________________________________________________________________________
_______________________
CHƯƠNG 5
DÂN SỐ HỌC VÀ SỰPHÁTTRIỂN DÂN SỐ
I.
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦADÂNSỐ HỌC: CHỈ SỐ SINH, TỬ, DI CƯ,
NHẬP CƯ.
1.
Sự sinh.
2.
Sự chết.
3.
Sự phát tán.
II.
DÂN SỐ HỌC LOÀI NGƯỜI.
1.
Lịch sử gia tăng dânsố thế giới.
2.
Chỉ số sinh, tử và tỉ lệ gia tăng dânsố thế giới hiện nay.
3.
Chỉ số sinh, tử và tỉ lệ gia tăng dânsốcủa Việt Nam.
4.
Dự báo pháttriểndân số.
I . CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦADÂNSỐ HỌC: CHỈ SỐ SINH, TỬ, DI CƯ,
NHẬP CƯ
Dân số học là khoa học về dân số, nghiên cứu các chỉ tiêu dânsốvà các điều kiện môi
trường ảnh hưởng lên chúng. Hiện nay người ta quan tâm đặc biệt tới dânsố học loài
người, vì sự gia tăng quá nhanh dẫn tới sựbùng nổ dânsố như hiện nay.
Một trong những chỉ tiêu quan trọ
ng nhất là tỉ lệ gia tăng dânsố thường được biểu diễn
bằng phần trăm (%). Tỉ lệ này được tính như sau:
Tỉ lệ gia tăng (%) = (Sinh suất thô - tử suất thô) x 100
Sinh suất thô là số lượng ngừơi sinh ra tính trên một ngàn người trong một năm. Tử suất
thô là số lượng người chết tính trên một ngàn người trong một năm.
Mối liên hệ giữa sinh suất và tử suất xác định dânsố tăng, giảm hay không đổi. Thí dụ
các nước đang pháttriển có tỉ lệ gia tăng dânsố hàng năm là 2,1%. Tỉ lệ này có nghĩa là
hàng năm có thêm 2,1 người tính cho 100 người. Thấy thì có vẻ ít nhưng tính trên 4 tỉ
dân thì với tỉ lệ trên mỗi năm có thêm 84 triệu người.
1. Sự sinh
1
Quần thể gia tăng số lượng do sự sinh hay sự sinh đẻ. Sự sinh thường được biểu diễn
bằng tỉ lệ sinh hay tỉ lệ sinh đẻ. Từ ngữ sinh bao hàm cả sự sản xuất ra các cá thể mới
bơií sự đẻ con, nở trứng, nẩy mầm hay phân đôi.
Trong sự sinh sản, người ta phân biệt hai khái niệm. Khả năng sinh sản là một khái niệm
sinh lý học cho thấy m
ột sinh vật có thể sinh sản được hay không. Còn sự mắn đẻ (đẻ
nhiều hay đẻ ít) là khái niệm sinh thái học căn cứ trên số lượng cá thể con được sinh ra
trong một khoảng thời gian. Chúng ta cũng phân biệt sự mắn đẻ tiềm tàng vàsự mắn đẻ
thực tế. Thí dụ như trong quần thể loài người hiện nay sự mắn đẻ thực tế của phụ nữ
thường là 2-3 con, trong khi đ
ó sự mắn đẻ tiềm tàng có thể là hơn 10 con.
Tỉ lệ sinh có thể được tính bằng số cá thể được sản xuất bởi cá thể cái trong môt đơn vị
thời gian. Sự đo lường tỉ lệ sinh tùy thuộc chặt chẽ vào chủng loại sinh vật. Một số loài
sinh mỗi năm một lần, số khác nhiều lần, và cũng có loài sinh đẻ liên tục. Số lượng cá thể
sinh ra cũng thay
đổi tùy loài. Như hàu có thể đẻ từ 55 cho đến 144 triệu trứng. Cá
thường đẻ hàng ngàn, ếch nhái hàng trăm trứng. Chim đẻ từ 1 đến 20 trứng, thú đẻ ít hơn
10 con và thường là 1 đến 2 con mà thôi (Krebs, 1994). Sự mắn đẻ tỉ lệ nghịch với công
chăm sóc con. Loài đẻ ít con thì dành thời gian chăm sóc con mình nhiều hơn. Ðối với
loài người, sinh suất được tính bằng số người sinh ra trong một năm tính cho 1000 dân.
Sinh suất của Việt Nam gần
đây là 38%o.
2. Sự chết
Nhà sinh vật học không chỉ quan tâm đến việc tại sao sinh vật chết mà còn muốn biết
chúng chết vào một độ tuổi nào. Sự chết được biểu diễn bằng tử suất. Ðó là số lượng cá
thể chết trong 1000 cá thể trong một năm. Tỉ suất cuả Việt Nam gần đây là 17/1000.
Sự thọ hay tuổi thọ được qui định bởi tuổi chết củ
a các cá thể trưởng thành trong quần
thể. Hai loại tuổi thọ được ghi nhận là tuổi thọ tiềm tàng và tuổi thọ thực tế. Tuổi thọ tiềm
tàng là độ tuổi tối đa mà một cá thể của loài có thể đạt tới. Giới hạn này là do sinh lý học
của sinh vật và sinh vật chết vì tuổi già. Một cách diễn tả khác của tuổi thọ tiềm tàng là
dùng tuổi thọ trung bình của quần th
ể sống trong các điều kiện tối ưu. Nhưng trong thiên
nhiên có rất ít sinh vật sống trong điều kiện tối ưu. Ða số động vật và thực vật chết vì
bệnh, bị ăn thịt hay do hiểm họa tự nhiên khác. Do đó các điều kiện tự nhiên của môi
trường chi phối tuổi thọ thực tế của sinh vật. Tuổi thọ thực tế là tuổi thọ trung bình c
ủa
các cá thể trong quần thể sống trong những điều kiện thực tế của môi trường (Krebs,
1994).
3. Sựphát tán
Sự phát tán bao gồm sự di cư vàsự nhập cư, cũng là thông sốcủasự thay đổi số lượng cá
thể của quần thể (Krebs, 1994). Sự di cư xảy ra khi cá thể rời khỏi quần thể, tức là làm
giảm số lượng của quần thể. Trái l
ại sự nhập cư làm gia tăng số lượng này.
2
Các chỉ số trên là các thông số chủ yếu của quần thể sinh vật. Các thông số trên có thể
thay đổi và ảnh hưởng lên lên sự thay đổi số lượng hay mật độ cuả quần thể, tức là ảnh
hưởng lên tỉ lệ gia tăng của quần thể.
Dấu + biểu diễn tác động dương
Dấu - biểu diễn tác động âm.
II. DÂNSỐ HỌC LOÀI NGƯỜI
1. Lịch sử gia tăng dânsố thế giới
Sự gia tăng không mong đợi của loài người tạo nên một nhân tố hàng đầu củasự hủy hoại
sinh quyển. Dù rằng sự đông dân đã xảy ra từ nhiều thế kỷ trước ở vài vùng như ở châu
Á, sự
tăng trưởng gia tốc củadânsố thế giới đã quá đông đúc tạo nên một sự kiện cơ yếu,
đặc sắc của loài người, gọi là sự bùng nổ dânsố ở thế kỷ thứ XX.
Năm 1987, dânsố thế giới là 5026 triệu người và tốc độ gia tăng hàng năm là 1,7%.
(World population data sheet 1987- Population reference bureau, Washington).
Sự đông dâncủa sinh quyển xuất hiện khi mật độ 33 người/km2 bị v
ượt qua trên tòan bộ
lục địa kể cả vùng cực và sa mạc.
Hành động hủy hoại của công nghệ cộng với áp lực quá mức về đất trồng trọt vàsự sản
xuất thực phẩm không tương ứng với sự trường tồn của hệ sinh thái tự nhiên và cả các hệ
sinh thái bị biến đổi hay sáng tạo bởi con người lâu nay.
Việc nghiêm trọng hơn, không chỉ là số lượng người vốn quá lớn mà còn là dânsố tăng
với tốc độ lũy tiến. Không một chuyên gia nào có thể dự kiến chính xác khi nào thì dân
số ổn định. Do đó Dorst (1965) xem sự bùng nổ dânsố ở thế kỷ XX là một hiện tượng có
qui mô tòan cầu sánh với thảm họa địa chất đã làm đảo lộn bề mặt hành tinh.
3
Lịch sửdânsố được hiểu một cách đại để do thiếu các tài liệu lịch sử trước năm 1650.
Nhiều nghiên cưú cổ sinh vật học cho phép thực hiện các ước tính khá chính xác số dân,
ngay cả cho những thời kỳ đồ đá xa xưa
Nếu chúng ta chấp nhận rằng những đại diện đầu tiên của giống Homo xuất hiện cách
nay 2 triệu năm, thì ta có thể ước tính từ 60
đến 100 tỉ người đã sống trên hành tinh.
Trong điều kiện đó, dânsố hiện nay ít ra chiếm 5% tổng sốdân từ trước tới nay.
Các Australopithecus rồi các Paleanthropiens xuất hiện ở châu Phi với sốdân không quá
120 triệu người cách nay 1 triệu năm. Trong thời kỳ đồ đá dưới và giữa, dânsố thế giới
tăng trưởng chậm và xâm chiếm dần cựu thế giới. Con số 1 triệu người đầu tiên đạ
t cách
nay 100.000 năm. Cuối thời kỳ đồ đá cũ trên, đầu thời kỳ đồ đá mới, số người trên trái
đất là 5 triệu người.
Sự ra đời của các nền văn minh định cư và nông nghiệp kéo theo sự gia tăng mạnh về dân
số, làm cho dânsố trên địa cầu đạt 150 triệu người vào đầu thời kỳ đế quốc La Mã.
Từ đầu kỷ nguyên công giáo cho đến khi sự khởi phát c
ủa thời hiện đại, sự tăng trưởng
tiếp tục và đạt đến 545 triệu người vào năm 1650. Trong thời gian này, tuy có các khủíng
hoảng (chiến tranh, đói và dịch bệnh) nhưng dânsố vẫn gia tăng.
Từ thế kỷ thứ XVIII, dânsố gia tăng mạnh. Do có sự du nhập nhiều hoa màu mới như
khoai tây và các kỹ thuật làm gia tăng năng suất nông nghiệp. Tuy nhiên chiến tranh và
dịch bệnh vẫn tiếp t
ục hoành hành. Kỷ nguyên Pasteur chưa thể chấm dứt được các dịch
bệnh chẳng hạn như sự bành trướng của SIDA (AIDS).
Người ta ước lượng có khoảng 906 triệu người vào năm 1800; 1 tỉ vào năm 1840. Với sự
phát triểncủa kỷ nguyên Pasteur sự gia tăng dânsố hết sức nhanh. Ta có 2 tỉ người vào
năm 1930, 3 tỉ vào năm 1962 và 4 tỉ vào năm 1975. Nếu ta vẽ đường cong biểu diễn sự
gia tăng dân s
ố theo thời gian, thì ta có được đường biểu diễn dạng chữ J mà nhánh lên
bắt đầu từ năm 1900. Khảo sát đường biểu diễn này thì thấy thế nào là bùng nổ dân số.
Homo sapiens, mà sự phân hóa cách nay khoảng 600.000 năm cần phải đến nửa triệu
năm để từ con số vài ngàn đạt đến 1 tỉ. Nhưng chỉ cần 45 năm để tăng đôi số lượng từ 2 tỉ
lên 4 tỉ người trong kho
ảng 1930 đến 1975. Cái chính, không chỉ tổng số người gia tăng
liên tục, mà vận tốc cũng tăng nhanh theo thời gian.
2. Chỉ số sinh, tử và tỉ lệ gia tăng dânsố thế giới hiện nay
Hiện nay, dânsố thế giới gia tăng hàng năm thêm khoảng 90 triệu người, với tỉ lệ gia
tăng là 1,7%. Tỉ lệ gia tăng này khác biệt lớn tùy theo trình độ pháttriểncủa các nước.
Các nước công nghiệ
p phát triển, tứïc là các nước giàu thì tỉ lệ này là 0,5%/năm; còn đa
số các nước nghèo là 2,1%/năm. Do đó đa số người tăng thêm là ở các quốc gia đang
phát triển vốn đã quá đông dân. Theo đà này thì khỏang 40 năm nữa dânsố thế giới sẽ
tăng gấp đôi tức là gần 12 tỉ người.
4
3. Chỉ số sinh, tử, và tỉ lệ gia tăng dânsốcủa Việt Nam
Việt Nam thuộc các nước đang phát triển, dânsố gia tăng nhanh. Với sinh suất 3,8% và
tử suất 1,7% như hiện nay thì tỉ lệ gia tăng dânsốcủa nước ta là 2,1%/năm (1987). Với
đà gia tăng này, 33 năm nữa, khoảng năm 2030, dânsố nước ta tăng gấp đôi con số hiện
nay (77 triệu), để đạt tới con s
ố 154 triệu người!
4. Dự báo pháttriểndânsố
Các vấn đề củadânsố hiện nay dẫn chúng ta đến việc xem xét sự tiến hóa tương lai của
số dânvà bối cảnh dânsố cho năm 2000 và cho cả thế kỷ thứ 21.
a. Các ý kiến khác nhau
Trong lĩnh vực này các chuyên gia không nhất trí nhau và có hai thuyết đối lập nhau. Một
thì bi quan cho rằng toàn thể nhân loại tiếp tục gia tăng theo một lũy tiến (bùng nổ).
Thuyết kia thì l
ạc quan cho rằng chúng ta đang đi vào giai đoạn chuyển tiếp. Thật vậy,
như ở châu Âu thì sự chuyển tiếp bắt đầu cách nay môtü thế kỷ, cho thấy sự bùng nổ dân
số không phải là vấn đề không thể tránh được. Có thể thực hiện được việc giảm đà gia
tăng khi sự thất học bị hạn chế và khi giáo dục sức khỏe được nâng lên.
- Thuyết thứ nhấ
t dựa vào sự phân tích một hệ thống gồm năm thông số chính: dân số, sự
công nghiệp hóa, ô nhiễm, sản xuất lương thực vàsự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Hơn
nữa mô hình này còn dựa vào một định đề mà theo đó các thông số trên vốn đã phụ thuộc
vào nhau, cũng gia tăng theo lũy tiến thời gian. Nghiên cứu này cho rằng không có sự
chuyển tiếp dânsố xảy ra ở các nước thế giới thứ ba và khuynh h
ướng ổn định dânsố ở
các nước kỹ nghệ hóa không tiến triển thêm nữa. Trong những điều kiện đó, các tính toán
cho thấy rằng nhân loại sẽ là 7,5 tỉ người vào năm 2000, 14 tỉ vào năm 2030 và 28 tỉ vào
năm 2070.
- Các nhà sinh thái học lạc quan thì cho rằng dânsố thế giới gia tăng theo đường biểu
diễn dạng chữ S. Thật vậy, các dự đóan luôn luôn ngẫu nhiên trong lĩnh vực này. Tuy vậy
không phả
i vô lý khi giả dụ rằnghiện nay chúng ta đang ở gần điểm uốn của đường tăng
trưởng. Ðiều này phù hợp với vận tốc tăng trưởng dN/dt cực đại khi N=K/2, sau đó giảm
dần khi N tiến đến K. Các số liệu về công nghiệp hiện nay vàsự tiến bộ của nông nghiệp
cho thấy con số 10 tỉ người là giới hạn tối đa mà sinh quyển có thể chấ
p nhận được (khả
năng môi trường). Dânsố thế giới có lẽ phải ổn định ở con số này. Mà hiện nay chúng ta
có khoảng hơn 5 tỉ tức là đang ở mức tốc độ gia tăng tối đa, sau đó sẽ chậm lại.
Ta có thể phân biệt ba giai đoạn trong sự gia tăng dânsố theo thời gian. Giai đoạn đầu
gọi la malthusienne (kiểu Mathus), gia tăng chậm vì đói và dịch b
ệnh có sự biến thiên
lớn. Sinh suất và tử suất rất cao nên tỉ lệ gia tăng nhỏ. Giai đoại hai, gọi là gia tăng dânsố
học. Biến thiên hàng năm nhỏ, sinh suất giống giai đọan đầu, nhưng tử suất giảm mạnh.
Tử suất giảm là nhờ tiến bộ của y tế công cộng và sản xuất nông nghiệp. Dânsố gia tăng
rất mạnh. Giai đoạn ba, gọ
i là ổn định Tân Mathus, dânsố gia tăng chậm, do có sự giới
hạn tự nguyện của sinh suất nhờ các phương pháp ngừa thai. Số con của một bà mẹ nhằm
5
giữ cho dânsố ở một vị trí không đổi thì tùy thuộc vào nhiều yêu tố, đặc biệt là sự độc
thân vàsự vô sinh và thay đổi theo quốc gia. Người ta ước tính từ 2,05 đến 2,34 trẻ em
cho cặp vợ chồng. Hiện nhiều nước châu Âu đã đạt đến, có khi còn ít hơn con số này.
b. Sự chuyển tiếp đến gia tăng dânsố băng không
Năm 1988 là năm có sự tăng trưởng dânsố đạt giá trị
tuyệt đối cao nhất, với hơn 100
triệu người tăng (Haub và Kent, 1988). Tuy nhiên, sinh suất đã bắt đầu giảm ở nhiều
nước thế giới thứ ba, mở đầu cho sự giảm đà tăng dân số.
Người ta xem xét các vấn đề chủ yếu sau: vào lúc nào và ở mức bao nhiêu thì dânsố thế
giới ổn định? Mục tiêu là nhân loại có số lượng không đổi, tức R=0 với b=m và m tối
thiểu.
Trong các gi
ả thiết đó, sự sinh sản là chỉ thay thế số cá thể mất đi. Theo lý thuyết, một
phụ nữ chỉ sinh 2 con trong suốt cuộc đời của mình. Ðiều này cũng hàm ý một phụ nữ
sinh chỉ trung bình 1 con gái, nếu hơn thì sốdân sẽ gia tăng.
Nhưng việc một phụ nữ sinh một con gái hữu thụ cũng chỉ là điều kiện ban đầu củasự gia
tăng dân số
bằng không. Bởi vì nó chưa đủ để đà gia tăng dânsố dừng lại liền. Ta cần
xem xét cấu túc tuổi của quần thể. Một quần thể có độ tuổi tiền sinh sản lớn thì sẽ có tiềm
năng gia tăng mạnh, do số cha mẹ tương lai sẽ nhiều. Như nước Mexico chẳng hạn, có số
cô gái ở độ tuổi tiền sinh sản nhiều gấp ba lần số
phụ nữ sinh sản. Cho nên ngay cả khi
các cô này có số con ít hơn ba lần số con của thế hệ trước, thì sự gia tăng theo giá trị
tuyệt đối vẫn bằng mức như hiện nay. Do đó, để dânsố ổn định cần có sự cân bằng tương
đối của các độ tuổi, trong đó độ tuổi tiền sinh sản không quá cao.
Ở mức độ nào thì dânsốcủa các lục địa và toàn thể nhân loại s
ẽ ổn định? Nếu ta đặt
trong ước tính trung bình của Liên Hiệp Quốc thì dânsố thế giới sẽ đạt tới đa vào năm
2100 với 10.2 tỉ người. Còn ở mức độ cao là 14,2 tỉ.
Ơí dây cần chú ý rằng dự đoán trên có rất nhiều bất cập và tỏ ra quá lạc quan. Sự bất cập
(hoặc không chắc chắn) là do các nước thế giới thứ ba chưa thực sự bước vào th
ời kỳ
chuyển tiếp.
Các dự đoán còn cho thấy sự có sự cách biệt càng lớn trong dânsố các nước khác biệt rõ
rệt. Châu Phi và châu Mỹ La Tinh gia tăng mạnh nhất. Mặt khác, Trung Hoa là nước duy
nhất thuộc thế giới thứ ba hiện đang đi vào giai đoạn Mathus, với tỉ lệ gia tăng hàng năm
là 1.3% (dưới mức trung bình của thế giới).
Ngoài ra tỉ lệ dânsốcủa các vùng trên thế giới cũ
ng thay đổi, trong đó châu Phi có tỉ lệ
gia tăng mạnh theo thời gian.
Sau cùng sự phân bố các độ tuổi củadânsố thế giới chuyển theo hướng là giảm tỉ lệ
tương đối các cá thể trẻ dưới 15 tuổi và tăng độ tuổi cá thể trưởng thành và già.
6
c. Các cản trở của việc ổn định nhanh dânsố
Có rất nhiều trở ngại ở các nước thế giới thứ ba cho sự ổn định dânsố nhanh chóng.
Trước hết, là do số lượng lớn của độ tuổi tiền sinh sản. Trung Hoa là nước có tỉ lệ gia
tăng dânsố khá cao (1,3%) dù người ta đã dùng những biện pháp mạnh, cho phép mỗi
cặp vợ chồng chỉ có một con. Vì vậ
y cần phải có thời gian ít nhất là 20 năm để thấy khả
năng ổn định dân số.
Trở ngại khác có liên quan tới vấn đề kinh tế xã hội làm chậm các chương trình hạn chế
sinh đẻ "kiểu Tàu", đối lập với sự ổn định dân số. Ðó là các hủ tục, thói quen từ ngàn xưa
để lại, như sự đa thê hay phản ứng tiêu cực với các vấn đề như sinh đẻ
hay ngừa thai
Các quan điểm đối nghịch nhau trong vấn đề này hết sức phức tạp. Nhưng nếu ổn định
dân số trong thời gian càng ngắn càng tốt là vấn đề cốt tử của nhiều nước đang phát triển,
nếu họ muốn có sự pháttriển bền vững.
Ngày nay, đa số các nước trong thế giới thứ ba không thể chậm trễ ở giữa đường chuyển
tiếp dânsố vì rằng mật độ đã quá cao rồi. Hoặc là phải dùng mọi năng lực cho sự kiểm
soát sinh đẻ, hoặc họ sẽ bị tràn ngập bởi lớp lớp sóng người.
Sau hết, vấn đề cơ bản mà các nhà sinh thái học muốn biết là liệu sự ổn định dânsố có
sớm thực hiện sao cho sự thỏa mãn các nhu cầu kinh tế của con người- không chỉ vật
s
ống mà còn sáng tạo và văn hóa- có thể có được và tương thích lâu dài với sự trường tồn
của sinh quyển.
Tóm lại, tương lai củasự gia tăng dânsố thế giới thì rất khó xác định. Nhưng mọi người
đều nhất trí ở chỗ thế giới không thể cứ tiếp tục gia tăng như hiện nay, mà phải ổn định
vào một lúc nào đó.
7
. gia tăng (%) = (Sinh su t thô - tử su t thô) x 100
Sinh su t thô là số lượng ngừơi sinh ra tính trên một ngàn người trong một năm. Tử su t
thô là số lượng. thiên
lớn. Sinh su t và tử su t rất cao nên tỉ lệ gia tăng nhỏ. Giai đoại hai, gọi là gia tăng dân số
học. Biến thiên hàng năm nhỏ, sinh su t giống giai