Vận dụng lý luận đó vào phân tích đánh giá thực tiễn để hiểu rõ những mặt được và chưa được về phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, cụ thể luận án chỉ
Trang 1
TRAN THI NGQC PHƯƠNG
PHAT TRIEN NHAN LUC TAI CONG TY TNHH
DICH VU VA THUONG MAI MESA
LUAN VAN THAC SI KINH TE
HA NOI, NAM 2020
Trang 2
TRẢN THỊ NGỌC PHƯƠNG
PHÁT TRIÊN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH
DICH VU VA THUONG MAI MESA
CHUYEN NGANH — : QUAN TRI NHAN LUC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYÊN THỊ LIÊN
HÀ NỘI, NĂM 2020
Trang 3Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của luận văn “Phá triển nhân lực tai Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Mesa" là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực trạng tại công,
ty Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực và có trích dẫn rõ ràng Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bó trong bất kỳ công trình nghiên
cứu khoa học nào trước đây
Hà Nội, ngày — thắng _ năm 2020
Tác giả
Trang 4LOI CAM ON
Để hoàn thành đề tai luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đờ của
các cá nhâi
thể trong và ngoài trường
Trước hết, tôi xin cảm ơn TS Nguyễn Thị Liên, cô đã tận tình hướng dẫn, động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình làm luận văn
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo, nhân viên Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Mesa đã cung cấp cho tôi những thông tỉn, tư liệu quý giá và những đóng góp quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học
Thương mại, Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu đề hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị nhân lực
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều
kiện giúp đỡ, động viên và khuyến khích tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập
Trong quá trình làm bài do những hạn chế chủ quan và khách quan, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự nhận xét góp ý của quý thầy cô và độc giả để đề tài được hoàn thiện, sâu sắc và có tính khả
thi hơn nữ:
Cu sức khỏe, hạnh phúc và thành công đến Quy Thay Cô, kính chúc Quý Thầy, Cô thành công trong sự nghiệp cao quý
ng, tôi xin gửi lời kính c
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MUC LUC
LOI CAM DOAN
LOI CAM 0}
MUC LUC
DANH MUC TU VIET TAT
DANH MUC BANG BIEU, HINH VE
PHAN MO DAU
1, TINH CAP THIET CUA DE TAL
2 TONG QUAN NGHIEN CUU DE TAL
3 MUC TIEU, NHIEM VU NGHIEN CUU
4 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CUU, PHAM VI NGHIEN CUU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI
KẾT CÁU CỦA ĐÈ TÀI
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIÊN NHÂN LỰC TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1 Một số khái niệm cơ bải
1.1.1 Khải niệm nhân lực
1.3.1 Thông qua tuyển dụng nhân lực
1.3.2 Thông qua đào tạo, bằi dưỡng nhân lực
1.4.2 Nhân tố bên trong
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN NHAN LUC TAI CÔNG TY
Trang 62.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại MESA
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ạy TNHH Dịch vụ và Thương mại MESA
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công
Dich vu và Thong mai MESA
2.2.2, Phan tich thie trang vé chat long nhan lye Cty TNHH DV&TM Mesa
2.3 Thực trạng phát triển nhân lực tại Công ty TNHH DV&TM Mesa
2.3.1 Thông qua tuyển dụng nhân lực tại công tp'
2.3.2 Thông qua đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại công ty
2.3.3 Thông qua đánh giá thực hiện công việc tại công ty
2.3.4 Thông qua đãi ngộ nhân lực tại cong ty
2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực tại Công ty TNHH Dịch vụ và
Thuong mai MESA 9
2.5 Đánh giá chung về phát triển nhân lực tại Công ty TNHH Dịch vụ và
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển nhân lực tại Công ty TNHH Dịch vụ và
3.1.1 Định hướng phát triển nhân lực tại Công ty TNHH Dịch vụ và Thương
Trang 8DANH MỤC TU VIET TAT
Trang 9
DANH MUC BANG BIEU, HINH VE DANH MUC BANG
Bảng 2.1: Bảng phân bồ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Dịch vụ
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Dịch vụ và
Thương mại Mesa giai đoạn 2017 - 2019
Bảng 2.5: Thống kê nhân lực Khối kinh doanh phân theo mảng kinh doanh chính của Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mai Mesa giai đoạn 2017 - 2019 46 Bảng 2.6: Thống kê nhân lực kinh doanh phân theo các ngành hàng phân phối của Công
ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Mesa giai đoạn 2017 - 2019 7 Bảng 2.7: Bảng tổng hợp số lượng nhân lực bộ phận kinh doanh ngành hàng phân phối Công ty TNHH DV&TM Mesa giai đoạn 2017 - 2019 „48 Bảng 2.8: Kết quả khám sức khỏe của nhân lực kinh doanh giai đoạn 2017 - 2019 54 Bảng 2.9: Kết quả khám sức khỏe định kỳ hàng năm của nhân lực kinh doanh ngành hàng phân phối Khối kinh doanh Công ty TNHH DV&TM Mesa năm 2019 55
Bảng 2.10: Tổng hợp số lượng nhân lực theo chuyên ngành đảo tạo tại bộ phận kinh
doanh ngành hàng phân phối Công ty TNHH DV&TM Mesa năm 2019 56 Bảng 2.11: Tình hình vi phạm kỷ luật tại bộ phận kinh doanh ngành hàng phân phối Công ty TNHH DV&TM Mesa giai đoạn 2017 ~ 2019 „57 Bảng 2.12: Kết quả tuyển dụng nhân lực bộ phận kinh doanh ngành hàng phân phối Công ty TNHH DV&TM Mesa giai đoạn 2017 ~ 2019 62 Bảng 2.13: Số lượng hỗ sơ ứng tuyển vị trí bộ phận kinh doanh ngành hàng phân phối Công ty TNHH DV&TM Mesa giai đoạn 2017-2019 „65 Bảng 2.14: Chỉ phí tuyển dụng của nhân lực bộ phận kinh doanh ngành hàng phân phối Công ty TNHH DV&TM Mesa giai đoạn 2017-2019 68 Bảng 2.15 Chỉ tiêu căn cứ xác định nhu cầu đào tạo của Công ty TNHH Dịch vụ và
Trang 10Bảng 2.16: Số lượng nhân lực tham gia đào tạo theo từng nội dung đào tạo của nhân viên kinh doanh ngành hàng phân phối Công ty TNHH DV&TM Mesa giai đoạn
Bảng 2.17: Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho nhân mm kinh doanh ngành hàng phân phối Công ty TNHH DV&TM Me:
Bảng 2.18: Số lượng nhân lực tham gia đào tạo theo phương pháp
Kinh doanh Công ty TNHH DV&TM Mesa giai đoạn 2017 ~ 2019
Bảng 2.19: Chỉ phí đào tạo nhân lực kinh doanh ngành hàng phân ph
Kinh doanh Công ty TNHH DV&TM Mesa giai đoạn 2017 ~ 2019 79 Bảng 2.20: Điểm quy đổi phân loại đánh giá nhân viên Công ty TNHH Dịch vụ và
Bảng 2.21: Thống kê kết quả đánh giá thực hiện công việc của nhân lực kinh doanh ngành hàng phân phối Công ty TNHH DV&TM Mesa giai đoạn 2017 ~ 2019 6 Bảng 2.22: Mức lương trung bình của các vị trí thuộc bộ phận kinh doanh ngành hàng phân phối Công ty TNHH DV&TM Mesa giai đoạn 2017 ~ 2019 oe 89 Bảng 2.23: Bảng lương doanh số của nhân viên kinh doanh ngành hàng phân phối P&G thuộc Công ty TNHH DV&TM Mesa giai đoạn 2017 — 2019 2.90
DANH MỤC BIÊU ĐỎ
Biểu đồ 2 : Biến động nhân lực của Cty TNHH DV&TM Mesa giai đoạn 2017 ~ 2019 45
Biểu đồ 2.2: Số lượng nhân lực bộ phận kinh doanh ngành hàng phân phối của
Công ty TNHH DV&TM Mesa phân theo khu vực giai đoạn 2017 — 2019 49
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi của nhân lực kinh doanh ngành hàng
phân phối Công ty TNHH DV&TM Mesa giai đoạn 2017 — 2019 50 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nhân lực theo giới tinh của nhân lực kinh doanh ngành hàng phân phối Công ty TNHH DV&TM Mesa giai đoạn 2017 - 2019 52
Biểu đồ 2.5: Cơ cầu nhân lực theo thâm niên công tác của nhân lực bộ phận kinh
doanh ngành hàng phân phối cuối năm 2019 53
Biéu d6 2.6: Téng hop số lượng nhân lực theo trình độ đào tạo ở bộ phận kinh doanh ngành hàng phân phối của Công ty TNHH DV&TM Mesa năm 2019 5ó Biểu đồ 2.7: Khảo sát đạo đức, tác phong làm việc và tỉnh than làm việc của nhân lực kinh doanh ngành hàng phân phối Công ty TNHH DV&TM Mesa 58
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ vắng mặt của nhân lực kinh doanh ngành hàng phân phối Khối
kinh doanh Công ty TNHH DV&TM Mesa giai đoạn 2017 - 2019 „59
Trang 11
Biểu đồ 2.9: Kênh tuyển dụng nhân lực bộ phận kinh doanh ngành hàng phân phối
của Khối kinh doanh Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Mesa apssau 63)
Biểu đồ 2.10: Đánh giá sự phù hợp của vòng thi phỏng vấn với năng lực nhân lực
bộ phận kinh doanh ngành hàng phân phối Công ty TNHH DV&TM Me: 6
Biểu đồ 2.11: Kết quả đánh giá mức độ đồng ý về sự hài lòng của nhân viên mới khi
hội nhập vào môi trường làm việc của Công ty TNHH DV&TM Mesa 7
Biểu đồ 2.12: Tý lệ nhân lực bỏ việc sau hội nhập của bộ phận kinh doanh ngành
hàng phân phối Công ty TNHH DV&TM Mesa giai đoạn 2017-2019 „69
Biểu đồ 2.13: Số lao động được dao tao phan theo đối tượng đào tạo của bộ phận
kinh doanh ngành hàng phân phối Công ty TNHH DV&TM Mesa giai đoạn 2017
~2019
Biểu đồ 2.14: Tổng chỉ phí đào tạo nhân lực kinh doanh ngành hàng phân phối của
Khối Kinh doanh Công ty TNHH DV&TM Mesa giai đoạn 2017 - 2019 80
Biểu đồ 2.15: Đánh giá của nhân viên về hoạt động đào tạo bồi dưỡng nhân lực của
-83 Biểu đồ 2.16: Đánh giá của nhân viên kinh doanh ngành hàng phân phối Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mai Mesa v
Biểu đồ 2.17: Đánh giá của nhân viên về đãi ngộ tài chính của Công ty TNHH Dịch
Hình 2.1: Sản phẩm kinh doanh chính của Công ty TNHH DV&TM Mesa ad
Hình 2.2: Một số đối tác và nhà cung cấp của Công ty TNHH Dịch vụ và Thương
Trang 12
1, TINH CAP THIET CUA DE TAL
Mỗi quốc gia muốn phát triển kinh tế - xã hội cần phải có các nguồn lực
gồm: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học công nghệ, con người, trong đó ngt
lực con người là yếu tố quan trọng nhất Khi chuyên sang nền kinh tế dựa trên tr thức là chủ yếu, cộng với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa quốc tế thì nguồn nhân lực trình độ cao có vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh quốc gia Đặc biệt khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giúp Việt Nam có nhiều điều kiện và cơ hội có những cam
kết về
gi
thuật trong thương mại Tuy nhiên, bên cạnh những triển vọng cũng như cơ hội
c lĩnh vực quan trọng như dịch vụ (ngân hàng, tài chính, pháp lý và môi
tử; quyền sở hữu trí tuệ; hàng rào kỹ
đầu tư; viễn thông và thương mại đi
mà CPTPP có thể mang lại, Việt Nam cũng sẽ gặp phải những thách thức không nhỏ, đặc biệt là sức ép mở cửa thị trường, cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt
Nam, vốn còn yếu, khả năng quản lý còn nhiều bất cập Để nâng cao năng lực cạnh
tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài đã có lợi thế về vốn và kinh nghiệm quản
lý, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú trọng đến công tác quản trị nhân lực
bởi cạnh tranh trong thời đại 4.0 là cạnh tranh về nhân lực Doanh nghiệp muốn tồn
tại và phát triển lên tầm cao mới trong bồi cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công,
nghệ 4.0 thì việc phát triển nhân lực là một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh
nghiệp Việt Nam Để thành công, các doanh nghiệp cần vạch ra những chiến lược
nhân lực phù hợp, trong đó phát triển và đào tạo nhân tài nội bộ cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu đóng vai trò cực kỳ quan trọng đề thu hút và giữ chân lực lượng lao động 4.0 trong thời đại số hiện nay
Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại MESA, hoạt động đa lĩnh vực bao
gồm kinh doanh thương mại, kinh doanh dịch vụ ăn uống giải khát, sản xuất bánh ngọt Bakery, chế biến đồ ăn nhanh, kinh doanh bắt động sản Trong đó, lĩnh vực
hoạt động chính là kinh doanh thương mại với hệ thống hơn 150 nghìn đại lý mua
bán, phân phối các sản phẩm, hàng hoá như lương thực, thực phẩm, hoá mỹ phẩm trên toàn quốc Tắt cả đều là những lĩnh vực có tính cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải phát huy tối đa các nguồn lực của mình Trong đó, phát triển nhân lực
là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động
Trang 13hỏi nhân lực cần có trình độ nhất định Do đó, việc phát triển nhân lực phù hợp với
triển nhân lực nhưng những đánh giá này còn chưa đồng bộ và cụ thẻ Chính vì vậy,
việc nghiên cứu đề tài “Phát triển nhân lực tại Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại MESA” có ý nghĩa cấp thiết, nghiên cứu sẽ đóng góp một số giải pháp hữu ích
để nâng cao công tác phát triển nhân lực tại Mesa nói riêng và bỗ sung một vài giải
pháp có giá trị cho hoạt động phát triển nhân lực tại các công ty cùng hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ nói chung
2 TONG QUAN NGHIEN CUU DE TAI
Thực tế hiện nay có rất nhiều tài liệu của các tác giả (nhóm tác giả) nghiên cứu liên quan đến các nội dung phát triển nhân lực trong doanh nghiệp, nang cao chất lượng nguồn nhân lực Cụ thể:
Nguyễn Hữu Lam (2010), Bài báo Phát điển nhân lực trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Quản trị (CEMD), Đại học
Kinh tế TP HCM Bài báo chỉ rõ nhân lực là tài sản quý báu nhất, quan trọng nhất
trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp Chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định sự thành bại trong cạnh tranh Tác giả nêu lên thực trạng nhân lực Việt
Nam và những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp
không nên và cũng không thể trông chờ, ÿ lại vào hệ thống giáo dục đảo tạo, đòi hỏi
các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải chủ động phát triển nguồn nhân
lực của chính mình Tác giả cũng nêu ra một số giải pháp có thê làm đẻ khắc phục
và nâng cao phát triển nhân lực mà doanh nghiệp có thể thực hiện
'Võ Xuân Tiến (2010), Bài báo khoa học Mội số vấn đề về đào tạo và phát triển nguôn nhân lực, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Bài báo này làm sáng tỏ nội dung: Nguồn nhân lực là nguồn lực quí giá nhất của các tô chức, đơn vị
là yếu tố quyết định sự thành bại của họ trong tương lai Bởi vậy, các tổ chức và đơn vị luôn tìm cách để duy trì và phát triển nguồn nhân lực của mình Một trong,
các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm thực hiện mục tiêu trên là đảo tạo và phát triển
nguồn nhân lực Qua đó, bài báo đã làm rõ các nội dung của phát triển nguồn nhân
lực và được tham khảo để xây dựng hệ thống cơ sở lý luận cho đề tài.
Trang 14
tế quốc dân Luận án khái quát hoá và phát triển những vấn đề lý luận về phát triển
nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ
và vừa nói riêng Vận dụng lý luận đó vào phân tích đánh giá thực tiễn để hiểu rõ
những mặt được và chưa được về phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam, cụ thể luận án chỉ nghiên cứu các doanh nghiệp khu vực tư
nhân của Việt Nam tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó đề xuất những
quan điểm, giải pháp đẻ hoàn thiện phát triển nguồn nhân lực trong các doanh
ói với nhà nước, các tô chức hỗ trợ
nghiệp nhỏ và vừa Đề xuất những nghị
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước và quốc tế để có những hỗ trợ phù hợp nhằm
phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nguyễn Tiến Dũng (2018), Phát triển nhân lực tại Công ty cổ phan Tập
đoàn TAS, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Thương mại Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý
luận về phát triển nhân lực trong doanh nghiệp Luận văn đã sử dụng các phương, pháp nghiên cứu bảng hỏi và phỏng vẫn nhằm đánh giá thực trạng nhân lực và phát
triển nhân lực, phân tích những cơ hội và thách thức, những tồn tạ
trong hoạt động phát triển nhân lực của Công ty cổ phần Tập đoàn TMS, từ đó xây dựng đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác phát triển nhân lực tại công ty
Nguyễn Thanh Son (2019), Nâng cao chát lượng nhân lực tại Công ty TNHH Thương mại Kim Đức, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội ~ Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Luận văn hệ thống hóa những lý luận về chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, góp phan làm sáng tỏ thêm quan điểm về
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung Tác giả làm rõ thực trạng nguồn
nhân lực tại Công ty TNHH Thương mại Kim Đức Đề xuất những giải pháp mang tính khả thi để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên trong Công ty trong giai đoạn
hiện nay
Hoàng Thu Trang (2015), Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phân
COMAIS8, Luan van Thac si, Đại học Lao động - Xã hội Đề tài đã tập trung trình
bày những lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Công ty giai đoạn 2010 ~
2014 và giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực tại Công ty CP 'Comal8 các năm tiếp theo.
Trang 15sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực để xác định khung lý thuyết nghiên cứu phát
triển nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp Khảo sát, thu thập dữ liệu thực tiễn,
thống, chính xác và có ích về thực trạng Phân tích chỉ ra kết
quả tích cực và nguyên nhân, hạn chế về nhân tó, hoạt động tác động đến phát triển
lại công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Dũng Đề xuất c:
nguồn nhân lực
giải pháp
cải tiến phát triển nguồn nhân lực tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Dũng,
Qua tim hiểu về những công trình nghiên cứu trở về trước cũng như các công
trình nghiên cứu trên tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu đã trình bày rõ các
vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về nhân lực, nguồn nhân lực, phát triển nhân lực
Đến thời điểm này, theo tìm hiểu của tôi thì chưa có một dé tai, luận án nào nghiên cứu liên quan đến phát triển nhân lực tại Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại
MESA Công trình nghiên cứu sẽ kế thừa những lý luận về phát triển nhân lực của
các công trình nghiên cứu trước và đưa ra các giải pháp phát triên nhân lực tại Công
ty TNHH Dịch vụ và Thương mại MESA
3 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất giải pháp chủ yếu phát triển nhân lực tại Công ty TNHH Dịch vụ và Thuong mai MESA giai đoạn 2020 - 2025
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
~_ Hệ thống hóa lý thuyết về phát triển nhân lực trong doanh nghiệp
~ Thu thập các tư liệu, số liệu có liên quan và sử dụng các phương pháp khoa học để đánh giá thực trạng phát triển nhân lực tại Công ty TNHH Dịch vụ và Thuong mại MESA, chỉ ra những ưu điểm, tồn tại hạn chế và nguyên nhân
— Đề xuất một số giải pháp chủ yếu về phát triển nhân lực tại Công ty
TNHH Dịch vụ và Thương mại MESA cho giai đoạn 2020 đến 2025
4 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển nhân lực tại doanh nghiệp nói
chung và tại Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại MESA nói riêng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
'Về không gian: Đề tài nghiên cứu phát triển nhân lực nhân lực làm việc ở bộ
Trang 16VỀ thời gian: Sử dụng dữ liệu, tài liệu nghiên cứu từ năm 2017 đến năm
2019 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến 2025
Về nội dung: Tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng phát triển nhân
lực tại công ty thông qua bón nội dung chính như sau: thông qua tuyên dụng nhân
lực, thông qua đào tạo bồi dưỡng nhân lực, thông qua đánh giá thực hiện công việc, thông qua đãi ngộ nhân lực
5 PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Các số liệu, thông tin được lấy từ tài liệu do Công ty TNHH Dịch vụ và
Thương mại MESA cung cấp và các sách báo, tap chí, chuyên dé có liên quan
3.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
3.1.2.1 Phương pháp điều tra bảng hỏi
Đối tượng điều tra: Nhân lực bộ phận kinh doanh ngành hàng phân phối làm
việc tại Khối kinh doanh của Công ty TNHH Dich vy va Thuong mai MESA
Mục đích điều tra: Tìm hiểu thực trạng phát triển nhân lực tại Công ty
TNHH Dịch vụ và Thương mại MESA
Thiết kế phiếu điều tra: Phiếu điều tra được thiết kế bao gồm 36 câu hỏi giúp
điều tra thông tin chính xác và khách quan (vui lòng xem phụ lục 01) Các câu hỏi được in trên khô giấy A4 và gửi tới các nhân lực bộ phận kinh doanh ngành hàng
phân phối đang làm việc tại Hà Riêng miền Trung và miền Nam được gửi
thông qua chuyển phát nhanh Phiếu điều tra gồm 2 phần chính: Phần thứ nhất là
thông tin của người được điều tra Phần thứ hai là những câu hỏi mà tác giả đưa ra
nhằm tìm hiểu và đánh
iá hoạt động phát triển nhân lực của công ty TNHH Dịch
vụ và Thương mại Mesa Tác giả sử dụng thang điểm Likert 5 mức độ với lựa chọn
từ 1 đến 5 điểm, trong đó điểm 5 là điểm cao nhất thể hiện sự đánh giá tốt nhất và
điểm 1 là điểm số thấp nhất Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý sơ bộ và được
phân tích thông qua công cụ Microsoft Excel Tác giả tiến hành điều tra, thu phiếu
và tông hợp kết quả từ tháng 2/2020 đến tháng 5/2020
Trang 17
(1998), kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát, được xác định
theo công thức sau:
N=5xm Trong đó:
+NÑ: Kích cỡ mẫu điều tra
+m: Tổng số biến quan sát (tức là số câu hỏi trong phiếu điều tra)
Trong nghiên cứu này, m = 36, do đó, kích cỡ mẫu cần có để đảm bảo tính
đại diện là 180 người, quy mô điều tra nghiên cứu lựa chọn là 200 người
- Chọn mẫu: Được xác định theo phương pháp chọn ngẫu nhiên phân tầng tỉ
lệ Nhân lực bộ phận kinh doanh ngành hàng phân phối được chia thành nhân lực
phụ trách các nhãn hãng phân phối Chọn ngẫu nhiên đơn giản các đơn vị của mẫu theo tỉ lệ số đơn vị đó chiếm trong tỏng thể Căn cứ vào tổng số lượng nhân lực bộ
phận kinh doanh ngành hàng phân phối hiện tại là 1047 người và số lượng nhân lực
mỗi ngành hàng đề tính số người cần điều tra:
m 64.4%), số người được chọn ngẫu nhiên =
tượng đề điều tra bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản dựa trên danh
sách nhân viên.
Trang 18tầng của tác giả như đã trình bày ở trên
3.1.2.2 Phương pháp phỏng vẫn
Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại MESA bao gồm: Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự,
Đối tượng tiếp cận và lựa chọn phỏng vấn: Trưởng bộ pl
Trưởng phòng Kinh doanh, Giám sát kinh doanh
Mục đích: Nhằm tìm hiểu và nắm bất thực tế, định hướng của Công ty về công tác phát triển nhân lực
Mô tả: Thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn vui lòng xem chỉ tiết Phụ lục 02
Một số quản lý ở miền Trung và
Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý tại Hà
miền Nam tiến hành phỏng van qua điện thoại Ghỉ chép lại nội dung đã phỏng vấn
và tổng hợp đề làm dữ liệu nghiên cứu
5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
~ Phương pháp tông hợp: Tổng hợp số liệu từ các báo cáo, các hồ sơ và các
kết quả phỏng van, khảo sát liên quan đề có cái nhìn chỉ tiết, tông quát nhất về tình
trạng nhân lực của Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại MESA
- Phương pháp phân tích số liệu: các số liệu được cung cấp bởi nguồn thông
tin sơ cấp sẽ được thống kê lại và phân tích Công cụ dùng để xử lý số liệu là Excel
~ Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu được cung cấp bởi nguồn thông tin thứ cấp, các số liệu qua các năm đề thấy được số lượng, chất lượng nhân viên sau khi đã triển khai kế hoạch phát triển nhân viên
6 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI
Nghiên cứu để tài "Phát triển nhân lực tại Công ty TNHH Dịch vụ và
Thuong mại MESA” có những đóng góp ý nghĩa trên cả lý luận và thực tiễn
— Về mặt lý luận: Hệ thống hóa lý luận về phát triển nhân lực trong điều
kiện hiện nay ở doanh nghiệp
~ Về mặt thực tiễn: Đánh giá đúng đắn thực trạng phát triển nhân lực tại Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại MESA, từ đó đề xuất các giải pháp hiệu quả phát triển nhân lực tại Công ty giai đoạn 2020 — 2025
7 KET CAU CUA DE TAI
Ngoài phần tóm lược, danh mục từ viết tắt, phần mở đầu và kết luận, tài liệu
tham khảo, phy lục, đề tài luận văn được kết cấu gồm có 3 chương
Trang 19Thương mại MESA
Chương 3: Giải pháp phát triển nhân lực tại Công ty TNHH Dịch vụ và Thuong mai MESA
Trang 201.1 Một số khái niệm cơ bán
LL
Hiện nay các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước đề cập đến
Khái niệm nhân lực
khái niệm nhân lực dưới những góc độ khác nhau nên có các quan điềm khác nhau
về nhân lực
Một số quan điểm cho rằng nhân lực là sức lực của mỗi cá nhân, hướng đến nội lực bên trong con người Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2009), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng: “Nhân lực là
sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động Sức
lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thê con người và đến một
thể hiện qua các tiêu chí
Khả năng về thể chất (thể lực): chỉ rõ khả năng làm việc chân tay, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu như chiều cao, cân nặng, sức mạnh cơ bắp, thị lực, thính lực
c chỉ tiêu như trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thì
kinh nghiệm công tác
Phẩm chất của người lao động (tâm lực): chỉ rõ khả năng sáng tạo, năng
động, thái độ làm việc, lòng tự tin, khả năng thích ứng, dễ chuyên đổi, làm việc có
chức
tỉnh thần trách nhiệm với cá nhân, nhóm và tổ
Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điểm (2012), Giáo trình Quản trị nhân lực, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng cho rằng: “Nhân lực là nguồn lực của
mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực” Trong đó, thể lực chỉ sức khỏe của thân thể nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khỏe của từng
người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ l ệc và nghỉ ngơi, chế độ y
tế Thể lực của con ngưi tác, thời gian công tác, gi
tính Trí lực chỉ sự suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng
khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách của mỗi con người
Trong khi đó các tác giả khác lại cho rằng nhân lực được hiểu là tổng thê những người làm việc trong tổ chức/doanh nghiệp Cụ thể, theo Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình Quản trị nhân lực, Trường Đại học
còn tùy thuộc vào tu
Trang 21Thương mại: "Nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ những người làm việc trong tổ chức/doanh nghiệp được trả công, khai thác và sử dụng có
hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức/doanh nghiệp”
Qua việc phân tích các quan điểm trên, tác giả cho rằng nhân lực có thể hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ những người làm việc trong tô chức/doanh nghiệp được
trả công, khai thác và sử dụng có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu của tô chức/doanh nghiệp Theo nghĩa hẹp, nhân lực chính là thê lực, trí lực và phẩm chat
nghề nghiệp của mỗi cá nhân trong tổ chức/doanh nghiệp đó
1.1.2 Khái niệm quản trị nhân lực
Quản trị nhân lực là hoạt động quản trị con người trong doanh nghiệp Nhiệm vụ chính của quản trị nhân lực là giúp doanh nghiệp có được, duy trì, phát
triển và sử dụng có hiệu quả yếu tố con người Quản trị nhân lực đóng vai trò giúp
tận dụng và phát huy năng lực làm việc của con người một cách hiệu quả, chính vì
ất của quản trị nhân lực là việc cần thiết trước khi nghiên cứu
xung quanh vẫn đê nhân lực của một tô chức
Theo Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm (2012), Giáo trình Quản trị
Hoàng Văn Hải và Vũ Thùy Dương (2010), Giáo trình Quản trị nhân lực,
Trường Đại học Thương mại cho rằng: “Quản trị nhân lực là tổng hợp những hoạt
động liên quan đến việc
người trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp"
Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình Quản trị nhân
lực, Trường Đại học Thương mại định nghĩa rằng: “Quản trị nhân lực được hiểu là tông hợp các hoạt động quản trị liên quan đến việc hoạch định nhân lực, tổ chức quản trị nhân lực, tạo động lực cho người lao động và kiểm soát hoạt động quản trị nhân lực trong tô chức/doanh nghiệp nhằm thực hi é
Từ cách tiếp cận nêu trên có thể thấy có nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau về Quản trị nhân lực, trong phạm vi nghiên cứu đề tài và để phù hợp với thực
trạng nghiên cứu tại doanh nghiệp thương mại dịch vụ, tác giả sử dụng khái niệm Quản trị nhân lực của Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình Quản trị nhân lực, Trường Đại học Thương mại
tạo ra, duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả yếu tố con
Trang 22
1.1.3 Khái niệm phát triển nhân lực
“Xã hội luôn luôn phát triển và thay đổi nên yêu cầu đối với chất lượng nhân lực cũng thay đổi theo, đặc biệt trong bối cảnh toàn
hóa và hội nhập quốc tế như
nay Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức yêu cầu nhân lực không
chỉ đừng lại ở khả năng đáp ứng đầy đủ về bằng cấp, trình độ, kỹ năng mà còn phải
có khả năng học tập suốt đời, kịp thời nắm bắt những đổi thay và yêu cầu luôn đồi mới nhanh chóng của thế giới nghề nghiệp, từ đó, kịp thời thích ứng với nghề mới,
ngành mới và có đủ sức cạnh tranh trong thị trường lao động Vì xã hội phát triển
dẫn đến nhu cầu phải phát triển nhân lực
Một số quan điểm cho rằng phát triển nhân lực là sự phát triển của mỗi cá nhân về phâm chất, kiến thức và kỹ năng ở trình độ cao hơn Tổ chức lao động quốc
tế ILO cho rằng: “Phát triển nhân lực bao hàm không chỉ sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề, mà bên cạnh phát triển năng lực, là làm cho con người có như cầu sử
là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao
động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên những cơ sở những định hướng tương lai của tô chức” “Phát triển nhân lực (theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập có tỏ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất
định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vị nghề nghiệp của người lao động”
Hoàng Văn Hải và Vũ Thùy Dương (2010) cho rằng đào tạo và phát triể
nhân lực trong doanh nghiệp có mục tiêu rõ rằng là hướng vào công thể, và
do vay mang tính cá biệt, gắn với từng cá nhân và công việc cụ thẻ Tác giả đã kết
hợp cả hai hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực vì hai hoạt động này không thể tách rời và định nghĩa khái niệm như sau: “Đào tạo và phát triển nhân lực là quá trình cung cắp các kiến thức, hoàn thiện các kỳ năng, rèn luyện các phẩm chất nghề
nghiệp cho NLĐ trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu trong giáo trình thực
hiện công việc của họ cả hiện tại và tương lai”
Một số tác giả khác cũng có quan điểm như trên nhưng định nghĩa khái niệm
phát triển nhân lực rõ ràng và cụ thể hơn Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2012), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lưc, Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng:
“Phát triển nhân lực là quá trình phát triển thẻ lực, trí lực, khả năng nhận thức và
Trang 23
tiếp thu kiến thức tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người;
nền văn hóa; truyền thống lịch sử ” Ngoài ra, các tác giả này còn định nghĩa thêm
khái niệm phát triển nhân lực khi tiếp cận từ góc độ xã hội, bao hàm tông thể nhân
lực của cả doanh nghiệp “Còn theo cách tiếp cận phát triển từ góc độ xã hội, phát
triển nhân lực là quá trình tăng lên về số lượng (quy mô) nhân lực và nâng cao về mặt chất lượng nhân lực, tạo ra cơ cấu nhân lực ngày càng hợp lý”
Trong quá trình phát triển nhân lực, cần lưu ý một số chỉ số đánh giá như sau:
lượng nhân lực được thẻ hiện qua tiêu
lượng người tăng thêm/giảm đi so với cùng kỳ năm trước
Chất lượng nhân lực: Chất lượng nhân lực thê hiện ở trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khoẻ, thâm mỹ.v.v của người lao động Thể lực, trí lực và phẩm chất lao động là những yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá chất lượng nhân lực
€
đánh giá về nhân lự
cẩu nhân lực: Cơ cấu nhân lực là yếu tố không thể thiếu khi xem xét
Cơ cấu nhân lực thể hiện trên các phương diện khác nhau
như: cơ cầu trình độ đào tạo, giới tính, độ tudi.v.v
Tóm lại, phát triển nhân lực trong doanh nghiệp là quá trình gia tăng về số lượng, cơ cầu và chất lượng nhân lực cả về thể lực, trí lực và phẩm chất người lao
động để tham gia một cách có hiệu quả vào quá trình phát triển của tổ chức Phát
triển nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp gắn liền với mục tiêu của doanh nghiệp
và phải được hoạch định từ mục tiêu của doanh nghiệp
1.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển nhân lực
%: Là số lượng nhân lực biến động trong kỳ
npx: Là số lượng nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp đầu kỳ
nex: Là số lượng nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp cuối kỳ
~ Số lượng người lao động được tuyển dụng mới trong năm
~ Số lượng người lao động nghỉ việc trong năm
Trang 241.2.2 Về chất lượng nhân lực
Chất lượng nhân lực được biểu hiện thông qua ba mặt: thể lực, trí lực và phẩm chất lao động Ba mặt này có quan hệ chặt chẽ với nhau và cấu thành nên chất
lượng nhân lực Nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp chính là nâng
cao mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của người lao động so với yêu cầu công việc cụ thể nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp Trong phạm vỉ một doanh nghiệp, chất lượng nhân lực thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp và là lợi thế cạnh tranh vững chắc cho doanh nghiệp đó Chính vì vậy công tác đánh giá chất
lượng nhân lực rất quan trọng và được xem xét thông qua các khía cạnh:
Sự phát triển thể lực của nhân lực trong tô chức/doanh nghiệp
Thể lực được hiểu là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng sức mạnh
cơ bắp, nói cách khác sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng
bên ngoài hoặc
ng khoái, tiếp thu kiến thức văn hóa, chuyên môn ngi
vụ tốt và cuối cùng là làm việc, lao động an toàn, có hiệu quả Bên cạnh đó, một
người có thể lực tốt thì cơ hội nghề nghiệp đến với họ cũng dễ dàng hơn, có nhiều
cơ hội lựa chọn nghề nghiệp cho mình Họ có thể ứng tuyển vào những công việc
áp lực, hay phải di chuyên, những công việc đòi hỏi có sức khỏe tốt Khi
hoàn thành công việc đơn giản và nhanh hơn, chất
thể lực tốt cũng sẽ giúp
lượng công việc được đánh giá cao
Theo quyết định số 1613/BYT-QĐÐ của Bộ Y Tế về việc ban hành “Tiêu
chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ" cho người lao động, tiêu chuẩn quy định có 5 loại sức khỏe: Loại I (Rất khỏe), Loại II (Khỏe), Loại III (Trung bình), Loại IV (Yếu), Loại V (Rất yếu) Tiêu chị
thé lực cho đối tượng là lao động ở các ngh, công việc vui lòng tham khảo Phụ lục 03
'c khỏe về
n để phân loại
Một số tiêu chí xác định sự phát triển thể lực của nhân lực như sau:
+ Số ngày nghỉ ốm bình quân của nhân lực trong kỳ: Nếu chỉ tiêu này càng
giảm là một trong những căn cứ dé đánh giá thể lực của nhân lực được cải thiện
+ Số ngày công làm thêm giờ bình quân của nhân lực trong kỳ: Khi chỉ tiêu
này càng tăng cũng là một trong những căn cứ cho rằng thể lực nhân lực được cải
thiện, bởi người lao động có đủ sức khỏe mới có thể duy trì được công việc dưới áp lực cao Tuy nhiên, ở một số vị trí công việc thì tiêu chí này không được áp dụng do
không yêu cầu làm thêm giờ
+ Số lượng nhân viên có sức khỏe đạt loại II trở lên trong đợt
Trang 25khỏe định kỳ hằng năm: Nếu chỉ tiêu này ngày càng tăng chứng tỏ thể lực của nhân
viên trong tổ chức/doanh nghiệp ngày càng khỏe mạnh và được cải thiện
+ Số giờ tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc tham gia các lớp tập luyện
thê dục thể thao: Chỉ tiêu này càng tăng chứng tỏ người lao động tập trung nâng
cao, rèn luyện sức khỏe nghiêm túc
Sự phát triển trí lực của nhân lực trong 16 chức/doanh nghiệp
Trí lực là sức mạnh của tri thức và sức mạnh của trí tuệ người lao động Trí lực thể hiện ở trình độ học vấn, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp của người lao động so với yêu cầu của công việc người đó đảm nhận Trí lực là yếu tố
trí tuệ phản ánh sức sản xuất và năng lực sáng tạo của người lao động, đóng vai trò
quyết định trong phát triển nhân lực
Trí lực của người lao động thường được phân tích theo các góc độ:
~ Trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa là khả năng về tri thức và kỹ năng dé
có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy
trì sự sống Trình độ văn hóa được cung cấp thông qua hệ thông giáo dục chính quy, không chính quy; qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ/kỹ thuật: dùng để chỉ trình độ của bộ phận
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ thể hiện
qua các chỉ tiêu như: Số lượng và tỉ lệ lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo; Số lượng và tỉ lệ lao động bậc Trung học chuyên nghiệp, Cao đăng, Đại học; Số
lượng và t lệ lao động trên Đại học
thuật ngữ dùng đẻ chỉ các kỹ năng như: Kỹ năng lập kế
hoạch; Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ
năng làm việc nhóm; Kỹ năng thương thuyết, đàm phán là những kỹ năng không liên quan đến kiến thức chuyên môn nhưng nó bổ trợ và làm hoàn thiện hơn năng lực làm việc của người lao động
~ Năng lực ngoại ngữ, tin học: Hiện nay ngoại ngữ đang dân trở thành một kỹ
năng không thẻ thiếu, là tiêu chuẩn để các công ty lớn tuyển dụng nhân viên Cũng
như ngoại ngữ, người lao động phải có kiến thức về tin học đề sử dụng máy tính,
các phần mềm văn phòng thành thạo Khi đã nắm vững ngoại ngữ va tin hoe cùng với năng lực chuyên môn tốt người lao động có thể hội nhập một cách dé dàng vào thị trường lao động hơn, dễ dàng hội nhập thế giới và trở thành công dân toàn cầu
Trang 26Trí lực của nhân lực trong doanh nghiệp có thể được phán ánh thông qua một
số chỉ tiêu về sự phát triển trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỳ năng mềm, cụ thê:
+ Tỷ lệ nhân lực được giao đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với năng lực, sở trường: Thông qua phiếu đánh giá hoặc các cuộc thăm dò, tổ chức, doanh nghiệp sẽ xác định được chỉ tiêu này Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang sử dụng nhân lực hiệu quả hơn và cơ cấu nhân lực cũng phù hợp hơn
+ Số lượng nhân lực được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ: Chỉ tiêu này được tô chức, doanh nghiệp thống kê theo các kỳ để làm căn cứ lập kế hoạch/chiến lược đào tạo Tùy theo tính chất công việc và đặc điểm sản xuất kinh doanh của tô chức, doanh nghiệp mà công tác đào tạo và phát triển được coi trọng ở mức khác nhau
+ Số lượng nhân lực có trình độ từ Đại học trở lên: Chỉ số này càng tăng
chứng tỏ chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp càng tăng theo trình độ chuyên môn
+ Số lượng và tỉ lệ nhân lực đạt danh hiệu “Nhân viên xuất sắc tháng/quý/năm"”
tại các chỉ nhánh của công ty: Chỉ số này càng tăng chứng tỏ chất lượng nhân lực ngày cảng được nâng cao
ào việc học tập của mỗi nhân
này càng tăng chứng tỏ người lao động luôn đề cao và có ý thức phát triển, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn
+ Kết quả của nhân lực sau đào tạo/kèm cặp nhóm, nhân viên mới: Kết quả
càng cao chứng tỏ hoạt động đảo tạo, phát triển nhân lực ngày càng hiệu quả
đặc điểm tâm lý cá nhân, nhằm đạt được hiệu quả trong nghề nghiệp nhất định Thái
độ làm việc là những hành vi biểu hiện bên ngoài, tâm lý làm việc là những cảm xúc bên trong con người
Phẩm chất nghề nghiệp thể hiện qua thái độ làm việc và khả năng chịu áp lực
công việc của nhân lực Thái độ là những phát biểu hay những đánh giá có giá trị về
sự vật, con người hay đỏ vật Thái độ của người lao động được thé hiện qua:
Trang 27+ Thái độ với cấp trên: luôn tôn trọng, lịch sự với cấp trên, nghiêm túc tuân thủ những mệnh lệnh có liên quan đến công việc, tiếp thu ý kiến đóng góp xây dựng
để nâng cao hiệu quả công việc cá nhân
+ Thái độ với đồng nghiệp: luôn tôn trọng, lịch sự, hòa đồng với đồng
nghiệp, sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong phạm vi chức trách của mình
+ Thái độ với khách hàng: luôn tôn trọng, lịch sự, nhiệt tình, tận tâm, săn
sóc, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của khách hàng và có tỉnh thần hợp tác nhằm cung
+ Tỷ lệ nhân viên vắng mặt tại công ty
+ Số chương trình vì cộng đồng đã tham gia ở trong và ngoài doanh nghiệp
+ Số lượng người lao động được bầu chọn người tốt, việc tốt
1.2.3 VỀ cơ cẫu nhân lực
1.2.3.1 Cơ cấu theo độ tuổi
Theo Bộ luật lao động, độ tuổi lao động là từ 15 — 60 tuổi đối với nam và từ
15 — 55 tuổi đối với nữ Trường hợp người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở t
Theo quy di
o hơn nhưng không quá 05 năm,
¡ Bộ luật lao động năm 2019 thì tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến
thể có những nhân lực vị lực trẻ tuổi, nhân lực trung tuổi và
nhân lực cao tuổi
Nhân lực trẻ tuổi có độ tuổi từ 15 — 30 tuổi, là lực lượng lao động có số
lượng dồi dào, nhưng chất lượng chưa cao, từ đó tạo sức ép việc làm dẫn đến thiếu
làm và thất nghiệp Họ đều là những người có t é mạnh về sự nhiệt huyết, có
„ có nhiều kỹ năng công nghệ nhưng thiếu kinh nghiệm
Công tác đảo tạo nhân viên trẻ tuổi rắt quan trọng, ưu tiên phát triển kỳ năng cho
nhân viên trẻ là cách đề doanh nghiệp nâng cao chất lượng nhân lực trong tương lai
Nhân lực trung tuổi có độ tuổi từ 30 - 45 tuổi, họ có kỹ năng, chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp và được đánh giá cao nhất
về nguyên tắc làm việc Hiện nay các doanh nghiệp tập trung rất nhiều đến việc phát
Trang 28triển nhân lực ở độ tuôi này trở thành nhân lực chất lượng cao bởi đây là độ tuôi
vàng, giúp doanh nghiệp có những bước tiến mới và kinh doanh có hiệu quả Doanh
nghiệp làm tốt việc phát triển nhân lực chất lượng cao sẽ tao đề phát triển
doanh nghiệp tới một tầm cao mới, kinh doanh hiệu quả và có vị thé trên thị trường
Nhân lực cao tuổi có độ tuôi từ 45 tuổi trở lên, có thẻ là những người đang lão hóa nhanh và sẽ về hưu trong mười năm tới hoặc là những người lớn tuổi vẫn
còn có khả năng làm việc sau hưu trí và vẫn được doanh nghiệp giữ lại như một
thị
đáp ứng trong việc phát triển của doanh nợ]
nhân tố quan trọng, Họ thường có sức lao động thấp, mức sống cao khó
Một số tiêu chí xác định sự phát triển cơ cấu nhân lực theo độ tuôi của nhân lực: + Số lượng nhân lực ở mỗi nhóm tuổi được tuyển dụng tăng qua mỗi giai đoạn + Số lượng nhân lực mỗi nhóm tuổi được đề bạt thăng chức qua mỗi kỳ đánh giá + Cơ cầu nhân lực theo trình độ đào tạo càng tăng theo các nhóm tuôi
Cơ cầu theo giới tính
Cơ cấu theo giới tinh là sự phân chia người lao động thành hai giới là nam và
nữ Cơ cầu giới tính cho phép xác định tỷ lệ nam nữ bằng cách so sánh s6 nam hoặc
nhân sự, hành chính
Một số tiêu chí đánh giá sự gia tăng cơ cầu nhân lực theo giới tính như:
+ Tỷ lệ lao động nam và lao động nữ được tuyển dụng tăng hằng năm
+ Tăng số lượng lao động nam và lao động nữ có cơ hội thăng tiền
1.2.3.3 Cơ cầu theo thâm niên
Theo thông tư 07-LĐTBXH/TT ngày 11/04/1995 hướng dẫn thực hiện một
lều của Bộ luật lao động ngày 23/06/1994 và Nghị định số 195-CP ngày
31/12/1994 của Chính phủ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, có điều sau:
Thâm niên làm việc để được tính thêm ngày nghỉ hằng năm là tổng số năm
thực tế người lao động đã làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc với một
doanh nghiệp theo Điều 75 của Bộ luật lao động bao gồm cả thời gian học nghề, tập
nghề ở doanh nghiệp đó Trong trường hợp có gián đoạn thì thâm niên làm việc
Trang 29bằng tổng số năm thực tế làm việc theo từng giai đoạn với một người sử dụng lao
động hoặc một doanh nghiệp,
Cơ cầu nhân lực theo thâm niên khá đa dạng Một số doanh nghiệp chia các
nhóm thâm niên như nhân viên có thâm niên dưới 5 năm, từ 5 năm đến 10 năm, từ
10 năm đến 15 năm, từ 15 năm đến 20 năm, từ 20 năm đến 25 năm, trên 25 năm Lao động có thâm niên dưới 5 năm chủ yếu là đối tượng có hợp đồng lao động xác định thời hạn và ngắn hạn Lực lượng lao động có thâm niên từ 10 năm đến dưới 25 năm là những nhân lực được coi như một phần chính yếu của công ty
Số lao động trên 25 năm thường là những lao động có độ tuổi cao Những doanh nghiệp có cơ cấu nhân lực theo thâm niên hợp lý sẽ là nền tảng cho việc phát triển nhân lực hiệu quả
Một số tiêu chí đánh giá sự gia tăng cơ cầu nhân lực theo thâm niên như:
+ Tỷ lệ nhân lực nghỉ việc có xu hướng giảm trong một năm tài chính
+ Số lượng nhân lực được tuyên dụng tăng hằng năm
+ Tăng số lượng nhân lực làm việc tại tô chức/doanh nghiệp từ 10 năm trở lên
1.3 Nội dung phát triển nhân lực trong doanh nghiệp
Thông qua các hoạt động quản trị nhân lực, doanh nghiệp có thẻ phát triển nhân lực về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực Cụ thê, thông qua hoạch
định nhân lực, doanh nghiệp có cơ sở xác định nhu cầu nhân lực, phát triển nhân lực
về mặt số lượng và chất lượng để doanh nghiệp thực hiện những mục tiêu sản xuất kinh doanh Bồ trí và sử dụng nhân lực không trực tiếp giúp doanh nghiệp phát triển
thực hiện công là hoạt động đưa ra kết quả mức độ hoàn thành công việc của nhân
lực, từ đó doanh nghiệp có cơ sở đề phát triển nhân lực về số lượng và chất lượng Dai ngộ nhân lực không làm trực tiếp làm thay đổi số lượng nhân lực trong doanh nghiệp Tuy nhiên nó gián tiếp ảnh hưởng rất lớn đến việc một người lao động có
Trang 30muốn làm việc và gắn bó với tô chức/doanh nghiệp hay muốn rời đi Trong đó, nghiên cứu tập trung tìm hiểu sâu phát triển nhân lực thông qua bốn nội dung quan trọng đó là phát triển nhân lực thông qua tuyên dụng nhân lực, phát triển nhân lực
thông qua đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, phát triển nhân lực thông qua đánh giá thực
hiện công việc, phát triển nhân lực thông qua đãi ngộ nhân lực
1.3.1 Thông qua tuyển dụng nhân lực
Thông qua tuyển dụng nhân lực, doanh nghiệp phát triển nhân lực về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực Tuyển dụng nhân lực bổ sung trực tiếp, nhanh chóng nhân lực của tô chức, doanh nghiệp đó Công việc tuyển dụng cũng sẽ
giúp doanh nghiệp lựa chọn được những nhân lực có chất lượng, có trình độ chuyên
môn phù hợp với yêu cầu công việc
Quy trình tuyên dụng nhân lực được thê hiện dưới đây:
Xác định nhu cầu tuyển dụng
Đánh giá tuyển dụng nhân lực
(Nguồn: Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình Quản trị
nhân lực Trường ĐH Thương mại)
Sơ đồ 1
Xác định nhu cầu tuyển dụng nhân lực là việc xác định số lượng, chất lượng,
Quy trình tuyến dụng nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp
cơ cấu nhân lực cần tuyển và thời gian cần có nhân lực đó tại doanh nghiệp Thông thường, nhu cầu tuyên dụng phản ánh trạng thái thiếu hụt (bao gồm cả số lượng và
Trang 31chất lượng) trong tương quan cung cầu nhân lực tại một khoảng thời gian nhất định
Không phải mọi trường hợp, khi xảy ra tỉnh trạng thiếu hụt nhân lực doanh nghiệp
đều cần thiết tuyển dụng Doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc đến một số giải pháp thay
thế: luân phiên, kiêm nhiệm, tăng ca, làm thêm giờ, ký hợp đồng phụ, thuê gia công
Tuyển mộ nhân lực là quá trình tìm kiếm và thu hút ứng viên nhằm có một lực lượng ứng viên phù hợp với yêu cầu tuyển dụng nộp đơn ứng tuyển để doanh nghiệp lựa chọn Tuyển mộ nhân lực hiệu quả thu hút nhiều ứng viên đa dạng cả về
số lượng và chất lượng là cơ sở đề tuyển chọn được nhân lực phù hợp với vị trí cần
tuyển DN có thể sử dụng hai nguồn tuyển dụng đó là nguồn bên trong và bên ngoài DN
Tuyển chọn nhân lực được hiểu là quá trình đánh giá năng lực của các ứng
viên nhằm lựa chọn ứng viên phù hợp với nhu cầu tuyển của doanh nghiệp Tuyên chọn nhân lực gắn liền với việc lựa chọn ứng viên phù hợp nhất, đáp ứng tối ưu nhất nhu cầu tuyển dụng đã xác định của doanh nghiệp
Hội nhập nhân lực mới là việc giới thiệu cho người mới được tuyên những
kiến thức quan trọng nhất về doanh nghiệp, môi trường làm việc và công việc Để
đảm bảo hội nhập nhân lực mới thành công, nhà tuyên dụng cần xây dựng chương
trình hội nhập với đầy đủ các nội dung về: đối tượng hội nhập, người chịu trách
nhiệm hội nhập, thời gian, địa điềm, nội dung, hình thức, phương pháp và ngân sách
Đánh giá tuyển dụng nhân lực được hiểu là quá trình thu thập và xử lý thông tin để lượng định tình hình và kết quả tuyển dụng theo các mục tiêu tuyển dụng nhân lực đã đề ra của doanh nghi
1.3.2 Thông qua đào tạo, bồi dưỡng nhân lực
„ từ đó có các hành động điều chỉnh thích hợp
Thông qua đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, doanh nghiệp phát triển nhân lực về
mặt chất lượng Doanh nghiệp thực hiện các chương trình đào tạo nhằm bồi dưỡng, nâng cao/cập nhật kiến thức chuyên môn, cũng như tạo các môi trường, điều kiện
làm việc cho người lao động giúp nâng cao chất lượng nhân lực
Trang 32Quy trình đào tạo nhân lực của tô chức/doanh nghiệp được thề hiện như sau:
(Nguồn: Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình Quản trị
nhân lực Trường ĐH Thương mại)
Sơ đồ 1.2: Quy trình đào tạo nhân lực của tố chức/doanh nghiệp
Xác định nhu cầu đào tạo nhân lực là giai đoạn đầu tiên trong quy trình đào
định nhu cầu đảo tạo, cần thu thập và phân tích thông tin về mục tiêu cla DN, NLD
và mục tiêu của họ nhằm làm rõ đối tượng, nội dung và phương pháp đào tạo nhằm
hoạch đào tạo là chương trình đào tạo nhân lực, các kế hoạch đảo tạo nhân lực chỉ tiết
Triển khai thực hiện đào tạo nhân lực có ý nghĩa quyết định đến việc thực
hiện mục tiêu trong DN Hình thức triể
khai đào tạo nhân lực bao gồm triển khai
n khai đào tạo bên ngoài DN Mỗi hình thức
có những yêu cầu riêng, cũng như tồn tại ưu điểm và hạn chế riêng
đào tạo bên trong doanh nghiệp và tr
Đánh giá kết quả đào tạo nhân lực bao gồm các nội dung: đánh giá kết quả học tập của người được đào tạo; đánh giá tình hình thực hiện công việc sau đảo tạo
Šn khai kế hoạch đào tạo của DN 1.3.3 Thông qua đánh giá thực hiện công việc
Đánh giá thực hiện công việc sẽ đưa ra được những nhận định chính xác về
của người được đào tạo; đánh giá việc xây dựng, t
mức độ hoàn thành công việc của nhân lực đối với một tổ chức trong một khoảng
thời gian nhất định, từ đó doanh nghiệp có cơ sở đề phát triển nhân lực về số lượng
lượng Nếu kết quả thực hiện công việc của cá nhân quá thấp, doanh nghiệp
có thể đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng công việc hoặc thay thế nhân lực
Trang 33Quy trình đánh giá thực hiện công việc của tổ chức/doanh nghiệp như sau:
Xác định mục tiêu đánh Thiết kế đánh giá thực
giá thực hiện công việc hiện công việc
Sử dụng kết quả đánh giá Triển khai đánh giá thực
thực hiện công việc *———” iện công việc
(Nguồn: Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình Quản trị
nhân lực Trường ĐH Thương mại)
Sơ đồ 1.3: Tổ chức đánh giá thực hiện công việc của doanh nghiệp
Xác định mục tiêu đánh giá thực hiện công việc có vai trò rất quan trọng
trong quá trình đánh giá thực hiện công việc của doanh nghiệp Ở mỗi giai đoạn
khác nhau mục tiêu đánh giá thực hị
nhau
Đánh giá thực hiện công việc có thể làm cơ sở cho đãi ngộ nhân lực (trả
lương, trả thưởng, tăng lương ), bố trí và sử dụng nhân lực (luân chuyển, sa thải ), đào tao và phát triển nhân lực
Thiết kế đánh giá thực hiện
đánh giá để hướng dẫn quá trình t
đánh giá, định hướng sử dụng kết quả đánh giá
Triển khai đánh giá thực hiện công việc cần chú trọng đến các nhiệm vụ như: Truyền thông đánh giá, Đào tạo về đánh giá, Phỏng vấn đánh giá
Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc để khuyến khích và nhắc nhở nhân lực trong doanh nghiệp Một hệ thống đánh giá tốt đủ để khuyến khích nhân lực làm việc chăm chỉ và mang lại hiệu quả cao hơn Hệ thống đánh giá thực hiện công việc gắn với các quyết định tiền lương, tiền thưởng và các khoản tiề
khích người lao động khác Ngoài ra, doanh nghiệp còn sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc vào hoạt động đào tạo, tạo động lực, trả lương và trao quyền
1.3.4 Thông qua đãi ngộ nhân lực
Công tác đãi ngộ nhân lực góp phần duy trì nguồn nhân lực ồn định của doanh nghiệp Như vậy, đãi ngộ nhân lực không làm trực tiếp làm thay đồi số lượng nhân lực trong doanh nghiệp Tuy nhiên nó gián tiếp ảnh hưởng rất lớn đến việc
Trang 34một người lao động có muốn làm việc và gắn bó với tổ chức/doanh nghiệp hay
muốn rời đi Bởi công tác đãi ngộ nhân lực tạo động lực kích thích người lao động
làm việc Đãi ngộ nhân lực tạo điều kiện để người lao động không ngừng nâng cao
trong doanh nghiệp sẽ giảm đi
Doanh nghiệp sử dụng hai hình thức đãi ngộ nhân lực là đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính Đãi ngộ tài chính thông qua các công cụ tài chính, các khoản
thu nhập (tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, cô phần) Bên cạnh đó
đãi ngộ phi tài chính là hình thức đãi ngộ thông qua các công cụ phi tài chính như
ï thăng tiến, cơ hội được đào tạo, môi trường làm việc, điều kiện và
công việc, cơ
cũng được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng, cụ thể người
bầu không khí làm việ
lao động được làm công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm của mình, phân công công việc công bằng, rõ rằng, công việc phong phú, đa dạng và thú vị, được phép luân chu)
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát t triển nhân lực trong doanh nghiệp 1.4.1 Nhân tố bên ngoài
1.4.1.1 Nhân tổ kinh tế xã hội
Các yếu tố kinh tế bao gồm sự tăng trưởng kinh tế nói chung và của mỗi địa
tích lũy của dân cư các yếu tố này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất
lượng nhân lực trong doanh nghiệp
Môi trường xã hội, dân cư, tự nhiên bao gồm: truyền thống, tập quán, thói
quen, lễ nghỉ, nghệ thuật ứ ứng xử, các quy phạm tư tưởng và đạo đức, các hiện tượng
của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, tầng lớp dân cư và
quốc gia Các yếu tố này tạo nên lối sống, văn hóa, môi trường hoạt động xã hội của con người nói chung và người lao động nói riêng Nó góp phần hình thành và làm
thay đổi không chỉ về số lượng mà cả về cơ cấu nhân lực, triết lí, đạo đức kinh
doanh của doanh nghiệp
Trang 35Mối quan hệ giữa phát triển nhân lực và kinh tế - xã hội là mối quan hệ nhân
quả, quan hệ qua lại hai chiều Kinh tế - xã hội càng phát triển thì khả năng đầu tư của nhà nước và xã hội cho phát triển nhân lực ngày càng tăng, tạo mọi cơ hội và
môi trường thuận lợi cho phát triển nhân lực Ngược lại, nhân lực của quốc gia, địa phương được phát triển tốt sẽ góp phan day mạnh phát triên kinh tế - xã
1.4.1.2 Giáo dục và đào tao
Giáo dục và đào tạo là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng sản xuất,
đến thị trường lao động, đến nhân lực trong doanh nghiệp, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Bởi trỉ thức và phẩm chất của người lao động
là sản phẩm của quá trình giáo dục và đào tạo Chúng ta đều nhận thấy rằng một nền
giáo dục hoàn chỉnh, đồng bộ, toàn diện sẽ tạo ra những nhà khoa học, những người
lao động có trí thức, có kỹ năng nghề nghiệp, năng động và sáng tạo
Đối với mỗi người, giáo dục và đào tạo còn là quá trình hình thành, phát
triển thế giới quan, tình cảm, đạo đức, hoàn thiện nhân cách Còn đối với xã hội
giáo dục và đảo tạo là quá trình tích tụ nguồn vốn con người để chuẩn bị, cung
nguồn nhân lực cho xã hội Trong đó, giáo dục phổ thông là nễn tảng, là cơ sở tạo ra
của người lao động mà còn tác động đến sức khỏe, tuôi thọ thông qua các yếu tổ thu
nhập, nhận thức và xử lí thông tin kinh tế - xã hội, thông tin khoa học Mức độ phát triển của giáo dục — đào tạo cảng cao thì quy mô nhân lực chất lượng cao càng mở
rộng, năng suất lao động càng cao
1.4.1.3 Khoa học và công nghệ
Khoa họ
sản xuất càng rút ngắn, sản xuất kinh doanh liên tục thay đổi, cơ cấu kinh tế của
doanh nghiệp cũng thay đổi theo Sự phat trién không ngừng và những tiến bộ khoa
ông nghệ càng tiến bộ thì khoảng cách từ khoa học công nghệ đến
học kĩ thuật đã cho ra đời những công nghệ hiện đại mà nó đòi hỏi nhân lực có chất
lượng cao mới đáp ứng được Tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông đã
tạo ra những thay đổi lớn trong các tổ chức và xuất hiện cách thức thực hiện công việc mới Nhiều ngành nghề mới, công nghệ mới và phương thức quản lý mới xuất
Trang 36hiện, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng mới để đảm nhận các công việc mới Những biến đổi trong các tổ chức cũng làm thay đổi
vai trò của người lao động, họ có nhu cầu trong việc ra quyết định và thực sự cần
thiết trong việc mở rộng hơn các kỳ năng làm việc Việc áp dụng công nghệ mới cho phép doanh nghiệp lựa chọn chính sách sử dụng nhiều hay ít lao động và đòi
hỏi những điều kiện nhất định về lao động Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quy
mô mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp
1.4.1.4 Truyền thống lịch sử và giá trị văn hóa
Truyền thống lịch sử và giá trị văn hóa gồm ý thức dân tộc, lòng tự hào về
những giá trị truyền thống là yếu tố cơ bản, có ý nghĩa xuyên suốt không chỉ ở
tại mà cả tương lai Những giá trị truyền thống như: tôn sư trọng đạo, ý thức cộng, đồng, lòng yêu nước, thương người, tỉnh thần dũng cảm, bắt khuất, tỉnh thần hiểu
học, trọng học, chữ hiếu, lối sống thanh bạch, trong sạch, lòng nhân ái, sẵn sàng
tương trợ người khác trong những lúc gặp khó khăn hoạn nạn đây là giá trị truyền
thống đang chỉ phối cuộc sống của mỗi chúng ta, là những nhân tố có ý nghĩa nhất định, cần phát huy Nhịp sống theo cơ chế thị trường cũng có không ít những tác động làm biến đổi những giá trị truyền thống, cũng phần nào tác động đến giá trị truyền thống, đến chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt đến phâm chất của người lao
động Những giá trị truyền thống tốt đẹp sẽ phát huy giá trị và biều hiện ở mỗi con
người trong cuộc sống và trong công việc
1.4.1.5 Toàn cầu hóa và hội nhập quốc
quốc gia, khu vực trên thế giới Toàn cầu hóa đã làm cho các nền kinh tế phát triên
nhanh chóng hơn và trở thành một thị trường toàn cầu, tương tác và phụ thuộc lẫn
nhau, cạnh tranh gay gắt với nhau Khả năng cạnh tranh được quyết định bởi năng
lực tạo ra giá trị tăng thêm của các sản phẩm, dịch vụ và các quá trình hoạt động
của mỗi quốc gia và của từng doanh nghiệp Đóng góp chủ yếu vào điều này phụ
thuộc vào kiến thức và các kỹ năng của lực lượng lao động
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chúng ta phải hướng đến
việc phát triển những con người thích ứng với thời đại cạnh tranh ồ ạt và khốc liệt
để phát triển Có thể nhận ra rằng, tác động của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế đối với việc điều chỉnh, lựa chọn chiến lược phát triển của các quốc gia, địa
phương mà trong đó có cả phát triển nguồn nhân lực là rất mạnh mẽ và sâu sắc Phát
Trang 37triển một thé hệ mới các doanh nhân, đội ngũ trí thức, những người lao động có
trình độ chuyên môn cao, có tay nghề vững vàng, có năng lực quản lý, sản xuất,
kinh doanh đề có thể giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh hiện nay
1.4.2 Nhân tố bên trong
1.4.2.1 Quan điểm của lãnh đạo vẻ phát triển nhân lực
Người lãnh đạo có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của
tổ chức Người có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực và hiệu của công tác chỉ đạo, kế hoạch và triển khai thực hiện phát triển nhân lực trong tổ chức Ngoài ra nhân tố
này còn ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển nhân lực trong tô chức thông qua cơ chế
chính sách, bộ máy và phương pháp quản lý công tác phát triển nhân lực
Quan điểm của cán bộ lãnh đạo cao nhất ở tổ chức, ở doanh nghiệp về phát
triển nhân lực nói riêng và về các hoạt động khác của quản trị nhân lực nói chung sẽ
ảnh hưởng hoặc tác động trực tiếp đến cách thức Quản trị nhân lực của các nhà quản trị bên dưới và tắt nhiên tác động đến các quyết định Quản trị nhân lực Một nhà lãnh đạo có quan điểm rõ ràng và chiến lược tập trung vào phát triển nhân lực
sẽ biểu hiện rất cụ thể ở hoạt động đảo tạo và phát triển nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp được đây mạnh và quan tâm sát sao, tạo điều kiện cho người lao động phát triển toàn điện, có lộ trình thăng tiến rõ ràng, giúp người lao động tin vào tổ chức, tin vào lãnh đạo của mình và yên tâm cống hiến cho tô chức, doanh nghiệp
1.4.2.2 Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Như chúng ta đã nghiên cứu, tải chính là một trong những nhân tố cơ bản
nhất cho sự tồn tại và phát triển của một tổ chức Nó là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của tô chức, doanh nghiệp, là điều kiện tiên quyết đề đảm bảo cho việc thực thi các hoạt động phát triển nguồn nhân lực trong tô chức Thật vậy, cho dù tổ chức đã xây dựng được những kế hoạch đảo tạo, chế độ đãi ngộ thật hấp dẫn, thuyết phục nhưng không có nguồn lực tài chính thì chúng vẫn dừng lại trong ý tưởng Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức cần phải được xem xét phù hợp với năng lực tài chính của tổ chức ấy
1.4.2.3 Năng lực của bộ phận tổ chức, quản trị nhân lực
Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng cho
Trang 38Nha quản trị cần thường xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân
mật, cởi mở trong doanh nghiệp, làm cho nhân viên tự hào về doanh nghiệp, có tỉnh
thần trách nhiệm với công việc của mình Ngoài ra nhà quản trị cần khéo léo kết
hợp hai mục tiêu của doanh nghiệp, một là doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận, hai là đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ
hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội thăng tiến
Nhà quản trị thu thập xử lý thông tin một cách khách quan tránh tình trạng bắt công thiên vị gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp
Nhà quản trị đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động, thoả mãn nhu cầu, mong muốn của nhân viên và đáp ứng được mục tiêu của doanh nghiệp
Năng lực nhà quản trị tốt sẽ làm cho hoạt động phát triển nhân lực hiệu quả, doanh
nghiệp ngày càng phát triển
1.4.2.4 Môi trường làm việc và văn hóa doanh nghiệp
ức có điều kiện thuận lợi
Môi trường làm việc là nhân tố quan trọng đề tô
hơn trong việc thu hút nguồn nhân lực cho mình, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất
lượng cao Một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, mọi người đều yêu
thích công việc, nhìn thấy sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai thì sẽ gắn bó được nhân viên, là cơ hội rất tốt để nhân viên khẳng định và phát triển tối đa năng,
tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của tô chức; chỉ phó
nghĩ và hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức; tạo nên sự khác biệt giữa các tô chức và được coi là truyền thống riêng của mỗi tổ chức Chính những nhân tố khác
biệt và truyền thống riêng của văn hóa tổ chức sẽ là động lực thúc đầy sự thành công
tình cảm, suy
của mỗi tổ chức
1.4.2.5 Thực trạng nhân lực trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác
nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thích vì vậy họ có những nhu cầu mong muốn khác nhau Quản trị nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn đề này đề để
ra các biện pháp quản trị phù hợp nhất
Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật thì trình độ của người lao
động cũng được nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn Điều này ảnh hưởng
Trang 39tới cách nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi, thoả mãn, hài lòng với công việc và phần thưởng của họ
Thực trạng nguồn nhân lực ảnh hưởng lớn đến phát triển nhân lực, đó là về
cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực Nếu nhân lực trong doanh nghiệp dam bảo cả về số lượng và chất lượng thì việc phát triển nhân lực sẽ nhẹ nhàng hơn, và ngược lại, nhân lực yếu cả về số lượng và chất lượng, thì công tác quản trị nhân lực
sẽ cần đầu tư bồi dưỡng, tăng cường tuyển dụng lao động mới có trình độ chuyên môn cao Doanh nghiệp cần quan tâm đến kinh phí dành cho dao tao dé nang cao
trình độ người lao động giúp đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh
Trang 40CHƯƠNG 2: THUC TRANG PHAT TRIEN NHAN LỰC TẠI CÔNG TY
TNHH DICH VU VA THUONG MAI MESA 2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Dịch vụ và Thuong mai MESA
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty TIVHH Dịch vụ và Thương mại MESA Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH DICH VU VA THUONG MAI MESA Tên tiéng Anh: Mesa Asia Pacific Trading Service Company
Địa chỉ: Số 20 Bùi Thị Xuân, Phường Bùi Thị Xuân, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100520429 do Sở Kế hoạch và
Đầu tu Thành phố Hà Nội cấp ngày 24/01/1996, đăng ký thay đổi lần thứ 25 ngày
05/05/2016
Von diéu 1é: 500.000.000.000 VND
Website: www.mesa.vn
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty TNHH Dịch vụ & Thương mại
Mesa bao gồm: Kinh doanh thương mại; đại lý mua bán, phân phối hàng hoá bao
gồm lương thực thực phẩm, hoá mỹ phẩm, dịch vụ ăn uống giải khát, sản xuất bánh ngọt Bakery, chế biến đồ ăn nhanh; dịch vụ tư vấn viễn thông; kinh doanh điện tử, điện thoại, đồ gia dụng: Nhập khẩu hàng tiêu dùng và thiết bị viễn thông, phòng
(Nguồn: Công ty TNHH Dich vụ và Thương mại Mesa)
Hình 2.1: Sản phẩm kinh doanh chính của Công ty TNHH DV&TM Mesa