Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 137 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
137
Dung lượng
13,7 MB
Nội dung
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mặc dù cho đến nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất Nông nghiệp, thuốc BVTV nói chung và thuốc trừ cỏ nói riêng đã góp một phần đáng kể vào việc bảo vệ và tăng năng suất các loại cây trồng trong nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ở các nước trên thế giới, ngay từ khi có sự ra đời của thuốc trừ cỏ đầu tiên là 2,4D, việc sử dụng chúng đã trở nên khá phổ biến và có thể coi là một biện pháp không thể thiếu được trong sản xuất Nông nghiệp. Ở nước ta, mặc dù thuốc trừ cỏ đã bắt đầu được sử dụng từ cuối thập kỷ 60 nhưng chỉ thực sự được nông dân quan tâm ứng dụng nhiều vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20 do nhu cầu giải phóng sức lao động nông nghiệp phục vụ quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Theo số liệu thống kê năm 2010, lượng thuốc trừ cỏ được sử dụng ở nước ta là 28.169 tấn, chiếm 38,8% tổng lượng thuốc BVTV và cao gấp 4,32 lần so với lượng dùng của năm 2000 (Nguyễn Hồng Sơn, 2002; 2011), Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn [75], [12]. Tuy nhiên để phát huy được tác dụng, các thuốc trừ cỏ đều phải trải qua quá trình xâm nhập, vận chuyển đến trung tâm hoạt động, phân giải và hoạt hoá. Theo Alden (1962) [33], các quá trình này chịu tác động rất lớn của các yếu tố ngoại cảnh bao gồm các yếu tố vô sinh như nhiệt độ, ẩm độ không khí, lượng mưa, ánh sáng, ẩm độ và thành phần cơ giới đất cũng như các yếu tố hữu sinh như hệ vi sinh vật đất v.v. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng cho biết khả năng chọn lọc của một loại thuốc trừ cỏ đối với một loài cây trồng chỉ nằm trong một giới hạn nhất định, giới hạn này được xác định bởi mối tương tác phức hợp giữa cây trồng, thuốc trừ cỏ và môi trường (Ashton, 1981) [34]. Mặt khác, bên cạnh tác dụng phòng trừ cỏ dại, bản thân các thuốc trừ cỏ cũng có nhiều tác động đến hệ sinh thái đồng ruộng đặc biệt là các nhóm 1 sinh vật chức năng như động vật thuỷ sinh, vi sinh vật đất hay các loài côn trùng thiên địch bắt mồi, lý tính và hoá tính của đất v.v. (W. A. Brown, 1978) – dẫn theo Ashton (1981) [34]. Để hiểu rõ được mối tương tác giữa thuốc trừ cỏ với các yếu tố ngoại cảnh, từ đó có cơ sở lựa chọn và xây dựng quy trình kỹ thuật sử dụng chúng một cách hiệu quả và an toàn nhất cho cây trồng và hệ sinh thái nông nghiệp, ngay từ khi thuốc trừ cỏ được đưa vào sử dụng, trên thế giới đã có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về sinh thái của thuốc trừ cỏ bao gồm tác động của thuốc đến môi trường và ngược lại, tiêu biểu như A. W.A. Brown (1978); Cessna et al (1993) – dẫn theo Ashton (1981) [34]. Trong khi đó, ở nước ta hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống về sinh thái của thuốc trừ cỏ. Mặc dù mỗi loại thuốc đều được các Công ty khuyến cáo chỉ sử dụng trong một phạm vi nhất định, song do khó làm chủ được các yếu tố ngoại cảnh khi sử dụng cũng như thiếu hiểu biết đầy đủ về mối tương tác của các yếu tố ngoại cảnh tới độ an toàn và hiệu quả của thuốc để lựa chọn các loại thuốc có phạm vi ứng dụng rộng, ít xảy ra rủi ro nên gần đây đã có nhiều vụ ngộ độc do thuốc trừ cỏ gây ra trên diện rộng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng chưa có những đánh giá đầy đủ về tác động của thuốc đến hệ sinh thái nông nghiệp, do đó gần đây đã có rất nhiều người băn khoăn và có ý kiến khác nhau về tác động của thuốc trừ cỏ đến lý, hoá tính đất và môi trường sinh thái. Vì những lý do trên, việc hình thành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến độ an toàn và hiệu quả của thuốc trừ cỏ trên ruộng lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng, góp phần lựa chọn được các loại thuốc phù hợp và xây dựng được quy trình sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc trừ cỏ trên ruộng lúa ở nước ta. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xác định được các loại thuốc trừ cỏ và phạm vi ứng dụng của chúng để nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm thiểu tác động môi trường, góp phần phát triển bền vững sản xuất lúa ở nước ta. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh chủ yếu đến độ an toàn và hiệu quả các nhóm thuốc trừ cỏ đang sử dụng phổ biến trong sản xuất để có cơ sở lựa chọn các loại thuốc có tính dẻo sinh thái cao; - Đánh giá được tác động của thuốc đến lý, hoá tính đất và các nhóm sinh vật chức năng chính trong hệ sinh thái ruộng lúa nước, từ đó lựa chọn được các nhóm thuốc thân thiện với môi trường; - Đề xuất được hướng dẫn ứng dụng các thuốc trừ cỏ trong sản xuất lúa nước cho vùng đồng bằng sông Hồng. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài sẽ cung cấp một cách hệ thống các dẫn liệu khoa học về xu hướng, phạm vi và mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái chủ yếu tới độ an toàn và hiệu quả của thuốc trừ cỏ cũng như tác động tích cực và tiêu cực của thuốc đến lý, hóa tính đất và một số nhóm sinh vật chức năng chủ yếu như động vật thuỷ sinh, vi sinh vật chức năng, các loài thiên địch, bắt mồi, từ đó tạo lập cơ sở cho việc xây dựng quy trình lựa chọn và sử dụng các loại thuốc trừ cỏ một cách an toàn và hiệu quả nhất đối với từng điều kiện sinh thái và điều kiện ứng dụng cụ thể ở nước ta. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng giúp cho việc định hướng các nghiên cứu tiếp theo và phát triển các loại thuốc trừ cỏ an toàn, hiệu quả trên cơ sở hiểu biết đầy đủ về mối tương tác qua lại giữa các nhóm thuốc trừ cỏ với môi trường và các yếu tố ngoại cảnh. 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Các dẫn liệu khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài và quy trình lựa chọn, sử dụng thuốc trừ cỏ trên lúa sẽ giúp các cơ quan quản lý có thông tin khoa học phục vụ cho công tác quản lý đăng ký và sử dụng thuốc trừ cỏ. Đồng thời, các kết quả cũng giúp cho cơ quan chỉ đạo sản xuất, cơ quan khuyến nông hướng dẫn nông dân lựa chọn được các loại thuốc trừ cỏ và kỹ thuật sử dụng phù hợp cho từng điều kiện sinh thái, điều kiện ứng dụng cụ thể của ruộng lúa nước, từ đó nâng cao hiệu quả, tránh được rủi ro trong quá trình sử dụng cũng như giảm thiểu tác động môi trường của các thuốc trừ cỏ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các nghiên cứu được tiến hành trên lúa cấy và lúa gieo thẳng với 8 hoạt chất trừ cỏ đại diện cho các nhóm thuốc đang được sử dụng phổ biến trong sản xuất hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên cây lúa nước ở vùng đồng bằng sông Hồng. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Cùng với quá trình phát triển sản xuất, mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất cây trồng và nhu cầu tiết kiệm nhân lực lao động phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, nhu cầu sử dụng thuốc trừ cỏ ở Việt Nam ngày càng có xu hướng gia tăng, đưa lượng thuốc trừ cỏ lên ngang bằng hoặc cao hơn thuốc trừ sâu, bệnh. Tuy nhiên, quá trình sử dụng của thuốc trừ cỏ trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện đang gặp một số trở ngại nhất định, trong đó trở ngại lớn nhất là việc mất ổn định về độ an toàn và hiệu lực phòng trừ mà một trong những nguyên nhân khá quan trọng là thiếu sự hiểu biết đầy đủ về kỹ thuật ứng dụng và tác động qua lại giữa thuốc trừ cỏ với các yếu tố vô sinh như đất đai, thời tiết, khí hậu cũng như các yếu tố hữu sinh như cỏ dại, cây trồng v.v…Theo Ashton (1981) [34] khả năng chọn lọc của một loài thực vật với thuốc trừ cỏ phụ thuộc vào mối tương tác phức hợp giữa cây trồng, thuốc trừ cỏ và môi trường. - Vai trò của thực vật: có 7 yếu tố sinh thái chính ảnh hưởng đến phản ứng của thực vật (kể cả cây trồng và cỏ dại) đối với thuốc trừ cỏ đó là: tuổi cây, tốc độ tăng trưởng, hình thái học, quá trình sinh lý, sinh hoá, quá trình hoá sinh và bản chất di truyền. - Vai trò của thuốc trừ cỏ: khả năng chọn lọc của các thuốc trừ cỏ phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc phân tử, nồng độ thuốc, dạng thuốc và phương pháp ứng dụng. - Vai trò của các yếu tố môi trường: các yếu tố ngoại cảnh chủ yếu tác động đến tính chọn lọc của thuốc bao gồm: đất đai, mưa hoặc mực nước tưới và nhiệt độ. 5 Không chỉ chịu tác động của hệ sinh thái nông nghiệp, bản thân các thuốc trừ cỏ dù ở mức độ nào cũng có nhiều tác động đến hệ sinh thái đồng ruộng đặc biệt là các nhóm sinh vật chức năng như động vật thuỷ sinh, vi sinh vật đất hay các loài côn trùng thiên địch bắt mồi (W. A. Brown, 1978) – dẫn theo Ashton (1981) [34]. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc rất nhiều vào bản chất của thuốc, tần suất sử dụng, điều kiện môi trường khi ứng dụng và đối tượng chịu tác động. Bên cạnh tác động trực tiếp, thuốc trừ cỏ cũng có thể tác động đến các sinh vật trên đồng ruộng thông qua chuỗi dinh dưỡng cây trồng – sâu hại và thiên địch. Như vậy, việc tìm hiểu tác động của các yếu tố ngoại cảnh đến độ an toàn và hiệu quả của thuốc trừ cỏ cũng như tác động của thuốc đến lý, hoá tính đất và các nhóm sinh vật chức năng trên đồng ruộng là có cơ sở khoa học, góp phần vào việc lựa chọn và sử dụng an toàn, hiệu quả thuốc trừ cỏ trong sản xuất. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.2.1. Tình hình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thuốc trừ cỏ 1.2.1.1. Nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, cỏ dại luôn được các nhà khoa học xác định là một đối tượng dịch hại quan trọng, ngăn cản quá trình mở rộng diện tích và thâm canh tăng năng suất cây trồng. Do vậy việc phòng trừ cỏ dại luôn gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trước năm 1945, biện pháp trừ cỏ cho lúa được áp dụng chủ yếu trên thế giới vẫn là biện pháp thủ công. Tuy có những ưu điểm nhất định là phòng trừ triệt để cỏ dại, không làm phát sinh tính kháng thuốc, không làm xói mòn đất, tăng cường sinh trưởng cho cây trồng và không gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là nguồn nước (Sarkar, 1983) [72], song biện pháp này đòi hỏi một lượng lớn nhân công lao động do đó nó không cần thực sự phù hợp khi sản xuất phát triển ở mức độ cao cũng như không đáp 6 ứng được quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nền sản xuất nông nghiệp ở các nước đặc biệt là các nước phát triển. Trong bối cảnh đó, thuốc trừ cỏ đã đóng một vai trò quan trọng trong nền sản xuất lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung trên toàn thế giới. Kể từ khi các sản phẩm đầu tiên là 2,4 D, MCPA được đưa vào sử dụng năm 1951 để trừ cỏ lá rộng và cói lác, sau đó là Propanil để trừ cỏ hoà thảo (1960), thuốc trừ cỏ được sử dụng phổ biến khắp châu Âu và được coi như một cứu cánh cho sản xuất lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung (Baker, 1970 - dẫn theo Hoàng Anh Cung, 1980; De Datta, 1983; Ho, 1995; Labrada, 1977a; Naylor, 1996) [15], [40], [47], [56], [66]. Nếu đến năm 1971, tổng chi phí cho thuốc trừ cỏ trên thế giới chỉ chiếm 1.131 triệu USD thì năm 1974 đã tăng lên 2.190 triệu USD, năm 1980 là 3.422 triệu USD (theo Labrada, 1977; Prasan Vongsaroj, 1995 [57], [69]. Xét về lợi ích trước mắt thì thuốc trừ cỏ được coi là một biện pháp thực tiễn, có hiệu quả kỹ thuật và kinh tế đối với sản xuất lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung vì vậy lượng thuốc trừ cỏ được sử dụng trên lúa luôn có xu hướng tăng lên mạnh mẽ. Chỉ trong thập kỷ 70, diện tích sử dụng thuốc trừ cỏ trên lúa ở Italy tăng bình quân 1,6 lần/ năm. Đến thập kỷ 90, hầu như 100% diện tích sử dụng ở các nước công nghiệp (Labrada, 1997a) [56]. Ở một số nước châu Á như Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, tổng lượng thuốc trừ cỏ sử dụng cho lúa trong năm 1993 theo đánh giá là 1,2 tỷ đô la Mỹ (Chao Xian Zhan, 1998) [36]. Chỉ riêng ở Nhật Bản, lượng thuốc trừ cỏ sử dụng cho lúa nước chiếm 56,3% toàn thế giới. Sự tăng lên này đã đẩy chi phí thuốc trừ cỏ lên ngang bằng hoặc cao hơn so với thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh. Cho đến năm 1988, thị trường thuốc trừ cỏ ở các nước trồng lúa trên thế giới đã đạt tới 885 triệu USD, gần tương đương với thuốc trừ sâu (900 triệu USD) và cao gấp 1,5 lần thuốc trừ bệnh (570 triệu USD) – (Woodburn, 1990 – dẫn theo Ho Nai Kin, 1995; Labrada, 1996) [47], [55]. 7 Cho đến nay, trên thế giới đã có tới 400 hoạt chất trừ cỏ được sử dụng và nhiều thuốc mới đang tiếp tục được tìm kiếm. So với các cây trồng khác thì nhu cầu sử dụng thuốc trừ cỏ trên lúa là rất lớn kể cả về số lượng và chủng loại. Mặc dù vậy chỉ có khoảng 30 hoạt chất (kể cả hoạt chất hỗn hợp) đang được sử dụng phổ biến ở các vùng trồng lúa thuộc các nước nhiệt đới (theo Cother, 1996; Suk Jin Koo, 1998 [37], [76]. Các thuốc phổ biến đang được sử dụng trên thế giới hiện nay bao gồm: Bensulfuron - methyl; Metsulfuron - methyl; Bentazon; MCPA; Bentazon + MCPA (p); Bentazon + Propanil (P); Bifenox; Bifenox + 2,4D; Butachlor; Butachlor + 2,4 D; Butralin; Cinosulfuron; Cinosulfuron; EPTC+ 2,4D; Fenoxaprop -P - ethyl; MCPA; Molinate; Molinate + propanil (P); Oxadiazon; Oxadiazon + Propanil (P); Pendimethalin; Pendimethalin+ propanil (P); Piperophos+ Dimethametryn; Piperophos + 2,4D (P); Pretilachlor+ Safener (P); Propanil; Pyrazosufuron -methyl; Quinclorac; Sethoxydim; Thiobencard; Thiobencard + 2,4D; Thiobencard + Propanil (P); Trifluralin + 2,4 D (Cotterman, 1995; Ho,1995) [38], [47]. Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của thuốc trừ cỏ là: - Thứ nhất, sự phát triển về kỹ thuật canh tác, đặc biệt là quá trình thâm canh tăng năng suất và sự ra đời của các giống mới có năng suất cao đã thúc đẩy sự đầu tư thuốc trừ cỏ của người nông dân nhằm hạn chế thiệt hại do cỏ dại gây ra (Naylor, 1996) [66]; - Thứ hai, là sự thay đổi về phương thức gieo cấy đặc biệt là việc áp dụng hình thức gieo thẳng khiến người nông dân không thể không sử dụng thuốc trừ cỏ được (Ho, 1995; Malcolm Taylor, 1997) [47], [63]; - Thứ ba, là thuốc trừ cỏ đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa ở Philippines tỷ lệ giữa chi phí cho thuốc trừ cỏ trên lãi không ngừng giảm xuống đã làm cho thuốc trừ cỏ càng trở nên hấp dẫn (Labrada, 1997) [57]; 8 - Thứ tư, là lợi ích về mặt xã hội: thuốc trừ cỏ đã giải phóng một lượng lớn lao động trong nông thôn ở hầu hết các nước châu Á, trong đó phần đa là phụ nữ. Mặt khác điều này cũng đáp ứng được sự thiếu hụt lao động ở khu vực thành thị khi sản xuất công nghiệp và dịch vụ phát triển, tạo nên sự chuyển dịch lao động cũng như phân bố lại thu nhập giữa các vùng thành thị và nông thôn (Naylor, 1996) [66]. Tuy thuốc trừ cỏ đã đóng góp vai trò lớn lao trong việc phát triển một nền nông nghiệp ổn định, nhưng việc sử dụng quá nhiều và lạm dụng nó có thể gây ra một số khó khăn trong sản xuất: - Khó khăn lớn nhất phải kể đến là việc sử dụng lâu dài chúng đã gây ra hiện tượng kháng thuốc của cỏ dại (Linda, 1996; Jonathan, 1996) [60], [51]; - Khó khăn thứ hai là việc sử dụng lâu dài thuốc trừ cỏ đã làm chuyển thảm cỏ từ một năm sang cỏ lâu năm khó phòng trừ (Nguyễn Thị Tân và CTV, 1996; Labrada, 1997b) [29], [57]; - Thứ ba là thuốc trừ cỏ làm thay đổi mật độ của các vi sinh vật trên đất trồng lúa và trong nước, do đó phá vỡ tính ổn định về độ màu mỡ đất (Roger, 1996) [71]; - Cuối cùng, thuốc trừ cỏ dù ở mức độ nào cũng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ cho con người trong quá trình sử dụng, sản xuất, bảo quản và lưu thông. Ngoài ra, thuốc có thể gây ra hậu quả mãn tính về sức khoẻ cũng như ảnh hưởng lâu dài cho môi trường do việc nhiễm bẩn nguồn nước trong đất và trên bề mặt, thông qua quá trình rửa trôi và thấm sâu (Hill, 1996) [46]. Thuốc trừ cỏ cũng làm tăng mức độ chết của các động vật và sinh vật thuỷ sinh khác như cá, ếch, tôm v.v là nhóm sinh vật đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế cũng như điều hoà sinh thái (Naylor, 1996; Agnes, 1993) [66], [31]. 1.2.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Việt Nam là một nước có nền công nghiệp hoá chất chậm phát triển, việc ứng dụng thuốc trừ cỏ nói riêng và thuốc BVTV nói chung trong sản xuất 9 nông nghiệp ở nước ta diễn ra rất chậm. Trước năm 1990, lượng thuốc trừ cỏ sử dụng trong sản xuất còn rất hạn chế, chỉ chiếm 5% tổng thuốc trừ dịch hại, trong đó chủ yếu tập trung trên một số diện tích lúa gieo thẳng trong vụ xuân. Cho đến năm 1988, thị trường tiêu thụ thuốc trừ cỏ trên lúa chỉ chiếm 0,5% so với tất cả các vùng trồng lúa (Woodbuorn, 1990 – dẫn theo Ho Nai Kin, 1995) [47]. Kể từ năm 1990, cùng với quá trình mở rộng diện tích lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, sự tăng lên mạnh mẽ về diện tích lúa gieo thẳng cũng như nhu cầu cấp bách trong việc tiết kiệm nhân lực lao động để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển công nghiệp và dịch vụ trên phạm vi toàn quốc, diện tích cũng như lượng thuốc trừ cỏ ở nước ta không ngừng tăng lên. Nếu năm 1991 chúng ta chỉ tiêu thụ hết 900 tấn thuốc trừ cỏ (chiếm 4,3% tổng thuốc trừ dịch hại) thì từ 1992 đến 1995 lượng thuốc trừ cỏ được tiêu thụ ở từng năm là 2.600; 3.000; 3.500 và 3.600 tấn chiếm các tỷ trọng tương ứng là 10,6%; 11,8%; 15,1% và 18,4% tổng số thuốc trừ dịch hại. Cho đến năm 2000, lượng thuốc trừ cỏ được sử dụng cũng chỉ mới chiếm 19,8% so với tổng thuốc trừ dịch hại, nhưng đến năm 2006, chúng ta đã sử dụng khoảng 20.342 tấn, chiếm 28,4% tổng lượng thuốc BVTV và cao gấp 3,12 lần so với lượng dùng của năm 2000 (Nguyễn Hồng Sơn và CTV, 2006) [27]. Đến năm 2010, lượng thuốc trừ cỏ được sử dụng ở nước ta là 28.169 tấn, chiếm 38,8% tổng lượng thuốc BVTV và cao gấp 4,32 lần so với lượng dùng của năm 2000 (Oanh, 1998; Nguyễn Hồng Sơn, 2011) [75], [68]. Cho đến nay, các thuốc trừ cỏ chủ yếu vẫn được sử dụng trên lúa nước. Theo kết quả điều tra của Landell Mills Market (1995) và Ho Nai Kin, 1998, [58], [49]. Tổng lượng thuốc trừ cỏ được tiêu thụ trong năm 1995 lên tới 4.324 tấn, trị giá 18 triệu USD, chiếm 19% tổng lượng thuốc trừ dịch hại trong đó thuốc trừ cỏ lúa chiếm 89%. Cùng với sự tăng trưởng về lượng thương phẩm sử dụng, số lượng hoạt chất trừ cỏ cũng như số sản phẩm thương mại cũng đang được tăng lên mạnh mẽ. Theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho đến thời điểm tháng 2/ 1998 có tới 54 hoạt chất trừ cỏ với 156 10 . Bentazon + Propanil (P); Bifenox; Bifenox + 2,4D; Butachlor; Butachlor + 2,4 D; Butralin; Cinosulfuron; Cinosulfuron; EPTC+ 2,4D; Fenoxaprop -P - ethyl; MCPA; Molinate; Molinate + propanil (P);. Oxadiazon + Propanil (P); Pendimethalin; Pendimethalin+ propanil (P); Piperophos+ Dimethametryn; Piperophos + 2,4D (P); Pretilachlor+ Safener (P); Propanil; Pyrazosufuron -methyl; Quinclorac; Sethoxydim;. mức độ chết của các động vật và sinh vật thuỷ sinh khác như cá, ếch, tôm v.v là nhóm sinh vật đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế cũng như điều hoà sinh thái (Naylor, 1996; Agnes, 1993)