Dư nợ DN N&V trên tổng nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 61 - 64)

Bảng 19: DƯ NỢ DN N&V TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG

Chỉ tiêu Đvt 2005 2006 2007

Dư nợ (1) Tr đồng 961.370 495.086 372.584

Tổng nguồn vốn huy động (2) Tr đồng 552.252 558.916 511.369

(1)/(2) Lần 1,74 0,88 0,72

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Theo bảng số liệu tính toán, trong 3 năm gần đây dư nợ DN N&V trên tổng nguồn vốn huy động luôn ở mức cao, tuy nhiên đang có xu hướng giảm tương đối. Cụ thể, năm 2005 chỉ tiêu này là 1,74 lần/năm, sang năm 2006 là 0,88 lần/năm và đến năm 2007 là 0,72 lần/năm. Lý do của việc chỉ tiêu này đạt mức rất cao như trên là vì Ngân hàng có vòng quay vốn tín dụng khá nhanh đồng thời trong tín dụng DN N&V thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm, nhưng vẫn còn ở mức rất cao vẫn còn nằm trong giới hạn chấp nhận được của Ngân hàng.

Các chỉ tiêu của Ngân hàng chứng tỏ tín dụng DN N&V chủ yếu là tín dụng ngắn hạn. Đứng về phía Ngân hàng thì đây là một điều tốt, vì tín dụng ngắn hạn tiềm ẩn ít rủi ro hơn, khả năng quay vòng vốn nhanh hơn. Tuy nhiên, đứng về phía các doanh nghiệp, nếu chỉ sử dụng được tín dụng ngắn hạn thì rất khó có khả năng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với các DN N&V đang phải đối mặt với xu thế hội nhập ngày nay.

Nhận xét chung: Trong 3 năm qua, mặc dù có không ít những khó khăn như thiệt hại nặng nề do thiên tai, dịch bệnh, xuất khẩu một số ngành chủ lực giảm sút, thị trường bất động sản chưa có sự chuyển biến tích cực (trừ lĩnh vực văn phòng cho thuê), giá xăng dầu, điện, than, gas biến động theo chiều hướng tăng,… Đặc biệt là Ngân hàng đang trong quá trình hiện đại hóa, tái cơ cấu để thực hiện cổ phần hóa trong năm 2008. Vì vậy, đã ảnh hưởng phần nào đến tình hình kinh doanh của Ngân hàng Công thương Cần Thơ. Nhưng hàng năm Ngân hàng luôn đạt lợi nhuận cao.

- Nguồn vốn huy động hằng năm tuy vẫn ở mức cao xét trên địa bàn nhưng đang có xu hướng giảm qua từng năm. Mặt khác, nguồn vốn huy động này vẫn còn rất thấp so với nhu cầu vốn để cho vay của Ngân hàng nên Ngân hàng vẫn còn phải trông chờ vào nguồn vốn điều hòa từ hệ thống Ngân hàng Công thương Việt

Nam. Điều này đã làm giảm bớt tính tự chủ của Ngân hàng trong việc sử dụng vốn cho vay.

- Ta thấy rằng doanh số cho vay, doanh số thu nợ không ổn định và có xu hướng giảm tương đối qua từng năm. Nợ quá hạn tuy vẫn ở trong mức cho phép nhưng lại có xu hướng không ổn định biên độ tăng giảm khá lớn, đây là một kết quả không tốt trong việc quản lý nợ vay. Ngân hàng cần có nhiều biện pháp hơn nữa để kiểm soát chặt chẽ các món vay nhằm giảm bớt số lượng nợ quá hạn ở những năm sau. Đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp quốc doanh thì hiện nay đã có sự thay đổi so với lúc trước là vẫn phải yêu cầu tài sản thế chấp, không như trước đây là cho vay tín chấp, do đó phần nào sẽ giúp Ngân hàng có tâm lý tốt hơn trong việc cho vay thành phần kinh tế này. Trong cơ cấu dư nợ DN N&V Ngân hàng đã tích cực mở rộng tín dụng sang các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng.

- Tổng dư nợ của Ngân hàng giảm trong những năm gần đây là vì ngân hàng đang cơ cấu lại nhằm làm trong sạch tình hình tài chính để chuẩn bị cho quá trình cổ phần hóa sắp tới, trước khi cổ phần hóa thì Ngân hàng phải giải quyết dứt điểm những vết đen trong báo cáo tài chính, có như thế thì bản thân Ngân hàng mới có sức thu hút đối với các nhà đầu tư tài chính nước ngoài trong việc hợp tác góp vốn liên doanh. Và mục tiêu của Ngân hàng hiện nay là đang chú trọng vào loại hình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w