NHA TRUONG HIEN DAI
PHAT TRIEN BO! NEU GIAO VIEN MAN NON O TINK BONG THAP THEO LY THUYET PHAT TRIEN NGUON NAN LUC
Nguyén Thi My Ngan Cao Lanh - Dong Thap
Email: myngan.son@gmail.com
Tóm tắt: Phát triển đội ngũ giáo viên (ĐNGV) mầm non ở tỉnh Đông Tháp đang là một nhu cầu cấp thiết hiện nay Tuy nhiên, phát triển ĐNGV mầm non phải được thực hiện dựa trên lý thuyết khoa học Bài báo này giới thiệu lý thuyết phát triển nguồn nhân lực của Leonard Nadler, trên cơ sở đó phân tích thực trạng phát triển giáo dục mầm non của tỉnh Đồng Tháp, đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV mầm non của tỉnh Đồng Tháp hiện nay
Từ khóa: Phát triển ĐNGV mầm non; Lý thuyết phát triển nguôn nhân lực; Giáo viên mầm non tỉnh Đồng Tháp
Nhận bài: 20/12/2021; Phản biện: 26/12/2021; Duyệt đăng: 27/12/2021 1 Đặt vấn đề
Những năm gần đây, hệ thống giáo dục mầm non đã và đang được mở rộng cả về quy mô và hình thức tổ chức trường lớp Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải phát triển ĐNGV mảm non cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu Trong thực tiễn, các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phát triển ĐNGV mầm non đang được triển khai với nhiều hình thức khá phong phú Tuy nhiên, kết quả phát triển ĐNGV mầm non ở nhiều địa phương (trong đó có tỉnh Đồng Tháp) vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu Quá trình phát triển ĐNGV mầm non diễn ra mang tính đại trà, chạy theo số lượng Nội dung, phương pháp phát triển ĐNGV mầm nơn chủ yếu dựa theo kinh nghiệm và sự chỉ đạo hành chính của các cấp quản lý, chưa dựa trên lý thuyết khoa học về phát triển nguồn nhân lực Bài viết này xin giới thiệu kết quả nghiên cứu ban đầu về phát triển ĐNGV mầm non theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực của Leonard Nadler và phương hướng vận dụng vào thực tiễn phát triển ĐNGV mầm non ở tỉnh Đồng Tháp
2 Kết quả nghiên cứu
2.1 Những vấn đề lý luận về phát triển ĐNGV mầm non theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực của Leonard Nadler
Khái niệm phát triển nguồn nhân lực xuất hiện từ
những năm 80 của thế kỳ XX Nhà xã hội học người Mỹ Leonard Nadler đã coi phát triển nguồn nhân lực là một lĩnh vực của “quản lý nguồn nhân lực” Trong tác phẩm Developing Human Resources (Phát triển nguồn nhân lực) [6] Leonard Nadler đã xây dựng sơ đồ quản lý nguồn nhân lực để mô tả mối quan hệ và các nhiệm vụ của quản lý nguồn nhân lực Ông cho rằng: “Quản lý nguồn nhân lực có ba nhiệm vụ chính là: Phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và nuôi dưỡng môi trường để nguồn nhân lực phát triển” [3, tr.501]
42 © Giao chức Việt Nam | (Quản W nguồn nhân lạc | | - Phat triển tô chức - Kể hoạch hỏa sức lao động
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadler
Sơ đồ quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadler đã mô tả các nhiệm vụ và mối quan hệ của các nhiệm vụ trong quản lý, phát triển nguồn nhân lực
Nhiệm vụ thứ nhất là phát triển nguồn nhân lực Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ này gồm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để phát triển
Nhiệm vụ thứ hai là sử dụng nguồn nhân lực Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ này gồm tuyển dụng, sàng lọc, bố trí sử dụng, đánh giá, đề bạt, đãi ngộ và thuyên chuyến Như vậy, trong sử dụng nguồn nhân lực đã hàm chứa các nội dung về phát triển nguồn nhân lực
Nhiệm vụ thứ ba là tạo môi trường phát triển nguồn nhân lực Nội dung cụ thể gồm mở rộng chủng loại việc làm, mở rộng quy mô việc làm, phát triển tổ chức Mục tiêu của nhiệm vụ này là tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhịp độ phát triển của tổ chức
Trang 2phát triển nguồn nhân lực giáo dục nói chung và quản lý đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV mầm non ở tỉnh Đồng Tháp nói riêng
Như vậy, có thể hiểu, phát triển nguồn nhân lực là
làm cho nguồn nhân lực phát triển cả về số lượng và chất lượng, gắn với việc tuyển dụng, sắp xếp, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển Vận dụng lý thuyết phát triển nguồn nhân lực của Leonard Nadler vào phát triển ĐNGV mầm non ở tỉnh Đồng Tháp ở các nội dung, nhiệm vụ như sau:
Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển ĐNGV mầm non phù hợp với thực tiễn địa phương Nhiệm vụ quan trọng của phát triển nguồn nhân lực là chuẩn bị nhân sự cho các hoạt động giáo dục, đào tạo và phát triển ĐNGV mầm non phù hợp với thực tiễn Phát triển ĐNGV mắm non phải dựa trên nhu cầu của địa phương, nhu câu của giáo viên và phù hợp với năng lực cá nhân của giáo viên Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển ĐNGV mầm non phải dựa trên quy hoạch Trong quy hoạch phải đảm bảo cân đối giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu Vấn đề quan trọng nhất trong công tác chuẩn bị nhân sự cho các hoạt động giáo dục, đào tạo, phát triển ĐNGV mầm non hiện nay ở tỉnh Đồng Tháp là chọn nguồn đầu vào đào tạo giáo viên mam non Phải có những tiêu chí khoa học chặt chẽ về phẩm chất tâm lý và đạo đức đối với các thí sinh được lựa chọn vào đào tạo giáo viên mầm non Quá trình đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giáo viên mâm non phải gắn với quá trình sử dụng, phân loại và đào thải
Sử dụng ĐNGV mầm non theo quan điểm phát triển Trước hết, tuyển dụng giáo viên mầm non phải chú trọng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, phù hợp về cơ cấu Trong đó, đảm bảo về chất lượng là tiêu chí quan trọng hàng đầu Trong chất lượng, tiêu chí về phẩm chất tâm lý, đạo đức nghề nghiệp được xác định là trọng số cao nhất Kiên quyết không tuyển dụng những giáo viên mầm non không đảm bảo các tiêu chí quy định về chất lượng Quá trình sử dụng giáo viên mầm non phải gắn với quá trình đào tạo lại, béi dưỡng, đánh giá, đề bạt, bố trí sử dụng, đãi ngộ, thuyên chuyển và sàng lọc, thải loại Phải tạo cơ hội cho giáo viên mầm non phát triển về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp Chính sách, tiền lương phải được đãi ngộ theo năng lực cá nhân của mỗi giáo viên
Tạo môi trường phát triển ĐNGV mầm non Về | phương diện quản lý phải tạo môi trường sư phạm và môi trường pháp lý đảm bảo cho sự phát triển của ÐNGV Imam non Môi trường sư phạm là môi trường văn hóa giao tiếp sư phạm, sự giao lưu chia sẻ về chuyên môn và các mối quan hệ thân thiện trong nhà trường Những mối quan hệ đó được hình thành trong công việc chuyên môn và cuộc sống hàng ngày của giáo viên mầm non, được phát triển cùng với sự phát triển về quy mô tổ chức của nhà trường Môi trường pháp lý ở các cơ sở giáo dục mam non đó là quy chế hoạt động, các văn bản quy định
đảm bảo cho sự phát triển của đội ngũ giáo viên
NHÀ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI 22 Thực trạng giáo dục mầm non và ĐNGV mầm non ởtỉnh Đồng Tháp
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp về kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2020 - 2021, toàn tỉnh có 189 trường mầm non (46 trường mẫu giáo, 143 trường mầm non) Trong đó có: 179 trường công lập (tý lệ 94,7%), 10 trường ngồi cơng lập (tỷ lệ 5,3%) So với cùng kỳ giảm 01 trường công lập Có 348 điểm trường lẻ [4]
Tổng số nhóm, lớp 2.163, trong đó: 1.848 nhóm/lớp công lập và 315 nhóm/lớp tư thục
- Nhà trẻ: 26,52%, tăng 3,09% so với cùng kỳ năm học trước
- Mẫu giáo: 88,59%, tăng 7,22% so với cùng kỳ năm học trước (nếu tính trẻ ngoài địa bàn thì đạt 90,86%)
- Riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi: 100%, tăng 1,27% so với cùng kỳ năm học trước (nếu tính trẻ ngoài địa bàn thì đạt 106,5%) Bình quân trẻ nhà trẻ/nhóm: 27; trẻ mẫu giáo/lớp: 31 Năm 2020 khởi công mới 07 trường với quy mô 60 phòng học, 94 phòng chức năng, các hạng mục phụ trợ và 08 trường xây dựng chuyển tiếp với tổng kinh phí 79,271 tỷ đồng Tổng số 2.094 phòng học; So với quy mô nhómlớp hiện đang thiếu 63 phòng học - Phòng kiên cố: 1.857 phòng, tỷ lệ 88,68% - Phòng bán kiên cố: 236 phòng, tỷ lệ 11,27% - Phòng học tạm: 01 phòng, tỷ lệ 0,05% - Riêng phòng học nhờ/mượn: 63 phòng
Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mắm non được tổng hợp trong bảng sau đây:
Tổng Cong lap Ngoài công lập
Năm | số | ĐH học |©BQL,| trở | cÐ |THsP| f2“ Í trở | cp 6V | lên và ĐT a my lên THS „ P | vàÐT _ khác khác 2019- mang |4314|2964| 465 | 201} 2 | 390) 78 | 108] 78 un 4.319|3177| 435 | 162| 0 | 292 |105| 106) 42 Tang (4) | +5 " -30 |-129| -2 | -38 7 2 | -34 Giảm (-)
Định biên giáo viên/nhóm, lớp:
+ Nhóm trẻ: công lập 2.1, ngồi cơng lập 1.52 + Lớp mẫu giáo: công lập 1.74, ngồi cơng lập 1.78 Số CBQL, giáo viên còn thiếu theo định mức: 13 CBQL và 142 giáo viên
Tính đến 30/6/2021 toàn tỉnh có 3.195 giáo viên trong biên chế (giáo viên nhà trẻ: 428, giáo viên mẫu giáo: 2.767) các giáo viên được tuyển dụng trong chỉ tiêu được tỉnh giao hằng năm, có chú ý ưu tiên bố trí đủ giáo viên dạy các lớp mẫu giáo 5 tuổi Ngoài ra, đối với những trường thiếu giáo viên theo định mức của Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV thì để xuất cấp có thẩm quyền cho phép trường hợp đồng giáo viên
Trang 3NHA TRUONG HIEN DAI
2.3 Biện pháp phát triển ĐNGV mầm non ở tỉnh
Đồng Tháp theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực của Leonard Nadler
Một là: Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch
phát triển ĐNGV mầm non đáp ứng yêu cầu phát triển
các trường mắm non
Biện pháp này đòi hỏi các cấp quản lý từ Sở đến
Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám hiệu các nhà
trường phải xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch
hóa phát triển ĐNGV mầm non trong từng giai đoạn phù hợp với thực tiễn Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch và quy hoạch phát triển ĐNGV mầm non theo ch uẩn nghề nghiệp Đồng thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện về quy trình phát triển DNGV mầm non trong từng giai đoạn Các trường mầm non căn cứ chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non để
phân loại và có kế hoạch đưa đi đào tạo, bồi dưỡng
theo các cấp độ chuẩn phù hợp với năng lực cá nhân Các nhà trường cần phải căn cứ kế hoạch để điều chỉnh
ĐNGV mầm non về số lượng, chất lượng và cơ cấu
theo hướng chuẩn hóa
Hai là: Tổ chức chặt chẽ quá trình đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao chất lượng ĐNGV mắm non
Biện pháp này đòi hỏi các cơ quan chức năng phải
quản lý chặt chẽ quy trình tuyển chọn đầu vào đào tạo giáo viên mầm non Cần phải coi trọng các hoạt động hướng nghiệp đối với học sinh THPT, thu hút số lượng
hợp lý, những học sinh có học lực khá, giỏi và hạnh kiểm
tốt vào học các Trường Sư phạm chuyên ngành mầm
non Kết hợp chặt chẽ giữa hướng nghiệp sư phạm với
Sơtuyển trong quá trình thực hiện chế độ cửtuyển, nhằm
nâng dần trình độ của các em học sinh được cử tuyển
đưa đi đào tạo sư phạm mảm non đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục trong tình hình mới
Nâng cao chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng, đại học có chuyên ngành sư phạm mầm non trên
địa bàn tỉnh Trước hết, các cơ sở đào tạo giáo viên
mầm non phải tự đổi mới, tự chuẩn hóa nâng cao chất
lượng theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay Thực hiện đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa Quản lý quy trình và quy định về đào tạo giáo viên mắm non, kiên quyết khắc phục tình trạng đào tạo sơ sài, chạy theo số lượng
Ba à: Tuyển dụng và sử dụng ĐNGV mầm non theo quan điểm coi trọng chất lượng
Biện pháp này đòi hỏi các nhà trường mầm non phải
xây dựng được bộ tiêu chí tuyển dụng và quy chế trong sử dụng giáo viên Tiêu chí tuyển dụng giáo viên mầm
non được công bố công khai và thực hiện nghiêm túc
Trong đó xác định các tiêu chí cứng về chất lượng là bất di bất dịch không thể thiếu Kiên quyết không nhận hồ
sơ của những ứng viên không đủ các tiêu chí cứng Sử dụng ĐNGV mầm non phải được thực hiện theo
quy chế Trong đó phải gắn sử dụng với bồi dưỡng, phát triển và đào thải Bố trí, sử dụng giáo viên phù hợp với năng lực và tạo điều kiện cho mỗi giáo viên phát triển 44 œ Biá0 chức Việt Nam
phẩm chất, năng lực chuyên môn nghẻ nghiệp theo nhịp
độ cá nhân Căn cứtheo quy chế đã quy định, hàng năm
các nhà trường phải tổ chức đánh giá, phân loại chất
lượng giáo viên Những giáo viên vi phạm kỷ luật hoặc
khơng hồn thành nhiệm vụ nhiều lần cân phải xem xét,
trong trường hợp cần thiết thì cho nghỉ việc Kiên quyết không vì thiếu về số lượng hay cơ cấu mà sử dụng những
giáo viên không đủ phẩm chất, năng lực theo quy định Bốn là: Phối hợp các lực lượng trong phát tiền ĐNGV
mầm non
Phát triển ĐNGV mắn non cần phải có sự phối hợp giữa nhà trường với các cơ quan chức năng Trước hết,
cấp ủy Đảng và chính quyên địa phương phải quan tâm
lanh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng phát triển DNGV
mầm non về số lượng, chất lượng và cơ cấu theo chính
sách hiện hành Đồng thời phải vận dụng chính sách phù hợp với thực tiễn của địa phương
Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện nắm danh sách quy hoạch ĐNGV mầm non của toàn huyện; tham
mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về quy trình
phát triển ĐNGV mầm non Trong đó phải chỉ ra các giải pháp vận dụng chính sách về phát triển ĐNGV mâm non
một cách sáng tạo phù hợp với thực tiễn của địa phương
Ban Giám hiệu các nhà trường mầm non nắm và báo
cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo hiện trạng số lượng,
chất lượng, cơ cấu ĐNGV mầm non, thừa, thiếu theo định biên và những thuận lợi, khó khăn trong phát triển đội ngũ Mặt khác, các nhà trường phải thực hiện phân loại chất lượng ĐNGV mầm non của trường mình, giới thiệu danh sách giáo viên trong diện quy hoạch gửi đi đào tạo, bồi dưỡng
Năm là: Xây dựng môi trường sư phạm tích cực của nhà trường, tạo các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển củaÐĐNGV mần non
Môi trường có tác động trực tiếp đến sự phát triển
phẩm chất, năng lực của ĐNGV Môi trường sư phạm
trong nhà trường mầm non bao gồm môi trường hoạt động chuyên môn nghề nghiệp; môi trường pháp lý sư phạm theo quy chế, quy định của nhà trường và môi trường cảnh quan Sự vận động của môi trường sư phạm sẽ tác động lên các mối quan hệ của các thành viên
trong nhà trường, thông qua đó hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của giáo viên
Để xây dựng môi trường sư phạm tích cực của nhà
trường, Ban Giám hiệu nhà trường phải xây dựng văn hóa quản lý dân chủ, khoa học, tạo thành bầu không khí thân thiện, thu hút và kích thích tinh thần, thái độ, tình yêu nghề, ý chí quyết tâm phấn đấu vươn lên của từng
thành viên trong tổ chức Một mặt, phải đưa giáo viên vào các môi trường sư phạm khác nhau để rèn luyện,
phát triển Mặt khác phải mở rộng quan hệ của nhà trường,
thường xuyên tổ chức hoạt động giao lưu giữa các nhà trường mầm non với nhau và giữa nhà trường mầm non
với các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn tạo môi
Trang 4NHA TRUONG HIEN DAI
3 Kết luận
Phát triển ÐĐNGV mầm non là yêu cầu cấp thiết và là
giải pháp then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ởtỉnh Đồng Tháp hiện nay Đội ngũ giáo viên là nguồn nhân lực quan trọng nhất của mọi nhà trường
mầm non Phát triển ĐNGV mầm non phải tuân theo quy luật phát triển nguồn nhân lực
Phát triển ĐNGV mắm non phải hài hòa giữa số
lượng, chất lượng, cơ cấu phù hợp với thực tiễn của địa
phương Trong đó, phát triển về chất lượng có vai trò quan trọng nhất Phát triển ĐNGV mầm non ởtỉnh Đồng Tháp phải đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống giáo
dục mầm non trên địa bàn
Phát triển ĐNGV mầm non phải dựa trên lý thuyết phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục Theo đó, các cấp quản lý cần phải kết hợp giữa đào tạo, bồi dưỡng
với sử dụng và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát
triển của giáo viên mắm non Trước hết, cần phải đầu
;¬há4+ triển ¬2 ^an nhất l:zZ¬¬ án nhà trans
tư HI iat LÍ ICIH; ni \â¡ ly GAY Ul iat wor wyvaul ina t UỜƠIFQ sư
phạm, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng đào tạo giáo
viên mâm non L1
Tài liệu tham khảo
[1] Dang Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2012) Một số góc
“tán
nhìn về quản lý và phát triển giáo đục, NXB Uidd
dục Việt Nam, Hà Nội
[2] Hoàng Văn Cần, Huỳnh Văn Sơn (2014), Một số giải
pháp phái triển đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu câu giáo dục mâm non tại TP Hồ Chí Minh, Tạp chí
Khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, số 65
[3] Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha (đồng chủ biên) (2006), Dao tao nhân lực đáp ứng yêu câu công
nghiệp hóa, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị
trường, toàn câu hóa và hội nhập quốc té, NXB Dai
học quốc gia Hà Nội
{4] Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp (2021) 8áo
cáo số I12/BC-SGDĐT, ngày 30 thang 6 nam 2021, Về kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục mâm non
năm học 2020 - 2021
[5] Cao Xuân Thu Vân (2020) Phát triển ĐNGV mâm
non vùng khó khăn ở tính Bạc Liêu hiện nay, Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý giáo dục Học viện
Chính trị, Bộ Quốc phòng
[6] Leonard Nadler (1970), Developing Human
Resources, Houston: Gulf Publish ing Company, 262 tr
Developing the contingent of preschool teachers in Dong Thap province according to the theory
of human resource development Nguyen Thi My Ngan
Cao Lanh, Dong Thap province Email: myngan.son@gmail.com
Abstract: Developing preschool teachers in Dong Thap province is an urgent need today However, the development of preschool teachers must be based on scientific theory This article introduces the theory of human resource development by Leonard Nadler, on that basis analyzes the current situation of preschool education development in Dong Thap province, and proposes measures to develop preschool teachers in Dong Thap province at present
Keywords: Developing preschool teachers, theory of human resource development, preschool teacher in Dong Thap province