Luận Văn: Thực trạng của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam
Trang 1Chương I:Những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
I./ Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình:
1 Định nghĩa, phân loại và ý nghĩa:
1.1 Định nghĩa chung về tài sản doanh nghiệp:
Tài sản: Là một khái niệm pháp lý bao gồm tất cả các quyền, quyềnlợi, lợi nhuận có liên quan đến quyền sỏ hữu, bao gồm: quyền sở hữu cánhân, nghĩa là chủ sở hữu được hưởng những quyền lợi, lợi ích nhất địnhkhi làm chủ sở hữu tài sản đó (Theo uỷ ban thẩm định giá quốc tế- IVSC)
Doanh nghiệp: Là một tổ chức được lập ra để tiến hành hoạt độngkinh doanh Tài sản là yếu tố giữ vai trò quyết đinh trong doanh nghiệp đểtiến hành các hoạt động trong đầu tư như: sản xuất, mua bán hay dịch vụnhằm mục đích sinh lời…
Tài sản doanh nghiệp: Là toàn bộ tiềm lực kinh tế của đơn vị, biểuthị cho những lợi ích mà doanh nghiệp thu được trong tương lai hoặcnhững tiềm năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị Tài sảncủa doanh nghiệp chính là toàn bộ những tài sản hữu hình và vô hình gắnvới lợi ích của doanh nghiệp, quyết định việc mang lại giá trị cho doanhnghiệp trong tương lai và thoả mãn các điều kiện sau:
- Thuộc quyền kiểm soát lâu dài của đơn vị
- Có giá trị thực sự đối với doanh nghiệp
bị, nguyên nhiên vật liệu, hay những tài sản trong xây dựng và phát triển,
có khả năng mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu một cách trực tiếp hoặcgián tiếp thông qua sản phẩm được sản xuất ra
b) Phân loại:
Tài sản hữu hình được phân làm 2 loại: Tài sản cố định hữu hình vàtài sản lưu động hữu hình
Trang 2Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu sản xuất chủ yếu có hình
thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản hữu hình, có giá trị lớn và
sử dụng lâu dài (lớn hơn mức quy định) Trong quá trình sản xuất kinhdoanh hình thái vật chất của tài sản cố định hầu như không thay đổi, còngiá trị giảm dần trong suốt thời gian tồn tại
Tài sản cố định hữu hình có các thuộc tính:
- Có hình thái vật chất cụ thể, có thể lượng hoá và xác định đượcgiá trị
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụngtài sản đó vào trong các hoạt động của doanh nghiệp
- Nguyên giá tài sản được xác định một cách đáng tin cậy
- Tài sản có thời gian sử dụng lâu dài (trên một năm) hoặc có giátrị lớn (từ trên mười triệu đồng)
Theo hình thái hiện vật, tài sản cố định của nền kinh tế quốc dânđược chia làm các loại sau đây:
Tài sản lưu động hữu hình: Là tài sản không nằm trong chu kỳ sử
dụng lâu dài của doanh nghiệp và có hình thái vật chất, mang thuộc tính vậtchất Ví dụ như: hàng trong kho, các loại nguyện vật liệu mua về để tíchtrữ, các sản phẩm gửi bán…
c) Ý nghĩa:
Tài sản hữu hình có ý nghĩa quyết định đối với nhà máy, xí nghiệp
Nó vừa là nơi sản xuất, vừa là yếu tố tạo nên sản phẩm Chính vì vậy, tàisản hữu hình là cơ sở để quyết định chất lượng sản phẩm, giá thành sảnphẩm và số lượng sản phẩm Nếu ta liên hệ nhà máy với một con người thìtài sản hữu hình chính là phần xác thịt, nội tạng của con người và đồ ănthức uống nuôi sống con người hàng ngày (khung của người ứng với máymóc, nguyên liệu ứng với lương thực thực phẩm hàng ngày…)
Trang 3Nếu không có tài sản hữu hình thì quá trình sản xuất không thể tồntại Muốn có hàng hoá con người cần phải sản xuất Để sản xuất, chúng tacần có công cụ, địa điểm và các yếu tố cần thiết khác Nói tóm lại tài sảnhữu hình chính là điều kiện để con người tạo ra sản phẩm.
Chính tài sản hữu hình là nền tảng, nguồn gốc tạo ra tài sản vô hình.Mọi giá trị vô hình đều được tạo nên từ giá trị hữu hình của sản phẩm vàđây cũng chính là sản phẩm của quá trình sản xuất phát triển tài sản hữuhình của doanh nghiệp Như vậy, ta có thể nói tài sản hữu hình đã gián tiếptạo ra tài sản vô hình, giá trị vô hình
Trên thực tế, có nhiều công ty chỉ chuyên bán thương hiệu của mìnhcho các hãng khác Đặc biệt trong lĩnh vực thời trang, những hãng nổi tiếng
có tầm ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn thế giới (Le’vis, D&G…) Có thểkhông cần trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, nhưng để có được sản phẩm cáccông ty đó cũng phải có cơ sở sản xuất và cũng cần tới tài sản hữu hình, vềbản chất ta thấy nếu quy trụ sở chính của công ty với các cơ sở sản xuất mà
nó bán thương hiệu chỉ là một công ty lớn và nhiệm vụ được phân côngcho từng bộ phận thì sẽ thấy được thực ra mối quan hệ giữa chúng hoàntoàn là gắn kết
1.2.2 Tài sản vô hình:
a) Khái niệm:
Tài sản vô hình là những tài sản tự biểu lộ, thể hiện thông qua nhữngđặc điểm kinh tế của chúng Những tài sản này không có hình thái vật chấtnhưng có thể tạo ra được những lợi thế và quyền hạn để mang lại giá trịkinh tế cho người sở hữu nó
b) Đặc điểm:
Tài sản vô hình là những tài sản không mang hình thái cụ thể, chúng
ta không thể cầm nắm được Nó không thể nhìn thấy được, cảm nhận đượcbằng mùi vị, màu sắc nhưng chúng ta có thể cảm nhận nó bằng trực giáccủa mình Mó mang lại những giá trị khác với giá trị sử dụng thôngthường Dường như giá trị của nó gắn cùng với những yếu tố thuộc về tâm
lý, vì vậy giá trị của nó cũng do yếu tố tâm lý chi phối phần nào
Như vậy, vai trò giá trị của tài sản vô hình của một sản phẩm, haysuy rộng ra là giá trị vô hình của một nhà máy, xí nghiệp phụ thuộc vào đờisống của người dân, thời điểm và ảnh hưởng của phần tài sản vô hình tácđộng đến bạn trong thời điểm đó và vị thế của bạn trong xã hội
Giá trị của tài sản vô hình có liên hệ mật thiết với tính mới của dòngsản phẩm mà công ty sản xuất Một dòng máy tính mới ra đời và có mộttính năng ưu việt về công nghệ vượt xa những sản phẩm trước đó sẽ có giá
Trang 4trị vô hình lớn, mang lại giá trị về thương hiệu, uy tín, vị thế lớn cho hãngsản xuất ra nó Nhưng khi những hãng đối thủ cũng áp dụng công nghệ mớinày thì nó lại phải giảm giá nhanh chóng để cạnh tranh, tránh mất thị phần
- Mối quan hệ giữa các bên: Mọi doanh nghiệp đều phải thiết lậpmối quan hệ với các đơn vị,các chủ thể và các cá nhân bên ngoàikhác Mối quan hệ này có thể không thể hiện thành hợp đồngnhưng nó rất quan trọng đối với doanh nghiệp
- Các tài sản vô hình lập thành nhóm: Là giá trị vô hình thặng dưcòn lại sau khi tất cả tài sản vô hình có thể nhận biết được đãđược đánh giá và trừ khỏi tổng tài sản vô hình, thường được gọi
là uy tín Đặc biệt là đối với những công ty đang làm ăn tốt và cólợi thế kinh doanh
- Tài sản sở hữu trí tuệ: Là những tài sản vô hình không nằm ởdạng vất chất nhưng chúng có giá trị vì chúng có khả năng sinh radòng lợi nhuận trong tương lai Tài sản sở hữu trí tuệ là loại đặcbiệt của tài sản vô hình, nó thường được luật pháp bảo vệ khổinhững sự sử dụng trái thẩm quyền của những người khác Ví dụnhư: nhãn hiêu, bản quyền, bằng sáng chế…
2 Đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình:
2.1 Đầu tư vào tài sản hữu hình:
2.1.1 Khái niệm:
Đầu tư (đầu tư phát triển) là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiếnhành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra những năng lực sản xuấttạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển
Như vậy, đầu tư vào tài sản hữu hình chính là hoạt động đầu tư vàophần giá trị hữu hình của nhà máy, xí nghiệp nhằm mục đích nâng caonăng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí…
Trang 52.1.2 Phân loại: Chia làm 2 loại:
Đầu tư theo chiều rộng: là việc sử dụng vốn để mở rộng về quy môhoạt động của nhà máy Ví dụ như mở thêm cơ sở sản xuất mới, mở rộng
về quy mô nhà xưởng, số lượng máy móc mà không làm tăng về năng suấtngược lại còn có thể làm giảm năng suất lao động Người ta gọi đây là đầu
tư cơ bản
Đầu tư theo chiều sâu: Là hoạt động bỏ vốn vào để tác động trực tiếpđến máy móc, công nghệ, kĩ năng kĩ thuật để làm tăng năng suất của mỗicông nhân tham gia trong quá trình sản xuất Hay còn gọi là sử dụng tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất
a) Đầu tư cơ bản:
Đầu tư cơ bản: là các hoạt động xây dựng mới, mở rộng, xây dựnglại và khôi phục tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân
Vốn đầu tư cơ bản: là số tiền tiết kiệm được sử dụng cho đầu tư tàisản cố định, là chi phí cần thiết để tái sản xuất các hoạt động trên
Quy mô vốn đầu tư cơ bản là yếu tố quyết định sự tăng thêm của tàisản cố định trong nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, không phải lúc nào mứctăng tài sản cố định cũng tăng tỷ lệ thuận với mức tăng vốn đầu tư cơ bảnbởi vì mức tăng tài sản cố định còn phụ thuộc vào mức độ hoàn thành vốnđầu tư cơ bản
Vốn đầu tư cơ bản được tính theo đơn vị giá trị: K = pf
f : yếu tố của xây lắp và sửa chữa lớn, hiện đại hoá chưa hoàn thành
p : giá các yếu tố đó
Để xác định hiệu quả kinh tế vốn đầu tư cơ bản, ta thông qua chỉ tiêu
hiệu suất vốn đầu tư cơ bản ( Hk )
VA - Giá trị tăng thêm
LN – Tăng lợi nhuận
K - Vốn đầu tư cơ bản
Trang 6Tuỳ theo mức độ chính xác, cần phân biệt các chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư cơ bản khác nhau, có liên hệ với nhau:
KSX : Vốn đầu tư cơ bản để tái sản xuất TSCĐ có tính chất sản xuất
HKSXMR : Hiệu suất vốn đầu tư cơ bản để tái sản xuất mở rộng TSCĐ
có tính chất sản xuất
dKSX : Tỷ trọng vốn đầu tư cơ bản để tái sản xuất mở rộng TSCĐ cótính chất sản xuất trong vốn đầu tư cơ bản để tái sản xuất TSCĐ cótính chất sản xuất
dSX : Tỷ trọng vốn đầu tư cơ bản để tái sản xuất TSCĐ có tính chất sản xuất trong toàn bộ vốn đầu tư cơ bản
Quy mô vốn đầu tư cơ bản thường xuyên biến động qua các thờiđiểm và thời kỳ nghiên cứu Để nghiên cứu nó, ta thường sử dụng Bàn cân
đối vốn đầu tư cơ bản và Chỉ số:
Bảng cân đối vốn đầu tư cơ bản
Tổng số
Đầu tư cho xây lắp
Đầu tư cho SCL, HĐ H
Tổng số
TSCĐ mới đưa vào hoạt động
SCL, HĐH hoàn thành
Tổng số
XD dở dang
SCL, HĐH chưa hoàn thành
Tổng số
Trang 7Các chỉ tiêu thống kê quá trình cơ khí hoá, tự động hoá:
* Hệ số cơ khí hoá hoặc tự động hoá công tác ( HCTHCT)
HCTHCT = KL công tác hay sp hình thành do áp dụng CKH, TĐH
Toàn bộ KL công tác hay SP đã hoàn thành
* Hệ số cơ khí hoá hoặc tự động hoá lao động ( HCTHLD)
HCTHLD= SL LĐ làm các công việc bằng CKH và TĐH
Toàn bộ số lượng LĐ
Các chỉ tiêu thống kê trình độ hoá học hoá:
Tỷ trọng SP hoá chất = GTSX CN hoá chất
trong CN chế biến GTSX CN chế biến
Tỷ trọng SP hoá chất = GTSP hoá chất được SD trong từng ngànhđược SD trong từng ngành CPTG từng ngành
Tỷ trọng GTSX CN hoá chất = GTSX hoá chất
trong tổng GTSX Tổng GTSX
Tỷ trọng GTTT = GT TT CN hoá chất (VA)
CN hoá chất Tổng SP quốc nội (GDP)
trong TSP quốc nội
Trang 8Hiện nay, xu thế phát triển của xã hội là đẩy mạnh đầu tư theo chiềusâu để nâng cao năng suất lao động, lấy máy móc để thay thế dần lao độngcủa con người Đặc biệt là ở các nước phát triển, giá cả của lao động ở mứcrất cao, nếu họ không có chiến lược hợp lý thì sẽ rất khó canh tranh trên thịtrường thế giới, đặc biệt là những quốc gia trên thế giới như Trung Quốc,
Ấn Độ là những quốc gia chiếm ưu thế về nhân công giá rẻ
Một khái niệm không thể không nhắc tới khi đề cập đến vấn đề này
đó là Hao mòn và khấu hao tài sản cố định
Trong quá trình sử dụng lâu dài, TSCĐ bị hao mòn, giảm dần giá trị
và cuối cùng phải thanh lý Đối với tài sản cố định dùng cho sản xuất, giátrị được chuyển dần dần vào giá trị của sản phẩm mà TSCĐ tham gia sảnxuất ra theo mức độ hao mòn Sau khi tiêu thụ sản phẩm thì phần chuyểndịch của tài sản cố định vào giá trị của sản phẩm được thu hồi lại dưới dạngtrích khấu hao
Tổng mức khấu hao tài sản cố định (M)
MCB- Tổng mức khấu hao cơ bản
MSH - Tổng mức khấu hao sửa chữa lớn và hiện đại hoá
2.2 Đầu tư vào tài sản vô hình:
a) Khái niệm:
Đầu tư vào tài sản vô hình là hành động bỏ vốn để nâng cao nănglực, giá trị vai trò của tài sản vô hình đối với công ty như thương hiệu, cácmối quan hệ, những công nghệ, bí quyết mới bằng cách quảng cáo, mởrộng phạm vi ảnh hưởng, mua lại bản quyền hay tự nghiên cứu, sáng chế
b) Phân loại:
Các hình thức đầu tư vào tài sản vô hình:
Trang 9Đầu tư hướng nội: Đầu tư vào phần mềm,bí quyết, công nghệ, bản
quyền để trực tiếp làm tăng năng suất lao động của công nhân, hiệu suấtcủa máy móc Khi đầu tư theo hướng phát triển các yếu tố như phần mềm,
bí quyết, công nghệ…công ty đã chủ động làm tăng năng suất cũng nhưhiệu suất của công ty Và lợi ích thu được từ việc đầu tư theo hướng nângcao nội lực này không chỉ dừng lại ở các việc trực tiếp đẩy mạnh quá trìnhsản xuất tài sản hữu hình mà còn gián tiếp tăng lên về mặt tài sản vô hình
Đầu tư hướng ngoại: là hoạt động đầu tư tập trung vào những yếu
tố bên ngoài công ty như thương hiệu, uy tín, các mối quan hệ kinh doanhtrên thị trường Nó không trực tiếp quyết định đến việc công ty sản xuấtđược số lượng bao nhiêu sản phẩm, chất lượng và năng suất như thế nàonhưng nó lại quyết định đến việc công ty sẽ tiêu thụ được bao nhiêu sảnphẩm, giá thành cao hay thấp Như vậy, mặc dù đầu tư hướng ngoại khôngtrực tiếp tác động vào các yếu tố sản xuất nhưng lại làm tăng doanh thu vàlợi nhuận do hoạt động này, trực tiếp làm tăng lượng hàng hoá được tiêuthụ Trong nền kinh tế trọng cầu thì việc công ty tiêu thụ được bao nhiêusản phẩm có ảnh hưởng mang tính quyết định hơn cả việc công ty đó sảnxuất được bao nhiêu sản phẩm Vì với công nghệ sản xuất tiên tiến nhưngày nay, một công ty có lượng hàng lớn thì họ hoàn toàn chủ động vayvốn để mở rộng sản xuất cũng như tăng năng suất lao động
3 Lợi nhuận và đặc điểm chung khi đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình.
3.1 Lợi nhuận khi đầu tư vào tài sản hữu hình:
3.1.1 Cơ sở tạo ra lợi nhuận khi đầu tư vào tài sản hữu hình:
Khi công ty đầu tư vào tài sản hữu hình, năng suất lao động bìnhquân sẽ tăng Mà lợi nhuận của một công ty phụ thuộc vào hiệu số giữadoanh thu và chi phí ( п = TR – TC) nên khi doanh thu tăng nhanh hơnchi phí hoặc chi phí giảm dần làm cho lợi nhuận tăng lên Doanh thu cậnbiên MR là mức thay đổi của tổng doanh thu do tiêu thụ thêm một đơn vị
sản phẩm: MR = TR Q Những nhân tố tác động đến lợi nhuận : quy mô
sx hàng hoá, dịch vụ, quan hệ cung cầu hàng hoá; Giá và chất lượng củacác đầu vào và phương pháp kết hợp các đầu vào trong quá trình sản xuấtkinh doanh; giá bán hàng hoá dịch vụ và những hoạt động nhằm thúc đẩyquá trình tiêu thụ và thu hồi vốn…
Trong trường hợp đầu tư vào tài sản hữu hình theo chiều rộng, tổngdoanh thu sẽ tăng lên vì số lượng sản phẩm tăng, nhưng chi phí biên sẽtăng lên nên chi phí khi sản xuất ra thêm một đơn vị sản phẩm sẽ tăngthêm, đến lúc lợi nhuận cận biên = 0 thì nhà đầu tư không thể mở rộng sảnxuất để tăng lợi nhuận
Trang 10Trong trường hợp đầu tư vào tài sản hữu hình theo chiều sâu, quyluật năng suất cận biên giảm dần cũng tác động đến quá trình này Để tăngthêm cùng một công suất, chi phí mà công ty phải bỏ ra ngày càng tăng, trừkhi có những đột phá mới về công nghệ (đây lại là kết quả của đầu tư vàotài sản vô hình).
Mối quan hệ giữa năng suất bình quân và năng suất cận biên
Lợi nhuận khi đầu tư vào tài sản hữu hình rất dễ tính toán, nắm bắt.Đây là lợi thế để những nhà chiến lược của công ty lập phương án pháttriển, sách lược cho công ty trong tương lai
Tuy nhiên khi đầu tư vào khía cạnh này, công ty lại phải đối mặt vớinhững khó khăn khách quan, không thể thoát ra được nếu nhà máy chỉđứng bằng một chân là đầu tư vào tài sản hữu hình
Từ phía tổng cung công ty gặp phải những trở ngại lớn khi đầu tưtìm kiếm lợi nhuận Quy luật năng suất cận biên giảm dần là một lực cảnkhách quan mà công ty không thể tránh khỏi khi đầu tư vào tài sản hữuhình Nó làm cho hiệu quả trên mỗi đồng vốn giảm dần trong quá trình đầu
tư phát triển
Lịch sử phát triển của Chủ nghĩa tư bản đi cùng với quá trình pháttriển, sáng tạo về cơ sở sản xuất ra sản phẩm Cùng với thời gian, nhữngđợt sóng đầu tư đã lan rộng ra trên toàn thế giới Thời gian đã san phẳng lợinhuận, những mảnh đất màu mỡ và những chiếc bánh ngọt thị trường đãđược chia hết Con đường mở rộng sản xuất cả về quy mô lãnh thổ lẫn lĩnhvực đầu tư đều đã tiến dần đến điểm bão hoà: khi khoa học, công nghệchưa đủ phát triển để cho ra đời những ngành sản xuất mới, các công ty
Trang 11không còn tìm ra được những mỏ vàng như trước nếu vẫn đi theo lối mòncũ.
Tổng cầu cũng tạo nên những khó khăn không nhỏ Nhu cầu là vôtận nhưng nhu cầu của con người đối với hàng hoá không phải là vô tận.Quá trình phát triển sẽ nâng cao mức sống của con người ngày càng caohơn Nhu cầu đối với hàng hoá cấp thấp và hàng hoá thông thường sẽ giảmdần, con người sẽ có điều kiện tiêu dùng những hàng hoá, dịch vụ hàng hoácấp cao, hàng hoá xa xỉ- đó là thời kỳ phát triển của những hàng hoá cấpcao (phát triển sau khi đã đảm bảo đầy đủ hàng hoá thiết yếu cho đại bộphận người dân)
3.1.2 Đầu tư vào tài sản vô hình – Đầu tư tìm kiếm siêu lợi nhuận:
Tài sản vô hình ra đời cùng với quá trình phát triển của nền kinh tếthị trường Tuy nhiên giá trị của nó được quyết định chủ yếu về tâm lý, chonên nó chỉ thực sự phát triển mạnh tại những thời điểm mà nhu cầu về tâm
lý, tinh thần được thừa nhận và coi trọng
Nhu cầu đầu tiên của con người là vật chất Nó trực tiếp ảnh hưởngđến sự sống của con người Tuy nhiên, nhu cầu này hoàn toàn có thể thoảmãn ở một lượng nhất định Khi nhu cầu này đã được đảm bảo, con người
sẽ vươn tới những nhu cầu cao hơn, ít mang tính cấp thiết hơn nhưng nókhông thể thiếu và khẳng định sự khác biệt giữa nhu cầu sống của conngười và nhu cầu sống của một loài vật
Thế kỷ XX là thế kỷ mà những nhu cầu mang tính phi vật chất trởnên quan trọng Mỗi người đều hướng nhu cầu đến việc làm thoả mãn sởthích, thị hiếu Chính nguyên nhân này đã đẩy cầu xã hội rẽ sang mộthướng khác - hướng của hàng hoá xa xỉ, chất lượng cao Cầu ở thời kỳ này,
do thời gian chuyển đổi còn chưa kéo dài nên rất tiềm năng Lượng cầu lớnnhư vậy sẽ tạo cơ hội để các nhà máy có thể tạo một lượng cung rất lớn màkhông phải lo vấn đề dư thừa, miễn là sản phẩm của họ thực sự mang lại sựthích thú cho những khách hàng khó tính hơn nhưng cũng sẵn sàng chi trảcho nhu cầu của họ hơn
4 Ý nghĩa:
Nếu sản phẩm của một công ty có chất lượng tốt, nó sẽ xứng đángtrên thị trường theo thời gian Chính vị trí đó của nó lại giúp nó mở rộngtầm ảnh hưởng của mình Chất lượng tạo nên uy tín, uy tín lại là công cụhữu hiệu giúp cho các doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường, thị phần và thu
về nguồn lợi lớn
Trang 12Một loại hàng hoá luôn có nhiều hãng tham gia sản xuất,cạnh tranh.
Vì thế, nếu một sản phẩm mà cùng cải tiến, nâng cấp liên tục theo hướngphù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị vô hình, tìm tòi các bíquyết mới, cải tổ bộ máy quản lý thì sẽ không thể có được lợi nhuận hơnđối thủ Lợi nhuận không tự tìm đến với một doanh nghiệp nhưng doanhnghiệp có thể tìm đến siêu lợi nhuận nếu khéo léo khai thác giá trị vô hìnhcủa sản phẩm Mặc dù chất lượng và kiểu dáng của áo hãng Viettien tốt vàđẹp hơn với những hãng của Trung Quốc mà ta vẫn thường thấy nhưng nókhông đủ thuyết phục để giải thích giá trị của nó cao hơn gấp đôi nhữnghãng kia Giá trị vật chất không phải là yếu tố duy nhất quyết định giá cảcủa sản phẩm Khách hàng sẵn sàng chi trả ra khi họ thấy được thoả mãn
mà yếu tố tâm lý lại là nguyên nhân chính của sự thoả mãn đó Tâm lýkhách hàng rõ ràng là một yếu tố không thể bỏ qua mà muốn khai thác yếu
tố nguồn lợi này với phần giá trị sủ dụng đơn thuần chỉ mới cung cấp chỉ làđiều kiện cần Điều kiện đủ chính là phần giá trị vô hình của chính sảnphẩm đó
Các hãng sản xuất luôn luốn tối thiểu hoá số lượng cũng như sứcmạnh của các đối thủ Thêm một đối thủ họ lại mất thêm nhân lực để điềutra, tìm hiểu và tiền bạc để làm giảm sức mạnh của những hãng đó Nhưngvới những hãng lớn thì những vị khách không mời mà đến này mới có thểlàm lung lay vị trí của họ trên thị trường Khách hàng đã quá hiểu họ nên
sẽ ít người mạo hiểm thử sản phẩm của các hãng mới, trừ khi bạn phải hạgiá thành và bù lỗ ban đầu Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng chínhnhững hãng mới, đối thủ mới xuất hiện thì tính cạnh tranh càng cao, dẫn tớikết quả các bên đều lo nâng cấp sản phẩm của mình, làm cho nó ngày mộttốt hơn Ví dụ: trong thị trường may mặc, mỗi tháng trên thế giới có rấtnhiều hãng mới được thành lập nhưng đối với thị trường máy tính thì sốlượng các thành viên mới xuất hiện rất ít, không đủ để thoát khỏi “bứctường” thương hiệu mà các công ty cũ đã dựng sẵn trên phạm vi toàn cầu
Tóm lại, một công ty, cũng như một con người thì không thể tách rờihai yếu tố: tài sản hữu hình và tài sản vô hình- phần “con” và phần
“người” Chúng là hai mặt của một thể thống nhất không thể tách rời
II Mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình:
1 Đầu tư vào tài sản hữu hình – Cơ sở, tiền đề để phát triển tài sản vô hình:
1.1 Tài sản hữu hình là nền móng, nguồn gốc tạo ra tài sản vô hình:
Quá trình đầu tư vào tài sản hữu hình luôn đi kèm với sự tăng lên vềnăng suất, sản lượng Khi sản lượng hàng hoá của xã hội tăng thì xu hướng
về thu nhập xã hội cũng tăng Cùng với sự tăng lên của thu nhập sẽ gây ra
Trang 13sự tăng về lượng cầu đối với hàng hoá xa xỉ Khi thu nhập tăng thêm 1%thì lượng cầu về hàng hoá thứ cấp giảm, lượng cầu về hàng hoá thôngthường tăng ít hơn 1%, còn hàng hoá xa xỉ lại có lượng cầu tăng cao hơn1% Điều này có nghĩa là khi tốc độ tăng trưởng ở mức cao, mặt bằngchung về đời sống của người dân được đảm bảo thì việc doanh nghiệp đầu
tư hướng vào loại hàng hoá thông thường và hàng hoá xa xỉ là một hànhđộng mang lại lợi nhuận cao và nhanh chóng Như vậy, khi ta đầu tư vàotài sản hữu hình, chính là ta đã tạo điều kiện cần để nâng cao mức sốngtoàn xã hội
Những sản phẩm được quan tâm, chú trọng phát triển công nghệ sảnxuất, máy móc hiện đại là những sản phẩm hi-tech Nếu như chất lượngcủa sản phẩm do công ty sản xuất vượt trội so với những sản phẩm cùngloại khác thì nó sẽ trở thành sản phẩm số 1 Chính vị trí số 1 đó đã mang lạicho công ty cả về lợi ích do thị trường mở rộng ra, bên cạnh đó, sự cạnhtranh từ phía tổng cung của khách hàng với mong muốn được sở hữu mộtsản phẩm tốt nhất đã “bật đèn xanh” cho các công ty có cơ hội đẩy giá nólên Như vậy, có thể nói vị thế của sản phẩm không được tính bằng tiềnnhưng nó lại có khả năng mang về rất nhiều tiền cho công ty và tạo thếđứng vững chắc trên thị trường đầy sóng gió
1.2 Giá trị vô hình ẩn chứa trong phần hữu hình của sản phẩm chứa nó:
Dù một tập đoàn lớn như Microsolf có giá trị vô hình được định giátới 90% nhưng nó cũng phải dựa trên một cơ sở về tài sản hữu hình vữngchắc, có chất lượng thực sự trước những đối thủ trên thị trường không cómột sản phẩm nào là không có phần hình hài mang tính vật chất cụ thể Dùcho giá trị tài sản vô hình thực sự vượt lên trên phần hữu hình nhưng nókhông bao giờ có khả năng thoát ly ra khỏi phần vật chất tạo ra nó
2 Sự tác động của đầu tư vào tài sản vô hình đến tài sản hữu hình:
Tài sản vô hình ra đời và phát triển trên nền tảng cơ sở là tài sản hữuhình Tuy nhiên, nó không thụ động, phụ thuộc mà ngược lại, khi đã lớnmạnh đến một mức độ nhất định sẽ tác động trở lại tài sản hữu hình,kéo tàisản hữu hình cùng phát triển
Đầu tư vào quảng cáo, mở rộng các mối làm ăn là một trong nhữngphương thức hiệu quả để công ty nâng cao giá trị vô hình Với một thươnghiệu quen thuộc, danh giá và những mối làm ăn cùng bí quyết, công nghệ,quyền lợi pháp lý có ưu thế hơn các đối thủ trên thị trường, lợi nhuận sẽchảy vào công ty và mang lại nguồn vốn tự có to lớn, vừa giúp công ty có
Trang 14thể trực tiếp đầu tư vào tài sản vô hình lại vừa tạo điều kiện để có thể vayngân hàng, nâng nguồn vốn của công ty lên.
Nắm được kỳ vọng về nguồn lợi nhuận mà tài sản vô hình có thểmang lại trong tương lai, những nhà lãnh đạo của công ty sẽ hướng chonâng cao chất lượng sản phẩm để tạo cơ sở thu về giá trị vô hình lớn chocông ty Với những sản phẩm tốt, khách hàng sẽ tự tìm đến, hàng hoá khibán được dễ dàng trên phạm vi rộng lớn thì uy tín, thưong hiệu, vị thế củacông ty chắc chắn sẽ được cải thiện trên sân chơi thị trường
Đây là biện pháp nâng cao giá trị của tài sản vô hình một cách chắcchắn, an toàn, hiệu quả và chủ động hơn so với quảng cáo, tiếp thị Phươngpháp đầu tư vào tài sản hữu hình làm tăng giá trị vô hình là do chất lượngcủa sản phẩm thực tế đã được cải thiện, khách hàng không chỉ nghe mà còntrực tiếp thưởng thức, cảm nhận Quảng cáo chỉ có thể làm cho sản phẩmgần gũi hơn, quen thuộc hơn, còn khi nâng cao chất lượng sản phẩm thìcông ty còn tạo được niềm tin của khách hàng vào sản phẩm, không lo ngạibong bóng thị trường sẽ dễ vỡ như những công ty chỉ đi khoa trương danhthế tạo cảm giác ảo cho người tiêu dùng
Khi đầu tư vào tài sản vô hình theo hướng tập trung vào khía cạnhcông nghệ, bí quyết, kĩ năng, trình độ của lao động sẽ trực tiếp và chắcchắn làm tăng tài sản hữu hình biểu hiện ở số lượng sản phẩm, giá trị sửdụng của máy móc
Hoạt động đầu tư này có tác dụng trực tiếp đến tài sản hữu hình dùhoạt động đầu tư được thực hiện, tác động ở phần tài sản vô hình của nó.Tiềm năng của hoạt động đầu tư này rất lớn và hiệu quả vì nó tác động đếncông nghệ sản xuất Đây là con đường mà nhà đầu tư có thể hạn chế đượctác động của quy luật năng suất cận biên giảm dần
Sự tác động qua lại giữa việc đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tưvào tài sản vô hình là mối quan hệ biện chứng, có tác động hữu cơ, qua lạilẫn nhau Nếu xem nhẹ một trong hai khía cạnh này đều làm cho công tytụt hậu so với xã hội, kìm hãm sự phát triển của chính công ty đó
Suy rộng ra cho toàn bộ xã hội, ta cũng rút ra được kết luận hoàntoàn tương tự
Tài sản vô hình chỉ phát triển khi trình độ sản xuất đã đạt tới nhữngmức nhất định Khi con người đã thoả mãn những nhu cầu cơ bản họ mớichú trọng đến những vấn đề khác Khi chưa đủ ăn, đủ mặc, con người chỉquan tâm đến khối lượng và số lượng sản phẩm, và khi đã được đáp ứngđầy đủ thì con người lại quan tâm đến chất lượng sản phẩm Điều đó cũngthể hiện đời sống xã hội quyết định lượng cầu về hàng hoá xa xỉ, lượng cầu
về giá trị vô hình Đây là điều kiện quan trọng để nâng cao giá trị của tàisản vô hình cho mỗi công ty
Trang 15Mối quan hệ trong đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản
vô hình thay đổi khi cầu về giá trị hữu hình và giá trị vô hình thay đổi Cóthể nói mức sống của xã hội quyết định đến cơ cấu trong đầu tư cho tài sản
vô hình và tài sản hữu hình, sự biến động của cơ cấu đầu tư này hoàn toànphụ thuộc và trễ pha so với cầu của xã hội về tỷ lệ giữa phần giá trị vô hình
và giá trị hữu hình của sản phẩm
Một xã hội chỉ coi trọng tài sản vô hình thì đến một thời điểm nào đó
sẽ rơi vào điểm dừng và khó có thể đi lên được Hay một đất nước chỉ tậptrung vào đầu tư phát triển tài sản vô hình thì cũng sẽ gặp phải những khókhăn nhất định và lệ thuộc tương đối vào những nền kinh tế khác
3 Những nhân tố thúc đẩy và kìm hãm mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình:
3.1 Những nhân tố thúc đẩy mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình phát triển:
Tính mới là yếu tố mang lại giá trị to lớn về tài sản vô hình cho công
ty Tính mới là những công dụng, hình dáng hay mẫu mã mà do chính công
ty đó phát hiện sáng tạo ra, được thị trường chấp nhận và thực sự mang lại
sự tiện dụng, tiện ích nhất định cho khách hàng Điều đó khẳng định tínhmới gắn liền với sáng tạo, khoa học, tri thức…
Càng có nền tảng tri thức vững chắc, xã hội càng tạo ra được nguồncung lớn về tài sản vô hình Những người không được đào tạo bài bản,không được tiếp xúc với tri thức khoa học thì không thể lập trình phầnmềm hay tạo những công nghệ, bí quyết mới trong sản xuất
Vai trò của tri thức ngày một to lớn hơn, làm cho mối quan hệ giữatài sản vô hình và tài sản hữu hình thêm khăng khít và vai trò của việc đầu
tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình ngày càng được nhận thức mộtcách thấu đáo, đúng đắn và khách quan hơn
Yếu tố tâm lý quyết định nhu cầu của con người trong việc nhìnnhận giá trị của tài sản vô hình và tài sản hữu hình Tuỳ thuộc vào thu nhập
ở từng thời điểm, tâm sinh lý từng độ tuổi và văn hoá của từng khu vực màcầu về giá trị vô hình và giá trị hữu hình của khách hàng có những khácbiệt Không ai bán hàng hoá xa xỉ ở những trại tế bần và cũng không aimang quần áo lỗi mốt đến những khu biệt thự sang trọng Nắm được tâm lýkhách hàng, phân nhóm khách hàng ta sẽ có những hướng đi đúng trongviệc thiết lập một cơ cấu đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình mộtcách hợp lý
Trang 163.2 Những nhân tố kìm hãm mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình:
Những nhân tố làm giảm mức sống sẽ làm cho nhu cầu về nhữnghàng hoá thiết yếu và thông thường tăng, hàng hoá xa xỉ giảm Điều nàylàm cho giá trị phần tài sản vô hình bị sụt giảm
Lạm phát ngày càng tăng, lưọng thu nhập của người dân giảm và họ
sẽ trở nên nghèo đi Mối quan hệ giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình sẽthay đổi theo chiều hướng xấu đi
Lối sống bề ngoài chạy theo những giá trị phù hợp một cách thái quácũng làm cho mối quan hệ này không phản ánh đúng thực chất của nó Mặc
dù đóng vai trò rất to lớn đối với giá trị của công ty nhưng nó không phải làchìa khóa vạn năng, là mỏ vàng vô tận Tự thổi phồng mình lên đến mộtmức nào đó vỏ bọc sẽ bị vỡ và lúc đó sẽ đẩy công ty vào tình huống khôngthể cứu vãn
Quảng cáo cũng là tác nhân gây nên những tổn hại làm phá vỡ mốiquan hệ giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình Quảng cáo thực sự đủmang sản phẩm tiếp cận với người sử dụng một cách dễ dàng hơn Trongnền kinh tế Việt Nam, quảng cáo có một vai trò khá quan trọng nhưngkhông phải tất cả các công ty đều có khả năng sử dụng khéo léo, hiệu quảcông cụ này Những hình ảnh phản cảm, những câu nói sáo rỗng, lừa bịp
đã làm mất đi giá trị thực sự của quảng cáo, ngược lại còn tạo tâm lý ghétquảng cáo với một số người, nhất là tầng lớp trung tuổi Trong một sốtrường hợp, quảng cáo có thể gây ra tình trạng nhiễu thông tin, làm chongười tiêu dùng không xác định được giá trị thực sự của sản phẩm
4 Xu hướng đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình :
4.1 Trong nền kinh tế tự cung tự cấp, thời phong kiến:
Tự cung tự cấp là hoạt động kinh tế cơ bản trong chế độ phong kiến.Với trình độ sản xuất thấp kém , quan điểm về kinh tế hà khắc và hạn hẹp
đã hướng người dân vào lối sống khép mình, tự làm tự hưởng, không cógiao lưu, học hỏi với đối tượng bên ngoài Sản xuất ra với số lượng ít, chỉ
đủ đảm bảo những nhu yếu phẩm cơ bản nhất và không giao lưu với bênngoài nên xã hội hoàn toàn không có giá trị vô hình Sản phẩm sản xuất rachỉ nhằm mục đích nuôi sống bản thân người sản xuất, hoàn toàn được tínhtoán giá trị tổng sản phẩm theo đơn vị tính toán cơ bản như kilogam hay sốsản phẩm Đầu tư theo hướng tái sản xuất giản đơn vào tài sản hữu hình vàkhông có đầu tư vào tài sản vô hình là đặc trưng của nền kinh tế thời kỳphong kiến
Trang 174.2 Trong nền kinh tế bao cấp:
Trong nền kinh tế bao cấp, cỗ máy kinh tế được vận hành theo mộtchủ đạo đồng bộ từ trên xuống dưới Nhà nước là nơi vạch ra mọi kếhoạch, mọi dự án mà cấp cơ sở buộc phải thực thi Sau đó sản phẩm lạiđược một cơ quan khác chỉ đạo xuống từng đơn vị sản phẩm trong việcphân phối đến đối tượng nào Quy luật cung cầu tồn tại một cách mờ nhạt
Do hoạt động sản xuất theo mệnh lệnh đã giết chết động lực làm việc tíchcực và sáng tạo
Đầu tư vào tài sản hữu hình theo định hướng của lãnh đạo là tái sảnxuất mở rộng nhưng hiệu quả kém của hoạt động sản xuất đã kéo lùi nềnkinh tế đi xuống Và hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng hoàn toàn cấp phátnên doanh nghiệp không phải lo lắng nâng cao giá trị thương hiệu hay uytín Đơn giản vì nền kinh tế chỉ yêu cầu họ đảm bảo đủ số lượng sản phẩm
mà cấp trên đã đề ra
Hàng hoá sản xuất ra hoàn toàn cơ học từ khâu thu mua nguyên vậtliệu cho đến tiêu thụ nên doanh nghiệp cũng chỉ phải thực hiện những hoạtđộng cứng nhắc trong khuôn khổ cho phép, nên mọi sáng tạo đều bị triệttiêu, mỗi sản phẩm gần như chỉ là quá trình lặp lại của những thứ đã có từtrước
4.3 Trong nền kinh tế thị trường:
Trong thời kì đầu của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa (sau cách mạngCông nghiệp Anh), nhờ vào những tiến bộ vượt bậc của nền sản xuất xãhội đã làm cho quá trình đầu tư vào tài sản hữu hình tăng vọt, hiệu ứng từkhông đến với những lợi thế về thị trường, tài nguyên, nhân lực…đã tạo ranhững cơ hội mở về tiêu thụ cũng như sản xuất hàng hoá Nhu cầu lớn,tiềm năng và dễ tính của toàn thế giới trong thời kỳ này có đòi hỏi về hànghoá đơn giản, dễ dãi vì đối với họ, mọi sản phẩm phục vụ những lợi ích cơbản nhất đều có giá trị thực sự to lớn Đòi hỏi về thương hiệu chưa đóngvai trò quan trọng, vai trò quyết định lúc này là giá cả và chất lượng Do đócông ty chỉ phải quan tâm đầu tư vào tài sản vô hình để tăng sản lượng, bàitoán về thương hiệu, uy tín và thị trường chưa chiếm nhiều thời gian vàcông sức của những nhà lãnh đạo
4.4 Thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
Đây là giai đoạn mà về mặt kỹ thuật công nghệ cũng như quy mô sảnxuất nền kinh tế đã đạt đến trình độ cao Máy móc ở thời kỳ này thay thếphần lớn sức lực cơ bắp của con người giải phóng sức lao động của conngười Thị trường trong giai đoạn này đã được mở rộng trên phạm vi toàncầu, vấn đề của doanh nghiệp quan tâm nhất bây giờ là tăng khả năng tiêu
Trang 18thụ sản phẩm, năng lực công nghệ hiện đại hoàn toàn đủ khả năng để giúpdoanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng tốt Nềnkinh tế chuyển từ mô hình trọng cung sang trọng cầu.Các doanh nghiệpphải cạnh tranh khốc liệt để chiếm được phần bánh thị trường lớn nhất Nềnđại công nghiệp đã giúp đời sống của người dân được cải thiện nên hướng
sự quan tâm của họ đến những bậc cao hơn trong tiêu dùng Đó cũng là một
lý do để doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào tài sản vô hình, nhằm mục tiêutận dụng nguồn cầu về hàng hoá có chất lượng tốt xã hội Trong thời kỳnày, nhà tư bản một mặt tập trung đầu tư và nâng cấp, cải tiến hệ thốngmáy móc và mặt khác chăm lo quảng bá thương hiệu, uy tín, mối quan hệtrên thị trường và liên tục tìm tòi cái mới để tạo nên những bước nhảy vọt
về giá trị tài sản vô hình Có thể nhận thấy trong nền công nghiệp hiện đại,trí thức sáng tạo đã có vai trò,vị trí hết sức quan trọng, tạo cơ hội mới chogiới tri thức phát triển và là điều kiện cần thiết, cơ sở để đưa nền kinh tế trithức thế giới bước sang một trang mới: Thời kỳ hậu công nghiệp hay thời
kỳ của nền kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức là sự phát triển cao hơn của nền kinh tế Đại côngnghiệp Nó ra đời khi mà những nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng cơ bảnkhông còn là nỗi lo, gánh nặng của người dân và khả năng sản xuất xã hội
đủ sức đáp ứng tối đa nhu cầu vật chất của xã hội, hướng sản xuất thời kỳnày là tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mang lại sự thoải mái, tiện nghi dongười sử dụng và giải phóng tối đa sức người lao động
Đầu tư vào tài sản hữu hình đã ở điểm bão hoà Quá trình tái sản xuấttheo chiều rộng không còn mang lại hiệu quả vì về phía cung đã có đượcnhững bước tiến trong thời kỳ trước Đầu tư vào tài sản hữu hình bây giờphần lớn là đầu tư duy trì hoạt động sản xuất và đổi mới công nghệ
Đầu tư vào tài sản vô hình phát triển trên hai mặt: tăng phần chấtxám trên mỗi đơn vị sản phẩm và quảng bá sản phẩm ra thị trường
Xã hội trong thời đại tri thức đã được hưởng thụ một nền giáo dụctiên tiến, văn hoá và thu nhập cao đã tạo nên nhu cầu tận hưởng cuộc sốngtiện nghi, đầy đủ, và thoải mái hơn Để đáp ứng nhu cầu này của kháchhàng, không còn cách nào khác doanh nghiệp sẽ phải tập trung, thu hútnguồn lực chất xám để đảm bảo sản phẩm cung ứng ra thị trường, để đượcthị trường khó tính này chấp nhận
Đầu tư bây giờ có thể chia làm ba lĩnh vực lớn: Đầu tư vào tài sảnhữu hình, đầu tư tăng tỉ lệ chất xám trên mỗi sản phẩm và đầu tư mở rộngthị trường Mặc dù đầu tư làm mở rộng thị trường và đầu tư làm tăng tỷ lệchất xám trong mỗi sản phẩm đều thuộc đầu tư vào tài sản vô hình nhưngđầu tư phát triển, sử dụng nguồn chất xám lại là đặc trưng mới của nền kinh
tế tri thức Vai trò, vị trí của nó đối với mỗi doanh nghiệp đều mang tínhquyết định sống còn nên nó càng cần được đặc biệt chú trọng
Trang 195 Kết luận:
Ta thấy rằng hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vôhình có tầm quan trọng rất lớn vào hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp sẽ góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Mỗi hoạt động đều có đónggóp lớn vào sự thành công của doanh nghiêp, chúng có mối liên hệ mậtthiết với nhau Nếu doanh nghiệp xác định được một cơ cấu đầu tư hợp
lý, hướng đầu tư đúng đắn thì 2 bộ phận đầu tư này sẽ có tác dụng hỗ trợ,thúc đẩy lẫn nhau, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Tuy nhiên, đối với từng ngành, từng lĩnh vực, vai trò của từng hoạtđộng đầu tư đối với các hoạt động đầu tư khác cũng như tác động của đầu
tư đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là rất khác nhau Điều
đó đặt ra nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp trong việc xác địnhmột cơ cấu đầu tư hợp lý Interband đã thực hiện một nghiên cứu và đưa
ra được mức độ của giá trị tài sản vô hình và giá trị nhãn hiệu đối vớitừng hàng hoá và dịch vụ khác nhau Lĩnh vực mà tài sản vô hình cũngnhư hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình đóng vai trò rất lớn đến giá trịcông ty là các sản phẩm cao cấp, thức ăn và nước uống, ô tô… Với nhữngloại sản phẩm này thì yếu tố tiên quyết để giúp doanh nghiệp thành công
là phải xây dựng được một thương hiệu mạnh Ngược lại một số sảnphẩm như các loại mặt hàng thiết yếu thì doanh nghiệp nên đầu tư vàomáy móc thiết bị và kênh phân phối để có sản phẩm giá thành thấp vàđược phân phối rộng
Đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình là hai mặt không thểthiếu trong hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp Hai mặt này liên hệ chặtchẽ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau Khi doanh nghiệp muốn định
vị một sản phẩm cao cấp trên thị trường thì phải tập trung vào mua sắmmáy móc thiết bị phù hợp đồng thời phải tìm hiểu bí quyết công nghệ,đào tạo cán bộ khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực này, phải xác địnhđược khách hàng mục tiêu trên thị trường, tức là phải đầu tư vào nguồnnhân lực để tìm hiểu, nghiên cứu thị trường Đồng thời doanh nghiệp cần
có các chiến lược Marketing như: đóng gói bao bì, quảng cáo, khuyếnmại, và xúc tiến bán cho phù hợp với nhãn hiệu đang được định vị, tức làchúng ta phải đầu tư đồng bộ vào cả tài sản cố định hữu hình và tài sản vôhình một cách hợp lý Nếu không thực hiện được đồng bộ những côngviệc nói trên, thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăntrong việc chiếm lĩnh thị trường Chẳng hạn, nhãn hiệu bia Laser đượcđịnh vị là một sản phẩm cao cấp, được khách hàng chấp nhận là một sảnphẩm có chất lượng cao vì công ty đã đầu tư rất nhiều vào hoạt độngquảng cáo, công nghệ, kĩ thuật sản xuất… Nhưng do sự đầu tư không hợp
lý đồng bộ vào kênh phân phối nên nhãn hiệu này đã thất bại trong quá
Trang 20trình xâm nhập thị trường Mặt khác, nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm đếncác vấn đề đầu tư vào tài sản vô hình như: nhãn hiệu hàng hoá, thươnghiệu… mà không chú ý một cách đúng mức đến tài sản hữu hình thì cũngkhó có thể thành công trong việc sản xuất kinh doanh Một doanh nghiệpkhông thể thu được lợi nhuận cao nếu không có hệ thống máy móc, trangthiết bị hiện đại với quy mô sản xuất và chi phí hợp lý Chẳng hạn nhưhãng café Trung Nguyên, một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường trongnước và quốc tế nhưng trong những năm gần đây, do Trung Nguyên quáchú trọng vào việc mở rộng thương hiệu thông qua hình thức nhượngquyền thương hiệu mà không chú ý đến việc đầu tư vào chất lượng sảnphẩm Việc mở rộng thương hiệu một cách tràn lan không đi kèm vớiviệc đầu tư vào tài sản hữu hình, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất
đã đặt ra nhiều khó khăn đối với Trung Nguyên trong thời gian sắp tới Ngược lại, khi doanh nghiệp muốn định vị một sản phẩm thôngthường thì cũng phải có sự đầu tư thích hợp giữa tài sản vô hình và tài sảnhữu hình Một sản phẩm bình dân thì không nên quá chú trọng đến việcđầu tư vào công nghệ và thương hiệu Trong trường hợp này doanhnghiệp nên đầu tư nhiều vào nhà xưởng, máy móc thiết bị thể thu đượclợi thế theo quy mô Sự đầu tư vào tài sản vô hình và đầu tư vào tài sảnhữu hình một cách hợp lý, đồng bộ là điều tối quan trọng trong doanhnghiệp sản xuất kinh doanh, nó quyết định đến sức sản xuất, sức tiêu thụ
và sự trưởng thành của doanh nghiệp Tùy vào từng điều kiện cụ thế, tùyvào cách thức xác định sản phẩm trên thị trường mà doanh nghiệp xácđịnh chiến lược đầu tư phù hợp giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hìnhtrong doanh nghiệp
Qua tìm hiểu về mối liên hệ giữa đầu tư vào tài sản vô hình và đầu tưvào tài sản hữu hình của mỗi doanh nghiệp ta thấy có một nét tương đồnggiữa doanh nghiệp với cá nhân mỗi con người Mối liên hệ giữa tài sản hữuhình, tài sản về chất xám và tài sản giúp chiếm lĩnh thị trường với cơ thểcon người, những yếu tố nuôi sống con người, trí tuệ và phần giá trị mangtinh thần của con người đó Một doanh nghiệp cũng giống như một conngười,chỉ phát triển khi cơ thể được vận hành tốt, khoẻ mạnh Muốn trí tuệphát triển thì cơ thể đó cũng phải khoẻ mạnh, khoẻ mạnh để tạo nên sựthoải mái và minh mẫn, là điều kiện cần của sự sáng tạo Và “giá trị” củamỗi con người cũng thường vượt qua ngoài những yếu tố về chiều cao, cânnặng Nó nằm ở vị thế của người đó trong xã hội, khả năng nắm và khốngchế của người đó đối với xã hội và đặc biệt là năng lực trí tuệ của người đó
so với xã hội Đầu tư để phát triển một công ty cũng giống như đào tạo,phát triển một con người Nuôi dưỡng, giáo dục và sự vận động tương tácgiữa người đó với những cá nhân khác là những khía cạnh không thể táchrời để biến một đứa trẻ thành một con người Để có được những con ngườitheo đúng nghĩa đòi hỏi đầu tiên là phải có ba khía cạnh trên kết hợp lại
Trang 21Chương II: Thực trạng của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp
Việt Nam
I. Tình hình đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình ở các
nước trên thế giới:
Tài sản của doanh nghiệp có thể được chia thành 2 loại: tài sản hữuhình – bao gồm nhà xưởng, máy móc, tài sản tài chính và cơ sở hạ tầng,
và tài sản vô hình – được tính từ nguồn nhân lực, bí quyết kỹ thuật đếncác ý tưởng, thương hiệu, kiểu dáng và các kết quả vô hình khác có được
từ năng lực đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp Theo truyền thống, tàisản hữu hình là tài sản chính của doanh nghiệp và có ý nghĩa quyết địnhkhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Trong những nămgần đây, tình hình đã thay đổi đáng kể Các doanh nghiệp đang nhận rarằng tài sản vô hình trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình củamình Do thành quả của cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự tăngtrưởng của nền công nghiệp dich vụ, các nhà xưởng và nhà máy lớn đangdần được thay thế bởi các phần mềm và các ý tưởng đổi mới mạnh như làphần thu nhập chính của phần lớn các doanh nghiệp trên toàn thế giới Do
đó, tài sản vô hình đóng vai trò trung tâm và doanh nghiệp cần tìm racách thức sử dụng tốt nhất các tài sản vô hình của mình
Trong nền kinh tế thị trường, một trong những mục tiêu quan trọngcủa các doanh nghiệp là phải làm gia tăng được giá trị của doanh nghiệpmình, giá trị này bao gồm cả giá trị của tài sản hữu hình và giá trị của tàisản vô hình Những năm 70 của thế kỷ XX, tỉ lệ trung bình giữa giá trị thịtrường (dựa vào giá cổ phiếu trên thị trường) với giá trị sổ sách (dựa vàobảng cân đối kế toán) của các công ty là 1/1, thì đến thời điểm hiện nay tỉ
lệ này đã lên đến 6/1 Điều đó chứng tỏ giá trị cuả các tài sản vô hìnhchiếm một phần rất quan trọng trong các doanh nghiệp và con số nàyngày càng tăng lên Vì vậy khi xem xét đánh giá một doanh nghiệp khôngthể không đi vào đánh giá yếu tố vô hình trong đó Thấy được tầm quantrọng của các tài sản vô hình nhiều nước đã nhanh chóng tập trung mọi nỗlực đầu tư cho loại tài sản mới này
Năm 1992, ở Hà Lan đầu tư vào tài sản vô hình chiếm 35% tổngvốn đầu tư, còn tại Mĩ vốn đầu tư cho tài sản vô hình lớn hơn đầu tư vàotài sản hữu hình Ở Thuỵ Điển, nguồn đầu tư cho tài sản vô hình chiếm20% GDP Năm 2003, ở Nhật Bản, tài sản vô hình chiếm 45,2% giá trịdoanh nghiệp Tài sản vô hình là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnhtranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp
Trang 22Singapore tăng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tăng tínhcạnh tranh bằng ý tưởng sáng tạo và phát minh trên thị trường toàn cầu,thúc đẩy kinh tế Singapore phát triển theo hướng phát minh sáng kiến.Chính phủ Singapore giúp các công ty gắn kết với những viện nghiêncứu, khuyến khích tư nhân tham gia hoạt động R&D Ngoài ra Singaporechấp nhận nuôi dưỡng những sáng kiến phát minh của châu Á phù hợpvới sự phát triển chung toàn cầu
Trung Quốc phát triển kinh tế theo hướng chú trọng sáng tạo phátminh Trước đây, các chính sách hợp tác kinh tế thương mại của TQ chỉchú trọng chỉ số tăng trưởng GDP.Lâu ngày, chính sách này dẫn đến tìnhtrạng thiếu thốn công nghệ mới, tạo một lực cản lớn cho sự phát triểnkinh tế của TQ Trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới(WTO), 2/3 doanh nghiệp của TQ gặp khó khăn về kỹ thuật trong các hợpđồng xuất khẩu Yếu kém này khiến các doanh nghiệp TQ mất 20 tỉ USDmỗi năm.Đã đến lúc TQ nâng cấp trình độ hợp tác kinh tế, ngoại thươngcủa mình, chuyển “sản xuất tại TQ” (made in China) sang “sáng chế tạiTQ” (created in China)
II Tình hình đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình ở Việt Nam:
1 Đầu tư vào tài sản hữu hình:
Tài sản cố định hữu hình có vai trò vô cùng quan trọng đối vớinền kinh tế cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Theo cách nói của C.Mac: tài sản cố định hữu hình với tư cách là công cụsản xuất là hệ thống “xương cốt và bắp thịt của sản xuất” Tài sản cố địnhhữu hình là “lực lượng vật chất” quyết định trình độ phát triển của nềnsản xuất xã hội tài sản cố định hữu hình với tư cách là kết cấu hạ tầngcủa sản xuất như đường xá, bến cảng, sân bay, phương tiện giao thôngvận tải, điện, nước, thuỷ lợi, bưu điện, thông tin liên lạc… là điều kiệncần thiết đối với quá trình sản xuất, quyết định thành bại của doanhnghiệp
1.1 Đầu tư vào cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng là rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh
tế, không có cơ sở hạ tầng thì không thể có điểm tựa cho nền kinh tếđược Cơ sở hạ tầng là điều kiện thiết yếu đầu tiên cho việc xây dựng mộtdoanh nghiệp và là điều kiện cần để doanh nghiệp có thể đi vào hoạtđộng Những năm gần đây, cùng với việc tăng trưởng nền kinh tế thì tốc
độ đô thị hóa xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật ở nước ta cũng
Trang 23tăng một cách nhanh chóng, bộ mặt đất nước cũng có những biến chuyển
Nguồn: Niên giám thống kê
Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo ngại là cơ sở hạ tầng trong các doanhnghiệp Việt Nam đang còn rất yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của sựtăng trưởng kinh tế trong các doanh nghiệp Cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, không theo kịp nền kinh tế, không đáp ứng đủ nhu cầu tăng
trưởng kinh tế Tại diễn đàn doanh nghiệp, đại diện các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế cho rằng, tăng trưởng khá mạnh mẽ và liên tục của VN đang khiến cơ sở hạ tầng bị quá tải Một doanh nghiệp muốn đi vào hoạt động được thì trước tiên phải có một cơ sở hạ tầng vững chắc, đó là hệ thống nhà xưởng và vật kiến trúc Chọn được một địa điểm để xây dựng nhà xưởng cũng là một vấn đề hết sức khó khăn khi mà xây dựng ở những khu vực có nguồn nguyên liệu dồi dào thì lại khó khăn về hạ tầng và giao thông Còn ở những nơi giao thông thuận lợi thì vận chuyển nguyên vật liệu lại xa Hơn nữa việc đền bù giải phóng mặt bằng cũng còn nhiều nan giải Giá đất ở các đô thị và sắp trở thành đô thị của Việt Nam tương đươngvới mức giá ở những khu vực tương tự ở Nhật Bản, một quần đảo đông dânvới thu nhập trung bình cao hơn Việt Nam tới 50 lần Giá đất cao một cách phi lý không chỉ dừng lại ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mà đã lan rộng ra các tỉnh xung quanh Đất của một dự án phát triển đô thị mới ở Thủ Dầu Một (Bình Dương) hiện đã lên tới 26 triệu/m2 Ở một số tỉnh, hàng ngàn héc-ta đất đã bị chuyển thành đất của khu công nghiệp mà trên thực tế gần như còn trống trơn chưa có hoạt động gì Giá đền bù cho người nông dân thường quá thấp khiến họ không muốn bán đất cho các dự án công nghiệp Trên thực tế, một bộ phận nông dân Việt Nam đang phải đối đầu với cảnh
Trang 24mất đất, trong khi tương lai nghèo vẫn hoàn nghèo vì họ không biết sẽ làm
gì sau khi mất đất
Giá đất tại một số khu đô thị mới ở miền Đông Nam Bộ
Hệ thống điện nước và cảng biển cũng gây không ít khó khăn.Điện năng hiện nay chưa đủ để đáp ứng nhu cầu trong các trung tâm côngnghiệp chủ chốt Chi phí điện năng và viễn thông quá cao, thêm vào đó làtình trạng thiếu điện nước vẫn xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng xấuđến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Năm nay có khánhiều công ty thuộc nhiều ngành nghề khác nhau của Nhật đầu tư sang
VN, đặc biệt trong đó có sự tham gia của nhiều nhà cung cấp cho cáccông ty sản xuất lớn như ô tô, xe máy, máy móc thiết bị văn phòng Đạidiện của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại VN cho biết, thời gian tới,
sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư từ xứ sở mặt trời mọc đến với VN Trongbình chọn của các công ty Nhật về địa điểm đầu tư có triển vọng về trunghạn, VN đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan Tuy nhiên,hiện không ít nhà đầu tư Nhật rất lo lắng về sự yếu kém của cơ sở hạ tầngcủa VN, đặc biệt là vấn đề điện năng
Đặc biệt hạ tầng kỹ thuật của các cảng biển tại Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề đáng lo ngại Theo nhận xét của các đại diện những tập đoàn, cảng biển tại Việt Nam đang có dấu hiệu tắc nghẽn, nhất là tại khu vực TP.HCM Việc huy động vốn vào đầu tư các cảng biển hiện còn chậm trễ,
cụ thể là một số dự án như cảng Cái Lân, Sao Mai, Vân Phong Chính vì vậy các cảng biển vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa
Trang 25cho nhà đầu tư Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển hạ tầng kỹ thuật, không nên quá coi trọng về số lượng mà cần quan tâm đến hiệu quả của các dự án Các hạng mục hạ tầng phải bảo đảm sự kết nối, đáp ứng được yêu cầu vận chuyển cũng như tiến độ, thời gian
Đầu tư CSHT nhiều khi bị phung phí hoặc là đối tượng của tham nhũng Ngay cả những dự án cấp thiết cũng thường bị chậm tiến độ so với
kế hoạch Việt Nam cố gắng tìm kiếm sự bình đẳng trong phát triển giữa các vùng miền, và vì vậy đầu tư rất nhiều cho các vùng kém phát triển Tuynhiên, nhiều dự án như thế trên thực tế rất lãng phí và không hiệu quả Những chương trình như “Một triệu tấn đường” hay “đánh bắt cá xa bờ” vàphong trào xây dựng các khu công nghiệp, và mới đây là khu kinh tế mà trên thực tế là không đem lại nhiều lợi ích cho người dân ở các khu vực nông thôn, vốn là mục tiêu ban đầu của những dự án này Đấy là chưa kể tình trạng ô nhiễm tràn lan tới mức khó kiểm soát ở rất nhiều khu công nghiệp hiện nay đang ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sản xuất và mưu sinh của người dân Trong khi nguồn lục bị phung phí vào các dự án này thì CSHT đô thị lại ít được đầu tư và đang xuống cấp nghiêm trọng, và đang tiệm cận mức độ khủng hoảng
Những hạn chế về cơ sở hạ tầng vật chất ở VN đang bắt đầu đe dọađầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất và cả xuất khẩu trong tươnglai Các chuyên gia của các tổ chức quốc tế cho rằng, để giải quyết nhữngbất cập của cơ sở hạ tầng hiện nay, sự tham gia của khu vực tư nhân - cảtrong nước và nước ngoài - đang là sự cần thiết cấp bách, đặc biệt tronglĩnh vực điện, viễn thông và cảng nước sâu Đến nay ở VN có khoảng 60
dự án BOT hoặc các dự án có hình thức tương tự đầu tư vào các dự án cơ
sở hạ tầng với tổng vốn đăng ký là 44.610 tỷ đồng, trong đó có 43 dự ánxây dựng công trình giao thông Tuy nhiên, khu vực kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài mới có 18 dự án đầu tư vào lĩnh vực điện, nước và bưu chínhviễn thông Từ các số liệu này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư CaoViết Sinh cho rằng, mức độ đầu tư của khu vực tư nhân vào đầu tư toàn
xã hội nói chung, vào cơ sở hạ tầng nói riêng chưa tương xứng với nhucầu và tiềm năng của khu vực kinh tế năng động và có tiềm năng này
Ông Joshua Magennis, Chủ tịch Phòng Thương mại và Côngnghiệp Australia tại VN phàn nàn, trong khi Chính phủ VN vẫn thườngxuyên kêu gọi đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật của
VN quy định về các dự án phát triển cơ sở hạ tầng chỉ được xây dựng mộtcách chậm chạp và việc thực hiện và mong muốn thực sự cho phép đầu tưcủa tư nhân và nước ngoài vào cơ sở hạ tầng vẫn còn vắng bóng Vì vậy
sự cần thiết phải huy động nguồn vốn mới bởi hiện nay nguồn tài chínhquốc tế tài trợ gần 40% đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam Khi Việt Namgiàu mạnh, hỗ trợ từ nguồn này sẽ đóng vai trò thứ yếu
Trang 26Việc tạo được cơ sở hạ tầng tốt sẽ làm cho việc thu hút đầu tư nướcngoài vào Việt Nam Như ta thấy, vào tháng 3-2008, 7doanh nghiệp HànQuốc hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao và sản xuất sản phẩm phụkiện điện tử đã chọn khu công nghiệp đô thị Yên Phong để đầu tư xâydựng nhà máy sản xuất Ông Đào Đình Thi, Tổng giám đốc Công ty kinhdoanh bất động sản Viglacera- chủ đầu tư Tổ hợp khu công nghiệp đô thịYên Phong- cho biết: “sở dĩ các nhà đầu tư chọn khu công nghiệp nàylàm địa điểm đặt nhà máy sản xuất là do khu công nghiệp được đầu tư cơ
sở hạ tầng đồng bộ” Với diện tích 351.33 ha, được quy hoạch xây dựngtheo mô hình khu công nghiệp hiện đại, lại nằm trong tam giác tăngtrưởng: Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh Có hệ thống giao thông hoànthiện, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, trung tâm khovận, ngân hàng cho đến những dịch vụ hỗ trợ đa dạng… tạo mọi điềukiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong sản xuất kinh doanh Trung tâm khovận rộng 3.5ha giành cho hệ thống có mái che và ngoài trời sẵn sàng đápứng nhu cầu kho bãi, hải quan và vận chuyển hàng hoá Nước thải côngnghiệp và các chất thải rắn được thu gom và xử lý theo công nghệ hiệnđại Bảy nhà đầu tư sẽ thuê với tổng số vốn đăng kí gần 1000 tỷ đồng vàkhi đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho hơn 2000 lao động đia phương,hàng năm đóng góp cho ngân sách nhà nước 200 tỷ đồng
Năm 2007, ban quản lý dự án công nghiệp cao Hòa Lạc (Hà Tây)
đã trao chứng nhận đầu tư cho 4 chủ dự án với tổng số vốn đầu tư gần
3000 tỷ đồng Theo đó công ty Thuận Phát sẽ đầu tư 1120 tỷ để xây dựngnhà máy sản xuất bản mạch điện tử và điện thoại di động Công ty TNHHSilicon Thái Dương Hằng Việt Nam đầu tư 1442 tỷ đồng xây dựng nhàmáy sản xuất vật liệu mới trong ngành công nghiệp sử dụng mặt trời.Trung tâm công nghệ cao Viettel đầu tư 281 tỷ đồng nâng cấp hệ thốngtruyền tải viễn thông Công ty công nghệ Laser đầu tư 128 tỷ đồng xâydựng cơ sở nghiên cứu, phát triển tạo khu công nghiệp cao Hòa Lạc Tínhđến đầu năm 2008, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng và đổi mới côngnghệ của tập đoàn than khoáng sản Việt Nam là 12200 tỷ đồng Tập đoànnày sẽ tập trung vào việc mở rộng các phân xưởng sản xuất, hiện đại hóacác mỏ than, thủy điện, may mặc
Do vậy vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp hiện nay làmột vấn đề rất nan giải
1.2 Đầu tư vào máy móc thiêt bị sản xuất:
Máy móc thiết bị được coi là xương sống của một doanh nghiệpnên việc đầu tư vào nó phải được chọn lựa kĩ càng Nguồn vốn đầu tư vàomáy móc thiết bị chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư củadoanh nghiệp Theo Bộ công nghiệp, việc đổi mới máy móc thiết bị đã