1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu từ thực tiễn thành phố hồ chí minh

264 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 264
Dung lượng 787,29 KB

Nội dung

Những nội dung thực hiện chính sách chưa được đề cậpnhiều trong các nghiên cứu khoa học như: sự tham gia của các chủ thể là doanhnghiệp, người dân, tổ chức xã hội dân sự vào quá trình tổ

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ HOÀI SƠN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỪ THỰC TIỄN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ HOÀI SƠN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu

và trích dẫn trong Luận án là trung thực Kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từngđược công bố trong bất kỳ công trình nào

Tác giả Luận án

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Cơ sở lý thuyết, phương pháp và khung nghiên cứu 3

5 Đóng góp của Luận án 8

6 Ý nghĩa của Luận án 9

7 Cấu trúc Luận án 10

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 11

1.1 Tổng quan nghiên cứu về chính sách ứng phó biến đổi khí hậu 11

1.2 Tổng quan các nghiên cứu về thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu 17

1.3 Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 25

Tiểu kết Chương 1 27

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 28

2.1 Một số vấn đề lý luận về biến đổi và ứng phó biến đổi khí hậu 28

2.2 Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách và thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu 31

2.3 Chính sách ứng phó biến đổi khí hậu của quốc gia 46

2.4 Kinh nghiệm ứng phó biến đổi khí hậu của chính quyền địa phương ở một số quốc gia trên thế giới 52

Tiểu kết Chương 2 65

Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 66

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình biến đổi khí hậu ở Thành phố Hồ Chí Minh 66

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh 69

Trang 5

3.3 Quá trình thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu ở Thành phố

Hồ Chí Minh 89

Tiểu kết Chương 3 118

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 119

4.1 Dự báo diễn biến biến đổi khí hậu ở Thành phố Hồ Chí Minh 119

4.2 Tầm nhìn, quan điểm và mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu ở Thành phố Hồ Chí Minh 120

4.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh 123

Tiểu kết Chương 4 145

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH

BCHTW

Bộ TN&MT

BVMT

CPRS

COP

DN

FCCC

HCM

IPCC

Hội nghị IPU

JICA

NCCC

NSNN

NN PTNT PCCC SOE TCPCP Tp

ƯBĐKH UNFCCC

Change UNHCR UNDP UBND

Trang 6

: Biến đổi khí hậu

: Ứng phó biến đổi khí hậu:United Nations Framework Convention on Climate

: The UN Refugee Agency: United Nations Development Programme: Uỷ ban nhân dân

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2 1 Mức độ tăng chóng mặt của các khí hiệu ứng nhà kính do hoạt

động sản xuất của con người 30

Bảng 2 2 Tiêu chí đánh giá kế hoạch thực hiện 44

Bảng 2 3 Trách nhiệm cụ thể của chính quyền địa phương Úc 56

Bảng 3 1 Nhiệt độ trung bình mỗi 10 năm của TP.HCM 68

Bảng 3 2 Tổng hợp chính sách ƯPBĐKH ở Việt Nam 47

Bảng 3 3 Sự phù hợp giữa mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể 26

Bảng 3 4 Sự phù hợp giữa mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể trong Quyết định 2838/QĐ-UBND Error! Bookmark not defined. Bảng 3 5 Nội dung và mức độ tham gia của người dân vào thực hiện chính sách ƯPBĐKH 79

Bảng 3 6 Khảo sát về cách thức tham gia của người dân 81

Bảng 3 7 Khảo sát cải tiến quy trình sản xuất thích ứng BĐKH của doanh nghiệp 82

Bảng 3 8 Khảo sát về giảm phát thải khí nhà kính trong nội bộ công ty 83

Bảng 3 9 Khảo sát về phát triển sản phẩm theo hướng thân thiện môi trường 83

Bảng 3 10 Khảo sát giải pháp liên quan đến chuỗi cung ứng 84

Bảng 3 11 Khảo sát vấn đề mua bán định khí phát thải 85

Bảng 3 12 Nội dung tham gia của các NGOs 86

Bảng 3 13 Nội dung tham gia của NGOs nước ngoài tại Tp HCM 87

Bảng 3 14 Trình độ của nhân lực văn phòng ƯPBĐKH Tp HCM 88

Bảng 3 15 Trình độ nhân lực phòng Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, Tp HCM 88

Bảng 3 16 Tổng hợp văn bản về ƯPBĐKH của Tp HCM 90

Bảng 3 17 Kết quả đánh giá kế hoạch thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở Tp HCM 92

Bảng 3 18 Tài chính giành cho ƯPBĐKH ở TP HCM 96

Trang 8

Bảng 3 19 Tỷ lệ ngân sách giành cho môi trường của TP HCM 97Bảng 3 20 Cơ cấu ngân sách của Tp HCM qua các năm 98Bảng 4 1 Tư duy phù hợp về ƯPBĐKH cần hình tshành 124Bảng 4 2 Bảng checklist giành sử dụng trong quy trình đánh giá và giámsát 129

Bảng 4 3.Khung quản lý và hành đồng ƯPBĐKH dành cho doanh nghiệp 24

Bảng 4 4 Khung phân tích tổ chức sự tham gia của cộng đồng 142

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1 Quy trình nghiên cứu 7

Sơ đồ 2 1 Bộ máy ứng phó biến đổi khí hậu của Trung Quốc 58

Sơ đồ 3 1 Khái quát chính sách ƯPBĐKH ở Việt Nam

Error! Bookmark not defined.

Sơ đồ 3 2 Khái quát bộ máy ƯPBĐKH ở Việt Nam 28

Sơ đồ 3 3 Quy trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở Tp HCM 99

Sơ đồ 4 1 Mối quan hệ giữa đặc điểm BĐKH và kỹ năng cần có của chủ thểthực hiện chính sách ƯPBĐKH 131

Sơ đồ 4 2 Quy trình làm việc giữa Tp HCM và các tổ chức phi chính phủ hoạtđộng trong lĩnh vực ƯPBĐKH 136

Sơ đồ 4 3 Quy trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó BĐKH 138

Sơ đồ 4 4 Quy trình hỗ trợ cho các nghiên cứu và ứng dụng khoa học và côngnghệ trong ƯPBĐKH 144Biểu đồ 3 1 Ngân sách giành cho môi trường của TP HCM 97

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu và có sức ảnh hưởng ngày càng rõ nét đếncác ngành kinh tế, xã hội và các quốc gia trên thế giới Tác động của BĐKH đanghiện hữu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động sản xuất và đời sống củacác lãnh thổ, đặc biệt là các lãnh thổ có đô thị như Tp HCM Trước bối cảnh đóNhà nước Việt Nam và địa phương đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách nhằmchủ động ứng phó, giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH Tuy nhiên cho đến naykết quả thu được còn nhiều hạn chế, dân cư các thành phố vẫn đang “gồng mình”chống chịu với biểu hiện ngày càng cực đoan của BĐKH

Là nơi sầm uất với tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hoá nhanh nhất của cảnước, Tp HCM đang đứng trước nguy cơ bị tác động sâu sắc bởi biến đổi khí hậu

Tính chất “dễ tổn thương” này của Tp xuất phát từ hai nguyên nhân chính Thứ

nhất là do Tp không những nằm ở vùng thấp của khu vực Đông Nam bộ mà còn

nằm ở vùng hạ lưu của hệ thống sông Đồng Nai với lưu lượng nước lớn [1; 111,

148] làm cho Tp đối diện với thiên tai và nguy cơ mực nước biển dâng cao Thứ hai

và cũng là nguyên nhân chính là quá trình đô thị hóa không phù hợp và thiếu bềnvững, chưa được nghiên cứu xem xét trong bối cảnh, không gian tự nhiên và xã hội.Dưới sự tác động của biến đổi khí hậu, Tp HCM chịu nhiều thiệt hại TheoNicholls và ctg [127] đến năm 2070, Tp được dự báo là một trong năm Tp cảng củathế giới có quy mô dân số lớn bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH Ở Châu Á,

Tp HCM nằm ở vị trí thứ tư trong số các thành phố của khu vực dễ bị tổn thương

do nước biển dâng cao [144] Đó còn là tình trạng ngập lụt ngày càng nghiêm trọngvới sự xuất hiện những điểm ngập lụt mới

Để khắc phục tình trạng trên, Tp HCM đã ban hành và triển khai nhiềuchương trình hành động ƯPBĐKH với đa phần là các chương trình mang tính kỹthuật về môi trường Có ít dự án, chương trình hành động về ƯPBĐKH liên quanđến người dân và cộng đồng, mặc dù theo các lý thuyết về ƯPBĐKH, người dân vàcộng đồng đóng vai trò quyết định

Trang 11

Không những vậy quá trình triển khai chính sách ƯPBĐKH của Tp HCMđang gặp phải một số khó khăn có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sáchnày Đó là sự thiếu hụt hành lang pháp lý về thực hiện chính sách ƯPBĐKH Tưduy của lãnh đạo địa phương về thực hiện chính sách ƯPBĐKH còn nặng nề vàmang tính “cục bộ” dẫn đến hành động rời rạc, thiếu đồng bộ và thiếu sự phối hợpgiữa các cơ quan và các địa phương với nhau Năng lực và nguồn lực thực hiệnchính sách ƯPBĐKH chưa đảm bảo.

Về mặt nghiên cứu khoa học, hiện nay ở Việt Nam có một số nghiên cứu vềthực hiện chính sách ƯPBĐKH đã và đang đóng góp tích cực cho việc ban hànhcũng như thực hiện chính sách ƯPBĐKH trên cả nước nói chung và ở Tp HCM nóiriêng Tuy nhiên, đa phần tiếp cận vấn đề ƯPBĐKH từ góc độ xã hội học, hoặcquản lý nhà nước; chỉ một số ít tiếp cận từ góc độ chính sách; càng ít hơn từ góc độthực hiện chính sách công Những nội dung thực hiện chính sách chưa được đề cậpnhiều trong các nghiên cứu khoa học như: sự tham gia của các chủ thể là doanhnghiệp, người dân, tổ chức xã hội dân sự vào quá trình tổ chức, thực hiện chínhsách; sự lồng ghép ƯPBĐKH vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, cũng như đónggóp của họ vào quá trình tổ chức thực hiện chính sách Vấn đề năng lực tổ chứcthực hiện chính sách và quy trình thực hiện chính sách cũng ít được quan tâmnghiên cứu gắn với bối cảnh của Tp HCM

Xuất phát từ những lý do trên, cần thiết có nghiên cứu toàn diện về thực hiệnchính sách ƯPBĐKH của Tp HCM nhằm giúp phát huy hiệu quả, góp phần vào sựphát triển bền vững của Tp Nói cách khác với mục tiêu tìm ra giải pháp nâng caochất lượng thực hiện chính sách ƯP BĐKH, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài Luận

án “Thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết, có tính thời sự vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao về

ƯPBĐKH tại Tp

2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là quá trình tổ chức thực hiện chính sách

ƯP BĐKH do Tp Hồ Chí Minh tiến hành

Trang 12

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Tại Tp Hồ Chí Minh

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2010 đến nay, thời gian khảo sát vàphỏng vấn từ tháng 5 đến tháng 12/2018

Phạm vi về nội dung: Thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp HCM có liênquan đến nhiều cấp, nhiều chiều cạnh như giữa trung ương với địa phương cấp tỉnh;giữa các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; và giữa các cấp của chính quyền địa phươngnhư tỉnh, huyện, xã Luận án tập trung chủ yếu xem xét mối quan hệ giữa các cơquan chuyên môn cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước ở cấp tỉnh Mối quan hệ vớitrung ương, và với cấp huyện, xã không được nhấn mạnh và không phải là trọngtâm của Luận án này Cho nên trong một số trường hợp, nếu có đề cập đến trungương và cấp Huyện, xã thì chỉ với mục đích để thể hiện và đảm bảo tính thống nhấtcủa vấn đề ở một số nội chung cần thiết

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng thựchiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp Hồ Chí Minh

Với mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án thực hiện 04 nhiệm vụ cơ bản Thứ

nhất là tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến thực hiện chính sách ƯP BĐKH

nói chung và tại Tp Hồ Chí Minh nói riêng, từ đó rút ra khoảng trống trong nghiên

cứu Thứ hai là xây dựng khung lý thuyết (cơ sở lý luận) phục vụ cho việc nghiên cứu thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp HCM Thứ ba là khảo sát và đánh giá

thực trạng thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp HCM để từ đó phát hiện các yếu

kém, tồn tại và nguyên nhân Thứ tư là đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng thực

hiện chính sách ƯPBĐKH

4 Cơ sở lý thuyết, phương pháp và khung nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý thuyết

4.1.1 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là “Làm thế nào để nâng cao chất lượng thực hiện

chính sách ƯPBĐKH do Tp HCM thực hiện?”.

Trang 13

4.1.2 Lý thuyết nghiên cứu

Để thực hiện Luận án này, tác giả dựa trên lý thuyết cộng đồng chính sách và

lý thuyết thực hiện chính sách

Lý thuyết cộng đồng chính sách được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu

về xã hội học và có tên gọi khác là lý thuyết hành động và lý thuyết hành vi tập thểvới ba mối liên kết chính là liên kết dọc, liên kết ngang và liên kết cộng đồng dân

cư [49] Trong quy trình chính sách có xuất hiện các nhóm đối tượng tham gia,tương tác lẫn nhau và tạo thành một tập hợp Đó chính là cộng đồng chính sách.Cộng đồng chính sách không chỉ tác động đến một khâu mà còn tác động đến toàn

bộ quy trình chính sách, trong đó có giai đoạn thực hiện

Tác giả sử dụng lý thuyết về cộng đồng chính sách để nghiên cứu cách thứctương tác của các chủ thể cộng đồng trong quá trình thực hiện chính sách ƯPBĐKHtại Tp HCM nhằm đề xuất những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả thực hiện chínhsách ƯPBĐKH trên địa bàn Cụ thể là sử dụng lý thuyết về cộng đồng để phân tích

và đánh giá sự tham gia của chủ thể là người dân, doanh nghiệp và TCPCP vào quátrình thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp HCM

Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng lý thuyết thực hiện chính sách để xây dựng

khung lý thuyết đánh giá thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở Tp HCM Lý thuyếtthực hiện chính sách tập trung vào hai vấn đề: (1) các yếu tố tác động tới quá trìnhthực hiện chính sách (2) quy trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH

4.1.3 Giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở hai lý thuyết nghiên cứu được đề cập ở trên, tác giả đưa ra các giảthuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết 1: Bản thân chính sách ở phạm vi quốc gia và Tp HCM và thựchiện chính sách ƯPBDKH ở TP HCM có những tồn tại, thiếu sót, hạn chế cần đượcnhận dạng

Giả thuyết 2: Mức độ tương tác của các chủ thể có liên quan chưa đảm bảo nêncũng ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách BĐKH tại Tp HCM

Trang 14

Giả thuyết 3: Năng lực của chính quyền địa phương cụ thể là năng lực nhân sự

và tài chính có tác động đến việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH ở các cấp chínhquyền của Tp HCM

Giả thuyết 4: Mô hình thực hiện chính sách từ trên xuống chưa phát huy hiệuquả tốt trong tổ chức thực hiện chính sách ƯP BĐKH tại Tp HCM

Giả thuyết 5: Quy trình thực hiện chính sách ƯP BĐKH tại Tp HCM chưađảm bảo và cần phải được điều chỉnh để hoàn thiện

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp chọn mẫu là phi xác xuất thuận tiện và dữ liệu sau khi thu thậpđược phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 Trong phương pháp định lượng, tác giả

sử dụng phương pháp khảo sát điều tra xã hội học với các nhóm đối tượng là người

dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức

Khảo sát đối tượng là người dân

Để đánh giá sự tham gia của người dân vào thực hiện chính sách ƯPBĐKH,tác giả chọn khảo sát các Quận Huyện như Bình Chánh, huyện Hóc Môn, một phầnhuyện Củ Chi, Cần giờ, Bình Thạnh, Quận 2, và Quận 7 Số lượng phiếu khảo sátphân bổ cho các Quận huyện cụ thể như sau:

Bảng 1 Địa bàn và số phiếu khảo sát

Do hạn chế về ngân sách nên tác giả chỉ dừng lại ở con số khảo sát là 30 phiếu

ở mỗi Quận, Huyện Số lượng khảo sát ít gây khó khăn cho việc khái quát Tuynhiên mục đích của Luận án này là đánh giá sơ bộ sự tham gia của người dân vào

Trang 15

thực hiện chính sách ƯPBĐKH nên với số lượng phiếu khảo sát trên, phần nào cũng

có thể phản ánh được sự tham gia đó

Tác giả sử dụng phương pháp điều tra ngẫu nhiên thuận tiện Số phiếu phát ra

là 210 phiếu Số phiếu thu về là 210 phiếu Số phiếu hợp lệ là 200 phiếu Tác giả xử

lý số liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS 20.0

Khảo sát đối tượng là doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TP HCM, tác giả lựa chọn

120 công ty đang hoạt động trong các khu chế xuất và khu công nghiệp để khảo sátgồm: Khu công nghiệp Đông Nam, Linh Trung 1, Tân Thuận, Vĩnh Lộc, Bắc Củ

Chi, Tân Thới Hiệp, Tân Tạo, Bình Chiểu Số phiếu phát ra là 120 phiếu Số phiếuthu về là 120 phiếu Số phiếu hợp lệ là 101 phiếu Tác giả sử dụng phương phápđiều tra ngẫu nhiên thuận tiện

Khảo sát đối tượng là công chức

Luận án lựa chọn khảo sát đối tượng công chức đang làm việc tại Phòng Khítượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu; Văn phòng Biến đổi khí hậu; công chức bộphận văn phòng của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp HCM Số lượng khảo sát là

20 người, số phiếu phát ra là 20 người, số phiếu thu về là 20 người Số phiếu hợp lệ

là 20 phiếu Tác giả chọn 20 người là vì số lượng công chức làm việc tại Phòng Khítượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, văn phòng biến đổi khí hậu không nhiều vàcũng khoảng 20 công chức

4.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính

Bên cạnh phương pháp định lượng, Luận án còn sử dụng phương pháp địnhtính Đó là phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp Việc sử dụng những phương phápnày nhằm:

- Phân tích bối cảnh của BĐKH của Tp HCM giúp nhìn ra những thách thức

và thời cơ mà bối cảnh trong nước và quốc tế mang lại

- Phân tích cơ quan ƯPBĐKH tại Tp HCM về mặt lịch sử hình thành, cơcấu tổ chức, nhân sự, và chức năng

- Phân tích quy trình thực hiện chính sách và hệ thống hóa chính sách

ƯPBĐKH tại Tp HCM

Trang 16

Để thực hiện những vấn đề vừa nêu, tác giả sử dụng phương pháp thu thậpthông tin thứ cấp bao gồm các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và kế hoạchhành động ƯPBĐKH của Tp HCM và của cả nước; các báo cáo về môi trường củaViệt Nam và của một số tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam; những nghiên cứu

và số liệu được thu thập bởi các nghiên cứu trước đây Ngoài ra, tác giả sử còn dụngtổng thuật tài liệu thứ cấp là các công trình nghiên cứu khoa học về chính sách nóichung và về thực hiện chính sách ƯPBĐKH nói riêng để đưa ra cơ sở lý thuyết vàmột số giải pháp cải thiện hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu ở TP HCM

Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp phỏng vấn sâu dành cho đối tượng

là các nhà quản lý để thu thập thêm thông tin về quá trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH Tác giả lựa chọn 02 công chức của Sở Tài Nguyên và Môi trường Tp HCM

để phỏng vấn sâu về quy trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH của Tp HCM

4.3 Khung quy trình nghiên cứu

Luận án đưa ra Khung logic nghiên cứu hay còn gọi là khung quy trình nghiên

Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Hình thành khung lý thuyết

Tiến hành thu thập số liệu

Đánh giá thực hiện chính sách

ƯPBĐKH

Xác định khoảng trống trong nghiên cứu

Xây dựng nội dung và phương án và phương pháp thu thập

Lọc và xử lý số liệu

Tìm ra nguyên nhân

Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách

ƯPBĐKHcứu ở Sơ đồ 1 dưới đây:

Hình 1 Quy trình nghiên cứu

Luận án bắt đầu từ việc tổng quan tài liệu nghiên cứu để xác định khoảng trốngtrong nghiên cứu Bước tiếp theo là xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu Khung lýthuyết này tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng và quy trình thực hiện chính sáchƯPBĐKH Dựa trên khung lý thuyết này, tác giả xây dựng bảng khảo sát và tiến hànhthu thập số liệu Số liệu khảo sát được thu về, lọc và nhập liệu, xử lý

Trang 17

bằng phần mềm SPSS 20.0 Từ số liệu xử lý nghiên cứu sinh đánh giá quá trìnhthực hiện chính sách ƯPBĐKH ở Tp HCM để tìm ra những nguyên nhân, đồngthời đề xuất giải pháp phù hợp để cải thiện chất lượng thực hiện chính sáchƯPBĐKH tại Tp HCM.

5 Đóng góp của Luận án

5.1 Đóng góp về mặt khoa học

Về mặt khoa học, Luận án có một số đóng góp như sau:

- Luận án đóng góp trong việc đưa ra cái nhìn mới về các yếu tố ảnh hưởngđến quá trình thực hiện chính sách công Theo nhiều nghiên cứu về chính sách công

ở Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách công đượcphân định một cách tương đối đồng nhất như yếu tố bản thân chính sách, yếu tố conngười, yếu tố chính trị, yếu tố nguồn lực Những yếu tố này được chia thành yếu tốbên trong và bên ngoài Tuy nhiên thực tế từ các nghiên cứu trên thế giới, các yếu tốảnh hưởng đến thực hiện chính sách công hết sức đa dạng, thậm chí rất phức tạp.Mỗi mô hình thực hiện chính sách có những yếu tố ảnh hưởng khác nhau với nhữngđiểm nhấn khác nhau Ở mỗi góc độ nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến thựchiện chính sách hoàn toàn khác nhau Khi đó, nghiên cứu về thực hiện chính sáchmới sâu sắc, phong phú, đa dạng và không rập khuôn, phổ quát

- Từ khái niệm thực hiện chính sách, Luận án đưa ra khái niệm mới và riêngbiệt về thực hiện chính sách ƯPBĐKH Bên cạnh đó, Luận án vận dụng lý thuyết vềquy trình thực hiện chính sách công để xây dựng nên lý thuyết về quy trình thựchiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu Luận án đã vận dụng và đồng thời mởrộng thêm khái niệm thực hiện chính sách và quy trình thực hiện chính sách sangmột lĩnh vực mới, cụ thể là ƯPBĐKH

- Một đóng góp khác của Luận án là xây dựng khung đánh giá thực trạngthực hiện chính sách ƯPBĐKH ở địa phương Khung đánh giá được tổng hợp từ

các vấn đề lý thuyết được phân tích trước đó; được vận dụng triệt để và xuyên suốt

ở Chương 3 Khung lý thuyết gồm 02 nhóm quan trọng: yếu tố ảnh hưởng đến thựchiện chính sách ƯPBĐKH và quy trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở Tp HCM

Trang 18

5.2 Đóng góp thực tiễn

Luận án những đóng góp về thực tiễn sâu sắc

- Luận án đưa ra những đánh giá thực tế về thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở

Tp HCM ở một số khía cạnh như phân cấp và mô hình thực hiện chính sáchƯPBĐKH, bản thân chính sách ƯPBĐKH, nguồn lực tài chính và quá trình tổ chứcthực hiện, quy trình tổ chức thực hiện chính sách và kết quả thực hiện Thực trạngnày giúp các nhà quản lý một lần nữa nhìn lại quá trình tổ chức thực hiện chính sáchƯPBĐKH của Tp

- Một trong những đóng góp thiết thực khác của Luận án là đánh giá sự thamgia của các chủ thể quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp.HCM, gồm người dân, doanh nghiệp và các TCPCP theo những tiêu chí đã được xác lập

từ lý thuyết Những đánh giá cho thấy ba nhóm chủ thể trên chưa thực sự tham gia vàoquá trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH mà nguyên nhân là thiếu

cơ chế hỗ trợ phù hợp Những kết quả nghiên cứu và nhận định này giúp các nhàquản lý nhận thức một cách rõ nét hơn thực trạng tham gia của các chủ thể; gópphần hình thành nhận thức sâu sắc và đúng đắn về vai trò của họ trong chính sáchƯPBĐKH nói chung và trong quá trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH nói riêng

- Ở phần giải pháp (chương 4), Luận án đưa ra những giải pháp cụ thể, thiếtthực và mang tính thực tiễn phù hợp với bối cảnh và điều kiện phát triển mới tại TP.HCM Các giải pháp bao quát nhiều mặt của công tác thực hiện chính sách

ƯPBDKH của Tp: từ hoàn thiện chính sách đến huy động sự tham gia của các bênliên quan trong thực hiện chính sách Các giải pháp này còn có giá trị tham khảocho việc tổ chức thực hiện các chính sách khác

6 Ý nghĩa của Luận án

Ý nghĩa về mặt lý luận

Với những đóng góp của đề tài về mặt khoa học ở trên, Luận án có ý nghĩa vềmặt lý luận sâu sắc Luận án có ý nghĩa làm phong phú thêm khoa học về chínhsách công cụ thể là thực hiện chính sách công; bổ sung thêm lý thuyết về chính sáchcông trong lĩnh vực thực hiện chính sách ƯPBĐKH

Trang 19

7 Cấu trúc Luận án

Cấu trúc Luận án, ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm bốn chương

Chương 1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách ứng phó biến đổikhí hậu

Chương 3 Thực trạng thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 4 Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 20

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan nghiên cứu về chính sách ứng phó biến đổi khí hậu

Chủ đề chính sách ứng phó biến đổi khí hậu được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm Căn cứ vào bản chất của hoạt động ƯPBĐKH, chính sách sách

ƯPBĐKH được chia thành chính sách giảm thiểu và chính sách thích ứng

Các học giả trên thế giới thường tiếp cận chính sách ƯPBĐKH theo hướng

giảm thiểu khí phát thải được ước tính bằng các mô hình ước lượng của kinh tế học.

Chẳng hạn như mô hình tổng hợp IAMs (integrated assessment models) và chínhsách ƯPBĐKH chủ yếu dựa vào chi phí xã hội có được từ dự báo của mô hìnhIAMs [131] Tuy nhiên theo Pindyck [131] những chính sách dựa trên mô hìnhIAMs đều thiếu căn cứ khoa học vì công thức sử dụng trong mô hình này chưa đượckiểm định, và các nhà làm chính sách đã “dựa trên những kết quả không hề tồn tại”.Felzer và ctg [105] sử dụng mô hình MIT Hệ thống Tích hợp Toàn cầu (MITIntegrated Global Systems Model) để xem xét tác động của tầng Ozone đến hoạtđộng kinh tế và từ đó đưa ra chính sách ƯPBĐKH dựa trên những dự báo, ướclượng này

Hoặc để giảm sự không chắc chắn của các chính sách ƯPBĐKH, Webster vàctg [155] sử dụng mô hình Hệ thống trái đất (Earth System Model) để phục vụ choviệc dự báo lượng khí thải Còn Babiker [81] thì tiếp cận chính sách ƯPBĐKH từgóc độ thị trường Tác giả (Babiker) xem xét tác động của chính sách ƯPBĐKHđến cấu trúc của thị trường và nền kinh tế của các nước phát triển khi họ tham giahiệp định Kyoto năm 1997

Một hướng nghiên cứu khác về chính sách ƯPBĐKH cũng được các nhànghiên cứu trên thế giới quan tâm là cộng đồng và hành động tập thể của cộngđồng Adger [75] cho rằng hành động tập thể và cộng đồng cần phải được quan tâmtrong chính sách ƯPBĐKH, bởi vì tính hiệu quả của chính sách ƯPBĐKH phụthuộc vào sự chấp thuận xã hội (social acceptability) và sự tương tác giữa các cánhân, tổ chức và cộng đồng trong xã hội Elizabeth [103] cho rằng chính sách

Trang 21

ƯPBĐKH cần phải quan tâm đến khung lý thuyết ABC A (Attitudes): thái độ; B(Behaviour): hành vi, và C (Choice): sự lựa chọn Đây là khung lý thuyết liên quanđến các lý thuyết về xã hội và sự thay đổi của xã hội Theo khung lý thuyết nàychính sách ƯPBĐKH cần phải lấy xuất phát điểm là cá nhân vì nó liên quan đến sựlựa chọn của cá nhân; chính hành vi lựa chọn của cá nhân mới có thể tạo nên sựkhác biệt Dietz và ctg [95] khi nghiên cứu chính sách ƯPBĐKH ở Mỹ đã đưa rakhái niệm sự ủng hộ chính sách (policy support) Để nâng cao sự ủng hộ chính sáchcần quan tâm đến các yếu tố: giá trị của cá nhân; trách nhiệm về hành động của cánhân; khuynh hướng ưu tiên trong hành động của cá nhân; suy nghĩ của cá nhân vềtương lai; chủ nghĩa sinh thái; niềm tin; thông tin và hiểu biết về khí hậu; tài chínhcủa cá nhân; và cảnh giác về BĐKH [95] Zahran và ctg [156] lại cho rằng sự thamgia của địa phương vào chính sách ƯPBĐKH phụ thuộc vào hiện trạng tài chính-xãhội, và sự nhận thức về nguy cơ bị ảnh hưởng bởi BĐKH.

Ở Việt Nam và Tp HCM, chính sách ƯPBĐKH được nghiên cứu với một số

hướng tiếp cận khác nhau

Cách tiếp cận thứ nhất là tiếp cận chính sách ƯPBĐKH từ góc độ cấu trúc đô thị Những nghiên cứu này tập trung vào khả năng giảm thiểu và thích ứng ở các đô

thị lớn thông qua điều chỉnh quy hoạch và cấu trúc đô thị Trực tiếp nghiên cứu vềvấn đề này tại Tp HCM có đề tài nghiên cứu “Integrative Adaptation PlanningFramework from Climate Change in the Urban Environment of Ho Chi Minh City”(tạm dịch: Khung khổ quy hoạch thích ứng tích hợp cho Biến đổi khí hậu ở khu vực

đô thị của Tp Hồ Chí Minh) được tài trợ bởi Bộ Giáo dục và Nghiên cứu của Đức,

do Storch [147] làm chủ nhiệm Dự án kéo dài từ năm 2008-2013 và tập trungnghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu, thực trạng phát triển đô thị, và cáchthức giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu Storch [147] tiếp cận khả năngƯPBĐKH từ góc độ quy hoạch đô thị Câu hỏi nghiên cứu mà tác giả đặt ra là

“Liệu hệ thống quy hoạch hiện tại ở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có khả năng ứngphó với những vấn đề BĐKH và liệu rằng hệ thống đó đủ hiệu quả để thực hiệnnhững biện pháp cần thiết?” Lời giải đáp cho hai câu hỏi trên theo Storch [147]nằm ở cách thức phát triển đô thị của hiện tại và vấn đề sử dụng đất mà không quan

Trang 22

tâm đến BĐKH ở thời điểm hiện tại Hai vấn đề này cần phải được xem xét lạitrong bối cảnh ƯPBĐKH.

Tiếp tục hướng tiếp cận này, năm 2009, Storch và ctg [148] có nghiên cứu

“Adaptation planning framework to climate change for the urban area of Ho ChiMinh city, Vietnam” (Tạm dịch: Ưng dụng khung quy hoạch vào thích ứng biến đổikhí hậu ở khu vực đô thị của Tp Hồ Chí Minh) Nghiên cứu tập trung xây dựngkhung quy hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu tại Tp HCM trên một số lĩnh vựcnhư kiểm soát lũ, năng lượng đô thị và giao thông đô thị Storch và ctg [148] đi sâuhơn vào việc đưa ra những khuyến nghị chính sách ƯPBĐKH liên quan đến quyhoạch đô thị tại Thành phố Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, Storch và ctg[148] cho thấy rằng các kịch bản phát triển đô thị trong tương lai của Tp có mốiquan hệ chặt chẽ với việc thích ứng với BĐKH của Tp Những điều kiện về kinh tế, xãhội, kỹ thuật của Tp trong tương lai sẽ khác so với hiện nay [148] Chính những

điều kiện khác biệt này quyết định khả năng ƯPBĐKH của cấu trúc của Thành phố[148] Nói cách khác là hiện trạng đô thị trong tương lai tác động đến khả năngthích ứng với BĐKH của cấu trúc lý sinh của đô thị (biophysical urban structure)

Sự khác biệt giữa cấu trúc đô thị trong tương lai và hiện tại giúp xác định mức

độ tổn thương và rủi ro của Tp trước BĐKH Theo đó, Storch và ctg [148] đặt ra sựcần thiết phải sử dụng cách tiếp cận tổng hợp để đánh giá sự tổn thương(vulnerability) của Thành phố Cách tiếp cận đó gọi là cách tiếp cận loại cấu trúc đô

thị (urban structure type approach) Cách tiếp cận loại cấu trúc đô thị là cách thức

nghiên cứu đô thị bằng cách chia các kiến trúc đô thị thành các nhóm khác nhau dựavào đặc tính lý sinh của từng kiến trúc Mỗi loại kiến trúc trong đô thị có khả năng

“đương đầu” khác nhau với BĐKH

Theo đó, trong thời gian tới, để thích ứng với BĐKH, Tp HCM cần hướng tớihai phương án chính sách Thứ nhất là sử dụng các biện pháp mang tính kết hợpgiữa công nghệ và kiến trúc để ngăn ngừa tác động của BĐKH như xây dựng cáckiến trúc nhà ở hoặc toà cao tầng theo công nghệ thích ứng với BĐKH, hoặc tăngkhả năng chứa nước của những vùng đô thị mới [148] Thứ hai là ban hành nhữngquy định, pháp luật, chính sách về các tiêu chuẩn, chuẩn mực xây dựng có lợi cho

Trang 23

việc ƯPBĐKH [148] Hai phương án chính sách này được gọi chung là hệ thốngquy hoạch thích ứng BĐKH Cách tiếp cận này của Storch và ctg [148] hết sức thiếtthực và có ý nghĩa trong công tác ƯPBĐKH ở Tp HCM giai đoạn hiện nay Cáchtiếp cận này cũng có ý nghĩa cho Luận án này.

Cách tiếp cận thứ hai về chính sách ƯP BĐKH trên các lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực đất đai, lĩnh vực nông nghiệp, rừng, và quản lý nguồn nước Về chính sách đối với lĩnh vực quản lý rừng có Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Sỹ Doanh [11] phân

tích tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam, và đây được xem làmột nghiên cứu đầu tiên có tính hệ thống về nguy cơ cháy rừng dưới sự tác độngcủa BĐKH Nguyễn Thị Mỹ Vân [69] trong luận án tiến sĩ của mình tập trung phântích chính sách quản lý tài nguyên rừng, gắn với sinh kế của người dân thuộc dântộc thiểu số; với đề tài “Chính sách quản lý tài nguyên rừng và sinh kế bền vững cho

cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên Huế” Về chính sách

quản lý tài nguyên nước có tác giả Lê Đức Thường [57] với đề tài luận án tiến sĩ là:

“Nghiên cứu quản lý bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Ba trong bối cảnh ứngphó biến đổi khí hậu” nhằm đưa ra những giải pháp phát triển bền vững tài nguyênnước lưu vực sông Ba Tác giả Nguyễn Xuân Dũng [12] nghiên cứu để đề xuất cácgiải pháp sử dụng khôn khéo đất ngập nước ven biển khu vực vịnh Tiên Yên, tỉnhQuảng Ninh trong bối cảnh BĐKH; tác giả Lại Tiến Vinh [70] với Luận án,

“Nghiên cứu biến động tài nguyên nước vùng Đồng bằng Sông Hồng trong bối cảnh

BĐKH” Về chính sách ƯPBĐKH đối với lĩnh vực nông nghiệp có tác giả Trần Thị

Giang Hương [28] với đề tài “Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Địnhtrong điều kiện BĐKH”; Hà Hải Dương [13] với Luận án tiến sĩ "Nghiên cứu, đánhgiá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp, áp dụngthí điểm cho một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng”; Luận văn thạc sĩ của ĐặngThị Bé Thơ [55[, “Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh BếnTre”; tác giả Đặng Thị Thanh Hoa [21] nghiên cứu về tác động của BĐKH ảnhhưởng đến ngành trồng lúa tại tỉnh Lào Cai; Bùi Thị Thanh Hương [27], “Nghiêncứu ảnh hưởng của hoang mạc hóa đến sản xuất nông nghiệp

ở tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu”; tác giả Nguyễn Đức Tôn và

Trang 24

Trương Anh Tuấn [58], có nghiên cứu về “Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nóđến sản xuất nông nghiệp thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”; tác giả Cao LệQuyên [42] với luận án “Nghiên cứu tác động của BĐKH đến nuôi tôm nước lợ venbiển tỉnh Thanh Hóa”.

Một số tác giả lại tập trung nghiên cứu chính sách ƯPBĐKH dưới góc độ phát

triển kinh tế-xã hội nói chung và sinh kế nói riêng BĐKH thường được nghiên cứu

gắn với vấn đề quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh hoặc vùng như nghiêncứu tác giả Tăng Thế Cường [10] với đề tài “Nghiên cứu tích hợp vấn đề BĐKHvào quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên-Huế qua đánh giá môitrường chiến lược”; tác giả Trần Duy Hiền [20] có luận án tiến sĩ về “Nghiên cứuxây dựng mô hình đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số lĩnh vực kinh

tế-xã hội cho Thành phố Đà Nẵng” Về BĐKH và vấn đề sinh kế, có tác giả Vũ Thị

Hoài Thu [64] với luận án tiến sĩ “Sinh kế bền vững vùng ven biển đồng bằng sôngHồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu: nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định”;Hoàng Anh Huy [29] với Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu đánh giá tác động củaBĐKH, nguy cơ tổn thương và đề xuất định hướng ứng phó tại Thành phố QuyNhơn, tỉnh Bình Định”

Không tập trung vào vấn đề BĐKH nói chung, một số tác giả tiếp cận chính

sách ƯPBĐKH từ góc độ cộng đồng Khi nghiên cứu về thảm hoạ tự nhiên trong

bối cảnh BĐKH tại Việt Nam, Tác giả Nguyễn Danh Sơn [49] cho rằng ứng phó vớithảm hoạ nói chung phải là ứng phó của cộng đồng hiểu theo nghĩa rộng nhất của từnày, mà về bản chất là “một dạng hành động xã hội phản ứng trước hoàn cảnh haytình huống nguy cấp” với chủ thể nhà nước giữ vai trò chỉ huy, định hướng và điềuphối Cộng đồng theo cách tiếp cận của tác giả Nguyễn Danh Sơn

[49] bao gồm: nhà nước, doanh nghiệp, người dân và xã hội dân sự; với ba mối liênkết chính là liên kết dọc (liên kết trong hệ thống quản lý nhà nước), liên kết ngang (làdạng liên kết không theo cấu trúc hành chính mà dựa trên cơ sở tự nguyện, bình

đẳng, trách nhiệm của các tổ chức phi chính phủ); và liên kết cộng đồng dân cư (làdạng liên kết do chính cộng đồng dân cư xây dựng nên) Đây là một cách tiếp cậnmới ở Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm kiếm các giải pháp tăng

Trang 25

cường liên kết, phối hợp các cộng đồng trong ứng phó với thảm hoạ tự nhiên nói riêng và với BĐKH nói chung Cùng với cách tiếp cận này, Tác giả Trần Thanh Tú[152] xây dựng quy trình thích ứng với nguy cơ ngập lụt của các thành phố ven biểnvới trường hợp nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh Trong nghiên cứu này, tác giả sử

dụng hai phương pháp chính là đánh giá tổn thương nhanh, và công cụ đánh

giá và quản lý môi trường để phân tích sự tổn thương của các nhóm dân cư do ngập

lụt gây ra [152] Những người sống ở khu vực có tốc độ đô thị hoá nhanh bị ảnhhưởng bởi nước ngập lụt ô nhiễm nhiều hơn so với những khu vực có tốc độ đô thịhoá chậm hơn Ngược lại, những người sinh sống ở khu vực có tốc độ đô thị hoáchậm hơn lại ít có khả năng chống chọi với BĐKH hơn so với những người sinhsống ở khu vực có tốc độ đô thị hoá nhanh hơn do ít hiểu biết về BĐKH và nghèohơn [151] Nghiên cứu còn cho thấy nữ giới dễ bị tổn thương hơn so với nam giới,nhất là về khía cạnh sức khoẻ và quấy rối tình dục Những phát hiện này là cơ sởquan trọng cho việc can thiệp bằng chính sách của nhà nước Điểm thú vị củanghiên cứu này là tác giả [152] đã đưa ra được quy trình đánh giá sự tổn thương củanhững nhóm người khác nhau do ngập lụt gây ra Tuy nhiên số liệu khảo sát của tácgiả lại chưa được kiểm tra độ tin cậy (Cronbach‟s Alpha) và độ chắn chắn (phântích nhân tố), mà chỉ dừng lại ở % Cho nên khả năng khái quát kết quả nghiên cứucòn hạn chế Thêm vào đó mặc dù tập trung vào một khía cạnh của biến đổi khí hậu

là lũ lụt, nhưng lại tiếp cận dựa trên sự khác biệt về giới tính của người dân trongviệc ứng phó với lũ lụt tại Thành phố Cách tiếp cận này mang “hơi thở” của sựtham gia của người dân, của cộng đồng, nhưng chỉ dừng lại ở đánh giá, nhìn nhậntrên cơ sở giới, mà bỏ qua nhiều khía cạnh khác của sự tham gia như tuổi, nghềnghiệp, hoặc các rào cản của sự tham gia Tuy nhiên những kết luận mà tác giả rút

ra cũng có ý nghĩa nhất định cho Luận án Cùng với cách tiếp cận từ cộng đồng ởViệt Nam, Kenney và ctg [113] nghiên cứu chính sách từ góc độ chủ thể tham gia(stakeholders) Theo các tác giả cần thiết phải cấu trúc lại quá trình ra quyết định vềƯPBĐKH theo hướng mở rộng sự tham gia của các chủ thể liên quan với mục đíchlàm cho các nhà quản lý, hoạch định nhận thức rõ ràng hơn giá trị, mục tiêu và

mong đợi của những chủ thể này Nguyễn Tất Thắng [62] nghiên cứu biến đổi khí

Trang 26

hậu dưới góc độ nhận thức của sinh viên trường đại học Nông lâm Hà Nội về biến

đổi khí hậu và ảnh hướng của biến đổi khí hậu đến sự phát triển nông, lâm, ngưnghiệp và đời sống người dân ở khu vực nông thôn Việt Nam Nghiên cứu đánh giánhận thức của sinh viên về biến đổi khí hậu trên một số mặt như hiểu biết về kháiniệm, nguyên nhân và biểu hiện của biến đổi khí hậu; về tác động của biến đổi khíhậu đến nông nghiệp, lâm nghiệp, hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học, tàinguyên nước; về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đời sống và sản suất của ngườidân; và nhận thức về hành động ứng phó biến đổi khí hậu của người dân Nghiêncứu đã trình bày được thực trạng nhận thức của sinh viên đối với biến đổi khí hậu vàtác động của nó Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tiến hành trên đối tượng là sinh viên củamột trường đại học, với mục đích đưa ra những gợi ý trong việc xây dựng chươngtrình giảng dạy và các chuyên đề sinh hoạt ngoại khoá cho sinh viên của trường vềBiến đổi khí hậu nên giá trị tham khảo của nghiên cứu còn hạn chế Thêm nữa,nghiên cứu vẫn còn thiếu những khuyến nghị chính sách ƯP BĐKH

Một cách tiếp cận liên ngành còn mới ở Việt Nam là kinh tế học biến đổi khí

hậu “phát triển trên nền tảng của các khoa học kinh tế với hai bộ phận chính đang

định hình là Kinh tế học về thích ứng và Kinh tế học về giảm nhẹ” [50] Các quyếtđịnh phát triển đất nước không chỉ quan tâm đến lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận

mà còn là lợi nhuận bền vững và các yếu tố tạo ra lợi nhuận bền vững Việc xanhhoá các quyết định phát triển và sự phát triển là một xu hướng tất yếu của thế giới.Tuy không đề cập trực tiếp đến chính sách ƯP BĐKH, nhưng thông qua việc trìnhbày một ngành khoa học mới về ứng phó biến đổi khí hậu, tác giả Nguyễn DanhSơn [50] đã đưa ra nguyên tắc quan trọng làm kim chỉ nam cho việc xây dựng chínhsách ƯP BĐKH; đó là “…cần phải đặt sự phát triển về kinh tế, xã hội và sinh tháitrong giới hạn khả năng chịu đựng của thiên nhiên”

1.2 Tổng quan các nghiên cứu về thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu nước ngoài dành nhiều công sức để tìm kiếm giải pháp

thực hiện hiệu quả chính sách ứng phó BĐKH Về thực hiện chính sách ƯP BĐKH,

có nhiều nghiên cứu với cách tiếp cận khác nhau như: cách tiếp cận từ sự tham gia

Trang 27

của người dân, mô hình từ trên xuống, cách tiếp cận liên quốc gia, cách tiếp cận từvai trò của chính quyền địa phương.

Thứ nhất, là thực hiện chính sách ƯP BĐKH từ cách tiếp cận sự tham gia của

người dân (theo mô hình từ dưới lên) Ở các nghiên cứu thuộc nhóm này, vấn đề mà

các nhà nghiên cứu quan tâm là việc thực hiện chính sách nên gắn với sự tham giacủa người dân Theo đó, sự nhận thức, hiểu biết của người dân về BĐKH và chínhsách ƯP BĐKH là yếu tố tạo ra sự thành công của việc thực hiện chính sách ƯPBĐKH Nói cách khác, thực hiện chính sách nên theo mô hình từ dưới lên

Trong quá trình nghiên cứu về thực hiện chính sách ƯP BĐKH, Abdel-Monem

và ctg [73] dành hẳn một nghiên cứu để tìm hiểu về nhận thức của công chúng vềbiến đổi khí hậu ở Mỹ và tác động của nó đối với việc thực hiện chính sáchƯPBĐKH Nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp khảo sát bằng bảng câuhỏi và phỏng vấn nhận thức giúp hiểu rõ và sâu hơn nhận thức của cộng đồng vềbiến đổi khí hậu Nghiên cứu cho thấy nhận thức của cộng đồng dân cư Nebraskans

về biến đổi khí hậu là tốt và ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả thực hiện chính sách

ƯP BĐKH Tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại ở điều tra, phỏng vấn những ngườitrưởng thành trong cộng đồng dân cư Nebraskans cho nên đối tượng chọn mẫu nhỏvới khả năng đại diện thấp, không phù hợp để khái quát hoá kết quả nghiên cứusang các cộng đồng dân cư khác

Bên cạnh đó còn có một số nghiên cứu khác về thực hiện chính sách ƯPBĐKH dựa trên cộng đồng Chẳng hạn như ở Trung Quốc cũng có những nghiêncứu như “Citizen participation and network government of Regional WaterResources in China” (Tạm dịch: Sự tham gia của người dân và mạng lưới chính phủtrong quản lý tài nguyên nước cấp vùng ở Trung Quốc) của Jie Ma & Limming Suo(2013) và “Public participation in China‟s Environmental Protection” (Tạm dịch:

Sự tham gia của công chúng vào bảo vệ môi trường ở Trung Quốc) của Junije Ge,Jun Bi và Shi Wang (2010) Hoặc ở Bồ Đào Nha có nghiên cứu “Builing local levelengagement in disaster risk reduction: a Portugese case study” (Tạm dịch: Xây dựng

sự tham gia ở cấp độ địa phương trong việc giảm thiểu nguy cơ thảm hoạ) của JudyBurnside- Lawry và Luis Carvalho (2015) Các nghiên cứu này chủ yếu là các

Trang 28

phân tích định tính để cho thấy cách thức chính quyền trung ương tác động và làmcho chính quyền địa phương lồng ghép và ưu tiên lồng ghép các chính sáchƯPBĐKH của trung ương vào chính sách và chương trình hành động của địaphương.

Thứ hai là thực hiện chính sách ƯP BĐKH tiếp cận theo mô hình từ trên

xuống Benson và Lorenzoni [86] khi nghiên cứu về thực hiện chính sách ƯP

BĐKH ở Anh đã tìm ra hai yếu tố quan trọng: sự tuân thủ pháp luật; việc đạt đượcmục tiêu và giải quyết vấn đề Sự tuân thủ pháp luật là việc tuân thủ các quy địnhcủa các chủ thể trong quá trình thực hiện chính sách Bên cạnh yếu tố tuân thủ phápluật, việc ban hành chính sách, xác lập mục tiêu và đánh giá thực hiện chính sáchphải luôn hướng tới việc đạt được mục tiêu và phải làm sao để giải quyết được vấn

đề Qua nghiên cứu từ thực tiễn thực hiện chính sách ƯP BĐKH ở Anh, hai tác giả

nhận thấy trong rất nhiều trường hợp, việc thực hiện chính sách hướng đến mục tiêuchính trị, vì lý do chính trị hơn là vì chính mục tiêu liên quan đến vấn đề về BĐKH.Điều này làm cho việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH của một số địa phương ởAnh bị thất bại Cách tiếp cận của Benson và Lorenzoni [86] cũng có ý nghĩa chocác nước khác trong đó có Việt Nam Tuy nhiên do các tác giả sử dụng phươngpháp tình huống làm phương pháp nghiên cứu nên việc vận dụng những kết quảnghiên cứu của họ vào từng bối cảnh cụ thể đòi hỏi phải có thêm nhiều nghiên cứugắn với thực tiễn của từng khu vực

Thứ ba là thực hiện chính sách ƯP BĐKH theo cách tiếp cận liên quốc gia.

Xuất phát từ vấn đề thất bại thị trường và nguồn lực chung ở phạm vi toàn cầu,Dolsak [97] cho rằng việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH cần tiếp cận từ góc độtuân thủ quy định của các thiết chế toàn cầu về ƯP BĐKH, cụ thể là tổ chứcUNFCCC Theo Dolsak [97] các thỏa thuận (chính sách) được thông qua ở phạm viliên quốc gia nhưng lại được tổ chức thực hiện ở cấp độ quốc gia Do vậy, quá trìnhthực hiện chính sách này có những nét đặc thù riêng Xuất phát từ luận điểm này,tác giả đánh giá việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH của các quốc gia thành viêndựa trên ba biến quan trọng: xây dựng chính sách giảm thiểu BĐKH; báo cáo về khíthải và nguồn gốc tạo ra khí thải của quốc gia mình; và thực hiện các quy định về

Trang 29

chính sách ƯP BĐKH toàn cầu mà quốc gia mình đã ký kết Sau khi xử lý số liệutheo mô hình nghiên cứu định lượng, tác giả rút ra kết luận quan trọng: các quốc giatham gia hiệu quả vào chính sách ƯP BĐKH toàn cầu nếu như họ tìm thấy lợi íchcho quốc gia của họ trong đó Lợi ích ở đây là ô nhiễm môi trường ở quốc gia của

họ được giảm xuống

Thứ tư là thực hiện chính sách ƯP BĐKH tiếp cận từ vai trò của chính quyền

địa phương Chính quyền địa phương được xem là một chủ thể quan trọng trong

quá trình thực hiện chính sách ƯP BĐKH không những của địa phương đó mà còn

là của quốc gia mà địa phương đó là một bộ phận cấu thành Các nghiên cứu ở cáchtiếp cận từ vai trò của chính quyền địa phương tập trung vào ba khía cạnh quantrọng: năng lực của chính quyền địa phương, việc xác định những vấn đề của địaphương (local framing), và các chủ thể, chủ thể chính trị ở địa phương (localpolitical actors and actors) [139]

Về năng lực của chính quyền địa phương, các nghiên cứu cũng chia thành hainhóm Nhóm nhấn mạnh đến khả năng ban hành pháp luật của chính quyền địaphương cho rằng việc mở rộng quyền lực của chính quyền địa phương trong lĩnhvực ƯP BĐKH là yếu tố quan trọng làm cho việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH

thành công [87; 88;126] Nhóm nghiên cứu thứ hai quan niệm rằng năng lực của

chính quyền địa phương thể hiện ở các nguồn lực mà địa phương đó có được nhưnăng lực về con người, năng lực về tài chính, và năng lực về thông tin [75],[88],[109],[139], [118]

Về khả năng xác định những vấn đề của địa phương (local framing), cácnghiên cứu tập trung xem xét mức độ phù hợp giữa mục tiêu chính sách ƯP BĐKHvới những quan tâm về kinh tế và xã hội của các cộng đồng ở địa phương và củachính quyền địa phương [98], [125], [135], 136] Các nghiên cứu ở nhóm này dựatrên giả thuyết là chính quyền địa phương và cộng đồng thường phát triển và thựchiện chính sách ƯP BĐKH nếu những chính sách đó liên quan đến vấn đề của địa[140]

Về chủ thể và chủ thể chính trị ở địa phương, các nghiên cứu đề cập đến vaitrò của các nhà chính trị đến việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH; đó là những

Trang 30

công chức của chính quyền địa phương được bầu cử hoặc bổ nhiệm giữ vai trò lãnhđạo trong việc đề xướng, xây dựng và thực hiện chính sách công [88; 89; 126; 138].Bên cạnh đó có một số tác giả lại đề cập đến vai trò tham gia của mạng lưới quốc tế

ở cấp độ chính quyền địa phương [126] Một số tác giả khác như Sharp và ctg.[132;141] lại tập trung vào chủ thể là các nhóm lợi ích ở địa phương

Cũng cách tiếp cận nhưng Caroline [92] lại cho rằng yếu tố quan trọng nhấtảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách ƯPBĐKH là “lề lối của tổ chức”(organisational routines), được quy định bởi quy định, văn hóa và thực tế hoạt độngcủa tổ chức đó [92] Yếu tố lề lối của tổ chức tạo ra cơ chế “tự củng cố” trong tổ

chức (self-reinforcing mechanism) [92] Cơ chế tự củng cố bao gồm bốn cơ chế

thành phần: hiệu ứng kết hợp, phối hợp, học hỏi, và hiệu ứng mong đợi tiếp nhận.Mỗi hiệu ứng này đều có khía cạnh tích cực, nhưng cũng tạo ra những cản trở cho

việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH Hiệu ứng kết hợp cho thấy tổ chức có khuynh

hướng kết hợp với những hành động mới, nếu hành động mới đó phù hợp và tươngthích với những hành động mà tổ chức đang thực hiện Cho nên họ sẽ cảm thấy

“khó chịu” và “xa lạ” với việc phải thực hiện hính sách ƯP BĐKH [92] nếu nhưviệc thực hiện này là mới và không tương thích với những hành động mà họ đang

tiến hành Với hiệu ứng phối hợp, tổ chức đã hình thành một cơ chế phối hợp chặt

chẽ trong tổ chức; sẽ gây khó khăn cho họ trong việc phối hợp với các chủ thể khác

liên quan đến việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH [92] Với hiệu ứng học hỏi của

tổ chức, các thành viên có khuynh hướng học hỏi những vấn đề liên quan đến hoạtđộng của chính họ trong tổ chức hoặc với mục đích cải thiện những quy trình, lề lốilàm việc trong tổ chức [92] Và khi đó, họ không quen với việc tiếp thu, học hỏinhững thực tế mới; và “sự không quen này” đến lượt nó gây khó khăn cho việc thực

hiện chính sách ƯPBĐKH [92] Với hiệu ứng mong đợi, chủ thể này có khuynh

hướng đặt mong đợi của họ vào những chủ thể khác mà không cần kiểm chứng.Chính sự thiếu kiểm chứng có thể dẫn đến những quyết định sai lầm [92] Cách tiếpcận của tác giả tuy hẹp nhưng hữu ích trong việc mổ xẻ những “lề lối của tổ chức”vốn có thể trở thành rào cản trong việc thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở các đơn vị

và các cấp chính quyền

Trang 31

Vấn đề thực hiện chính sách ƯP BĐKH tại Tp HCM và ở Việt Nam nhận được ít nghiên cứu từ các tác giả trong và ngoài nước Số ít các nghiên cứu này

đều tập trung vào nguyên nhân thất bại của chính sách ƯPBĐKH: quá trình thựchiện chính sách ƯPBĐKH Nói cách khác, các tác giả đều cho rằng, hạn chế trong

tổ chức thực hiện chính sách ƯPBĐKH nằm ở khâu thực hiện chính sách

Tác giả Nguyễn Lanh [31] cho rằng tư duy đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế

và môi trường ở nhiều địa phương trong quá trình thực hiện chính sách ƯP BĐKH

là một trong những nguyên nhân đầu tiên làm giảm hiệu quả thực hiện của chínhsách ƯP BĐKH Nguyên nhân này tạo ra sự “chậm chạp” trong việc lồng ghép cácchương trình, các hành động vào chính sách ƯP BĐKH Thêm vào đó, hoạt độngthực hiện chính sách ƯP BĐKH của các cấp chính quyền địa phương còn mang tínhhình thức, chưa có những hướng dẫn cụ thể để thực hiện các chương trình lồng ghéptrong các lĩnh vực như nông nghiệp, tài nguyên nước

Đồng thuận với phân tích của tác giả Nguyễn Lanh [31], theo tác giả NguyễnTuấn Anh [3] việc nhiều địa phương chưa có chương trình, kế hoạch hành động cụthể để chi tiết hóa và hiện thực hóa Chiến lược tăng trưởng xanh và Kế hoạch hànhđộng quốc gia về tăng trưởng xanh cũng là một trong những nguyên nhân làm choviệc thực chính sách ƯP BĐKH tại địa phương chưa hiệu quả Không những vậy,nhiều địa phương mặc dù đã có Chương trình, kế hoạch hành động cụ thể triển khaiChương trình và Chiến lược tăng trưởng xanh, nhưng chỉ dừng lại ở tính hình thức

mà chưa thể hiện trong thực tế cơ cấu sản xuất của địa phương, kết quả đạt đượcchưa rõ ràng, thiếu những nhóm giải pháp cụ thể và khả thi

Liên quan đến vấn đề trên, tác giả Trần Đại Nghĩa [38] nhấn mạnh và bổ sung

thêm: “Quá trình thực thi các chiến lược chính sách ở Việt Nam nói chung và các

khung chính sách ở các tỉnh nói riêng luôn có độ trễ về thời gian cũng như sự chồng chéo và thiếu sự kết hợp giữa các bên liên quan, vì vậy có thể có các giải pháp ứng phó BĐKH đã được lồng ghép trong các khung chính sách nhưng chưa chắc đã được triển khai ngoài thực tế” Theo nhận định của tác giả Trần Đại Nghĩa

[38], việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH của chính quyền địa phương có hai hạnchế chính là (1) chính quyền địa phương thiếu chủ động trong việc thực hiện chính

Trang 32

sách ƯP BĐKH nên đã tạo ra độ “trễ” của chính sách; (2) và thiếu sự phối hợp giữa các bên có liên quan đã làm nảy sinh sự chồng chéo.

Cùng nghiên cứu về thực hiện chính sách ƯP BĐKH, có tác giả Vũ Văn Mây[39] Tuy tác giả nghiên cứu việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH với không giannghiên cứu là Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhưng cũng có nhiều ý kiến giá trị cho Luận

án tiến sĩ này Đáng lưu ý là tác giả Vũ Văn Mây [39] đưa ra một số giải pháp

để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH như: điều chỉnh thể chếchính sách ƯP BĐKH; kiện toàn bộ máy thực hiện chính sách biến đổi khí hậu từtrung ương đến địa phương; đẩy mạnh chính sách hợp tác công tư về thực hiệnchính sách biến đổi khí hậu; và vận động tài chính và ứng dụng cộng nghệ

Tác giả Trần Hồng Kim [152] có luận án tiến sĩ nghiên cứu về thực chính sách

ƯP BĐKH tại Tp Hồ Chí Minh bằng phương pháp có sự tham gia của cộng đồng;nhưng chỉ tập trung vào các vùng đô thị nghèo tại Thành phố này Ở nghiên cứunày, tác giả phân tích thực trạng ƯP BĐKH của người dân tại vùng đô thị nghèo của

Tp Hồ Chí Minh là Bình Thạnh và Quận 8 Có lẽ đóng góp quan trọng nhất của tácgiả là đã phân tích được các chủ thể có liên quan đến ƯP BĐKH như những ngườiđứng đầu của cộng đồng; phụ nữ, và các tổ chức chính tri-xã hội Tuy nhiên, tác giảchưa cho thấy sự tương tác rõ nét của các chủ thể này trong việc thực hiện chínhsách ƯP BĐKH Không những vậy, một số chủ thể quan trọng trong thực hiệnchính sách ƯP BĐKH như các tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương vàdoanh nghiệp Có lẽ điểm yếu của tác giả là không những quá dàn trải trong việcphân tích vấn đề ƯPBĐKH từ cách tiếp cận cộng đồng, mà còn thiếu hẳn cơ sở lýthuyết về thực chính sách công

Bộ Kế hoạch Đầu tư có nghiên cứu với cách tiếp cận vấn đề thực chính sách

ƯP BĐKH từ các Chương trình quốc gia [4, tr 34] Nghiên cứu nặng về mô tả, liệt

kê các chương trình hành động của Chính phủ Việt Nam từ năm 2008 đến nay, màchưa cho thấy được những khía cạnh quan trọng của việc thực hiện chính sách ƯPBĐKH như sự tương tác giữa các chủ thể, mối quan hệ giữa chính quyền trungương và chính quyền địa phương, sự tham gia của người dân, cũng như những ràocản ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách ƯP BĐKH tại Việt Nam

Trang 33

Về thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại Việt Nam, còn có cách tiếp cận thực

hiện lồng ghép với việc thực hiện các chính sách hoặc chương trình khác Chẳng

hạn như tác giả Võ Kim Thuận [65] nghiên cứu lồng ghép thích ứng BĐKH vàomột số hoạt động của dự án CRND chủ yếu nghiên cứu cách thức áp dụng mô hìnhxây dựng hầm biogas Cùng cách tiếp cận này, tác giả Nguyễn Danh Sơn và TrươngĐức Trí [47] cho rằng cần phải thực hiện lồng ghép vấn đề BĐKH trong hoạch địnhchính sách phát triển theo hướng bền vững Việc lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậucần được thực hiện một cách có hệ thống bắt đầu từ chủ trương, chính sách, cơ chế

và tổ chức, thực hiện; cụ thể là cần tích hợp, lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậutrong quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, ngành, ở cấpquốc gia và địa phương Bên cạnh đó, hoạt động đánh giá tác động của BĐKH cầnthiên về định lượng và có nhiều hơn nữa các nghiên cứu làm cơ sở cho việc đề xuấtcác giải pháp ƯPBĐKH Trong khi đó, Collins và ctg [94] lại gắn kết việc thực hiệnchính sách ƯPBĐKH với chính sách di cư Chính sách môi trường nói chung vàchính sách ƯPBĐKH nói riêng cần xem xét trong bối cảnh chính sách dân cư đểvừa có thể giúp điều tiết nguồn nhân lực xã hội theo hướng tích cực cho sự phát

triển kinh tế-xã hội, vừa đó thể đảm bảo mục tiêu về môi trường Cùng với cách

tiếp cận này, còn có tác giả Nguyễn Văn Thắng [63, tr.232] khi cho rằng, chính

sách ƯP BĐKH của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ

nói chung cần hướng đến sự toàn diện, gắn kết nhiều lĩnh vực và hành động vớinhau như: chính sách liên quan đến tiết kiệm năng lượng, khai thác nguồn nănglượng mới; quy hoạch hợp lý các khu vực hoạt động kinh tế-xã hội; hoàn thiện côngtác thuỷ lợi và quản lý nước; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và thời vụ sảnxuất; và tăng cường nhận thức cộng đồng và thích ứng với BĐKH dựa vào cộngđồng Cùng cách tiếp cận, tác giả Nguyễn Đức Ngữ [37] sau khi khái quát thựctrạng BĐKH trên thế giới và Việt Nam đã đưa ra những gợi ý liên quan đến nhậnthức, quan điểm, chiến lược và chính sách ƯPBĐKH cho Việt Nam Cách tiếp cậncủa các tác giả tuy bao quát nhưng lại chưa có những phân tích sâu cho nên giá trịtham khảo còn hạn chế

Tóm lại, việc thực hiện chính sáchƯP BĐKH tại Việt Nam nói chung và Tp

Hồ Chí Minh nói riêng chưa nhận được nhiều nghiên cứu từ các học giả Các

Trang 34

nghiên cứu đều chủ yếu tập trung vào phân tích tình trạng biến đổi khí hậu, nhữngkịch bản BĐKH trong tương lai, vấn đề tham gia của người dân, đánh giá mức độtổn thương của người nghèo, người nông dân, vấn đề giới và ƯP BĐKH mà chưa cónghiên cứu nào xem xét cụ thể và chi tiết các khía cạnh của thực hiện chính sách

ƯP BĐKH tại Tp Hồ Chí Minh chẳng hạn như: sự tương tác giữa các chủ thể trongthực hiện chính sách ƯP BĐKH, và những rào cản gặp phải trong thực hiện chínhsách ƯP BĐKH

1.3 Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Các nghiên cứu trên chưa chạm được những vấn đề thực sự trọng tâm của việcthực hiện chính sách ƯP BĐKH tại Tp Hồ Chí Minh; mặc dù có những nghiên cứurất sâu sắc, chi tiết và có kiểm chứng thực nghiệm Chính vì vậy, việc thực hiệnchính sách ƯP BĐKH tại Tp Hồ Chí Minh vẫn còn là lĩnh vực cần có thêm nhiềunghiên cứu sâu sắc hơn Những vấn đề quan trọng sau đây cần được tiếp tục nghiêncứu:

Thứ nhất, lý thuyết về thực hiện chính sách nói chung được đề cập rất nhiều

trong các nghiên cứu về chính sách công, nhưng có ít lý thuyết về thực hiện chínhsách trong lĩnh vực ƯPBĐKH, nhất là gắn với bối cảnh Việt Nam và Tp HCM.Chính vì vậy, Luận án nhận thấy rằng, cần tổng hợp, xây dựng một số vấn đề lýthuyết liên quan đến thực hiện chính sách ƯPBĐKH như các yếu tố ảnh hưởng đếnthực hiện chính sách ƯPBĐKH và quy trình thực hiện chính sách này

Thứ hai, cần tiếp tục có nghiên cứu về các văn bản (chính sách ƯPBĐKH) tại

Tp HCM để xem xét và đánh giá mục tiêu, nội dung của chính sách của Tp có thực

sự đảm bảo, nhất quán và bao quát hay không

Thứ ba, thực trạng quy trình tổ chức thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp.HCM chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu trước đây về ƯPBĐKH Quytrình tổ chức thực hiện chính sách ƯPBĐKH của Tp HCM hiện nay ra sao, cónhững bước nào với ưu điểm và hạn chế ra sao cũng cần thiết phải được làm rõtrong Luận án này

Thứ tư là sự tham gia của người dân vào thực hiện chính sách ƯP BĐKH khí

hậu tại Tp HCM Các nghiên cứu hiện nay chủ yếu tập trung vào việc xem xét tính

Trang 35

tổn thương của người dân, trong đó đa phần nghiên cứu về mối quan hệ giữa giới vàBĐKH, từ đó đặt ra nhu cầu lồng ghép vấn đề ƯP BĐKH và vấn đề giới Nhữngnghiên cứu này chưa tập trung vào cách thức huy động sự tham gia của người dânvào việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH tại Tp HCM Theo đó, cần có nhữngnghiên cứu về hình thức tham gia, các yếu tố tác động đến sự tham gia, và các ràocản của sự tham gia của người dân vào việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH tại Tp.HCM.

Thứ năm là sự tham gia của tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp vào việc

thực hiện chính sách ƯP BĐKH tại Tp HCM Trong thời gian qua, các tổ chức phi

chính phủ tham gia tích cực vào vấn đề BĐKH, họ tương tác trên nhiều phươngdiện từ khâu xây dựng chính sách, thực hiện chính sách, đánh giá chính sách vàthậm chí là tham gia vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Chủ thểnày tham gia tích cực vào vấn đề ƯP BĐKH và tác động đến hiệu quả của thực hiệnchính sách ƯP BĐKH Chính vì vậy, cần có nghiên cứu sâu sắc hơn về sự tham giacủa đối tượng này vào quá trình thực hiện chính sách ƯP BĐKH

Thứ sáu là mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương trong việc

thực hiện chính sách ƯP BĐKH Ở Việt Nam, quá trình phân cấp quản lý tuy códiễn biến tích cực hơn so với trước đây nhưng vẫn còn ở mức cầm chừng Chínhquyền địa phương vẫn bị tác động trực tiếp bởi chính quyền trung ương Theo đó,việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH tại Tp Hồ Chí Minh bị chi phối nhiều bởichính sách của trung ương Chính vì vậy, trong việc thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp Hồ Chí Minh, cần thiết phải xem xét mối quan hệ giữa chính quyền

Tp Hồ Chí Minh và Chính phủ

Trang 36

Tiểu kết Chương 1

Sau khi tổng thuận hai khía cạnh liên quan đến đề tài của Luận án là (1) chínhsách ƯPBĐKH; (2) thực hiện chính sách ƯPBĐKH, Luận án nhận thấy rằng vẫncòn một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu Về mặt lý luận đó là việc tổng hợplại khung lý thuyết về thực hiện chính sách ƯPBĐKH Lý thuyết thực hiện chínhsách được đề cập rất nhiều trong các nghiên cứu về chính sách và ít được nghiêncứu trong lĩnh vực môi trường Luận án này còn xem xét thực trạng thực hiện chínhsách ƯPBĐKH gắn với thực tiễn Tp HCM, vốn ít được đề cập tới Nhiều nghiêncứu về ƯPBĐKH ở Tp HCM nhưng chủ yếu tập trung vào chính sách, quản trịƯPBĐKH đa cấp, tác động, kịch bản và quy hoạch đô thị Vấn đề thực hiện chínhsách ƯPBĐKH được nghiên cứu rải rác, chưa thành một hệ thống

Trang 37

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG

PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

2.1 Một số vấn đề lý luận về biến đổi và ứng phó biến đổi khí hậu

2.1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu

FCCC định nghĩa BĐKH là “sự thay đổi của khí hậu do con người tạo ra mộtcách trực tiếp hoặc gián tiếp và đã làm thay đổi các thành phần của bầu khí quyển

và tạo ra nhiều yếu tố mới vào tự nhiên qua thời gian” [130] Khái niệm nhấn mạnhđến hoạt động của con người và coi đó là nguyên nhân chính tạo ra BĐKH

Ban chỉ đạo chương trình hành động ƯPBĐKH ngành nông nghiệp và pháttriển nông thôn đã đăng tải trên website chính thống của mình khái niệm vềBĐKH,“là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao độngcủa khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dàihơn BĐKH là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyểntrong khai thác và sử dụng đất”

Ngược với quan điểm trên, IPCC chủ trương BĐKH cần phải được hiểu rộng

hơn, là “bất kì những thay đổi nào của khí hậu qua thời gian do hoạt động của con

người hoặc do sự thay đổi trong giới tự nhiên” [130] IPCC không chỉ giới hạn

nguyên nhân của BĐKH là ở hoạt động của con người mà còn là do sự biến độngcủa tự nhiên Con người không những cần phải kiểm soát các hoạt động có hại củamình mà còn phải có khả năng thích ứng với BĐKH

Trong Luận án này, tác giả lựa chọn khái niệm BĐKH theo quan điểm của

IPCC; đó là “bất kỳ những thay đổi nào của khí hậu qua thời gian do hoạt động của

con người hoặc do sự thay đổi trong giới tự nhiên” BĐKH là sự thay đổi của khí

hậu và nguyên nhân của sự thay đổi đó là hoạt động của con người và tự nhiên.Tương ứng với hai nguyên nhân gây nên BĐKH là hai hành động ƯPBĐKH(climate change response): thích ứng (adaptation) và giảm thiểu (mitigation) Thíchứng mô tả sự thay đổi trong quy trình hoặc cấu trúc để giảm bớt những nguy hiểmtiềm tàng, hoặc tận dụng các cơ hội xuất hiện gắn liền với những thay đổi trong khí

Trang 38

hậu” [121, tr.8] Giảm thiểu nhấn mạnh đến khía cạnh ngăn cản hoặc hạn chế sựthay đổi của khí hậu [121] Giảm thiểu thường tập trung vào việc hạn chế nhữngnguyên nhân gây ra BĐKH như sự tăng lên của khí nhà kính [121].

Tóm lại, ƯPBĐKH là những hành động của con người giúp cho con người tồn

tại được một cách bền vững trong BĐKH đồng thời điều chỉnh hành động của conngười để hạn chế đến mức thấp sự thay đổi về khí hậu

2.1.2 Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu

Mức tăng nhiệt độ toàn cầu, cả Bắc cực, có xu thế tăng lên rõ rệt Độ lệch tiêuchuẩn của nhiệt độ trung bình toàn cầu là 0,24oC Tốc độ của xu thế biến đổi nhiệt

độ cả thế kỷ là 0,75oC, nhanh hơn bất kỳ thế kỷ nào trong lịch sử, kể từ thế kỷ 11đến nay [63, tr.81]

Lượng mưa tăng và giảm khác nhau ở nhiều khu vực Một số khu vực trên thếgiới như Bắc Mỹ, Nam Mỹ, kiến lượng mưa tăng ở nhiều vùng Một số khu vực củaChâu Phi, Nam Á, Tay Phi lại có lượng mưa giảm Tần số mưa lớn tăng lên trênnhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu thế giảm [81, tr 83]

Nhiều đợt hạn nặng diễn ra trên thế giới Dòng chảy của hầu hết các sông trênthế giới đều biến đổi sâu sắc từ thập kỷ này sang thập kỷ khác và giữa các nămtrong từng thập kỷ Đa phần các dòng chảy đều sa sút [83, tr.83]

Biến đổi nhiệt độ ở các cùng cực và băng quyển Trong thế kỷ 20 cùng với sựtăng lên của nhiệt độ mặt đất có sự suy giảm khối lượng băng trên phạm vi toàn cầu.Lượng băng trung bình hàng năm ở Bắc Băng Dương giảm 2,7% mỗi thập kỷ Băngtrên các vùng núi cả hai bán cầu cũng tan đi với khối lượng đáng kể Ở bán cầu Bắc,phạm vi băng phủ giảm đi khoảng 7% so với năm 1900 và nhiệt độ trên đỉnh lớpbăng vĩnh cửa tăng lên 3oc so với năm 1982 [83, tr.85]

2.1.3 Nguyên nhân của biến đổi khí hậu

Nguyên nhân từ tự nhiên gồm những tác nhân như sự chuyển động của trái

đất, các vụ phun trào của núi lửa và hoạt động của mặt trời đã gây ra những thay đổi

về nhiệt độ của trái đất [40]

Nguyên nhân từ con người được các nhà khoa học khẳng định là chủ yếu [40].Con người với nhu cầu sử dụng năng lượng, đặc biệt là nguồn nhiên liệu hoá thạch

Trang 39

ngày càng tăng, đã tạo ra các khí hiệu ứng nhà kính làm cho hiện tượng hiệu ứngnhà kính của trái đất càng nghiêm trọng hơn thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 2.1 Mức độ tăng chóng mặt của các khí hiệu ứng nhà kính

do hoạt động sản xuất của con người

nghiệp đến thời tiền công nghiệp đến năm 2005 nghiệp (từ 1750)

nhiều lần so với CO2

(Nguồn: Tổng hợp từ UNDP, 2008)

Con người được phân tích ở 2 cấp độ cá nhân và nhà nước Ở cấp độ cá nhân,con người khai thác tự nhiên để thoả mãn nhu cầu trong cuộc sống Vấn đề là conngười thường không biết giới hạn nhu cầu của chính họ, nên khai thác một cách quámức từ tự nhiên, môi trường, tạo ra lượng chất thải vượt quá ngưỡng của trái đất Ởcấp độ nhà nước, quan niệm và chủ trương phát triển kinh tế một cách nhanh chóngnhư nhiều nước đã làm là sự đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường Tăngtrưởng kinh tế không đi đôi với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường đã tạo

ra lượng rác thải, khí thải lớn, gây biến đổi khí hậu Tốc độ đô thị hoá một cáchnhanh chóng và thiếu bền vững cũng là một trong những hành động của con ngườigây nên tình trạng phá rừng, diện tích đất rừng bị biến mất Mảng xanh của trái đấtliên tục suy giảm Chỉ trong năm 2017, hơn 15,8 triệu hécta rừng nhiệt đới bị đốn

hạ, tương đương với diện tích đất nước Bangladesh Mỗi phút thế giới mất đi diệntích rừng tương đương 40 sân bóng đá

2.1.4 Tác động của biến đổi khí hậu

Thế giới đang có nhiều nỗ lực ƯPBĐKH bởi vì bản thân nó tạo ra những tácđộng to lớn và khó lường đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội

Về mặt tự nhiên, BĐKH đã và đang tác động tiêu cực tới các hệ thống tự

nhiên Nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng hơn so với tất cả các thập niên trước đây kể từnăm 1850 Giai đoạn 1983-2012 được đánh giá là 30 năm nóng nhất trong vòng 800

Trang 40

năm qua tại Bắc Bán cầu Theo dự báo của các nhà khoa học, khi nhiệt độ trung

bình của trái đất tăng từ 1,5 đến 2,5oC thì có tới khoảng 20% - 30% các loài sinh vật

có nguy cơ bị tuyệt chủng

Cùng với việc nóng lên của trái đất là nước biển dâng cao Tốc độ dâng củanước biển từ giữa thế kỷ 19 cao hơn tốc độ dâng trung bình trong 2000 năm trước[112] Nếu mực nước biển dâng cao 1m, hàng triệu người có thể mất nhà cửa vàhàng nghìn ha đất canh tác bị ngập lụt Nhiều quốc đảo có độ cao dưới 3m so vớimặt nước biển như Kiribati, Tuvalu, Madivale sẽ mất phần lớn diện tích và mộtvài nước khác sẽ biến mất Từ năm 1992 đến năm 2011, một lượng băng lớn đã bịtan chảy ở Greenland và Nam Cực làm mực nước biển dâng cao đe dọa làm ngậpchìm các hòn đảo, khu vực đất thấp, thay đổi toàn bộ đời sống, sinh hoạt của conngười

Về mặt kinh tế-xã hội, BĐKH làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo nên

các chu kỳ tăng trưởng không bền vững BĐKH tác động nghiêm trọng đến năngsuất, sản lượng và làm giảm tốc độ tăng trưởng, đặc biệt ở các nước đang phát triển.Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ở các nướcđang phát triển chịu tác động mạnh nhất của BĐKH sẽ giảm từ 1% đến 2,3%/năm.Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương phối hợp với ViệnNghiên cứu phát triển Thế giới và Đại học Copenhaghen (năm 2012) cho biết nếukinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 5,4%/năm trong giai đoạn 2007-

2050 thì tốc độ tăng trưởng bị tác động bởi BĐKH (cụ thể là bão) có thể ở mức5,32% đến 5,39% Nếu GDP vào năm 2050 của Việt Nam đạt trên 500 tỷ USD thìthiệt hại do BĐKH có thể lên đến khoảng 40 tỷ USD vào năm 2050 nếu khôngƯPBĐKH phù hợp và hiệu quả [14]

2.2 Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách và thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu

2.2.1 Chính sách công và chính sách ứng phó biến đổi khí

hậu Khái niệm chính sách công

Xuất hiện lần đầu trong tác phẩm “Khoa học chính sách: Sự phát triển mới nhất về phạm vi và phương pháp” của tác giả Lasswell và Daniel, tiếp theo đó là

Ngày đăng: 01/03/2021, 18:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w