nghiªn cøu - trao ®æi
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi 17
ThS. Chu M¹nh hïng *
hụ nữ là một nửa thế giới. Ở Việt Nam
phụ nữ chiếm 50,5% dân số và 50,6%
lực lượng lao động xã hội.
(1)
Sự bất bình đẳng và những khoảng cách
về giới đã khiến phụ nữ bị tụt hậu so với
nam giới và chính môi trường xung quanh
mình. Những ảnh hưởng này không chỉ tác
động trực tiếp đến phụ nữ và trẻemgái mà
còn là những tác động làm tổn hại đến tất cả
mọi người, đến sự phát triển chung của xã
hội.
Ở các nước đang phát triển, hiện tượng
lao động trẻemgiúpviệc cho cácgiađình
không phải là điều mới mẻ. Ở Việt Nam
cùng với quá trình chuyển đổi của nền kinh
tế thì lao động trẻem nói chung và trẻem
giúp việc cho cácgiađình nói riêng đang đặt
ra những vấnđề cần phải nghiên cứu. Trong
phạm vi bài viết này, tác giảđề cập một số
khía cạnh liên quan đến trẻemgái giúp việc
gia đình ở các thànhphốlớn dưới góc độ
pháp lý.
Trẻ em là những người dưới 18 tuổi.
(2)
Theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam,
(3)
trẻemgái có quyền lao động. Lao
động đóng vai trò quan trọng đối với sự phát
triển toàn diện và hài hoà nhân cách của trẻ
em nói chung và trẻemgái nói riêng. Giáo
dục học, tâm lý học và các khoa học có liên
quan đều chỉ ra rằng lao động được tổ chức
khoa học, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi là
con đường, là cơ chế và nhân tố phát triển
thể chất, năng lực tư duy và đời sống tình
cảm của trẻem gái.
Trẻ emgáigiúpviệcgiađình là một hình
thức của lao động trẻ em, có tính chất thoả
thuận giữa gia chủ (chủ gia đình) và trẻem
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua người
nhà (cha mẹ, họ hàng) hoặc người môi giới.
Đặc trưng quan trọng của lao động giúp
việc của trẻemgái là giá trị trao đổi của lao
động. Thông qua công việc, trẻemgái có
thể kiếm tiền tăng thu nhập cho bản thân và
gia đình.
Với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, đặc biệt là ở cácthànhphốlớn đã tạo
nên những thay đổi sâu sắc trong đời sống
của người dân. Nhu cầu về tiêu dùng và dịch
vụ cũng ngày càng gia tăng trong đó có nhu
cầu về lao động giúpviệc cho cácgia đình.
Một số hộ giađình cần có người giúp đỡ
các công việc nội trợ, chăm sóc con cái, dọn
dẹp nhà cửa để họ có thể yên tâm làm việc
khác. Một số người cần thuê mướn nhân
công đểgiúp làm kinh tế hộ như bán hàng
hay gia công, sản xuất. Với sự tăng trưởng
kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp cũng thay đổi và
mở rộng, nhiều ngành nghề sản xuất và dịch
vụ đã xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu gia
tăng của người dân, nhất là các loại dịch vụ
cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nghề
P
* Giảng viên Khoa luật quốc tế
Trường Đại học Luật Hà Nội
nghiªn cøu - trao ®æi
18 §Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
"nội trợ" hay "giúp việc trong gia đình" cũng
xuất hiện trở lại và được xã hội chấp nhận
như nhiều nghề dịch vụ khác. Nó đã tạo thu
nhập cho nhiều người có sức lao động và có
nhu cầu việc làm đồng thời giảm gánh nặng
lao động cho không ít giađình ở thành thị.
Phần đông trẻem lao động làm thuê ở
thành thị xuất thân từ giađình đang sinh
sống và làm ăn ở các vùng nông thôn nơi còn
nhiều khó khăn về kinh tế. Đây là hiện tượng
di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị,
trong đó có lao động trẻ em. Nó là kết quả
của sự phát triển không đồng đều giữa các
vùng và sự chênh lệch về điều kiện tiếp cận
các dịch vụ xã hội và giáo dục giữa thành thị
và nông thôn.
Trẻ emgái thường đi giúpviệc ở tuổi 15,
16 thậm chí sớm hơn. Cácem không có cơ
hội học hành và phải bỏ học sớm để đi làm.
Việc cácem bỏ học sẽ giảm bớt cho giađình
gánh nặng chi phí cho giáo dục, góp phần
giảm chi của gia đình. Mặc dù Luật phổ cập
giáo dục tiểu học quy định miễn học phí đối
với tất cả trẻem song đối với cácgiađình
nghèo thì việc đầu tư cho con cái học hành
dù chỉ là những khoản chi phí liên quan đến
học tập cũng là quá lớn. Vì vậy, trẻemgái
sau khi bỏ học thường tìm kiếm một công
việc để có việc làm và giúp đỡ cho gia đình,
một trong những công việc mà cácem có thể
tiếp cận là lao động giúp việc. Hệ thống cung
cầu của thị trường lao động giúpviệc đã tạo
cho cácem cơ hội có việc làm.
Kinh tế khó khăn là yếu tố chính khiến
trẻ emgái đi làm thuê, giúpviệc vì cácem
đều xuất thân từ các vùng quê nghèo và là
động cơ lao động kiếm tiền nhằm tăng thu
nhập cho giađình của các em. Hiểu rõ cuộc
sống nghèo khó và nỗi vất vả của cha mẹ và
những người thân trong gia đình, cácemgái
này sớm hình thành đức tính hy sinh, ý thức
trách nhiệm trước những khó khăn của gia
đình, mong muốn góp phần giảm bớt gánh
nặng gia đình, cải thiện điều kiện sống.
Mong muốn này hết sức chính đáng, đúng
với vai trò "phụ nữ" của các em. Như vậy,
lao động giúpviệc cho cácgiađình ở thành
phố lớn là giải pháp đem lại lợi ích kinh tế
cho giađình và bản thân trẻem gái. Giađình
không những tiết kiệm được một khoản chi
phí cho việc nuôi dưỡng cácem mà cácem
còn kiếm được tiền gửi về cho cha mẹ hoặc
làm vốn cho bản thân.
Bên cạnh khó khăn kinh tế thì tình trạng
thiếu việc làm ở nông thôn là một thực tế
khiến trẻemgái ra thànhphốgiúpviệc cho
các gia đình. Người lớn thiếu việc làm là tình
trạng chung. Song, điều đáng quan tâm hơn
là tình trạng thiếu việc làm xảy ra với cả trẻ
em. Một thực tế là người lao động và trẻem
gái bước chân vào thị trường lao động đều
muốn tìm cho mình một cơ hội việc làm
mang lại thu nhập cao hơn, nhàn hạ hơn vì ở
nông thôn hiệu quả công việc không cao mà
lại vất vả. Có thể nói, lợi thế so sánh của
việc giúpviệcgiađình so với các nghề khác
là tác nhân lôi kéo trẻemgái tham gia hoạt
động dịch vụ này.
Mặt khác, động cơ đi làm giúpviệc của
trẻ emgái chịu tác động bởi tâm lý lứa tuổi,
ở nhiều nơi, trẻemgái có phong trào đi làm
giúp việc cho cácgia đình, tạo thành mạng
lưới những người cùng quê thông tin cho
nhau về công việc và cuộc sống ở thành phố.
nghiªn cøu - trao ®æi
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi 19
Nhiều emgái đi làm giúpviệc bởi xuất phát
từ những giađình có hoàn cảnh éo le hoặc
gia đình có cơ cấu không trọn vẹn, trong
điều kiện kinh tế nghèo nàn ở nông thôn.
Có thể nói lý do và hoàn cảnh khiến trẻ
em gái ở nông thôn đi giúpviệc cho cácgia
đình ở thànhphố khá đa dạng, nó không chỉ
đơn thuần mang tính kinh tế mà cả yếu tố
văn hoá và tâm lý xã hội. Những yếu tố này
tạo nên động cơ lao động giúpviệc và trẻem
gái trở thành nguồn cung ứng lao động cho
thị trường lao động gia đình.
Đối với cácgiađình có nhu cầu sử dụng
trẻ emgáigiúp việc, bên cạnh việc cân nhắc
đến giá phải cho lao động họ còn tính đến
các yếu tố khác; về sức khoẻ, trẻemgái ở độ
tuổi phát triển nên dễ nuôi, ít ốm đau do vậy
đỡ gây lo lắng và tốn kém cho gia chủ. Trẻ
em gái thường nhanh nhẹn hơn người lớn,
người già và dễ sai bảo hơn. Trên thực tế trẻ
em thường tỏ ra sẵn sàng chấp nhận sự sai
vặt, dễbảo ban, hướng dẫn những việc mới,
cách làm mới.
Truyền thống văn hoá trọng tuổi cũng
ảnh hưởng tới việccácgiađình lựa chọn
người giúpviệc nhiều tuổi hay ít tuổi. Người
lớn tuổi đi làm việc không muốn bị những
người ít tuổi sai bảo, vì vậy tạo nên tâm lý
ngại thuê người lớngiúp việc.
Sự khác biệt về văn hoá giữa các thế hệ,
giữa những người ở các địa vị xã hội khác
nhau cũng ảnh hưởng tới việc lựa chọn
người giúp việc. Người già, người lớn tuổi ở
nông thôn hay có thói quen hoặc cách nói bỗ
bã trong giao tiếp với người ít tuổi hơn. Tập
quán này được coi là bình thường ở nông
thôn nhưng không dễ được chấp nhận ở các
gia đìnhthành phố. Người già, người lớn
tuổi khó bỏ thói quen cố hữu còn trẻemgiúp
việc thì dễ thích nghi với nếp sống văn hoá
trong cácgiađìnhthành phố, dễ uốn nắn
hơn. Đây là lý do để họ muốn tìm người giúp
việc là trẻemgái và thường là trẻemgái
dưới 18 tuổi vì phụ nữ 18 - 20 tuổi khi ở và
sinh hoạt cùng giađìnhgia chủ sẽ gặp những
khó khăn đặc thù và những lý do tế nhị về
giới. Bản thân trẻemgáigiúpviệc cũng ý
thức được rằng giúpviệc cho cácgiađình
chỉ thích hợp với lứa tuổi nhỏ. Khi trở thành
người lớn, lòng tự tôn của cácem không
muốn bị người khác sai vặt hay trở thành
người phục vụ trong giađình người khác.
Mặt khác, tương lai buộc cácem phải nghĩ
đến việc tìm kiếm cho mình một công việc
nào đó phù hợp và ổn định hơn.
Từ những phân tích trên đây, chúng ta có
thể nhận thấy rằng hiện nay ở các vùng nông
thôn có nhiều người ra thànhphố tìm kiếm
việc làm trong đó có trẻem gái. Cácem đi
giúp việc cho cácgiađình một mặt thoả mãn
nhu cầu việc làm cho cácem khi ở nông thôn
không còn đáp ứng được và khi cácem
không còn điều kiện để học tập, mặt khác, nó
cũng tạo ra thu nhập cho chính cácem và gia
đình. Ở thành phố, xu hướng các gia đình
tìm người giúpviệc cũng ngày càng tăng lên.
Nghề "nội trợ" hoặc "giúp việcgia đình"
xuất hiện và được xã hội chấp nhận như
nhiều nghề dịch vụ khác. Từ thực tế đó, một
thị trường lao động giúpviệc đã xuất hiện,
trong đó các bên cung cầu gặp gỡ và trao đổi
với nhau. Có thể nói, việc thuê mướn người
giúp việc đã tạo nên một bước thay đổi quan
trọng trong cách tổ chức lao động gia đình.
nghiªn cøu - trao ®æi
20 §Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi
Mặc dù công việcgiađình chủ yếu vẫn do
phụ nữ thực hiện nhưng mang màu sắc mới:
Nó không còn là việc riêng, khép kín trong
nội bộ giađình mà trở thành mối quan tâm
và chú ý của xã hội.
Thứ nhất, về phương diện pháp lý quốc
tế, trẻemgái là đối tượng bảo vệ của hai
công ước quốc tế: Công ước về xoá bỏ các
hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
(CEDAW) và Công ước về quyền trẻ em.
Việt Nam là một trong những quốc gia sớm
phê chuẩn hai công ước này và đang từng
bước bảo đảm cho những quy định của hai
công ước trên thực tiễn. Những thành tựu đạt
được trong cuộc đấu tranh trong sự bình
đẳng về giới và chống các hình thức phân
biệt đối xử với phụ nữ đã phản ánh quan
điểm về phụ nữ của Đảng và Nhà nước Việt
Nam. Tuy nhiên, việc những trẻemgái sớm
phải bỏ học và tham gia lao động cũng đặt ra
nhiều vấnđề cần nghiên cứu nhằm đảm bảo
quyền phụ nữ trên thực tế.
Thứ hai, cần tiếp tục nâng cao nhận thức
cho toàn Đảng, toàn dân về tầm quan trọng
của việc thực hiện chiến lược con người nói
chung và việc thực hiện "quyền phụ nữ" nói
riêng đã được quy định trong Công ước về
chống các hình thức phân biệt đối xử với
phụ nữ và pháp luật Việt Nam; nâng cao ý
thức tự giác của các cơ quan chức năng, các
tổ chức xã hội và mọi người dân trong việc
thực hiện pháp luật liên quan đến quyền
phụ nữ.
Thứ ba, để ngăn chặn từ xa hiện tượng
do nghèo đói một số trẻemgái phải sớm bán
sức lao động để mưu sinh, cần có những biện
pháp thực hiện có hiệu quả cao hơn chương
trình xoá đói giảm nghèo; lấy phụ nữ và trẻ
em gái làm trọng tâm trong việc xây dựng và
đánh giácác dự án; phát triển mạnh hơn các
trường dạy nghề gắn liền với việc làm cho
đối tượng con nhà nghèo. Đồng thời ngành
giáo dục và các cơ quan có thẩm quyền cần
từng bước tiến tới giáo dục miễn phí góp
phần ngăn chặn tình trạng trẻemgái bỏ học
(do giađình không có khả năng kinh tế) ra
thành phố nhập vào đội quân giúp việc.
Thứ tư, Chính phủ cần ban hành những
văn bản pháp quy cần thiết để tạo hành lang
pháp lý cho việcbảo vệ quyền lợi cho số trẻ
em gáigiúpviệc đang phải bán sức lao động
với mục đích mưu sinh.
Thứ năm, một thực tế hiện nay là
chính quyền xã, phường không nắm vững
các hộ giađình có sử dụng lao động là trẻ
em gái. Vì vậy, chính quyền cơ sở cần có
biện pháp quản lý số hộ giađình có sử
dụng lao động là trẻem gái, yêu cầu họ
đăng ký tạm trú cho trẻemgái đến giúp
việc. Mặt khác, cần có hợp đồng lao động
theo mẫu chung có sự chứng nhận của
chính quyền địa phương, trong hợp đồng
cần ghi rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi
bên đặc biệt là quyền lợi của trẻemgái
nghiªn cøu - trao ®æi
§Æc san vÒ b×nh ®¼ng giíi 21
Xem tiếp trang 40
(1).Xem: “Vấn đề phụ nữ và trẻem thời kỳ 2001 - 2010”,
Bộ lao động - thương binh và xã hội - Quỹ nhi đồng LHQ,
Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội 2002, tr. 138.
(2).Xem: Điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về
quyền trẻem năm 1989.
(3).Xem: Điều 25, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em năm 2004.
. trẻ em gái.
Trẻ em gái giúp việc gia đình là một hình
thức của lao động trẻ em, có tính chất thoả
thuận giữa gia chủ (chủ gia đình) và trẻ em
một cách. động giúp việc và trẻ em
gái trở thành nguồn cung ứng lao động cho
thị trường lao động gia đình.
Đối với các gia đình có nhu cầu sử dụng
trẻ em gái giúp