trò đảm bảo máy móc chạy một cách bình thường khi đưa các trang thiết bị về kịp thời, đúng lúc, chất lượng tốt. Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta. Để có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như ngay tại "sân nhà", đòi hỏi các DN dệt may phải thường xuyên tạo ra những sản phẩm mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Dệt may được biết đến là một ngành sản xuất khá đặc thù thường kéo dài trên rất nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn lại có quy trình sản xuất riêng, phức tạp và có nhiều quy trình sản xuất con. Trong khi đó, việc sản xuất lại phục vụ cho nhiều tiêu thức như: gia công theo đơn đặt hàng hay sản xuất tự tiêu thụ...Với đề tài “Quy trình sản xuất ngành dệt may” Nhóm tìm hiểu các quy trình từ khâu đầu vào đến đóng gói. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất , ngoài những chi phí cần có liên quan đến quá trình sản xuất doanh nghiệp có thể gặp phải những rủi ro tổn thất phát sinh sau chi phí. Từ những phân tích trên, Nhóm đưa ra những kế hoạch, giải pháp cụ thể để có thể giảm những tác động của những tổn thất ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất của ngành dệt may.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Bộ Môn: LOGISTICS
GIẢNG VIÊN BỘ MÔN: ĐINH VĂN HIỆP
LOGISTICS
TRONG QUY
TRÌNH SẢN
XUẤT NGÀNH DỆT
MAY
Trang 2DANH SÁCH NHÓM
1 Lâm Thị Mỹ Lem
2 Võ Thị Xuân Hiền
3 Phan Thị Kính
4 Đặng Thị Xuân Hải
5 Ngô Thị Luyên
6 Phạm Thị Thương
7 Trần Thị Đình Ái
8 Trần Thị Thi
9 Phạm Hướng Dương
10.Đỗ Thu Hằng
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, ngành logistic Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh
mẽ, ngày càng thể hiện được tầm quan trọng trong quá trình sản xuất và kinh doanh Và trong bài tiểu luận này, nhóm sẽ làm rõ vai trò của
logistic trong quá trình sản xuất của ngành dệt may Trong lĩnh vực này, logistic đóng vai trò đảm bảo máy móc chạy một cách bình thường khi đưa các trang thiết bị về kịp thời, đúng lúc, chất lượng tốt
Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta Để có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như ngay tại "sân nhà", đòi hỏi các DN dệt may phải thường xuyên tạo ra những sản phẩm mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
Dệt may được biết đến là một ngành sản xuất khá đặc thù thường kéo dài trên rất nhiều công đoạn Mỗi công đoạn lại có quy trình sản xuất riêng, phức tạp và có nhiều quy trình sản xuất con Trong khi đó, việc sản xuất lại phục vụ cho nhiều tiêu thức như: gia công theo đơn đặt hàng hay sản xuất tự tiêu thụ Với đề tài “Quy trình sản xuất ngành dệt may” Nhóm tìm hiểu các quy trình từ khâu đầu vào đến đóng gói Tuy nhiên trong quá trình sản xuất , ngoài những chi phí cần có liên quan đến quá trình sản xuất doanh nghiệp có thể gặp phải những rủi ro tổn thất phát sinh sau chi phí Từ những phân tích trên, Nhóm đưa ra những kế hoạch, giải pháp cụ
Trang 4thể để có thể giảm những tác động của những tổn thất ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất của ngành dệt may
I KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT NGÀNH DỆT
MAY
1 LOGISTICS TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
Trong kinh doanh, logistics có thể hiểu như việc tập trung cả nội lực lẫn
ngoại lực bao hàm cả quá trình chu chuyển từ nhà "sản xuất gốc" đến
"người tiêu dùng cuối cùng" Chức năng chính của logistic bao gồm việc
quản lý việc mua bán, vận chuyển, lưu kho cùng với các hoạt động về tổ chức cũng như lập kế hoạch cho các hoạt động đó Người quản lý
logistics kết hợp kiến thức tổng hợp của mỗi chức năng từ đó phối hợp các nguồn lực trong tổ chức để vận hành Có hai khác biệt cơ bản của logistics Một thì đánh giá một cách lạc quan, đơn giản coi đó như là sự chu chuyển ổn định của nguyên liệu trong mạng lưới vận chuyển và lưu trữ Một thì coi đó là một sự kết hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực )
để tiến hành quá trình
Logistics trong quá trình sản xuất
Thuật ngữ này ám chỉ quá trình logistics trong các ngành công nghiệp Mục đích của nó là đảm bảo mỗi một máy móc thiết bị hay trạm làm việc
được "nạp" đủ sản phẩm với đúng số lượng, chất lượng và đúng lúc.
Trang 5Vấn đề như vậy không phải là chỉ liên quan đến việc vận chuyển, mà còn
là phâm luồng và điều chỉnh các kênh xuyên suốt quá trình gia tăng giá trị
và xoá bỏ những giá trị không gia tăng Logistics trong quá trình sản xuất được áp dụng cho cả những nhà máy đang tồn tại hoặc mới được thành lập Sản xuất chế tạo là một nhà máy với quá trình thay đổi ổn định (có thể hiểu là một nhà máy thì luôn phải hoạt động nhưng với một công suất
ổn định) Máy móc được thay đổi vày thay mới.Theo đó sẽ là cơ hội cải thiện hệ thống logistic trong sản xuất Ngược lại, logistics sẽ cung cấp các
"phương tiện" cho việc đạt được hiệu quả mong muốn của khách hàng và
hiệu quả sử dụng vốn
2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỆT MAY
Ngành dệt may hiện là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm Sản phẩm Dệt may của Việt Nam đã thiết lập được vị thế trên các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản Việt Nam xuất khẩu hàng Dệt may cho 54 thị trường trên toàn thế giới Trong đó, các khách hàng lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Đài Loan 9 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may đến các thị trường này chiếm gần 89,5% tổng kim ngạch Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may vẫn đang phải đối mặt với áp lực về chi phí sản xuất tăng cao và tình trạng biến động lao động
Tuy nhiên, hình thức sản xuất chủ yếu của các doanh nghiệp Việt
Nam vẫn theo hợp đồng gia công, nguồn nguyên liệu tuân theo chỉ định của chủ hàng và phụ thuộc lớn vào nhập khẩu hạn chế cơ hội cải thiện lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành
Theo số liệu của VITAS, trong 8 tháng đầu năm 2011, giá các mặt hàng Dệt may xuất khẩu của Việt Nam đi thị trường lớn nhất của Việt Nam là
Trang 6Mỹ có xu hướng tăng, trong đó đơn giá bình quân các mặt hàng may mặc tăng khoảng 4,8% trong khi đơn giá mặt hàng Dệt bình quân tăng trên 16% Trong tháng 9/2011, theo Bộ Công Thương, giá các mặt hàng dệt may xuất khẩu tiếp tục tăng (0,4%) so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2010
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, các chủ hàng đang có xu hướng dè dặt hơn trong việc đặt các đơn hàng mới cho giai đoạn cuối năm 2011 và các quý nửa đầu năm 2012
3 QUY TRÌNH TỪ KHÂU ĐẦU VÀO ĐẾN KHÂU ĐÓNG GÓI
Việc sản xuất hàng may mặc công nghiệp phân chia thành những công đoạn sau:
- Chuẩn bị sản xuất: bao gồm tất cả các công việc chuẩn bị về tiêu
chuẩn kỹ thuật, về mẫu, về công nghệ trước khi đưa vào sản xuất mã hàng cùng với kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu
+ Kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu
+ Chuẩn bị sản xuất về mặt thiết kế
+ Chuẩn bị sản xuất về mặt công nghệ
- Các công đoạn sản xuất
- Công đoạn chia cắt: bao gồm trải vải và cắt nguyên liệu, phụ liệu và
một số công việc cần làm trước khi bắt đầu giai đoạn may
- Công đoạn ráp nối: bao gồm quá trình may các chi tiết, ủi định hình
các chi tiết, ủi tạo hình và lắp ráp sản phẩm
- Công đoạn tạo dáng sản phẩm sau khi may: bao gồm 2 công việc
chính là nhiệt ẩm định hình và ép tạo dáng Công đoạn này chỉ có ở những doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm cao chấp như : Jacket, veston,…
- Công đoạn hoàn chỉnh sản phẩm: bao gồm việc tẩy vết bẩn trên sản
phẩm, ủi hoàn chỉnh sản phẩm, bao gói và đóng kiện
Được thực hiện song song với các công đoạn trên là quá trình kiểm tra
Trang 7chất lượng sản phẩm ở tất cả các công đoạn sản xuất và kiểm tra chất lượng cuối cùng trước khi xuất xưởng
Chất lượng sản phẩm không những phụ thuộc vào một công nghệ hoàn hảo mà còn phụ thuộc vào việc giữ đúng các quy định về những tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất
Một công nghệ sản xuất hoàn hảo sẽ dễ đảm bảo tận dụng được mọi năng lực thiết bị, tiết kiệm nguyên phụ liệu, sắp xếp các công đoạn hợp lý và quay vòng vốn nhanh
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, trong tất cả các công đoạn sản xuất phải tiến hành kiểm tra chất lượng chặt chẽ
Chất lượng và hiệu quả sản xuất vì thế phụ thuộc rất nhiều vào việc hoàn thiện công nghệ sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm
Trang 8II CHI PHÍ CẦN CÓ TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
1 CHI PHÍ TRỰC TIẾP ( BIỀN PHÍ )
- Chi phí trực tiếp là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất, nó bao gồm : chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công và trực tiếp phí khác
*Chi phí vật liệu (VL): là bao gồm toàn bộ các chi phí mua vật liệu chính, vật liệu phụ … để hoàn thành một hạng mục công đoạn may
Trong các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt là ngành may mặc chi phí về
nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm chiếm một tỷ trọng lớn, chỉ cần
một sự biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệucũng làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm
Do vậy, giảm mức chi phí nguyên vật liệu sẽ có tác động không nhỏ đến
giá thành, ổn định nguồn cung cấp nguyên vật liệu, giảm chi phí bảo quản nguyên vật liệu, giải phóng một số vốn lưu động đáng kể mở rộng sản xuất kinh doanh
Chi phí nhân công (NC) : tương tự như trên, chi phí nhân công là tiền công của các thành phần thợ chính, phụ…cần thiết để hoàn thành 1 hạng mục
*Chi phí máy thi công (MTC) : Bao gồm chi phí khấu hao máy, chi phí mua nhiên liệu chạy máy, chi phí thợ lái máy và sửa chữa nhỏ nếu có…
Trang 9Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong bảng tổng hợp kinh
phí là tổng hợp của các chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công của các hạng mục công việc trong bảng dự toán nhân với hệ số điều chỉnh theo từng thời điểm cho từng vùng theo quy định của nhà nước
*Trực tiếp phí khác (TT): bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan trực tiếp đến việc vận chuyển nguyên liệu nhưng không nằm trong các thành phần chi phí trên,
2 CHI PHÍ CỐ ĐỊNH ( ĐỊNH PHÍ )
Là các thành phần chi phí không liên quan trực tiếp đến việc thi công xây lắp công trình nhưng lại cần để phục vụ cho công tác thi công, cho việc tổ chức bộ máy quản lý, chỉ đạo thi công của các doanh nghiệp xây dựng
Chi phí bao gồm: Chi phí quản lý hành chính, chi phí phục vụ công
nhân, chi phí phục vụ thi công, chi phí chung khác
Ngoài ra còn có chi phí chung khác Chi phí chung khác là toàn bộ các thành phần chi phí có tính chất chung cho toàn doanh nghiệp như chi phí hội họp, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chi phí bảo vệ công trình, thuê vốn sản xuất, chi phí khởi công, khánh thành…
Liệt kê cụ thể cho Chi phí cố định:
Lương(cho nhân viên văn phòng)
Tiền thuê xưởng
Chi phí điện nước
Chi phí bảo dưỡng định kỳ cho nhà xưởng
Chi phí vệ sinh lau kính
Chi phí xe cộ xăng nhớt, phụ cấp xe
Chi phí cho điện thoại, internet
Chi phí cho quảng cáo,tiếp thị
Trang 10Chi phí hội họp Chi phí phát sinh dự trù 5%
Lãi suất
Lãi suất tiền vay ngân hàng
Lãi suất phải trả cho món vay ngân hàng
III RỦI RO VỀ TÔN THẤT CÓ THỂ PHÁT SINH TRONG
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÁC CÔNG TY MAY MẶC
1 TỔN THẤT VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU
Ngành dệt may đối mặt với sự phát triển không bền vững do phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu Chưa chủ động được nguyên liệu , giá nguyên liệu tăng hì làm tăng chi phí sản xuất Thị trường bông vải trên thế giới đang rơi vào khủng hoảng thiếu khi giá bán bông vải liên tục tăng rất cao trong năm nay do sản lượng bông thu hoạch trong vụ mùa 2010-2011 ở các nước cung ứng bông vải lớn của thế giới được dự báo sẽ giảm
Nguồn cung bông không đủ cầu Dù cho giá bông đang tăng cao nhưng nhu cầu sản xuất của mặt hàng này vẫn không giảm Các doanh nghiệp hoạt dộng cầm chừng do không có đủ nguyên liệu , sản xuât trì trệ không hoàn thành được đơn hàng
Chất lượng nguyên vật liệu không đảm bảo
vải không đạt yêu cầu,hoặc là bị hỏng không phát hiện sớm dẫn đến làm chậm qua trình sản xuất, tốn tiền thay đổi nguyên liệu mới,không những thế còn ảnh hưởng đến các đơn hàng
VN hiện chưa có đội ngũ thiết kế kiểu dáng nguyên liệu (vải) chuyên nghiệp nên nhiều lúc xảy ra sai xót trong khâu cắt may,thiết kế
Trang 112 TỔN THẤT DO NGUỒN NHÂN CÔNG
Trình độ nhân công lành nghề chưa cao
VN hiện chưa có đội ngũ thiết kế kiểu dáng nguyên liệu (vải) chuyên nghiệp nên nhiều lúc xảy ra sai xót trong khâu cắt may,thiết kế
Đa số công nhân làm may đều ở nông thôn,nhân lực ngành may đa phần
là nữ, tác phong công nghiệp chưa cao và nhiều hạn chế,năng lực sản xuất kém,những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao mang lại giá trị gia tăng lớn thì chưa đáp ứng được
Thiếu nhân công may,thiết kế,ủi,xếp nhất là những lúc dơn đặt hàng nhiều,đột xuất,công nhân làm không kịp hàng,giao chập hàng,thậm chí là hủy đơn hàng sẽ gây nên những tổn thất lớn
3 TỔN THẤT DO HỆ THỐNG ĐIỆN LỰC KHÔNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU SẢN XUẤT
Hệ thống điện lực không đáp ứng nhu cầu sản xuất Thực hiện cắt, giảm
điện diễn ra một cách tràn lan, không khoa học làm cho các DN nói chung và ngành may mặc nói riêng gặp nhiều khó khăn, trì trệ không hoàn thành đơn đặt hàng giao cho đối tác Nếu dùng máy phát điện để thay thế thì năng suất không cao mà chi phí tăng lên rất nhiều Nếu
thường xuyên xảy ra như vậy thì các doanh nghiệp cũng không dám nhận những đơn hàng lớn ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của các doanh nghiệp Dệt may
Tổn thất do hệ thống máy móc thiết bị đầu tư chưa hiên đại,nhập máy móc không chất lượng ảnh hưởng đến chát lượng sản phẩm,năng
xuất giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường
4 TỔN THẤT DO BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG
Trong nước, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng cao, lãi suất huy động, cho vay tiếp tục giữ ở mức cao gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn
Trang 12Các nguyên nhân khác như khó mua ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu, biến động lao động tại doanh nghiệp đặc biệt
là những tháng sau Tết
Khả năng tiếp cận thông tin và xữ lý tình huống chậm
thông tin truyền đến chậm,hoặc là khả năng xữ lý các tình hưống xảy ra không như mong đợi không kịp thời sẽ là một nguy cơ làm chậm tiến trình,sai xót
IV CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÁP
1 GIẢI PHÁP LEAN MANUFACTURING CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
Lean Manufacturing là một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý trong quy trình sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất nhờ đó nâng cao khả năng cạnh tranh Đây là phương pháp sản xuất tinh gọn, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian gia công sản phẩm, giải quyết các khâu sản xuất thường bị ứ đọng trước đây Lean hướng tới việc cắt bỏ các phần thừa, các phần lãng phí, không cần thiết cho việc tạo ra giá trị sản phẩm
Muc tiêu của Lean
Giảm phế phẩm và sự lãng phí
Giảm chu kỳ sản xuất
Giảm mức tồn kho
Tăng năng suất lao động
Tận dụng thiết bị và mặt bằng
Tăng tính linh hoạt
Tăng sản lượng
Áp dụng Lean cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi thực hiện Khi triển khai cần thực tế , hãy bắt đầu từ cái nhỏ trước Trong nhựng năm gần đây, các
Trang 13doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng và đã có những thành công bước đầu với mô hình này
Những ví dụ cụ thể :
Đại diện Tổng công ty cổ phần dệt may Hịa Thọ chia sẻ : “Giống như các doanh nghiệp khác trong ngành dệt may, Hịa Thọ cũng phải đối mặt với tình trạng biến động lao động và phải bố trí tăng ca để đảm bảo các hợp đồng xuất khẩu Công ty đã triển khai Lean tại Nhà máy may 1 từ cuối năm 2009 Đến thời điểm này, giai đoạn 1 của triển khai Lean
đã hoàn tất và đang hoàn tất các bước chuẩn bị để triển khai giai đoạn 2 Kết quả bước đầu cho thấy, sau khi áp dụng Lean, nhà máy không cần phải tăng ca nhưng vẫn đảm bảo năng suất tăng khoảng 22% Ngoài ra, qua thực tế áp dụng Lean, tâm lý lao động của công nhân trở nên tích cực hơn khi họ chủ động kiểm soát được dây chuyền sản xuất nhờ các thông tin về nhịp thời gian, sản phẩm đã làm, tỷ lệ hoàn thành, Các thông tin này được cập nhật thường xuyên trên hệ thống giám sát chuyền may” Tổng công ty may Việt Tiến cũng cho biết, đã áp dụng Lean từ năm
2007, bắt đầu với một vài xí nghiệp trực thuộc, và đến nay đã nhân rộng cho toàn tổng công ty Nhờ áp dụng Lean, đến nay năng suất lao động ở Việt Tiến tăng cao hơn 30% so với trước Ngoài Việt Tiến, Tập đoàn Dệt may còn có nhiều công ty khác như May 10, Nhà Bè cũng đang áp dụng các quy trình cải tiến sản xuất tinh gọn
2 CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÁP KHÁC
Các doanh nghiệp không lường trước được sự bùng nổ của thị trường bông , sợi Đây là bài học cho Doanh Nghiệp Việt Nam cần phải có những dự báo và thông tin nhanh nhạy, hệ thống quản lý thông tin tốt để
có những biện pháp phòng ngừa từ xa
Giải pháp cho việc thiếu nguyên liệu