Tình hình nợ quá hạn DN N&V theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 55 - 58)

Bảng 15: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN DN N&V THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Đvt: Triệu đồng Năm 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Số tiền % Số tiền % DNNVV 11.342 12.132 2.203 790 6,97 -9.929 -81,84 DN quốc doanh 6.579 7.256 1.096 677 10,29 -6.160 -84,90 DN ngoài quốc doanh 4.763 4.876 1.107 113 2,37 -3.769 -77,30 1. Công ty CP và TNHH 1.932 3.961 988 2.029 105,02 -2.973 -75,06 2. DN tư nhân 2.831 915 119 -1.916 -67,68 -796 -86,99

Nợ quá hạn DN N&V thuôc thành phần kinh tế quốc doanh năm 2005 là 6.579 (tr đồng). Qua năm 2006, số dư nợ quá hạn là 7.256 (tr đồng), tăng về số tuyệt đối là 677 (tr đồng) so với năm 2005 (tương đương với 10,29% năm trước). Đến năm 2007, số dư nợ quá hạn giảm rất nhanh đạt số dư là 1.096 (tr đồng), giảm về số tuyệt đối là 6.160 (tr đồng), xét theo số tương đối là 84,90% của năm 2006. Như vậy, qua 3 năm, nợ quá hạn DN N&V theo thành phần kinh tế doanh nghiệp quốc doanh có tăng lên rồi lại giảm rất nhanh, tăng nhanh nhất là trong năm 2006 và giảm nhanh nhất trong năm 2007.

Nợ quá hạn DN N&V theo thành phần kinh tế là doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng tăng nhẹ rồi giảm nhanh ở năm 2007. Cụ thể, trong năm 2005, số dư nợ quá hạn DN N&V thuộc thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 4.763 (tr đồng). Qua năm 2006, số dư là 4.876 (tr đồng), so với năm 2005 thì có tăng về số tuyệt đối là 113 (tr đồng), xét theo số tương đối là 2,37% của năm 2005. Đến năm 2007 có số dư là 1.107 (tr đồng), so với năm 2006 thì giảm về số tuyệt đối là 3.769 (tr đồng) tương ứng với số tương đối là 77,30% của năm 2006.

Biểu đồ 10: Tình hình nợ quá hạn DN N&V theo thành phần kinh tế

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 Tr ngđồ 2005 2006 2007 Nă m Nợ QH DNNVV DN QD DN ngoài QD

Nếu xét theo từng loại hình DN N&V riêng biệt thì: * Công ty CP và TNHH

- Số dư nợ quá hạn trong năm 2005 là 1.932 (tr đồng)

- Số dư nợ quá hạn trong năm 2006 là 3.961 (tr đồng), tăng 2.029 (tr đồng) về số tuyệt đối, tương đương 105.02% so với năm 2005.

- Số dư nợ quá hạn trong năm 2007 là 988 (tr đồng), giảm 2.973 (tr đồng) về số tuyệt đối, tương đương 75,06% so với năm 2006. Đây là năm có tốc độ giảm thấp nhất trong 3 năm .

* Doanh nghiệp tư nhân

- Năm 2005, số dư nợ quá hạn là 2.831 (tr đồng), đây là năm có số dư nợ quá hạn cao nhất của thành phần này

- Năm 2006, số dư nợ quá hạn là 915 (tr đồng), so sánh với năm 2005 thì giảm về số tuyệt đối là 1.916 (tr đồng), tương đương với 67,68% của năm 2005.

- Năm 2007, số dư nợ quá hạn tiếp tục giảm đạt 119 (tr đồng), đây là năm có số dư nợ quá hạn nhỏ nhất. So sánh với năm 2006, giảm về số tuyệt đối là 796 (tr đồng) tương đương với 86,99% của năm 2006.

Như vậy, từ thực trạng nợ quá hạn DN N&V theo thành phần kinh tế ta có thể rút ra một số nhận xét:

- Nợ quá hạn của DN N&V ở Ngân hàng tăng nhẹ trong năm 2006, nhưng giảm mạnh trong năm 2007, tốc độ giảm tới 81,84%.

- Nợ quá hạn của DN N&V thuộc thành phần kinh tế là doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng giảm bớt trong tổng thể.

- Trong cơ cấu nợ quá hạn của DN N&V thuộc thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì nợ quá hạn của loại hình Công ty CP và TNHH vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Nhìn chung, nợ quá hạn của Ngân hàng ngày càng được kiểm soát chặt chẽ. Cụ thể là năm 2007 tốc độ giảm của nợ quá hạn khá nhanh. Điều đó được thể hiện trên bảng số liệu tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.

Vì các doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn, do thị trường biến động khá phức tạp, giá cả các mặt hàng tăng, dịch cúm gia cầm bùng phát, bệnh lở mồm long móng xảy ra ở gia xúc đã ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi, bên cạnh đó tình hình nuôi trồng thủy sản cũng gặp rất nhiều khó khăn do tình hình thời tiết không thuận lợi và do nhiều vụ kiện chóng bán phá giá của Mỹ lên các mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu của nước ta, cùng với rào cản về kiểm tra lượng hóa chất trong hàng hóa hải sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trường như: Châu Âu, Nhật Bản,… làm cho các doanh nghiệp khó khăn trong vấn đề tìm thị trường để xuất khẩu. Bên cạnh đó còn có yếu tố chủ quan từ cán bộ tín dụng là chưa đôn đốc việc trả nợ theo đúng thời hạn, quản lý chưa chặt chẽ, chưa chấp hành đầy đủ qui trình thủ tục, đặc biệt là khâu thẩm

định kiểm tra trước và sau khi cho vay. Hoặc là các yếu tố khách quan từ phía doanh nghiệp như làm ăn thua lỗ.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w