Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
164,92 KB
Nội dung
GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN CHỦ ĐỀ: SỮA MẸ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SƠ SINH Giới thiệu chung Từ xưa tới nay, sữa mẹ luôn khẳng định tình ưu việt của mình. Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ. Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu phát triển cả về trí tuệ và tinh thần.Trong những năm gần đây, trước sự phát triển như vũ bão của quá trình công nghiệp đô thị hóa, tại hầu hết các nước phát triển và đang phát triển nhiều bà mẹ vẫn phải làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, môi trường độc hại. Cùng đó là sự phát triển và quảng cáo rộng rãi của các thức ăn nhân tạo cho trẻ đặc biệt là sữa công thức trên thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc cho con bú. Bên cạnh đó, việc các bà mẹ chưa hiểu hết các tác dụng của việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng tỏ nuôi con bằng sữa mẹ là tốt hơn hẳn và rẻ hơn nhiều so với việc nuôi nhân tạo bằng sữa bò. Cho đến nay mọi người đều phải thừa nhận sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới một năm tuổi và không có bất kỳ loại thức ăn nào có thể thay thế được. Nuôi con bằng sữa mẹ cung cấp sự khởi đầu tốt nhất cho cuộc đời của một đứa trẻ đồng thời là một khâu quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất, phù hợp nhất đối với trẻ, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo cho trẻ phát triển tốt về cả vật chất lẫn tinh thần đồng thời hạn chế được bệnh tật đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp…Để hiểu thêm chúng tôi xin giới thiệu một số lợi ích của sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ A.Tìm hiểu về sữa mẹ a.khái niệm:Sữa mẹ là sữa được tạo thành từ vú của người phụ nữ sau khi có thai, bắt đầu có nhiều từ khoảng 24 đến 48 tiếng sau khi sinh. Sữa mẹ được xem như là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh, trước khi trẻ có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác. b.Cấu tạo của sữa mẹ: Sữa được cấu tạo trong các tuyến hình túi trong vú người mẹ. Các tuyến tạo sữa này lớn lên và hoạt động từ tháng thứ ba của thai, do ảnh hưởng của các kích thích tố như oestrogen, progesterone, prolactin (từ tuyến yên trên não người mẹ) và lactogen (từ nhaucủa thai). c. Phản xạ tạo sữa: Vú người mẹ không chứa nhiều sữa sẵn như vú bò cái. Khi cho con bú, sức mút của con tạo một phản xạ tại não mẹ cho ra hai kích thích tố prolactin HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY MSSV:53130281 Page 1 GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN và oxytocin. Prolactin kích thích tuyến tạo sữa tiết thêm sữa trong khi oxytoxin kích thích các tuyến này bóp sữa và đẩy sữa theo các mạch ra đầu núm vú.Do đó mà tính chất của sữa khi bắt đầu bú khác với tính chất của sữa sau khi đã bú một vài phút. Sữa đầu đặc hơn, có màu xanh xanh, nhiều chất đạm và lactose, ít mỡ. Sữa hậu có nhiều mỡ hơn. Sữa mẹ không hòa tan đồng tính, nên nếu lấy ra để và để lắng, sẽ phân ra chất đặc mỡ lên trên và chất lỏng như nước ở dưới. d.Phân loại 1.Sữa non(Colostrum): Được sản xuất trong vài ngày đầu tiên. Loại sữa này rất cô đặc, giàu chất đạm (protein) và những kháng thể. Sữa non lót ruột của trẻ sơ sinh và bảo vệ trẻ chống lại những vi khuẩn có hại. Nó dần dần giảm bớt khi sữa thuần thục của người mẹ tiết ra vào ngày thứ 3 - 5. 2.Sữa bắt đầu cữ bú (foremilk): Được cất giữ trong các ngăn chứa và tiết ra vào giai đoạn đầu cho bú. Có nhiều sữa đầu cữ bú vá nó giúp trẻ hết khát. 3.Sữa cuối cữ bú (Hindmilk): Tiếp theo loại sữa đầu cữ bú là loại sữa chảy ra trong giai đoạn cuối cữ bú. Loại sữa này phong phú, nhiều chất kem và đầy đủ những vitamin tan trong mỡ - giống như quá trình chính sau khi dùng món khai vị súp loãng. Nhìn chung, trẻ cần cả 2 loại sữa đầu và cuối cữ bú. e.Các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ: Sữa mẹ có đầy đủ các chất mỡ, tinh bột,đạ,vitamin. Đặc biệt là:Casein - là một chất đạm đặc biệt trong sữa mẹ giúp ngăn chặn bịnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai, và dị ứng.Sắt - sữa mẹ có đủ chất sắt cho em bé. Tuy sữa bò, sữa bột có nhiều lượng sắt hơn sữa mẹ, chất sắt của sữa mẹ dễ cho em bé thu nhận hơn.Lactose - sữa mẹ có nhiều chất lactose, giúp em bé thu nhận chất sắt.Vitamin C - vitamin này cũng góp phần giúp em bé thu nhận chất sắt.DHA - Docosahexaenoic acid giúp phát triển não và mắt.Lipase - men này giúp em bé tiêu hóa và thu nhận các chất mỡ.Lactase - giúp thu nhận đường lactose trong sữa mẹ. Chất lactose giúp phát triển não bộ và thần kinh và điều hòa sinh khuẩn trong ruột.Amylase - giúp tiêu hóa các chất tinh bột. f.Gía trị dinh dưỡng của sữa mẹ. HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY MSSV:53130281 Page 2 GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN Sữa mẹ là thưc ăn tốt nhất cho trẻ em dưới 1 tuổi ,sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh chưa có thức ăn nào có thể thay thế được.trong sưa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein,glucid,lipid,và các khoáng chất. Các chất dinh dưỡng đó lại ở tỷ lệ thích hợp và dễ hấp thu đáp ứng với sự phát triển nhanh của trẻ dưới 1 tuổi. Trong sữa mẹ số lượng protein có thấp hơn sữa bò nhưng chứa được lượng acid amin cần thiết để tiêu hóa hấp thụ đối với trẻ nhỏ. Lipid của sữa mẹ có nhiều acid béo không no cần thiết dễ hấp thu và nhiều acid béo mà vai trò dinh dưỡng của nó gần đây được khám phá như Alpha-linolenic acid và được chuyển thành ecicoanpentanoic acid (EPA) và docosahexaenoic acid (DHA). Đây là những acid béo chuỗi dài có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển tế bào thần kinh ở trẻ nhỏ. Thành phần các chất dinh dưỡng trong 100ml sữa mẹ và sữa bò. Các chất dinh dưỡng Sữa mẹ Sữa bò Năng lượng (kcal) 62 63 Protein (g) 1,5 3,1 Casein/tỷ lệ hấp thu tối ưu 0,67/1 4,7/1 Lipid (g) 3,2 3,5 Sắt (mg) 0,2 0,1 Calci (mg) 34 114 Vitamin A (mg) 45 38 Vitamin B (mg) 0,02 0,04 Vitamin B1(mg) 0,02 0,04 Vitamin B2(mg) 0,07 0,04 Vitamin C (mg) 4 1 Vitamin D (mg) 0,01 0,06 HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY MSSV:53130281 Page 3 GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN Các chất khoáng:trong sữa mẹ lượng kali tuy ít nhưng dễ hấp thu và đồng hóa do đó thỏa mãn được nhu cầu của trẻ,lượng photpho trong sữa mẹ cũng chỉ bằng một phần sáu sữa bò tuy vậy tỷ lệ calci/photpho ở tỷ lệ cân đối hơn với tỷ lệ 2:2 trong khi đó sữa bò là 1,5:1. Chính vì vậy mà những trẻ bú sữa mẹ ít bị còi xương hơn nhưng trẻ đươc nuôi bằng sữa bò. Trong sữa mẹ lương sắt thấp hỉ có 0,3 mg/l nhưng giá trị của sắt trong sữa mẹ cao tới 50% do sắt gắn với protein lactoferin,nên lượng sắt này đủ đáp ứng cho nhu cầu của trẻ từ 4-6 tháng tuổi. Trong sữa mẹ con có kẽm rất dễ hấp thu ,đăc biệt tỷ lệ kẽm và đồng la 1:5 trong sữa mẹ thích hợp hơn sữa bò 1/15 mà tỷ lệ này ảnh hưởng tới việc tổng hợp cholesterol ở gan đảm bảo cho sự phát triển hệ thần kinh ở trẻ nhỏ. Vitamin trong sữa mẹ đủ để cung cấp cho trẻ trong 4 đến 6 tháng đầu khi bà mẹ được ăn uống đầy đủ. Tuy nhiên vitamin K trong sữa mẹ có thể thấp vì vậy mà trẻ nhỏ cần được bổ sung vitamin K sau khi sinh. Những loại sữa được thay thế sữa mẹ cần được bổ sung vitamin K cao gấp từ 10 đến 20 lần so với vitamin K từ sữa me. Các yếu tố miễn dịch trong sữa mẹ. Trong sữa mẹ có nhiều yếu tố quan trọng có vai trò bảo vệ cơ thể mà trong sữa bò và các thức ăn khác không thể thay thế được. Trong sữa me có các globulin miễn dịch chu yếu là IgA có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh đường ruột và các bệnh do virus. Trong sữa me cũng có IgG và IgM tuy có hàm lương thấp hơn nhưng lại có giá trị bổ sung các yếu tố miễn dich cơ thể cho trẻ trong năm đầu để chống đỡ các vi khuẩn và virus. Trong sữa mẹ còn có các yếu tố interferon có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn và virus. Lisozym là loại men mà sữa mẹ có nhiều hơn hẳn sữa bò,là loại men tham gia vào quá trình phá hủy màng tế bào các vi khuẩn ví dụ như lactoperoxidase tham gia vào quá trình tiêu diệt vi khuẩn. Lactoferin là một protein có gắn sắt đã tác dụng ức chế sự phát triển vi khuẩn mà trong quá trình phát triển cần có sắt. Bạch cầu, trong 2 tuần đầu sữa mẹ có 4000 bạch cầu trong 1ml sữa. Các bạch cầu này có khả năng tiết IgA và lactoferin , lisozym,interferon ,có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh. HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY MSSV:53130281 Page 4 GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN Lactobacillus bifidus là glucid có chứa nito cần thiết cho sự phát triển của các vi khuẩn lactobacillus ,có vai trò chuyển lactose thành acid acetic hay lactic có vai trò ức chế vi khuẩn gây bệnh. Chính vì sữa mẹ cung cấp cho trẻ các yếu tố miễn dịch ,bạch cầu nên trẻ bú mẹ ít bị nhiễm khuẩn,di ứng như trẻ được nuôi bằng sữa bò. B.Tìm hiểu về sự phát triển của trẻ sơ sinh Bé sơ sinh Những tuần lễ đầu tiên:Sau nhiều tháng được sống trong môi trường yên tĩnh và an toàn trong bụng mẹ, những tuần lễ đầu tiên là thời gian để bé yêu làm quen với thế giới bên ngoài đầy mới mẻ và thú vị! Cho bé bú:Dù bạn cho bé bú sữa mẹ hay bú bình thì bé sơ sinh vẫn cần tiếp nhận đầy đủ các dưỡng chất cần thiết từ sữa để tăng trưởng và phát triển. Phản xạ tự nhiên:Ngay khi chào đời, bé đã có các phản xạ tự nhiên. Các phản xạ này sẽ được duy trì cho đến khi thị lực của bé phát triển hơn và các cơ của bé chắc khỏe hơn. Đến lúc đó, bé sẽ nắm chặt bất cứ thứ gì bạn đặt vào tay bé, bé sẽ mút bất cứ thứ gì mềm có trong miệng của mình. Và nếu có vật gì lướt nhẹ qua má của bé, bé sẽ quay về phía đó ngay. Giao tiếp:Chẳng có gì ngạc nhiên khi phương tiện giao tiếp duy nhất của bé lúc này là khóc! Bằng cách đáp ứng các nhu cầu của bé thật nhanh và chính xác, bạn đã nói với bé rằng bé được quan tâm và lắng nghe, và bạn đem đến cho bé cảm giác an toàn và yên ổn. Dần dần, chỉ cần nghe tiếng khóc là bạn có thể hiểu được tại sao bé khóc. Thị lực:Thị lực của bé sơ sinh không rõ ràng, bé chỉ có thể nhìn thấy các vật cách bé từ 20 - 25 cm, xấp xỉ khoảng cách từ mặt bạn đến gương mặt bé khi bạn cho bé bú hoặc lúc bạn bế bé thật gần. Sau 4 – 6 tháng, thị lực của bé sẽ phát triển hoàn toàn và bé có thể nhận biết được các màu sắc. Mát-xa cho bé:Mát-xa là cách tuyệt vời giúp bé thư giãn và thắt chặt tình mẫu tử. Hầu hết các bé đều thích thú khi được mát-xa. Đừng quá lo nếu bạn mát-xa chưa đúng cách, hãy tin vào bản năng của người làm mẹ. Bạn hãy bắt đầu bằng cách mát-xa nhẹ nhàng và ấn từng chút HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY MSSV:53130281 Page 5 GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN một. Bé sẽ phản ứng lại nếu cảm thấy không thoải mái. Thường thường thì bé sẽ ngủ luôn trong khi bạn mát-xa và bé sẽ ngủ rất ngon giấc sau khi được mát-xa. Vì thế bạn hãy mát-xa cho bé trước khi cho bé ngủ hoặc ngay sau khi tắm bé xong. Bé 1 tháng tuổi Từ bé sơ sinh trở thành em bé:Bé bắt đầu mất dần diện mạo lúc mới sinh, mặc dù chân của bé vẫn còn hơi co lại. Em bé đã có thể ngóc đầu lên khi nằm sấp. Bé vẫn còn phản xạ nắm chặt bất cứ thứ gì được đặt vào tay của bé và đây là một trong những phản xạ tự nhiên mà bé đã có từ lúc mới chào đời. Cho bé bú:Vào khoảng 6 tuần tuổi, rất nhiều bé trải qua giai đoạn lớn phổng lên, điều này có nghĩa là bé bú nhiều hơn trong vài ngày. Chế độ cho bú bạn từng áp dụng không còn phù hợp nữa. Bạn nên biết điều này để tăng tầng suất cữ bú, sau đó để thói quen bú của bé ổn định trở lại sau vài ngày. Giao tiếp:Khóc là cách giao tiếp chủ yếu của bé. Tuy nhiên, bé cũng có thể lầm rầm hoặc o e thành tiếng để biểu lộ sự hài lòng. Thị lực:Lúc 1 tháng tuổi, thị lực của bé vẫn còn đang phát triển giúp bé ngày càng nhìn rõ hơn và xa hơn nhưng vẫn còn hạn chế. Lúc này bé đặc biệt bị thu hút bởi 2 thứ: gương mặt của mẹ và bất cứ vật gì chuyển động. Sự gần gũi sẽ thắt chặt tình cảm :Em bé thích gần gũi mẹ, vì thế bạn hãy luôn âu yếm, vỗ về và mát-xa cho bé như những tuần đầu tiên để thắt chặt hơn nữa tình mẫu tử. Bạn hãy bế bé thật gần, cưng nựng bé thường xuyên để bé luôn cảm thấy được yêu thương. Bé 2 tháng tuổi Em bé đã nhận biết được bạn là mẹ:Vào thời điểm này bé đã nhận biết được bạn là mẹ của bé và bé rất thích được bạn ôm ấp, dỗ dành, và bé sẽ khóc nếu người lạ bế bé. Em bé sẽ quơ tay khi được khuyến khích và bé đã biết tự chơi một mình bằng cách mút các ngón tay. Cho bé bú:Khi cho bé bú, bạn sẽ gặp một số rắc rối thường xảy ra ở trẻ. Đau bụng là một trong những vấn đề khá phổ biến xảy ra với khá nhiều bé, cứ 4 em bé sẽ có 1 bé bị đau bụng khi bú. Bạn đừng quá lo lắng, đau bụng rất nhanh khỏi, tuy nhiên sẽ không dễ dàng gì khi hàng ngày bạn phải nghe bé khóc suốt. HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY MSSV:53130281 Page 6 GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN Bé tập ngóc đầu:Lên 2 tháng tuổi, cơ thể của bé đang tiếp tục duỗi thẳng ra. Chẳng mấy chốc bé sẽ biết nằm sấp và giữ đầu ngóc lên trong vài phút. Bạn có biết:Cơ thể bé phát triển ở phần đầu trước rồi mới đến chân. Đầu tiên là cơ cổ cứng cáp hơn để đỡ đầu của bé, tiếp đến là vai, ngực và lưng. Chân của bé là bộ phận pháttriểnsaucùng. Giao tiếp:Mặc dù em bé sẽ không nói được từ nào trong năm đầu đời, nhưng thực ra bé đã học được cách giao tiếp rồi. Giọng nói của mẹ là âm thanh bé yêu thích nhất. Và theo bản năng, khi bé nghe được bất kỳ giọng nói nào, bé sẽ o e đáp lại. Khám phá bàn tay mình:Khi phản xạ nắm chặt tay theo bản năng giảm bớt, bé sẽ rất thích thú với đôi tay mới phát hiện ra của mình, và sẽ sử dụng chúng để khám phá những đồ vật mới. Bé 3 tháng tuổi Bé có thể ngóc cao đầu:Lúc này, cơ thể của bé đã hoàn toàn duỗi thẳng, em bé có thể ngóc cao đầu dậy, thẳng hàng với thân người và bắt đầu dùng tay để nâng nửa thân người trên. Bé rất hào hứng luyện tập với đôi bàn tay mình: bé bắt đầu duỗi tay, với lấy các đồ vật, mặc dù có thể bé chưa lấy được chúng. Cho bé bú:Bây giờ, em bé sẽ bú nhiều hơn và đang trong giai đoạn lớn phổng lên, nên bạn đừng cho bé ăn dặm lúc này. Sữa mẹ vẫn luôn là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho bé cho đến khi bé được 6 tháng tuổi. Giao tiếp:Bé sẽ sớm bắt đầu phát ra những âm thanh bi bô bập bẹ. Các âm thanh này thường có xu hướng bắt đầu bằng những chữ cái p, b và m, được phát ra từ môi của bé. Do đó không có gì là bất ngờ khi các từ “ba ba”, “mẹ mẹ” là những từ bé nói đầu tiên. Các giác quan của bé:Bé sẽ giật mình hoặc khóc khi nghe tiếng động mạnh nhưng giọng nói của bạn luôn là âm thanh êm ái nhất có thể dỗ dành bé nín ngay. Lúc này, em bé rất tò mò về những gì diễn ra xung quanh mình và bé sẽ sử dụng tất cả mọi giác quan có thể để khám phá thế giới xung quanh. Khuyến khích cơ thể và trí tuệ bé phát triển:Đây là thời điểm lý tưởng để bạn treo một đồ chơi có thể chuyển động, có nhiều màu sắc phía trên cũi vừa tầm với của bé. Những màu sắc sống động, vui mắt, tiếng kêu leng keng của chuông gió sẽ kích thích em bé 3 tháng tuổi. Bé sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng, chạm vào các vật này sẽ tạo HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY MSSV:53130281 Page 7 GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN ra tiếng động và làm chúng chuyển động. Đây là cách tuyệt vời để bé phối hợp tay và mắt. Bé 4-6 tháng tuổi Bé đã sẵn sàng ngồi dậy:Loáng một cái đã mấy tháng trôi qua, dường như mới hôm qua đây thôi bé còn là một bé sơ sinh, vậy mà giờ đây bé đã sắp tự ngồi được rồi. Bạn đã, đang và sẽ chứng kiến hàng loạt những phát triển đầy thú vị của bé yêu qua từng cột mốc thời gian. Tay, thân trên và cổ của bé đã hoàn toàn cứng cáp và bé sắp tự mình ngồi thẳng dậy được rồi! Cho bé ăn:Vào giai đoạn này, bạn bắt đầu nghĩ đến việc tập cho bé làm quen với các thức ăn đặc hơn ngoài sữa. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn không nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi! Việc tập cho bé làm quen với các thức ăn đặc khác ngoài sữa giúp cơ hàm bé phát triển hơn, hỗ trợ cho bé tập nói sau này cũng như giúp bé làm quen với các món ăn và mùi vị thức ăn mới. Bạn cũng có thể muốn xem xét đến việc sử dụng sữa công thức nếu như bạn không có điều kiện cho con bú sữa mẹ như một giải pháp để bổ sung các dưỡng chất cần thiết khi bé được hơn 6 tháng tuổi. Em bé linh hoạt hơn:Dần dần, bé đã kiểm soát thân trên của mình chắc chắn hơn và có thể tự ngồi vững vàng. Giai đoạn này bạn sẽ nhận thấy các múi cơ ở cổ, vai và ngực của em bé đã phát triển hơn. Bé trở nên nhanh nhẹn và hoạt bát hơn, bạn sẽ thấy bé ngọ nguậy rất nhiều khi bạn thay tã cho bé. Bạn nên đặt chiếu hoặc nệm trên sàn nhà để thay tã cho bé và không nên để bé một mình quá lâu. Hãy dành chút thời gian chơi cùng bé trên sàn nhà. Đặt bé nằm sấp và khuyến khích bé với lấy đồ chơi ngoài tầm tay của bé một chút. Điều này giúp bé tập lăn trên sàn nhà và giúp các cơ chắc khỏe hơn. Phản xạ cầm nắm và thị lực của bé:Bé đã khám phá cách sử dụng đôi bàn tay của mình và đã biết phối hợp nhịp nhàng giữa bàn tay và các ngón tay bằng việc cầm nắm đồ chơi và ôm bình sữa bằng hai tay để bú. Từ giờ trở đi, phản xạ cầm nắm tự nhiên đã chuyển thành các động tác bằng tay có kiểm soát. Bé đã biết tìm hiểu vật lạ bằng cách dùng tay lúc lắc đồ vật, chứ không chỉ còn dùng miệng để mút. Một thay đổi thú vị khác là bé có thể nhìn xa hơn và tập trung tốt hơn. Vì vậy thế giới xung quanh trở thành một nơi đầy màu sắc và thú vị đối với bé. Em bé đã có thể tóm lấy tóc và kính đeo mắt của bạn. Từ 4 tháng tuổi, bé có thể với tay xa hơn, đến tận ngón chân của bé. Và bé rất thích tóm lấy ngón chân đưa vào miệng để mút! HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY MSSV:53130281 Page 8 GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN Nếu bạn cho bé bú bình, bạn có thể tập cho bé tự cầm bình bằng hai tay để bú, điều này giúp bé có cơ hội thực hành tốt hơn đôi tay của mình và bạn cũng có nhiều thời gian hơn cho những công việc khác. Bạn có biết:Bé sơ sinh bẩm sinh đã thích đồ ăn ngọt, do vậy những loại rau củ quả có vị ngọt tự nhiên như cà rốt, bí ngô, lê, táo và chuối đều là những thứ bé thích ăn ngay từ đầu. Bé tìm hiểu về giọng nói của mình:Giai đoạn này là lúc em bé bắt đầu tìm hiểu giọng nói thực sự của mình. Bé bật ra các âm thanh thành tiếng bất cứ khi nào bé bập bẹ. Bạn sẽ nghe em bé gọi “mẹ”, “ba” một thời gian, trước khi bạn có thể nghe em bé gọi “mẹ” cùng với tên riêng của bạn. Ở thời điểm này, đó là những âm thanh thú vị mà em bé muốn tạo ra. Âm thanh rõ nhất bạn nghe từ bé là tiếng cười thành tiếng rõ to. Hãy thử chọc léc em bé nhẹ nhàng để thư giãn cùng những tràng cười vui vẻ của bé. Có thể bạn hơi ngạc nhiên, nhưng sự thực là lúc này bạn càng nói chuyện nhiều với bé yêu, bạn càng giúp bé phát triển khả năng nói tốt hơn. Học hỏi:Bạn có thể làm nhiều thứ để giúp bé học các kỹ năng mới. Mặc dù bé không thể trả lời bạn bằng cách nói, nhưng bạn hãy cười nói với bé càng nhiều càng tốt vì điều này giúp khả năng nói của bé phát triển nhanh hơn. Ôm một hộp nhựa có chứa một ít gạo hoặc đồ ăn trong đó sẽ giúp bé thực hành cách sử dụng bàn tay và các ngón tay của mình, đồng thời âm thanh phát ra từ hộp gạo sẽ kích thích bé, khiến bé thấy bất ngờ và thích thú! Bé 7-9 tháng tuổi Đến lúc bé khám phá ngôi nhà của mình!Khi bé yêu được 7 tháng tuổi, bé trở nên nhanh nhẹn hơn và cần nhiều không gian hơn để di chuyển, chơi đùa và khám phá. Bé bắt đầu thích tìm kiếm đồ vật, cầm lên rồi lại vứt xuống, bé có thể chơi mãi trò này không biết chán. Bằng cách khám phá này, bé tạo ra cho bạn vô số công việc phải dọn dẹp và có thể gây ra những tình huống bất ngờ không hay. Vì thế, bạn phải đảm bảo cho bé không gian chơi thoáng đãng và thật sự an toàn. Cho bé ăn:Giai đoạn này bạn có thể cho em bé thử làm quen với một số mùi vị và thức ăn mới. Mùi vị mới sẽ làm bé thích thú với thức ăn hơn. Bạn cũng có thể xem xét đến việc sử dụng sữa công thức nếu như bạn không có điều kiện cho con bú sữa mẹ như một giải pháp để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bé trong giai đoạn ăn dặm HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY MSSV:53130281 Page 9 GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN này. Để khuyến khích và tạo lập thói quen tốt cho bé khi ăn uống, bạn hãy cho bé ăn vào một giờ nhất định trong ngày và cho bé ngồi vào chiếc ghế ăn của riêng mình. Bạn có thể tìm hiểu thêm các mẹo hay trong giai đoạn tập cho bé ăn dặm tại đây. Bạn hãy để ý đến dấu hiệu giao tiếp không lời của bé, nếu bé muốn ăn bốc, bạn hãy làm cho bé vài món để bé có thể tự bốc ăn bằng tay, hãy tạo cho bé cảm giác thoải mái khi ăn, và như thế, bé có thể ăn nhiều hơn. Mặt khác, việc khuyến khích bé nhai sẽ giúp rèn luyện các cơ hàm và miệng để bé nói tốt hơn sau này. Sẵn sàng vui chơi nhé!Đến thời điểm này, em bé đã có thể làm đủ trò, nếu em bé không thích bò, bạn cũng đừng lo lắng. Em bé có thể thích lê la bằng mông hơn, và có bé lại thích lê mông thụt lùi!Hãy biến ngôi nhà của bạn thành một sân chơi vui nhộn và an toàn cho bé. Hãy dùng nệm, chăn và gối tạo ra các chướng ngại vật để bé bò qua và bò xung quanh. Việc này giúp kích thích bản năng khám phá của bé, đồng thời giúp các cơ của bé được chắc khỏe hơn. Giờ đây, chân của em bé đã đủ khỏe để nâng đỡ trọng lượng của cơ thể. Bé thường xuyên nhảy dựng lên khi được bế. Bé làm được điều này là do não điều khiển các chuyển động và do “kỹ năng vận động” của bé đã hoàn thiện hơn. Bé đã hoàn toàn kiểm soát được cổ, vai, ngực và lưng dưới, bây giờ đến lượt thân dưới, tay và chân. Thân trên của bé đã hoàn toàn chắc khỏe để bé có thể tự ngồi dậy vững vàng mà không cần được trợ giúp. Vì thế bạn hãy để bé ngồi vào chiếc ghế ăn của riêng mình và cùng tham gia vào bữa ăn của cả gia đình. Bạn có biết?Ban đầu bé có thể từ chối ăn các thức ăn lổn nhổn, vì thế bạn cần phải cho bé ăn thử một vài lần trước khi bé chấp nhận kiểu và mùi vị thức ăn mới. Sự phối hợp và nhận thức:Bạn đừng lo lắng nếu lúc này em bé liên tục đánh rơi và ném các đồ vật xuống đất. Vì em bé mới học được cách thả đồ vật từ tay mình rơi xuống và bé rất thích thú thực hành kỹ năng mới này. Giai đoạn này bé cũng bắt đầu biết lo lắng và sợ hãi khi bạn rời xa bé dù chỉ là trong tích tắc thôi. Tuân thủ đều đặn các thói quen hàng ngày có thể giúp xoa dịu sự sợ hãi của bé, cho dù đó chỉ đơn giản là việc đưa cho bé một bình sữa khi bé mới thức giấc. Hãy tạo lập các thói quen và làm mọi việc nằm trong sự dự đoán của bé để bé có cảm giác an toàn.Việc chơi trò HTSV:NGUYỄN THẮNG DUY MSSV:53130281 Page 10 [...]... quan giữa sữa mẹ và sự phát triển của trẻ sơ sinh I II III Sữa mẹ tốt nhất cho trẻ sơ sinh Tại sao? Bé bú sữa mẹ sẽ phát triển vượt bội Biểu hiện Lợi ích của việc cho trẻ bú sữa 1 Những lợi ích của sữa non 2 Sữa mẹ có đầy đủ năng lượng và các chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong 6 tháng đầu 3 Là chất dinh dưỡng hoàn hảo để tiêu hóa và hấp thụ 4 Sữa mẹ có chứa các chất kháng khuẩn và dị ứng... đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn Do tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh c Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, eczema như ăn sữa bò d Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi và kinh tế Cho trẻ bú sữa mẹ rất thuận lợi vì không phụ thuộc vào giờ giấc, không cần phải đun nấu, dụng cụ pha chế Trẻ bú sữa mẹ sẽ kinh tế hơn nhiều so với nuôi nhân tạo bằng sữa bò hoặc... đi vài bước nhỏ bằng cách đứng xa bé ra một chút và giơ tay đón bé để bé đi về phía bạn Bạn nhớ dành cho bé lời khen tặng với nỗ lực của bé nhé, đặc biệt là khi bé có thể tự đi đến chỗ bạn mà không bị ngã! C.Mối liên quan giữa sữa mẹ và sự phát triển của trẻ sơ sinh I .Sữa mẹ tốt nhất cho trẻ sơ sinh Tại sao? a Trước hết, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ. .. vitamin D trong cơ thể bạn G.Muc lục I II Giới thiệu chung Nội dung A.Tìm hiểu về sữa mẹ a.Khái niệm b.Cấu tạo của sữa mẹ c.Phản xạ tạo sữa d.Phân loại 1 Sữa non 2 Sữa bắt đầu cữ bú 3 Sữa cuối cữ bú e Các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ f Gía trị dinh dưỡng từ sữa mẹ B.Tìm hiểu về sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 2 3 4 5 Bé sơ sinh Bé 1 tháng tuổi Bé 2 tháng tuổi Bé 3 tháng tuổi Bé 4-6 tháng tuổi HTSV:NGUYỄN... Đối với mẹ cho con bú, nếu bị nứt đầu ti, đầu ti sưng cũng có thể dùng sữa mẹ để chữa lành Nguồn vitamin dồi dào có trong sữa mẹ góp phần làm giảm độ sưng và hàn gắn những vết nứt này III.Lợi ích của việc cho trẻ bú sữa mẹ Từ xưa tới nay, sữa mẹ luôn khẳng định tình ưu việt của mình Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu phát triển cả về trí tuệ và tinh... thế sữa mẹ có tác động tiêu cực khiến một số bà mẹ không tin tưởng vào dòng sữa của mình Ngoài ra một số ít bà mẹ không biết cách cho trẻ bú đúng và bảo vệ nguồn sữa của mình Trong khi đó, cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên và tốt nhất cho trẻ nhỏ vì trong sữa mẹ có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng với tỉ lệ cân đối nên rất thích hợp cho sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ. .. cho con bú Sữa là dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh Bằng cách cho con bú, người mẹ có thể đảm bảo trẻ đã nhận được dinh dưỡng tốt nhất có thể Và để có đủ sữa cho con, người mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học nhất Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ đồng ý rằng bú sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh Trong một tuyên bố chính của họ, họ... tuệ của bé mà còn cực kỳ giá trị với thị giác của trẻ nhỏ Nghiên cứu so sánh giữa bé bú mẹ và bé bú bình cho thấy sự phát triển vượt trội của thị giác của các bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ Phát hiện này đặc biệt được chú ý ở bé sơ sinh thiếu tháng Chất DHA có trong sữa mẹ được cho là một trong những lý do của kết luận này Mẹ cho bé bú ngay từ lúc mới chào đời thì các tế bào thị giác càng phát triển. .. trong sữa mẹ nên khi vào trong dạ dày sẽ tủa thành các phân tử nhỏ, dễ tiêu hóa Trái lại trong sữa bò chủ yếu là casein, khi vào dạ dày sẽ tủa thành thể tích lớn khó tiêu hóa Sữa mẹ có các acid béo cần thiết như acid linoleic, acid linolenic cần thiết cho sự phát triển của não, mắt và sự bền vững các mạch máu của trẻ Lipid của sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn vì có men lipase Lactose trong sữa mẹ có nhiều hơn sữa. .. số lợi ích của sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ 1.Những lợi ích của sữa non Sữa non đã có từ những ngày trước khi đẻ và được bài tiết vài ngày đầu sau khi đẻ, sữa có màu vàng nhạt, đặc, sánh Số lượng sữa tuy ít nhưng cũng đủ đáp ứng cho trẻ mới sinh trong những ngày đầu tiên Chính vì vậy, phải cho trẻ bú sớm để tận dụng lượng sữa non vì nó có nhiều ích lợi Sữa non có nhiều năng lượng, protein và vitamin . quan giữa sữa mẹ và sự phát triển của trẻ sơ sinh I .Sữa mẹ tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Tại sao? a. Trước hết, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ. VÂN CHỦ ĐỀ: SỮA MẸ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SƠ SINH Giới thiệu chung Từ xưa tới nay, sữa mẹ luôn khẳng định tình ưu việt của mình. Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ. Trẻ được bú sữa mẹ hoàn. trẻ bú sữa mẹ Từ xưa tới nay, sữa mẹ luôn khẳng định tình ưu việt của mình. Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ. Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu phát triển cả về trí tuệ và