1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Công Tác Thanh Tra Trong Phòng, Chống Tham Nhũng Từ Thực Tiễn Thành Phố Hồ Chí Minh

6 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

iu hànkc pháp luật Số 3 (360) - 2022

CONG TAC THANH TRA TRONG PHONG, CHONG THAM NHONG TU THỰC TIEN THANH PHO HO CHI MINH

@ TRAN THI THUY AN *

Tóm tắt: Bài viết trao đổi về vai trò của công tác thanh tra trong phòng, chống tham những từ thực

tiên Thành phó Hỗ Chí Minh, phân tích một sỏ hạn chế, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra trong hoạt động phòng, chống tham những

Abstract: The article discusses the role of inspection in preventing and combating corruption from the real situation of Ho Chi Minh City, analyzes a number of limitations, thereby, proposes solutions to improve the effectiveness of the inspection work in anti-corruption activities

4 Dan nhap

Tham nhũng luôn luôn gắn với quyền lực nhà

nước; một số người có chức vụ, quyền hạn trong

bộ máy nhà nước đã lợi dụng quyền lực nhà nước

để tham nhũng, nhằm thu về những lợi ích cho bản

thân mình, cho gia đình mình hoặc cho người thân

của mình Ở một số nơi trên thế giới, tham nhũng gây xáo trộn, mắt ổn định chính trị Từ đó, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) là vấn đề cấp thiết cần được đặt ra với nhiều khó khăn, thách

thức cần có sự quyết liệt và kiên trì, là chính sách

ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia và sự nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế Đảng và Nhà nước ta

cũng đã khẳng định tham nhũng là “quốc nạn”, là

"giặc nội xâm” và lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt ván đề phòng, chống tham những

Tham nhũng hiện diện trong hầu hết các lĩnh

vực đời sống xã hội mà chủ thể là những cá nhân

có chức, có quyền, có cơ hội lợi dụng quyền để vụ

lợi Thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, nguy cơ

tham những ngày càng có điều kiện nảy sinh và

phát triển ở một số ngành, lĩnh vực như các dự án

đầu tư lớn, trọng điểm của thành phố; công tác

quản lý đất đai, thu hồi, giải phóng mặt bằng, đầu

tư xây dựng cơ bản, đấu thầu; môi trường; các dự

án có nguồn vốn nhà nước, dự án BOT, BT; quản

lý tài chính, tài sản trong các doanh nghiệp có vốn

nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp, nổi cộm hiện nay là việc mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm,

kít xét nghiệm phục vụ phòng chống dịch Covid-19;

ngoài ra, cũng phải kể đến các cơ quan hành chính

nhà nước, do đó, việc PCTN ngày càng phải chú

trọng Nhiệm vụ này được quy định cho nhiều chủ

thể, bao gồm các cơ quan quyền lực, cơ quan thực

thi pháp luật, cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội

và nhân dân, trong đó, vai trò của cơ quan thanh

tra đã được đẩy mạnh và có hiệu quả cao

2 Vai trò của công tác thanh tra trong

phòng, chống tham nhũng tại Thành phố Hồ

Chí Minh

Trong công tác PCTN tại Thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan thanh tra có vai trò hết sức quan

trọng, trong đó, có việc giúp Ủy ban nhân dân

Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân các

Trang 2

hủ hành pháp luật Số 3 (360) - 2022

quản lý nhà nước về công tác PCTN Việc phòng

ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham những chủ yếu được thực hiện qua việc quản lý nhà nước về PCTN và trực tiếp thực hiện hoạt động thanh tra,

giải quyết khiếu nại, tố cáo Do tính chất hoạt động

của mình, thông qua hoạt động thanh tra, giải

quyết khiếu nại, tố cáo, cơ quan thanh tra có điều

kiện phát hiện sớm các biểu hiện tham nhũng, kịp thời kiến nghị các biện pháp ngăn chặn Ngoài ra,

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 còn quy

định cơ quan thanh tra có trách nhiệm rất lớn trong

kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn Trách nhiệm này đã đặt ra cho Ngành Thanh tra những yêu cầu mới, đòi hỏi phải có sự

điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức

cũng như về chuyên môn, nghiệp vụ

Có thể nói, công tác thanh tra tại Thành phó Hồ

Chí Minh có vai trò quan trọng trong công tác PCTN Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật (VPPL); phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản

lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng

cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; bảo vệ

lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp

của cơ quan, tổ chức, cá nhân! Điều 2 Luật

Thanh tra năm 2010 tuy không trực tiếp quy định

mục tiêu phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham

nhũng, nhưng nội hàm của khái niệm hành vi VPPL đã bao hàm toàn bộ cả nội dung của hành

vi tham nhũng, nhất là đối tượng của thanh tra chủ

yếu là việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của cán

bộ, công chức nhà nước Hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức chủ yếu liên quan đến

kinh tế Do vậy, quy định về hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi

VPPL cũng đã khẳng định vai trò, vị trí của công tác thanh tra trong đấu tranh PCTN

Tham nhũng được nhiều học giả và các tổ chức quan tâm nghiên cứu, được biết đến với nhiều

quan niệm khác nhau Trong tiếng Anh từ tham nhũng là "corruption" có nghĩa là “hư hỏng, thối

nát, phá hoại"2 Trong tiếng Việt, thuật ngữ tham nhũng được xác định là: “Lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân và lấy của dân"3 Ngân

hàng Thế giới (WB) lại đưa ra quan niệm tham

nhũng là việc lợi dụng quyền lực công nhằm lợi ích cá nhân“ Tổ chức minh bạch quốc tế (TT) cho

rằng, tham nhũng là hành vi của người lợi dụng

chức vụ, quyền hạn hoặc cố ý làm trái pháp luật để

phục vụ cho lợi ích cá nhân5 Theo Ban nghiên cứu

thuộc Hội đồng Châu Âu, “tham nhũng bao gồm những hành vi hối lộ và bắt kỳ một hành vi nào

khác của những người được giao thực hiện một trách nhiệm nào đó trong khu vực nhà nước hoặc tư nhân, nhưng đã vi phạm trách nhiệm được giao

để thu bất kỳ một thứ lợi ích bắt hợp pháp nao cho

cá nhân hoặc người khác”6

Trên cơ sở nghiên cứu những vắn đề lý luận và

thực tiễn về PCTN, tác giả định nghĩa: Phòng,

chống tham nhũng là bao gồm các hoạt động của

hệ thống cơ quan Đảng, bộ máy nhà nước, các tổ

chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế, tổ chức

xã hội và toàn thể nhân dân, căn cứ vào đường lối,

Trang 3

Thi hành: pháp luật Số 3 (360) - 2022

hội, bảo vệ chế độ và bảo đảm cho kinh tế - xã hội

đất nước phát triển bền vững

Vấn đề tham nhũng trên cả nước nói chung và ại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng luôn được

ảng và Nhà nước ngày càng quan tâm, điều đó

lược thể hiện rõ nét trong các Văn kiện Đại hội đại

biểu toàn quốc của Đảng như Văn kiện Đại hội đại

biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI và lần thứ XII đã đề ra một số chủ trương, quan điểm về phòng,

Ichống tham những Đặc biệt, phần phương hướng, Inhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 ¡năm 2021 - 2025 của Văn kiện Đại hội đại biểu

|toàn quốc lần thứ XIII đã đưa ra nhiều chủ trương

lvà giải pháp căn cơ, quyết liệt về phòng, chống 'tham nhũng: “Triển khai đồng bộ có hiệu quả quy ¡định của pháp luật về phòng, chống tham những | Nang cao hiệu quả thu hồi tài sản tham những, bảo

dam đúng pháp luật Thực hiện quyết liệt nghiêm

¡minh có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống ¡ tham những”; tại văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ | Thanh phố Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020

¡.- 2025 cũng đã đề ra mục tiêu, phương hướng

nhiệm vụ phát triển thành phố, xây dựng đảng bộ

và hệ thống chính trị thành phố cùng với việc xây ¡ dựng, chính quyền vững mạnh trong đó nhấn mạnh đến việc nâng cao hiệu quả đấu tranh PCTN, lãng phí: “Tập trung kiểm tra, giám sát, thanh tra và

đề nghị kiểm toán những địa bàn, lĩnh vực dễ phát

sinh tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, có nhiều đơn

thư phản ánh, tố cáo”8 Từ đó, có thẻ thấy, Thành

phố Hồ Chí Minh đã chủ động xác định đây là

nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Vai trò của công tác thanh tra

trong PCTN thể hiện rõ nét như sau:

Thứ nhất, công tác thanh tra có tầm trọng trong

thực hiện chính sách, pháp luật về PCTN; thông

qua công tác thanh tra đối với việc thực hiện chức

năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của từng

cơ quan, đơn vị, từng vị trí cán bộ, công chức; đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc ngăn ngừa, đẩy lùi tham nhũng,

lãng phí xảy ra ở cơ quan, đơn vị mình Các cấp

chính quyền và mọi cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt việc PCTN, tiêu cực và xử lý nghiêm

khi có vi phạm thì tham nhũng, tiêu cực sẽ được ngăn chặn, day lui, mat khac sé nang cao tinh ty

giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống cho cán

bộ, công chức Qua đó, các chính sách, pháp luật của Nhà nước về PCTN được thực hiện có hiệu

quả

Thứ hai, công tác thanh tra là một trong những phương thức phòng ngừa tham nhũng hiệu quả Nhiệm vụ cơ bản của công tác thanh tra là kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chính sách, pháp luật

của các đối tượng bị thanh tra Chính từ quá trình

thực hiện các chức năng cơ bản này, thanh tra có

thể hiểu rõ những khiếm khuyết trong cơ chế chính

sách làm phát sinh hành vi tham nhũng, ở đây,

thanh tra đóng vai trò dự báo Một cơ chế, chính

sách nào đó ở vào thời điểm thanh tra, mặc dù

chưa làm phát sinh tham những nhưng đã có thể

có được dự báo hậu quả của nó trong thời gian tới

nếu không có một sự điều chỉnh kịp thời Những

kiến nghị của thanh tra trong trường hợp này mang

tính chất là một biện pháp ngăn ngừa tham nhũng

có thể xảy ra Thực tế đã chứng minh rằng, qua công tác thanh tra, đã đưa ra rất nhiều kiến nghị

mà việc thực hiện chúng đã hạn chế được các vụ việc tham nhũng phát sinh, nhất là trong các lĩnh

Trang 4

hi hanh pháp luật Số 3 (360) - 2022

tệ ngân hàng, quản lý việc sử dụng công quỹ

Thứ ba, công tác kiểm tra, thanh tra còn góp

phần tăng cường ý thức trách nhiệm của thủ

trưởng thông qua việc thanh tra trách nhiệm thực

hiện tốt việc công khai, minh bạch Từ đó, dẫn đến

đầu tranh PCTN, tiêu cực được đẩy mạnh và có

hiệu quả, bảo đảm sự phối hợp thực hiện trong hệ

thống chính trị của cơ quan, đơn vị

3 Hạn chế của công tác thanh tra trong phòng, chống tham nhũng từ thực tiễn Thành

phố Hồ Chí Minh

- Công tác quản lý nhà nước về hoạt động thanh tra hiệu quả chưa cao Chất lượng một số

cuộc thanh tra còn hạn chế Kết quả đôn đốc, xử lý

về thanh tra tuy có nhiều tiến bộ nhưng ở một số

địa phương kết quả còn thấp

- Hiện nay, quyền tiếp cận thông tin của người

dân, doanh nghiệp chưa được bảo đảm đầy đủ

Một số cán bộ, công chức lợi dụng quy định về bí mật nhà nước để che giấu thông tin, nhằm mục

đích tham nhũng

- Tình hình khiếu nại, tố cáo giảm nhưng vẫn

diễn biến phức tạp, nhất là liên quan đến lĩnh vực đất đai Còn nhiều vụ việc khiếu nại tồn đọng, kéo

dài chưa được giải quyết dứt điểm

- Một số người đứng đầu chưa nêu cao vai trò

của mình trong PCTN, số người bị xử lý trách

nhiệm khi để xảy ra tham nhũng ở các cơ quan,

đơn vị còn ít so với số vụ việc tham nhũng được

phát hiện

- Công tác PCTN, tình trạng "tham nhũng vặt",

nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và

doanh nghiệp trong giải quyết công việc của một số cán bộ, công chức chưa bị xử lý một cách triệt

để Việc xử lý tham những trong nhiều trường hợp

còn chưa nghiêm, chưa kịp thời Hành vi tham

nhũng ngày càng tỉnh vi, phức tạp, vì vậy việc phát hiện và xử lý tham nhũng gặp nhiều khó khăn

- Việc xử lý và thu hồi tài sản bị chiếm đoạt,

tham nhũng còn gặp rất nhiều khó khăn do một số

nguyên nhân như: Bị can, bị cáo trốn ra nước

ngoài, hoặc bị can, bị cáo chết, hoặc chưa kiểm

soát được tài sản, thu nhập nên tài sản có nguồn

gốc tham nhũng dễ dàng bị tẫu tán Do đó, tiền, tài

sản tham nhũng trong một số vụ án được thu hồi

nhỏ hơn nhiều so với tổng số thiệt hại do các đối tượng chiếm đoạt

- Hệ thống pháp luật về PCTN còn có một số

quy định chưa phù hợp, tính khả thi thấp, hoặc còn

có "lỗ hồng", nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện kịp thời để làm cơ sở pháp lý cho việc

phòng, chống tham nhũng

- Việc kê khai tài sản, thu nhập còn nặng về

hình thức; hầu hết các bản kê khai chưa được

kiểm tra, xác minh, kiểm chứng, chưa giúp cho các

cơ quan chức năng kiểm soát được những biến

động về tài sản của người có chức vụ, quyền hạn; nhiều cơ quan, đơn vị chưa nắm đầy đủ trình tự,

thủ tục kê khai và công khai giải trình

4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công

tác thanh tra trong phòng, chống tham nhũng

Một là, Ngành Thanh tra tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ để tạo được sự chuyển biến

mạnh mẽ, tích cực và toàn diện hơn trong công tác

thanh tra Công tác thanh tra cần bám sát chỉ đạo

của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng

cơ quan hành chính cùng cắp để xây dựng, triển

khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý, cả trước

mắt và lâu dài, nhát là các nhiệm vụ triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch phát triển

Trang 5

Thi hank phiip lutt Số 3 (360) - 2022

triển khai định hướng, kế hoạch thanh tra hàng

lãm theo hướng trọng tâm, hiệu quả, tập trung an tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, có nhiều đơn thư

đu nại, tố cáo

Hai là, nâng cao vai trò lãnh đạo của người

ứng đầu trong đấu tranh PCTN Người đứng đầu

quan, tổ chức, đơn vị phải thật sự coi công tác CTN là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Người đứng

ie chính quyền các cấp phải cam kết về sự liêm Khiết và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, ngăn ngừa và

phát hiện cán bộ, công chức, viên chức vi phạm

pháp luật về PCTN Xử lý nghiêm trách nhiệm

ười đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham

nhũng, lãng phí, tiêu cực tại cơ quan, đơn vị | Ba là, tập trung vào hoạt động thanh tra công

, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật ở

hiểm khâu, những hoạt động quản lý thường

xuyên có sự tiếp xúc giữa cán bộ, công chức, viên chức với người dân, doanh nghiệp, nhất là những

khâu, những lĩnh vực đã xảy ra vi phạm hoặc có

nhiều dư luận về những biểu hiện nhũng nhiễu,

tiêu cực, gây phiền hà cho người dân và doanh

nghiệp Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật

Bồn là, Luật Phòng, chống tham nhũng cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung dé quy định một cách toàn diện, bao quát, nhất là quy định cụ thể các biện

pháp để bảo đảm thực hiện việc công khai, minh bạch đầy đủ, kịp thời các hoạt động của cơ quan,

tổ chức, đơn vị để mọi người biết Cần quy định rõ

cặc nguyên tắc, hình thức, nội dung, thời gian,

trách nhiệm thực hiện công khai, minh bạch trong

hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, để từ đó

hạn chế tham nhũng Hoàn thiện các quy định tố

cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng Thực

tế cho thấy, những người tham nhũng chủ yếu là

những người có chức vụ, quyền hạn, nên những

người dưới quyền hoặc người dân phát hiện họ có

hành vi tham nhũng, muốn tố cáo, nhưng rất e

ngại, sợ bị trả thù Vì vậy, cần ban hành quy định xem xét đơn thư tố cáo tham nhũng nặc danh thì

sẽ phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho người dưới

quyền, người dân dám nói lên sự thật, dám tố cáo người có hành vi tham nhũng Luật Phòng, chống

tham nhũng cần quy định các biện pháp hữu hiệu

để quản lý, xác minh các tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn; cần có các

cơ quan, tổ chức chuyên trách quản lý, xác minh

các bản kê khai tài sản, thu nhập xem có đúng hay

không đúng, có trung thực hay không trung thực, có chính xác hay không chính xác không Đặc biệt,

cần có quy định một rõ việc theo dõi sự biến động

tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và trách nhiệm giải trình, làm rõ tài sản, thu nhập

gia tăng không hợp lý, không rõ ràng Xây dựng và

thực hiện cơ chế, chính sách động viên, khuyến

khích và bảo vệ người phát hiện, tố giác, người

đầu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Năm là, đỗi mới chê độ tiền lương và các chính

sách đãi ngộ cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Đây được xem là một phương án

phòng, chống hữu hiệu đối với nạn tham nhũng,

nhất là tệ nạn “tham nhũng vặt" Bởi một trong những nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng

tham nhũng, đó là chế độ tiền lương và các chế độ

chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công

chức còn bất hợp lý, chưa đáp ứng được những

nhu cầu cơ bản, thiết yếu Vì vậy, cần phải có

Trang 6

hi hành pháp luật Số 3 (360) - 2022

nâng mức lương của cán bộ, công chức đủ nuôi

sống bản thân, gia đình và có tích lũy thì mới hạn

chế được tham nhũng, nhất là “tham những vặt" ở

Việt Nam hiện nay

Sáu là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, công tâm, giỏi nghiệp vụ, tương xứng, ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn được giao nói chung; lực lượng thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm

chính, có bản lĩnh, đi đầu trong công tác đấu

tranh PCTN, lãng phí, tiêu cực; xây dựng tổ chức

thanh tra tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu

quả Thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về

công tác tổ chức, cán bộ để PCTN, đẩy mạnh

việc công khai, minh bạch trong công tác cán bộ,

nhất là trong các khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật Kịp thời điều chuyển, thay thế những cán bộ có biểu hiện tham nhũng, lãng phí,

uy tín giảm sút, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

của đơn vị, địa phương

Bảy là, tiếp tục nghiên cứu lý luận, tổng kết

thực tiễn để hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực

1 Điều 2 Luật Thanh tra năm 2010

nhà nước nhằm phát huy cơ chế này trong PCTN

ở nước ta hiện nay Trong đó, cần tập trung vào

hoàn thiện cơ cấu, tổ chức và hoạt động của các

cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

Tám là, tăng cường cải cách hành chính, kiểm

soát thủ tục hành chính, xử lý nghiêm cá nhân, tổ

chức tùy tiện quy định những thủ tục gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, tổ chức và công dân;

thực hiện công khai, minh bạch các quy chế, quy

trình thủ tục, các hoạt động của cơ quan, đơn vị Chú trọng đúc kết những kinh nghiệm, cách làm

hiệu quả để nhân rộng

Chín là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; chú trọng thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư

lớn; quản lý tài chính, ngân sách; quản lý, sử dụng

đất đai; việc mua bán, chuyển nhượng tài sản công; việc cổ phần hóa, thoái vốn trong tái cơ cấu doanh nghiệp Chú trọng việc giải quyết các hồ

sơ hành chính, tư pháp, bổ trợ tư pháp; việc giải

quyết các vụ việc, vụ án có dấu hiệu kéo dài, tồn

đọng, có dư luận, phản ánh hoặc có dấu hiệu tiêu

cực, tham nhũng 0

2 Oxford, Cambridge (1997), Từ điển Anh - Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội

3 Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nàng, Đà Nẵng, tr 165

4 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Thông tin khoa học (2006), “Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Thông tin tư liệu, (1), tr 3

5 hftp:/wkipedia.org/wki/tham nhung

6 Nguyễn Xuân Yên, Nguyễn Hòa Bình và Bùi Minh Thanh (đồng chủ biên) (2007), Phỏng, chống tham nhũng ở

Việt Nam và thế giới, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 21

7 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biêu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, sự thật, Hà Nội, 2011, tập 2, tr 145

8 Báo cáo chính trị, văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phó Hồ Chí Minh làn thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025,

Ngày đăng: 27/10/2022, 16:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN