Doanh số cho vay DN N&V theo thời gian vay

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 42 - 46)

Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY DN N&V THEO THỜI GIAN VAY

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Số tiền % Số tiền % DNNVV 2.689.505 2.290.474 2.329.066 -399.031 -14,84 38.592 1,68 1. Ngắn hạn 1.864.597 1.770.944 1.855.477 -93.653 -5,02 84.533 4,77 2. Trung dài hạn 842.908 519.530 473.589 -323.378 -38,36 -45.941 -8,8 4 (Nguồn: Phòng KHDN NH CT-CT)

Tại Ngân hàng Công thương Cần Thơ, doanh số cho vay doanh nghiệp Nhỏ và vừa có xu hướng giảm qua hằng năm. Cụ thể, năm 2006 doanh số cho vay DN N&V là 2.290.474 (tr đồng) giảm 399.031 (tr đồng) so với năm 2005 tương ứng với 14,84%. Qua năm 2007, tốc độ tăng nhẹ so với năm 2006, về số tuyệt đối là 38.592 (tr đồng) tương ứng với 1,68% so với năm 2006.

Gần đây doanh số cho vay trung và dài hạn có giảm và doanh số cho vay ngắn hạn có xu hướng ổn định nhưng nhìn chung, doanh số cho vay trung và dài hạn vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể, doanh số cho vay Ngắn hạn trong năm 2006 giảm so với năm 2005, xét về số tuyệt đối là 93.653 (tr đồng) tương ứng với 5,02%. Tuy nhiên sang năm 2007, doanh số cho vay ngắn hạn lại tăng lên đạt 1.855.477 (tr đồng) tăng 84.533 (tr đồng) và về số

tương đối là 4,77% so với năm 2006. Sự tăng giảm trong 2 năm 2006, 2007của doanh số cho vay ngắn hạn cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tỷ trọng của doanh số cho vay trung và dài hạn trong tổng cơ cấu. Cụ thể, năm 2006 doanh số cho vay trung và dài hạn giảm 38,36% so với năm 2005 đạt mức 519.530 (tr đồng). Qua năm 2007, doanh số cho vay trung và dài hạn giảm 8,84% so với năm 2006 xét về số tương đối và 45.941 (tr đồng) xét về số tuyệt đối.

Biểu đồ 3: Doanh số cho vay DN N&V theo thời gian vay

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000Tr đồ ng 2005 2006 2007 Nă m Tổng Ngắn hạn Trung dài hạn

Tóm lại, mặc dù có sự thay đổi qua từng năm nhưng doanh số cho vay ngắn hạn vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng doanh số cho vay. Sự mất cân đối này có nguyên nhân từ 2 phía, phía Ngân hàng và cả phía của doanh nghiệp.

- Về phía của Ngân hàng

+ Rõ ràng Ngân hàng sử dụng vốn huy động trong dân chúng và của các tổ chức kinh tế khác để cho vay. Nhưng hiện nay ít có cá nhân hay tổ chức nào lại gởi tiền Ngân hàng với kỳ hạn quá 12 tháng. Vì vậy hiện nay hầu hết các Ngân hàng đều sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn, điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho Ngân hàng.

+ Thời hạn vay luôn tỷ lệ thuận với rủi ro, vì vậy đối với các khoản vay trung và dài hạn luôn được Ngân hàng chú ý rất kỹ khâu thẩm định, điều này cũng góp phần hạn chế sự tăng trương của doanh số cho vay trung và dài hạn.

- Về phía các DN N&V

+ Đa phần các doanh nghiệp vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn trong ngắn hạn, chưa có nhu cầu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất. Nên các khoản vay đa phần là vay ngắn hạn

+ Đối với các doanh nghiệp cần vay vốn trung và dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh thì cũng rất ít các DN xây dựng được các phương án/dự án khả thi để vay vốn, điều này làm giảm mức tín nhiệm của Ngân hàng đối với doanh nghiệp gây khó khăn cho doanh nghiệp.

4.1.2.2 Doanh số cho vay DN N&V theo thành phần kinh tế

Bảng 9: DOANH SỐ CHO VAY DN N&V THEO THÀNH PHẦN KINH Tế

Đvt: Triệu đồng Năm 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Số tiền % Số tiền % DNNVV 2.689.505 2.290.474 2.329.066 -399.031 -14,84 38.592 1,68 DN quốc doanh 1.169.545 604.839 208.615 -564.706 -48,28 -396.224 -65,51

DN ngoài quốc doanh 1.519.960 1.685.635 2.120.451 165.675 10,90 434.816 25,80

1. Công ty CP và TNHH 1.207.908 1.316.902 1.618.241 108.994 9,02 301.339 22,88

2. DN tư nhân 312.052 368.733 502.210 56.681 18,16 133.477 36,20

(Nguồn: Phòng KHDN NH CT-CT)

Doanh số cho vay đối với các DN N&V thuộc thành phần kinh tế quốc doanh

- Trong thực tế không thể phủ nhận vai trò đầu tàu của các doanh nghệp Nhà nước, mặc dù có những yếu kém nhưng các doanh nghiệp quốc doanh vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Loại hình doanh nghiệp này luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm tạo điều kiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.

- Hiện nay trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có khoảng 28 doanh nghiệp quốc doanh. Các doanh nghiệp loại này nhìn chung được nhiều ưu đãi về mặt tín dụng với Ngân hàng như là được vay các Ngân hàng thương mại quốc doanh không phải thế chấp tài sản mà căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp bị lỗ từ năm trước nhưng chưa được xử lý, nếu có phưong án kinh doanh có hiệu quả và được Ủy ban nhân dân Tỉnh chấp thuận thì Ngân hàng sẽ cho vay tiếp. Chính vì những ưu đãi như trên nên các doanh nghiệp Nhà nước không chú trọng đúng mức đối với đồng vốn vay được từ Ngân hàng, ngày nay các Ngân hàng thương mại cũng từng bước hạn chế cho các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn. Điều này có thể nhận thấy ở các chỉ tiêu hoạt động của NH CT-CT trong năm 2007.

- Thực tế doanh số cho vay DN N&V theo thành phần kinh tế doanh nghiệp quốc doanh có xu hướng giảm qua từng năm. Cụ thể trong năm 2006 doanh số cho vay đã giảm 564.706 (tr đồng) so với năm 2005 xét về số tương đối thì tương ứng

với 48,25% so với năm 2005. Sang năm 2007 thì doanh số cho vay của thành phần kinh tế quốc doanh tiếp tục giảm mạnh xuống còn 208.615 (tr đồng) nhỏ hơn 10 lần so với doanh số cho vay của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xét về số tuyệt đối thì đã giảm 396.224 (tr đồng), về số tương đối là 65,51% so với năm 2006. Như vậy NH CT-CT đã thực hiện đúng chủ trương, mục tiêu của Ngân hàng Công thương Việt Nam nhằm đảm bảo vốn tín dụng an toàn và đảm bảo lợi nhuận cho Ngân hàng.

Biểu đồ 4: Doanh số cho vay DN N&V theo thành phần kinh tế

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 Tr đồng 2005 2006 2007 Nă m Tổng DN ngoài QD DN QD

Doanh số cho vay đối với các DN N&V thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh

- Tương ứng với sự giảm mạnh của doanh số cho vay thành phần kinh tế quốc doanh thì tỷ lệ doanh số cho vay của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên trong tổng thể. Cụ thể, năm 2006 tăng 165.675 (tr đồng) tương ứng với số tương đối là 10,90% so với năm 2005. Qua năm 2007, tốc độ tăng còn nhanh hơn, cụ thể là về số tương đối là 25,80% và về số tuyệt đối là 434.816 (tr đồng) so với năm 2006.

- Trong tổng cơ cấu dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì dư nợ của loại hình công ty Cổ phần và TNHH chiếm ưu thế. Tuy nhiên, qua 3 năm gần đây xu thế tăng trưởng có sự khác biệt, dư nợ của loại hình DN N&V thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Cụ thể, xét về số tương đối, trong năm 2006 doanh số cho vay DN N&V thuôc loại hình Doanh nghiệp tư nhân tăng 18,16% trong khi doanh số cho vay DN N&V thuộc loại hình Công ty CP và TNHH là 9,02% so với năm 2005. Qua năm 2007, tỷ lệ này lần lượt là

36,2% và 22,88% so với năm 2006. Điều này có thể lý giải là do tốc độ phát triển của thành phần kinh tế Doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w