Qua số liệu đã được tổng hợp, dựa trên phần mềm máy tính MS Excel hệ thống thành biểu bảng, vẽ biểu đồ,…
Dựa vào biểu bảng đã có, sử dụng các phương pháp phân tích để tìm ra kết quả. Cụ thể:
- Phương pháp so sánh: so sánh số liệu thực hiện của kỳ này so với kỳ trước.
- Phương pháp số tương đối: nhằm so sánh tình hình thực hiện kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của năm sau so với năm trước đó, từ đó nhận định và đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế.
- Phương pháp phân tích nhân tố: phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.
- Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính: nhằm thấy được sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Các báo cáo KQHĐKD qua 3 năm
2005-2007
Các thông tin thu thập từ sách, báo, tạp chí,
internet,…
Các lý thuyết đã được học
Tổng hợp
CHƯƠNG 3
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ có tiền thân là ngân hàng khu vực tỉnh Cần Thơ, trụ sở ban đầu tại số 39-41 Ngô Quyền Tỉnh Cần thơ. Đến 01/07/1988, Ngân hàng Công thương Tỉnh Cần Thơ chính thức được thành lập theo Nghị Định 53 của Chính phủ và có trụ sở chính tại số 09 Phan Đình Phùng Tỉnh Cần Thơ thuộc Thành phố Cần Thơ hiện nay. Ngân hàng được giao nhiệm vụ huy động nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn tại chỗ để đầu tư cho nền kinh tế địa phương, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ.
Đến nay Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ đã đi qua hơn 16 năm hoạt động. Chặng đường đi qua tuy gặp không ít khó khăn nhưng Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ đã cố gắng vượt qua thử thách và tìm mọi cách để phát triển mở rộng kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Để tạo điều kiện thuận lợi và đưa vốn đến tận người có nhu cầu vốn Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ có hệ thống chi nhánh và các phòng giao dịch như: phòng giao dịch Ninh Kiều, phòng giao dịch Cái Tắc, phòng giao dịch Phong Điền, điểm giao dịch Xuân Khánh, đồng thời cải cách hoạt động ngân hàng với các lĩnh vực: tiền tệ, tín dụng, thanh toán, xây dựng tác phong làm việc mới, đào tạo cán bộ nghiệp vụ có chuyên môn sâu và đầu tư xây dựng mạng lưới thanh toán điện tử trong toàn hệ thống, hệ thống rút tiền tự động ATM, tham gia mạng lưới thanh toán quốc tế qua mạng Swiff, giúp luân chuyển nhanh vốn trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thực hiện chiến lược xây dựng, định vị và phát triển thương hiệu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 15.4.2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức giới thiệu hệ thống nhận diện thương hiệu mới “VietinBank” thay thế tên thương hiệu cũ “Incombank”.
Logo thương hiệu VietinBank bao gồm 2 phần chính: Các chữ cái VietinBank và biểu tượng trái đất bao trùm đồng tiền cổ. Logo VietinBank thể hiện sự gắn kết hòa hợp, sự vận động và tiếp nối giao hòa giữa Trời và Đất, Âm và Dương. Mẫu biểu tượng thể hiện hình ảnh một ban mai tươi sáng với vầng dương đang lên và quỹ đạo chuyển mới được thể hiện bằng hai sắc màu xanh và đỏ tươi sáng làm màu chủ đạo, phản ánh sự tin cậy, vững vàng, kế thừa từ màu thương hiệu truyền thống của Ngân hàng . Bên cạnh đó, để trình bày và thể hiện thông điệp một cách nhất quán, VietinBank đã lựa chọn Optima - một kiểu chữ không chân rõ ràng, đơn giản và hiện đại làm kiểu chữ thương hiệu để sử dụng cho tất cả các tài liệu truyền thông của Ngân hàng . Do đó, tất cả những yếu tố này giúp thể hiện một cách đầy đủ nét tính cách thương hiệu VietinBank: Hiệu quả, tin cậy, hiện đại.
Hiệu quả: Hàm ý chỉ tính hiệu quả trong hoạt động và dịch vụ Ngân hàng nhằm cung cấp tiện ích, lợi ích tối ưu cho các khách hàng của VietinBank.
Tin cậy: Hàm ý chỉ sự nhất quán, sự vững vàng về tài chính và độ tin cậy cao.
Hiện đại: Hàm ý chỉ suy nghĩ luôn hướng về phía trước của Ngân hàng . Hệ thống nhận diện thương hiệu mới được xây dựng dựa trên các giá trị thương hiệu của VietinBank, thể hiện bản sắc và tinh thần riêng của các dịch vụ và sản phẩm mà VietinBank cung cấp, góp phần định vị Vietinbank khác biệt với các Ngân hàng khác trên thị trường. Để hình ảnh mới của VietinBank gần gũi và thân thiện hơn với khách hàng, VietinBank đã định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mới là xây dựng Ngân hàng thành một tập đoàn tài chính đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, giữ vững vị trí hàng đầu tại Việt Nam, trở thành một Ngân hàng lớn tại khu vực châu Á. Bên cạnh đó, hệ thống nhận diện thương hiệu mới sẽ có tác động tích cực đến toàn thể cán bộ công nhân viên VietinBank, góp phần xây dựng nét văn hóa VietinBank, hướng đến duy trì và phát triển các giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.
VietinBank là tên thương hiệu trừu tượng song mang ý nghĩa gắn liền với nét tính cách Tin cậy và chữ Tín - một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong ngành tài chính ngân hàng. Hệ thống nhận diện thương hiệu mới truyền tải ý nghĩa và giá trị mà VietinBank đem đến cho khách hàng: “Nâng giá trị cuộc sống”.
Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ gồm: - Ban Giám Đốc : gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc.
- Các phòng ban: gồm 09phòng ban tại hội sở chính
-Các phòng giao dịch: gồm 03 phòng giao dịch và 01 điểm giao dịch
+ Giám Đốc: có nhiệm vụ điều hành hoạt động của ngân hàng theo chức năng, nhiệm vụ ,phạm vi của đơn vị.
+ Phó Giám Đốc: giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh mà giám đốc giao phó.
Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Công thương Cần Thơ
Ban Giám Đốc CN NHCT TPCT Các phòng giao dịch Các phòng ban PGD Ninh Kiều PGD Phong Điền PGD Cái Tắc Phòng Kế toán Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Phòng Khách hàng cá nhân Phòng Kiểm soát nội bộ Phòng Quản lý rủi ro Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu Phòng Ngân quỹ Quỹ tiết kiệm số 1 Quỹ tiết kiệm số 2 Quỹ tiết kiệm số 3 ĐGD Xuân Khánh Phòng thông tin điện toán
Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp: thực hiện các khoản cho vay đối với khách hàng, thực hiện kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, báo cáo thống kê, xây dựng các kế hoạch vốn cho toàn chi nhánh, vạch ra kế hoạch hoạt động tín dụng.
+ Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán như: thu tiền theo yêu cầu khách hàng (uỷ nhiệm chi), mở tài khoản cho khách hàng, kết toán các khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của ngân hàng, dùng bút toán chuyển khoản giữa ngân hàng và ngân hàng trung ương, mua bán các loại sec cho khách hàng có nhu cầu .
+ Phòng tổ chức hành chính: sắp xếp , bố trí cán bộ vào các công việc phù hợp, quản lý toàn bộ các hoạt động có liên quan đến cán bộ công nhân viên, hoạt động của ngân hàng, an ninh, an toàn cho hoạt động đó.
+ Phòng kiểm soát nội bộ: có trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động của ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc, chế độ một cách đúng đắn, ngăn ngừa những vi phạm có thể xảy ra.
+ Phòng quản lý rủi ro: là phòng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro cho chi nhánh. Quản lý giám sát việc thực hiện danh mục cho vay đầu tư, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, dự án, phương án, đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện các chức năng quản lý, đánh giá rủi ro trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
+ Phòng thông tin điện toán: thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng thông suốt hoạt động cho hệ thống máy tính của chi nhánh.
+ Phòng khách hàng cá nhân: thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, kỳ phiếu.
+ Phòng ngân quỹ: là nơi các khoản thu chi tiền mặt được thực hiện khi có nhu cầu về tiền mặt với sự xác nhận của phòng kế toán, khách hàng sẽ đến nhận tại phòng ngân quỹ, ngược lại phòng ngân quỹ sẽ kiểm tra số tiền của đơn vị nộp vào tài khoản của ngân hàng.
+ Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các khoản cho vay bằng ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động
thanh toán quốc tế.
+ Các phòng giao dịch: cũng thực hiện các nhiệm vụ giống như tại hội sở chính như nghiệp vụ tín dụng, huy động vốn, thanh toán…