NHÂN TÍ TAG BONG Al — - “““ Khương Ngọc Tú
Hệ sau Đại học - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
Email: khuonghatu @gmailcom
BAU R MỈI
NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUAN LÝ HOAT BONG HOC TAP CUA HOC VIEN
BUGNG CAD BANG Ki THUAT THONG TIN HIEN HAY
Tóm tắt: Để gop phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; Trường Cao đẳng Kỹ thuật Thông tin phải tiến hành đồng bộ các giải pháp mang tính tổng thể, trong đó quản lý hoạt động học tập của học viên đáp ứng chuẩn đầu
ra là một nội dung quan trọng Bài viết làm rõ một số nhân tố cơ bản tác động đến quản lý học động
học tập của học viên đáp ứng chuẩn đầu ra, làm cơ sở để các chủ thể quản lý tiến hành có hiệu quả
hoạt động này ở Nhà trường
Từ khóa: quản lý học tập; chuẩn đầu ra; Cao đẳng Kỹ thuật Thông tin; học viên Nhận bài: 07/03/2022; Phản biện: 11/03/2022; Duyệt đăng: 15/03/2022
1 Đặt vấn đề
Hiện nay, chuẩn đầu ra và công bố chuẩn đầu ra là
một vấn để thu hút sự quan tâm của nhiều cơ sở giáo
dục ở Việt Nam Vấn đề xây dựng và công bố chuẩn đầu
ra đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong những nội dung nhằm công khai, minh bạch hóa năng
lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học, là yêu câu bắt buộc đối với các cơ Sở giáo dục đại học Nằm trong hệ thống giáo dục của cả
nước, các nhà trường quân đội nói chung, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Thông tin nói riêng đã tập trung nghiên
cứu xây dựng và công bố chuẩn đầu ra, tạo cơ sở quan
trọng để hướng mọi hoạt động giáo dục, đào tạo của nhà
trường nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra đã xác định Theo đó, việc quản lý hoạt động học tập của học viên ở nhà
trường cũng có sự thay đổi để đáp ứng với chuẩn đầu ra Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động học tập của
học viên đáp ứng chuẩn đầu ra ở trường Cao đẳng Kỹ
thuật Thông tin hiện nay, các chủ thể quản lý cần nắm chắc những nhân tố tác động đến hoạt động này
2 Một số nhân tố tác động đến quản lý hoạt động học tập của học viên đáp ứng chuẩn đầu ra
ở trường Cao đẳng Kỹ thuật thông tin hiện nay Một là, tác động của kế hoạch giáo dục ,, đào tạo, các công cụ quản lý, cơ chế quản lý tới quản lý hoạt động học tập của học viên
Kế hoạch giáo dục, đào tạo, các công cụ quản lý và cơ chế quản lý là những thiết chế có tính pháp lý,
thống nhất, chính quy, đồng bộ, chặt chẽ; là những
tác động điều khiển, chỉ đạo và là tiền đề cho việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học viên Bao gồm: hệ thống các kế hoạch về giáo
dục, đào tạo; các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn, quy chế, quy định và cơ chế tổ chức quản lý hoạt động
học tập của học viên Cụ thể: (1) Tác động của kế
hoạch trong giáo dục, đào tạo, bao gồm kế hoạch giáo dục, đào tạo giai đoạn, khoá học, năm học, học
kỳ, lịch huấn luyện và các loại kế hoạch khác như kiến
tập, thực tập, diễn tập, tham quan, thi tốt nghiệp quốc
gia Những kế hoạch này tác động đến tiến trình, thứ
tự, nội dung, phương pháp quản lý hoạt động học tập
của học viên (2) Tác động của các công cụ quản lý tới quản lý hoạt động học tập của học viên, đó là: Luật
giáo dục; Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ
chính quy; Điều lệ Công tác nhà trường quân đội nhân
dân Việt Nam, Điều lệnh Quản lý bộ đội, Quy chế hoạt động Khoa học công nghệ và môi trường, Quy
chế hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, đào
tạo; Quy chế Giáo dục, đào tạo; Quy định về hoạt động hành chính quân sự và một số quy định, chỉ thị,
hướng dẫn khác Các công cụ quản lý tác động trực tiếp trong quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn, điều khiển, tổ
chức quản lý hoạt động học tập của học viên (3) Tác động của cơ chế quản lý tới quản lý hoạt động học tập của học viên: Cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý
được thực hiện theo các nguyên tắc nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả học tập của học viên; sự phối
hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong tham mưu, thực
hiện quản lý nhà nước về phát triển bộ máy quản lý, xây dựng và thực hiện các quy chế quản lý về giáo
dục, đào tạo, quản lý hoạt động học tập của học viên Cơ chế quản lý tác động toàn diện đến sự vận hành
các hoạt động của bộ máy quản lý, nguyên tắc quản
lý, phương pháp quản lý và giải quyết mối quan hệ
giữa các chủ thể quản lý
Trang 2NGHIÊN CỬU KINH NGHIỆM
Hai là, tác động từ mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đào
tạo tới quản lý hoạt động học tập của học viên
Mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo ở mỗi nhà trường Thực chất, đây là những tác động toàn diện,
sâu sắc tới toàn bộ quy trình quản lý, tới nhận thức và hành động của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý
Đồng thời, định hướng, điều khiển, chỉ đạo việc xác lập
và thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục của nhà trường nói chung và quản lý hoạt động học tập, nâng
cao chất lượng học tập của học viên nói riêng Do đó,
cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung, phương pháp quản
lý và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo
mà lựa chọn cách tiếp cận phù hợp, xác định biện pháp
quản lý chính xác và hiệu quả
Ba là, tác động từ chất lượng hoạt động giảng dạy, quản lý trong quá trình dạy học của giảng viên tới quản lý hoạt động học tập của học viên
Chất lượng hoạt động giảng dạy, quản lý của giảng viên là yếu tố rất quan trọng, trực tiếp quyết định đến chất lượng học tập và giáo dục, đào tạo Chất lượng giảng dạy, quản lý trong quá trình dạy học của giảng viên được đánh giá bằng chất lượng bài soạn, tài nghệ sư
phạm, hoạt động giảng bài, phương pháp quản lý, kinh
nghiệm thực tiễn, uy tín nghề nghiệp của giảng viên
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy nói chung
Chất lượng giảng dạy, quản lý còn phụ thuộc vào nghệ
thuật điều khiển của giảng viên đối với sự tích cực hưởng
ứng, tham gia các hoạt động nhận thức, tiếp thu bài giảng, khả năng vận dụng kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng thực hành của học viên; dẫn dắt học viên biến quá trình
giáo dục thành quá trình tự giáo dục, tự học, tự rèn luyện và hoàn thiện nhân cách Do đó, chất lượng giảng dạy, quan ly của giảng viên có vai trò quan trọng, quan hệ gắn
bó mật thiết và tương tác với hoạt động học tập, rèn luyện của học viên, trực tiếp tác động đến ý thức tự giác của học viên trong hoạt động học tập; khả năng nhận thức tiếp thu bài giảng, việc chấp hành kỷ luật trong học tập và tác động đến kết quả học tập, việc hình thành kỹ xảo, kỹ năng công tác của học viên
Bốn là, tác động từ chất lượng hoạt động quản lý của cán bộ quản lý giáo dục các cấp, tập thể học viên và tự quản lý của mỗi học viên
Cán bộ quản lý giáo dục ở trường Cao đẳng Kỹ thuật
Thông tin bao gồm các cấp lãnh đạo, chỉ huy, quản lý
của nhà trường, cán bộ thuộc các cơ quan nghiệp vụ, các
hệ (tiểu đoàn) và các lớp (đại đội) học viên Chất lượng hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộ thể hiện ở phẩm chất, năng lực công tác trong quản lý hoạt động học tập của học viên trong nhà trường Bao gồm phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp; năng lực, nghệ thuật tổ
96 o Biá0 chức Việt Nam
chức, chỉ đạo, điều hành, chỉ huy, quản lý tác động đến
việc hoạch định chủ trương, chiến lược phát triển nhà
trường, hệ thống các văn bản, quy chế, quy định, chỉ thị,
hướng dẫn quản lý, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch Chất lượng tự quản lý của tập thể học viên và
từng học viên trong hoạt động học tập ở Nhà trường có
nét đặc sắc riêng xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu đào tạo
của Nhà trường Đây cũng là những tác động trực tiếp tới thái độ, động cơ, trình độ tự giác, khả năng tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học
viên từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm
kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập Đó là sự hứng thú trong học tập, chú ý tới bài giảng, tham gia xây dựng bài học, tích cực trao đổi, ghi chép; vận dụng sáng
tạo những tri thức được học trong quá trình học tập và
hoạt động thực tiễn; chất lượng thi, kiểm tra và tự rèn
luyện các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp đáp ứng với mục
tiêu, yêu cầu đào tạo
Năm là, tác động tỪcác điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, kỹ thuật trong giảng dạy, học tập tới quản lý hoạt động học tập của học viên
Cơ sở vật chất, kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm cho công tác giảng dạy, học tập và quản lý là một trong những thành phần cơ bản có tác động quan trọng đến chất lượng học tập, chất lượng công tác quản lý hoạt động học tập và chất lượng giáo dục, đào tạo Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật được thực hiện thống nhất theo
quy chuẩn bảo đảm giáo dục, đào tạo ở các nhà trường
quân đội trong toàn quân Ở trường Cao đẳng Kỹ thuật
Thông tin, điều kiện bảo đảm của nhà trường còn gặp phải những khó khăn nhất định Những năm qua, mặc dù nhà trường đã có nhiều biện pháp khắc phục khó khăn như: thường xuyên rà soát và giải quyết những vấn
đề cấp bách, nổi cộm, những vấn đề bức xúc nhất; tiếp
tục đề nghị tăng cường bổ sung cơ sở vật chất và các
điều kiện bảo đảm khác Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn
tại một số khó khăn, đây cũng là một trong những nhân tốtác động sâu sắc tới hoạt động học tập và công tác quản lý hoạt động học tập của học viên đáp ứng với
chuẩn đầu ra của Nhà trường
Sáu là, tác động từ môi trường, yêu cầu phát triển
giáo dục, đào tạo tới quản lý hoạt động học tập của
học viên
(1) Tac động từ môi trường giáo dục, dao tao Day
là tác động quan trọng trực tiếp, toàn diện và sâu sắc
đến tâm lý, động cơ, thẩm mỹ, nhận thức của chủ thể quản lý và tới mỗi học viên, tác động đến việc hình
thành, phát triển phẩm chất nhân cách của học viên
Sự tác động đó rất phong phú, đa dạng, phức tạp và đan xen lẫn nhau Mức độ tác động tuỳ thuộc vào trình
độ và tính tiếp nhận của mỗi đối tượng tác động Nếu
Trang 3
đẩy chất lượng hoạt động học tập, quản lý hoạt động học tập, phát triển nhân cách và ngược lại Những tác động của môi trường giáo dục, đào tạo tới tâm sinh lý học viên là rất lớn, sự tác động này gắn bó hữu cơ với tính trội của yếu tố “hoạt động” trong học tập mang tính sáng tạo, linh hoạt của tuổi trẻ Do vậy, trong xác định
các biện pháp quần lý cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng
đảm bảo tính hiệu quả cao, tránh chủ quan nóng vội dẫn tới những hệ quả diễn ra khó lường
(2) Tác động từ sự phát triển mới của nhiệm vụ giáo
dục, đào tạo, hiện nay và trong những năm tiếp theo,
nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhiệm vụ xây dựng nhà trường đang có sự vận động và đặt ra
yêu câu mới Đặc điểm này tác động không nhỏ tới công
tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động học
tập của học viên đáp ứng chuẩn đầu ra nói riêng Những
phát triển mới vừa có tính hiện thực vừa có tính dự báo,
bao hàm cả thuận lợi, khó khăn và những thách thức mới đặt ra cho công tác quản lý Mặt khác, trong bối cảnh
phát triển nhiệm vụ chung của nhà trường, nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học có quan hệ mật thiết, khăng khít
với công tác giáo dục, đào tạo, tác động tới nhận thức,
NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM
nhiệm vụ quản lý hoạt động học tập của học viên trong suốt quá trình đào tạo
3 Kết luận
Quản lý hoạt động học tập của học viên ở trường
Cao đẳng Kỹ thuật Thông tin là một nội dung trong hoạt động quản lý giáo dục của nhà trường nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra Do vậy, các chủ thể quản lý cần tiến
hành đồng bộ các nội dung quản lý, trong đó nắm chắc các nhân tố tác động đến việc quản lý hoạt động học tập của học viên để tiến hành quản lý có hiệu quả theo hướng đáp ứng chuẩn đầu ra của Nhà trường O
Tài liệu tham khảo
{1] Đặng Đức Thắng (2008), Quản lý giáo dục đại học
quân sự, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội
[2] Nguyên Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, NXB
Đại học Sư phạm Hà Nội
[3] Dang Ba Lam (2005), Quản lý Nhà nước về giáo duc - Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội
[4] Trần Kiểm (2016), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội
Factors affecting the management of students’ learning activities to meet the output standards in today's information technology colleges
Khuong Ngoc Tu
Postgraduate, Political Academy of the Ministry of National Defense Email: khuonghatu@gmail.com
Abstract: To contribute to improving the quality of education and training to meet the requirements of comprehensive development of learners’ capacities and qualities; The College of Information Technology must conduct comprehensive solutions, in which managing students’ learning activities to meet output standards is an important content The article clarifies a number of basic factors affecting student learning dynamics management to meet the output standards, serving as a basis for managers to effectively conduct this activity at school
Keywords: Learning management; Standard output; Technical College of communications; Student