NGÂN HÀNG
Bảng 3: TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI NHCT-CT 2005-2007
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động 552.252 558.916 511.369 6.664 1,21 -47.547 -8,51
2. Doanh số cho vay 3.227.016 2.753.994 2.954.140 -473.022 -14,66 200.146 7,27
3. Doanh số thu nợ 3.524.208 3.336.538 3.029.388 -187.670 -5,33 -307.150 -9,21
4. Tổng dư nợ 1.293.970 711.386 636.138 -582.584 -45,02 -75.248 -10,58
5. Nợ quá hạn 14.286 17.262 6.921 2.976 20,83 -10.341 -59,91
(Nguồn: Phòng KHDN NHCT-CT)
Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên trước hết một tổ chức nào muốn hoạt động đạt hiệu quả cao thì yếu tố trước mắt là vốn phải dồi dào. Khi một thành phần kinh tế thiếu vốn hoạt động, họ thường đến các ngân hàng đề làm thủ tục xin vay vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều cần thiết đầu tiên là ngân hàng phải có một nguồn vốn đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng cần phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút tiền nhàn rỗi của dân cư hay các doanh nghiệp nhằm để phân phối lại cho các khu vực cần vốn kinh doanh. Nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư.
Nhìn chung trong 3 năm gần đây, nguồn vốn huy động của Ngân hàng không ổn định có xu hướng giảm tương đối. Cụ thể, trong năm 2006 vốn huy động của Ngân hàng tăng về số tuyệt đối là 6.664 (tr đồng) tương đương với 1.21% so với năm 2005. Sang năm 2007, công tác huy động vốn có sự sụt giảm, cụ thể là về số tuyệt đối giảm so với năm 2006 là 47.547 (tr đồng) tương đương với 8,51%. Nhưng nhìn chung, trong 3 năm gần đây, công tác huy động vốn của NHCT-CT ở năm 2006 là hiệu quả nhất, cụ thể trong năm 2006 huy động được 558.916 (tr
đồng) từ các thành phần kinh tế. Xu hướng huy động vốn giảm tương đối trong 3 năm gần đây có thể được lý giải là do:
- Tình hình thiên tai bệnh dịch: cụ thể là dịch bệnh ở gia cầm và gia súc, thiên tai trong những năm gần đây,…
- Người dân ngày càng có nhiều kênh sử dụng đồng tiền nhàn rỗi của mình hơn là gửi Ngân hàng: như kinh doanh chứng khoán, mua vàng,…
- Do khả năng huy động vốn của các cán bộ tín dụng và do lãi suất của ngân hàng không thật sự hấp dẫn đối với khách hàng nên đã làm cho vốn huy động của ngân hàng biến động qua các năm.
- Do sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn Cần Thơ. Chúng ta đã biết ngân hàng là một trong những lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận cao nhất trong khối ngành kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính vì thế đây cũng là nguyên nhân dẫn đến huy động vốn của ngân hàng giảm qua các năm.
- Do nền kinh tế trên địa bàn Cần Thơ chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể, dịch vụ nhỏ, các khu giải trí có quy mô nhỏ, mức sống của người dân chưa tăng cao nên việc huy động vốn nhàn rỗi là chính. Chính vì thế mà vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn.
Dù có nhiều cố gắng trong công tác huy động vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn không đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư cho các thành phần kinh tế trên địa bàn. Do đó nguồn vốn họat động chủ yếu phải là vốn điều chuyển. Điển hình doanh số cho vay luôn ổn định ở mức hơn 2000 tỷ đồng, nhìn chung gấp 5 lần doanh số vốn huy động hằng năm.
Doanh số cho vay của Ngân hàng năm 2006 là 2.753.994 (tr đồng) giảm 14,66% so với năm 2005; đến năm 2007 doanh số cho vay đạt 2.954.140 (tr đồng) tăng 7,26% so với năm 2006. Tuy nhiên, trong năm 2007 tổng dư nợ của chi nhánh là 636.138 (tr đồng), chứng tỏ trong năm 2007 Ngân hàng đẩy mạnh công tác thu nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu chuẩn bị cho tiến trình cổ phần hóa sắp tới. Cụ thể, nợ quá hạn trong năm 2007 là 6.921 (tr đồng) giảm so với năm 2006 về số tương đối là 59,90%. Như vậy mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ta có thể đánh giá rằng chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày một tốt hơn vì Ngân hàng đang cố gắng khắc phục nợ quá hạn và đẩy mạnh công tác thu nợ.
Ngân hàng cũng như một doanh nghiệp, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ do đó mục tiêu mà Ngân hàng hướng tới cũng là tối đa hóa lợi nhuận với một mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thể hiện qua các số liệu tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận.
Bảng 4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 14405 9 10877 4 121577 -35285 -24.49 12803 11.77 Tổng chi phí 12136 0 97520 82981 -23840 -19.64 -14539 -14.91 Lợi nhuận 22699 11254 38596 -11445 -50.42 27342 242.95 (Nguồn: Phòng kế toán NHCT-CT)
Nhìn chung tình hình kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm gần đây có vẻ khả quan, lợi nhuận của Ngân hàng hằng năm có xu hướng tăng tương đối, chỉ có năm 2006 là lợi nhuận của Ngân hàng giảm. Xét từng năm thì cá biệt năm 2006 thu nhập của Ngân hàng có giảm so với năm 2005, điển hình về số tuyệt đối là 35.285 (tr đồng) về số tương đối là giảm 24,49% so với năm 2005, Sang năm 2007, thu nhập của Ngân hàng tăng so với năm 2006 về số tuyệt đối là 12.803 (tr đồng) và về số tương đối là 11,77%. Đồng thời, Ngân hàng cũng đã tiết kiệm được chi phí.
Biểu đồ 1: Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của NHCT-CT qua 3 năm 2005/2007
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000Tr đồ n g 2005 2006 2007 Nă m Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
Nhìn trên biểu đồ ta thấy chi phí của Ngân hàng luôn giảm hàng năm. Đây chính là yếu tố góp phần làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng. Với vị thế là một
Ngân hàng lớn trên địa bàn, lợi nhuận của Ngân hàng luôn ở mức cao. Hiện nay, Ngân hàng đang chủ động thực hiện chính sách tín dụng có chọn lọc nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của vốn đầu tư, gia tăng lợi nhuận, đảm bảo an toàn trong hoạt động. Với chính sách này Ngân hàng sẽ sớm khẳng định được vai trò của mình, góp phần đắc lực vào thành tựu kinh tế địa phương.
Như vậy do doanh thu sụt giảm làm cho lợi nhuận của ngân hàng năm 2006 không đạt cao như năm 2005 vì năm này vừa tách thêm chi nhánh Sóc Trăng và Trà Nóc nên cả doanh thu và chi phí đều giảm. Nhưng đến năm 2007 thì tình hình chuyển biến tốt hơn, với chi phí thấp hơn trước là 14.539 triệu đồng, tức là giảm 14,91% nhưng doanh thu lại cao hơn năm trước là 12.803 triệu đồng, tăng 11,77% so với trước. Cho nên lợi nhuận tăng đáng kể là 27.342 triệu đồng. Điều này nói lên sự chuyển biến tích cực của ngân hàng trong năm 2007 tạo điều kiện tiền đề cho sự phát triển sau này, và nguyên nhân cho sự chuyển biến này là do nền kinh tế địa phương đã thay đồi tích cực đồng thời với sự là việc chuyên nghiệp hơn của cán bộ các cấp trong ngân hàng Công thương Cần Thơ.
3.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.3.1. Thuận lợi
- Ngân hàng hoạt động luôn có được sự hỗ trợ hiệu quả của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng như các ban ngành, các cấp uỷ, chính quyền UBND,… sẵn sàng hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng.
- Là một trong bốn Ngân hàng lớn của Việt Nam, thời gian hoạt động lâu dài tạo được uy tín với khách hàng
- Sự quan tâm, động viên, khuyến khích của cán bộ lãnh đạo đúng lúc, kịp thời đã phát huy tinh thần trách nhiệm và sự đoàn kết trong tập thể Ngân hàng.
- Đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiệt tình, tâm huyết trong công việc, được đào tạo nghiệp vụ một cách căn bản về thể lệ tín dụng và quy trình nghiệp vụ.
- Được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất kỹ thuật vì vậy có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong giao dịch, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong việc gửi tiền, mở tài khoản,…
- Ngân hàng đã tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào hoạt động, cho ra nhiều dịch vụ mới, từng bước hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, chỉnh sửa sổ tay tín dụng cho phù hợp với tình hình hiện tại,… tạo thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng và rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng.