1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn thành phố hồ chí minh

94 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 163,62 KB

Nội dung

- Mục đích nghiên cứu của đề tài là: trên cơ sở nghiên cứu và làm sáng tỏnhững vấn đề lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố trong việc giải quyết các vụ án sử dụng mạng máy tính,

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KHÁNH HÒA

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIẢI QUYẾT

VỤ ÁN SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

HÀ NỘI, năm 2020

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KHÁNH HÒA

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ

ÁN SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH

Ngành: LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Mã số: 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS ĐINH XUÂN NAM

HÀ NỘI, năm 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các sốliệu trích dẫn trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận vănchưa từng được công bố một cách đầy đủ trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THỊ KHÁNH HÒA

Trang 4

MỤC LỤC

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN

1.1 Những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sửdụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếmđoạt tài sản 7

1.2 Nội dung các quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố trong việc giảiquyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thựchiện hành vi chiếm đoạt tài sản 15

2.2 Đánh giá tình hình thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụngmạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạttài sản của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 48

Chương 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HOÀN THIỆN HƠN NỮA HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI

Trang 5

3.1 Các giải pháp 65

3.2 Một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thực hành quyềncông tố các vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tửthực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

: Tòa án nhân dân: Viện kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân: Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1 Diễn biến tình hình tội phạm xảy ra trên địa bàn thành phố từ năm

2015 đến năm 2019

Bảng 2 Diễn biến tình hình tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin,

mạng viễn thông xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến năm2019

Bảng 3 Diễn biến tình hình tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn

thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 BLHSnăm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017) xảy ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minhtrong 5 năm kể từ năm 2015 đến năm 2019

Bảng 4 Thống kê số vụ án, số bị can do CQĐT khởi tố và VKSND Thành phố

Hồ Chí Minh yêu cầu khởi tố

Bảng 5 Số liệu thống kê vụ án, bị can phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng

viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bị truy tố vàxét xử sơ thẩm trong 05 năm kể từ năm 2015 đến năm 2019

Bảng 6: Số liệu thống kê số vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,

phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đã được khởi tố nhưngphải tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra do không xác định được bị can hoặc không biết

bị can đang ở đâu

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tình thế cấp thiết của đề tài

Khoa học công nghệ là ngành khoa học mới ra đời và phát triển trong nhữngnăm cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI nhưng những thành tựu của ngành khoa họcnày đã đóng góp hết sức to lớn cho loài người trên các lĩnh vực quản lý kinh tế, vănhóa - xã hội, an ninh quốc phòng góp phần làm thay đổi diện mạo thế giới và nối dàitri thức của con người trong việc chinh phục thiên nhiên

Tuy nhiên dưới góc độ tội phạm học thì khoa học công nghệ cũng vô tình tiếptay cho giới tội phạm trong việc sử dụng những thành quả của nó để thực hiện hành

vi phạm tội và làm xuất hiện một loại tội phạm mới “tội phạm sử dụng công nghệcao” hay còn gọi là tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thôngvới tính chất xuyên quốc gia cùng với những phương thức thủ đoạn thực hiện, chegiấu hết sức tinh vi, xảo quyệt, gây ra vô vàng khó khăn, phức tạp trong việc pháthiện, điều tra, truy tố và xét xử

Đối với các nước phát triển trên thế giới tội phạm trong lĩnh vực công nghệthông tin, mạng viễn thông trong đó có tội “sử dụng mạng máy tính, mạng viễnthông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” không phải là loạitội phạm mới nhưng luôn luôn mang tính nguy hiểm cao và hậu quả do tội phạmnày gây ra cũng đặc biệt lớn Theo thông báo của trung tâm nghiên cứu chiến lượcquốc tế (CSIS) thì các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, đều lànạn nhân của loại tội phạm này, ước tính hàng năm kinh tế toàn cầu thiệt hại khoản

445 tỉ USD và có liên quan đến khoảng 900 triệu người là nạn nhân

Ở Việt Nam, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thôngnói chung, đặc biệt là “tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiệnđiện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” được coi là loại tội phạm mới đượcquy định lần đầu trong BLHS năm 1999 (03 tội), Luật sửa đổi bổ sung một số điềuBLHS năm 1999 (06 tội) và BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (10 tội).Tuy nhiên diễn biến tình hình của tội phạm này, trong đó đặc biệt là “tội sử dụngmạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt

Trang 9

tài sản” diễn ra hết sức phức tạp trên địa bàn cả nước và đặc biệt là địa bàn Thànhphố Hồ Chí Minh Theo số liệu thống kê của phòng thống kê tội phạm VKSNDThành phố Hồ Chí Minh thì trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2019 CQĐT đãkhởi tố 387 vụ/165 bị can, VKSND truy tố 49 vụ/ 83 bị can; TAND xét xử sơ thẩm

38 vụ/ 74 bị cáo; CQĐT tạm đình chỉ 290 vụ/ 5 bị can; VKSND đã trả hồ sơ choCQĐT điều tra bổ sung 7 vụ/ 8 bị can; TAND trả hồ sơ cho VKSND 11 vụ/ 11 bịcan Từ số liệu thống kê nêu trên cho thấy số lượng tội sử dụng mạng máy tính,mạng viễn thông, phương tiện điện tử xảy ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minhrất lớn nhưng số lượng vụ án tạm đình chỉ cũng rất lớn trong khi đó số vụ án, số bịcan bị truy tố và xét xử còn hạn chế Vấn đề này phản ánh một thực trạng là việcphát hiện điều tra, truy tố gặp rất nhiều khó khăn phức tạp đặc biệt là phát hiện, thuthập dấu vết điện tử để chứng minh tội phạm và người phạm tội Thực trạng nêutrên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân là VKSND Thànhphố Hồ Chí Minh chưa thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố trong giảiquyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thựchiện hành vi chiếm đoạt tài sản Chính vì vậy việc lựa chọn vấn đề “Thực hànhquyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố HồChí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ là phù hợp với tính cấp thiết hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu

Vấn đề về chức năng thực hành quyền công tố của VKSND trong lĩnh vực tốtụng hình sự đã và đang được các nhà nghiên cứu lý luận và những người làm côngtác thực tiễn quan tâm, do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết, sáchchuyên khảo, các luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã đề cập đến vấn đề này Tuynhiên vấn đề về thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụng mạngmáy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sảnnói chung, đặc biệt là trên địa bàn cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh thì có rất ítcông trình nghiên cứu Tuy nhiên, cũng có thể viện dẫn một số công trình sau đây:

- Phạm Xuân Mai (2015), “Thủ đoạn chiếm đoạt tiền trong thẻ ngân hàng”,

Trang 10

chuyên đề cấp trường, Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

- Ts Đào Văn Vạn (2018), “Phương pháp điều tra tội sử dụng mạng máy tính,mạng viễn thông, thiết bị điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản”, chuyên đề tổng thuật,

đề tài khoa học cấp Bộ - VKSND tối cao

- Ts Lê Văn Công (2018), “Phương pháp phát hiện, ghi nhận, thu giữ, bảoquản dấu vết điện tử, vật chứng trong quá trình khám nghiệm hiện trường các vụ án

sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị điện tử thực hiện hành vi chiếmđoạt tài sản”, chuyên đề tổng thuật, đề tài khoa học cấp Bộ - VKSND tối cao

- Ts Đinh Xuân Nam (2017), “Định tội danh trong thực hành quyền công tố

và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án sử dụng mạng máy tính,mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, đề tàikhoa học cấp trường, Trường đào tạo, bồi dưỡng kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí

- Ths Lương Hữu Hải (2018), “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” theo quy định của BLHSnăm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, chuyên đề khoa học cấp trường, Trường đàotạo, bồi dưỡng kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Nguyễn Văn Du (2009), “Thực trạng thực hành quyền công tố và kiểm sátđiều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao, một số giải pháp và kiến nghị”, chuyên đềkhoa học, VKSND tối cao

- Lê Thị Huyền Trang (2011) “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo pháp luậthình sự hiện hành, luận văn thạc sĩ – Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh

- Báo Điện Biên Phủ ngày 17 tháng 7 năm 2019 “ Cảnh báo tình trạng Tộiphạm sử dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật Việt Nam trích dẫn từ

- Cổng thông tin điện tử Bộ Công An ngày 06 tháng 11 năm 2019, “Phươngthức thủ đoạn và biện pháp phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảochiếm đoạt tài sản

Trang 11

Nghiên cứu những công trình trên cho thấy mỗi một công trình được các tácgiả nghiên cứu từ nhiều góc độ, trên nhiều phương diện khác nhau về chức năngthực hành quyền công tố của VKS trong tố tụng hình sự, về thực hành quyền công

tố và kiểm sát điều tra các vụ án về tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễnthông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và những vấn đềkhác có liên quan đến loại tội phạm này Kết quả nghiên cứu của các công trình này

sẽ được tác giả tham khảo và kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài luận án Tuynhiên cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp và có hệ thống

về hoạt động thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máytính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từthực tiễn thành phố Hồ Chí Minh Chính vì vậy đề tài nghiên cứu của luận văn làhoàn toàn mới không trùng lặp với bất ký công trình, bài viết nào đã công bố

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.

- Mục đích nghiên cứu của đề tài là: trên cơ sở nghiên cứu và làm sáng tỏnhững vấn đề lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố trong việc giải quyết các

vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành

vi chiếm đoạt tài sản từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hoạt độngthực hành quyền công tố của VKSND đối với loại tội phạm này trong giai đoạn hiệnnay và trong thời gian tới

- Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

+ Phân tích, làm rõ các khái niệm, đối tượng, phạm vi và đặc điểm của thựchành quyền công tố trong giải quyết các vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễnthông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

+ Phân tích, làm rõ nội dung thực hành quyền công tố trong việc tiếp nhận,giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; trong điều tra, xét xử sơthẩm vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiệnhành vi chiếm đoạt tài sản

+ Khảo sát thu thập tổng hợp số liệu liên quan đến tình hình khởi tố điều tra

Trang 12

truy tố và xét xử sơ thẩm loại án này trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đánh gia tình hình thực hành quyền công tố của VKSND Thành phố Hồ ChíMinh trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiệnđiện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và tìm ra những nguyên nhân củanhững tồn tại, khó khăn vướng mắt cần phải khắc phục giải quyết

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công

tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiệnđiện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là những vấn đề lý luận thực tiễn

về thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính,mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thựctiễn Thành phố Hồ Chí Minh và những vấn đề khác có liên quan

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn

+ Nội dung: đề tài luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận thực tiễn hoạtđộng thực hành quyền công tố trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm và kiến nghị khởi tố; thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra

và xét xử sơ thẩm vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện

tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

+ Về không gian: trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

+ Về thời gian: từ năm 2015 đến năm 2019

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: đề tài luận văn được thực hiện trên cơ sở phương phápluận là phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủnghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; quan điểm của Đảng và nhà nước

về đấu tranh phòng chống tội phạm trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường vàhội nhập quốc tế hiện nay

- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: trong quá trình thực hiện đề tài còn sử dụngcác phương pháp cụ thể như: phương pháp khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu;

Trang 13

phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh; phương pháp thống kê;

phương pháp phỏng vấn các chuyên gia,…

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài bao gồm

03 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về thực hành quyền công tốtrong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện

tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Chương 2: Thực trạng thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụngmạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạttài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thực hànhquyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Trang 14

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI

CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 1.1 Những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ

án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

1.1.1 Khái niệm, đối tượng, phạm vi và đặc điểm của thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

1.1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ

án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vichiếm đoạt tài sản

- Khái niệm thực hành quyền công tố: Khi nói đến khái niệm thực hành quyềncông tố là nói đến phạm trù thực tiễn, tức là nói đến các hoạt động c9ụ thể và nhữngnhiệm vụ, quyền hạn của VKS để tổ chức và thực hiện quyền công tố do nhà nướcgiao cho

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2014 thì kháiniệm thực hành quyền công tố được hiểu như sau: thực hành quyền công tố là hoạtđộng của VKSND trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của nhà nước đốivới người phạm tội được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm và kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ

án hình sự

- Khái niệm thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụngmạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạttài sản Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiệnhành vi chiếm đoạt tài sản là một trong số các tội phạm sử dụng công nghệ cao do

đó khi thực hiện hành vi phạm tội có tính đặc thù riêng và có những đặc tính chung

Trang 15

Chính vì vậy, khái niệm thực hành quyền công tố cũng vừa có cái chung vừa có cáiriêng do đó có thể đưa ra khái niệm như sau: thực hành quyền công tố trong việcgiải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thựchiện hành vi chiếm đoạt tài sản là hoạt động của VKSND sử dụng các quyền năngpháp lý được quy định trong luật tổ chức VKSND và BLTTHS để thực hiện việcbuộc tội nhà nước đối với người sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phươngtiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được bắt đầu từ khi giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra,truy tố và xét xử vụ án.

- Mục đích và ý nghĩa thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sửdụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếmđoạt tài sản là bảo đảm:

Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễnthông, phương tiện điện tử phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xửkịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tộiphạm, người phạm tội, không làm oan người vô tội;

Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái pháp luật

1.1.1.2 Đối tượng và phạm vi của thực hành quyền công tố trong việc giảiquyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thựchiện hành vi chiếm đoạt tài sản

- Đối tượng của thực hành quyền công tố: căn cứ vào quy định tại Khoản 1Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2014 thì đối tượng của chức năng thực hànhquyền công tố của VKSND là tội phạm và người phạm tội sử dụng mạng máy tính,mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi phạm tội Để bảo đảm việcbuộc tội đúng người, đúng tội, trong quá trình sử dụng các quyền năng pháp lý dopháp luật quy định, VKS phải bảo đảm hoạt động giải quyết tin báo, tố giác tộiphạm, các hoạt động khởi tố, điều tra, thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ chứng minh

có hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện

Trang 16

một hoặc nhiều hành vi chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 290 BLHS năm

2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Người thực hiện hành vi đó có đủ năng lực tráchnhiệm hay không, trên cơ sở đó ra quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án và thựchiện sự buộc tội người đó tại phiên tòa

- Phạm vi của thực hành quyền công tố: theo quy định tại Khoản 1 Điều 3Luật tổ chức VKSND năm 2014 thì phạm vi thực hành quyền công tố trong việcgiải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thựchiện hành vi chiếm đoạt tài sản bắt đầu từ khi CQĐT giải quyết tố giác, tin báo vềtội phạm, kiến nghị khởi tố và kết thúc khi Tòa án ra bản án có hiệu lực pháp luật.Trong trường hợp vụ án bị đình chỉ điều tra trong giai đoạn điều tra, đình chỉ vụ án

ở giai đoạn truy tố, đình chỉ vụ án ở giai đoạn xét xử thì thực hành quyền công tố của VKS kết thúc khi có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án

1.1.1.3 Đặc điểm của thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sửdụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếmđoạt tài sản

Thứ nhất, khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụngmạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử đòi hỏi KSV phải nhận thứcđúng đắn và nắm vững chứng cứ điện tử và sử dụng chứng cứ điện tử khi làmphương tiện chứng minh tội phạm và người phạm tội

Để bảo đảm thực hiện có hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểmsát việc khởi tố, điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án sử dụng mạng máy tính, mạngviễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thì vấn

đề có ý nghĩa quyết định là KSV phải nhận thức được giá trị chứng minh của loạichứng cứ có tính đặc thù của loại tội phạm này như sau:

Phương tiện chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làchứng cứ Tuy nhiên do đặc điểm riêng biệt của loại tội phạm này là không thểchứng minh bằng các chứng cứ thông thường mà phần lớn phải chứng minh bằngchứng cứ là dữ liệu điện tử Ngoài việc phát hiện, thu thập, bảo quản hết sức khókhăn, đòi hỏi Điều tra viên, KSV phải có những kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu đối

Trang 17

với tội phạm này đặc biệt là phải nắm vững các quy định đặc thù về dấu vết điện tử,khả năng truy nguyên, cách thức thu thập, ghi nhận (ghi nhận bằng chụp ảnh, vẽ sơ

đồ, phản ánh vào biên bản…), bảo quản, phục hồi, phân tích, đánh giá, sử dụng loạichứng cứ này Khoa học lập pháp cần phải phát triển đồng thời cùng với khoa họccông nghệ để quy định và thừa nhận những loại chứng cứ mới có khả năng chứngminh tội phạm sử dụng công nghệ cao đó là chứng cứ là dữ liệu điện tử Thực tiễnđấu tranh phòng chống loại tội phạm mới này cho thấy mặc dù đây là loại dấu vết,loại chứng cứ mới nhưng nó có đầy đủ các thuộc tính cơ bản của chứng cứ nóichung đó là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp (thu thập theo đúngtrình tự thủ tục tố tụng hình sự) Trong thực tế, mỗi lần phạm tội, đối tượng phạmtội đều để lại một dấu vết điện tử nào đó trên mạng, trong máy tính một cách kháchquan không phụ thuộc vào mong muốn che giấu chủ quan của người thực hiện hành

vi phạm tội Những dấu vết này phản ánh một hoạt động nào đó trong quá trình hoạtđộng phạm tội Đối với những dấu vết khác không phản ánh, không liên quan đếnquá trình phạm tội đã xảy ra thì không được coi là chứng cứ Chính vì vậy nhiệm vụcủa CQĐT là phải phát hiện, ghi nhận, thu thập, bảo quản và thể hiện được dấu vết

đó dưới dạng một loại chứng cứ nào đó (tài liệu, vật chứng là công cụ phạm tội, kếtluận giám định) được pháp luật thừa nhận Chính những thuộc tính này làm chochứng cứ là dữ liệu điện tử chứa đựng thông tin về tội phạm và người phạm tội cógiá trị chứng minh trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử

Chứng cứ là dữ liệu điện tử có liên quan đến vụ án dưới dạng ký hiệu, chữviết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được lưu trong máy tính hoặccác thiết bị có bộ nhớ kỹ thuật khác Những chứng cứ điện tử có thể thu thập được

để chứng minh hành vi phạm tội bao gồm: những chứng cứ điện tử do máy tính tựđộng tạo ra “cookies”, URL, Email logs, Webser logs; những thông tin điện tử docon người tạo ra được lưu giữ trong máy tính hoặc thiết bị điện tử khác như các vănbản, băng biểu, các hình ảnh thông tin, … được lưu giữ dưới dạng kỹ thuật số để thuthập được những chứng cứ điện tử này cần sử dụng những kỹ thuật công nghệ máytính phần mềm phù hợp để có thể phục hồi lại những “Dấu vết điện tử” đã bị

Trang 18

xóa, bị ghi đè, những dữ liệu tồn tại dưới dạng ẩn, đã mã hóa, những phần mềm mãnguồn được cài đặt dưới dạng ẩn để làm cho nó có thể đọc được, ghi lại được để sửdụng làm chứng cứ pháp lý

Thứ hai, Khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụngmạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạttài sản KSV phải nắm vững và hiểu biết về phương pháp phát hiện, ghi nhận, thugiữ, bảo quản dấu vết điện tử và vật chứng

Để bảo đảm cho hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khámnghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ đồ vật của CQĐT đúng quy định của phápluật và quy trình thu giữ dấu vết điện tử, vật chứng trong các vụ án sử dụng mạngmáy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tàisản, KSV phải nắm vững những quy luật phát hiện, ghi nhận, thu giữ, bảo quản dấuvết điện tử và vật chứng như sau:

Đối với máy tính: không được tắt (shut down) theo trình tự mà ngắt nguồncung cấp điện trực tiếp cho thân máy (CPU) hoặc máy tính (đối với máy tính xáchtay)

Đối với điện thoại di động: tắt máy, thu giữ cả điện thoại, thẻ nhớ, thẻ sim, bộsạc điện thoại (nếu có)

Đối với các phương tiện điện tử khác: tắt thiết bị, thu giữ cả phụ kiện đi kèm Thứ ba, khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụng mạngmáy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tàisản, KSV phải nắm vững các thuật ngữ có liên quan đến công nghệ thông tin, cácthuật ngữ tiếng Anh đối với các chứng cứ là dữ liệu điện tử, các vật chứng của vụán

- Để bảo đảm cho việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, chứng cứ đề nghị lãnh đạophê chuẩn các quyết định của CQĐT, viết các văn bản nghiệp vụ về truy tố, thamgia phiên tòa, đặc biệt là buộc tội bị cáo tại phiên tòa đòi hỏi KSV phải nắm đượccác thuật ngữ về công nghệ thông tin, tên gọi các tài liệu, vật chứng được phát hiện,ghi nhận, thu giữ trong quá trình khám nghiệm hiện trường, khám xét

Trang 19

- Các thuật ngữ liên quan đến công nghệ thông tin như:

+ Mạng máy tính là tập hợp nhiều máy tính kết nối với nhau, có thể chia sẽ dữ liệu cho nhau

+ Mạng viễn thông là tập hợp các thiết bị đầu cuối, thiết bị kết nối và nútmạng liên lạc với nhau để những người sử dụng thiết bị đầu cuối có thể thông tin từ

xa với nhau

+ Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động được trên công nghệ điện tử,điện tử, kĩ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc côngnghệ tương tự bao gồm: điện thoại, fax, truyền hình, điện thoại không dây, các mạngmáy tính kết nối với nhau,…

+ Dữ liệu thiết bị số là hệ điều hành, phần mềm ứng dụng, thông tin chứa trong thiết bị số

+ Mã truy cập là điều kiện bắt buộc đáp ứng một tiêu chí chuẩn nhất trước khi

sử dụng, truy cập tới thiết bị, nội dung dữ liệu được bảo vệ

+ Tường lửa là tập hợp các thành phần hoặc một hệ thống các trang thiết bị,phần mềm hoặc phần cứng được đặt giữa hai hoặc nhiều mạng nhằm kiểm soát tất

cả các kết từ bên trong ra bên ngoài và ngược lại, đồng thời để ngăn chặn việc xâmnhập, kết nối trái phép

+ Quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, internet là quyền quản lý,vận hành, khai thác và duy trì hoạt động ổn định mạng máy tính, mạng viễn thông,mạng internet của tổ chức, cá nhân, …

- Các tài liệu, vật chứng mà KSV phải nắm vững và hiểu được tính năng tácdụng của nó để bảo đảm cho hoạt động chứng minh tội phạm và người phạm tội khithực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử baogồm: máy tính bỏ túi, các thiết bị truyền thông di động, những thiết bị điện tử có bộnhớ kĩ thuật số, smart canol, smart media, compact media, memory stick, máy đo tínhiệu, thẻ vạch từ, video camera, tivi kĩ thuật số sử dụng internet, máy tiếp sóng vệtinh, sách chỉ dẫn về máy tính

Thứ tư, khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụng mạng

Trang 20

máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tàisản, KSV phải nắm vững yếu tố đặc thù của mặt khách quan của tội phạm, phươngthức thủ đoạn thực hiện, che giấu tội phạm.

Khác với các loại tội phạm khác là mặt khách quan của tội phạm là nhữnghành vi biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm là hành vi thông thường để nhận biếtkhi định tội danh, ví dụ như tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sảncủa người khác; tội giết người là hành vi tước đoạt sinh mạng của người khác thôngqua việc sử dụng dao, búa, gậy, súng, đạn,… còn đối với tội sử dụng mạng máytính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thìngoài các yếu tố khách thể là quyền sở hữu, yếu tố chủ quan là lỗi cố ý; chủ thể thìcăn cứ vào Điều 12 BLHS đều để nhận biết như các loại tội phạm khác, riêng yếu tốkhách quan muốn nhận thức đúng đắn thì phải hiểu được thế nào là sử dụng mạngmáy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử và phải hiểu được hành vi thực hiệnchiếm đoạt tài sản như thế nào thì mới định được tội danh ở khung cơ bản và địnhtội danh ở khung hình phạt tăng nặng

Theo quy định tại Điều 290 của BLHS thì KSV phải nắm vững và hiểu hành

vi khách quan của tội phạm này bao gồm:

+ Sử dụng thông tin về tài khoản thẻ, thẻ ngân hàng của cơ quan tổ chức, cánhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa,dịch vụ, ví dụ: A cài chip vào máy đọc thẻ thanh toán tại ngân hàng, cơ sở tài chính,nhà hàng, siêu thị, máy ATM để đọc dữ liệu của thẻ, sau đó dùng phần mềm và thiết

bị chuyên dùng sao chép mã thẻ lấy cắp được vào một thẻ trắng khác để làm ra cácthẻ giả giống như thẻ thật, sau đó đối tượng dùng thẻ này để rút tiền mặt hoặc thanhtoán hàng hóa, dịch vụ,…

+ Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ

+ Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếmđoạt tài sản, ví dụ: A sử dụng mạng máy tính, mạng internet, phần mềm dò tìm, lấycắp, chiếm đoạt, sử dụng trái phép mã truy cập và mật khẩu của mã để truy cập vào

Trang 21

hệ thống cơ sở dữ liệu trang web cung cấp các ứng dụng, cổng thanh toán như tàikhoản truy cập hộp thư điện tử, tài khoản cổng thanh toán, tài khoản chơi gameonline, tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tiền, hàng hóa, đồ vật khác tùy theo quyđịnh của từng cổng thanh toán và ứng dụng trong tài khoản Sau khi truy cập tráiphép vào tài khoản, A mạo danh chủ tài khoản để rút tiền mặt ra khỏi tài khoản,chuyển tiền từ tài khoản đó sang tài khoản của mình, thanh toán hàng hóa, dịch vụhoặc chiếm đoạt hàng hóa, đồ vật trong tài khoản đó.

+ Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ,huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằmchiếm đoạt tài sản

+ Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạttài sản

Thứ năm, khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết các vụ án sử dụngmạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạttài sản, KSV phải nắm vững đường lối, chính sách hình sự và phạm vi chứng minhcủa chứng cứ

Đối với tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện

tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, việc phát hiện, thu thập tài liệu chứng cứ vàxác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt, giá trị tài sản bị thiệt hại gặp rất nhiều khókhăn phức tạp có trường hợp đối tượng phạm tội nhiều lần nhưng những lần trước

đó bị xóa bỏ hết dấu vết điện tử, vật chứng không tìm ra bị hại, không làm rõ đượctài sản bị chiếm đoạt,… Do đó đối với tội phạm này, phạm vi chứng minh củachứng cứ thu thập được đến đâu thì xử lý đến đó

Thứ sáu, khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụngmạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạttài sản, KSV phải nắm vững cách tính tài sản bị chiếm đoạt và thiệt hại do hành viphạm tội gây ra

Việc xác định tài sản bị chiếm đoạt và tài sản bị thiệt hại trong thực hành quyền công tố vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử

Trang 22

do hành vi phạm tội gây ra nhằm bảo đảm cho việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xửđúng người, đúng tội; Việc đề xuất Hội đồng xét xử áp dụng khung hình phạt đúngpháp luật Theo đó, KSV phải nắm vững cách tính tài sản bị chiếm đoạt và tài sản bịthiệt hại như sau: Ví dụ: A phát tán virut làm cho mạng máy tính điều hành sản xuấtcủa công ty B ngừng hoạt động trong thời gian 05 giờ để chiếm đoạt 70 triệu đồng.Công ty B phải chi 10 triệu đồng để khắc phục sự cố mạng máy tính trở về nguyêntrạng như trước khi bị virut do A phát tán xâm nhập Mặt khác do mạng máy tínhcủa công ty B bị đình trệ gây thiệt hại 300 triệu đồng Trong trường hợp này xácđịnh A chiếm đoạt tài sản là 70 triệu đồng và gây thiệt hại là 310 triệu đồng.

1.2 Nội dung các quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

1.2.1 Nội dung các quy định của pháp luật về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Tội phạm công nghệ cao đã được quy định trong các văn bản pháp luật hình sựcủa các nước có nền khoa học, công nghệ phát triển như Mỹ, Australia, Anh, Pháp,Đức từ những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX Ở Việt Nam xuất phát từ nhiều lý

do khác nhau do đó BLHS năm 1985 là BLHS đầu tiên của Việt Nam chưa có điềuluật nào quy định về tội phạm công nghệ cao Khi đất nước bước vào thời kỳ đổimới, mở rộng hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới, nền khoahọc công nghệ từng bước được đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực đổi mới kinh tế, cảicách hành chính, cải cách tư pháp và các phương tiện điện tử, thiết bị số ngày càngđược sử dụng rộng rãi trong quần chúng nhân dân đặc biệt là tầng lớp thanh niên, tríthức Tuy nhiên, một bộ phận lợi dụng sự phát triển của các mạng máy tính, mạngviễn thông, mạng internet thực hiện hành vi phạm tội ảnh hưởng đến an toàn côngcộng, trật tự công cộng Để đấu tranh chống lại các hành vi nguy hiểm này BLHSnăm 1999 tại chương XIX Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộngquy định 03 Điều luật về các tội trong lĩnh vực công nghệ cao Điều 224 tội phát tánchương trình vi rút tin học có tính năng gây hại cho hoạt động của mạng

Trang 23

máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số; Điều 225 tội cản trợ hoặc gâyrồi hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số; tộiđưa vào hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạnginternet.

Tuy nhiên trước sức mạnh phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là côngnghệ thông tin, một số đối tượng có trình độ khoa học công nghệ cao đã lợi dụngnhững thành tựu mới của khoa học công nghệ mới vào hành vi chiếm đoạt trái phéptài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân Chính vì vậy, năm 2009 Quốc hội đã thôngqua Luật sửa đổi bổ sung một số điều BLHS năm 1999 trong đó bổ sung mới 02Điều luật là Điều 226a và Điều 226b Cụ thể như sau: Điều 226a quy định tội truycập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị

số của người khác; Điều 226b quy định tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễnthông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản Việc Luậtsửa đổi bổ sung một số điều BLHS năm 1999 đã bổ sung thêm 02 điều luật là Điều226a và Điều 266b để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnhvực công nghệ cao, đặc biệt là các quy định tại Điều 226b sau khi Luật sửa đổi bổsung năm 2009 có hiệu lực là cơ sở pháp lý để CQĐT, VKS, TA kịp thời phát hiện,điều tra, truy tố và đưa ra xét xử nhiều vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễnthông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo đúngtính chất và hành vi phạm tội đã xảy ra

Như trên đã trình bày ở nước ta, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin

là loại tội phạm mới, các quan hệ xã hội phát sinh trong lúc này ngày càng mở rộng

và luôn có sự thay đổi, các hành vi phạm tội không chỉ mở rộng về quy mô mà cònthay đổi về phương thức, thủ đoạn phạm tội do đó các nhà làm luật không thể cùngmột lúc nhận thức hết các quan hệ pháp luật cần phải được điều chỉnh Chính vì vậy,trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm 15 năm thi hành BLHS năm 1999, dự kiến nhữnghành vi phạm tội có thể xảy ra trong tương lai và có tham khảo kinh nghiệm đấutranh phòng chống của các nước phát triển trên thế giới, BLHS năm 2015 (sửa đổi

bổ sung năm 2017) đã hoàn thiện hơn các quy định với loại tội phạm này cụ thể

Trang 24

như sau:

- Bổ sung thêm 04 Điều luật mới là Điều 285 Tội sản xuất, mua bán, trao đổihoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật;Điều 291 Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thôngtin tài khoản ngân hàng; Điều 293 Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dànhriêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, anninh; Điều 294 Tội cố ý gây nhiễu có hại

- Sửa đổi thuật ngữ “mạng internet, thiết bị số” của các điều 224, 225, 226a, 226b thành thuật ngữ “phương tiện điện tử”

- Cụ thể hóa các hành vi phạm tội trong từng điều luật và cụ thể hóa số lượngtài sản thu lợi bất chính, số lượng tài sản chiếm đoạt, số lượng tài sản do hành viphạm tội gây ra trong từng khung hình phạt

- Bổ sung một mục mới (Mục 2) Chương XXI - Các tội xâm phạm an toàncông cộng, trật tự công cộng trên cơ sở tách các tội phạm trong lĩnh vực công nghệthông tin với tên gọi tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông.Với những sửa đổi bổ sung như trên BLSH năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm2017) đã góp phần hoàn thiện các quy định về tội phạm trong lĩnh vực công nghệthông tin, mạng viễn thông đồng thời giúp cho người làm công tác thực tiễn áp dụngpháp luật trong đấu tranh phòng chống loại tội phạm này ngày càng có hiệu quả,việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, nghiêm minh và đúngpháp luật

- Nội dung các quy định của Điều 290 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm

2017 Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiệnhành vi chiếm đoạt tài sản

“1 Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của Cơ quan, tổ chức, cá

Trang 25

nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

1.2.2 Nội dung thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

1.2.2.1 Thực hành quyền công tố trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; khám nghiệm hiện trường vụ án sử dụngmạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử hiện hành vi chiếm đoạt tàisản

Thứ nhất, thực hành quyền công tố trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Căn cứ pháp lý: Điều 12 Luật Tổ chức VKSND năm 2014; Điều 150 BLTTHSnăm 2015; các Điều 8, 9, 12, 15 Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền

Trang 26

công tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiếnnghị khởi tố (ban hành kèm theo quyết định số 169/QĐ-VKSTC ngày 02/5/2018của Viện trưởng VKSND tối cao Theo đó, hoạt động thực hành quyền công tố trongviệc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố vụ án sửdụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếmđoạt tài sản có những nội dung sau đây:

Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạngviễn thông, phương tiện điện tử, thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, việc tiếpnhận, giải quyết tố giác, tin báo nhanh chóng, kịp thời có ý nghĩa quyết định trongcông tác điều tra phá án với lý do phạm vi thực hiện tội phạm này rất rộng khôngchỉ diễn ra giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng ra các nước trên thếgiới (Tội phạm thực hiện từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào ViệtNam) trong một thời gian rất ngắn với phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt cácdấu vết điện tử dễ bị xóa bỏ và người thực hiện hành vi dễ dàng che giấu hành viphạm tội của mình Khác với các tố giác, tin báo về tội phạm của các loại tội phạmkhác, việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm sử dụng mạng máy tính,mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có nhữngđặc thù riêng ở chỗ: các tố giác, tin báo về tội phạm này chủ yếu là do người bị hại(cá nhân, tổ chức) cung cấp cho CQĐT; người bị hại sau khi bị chiếm đoạt tài sảnthường không phát hiện được do hành vi lừa đảo gây ra mà phải qua một thời giannhất định mới phát sinh nghi ngờ và mới tố cáo với CQĐT Để phát hiện hành viphạm tội, người phạm tội, CQĐT không chỉ sử dụng các biện pháp tố tụng mà phải

sử dụng các biện pháp nghiệp vụ và phải trải qua một thời gian nhất định mới có thểphát hiện được Chính vì vậy, để thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếpnhận, tố giác, tin báo về tội phạm này có hiệu quả, KSV được phân công phải tậptrung những vấn đề sau đây:

- Quan hệ chặt chẽ với CQĐT để quản lý được tình hình tiếp nhận và xử lýban đầu về tố giác, tin báo tội phạm này (số lượng và nội dung tố giác, tin báo,phương thức thủ đoạn phạm tội)

Trang 27

- Yêu cầu CQĐT lấy lời khai người bị hại để làm rõ số người bị hại, giá trị tàisản bị chiếm đoạt, giá trị tài sản bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra (Nếu thựchiện được); Họ tên, địa chỉ người bị hại ở trong nước và nước ngoài…thời gian,phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm

- Yêu cầu CQĐT áp dụng các biện pháp tố tụng và nghiệp vụ để tiến hành thẩm tra, xác minh phát hiện tội phạm và người phạm tội

- Kiểm sát việc trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghịkhởi tố vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thựchiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luậtnghiêm trọng hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà VKSND đã yêu cầu nhưngCQĐT không khắc phục

Thứ hai, Thực hành quyền công tố trong công tác khám nghiệm hiện trường Trong một số trường hợp, trong quá trình kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo

về tội phạm này đã xác định được nơi các đối tượng sử dụng mạng máy tính, mạngviễn thông, phương tiện điễn tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và yêu cầu phảingăn chặn ngay hành vi phạm tội, CQĐT tiến hành khám nghiệm hiện trường Đốivới những trường hợp này KSV được phân công ngoài việc kiểm sát các hoạt độngcủa Hội đồng khám nghiệm như khám nghiệm các loại hiện trường khác thì KSVcần tập trung các hoạt động sau đây trong quá trình khám nghiệm của Hội đồngkhám nghiệm hiện trường:

- Việc phác họa sơ đồ hiện trường để thể hiện rõ vị trí lắp đặt các thiết bị,thông tin chi tiết các thiết bị bao gồm: loại máy, số serie… những thiết bị ngoại biênđược kết nối: Modem, thiết bị wifi, máy in, máy fax… KSV, Điều tra viên thu thậpcác thông tin khác như: người sử dụng, địa chỉ, nơi ở, nơi làm việc, số điện thoại,username, password để mở máy tính, của file, của folder, của email và những thôngtin khác có liên quan do người sử dụng máy tính cung cấp cũng như những dấu vếtkhác như dấu vân tay và các vật chứng khác như các đồ vật là còi hú, máy gây tiếngđộng, kịch bản phạm tội…

Việc chụp ảnh ghi hình: khi chụp ảnh, ghi hình phải đảm bảo cho phép tất cả

Trang 28

máy in hoàn tất quá trình in, phải kiểm tra để bảo đảm máy tính đã tắt, không đượcbật máy tính trong bất kỳ trường hợp nào (một số máy tính xách tay có thể được bậtlên khi tiến hành mở nắp màn hình); rút ổ điện và các thiết bị khác ra khỏi máy tính;đánh dấu các cổng và dây cáp để có thể lắp đặt lại sau đó; quá trình chụp ảnh, ghihình phải lập biên bản ghi chép đầy đủ theo đúng quy định của BLTTHS để đảmbảo giá trị pháp lý của chứng cứ (quá trình vẽ sơ đồ, chụp ảnh, ghi hình phải đánh

số thứ tự các dấu vết và các thiết bị kỹ thuật số)

Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động khác của Hội đồng khámnghiệm như: tìm kiếm nhật ký, sổ tay hoặc các giấy tờ, tài liệu ghi chép username,password thường đi kèm hay ở gần nơi đặt máy tính; lấy lời khai ban đầu nhữngngười có liên quan để thu thập về những thông tin username, password; không đểnhững người không có trách nhiệm đến gần máy tính, nguồn điện; ghi lại nhữngthông tin trên màn hình bằng cách chụp ảnh, viết lại nội dung trên màn hình vàobiên bản; không để một người nào đụng đến bàn phím, bấm chuột điện tử Nếu mànhình được đặt mật khẩu, Điều tra viên phải ghi thời gian của việc sử dụng chuột đểkhôi phục hiển thị của màn hình; để lưu lại dữ liệu trên DDram cần tắt nguồn điệnsau máy tính mà không tắt bất cứ chương trình nào; khi rút dây nguồn điện phải rútphần nối với máy tính chứ không rút ổ cắm điện để tránh mất dữ liệu đang được đọc

ở DDram Mặt khác trong quá trình khám nghiệm, KSV phải kiểm sát việc truy tìmdấu vân tay và các loại dấu vết thông thường khác có ý nghĩa trong việc giải quyết

Trang 29

máy tiếp sóng vệ tinh, ổ cứng di động Những máy tính và thiết bị đi kèm như:CPU, màn hình, bàn phím và chuột, USB, dongles, Modem, Harddisc rời và cácthiết bị ngoại vi khác, các loại đĩa CD, VCD, DVD, MP3, MP4, thẻ nhớ, sách chỉdẫn về máy tính, phần mềm, giấy in đã dung, giấy in hỏng… KSV phải kiểm sátviệc đóng gói, bảo quản, niêm phong và ghi vào biên bản khám nghiệm hiện trườngtên gọi từng loại thiết bị, số lượng để bảo đảm khi chuyển giao cho các chuyên giaphục hồi vừa tuân thủ các quy định của pháp lý vừa bảo đảm giá trị chứng minh củatừng loại dấu vết điện tử để phòng mất mát, hư hỏng, thất lạc…

- Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc lập biên bản khám nghiệm hiệntrường Khám nghiệm hiện trường vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản hết sức khó khăn, phức tạp

do các dấu vết vật chứng có nhiều loại khác nhau tên gọi chủ yếu bằng tiếng anh.Chính vì vậy, KSV được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát khámnghiệm hiện trường loại án này phải bảo đảm việc ghi nhận thống nhất số lượng, vịtrí, tên gọi, màu sắc của dấu vết điện tử, vật chứng giữa biên bản khám nghiệmhiện trường với sơ đồ hiện trường và bản ảnh hiện trường Biên bản không được tẩy,xóa nếu có sửa chữa, bổ sung trong biên bản thì phải có sự thống nhất giữa cácthành viên Hội đồng khám nghiệm và cuối cùng tất cả các thành viên đều phải kývào biên bản

1.2.2.2 Thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án, khởi tố bị canphạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiệnhành vi chiếm đoạt tài sản

Thứ nhất, thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án

Căn cứ pháp lý: Điều 14 Luật Tổ chức VKSND năm 2014; Khoản 1, Điều 161BLTTHS năm 2015 thì hoạt động thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án

sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vichiếm đoạt tài sản có những nội dung sau đây:

Để bảo đảm thực hiện tốt chứng năng thực hành quyền công tố và kiểm sátviệc khởi tố vụ án có hiệu quả khi nhận được quyết định khởi tố hoặc quyết định

Trang 30

không khởi tố vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tửthực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản kèm theo tài liệu, chứng cứ dùng làm căn cứcho việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án, KSV được phân công phải kiểm tra tính

có căn cứ và tính hợp pháp của các quyết định này cụ thể như:

- Kiểm tra tính có căn cứ của quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi

tố vụ án Yêu cầu KSV phải làm rõ bốn dấu hiệu của tội phạm này bao gồm: có haykhông có hành vi chiếm đoạt tài sản, thiệt hại về tài sản, hành vi đó có nguy hiểmcho xã hội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa, hành vi chiếm đoạttài sản đó có phải được thực hiện bằng phương pháp sử dụng mạng máy tính, mạngviễn thông, phương tiện điện tử hay không; hành vi chiếm đoạt đó hay không; lỗicủa người thực hiện hành vi và hành vi đó có phải chịu hình phạt theo quy định tạiĐiều 28 của Bộ luật hình sự hay không?

Để làm rõ các vấn đề đó, KSV phải nghiên cứu, kiểm tra các tài liệu, chứng cứsau đây:

+ Đơn tố cáo hoặc tin báo về hành vi chiếm đoạt tài sản, mục đích để nắmđược nội dung tin báo là gì? có hành vi chiếm đoạt tài sản hay không, giá trị tài sản

bị chiếm đoạt là bao nhiêu?

+ Các thông tin về băng nhóm tội phạm là người nước ngoài đến Việt Namthực hiện hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tửthực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản do các cơ quan có thẩm quyền tương ứng củanước ngoài hoặc thông qua tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế Interpol, Aseanpol (Tổchức cảnh sát hình sự các nước Asean, các cơ quan lãnh sự của Đại sứ quán của ViệtNam ở nước ngoài)… cung cấp (nếu có) để nắm được thông tin ban đầu về phươngthức, thủ đoạn thực hiện tội phạm, động cơ mục đích phạm tội…

+ Biên bản lấy lời khai của người bị hại và người làm chứng để làm rõ hơn nộidung tố giác Tin báo về tội phạm, xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt, số lượng tàisản bị thiệt hại, phương thức thủ đoạn, động cơ, mục đích, thời gian, địa điểm thựchiện tội phạm

+ Nghiên cứu biên bản khám nghiệm hiện trường, bản ảnh và sơ đồ hiện

Trang 31

trường, biên bản khám xét, thu giữ để nắm được phương thức thủ đoạn thực hiện tộiphạm, các công cụ, phương thức thực hiện tội phạm (các thiết bị điện tử đã thu giữ).+ Các tài liệu, biên bản xác minh việc chuyển tiền của người bị hại vào các tàikhoản do các đối tượng phạm tội mở tại các ngân hàng Việt Nam Thông qua việckiểm tra nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ nêu trên, KSV phải làm rõ sự việc xảy ra

có dấu hiệu tội phạm hay không và việc ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ

án của CQĐT có căn cứ hay không

- Kiểm tra tính hợp pháp của quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án Khikiểm tra tính hợp pháp của quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án, KSV phảikiểm tra những văn bản về những vấn đề sau:

+ Thẩm quyền ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án, họ tên, chức vụcủa người ra quyết định, chữ ký, con dấu

+ Nội dung quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án có ghi rõ thời gian,căn cứ khởi tố hoặc không khởi tố Nếu khởi tố thì theo khoản nào của Điều 290BLHS

+ Kiểm tra hình thức các biên bản ghi lời khai, biên bản khám nghiệm hiệntrường, biên bản làm việc… có tuân thủ các quy định của BLTTHS hay không? Việckiểm tra tính hợp pháp của quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhằm đảmbảo giá trị pháp lý của văn bản tố tụng và giá trị chứng minh của các chứng cứ đãthu thập được

Sau khi kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của quyết định khởi tố hoặckhông khởi tố vụ án, KSV được phân công xử lý như sau:

Nếu thấy quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án là có căn cứ và hợppháp thì báo cáo lãnh đạo, vào sổ thụ lý và thông báo cho CQĐT biết để tiến hànhcác hoạt động điều tra tiếp theo hoặc chấm dứt các hoạt động điều tra

Nếu quyết định khởi tố vụ án là không có căn cứ thì báo cáo lãnh đạo ra vănbản yêu cầu CQĐT ra quyết định hủy bỏ Nếu CQĐT không nhất trí thì báo cáo lãnhđạo ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố Nếu quyết định không khởi tố vụ án làkhông có căn cứ thì báo cáo lãnh đạo ra văn bản yêu cầu CQĐT hủy bỏ, nếu

Trang 32

không nhất trí thì báo cáo lãnh đạo ra quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố

vụ án và ra quyết định khởi tố vụ án đồng thời chuyển cho CQĐT để tiến hành cáchoạt động điều tra tiếp theo

KSV lưu ý, trong trường hợp vụ án xảy ra do các đối tượng người nước ngoàiđến Việt Nam hoặc người nước ngoài cấu kết với người Việt Nam thực hiện hành vi

sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vichiếm đoạt tài sản song chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tàisản của người đang ở nước ngoài nhưng vì lý do bất đồng ngôn ngữ, về áp dụngpháp luật và không thể tiến hành các hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự để xácminh người bị hại, thiệt hại về tài sản… thì CQĐT ra quyết định không khởi tố vụ

án hình sự chuyển xử phạt hành chính và trục xuất họ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam

Thứ hai, thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can trong vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

- Căn cứ pháp lý: Điều 14 Luật tổ chức VKSND năm 2914, Khoản 1,2,3 Điều

163 BLTTHS năm 2015 Theo đó hoạt động thực hành quyền công tố trong việc khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can có những nội dung sau:

- Khi nhận được quyết định khởi tố bị can và hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn của CQĐT, KSV thực hiện các hoạt động thực hành quyền công tố sau đây:

+ Nghiên cứu kiểm tra công văn đề nghị xét phê chuẩn của CQĐT để nắm được yêu cầu của CQĐT

+ Kiểm tra tính có căn cứ của quyết định khởi tố bị can Khi kiểm tra tính cócăn cứ của quyết định khởi tố bị can, KSV phải kiểm tra, nghiên cứu các tài liệuchứng cứ sau đây để làm rõ quyết định khởi tố bị can là đúng người, đúng tội

+ Nghiên cứu kiểm tra công văn đề nghị xét phê chuẩn của CQĐT để nắm được yêu cầu của CQĐT

+ Nghiên cứu, kiểm tra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can để xác định tính phù hợp giữa hai quyết định này

+ Nghiên cứu kiểm tra hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn bao gồm: Nghiên cứu các

Trang 33

tài liệu, chứng cứ dùng làm căn cứ để khởi tố vụ án để tiếp tục khẳng định sự việc

có tính pháp lý hình sự xảy ra là có dấu hiệu tội phạm và việc khởi tố vụ án là cócăn cứ và hợp pháp Mặt khác để đảm bảo việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị canđúng người, đúng tội, KSV cần tập trung nghiên cứu các tài liệu chứng cứ có trong

hồ sơ xét phê chuẩn sau đây:

+ Nghiên cứu biên bản lấy lời khai bổ sung của người bị hai sau khi đã cóquyết định khởi tố vụ án; biên bản ghi lời khai của người bị hại do CQĐT mới pháthiện hoặc do họ mới tố cáo với CQĐT để xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt, giá trị tài sản bị thiệt hại (tức là xác định khách thể và đối tượng của tội phạm)

+ Nghiên cứu biên bản bắt, khám xét đối tượng để xác định các chứng cứ là

dữ liệu điện tử và các dấu vết, vật chứng mới được phát hiện, thu giữ trong quátrình bắt, khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm và trong người đối tượng để xácđịnh công cụ, phương tiện thực hiện hành vi phạm tội là sử dụng mạng máy tính,mạng viễn thông, phương tiện điện tử

+ Nghiên cứu kết quả phục hồi các dữ liệu điện tử của các chuyên gia côngnghệ thông tin cung cấp để làm rõ phương thức, thủ đoạn, động cơ, mục đích củađối tượng phạm tội (có ý nghĩa đặc biệt quan trọng)

+ Nghiên cứu biên bản ghi lời khai của đối tượng bị tạm giữ và biên bản hỏicung bị can đã được Điều tra viên tiến hành ngay sau khi khởi tố bị can để làm rõhành vi phạm tội của bị can; vị trí, vai trò của từng bị can trong vụ án có đồng phạm

và những vấn đề khác về lỗi, tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, năng lực tráchnhiệm hình sự và các tình tiết khác có liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ án.+ Nghiên cứu các tài liệu chứng cứ do CQĐT phát hiện và thu thập đượcthông qua hoạt động kiểm tra, xác minh bổ sung để củng cố các nguồn chứng cứkhác…

Sau khi nghiên cứu, Kiểm tra các tài liệu, chứng cứ là dữ liệu điện tử đã thuthập được, KSV phải xác định người bị khởi tố theo quy định có phải là người đãthực hiện hành vi phạm tội và người đó có đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự và

có năng lực trách nhiệm hình sự hay không Trên cơ sở đó xác định việc khởi tố bị

Trang 34

can có căn cứ hay không.

Kiểm tra tính hợp pháp của quyết định khởi tố bị can bao gồm: kiểm sát việcthẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can (Họ tên, chức vụ, chữ ký, con dấu trongquyết định và các quy định tại khoản 2,3,4,5,6 Điều 179 BLTTHS)

Sau khi nghiên cứu, kiểm tra các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ xét phêchuẩn nếu xác định quyết định khởi tố bị can là có căn cứ và hợp pháp thì KSV báocáo lãnh đạo ra quyết định phê chuẩn; nếu chưa đủ căn cứ thì báo cáo lãnh đạo làmvăn bản yêu cầu bổ sung để ra quyết định phê chuẩn, nếu quyết định khởi tố bị can

rõ ràng là không có căn cứ thì yêu cầu cơ quan đã khởi tố ra quyết định hủy bỏ nếukhông nhất trí thì báo cáo lãnh đạo ra quyết định hủy bỏ và trả tự do cho người bịkhởi tố

Trong quá trình thực hành quyền công tố nếu thấy quyết định khởi tố bị canghi không đúng họ tên, tuổi, nhân thân bị can, bị can còn có hành vi phạm tội khácvới tội danh đã khởi tố thì KSV được phân công báo cáo đề xuất lãnh đạo viện yêucầu CQĐT thay đổi, bổ sung Quyết định khởi tố bị can Nếu CQĐT không thực hiệnthì VKS trực tiếp ra quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can và gửicho CQĐT để tiến hành điều tra trong thời hạn 24 giờ

1.2.2.3 Thực hành quyền công tố đối với các hoạt động điều tra của Cơ quanđiều tra sau khi có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can

Thứ nhất, thực hành quyền công tố và kiểm sát việc lấy lời khai bị hại

Bị hại trong các vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiệnđiện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bao gồm cá nhân, tổ chức bị thiệt hại vềtài sản do hành vi phạm tội gây ra Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát cácbiên bản lấy lời khai bị hại, KSV cần tập trung vào những vấn đề sau đây:

- Đối chiếu biên bản lấy lời khai bị hại sau khi khởi tố vụ án với đơn tố cáohành vi phạm tội ban đầu để xem xét có vấn đề gì mới phát sinh hay không, nếu cóthì phát sinh vấn đề gì? Lý do vì sao?

- Nghiên cứu biên bản lấy lời khai bị hại để làm rõ phương thức, thủ đoạn thựchiện tội phạm của các đối tượng phạm tội hay chưa?

Trang 35

Làm rõ tính chất, mức độ thiệt hại thể hiện trong các lời khai của bị hại nhưthế nào và cụ thể là bao nhiêu Đối với loại án này, KSV cần lưu ý cách tính thiệthại về tài sản như sau:

Giá trị tài sản bị thiệt hại bao gồm giá trị tài sản mà các đối tượng trực tiếpchiếm đoạt gây thiệt hại trực tiếp cộng với giá trị tài sản mà bị hại phải bỏ ra đểkhắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra nếu có (Thiệt hại gián tiếp)

- Nghiên cứu xem xét đánh giá đối chiếu các lời khai của bị hại tại các thờiđiểm khác nhau để xác định có hay không có mâu thuẫn cần làm rõ Nếu trong quátrình nghiên cứu kiểm tra các văn bản lấy lời khai người bị hại chưa được làm rõnhững vấn đề nêu trên thì KSV trao đổi với Điều tra viên để họ khắc phục hoặc làmvăn bản yêu cầu Điều tra viên tiến hành lấy lời khai bị hại để làm rõ Trong trườnghợp cần thiết để nắm được phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội vàkiểm tra tính chính xác của giá trị tài sản bị thiệt hại thì KSV có thể triệu tập và lấylời khai người bị hại nhưng phải thông báo cho Điều tra viên biết và biên bản lấy lờikhai phải lưu vào hồ sơ pháp lý của vụ án

Thứ hai, thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can

Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy việc đấu tranh làm rõhành vi phạm tội của bị can đặc biệt là đối với những vụ án có đồng phạm Trong vụ

án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành

vi chiếm đoạt tài sản gặp rất nhiều khó khăn Chính vì vậy khi thực hành quyềncông tố và kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can, KSV cần nắm vững những vấn đềsau đây:

Việc kiểm tra giám sát hỏi cung bị can được tiến hành bằng hai hình thức làKSV trao đổi với Điều tra viên để cùng tham gia hỏi cung bị can, để bảo đảm việctruy tố và thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử đúng người, đúng tội và chủđộng trong từng hoạt động của KSV tại phiên tòa; hai là kiểm sát các biên bản hỏicung của Điều tra viên trong giai đoạn điều tra Trước khi tiến hành kiểm sát trựctiếp việc hỏi cung hoặc kiểm sát các biên bản hỏi cung của Điều tra viên, KSV phảihiểu được tên gọi của các phương tiện điện tử (cần phiên âm ra tiếng việt), phương

Trang 36

pháp, cách thức sử dụng, giá trị chứng minh của chứng cứ có trong dữ liệu điện tử

đã được các chuyên gia mã hóa

Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc hỏi cung bị can của Điều traviên, ngoài việc xác định việc hỏi cung bị can của Điều tra viên để làm rõ các vấn

đề cần phải chứng minh về thời gian, địa điểm thực hiện tội phạm, công cụ phươngtiện thực hiện tội phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,những đặc điểm về nhân thân của bị can Để bảo đảm việc truy tố đúng người, đúngtội đánh giá hết tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, KSV cần tập trung làm rõcác vấn đề sau đây:

Đối với các vụ án có đồng phạm việc hỏi cung phải làm rõ ai là người tổ chức(Chủ mưu, cầm đầu hay chỉ huy), ai là người thực hành, người xúi giục, người giúpsức Nếu có người nước ngoài cấu kết với người Việt Nam thực hiện hành vi phạmtội, việc hỏi cung phải làm rõ người đó đã nhập cảnh vào Việt Nam và xuất cảnhmấy lần, mục đích của mỗi lần xuất nhập cảnh, thời gian lưu trú tại Việt Nam…Đồng thời phải làm rõ ai là người mua sắm lắp đặt trang thiết bị, hướng dẫn sửdụng, phương thức thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội như thế nào (Đối chiếu vớimặt khách quan của tội phạm để làm rõ) …

Về tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội Đối với tội phạm sử dụngmạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạttài sản khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc hỏi cung bị can cần làm rõ tínhchất mức độ thiệt hại (bao gồm giá trị tài sản bị chiếm đoạt cộng với giá trị gián tiếp

do hành vi phạm tội gây ra) do hành vi phạm tội gây ra, phương pháp, cách thứcphân chia tài sản, giá trị tài sản chiếm đoạt của từng người là bao nhiêu được thểhiện trong biên bản hỏi cung hay chưa để làm cơ sở cho việc đề nghị mức độ bồithường thiệt hại trong giai đoạn truy tố và xét xử sau này Qua nghiên cứu, kiểm tranếu các biên bản hỏi cung chưa làm rõ những vấn đề nêu trên thì KSV tiếp tục traođổi và yêu cầu Điều tra viên tiếp tục hỏi cung để làm rõ

Thứ ba, Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động thực nghiệm điều tra

Khi được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động thực

Trang 37

nghiệm điều tra của CQĐT, KSV không chỉ kiểm tra trình tự thủ tục tiến hành thựcnghiệm điều tra, việc lập biên bản thực nghiệm điều tra để đảm bảo giá trị pháp lýcủa biên bản với tính chất là một nguồn chứng cứ mà KSV còn phải tập trung quansát theo dõi các thao tác của bị can trên mạng máy tính, mạng viễn thông, phươngtiện điện tử khác mà phải ghi chép câu hỏi, yêu cầu của Điều tra viên và lời khai, lờigiải thích của bị can khi diễn lại hành vi, tình huống phạm tội để nắm được phươngthức, thủ đoạn thực hiện tội phạm Thông qua đó xác định tính chính xác, kháchquan trong lời khai báo của bị can thể hiện trong biên bản hỏi cung bị can, củng cốcác nguồn chứng cứ đã thu thập được bảo đảm việc điều tra, truy tố đúng người,đúng tội, đúng pháp luật.

1.2.2.4 Thực hành quyền công tố trong việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ cácbiện pháp ngăn chặn đối với vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Thứ nhất, xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

- Ngay sau khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, KSV phải tiến hành các hoạt động sau đây:

+ Kiểm tra hồ sơ, bảo đảm đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo Khoản 5 Điều 110BLTTHS; trường hợp không đủ tài liệu, chứng cứ thì yêu cầu cơ quan đề nghị xét phê chuẩn bổ sung;

+ Xác định thẩm quyền, căn cứ của việc giữ người trong trường hợp khẩn cấptheo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 110 BLTTHS năm 2015

Trường hợp qua nghiên cứu hồ sơ, thấy có dấu hiệu lạm dụng việc giữ ngườitrong trường hợp khẩn cấp hoặc chưa đủ căn cứ để giữ người trong trường hợp khẩncấp hoặc người bị giữ không nhận tội, các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ có mâuthuẫn, người bị giữ là người nước ngoài, người có chức sắc trong tôn giáo, là nhân

sĩ, trí thức, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số hoặc trong trường hợpcần thiết khác thì KSV trực tiếp hỏi người bị giữ trước khi báo cáo, đề xuất lãnh đạođơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định việc phê chuẩn Khi cần hỏi người bị giữtrong trường hợp khẩn cấp, KSV thông báo trước cho Cơ quan có thẩm

Trang 38

quyền điều tra để phối hợp trong quá trình hỏi Biên bản ghi lời khai của người bịgiữ do KSV lập phải thực hiện theo Mẫu do VKSND tối cao ban hành và đúng quyđịnh tại Điều 133 BLTTHS năm 2015, được lưu vào hồ sơ vụ việc, hồ sơ vụ án và

hồ sơ kiểm sát

- Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnhbắt người bị giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lãnh đạo Viện phải quyết địnhphê chuẩn hoặc không phê chuẩn; thời hạn này được tính liên tục, kể cả trong vàngoài giờ làm việc

Thứ hai, thực hành quyền công tố trong việc tạm giữ

- Ngay sau khi nhận được quyết định tạm giữ, hồ sơ đề nghị phê chuẩn quyếtđịnh gia hạn tạm giữ của Cơ quan có thẩm quyền điều tra, KSV tiến hành kiểm tratính có căn cứ và hợp pháp của việc tạm giữ, gia hạn tạm giữ để báo cáo, đề xuấtlãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết như sau:

+ Nếu thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì ra quyếtđịnh hủy bỏ quyết định tạm giữ và yêu cầu cơ quan đã ra quyết định tạm giữ trả tự

do ngay cho người bị tạm giữ theo quy định tại Khoản 4 Điều 117 BLTTHS 2015;+ Nếu thấy việc gia hạn tạm giữ có căn cứ và cần thiết thì trong thời hạn 12giờ, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ, lãnhđạo Viện phải ra quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ Nếu thấy việcgia hạn tạm giữ không có căn cứ và không cần thiết thì ra quyết định không phêchuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và yêu cầu cơ quan đã ra quyết định tạm giữ trả tự

do ngay cho người bị tạm giữ theo quy định tại Khoản 2 Điều 118 BLTTHS 2015.Trường hợp VKS đã phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ nhất nhưngkhông phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ hai thì VKS ra quyết định trả tựdo

- Hằng ngày, VKS phải kiểm sát số người bị bắt, bị giữ, gia hạn tạm giữ, sốngười chuyển tạm giam, số người được trả tự do hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặnkhác, số người VKS không phê chuẩn việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩncấp, không phê chuẩn gia hạn tạm giữ, số người bị bắt, bị tạm giữ nhưng không xử

Trang 39

lý hình sự; phát hiện, tổng hợp vi phạm của Cơ quan có thẩm quyền điều tra Hằngtuần, VKS cấp dưới tổng hợp, báo cáo Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp bằng vănbản.

Thứ ba, xét phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam

- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được lệnh bắt bị can để tạm giam,lệnh tạm giam, người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phươngtiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, văn bản đề nghị xét phê chuẩn

và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, KSV kiểm tra tài liệu, chứng cứ, đối chiếuvới quy định tại các Điều 113, 119 và 173 Bộ luật Tố tụng hình sự để xác định thẩmquyền, đối tượng, căn cứ, điều kiện tạm giam, thời hạn tạm giam đối với từng bịcan; báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định phê chuẩnhoặc không phê chuẩn và trả hồ sơ cho cơ quan đề nghị phê chuẩn ngay sau khi kếtthúc việc xét phê chuẩn

Trường hợp chưa rõ căn cứ thì ra văn bản yêu cầu cơ quan đề nghị phê chuẩn

bổ sung tài liệu, chứng cứ để làm rõ căn cứ xem xét, quyết định việc phê chuẩn.Trong trường hợp này, thời hạn xét phê chuẩn là 03 ngày, kể từ khi VKS nhận đượctài liệu, chứng cứ bổ sung

KSV phải đóng dấu bút lục của VKS vào các tài liệu làm căn cứ xét phê chuẩn

và trả hồ sơ cho CQĐT ngay sau khi kết thúc việc phê chuẩn

- Nếu thấy đủ căn cứ để tạm giam bị can theo quy định tại Điều 119 BLTTHSnăm 2015 và cần thiết phải tạm giam bị can, nhưng CQĐT không ra lệnh bắt bị can

để tạm giam, thì KSV thụ lý giải quyết vụ án báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnhđạo Viện ra văn bản yêu cầu CQĐT ra lệnh bắt bị can để tạm giam; nếu CQĐTkhông thực hiện thì VKS ra lệnh bắt bị can để tạm giam và chuyển cho CQĐT đểthực hiện

- Sau khi phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam bị can, KSVthụ lý giải quyết vụ án phải kiểm sát chặt chẽ việc thi hành lệnh và thời hạn tạm giam bị can để kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết

Trang 40

như sau:

+ Trường hợp còn thời hạn tạm giam nhưng xét thấy biện pháp tạm giam đốivới bị can không còn cần thiết thì yêu cầu CQĐT ra văn bản đề nghị VKS quyếtđịnh việc hủy bỏ biện pháp tạm giam hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn kháctrong giai đoạn điều tra hoặc VKS ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam hoặcthay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác trong giai đoạn truy tố;

+ Trước khi hết thời hạn tạm giam 10 ngày, nếu CQĐT chưa có văn bản đềnghị VKS gia hạn tạm giam bị can thì KSV yêu cầu điều tra viên báo cáo Thủtrưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT ra văn bản đề nghị gia hạn hoặc thay đổi, hủy bỏbiện pháp tạm giam

Chậm nhất 05 ngày, trước khi hết thời hạn tạm giam, KSV phải báo cáo, đềxuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để xem xét, quyết định gia hạn tạm giam hoặcthay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam

- VKS phải nắm chắc số liệu tạm giam; theo dõi, quản lý chặt chẽ các trườnghợp không phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, không phê chuẩn lệnh tạm giam,không gia hạn tạm giam, quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp tạm giam, cáctrường hợp tạm giam nhưng đình chỉ điều tra do bị can không phạm tội hoặc Tòa ántuyên không phạm tội để báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện Hằng tháng, VKScấp dưới tổng hợp báo cáo VKS cấp trên trực tiếp bằng văn bản

Thứ tư, thực hành quyền công tố trong việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm

- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được quyết định về việc bảo lĩnhhoặc quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm, đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu khác

có liên quan về việc bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm, do CQĐT chuyển đến KSVphải kiểm sát căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, thời hạn bảo lĩnh, đặt tiền theo quyđịnh tại Điều 121 hoặc Điều 122 BLTTHS năm 2015 để báo cáo, đề xuất lãnh đạođơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyếtđịnh về việc bảo lĩnh hoặc quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm

Trường hợp bị can phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,

Ngày đăng: 14/12/2020, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w