1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cương Thường Bởi Biết Mang Nên Nặng

10 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 3,19 MB

Nội dung

Trang 2

CƯƠNG THƯỜNG BỞI BIẾT MANG NEN NANG

41 số nước A Dong, trong dé cé Việt Nam, từng chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, thế nhưng mỗi dan toc đều có nền văn hoá lâu đời nên có

bản sắc riêng Điều gì chịu ảnh hưởng, điều gì không, điều gì qua cuộc sống thực tiễn buộc làm khác hản, đó là diễn biến khách

quan của lịch sử từng nước, không có thế lực

nào ép uổng, bức bách được Về Nho giáo,

trone bất cứ thời kì nào, không phải bao giờ nó cũng giữ vị trí trong sinh hoạt tĩnh thần

của nhân dân nước này, nước khác một cách

tuyệt đối

Sang đến sau nửa thế kỉ XIX, khi thực

dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, xã hội Việt Nam trải qua cuộc khủng hoảng cực kì dữ dội và biến đổi chưa từng có Từ cuộc

xâm lãng chưa lường trước được này, trong

nhân dân và nhất là giới trí thức được đào tạo từ cửa Khổng sân Trình, thuộc làu Kinh, Sử, Tử, Truyện, đêm ngày đèn sách chăm chỉ học hành, mong đỗ đạt ra làm quan để được hiển

vinh; để phò vua, giúp vua vỗ an trăm họ, sau

đó là để báo bổ công ơn sinh thành giữ tròn

bề hiếu thảo Do đó tín điều "tam cương, ngũ

thường" đối với những thư sinh áo vải không

phải chỉ là mớ lí thuyết suông mà là những bài học nhập tâm, chuẩn bị vào đời, sống với nó đến phút cuối cùng Trong tư tưởng và

hành động của mỗi con người, "tam cương,

BẢO ĐỊNH GIANG?

ngũ thường” vừa là bài học vỡ lòng, vừa là

cái lõi của cuộc sống, nó chi phối hoàn toàn

con người, nhất là các môn sinh, những trí thức của xã hội Chẳng thế mà, mở đầu

truyện thơ Lực Vân Tiên, sách đầu tay của Nguyễn đình Chiểu, viết trước khi Pháp xâm

lược nước ta, ông nhấn mạnh:

Trai thời trung hiến làm đầu,

Gái thời tiết hạnh là câu trau mình

Dù Nguyễn Đình Chiểu có tư tưởng tiến

bộ, tổ ra ít câu nệ nhất so với các nhà Nho, nhưng trong thời điểm đó - thời điểm đất

nước chưa gặp hồi biến cố - ông vẫn đặt

"trung, hiếu làm đầu" đối với mọi người trai trong xã hội Đến khi thực dân Pháp bắt đầu

có âm mưu xâm lược, Nguyễn Đình Chiểu

cương, ngũ thường" để công kích các đạo giáo khác, nhất cũng dựa vào thuyết “tam

là Thiên Chúa giáo, để ngăn chặn những gì có thể xảy ra sau đó mà ông đã thấy trước

Không đợi đến lúc Nam Kỳ rơi vào tay giặc ta mới hiểu rõ quan niệm "cương

thường” của Nguyễn Đình Chiểu có sự thay

đổi Sau truyện thơ Luc Van Tiên, khi ông

nối “cương thường" là ông nói tới quan hệ

khác nhau, không còn đóng khung trong

phạm vi vua tôi như thuở ban đầu khi mới

Trang 3

Cương tường bởi biết mang 17 - TẠP CHÍ VĂN HỌC SỐ 2 - 2000

tiếp xúc sách vở ở nhà trường hay ở ngoài đời

trone lúc đất nước chưa lâm nạn Dù không phản đối chế độ quân chủ nói chung, nhưng quan hệ vua tôi, mối quan hệ đứng hàng đầu trong "ba giéng" hoàn toàn mất hết ý nghĩa,

khong con gid trị gì nữa khi ông viết văn tế

khóc Trương Định Thực tiễn của lịch sử

ching phan ánh một cách khách quan, mà còn qua đó, Nguyễn Đình Chiểu bộc lộ rõ ràng quan điểm của mình đối với vua chúa bán nước, đã mất tín nhiệm trước nhân dân:

Bởi lòng chúng chẳng nghe thiên tử

chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền; Theo bụng dân phải chịu tướng quân

thù, gánh vác một vai khốn ngoại

Nguyễn Đình Chiểu (cũng như nhiều nhà trí thức khác thời phong kiến) thường nói

đến cương thường, nhưng đồng thời và càng

vẻ sau ông càng nhấn mạnh điều nghĩa hơn

Y nghĩa của điều nghĩa và cái đạo mà nhà thơ lớn luôn nhấc nhở bao quát nhiều mặt

trong cuộc sống - chủ yếu là mối quan hệ

giữa công dân và Tổ quốc Đạo và Nghĩa của

Nguyễn Đình Chiểu không khác nhau về nội

dung, nó chỉ bổ sung cho nhau cái cao cả,

chiều rộng và chiều sâu của lí tưởng, tỉnh

thần tình cảm mà người Việt Nam nào cũng

cần có để mà sống cho ra sống, nhất là giữa thời điểm Tổ quốc đang lâm nguy, nghìn cân

treo sợi tÓc

Thơ văn của Nguyễn Hữu Huân có thể

bị mất mát, không còn được mấy bài So với

thơ văn của Bùi Hữu Ngiữa, Phan Văn Trị,

Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, số

lượng thơ văn của ông có thể nói là ít và

không nhiều màu, nhiều vẻ bằng Nghiên

cứu, nghiền ngẫm thơ văn ông, tôi thấy rằng,

dù có mất mát đi nữa chắc cũng mất mát không bao nhiêu Thời gian bị giặc lưu đày ở đảo xa, thời gian bị "giam lỏng" ở nhà Đỗ Hữu Phương, nếu ông muốn làm, “cao hứng" -

cầm bút thì thiếu gì dịp, nhưng một con

người từng nhờ ngồi bút mà đỗ Thủ khoa giữa đám đông sĩ tử ấy lại là người thường

suy nghi theo hướng tuyên truyền hoạt động,

tập hợp, tổ chức quần chúng đứng lên cầm vũ

khí chọi lại quân thù

Mỗi người một cách, do mù loà, Nguyễn Đình Chiểu chỉ còn sử dụng vũ khí duy nhất

là ngòi bút để diệt giặc và "đâm mấy thằng

gian", còn ông Thủ Khoa, làm giáo thọ chí

quyết tâm cầm gươm, cầm súng đánh đuổi

xâm lăng

Cang thường bởi biế! nang nên nặng

Rõ ràng khi viết ra câu ấy Nguyễn Hữu Huân đã xa rời quan niệm cũ, cố chấp theo

tín điều Nho giáo mà trước đó nhiều người bị

tiêm nhiễm quá đỗi nặng nề như họ đã từng

nói ra: "Không làm quan thì không biết nghĩa

vua tôi" "Người quân tử ra làm quan là cốt

để làm tròn cái nghĩa vua tôi" (Lời của Tử Lộ, học trò yêu quý của Khổng Tử chép

trong thiên W7 Tử, sách Luận Ngữ, hay "đối với dân" có thể làm cho họ theo lẽ đương

nhiên, không thể làm cho họ biết lẽ dĩ nhiên"

(Lời của Khổng Tử trong thiên Thái Bá, sách

Luận ngĩ

Cái gốc theo quan niệm Nho giáo là

hiếu, thuận tức là nhắm mất tuân lệnh vua và cha Khổng Tử nói: "Quân Tử chú trọng cái

gốc, gốc đã vững thì đạo tự sinh ra, cho nên hiếu, thuận là cái gốc của đạo làm người" (Thiên Mghiêu, Thuấn, sách Luận ngĩà

Trang 4

Cương thường bởi biết mang

Hữu Huân thì cái gốc là sự trung thành tuyệt đối với Tổ quốc Cương thường của Nguyễn Hữu Huân và điều nghĩa của Nguyễn Đình

Chiểu mang một nội dung mới, gắn chặt với

Tổ quốc, nhân dân, nhất quán trong suy nghĩ và hành động

Trong ch Trương Định, quan niệm cương thường cũng được nhắc tới như mội

tiếng kêu gọi tha thiết về bổn phận con dân

đối với đất nước đang lâm nguy vì nạn ngoại xâm, không còn có gồng gánh nào nặng hơn

những thứ thiêng liêng ấy

Hai vai nặng tríu, gánh chỉ bằng gánh cang thường, Tức dạ trung lương, gồng chỉ gồng xd tac Ở Nguyễn Hữu Huân "Cang thường bởi ”

biết mang nên nặng” Một chữ biế? của ông

trước bước ngoặt của lịch sử, khi vua chúa đã

đầu hàng, nó quan trọng là dường nào, quyết định là dường nào Vì ð/Zf nên chấp nhận mang nang Vi biét nén ông sớm giã từ quan

niệm tôn quân "quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu" (Vua bảo bề tôi chết, bề tôi không chết

là bất trung; cha bảo con chết, con không

chết là bất hiếu)

Trước dã tâm xâm lược, ngày càng lấn

tới, chiếm hết phần đất này đến phần đất khác của Tổ quốc vậy mà, triều đình chỉ chú

tâm đến thương lượng cầu hoà Mong môi

của Nguyễn Hữu Huân ở đây quả là lời trách

móc pha giọng biếm nhẻ, quy trách nhiệm

đối với nhà vua Trong một bài thơ ông viết: Trong dò hàng giặc chưa xong giá,

Ngoài ngóng tin triêu đã bặt tâm

TH

18 - TẠP CHÍ VĂN HOC SO 2- 2000 Chẳng biết bao giờ hồi phục lại

Một tay buôm lái để ai cầm?

Trước cảnh “đ4u buồn sông núi", "mây

giăng trời Bến Nghé", "nắng cháy đất Gò

Công", khiến lòng ông xốn xang bit rut vay

mà, nhà vua nhắm mắt bịt tai đóng chặt cửa

không nghe thấy gì cả Vua thường tự xưng

và buộc thiên hạ coi mình là cha mẹ của dân

(dân chỉ phụ mẫu) thế mà bỏ con dân lúc hoạn nạn, tất cả "đều ngóng cổ trông” ngọn cờ chống giặc của nhà vua, nhưng bao giờ

mới thấy?

Khó gọi thâm nghiêm cửa chín trùng, Ngày nào cha mẹ cứu con cùng?

Ngon cờ phá lổ bao giờ thấy,

Thiên hạ người đều ngóng cổ trông!

Quan hệ vua tôi bị sứt mẻ nghiêm trọng,

nếu không nói đổ vỡ hoàn toàn, là do "ngọn

cờ phá 16" (ngọn cờ chống xâm lược) của

triều đình vắng bóng trên cái phần đất mà

tiền nhân đã đổ mồ hôi, có khi cả xương máu

tạo thành ở miền cực Nam của Tổ quốc - sáu tỉnh Nam Kỳ

Đông đảo trí thức sống và lớn lên trong

chế độ phong kiến có tấm lòng yêu nước đều vỡ mộng đối với người cầm đầu quốc gia

Nguyễn Đình Chiều, trong nhiều áng thơ văn của ông, đều rỏ lệ xuống những trang viết

của mình cũng vì tình hình diễn ra không

bình thường ấy: "Khóc là khóc nước nhà cơn

bấn loạn, hôm mai vắng chúa thua buồn

nhiều nôi khúc nôi; than là than bờ cối lúc

qua phan, ngày tháng trông vua, ngơ ngẩn một phương tớ dại" (Văn tếTrương Định)

Trang 5

Cương thường bởi biết mang

một cuộc chiến đấu một mất, một cồn với

siác mà tỉnh thần chống đối với triều đình càng tăng Vai trò của nông dân chẳng những,

là lực lượng đông đảo lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc "không nghe thiên tử chiếu" mà

còn là động lực thúc dẩy, yểm trợ hết mình

nhing người cầm đầu quân khởi nghĩa tiến lên Trước mất, trí thức có hai con đường vạch sản: Một là đứng phía nhà vua đầu hàng cam tim dé "Hai cửa trâm anh xô sấp ngửa, một nhà

danh giáo xáo tan hoang” như lời Phan Văn Trị

lên án Tôn Thọ Tường Hai là như lời của

Nguyễn Hữu Huân "Bởi muốn an nhà cùng lợi

nước, chi nài dãi nắng với đầm mưa"

Đối với Nguyễn Hữu Huân, sự thử thách

kéo dai trong nhiều năm và qua nhiều tình

huống, từ năm 1859 - khi ông bất đầu cầm

fom xuất trận - đến lúc bị giặc đưa ông ra

xử tử tại quê nhà Suốt thời gian mười lãm,

mười sáu năm dài đằng đẳng ấy ông đã trải

qua những năm bị đày ải ngồi đảo xa mn dam, lạ xứ, lạ người, rồi "được" địch thả ra

mấy năm, "được" tên bán nước loại một là

Đỗ Hữu Phương người quen biết cũ, đưa về

nhà chăm sóc, nuôi dưỡng mấy năm, lại

"được" Nguyễn Hữu Phương giao cho chức

giáo thọ ở Chợ Lớn một cách tự nhiên như

giao việc cho một người tín cẩn, không hề

Xẩy ra việc gì trước đó Khi bị day cũng như

khi được chăm sóc ân cẩn, tất cả đều là sự

thử thách không kém gì nhau đối với Nguyễn

Hữu Huân Nào những lúc:

Chén rượu Tân Đình nào luận tiệc,

Câu thơ cố quốc chẳng ra lời

Cang thường bởi biết mang nên nặng,

Hễ đứng làm trai chác nợ đời

(Lúc bị đày)

19 - TẠP CHÍ VĂN HỌC SỐ 2 - 2000

Những tháng năm lưu đày biệt xứ, đâu

chỉ có nỗi buồn vì "cực nổi đời", "nương

cùng tục" mà chính là nỗi nhớ Tổ quốc từng

giờ, từng phút không nguôi Bất cứ ai khi lâm

vào hoàn cảnh bị bắt buộc "nhất nhất tại tù”

cũng cầm bằng "thiên thu tại ngoại", huống

nữa là người mang nặng hai chữ “cương

thường", "hưng hoả ba sinh”

Dù là người ít hay bộc bạch, Nguyễn

Hữu Huân cũng giãi bày đôi chút tâm sự: Đất trời lở sụp Thế sự ba đào Lúc nào thôi? Vinh hay nhuc, ua hay lac Chẳng phải một hồi

Xin hỏi trăm năm ai thánh thơi?

Nhui long han khudy ngudi!

Anh chẳng thấy trăng trên trời

Sáng trăng vằng vặc há tròn hoài Anh chẳng thấy hoa bên giậu Thắm tươi mấy nổi lại tần phai Và:

Khách mắt xanh

Chàng mây trắng

Nơi chẳng phải là đất tổ Nổi mình, ai hiểu than ôi!

Vũ trụ xưa nay đủ cảnh hay

Kết bè với cỏ thân lan cũng hồi Thơi, thôi, thôi

Gắng mà rau: cháo

Duy có bách từng chịu đựng dẻo dai

(Hồ Khoai - Trần Nghĩa dịch)

Bơ vơ, cô độc, còn ai hiểu ai ở nơi chẳng

Trang 6

Cương thường bởi biết mang

mang lại niềm an ủi chừng mực nào Gắng

mà chịu đựng, mà đứng vững như cây bách,

cây tùng gặp thời tiết mùa đông Thử thách

này trong những tháng, năm trôi êm ả nhưng đầy sóng gió đối với Nguyễn Hữu Huân là lớn

Được kẻ thù cho về xứ, có người quyền

cao, chức trọng bảo lãnh đàng hoàng, dược

ưu đãi đặc biệt là khác, nhưng tất cả là một

màn kịch Tên bán nước xảo quyệt Đỗ Hữu

Phương đóng vai giả nhân, giả nghĩa đã đành, vì nó ăn bả vật chất của Tây để chuyên làm

việc đó Nhưng Nguyễn Hữu Huân trong vai

cực chẳng đã cũng phải đóng kịch để thực

hiện chí nguyện bình sinh của mình, để tiếp

tục cuộc hành trình mà các bạn bè giàu lòng

yêu nước đang bỏ dở trước mũi súng của quân thù Bên ngoài thì an ủi, vỗ về, tô vẻ kính trọng, nhưng bên trong thì Đỗ Hữu

Phương được chủ của hắn là bọn "quỷ trắng" giao cho han nhiệm vụ bằng mọi cách diệt cho được Nguyễn Hữu Huân không phải

bằng súng gươm như khi đọ sức ở chiến

trường mà bằng giọng lưỡi giả nhân, giả

nghĩa, bằng cuộc sống vật chất đủ đây nhằm

thủ tiêu ý chí, tinh thần vì dân, vì nước của

Nguyễn Hữu Huân Nhưng cả chủ lẫn tớ đều lầm to trước một con người ở đâu và lúc nào

cũng:

Bon mita man mde tinh nha cua, Tram ddm dau bu6én canh niti sông Máy trắng đã giăng trời Bến Nghé, Nắng chiêu dường cháy đất Gò Công Bài thơ ông làm trước lúc tìm cách thoát

khỏi nhà Đỗ Hữu Phương xuống An Giang khởi nghĩa lần thứ ba Đỗ Hữu Phương tưởng chấc và tin rằng hắn đã và sẽ lập được công

to trong việc diệt dần mòn ý chí chiến đấu

20 - TẠP CHÍ VĂN HỌC SỐ 2 - 2000

của Nguyễn Hữu Huân, nhưng cuối cùng hắn

chẳng mang lại chút hiệu quả nào Trong thơ

Đỗ Tướng Công - một tên bồi bút của Pháp - đến đoạn dụ hàng, hắn viết về sự thất bại của Đỗ Hữu Phương đã chứng minh điều ấy:

Nuôi Huáản đã ba năm trời,

Tri nhơn, trì điện, lòng thời khó toa Sau những năm dài bị đày, khi thực dân

thả về, tuy lòng người chiến sĩ kiên trung ấy cũng được vui lên một chút vì trên mảnh đất

quê hương "tùng cúc ngày xưa thấy đặng còn” và liên hệ bản thân trong những tháng năm bị đày đoạ khổ sở, ông cũng tự hào một cách khiêm tốn về mình "thân này chẳng

thẹn với non sông" nhưng ông không dấu nổi

sự khó chịu về tình hình ngày càng có nhiều người ra làm việc cho Pháp, mong được sung sướng, hưởng lạc:

Áo Hán mười phần thay cách lạ, lượu Hồ một mặt đắm mùi ngon

(Khi được tha về)

Chịu khó và bực bội cũng như Bùi Hữu

Nghĩa, Nguyễn Hữu Huân vẫn tin rằng trên đất Nam Kỳ còn có những anh hùng, tuấn

kiệt ra giúp nước Hai nhà thơ gặp nhau trong cùng một ý nghĩ nhưng lời văn thì mỗi người

viết một cách Bùi Hữu Nghĩa viết:

Anh hùng sáu tỉnh thiết chỉ đây,

Đâu để giang sơn đến nỗi này!

Do sử dụng điển cố, hai câu của Nguyễn

Hữu Huân khiến người đọc hơi khó hiểu, nhưng niềm tin và sự đánh giá về đội ngũ anh hùng cứu nước ở phần đất Nam Kỳ cũng thế:

Giang Đông vẫn biết nhiều anh tuấn, Cuốn đất kìa ai dám hỏi đon

Trang 7

Cương tường bởi biết mang 21 - TẠP CHÍ VĂN HỌC SỐ 2 - 2000

Nguyễn Hữu Huân ở nhà Đỗ Hữu Phương suốt ba năm liền không hề để lộ ý định của mình cho kẻ thù biết Kẻ thù là Tây cướp

nước và cả tay sai đắc lực của chúng là người

Nguyễn Hữu Huân gặp hàng ngày Bài thơ

Bứa củi, Nguyễn Hữu Huân lầm ra trong thời gian này, có thể là làm khi còn ở nhà Đỗ Hữu

Phương cũng nên, có những câu ngụ ý xây

dựng lực lượng để đợi thời cơ chín mùi sẽ

tung ra Củi thì có đoạn ngay, đoạn cong

(vay) Nói tới khúc vạy, tác giả muốn liên hệ

tới nhữne tên bán nước, lòng dạ vốn chang

thàng ngay Câu "Khúc vạy lòng toan muốn chạt ba” là câu ngụ ý Đã vay, thì phải chặt

chứ không chế mà chặt thì chặt ra nhiều

khúc Câu thơ toát lên tỉnh thần căm thù sâu

sắc bọn chó sãn chịu mồi, bọn gian tà núp

theo bóng giặc Câu thơ diễn tả bình di,

nhung chac nich

Doc tho van của ơng cha, ngồi những

bài viết về dân, về nước về vận mệnh quốc gia dân tộc tôi cũng hay chú ý về các bài viết

về tâm sự riêng, về quan hệ gia đình, vợ con Đọc Bùi Hữu Nghĩa chẳng những tôi đánh giá cao - rất cao, về nỗi tự hào của ông "về anh hùng sáu tỉnh" không thiếu trong thời

chống Pháp và tinh thần kiên định của ông

trước sự uy hiếp ngày càng tăng của giặc .M6t góc cẩm thương dân nước lửa, Đền Nam trụ cả dễ lung lay

Mà còn xúc động về tình thương vợ của ông, một bà vợ hiếm có, bất chấp hiểm nguy

nhiều mặt, lặn lội ra tận kinh kì xin triều đình tha tội chết cho ông Bà Nguyễn Thị

Tôn mất trong lúc ông đang giữ đồn Vĩnh Thông ở biên giới không về được Một bài Văn tế, một bài thơ và một câu đối liễn khóc

vợ của ông, cả mấy bài đều hay, cái hay không bởi người hay chữ làm ra mà vì tình yêu nồng nàn sâu thắm của ông đối với vợ

Đất chẳng phải chồng, sao nỡ

thịt xương đem gửi đó, Trời mà mất vợ, thử xem gan ruột

mần răng! (Câu đối liễn)

Và hai câu cuối của bài thơ:

Có linh chín suối đừng xao lãng,

Thỉnh thoảng về thăm lúc tối tắm

"Đất chẳng phải chồng" đối "trời mà mất

vợ" trước sự mất mát quá đau lòng mới viết được thế Táo bạo nảy sinh cái chân tình từ

trái tìm nhức nhối

Trên nhiều bài tiểu luận viết về thời cuộc ở Nam Kỳ nửa sau thế kỉ XIX, tôi rất chê

trách Phan Thanh Giản trong việc dâng thành

Vĩnh Long, cuối cùng chuốc lấy thảm hoạ

đối với đất nước và cả chính mình Đó là một việc, nhưng khi đọc thơ ông, nhất là bài Giấ

vợ đi làm quan, tôi rất cảm động:

Đường mây cười tớ ham dung ruổi, Trướng liễu thương ai chịu lạnh lùng

Mấy lời nhắn nhỉỉ cơn lâm biệt, Rằng nhớ, rằng quên lòng hối lòng!

Thật là ý đẹp, lời hay, nói rõ được mối quan hệ vô cùng khăng khít, gắn bó giữa đôi vợ chồng nghèo khó Quan hệ đằm thắm vợ

chồng từ xưa đến nay, chưa nói tới những thiên tình sử éo le, không ít tác giả cho người đọc của họ những tác phẩm hấp dẫn Có những bài thơ, áng văn có sức sống lâu dài vì

Trang 8

Cương thường bởi biết mang 22 - TẠP CHÍ VĂN HỌC SỐ 2- 2000

giấy một cách tự nhiên

Ở Hà Nội, khi tôi bất đầu sưu tầm thơ văn yêu nước của Nam Bộ sau nửa thế kỉ XIX (1956) và sách được xuất bản 1962, tơi chỉ nghe lống thoáng về bài thơ Gởi vợ của

Nguyễn Hữu Huân, nhưng chưa hề được thấy Mãi đến năm 1976, lần đầu tiên tôi có

dip doc bai tho ấy Bài thơ ấy như sau:

Xem qua thự gửi rất kinh hoàng,

Nhi nữ chà chà cũng lớn gan

Đơn bẩm cúi lòn loài bạch quỷ,

San quỳ vát vĩ phán hồng nhan Bán mình đâu nại phiền lòng sắt, Chuộc tôi thà xin trọn nghĩa vàng

Tiết khí dưới trời coi ít mặt,

Cang thường càng trọng gánh giang san Đã sinh làm gái vẹn theo chồng, Hod da kia ai citing đứng trông Ván rốt kể gì cơn gió bụi,

Đạo hằng hãy vững với non sông Cửa gai hiu hắt sương ïn mặt Trướng vấi lôi thôi nguyệt tổ lòng Tan hợp dâu rằng cơ tạo hoá, Liéu bé wom thủử lúc trời dông!

Bài thơ Đường luật gồm 16 câu chia làm

hai đoạn này, đối với tôi là bài thơ hay nhất của Nguyễn Hữu Huân trên nhiều mặt Trước

hết tôi thấy lòng yêu nước, cám thù giặc của

Nguyễn Hữu Huân là bất khả lay chuyển, dù

ở trong cảnh ngộ nào, tình huống gì Bị giam trong ngục tối ở Sài Gồn, sau khi bọn quan

lại ở An Giang bắt được nộp cho giặc Pháp

để chờ xét xử Cái chết của người yêu nước

kiên cường thuộc hạng đáng gờm đối với

giặc lúc nào cũng treo lơ lửng trước mất Nguyễn Hữu Huân Vậy mà, khi hay tin bà

Lê Thị Lộc lặn lội đến An Giang đệ đơn xin

tha "tội" cho chồng, và lá đơn ấy được kẻ thù

sử dụng coi nó là một phương thuốc có hiệu quả nhất trong việc huỷ hoại tức khác tính thần con người, dẫn con người từ trạng thái này sang trạng thái khác như lá bùa của Dư

Hồng cấm lên đầu Cao Hoài Đức, biến tơi

(rung hố thành tên phản loạn quay giáo nhọn chống lại chúa mình thì, sự phản ứng của ông là quyết liệt

Qua bài thơ ta thấy tuy ông có tÔ ra cái ý rất không hài lòng về cách làm của vợ,

nhưng chính là yêu vợ thông cảm với vợ và khuyên vợ có lí, có tình đầy sức thuyết phục Ta xúc động khi đọc hai câu:

Đơn bẩm cúi lòn loài bạch quỷ,

Sản quỳ vất vả phận hồng nhan

"Loài bạch quỷ” là loại không đáng để cúi lồn, van xin và ông không muốn để bà

"vật vã" như vậy Ông biết rõ: dù phải bán

mình đi nữa bà cũng không nệ, miễn sao Nhưng “chuộc tội” kiểu ấy "thà xin trọn nghĩa vàng"

chồng được ra khỏi cảnh tù tội

Ông dùng chữ "xin" với vợ nghe rất dịu dàng, không nghiêm khắc, dù ông luôn luôn

nghiêm khắc đối với chính mình trước quân thù khi phải sa cơ Ông tỏ ra thương vợ sống

trong cảnh nghèo nàn, khổ cực, cô đơn: Cửa gai hìu hắt sương in mắt,

Trướng vãi lôi thôi nguyệt tổ lòng

Ông dùng câu "sương in mặt" để nói

cảnh cực-nhọc của bà và dùng câu “nguyệt tỏ

lòng” để tả cảnh xa chồng của người vợ trong

Trang 9

Cương thường bởi biết mang 23 - TẠP CHÍ VĂN HỌC SỐ 2 - 2000

ông tỏ ra rất hiểu nỗi lòng và thân phận của

ba, gui gam tinh cam dam đà và cả sự an ủi nữa đối với vợ Chẳng những thế, ông cồn

nhấn mạnh những hai lần trong hai đoạn thơ,

khác lời nhưng chẳng khác ý:

- Cang thường càng chuộng gánh glang san - Đạo hằng hãy trọn với non sông

O trong nhiing bai thơ khác, khi ông đề cập dạo cang thường (đạo hằng cũng cùng nehia đó) là ông tự khẳng định "Cang

thường bởi biết mang nên nặng", ông sống

như thể và luôn luôn phải như thế trong lúc

quốc gia lâm đại nạn Hai chữ “cang thường”

và hai chữ "đo hằng" trong bài tho nay

không động tới quan hệ vua tôi mà ông đã

thay đổi quan niệm Nguyên tắc tam cương

như trên đã nói: ngoài quan hệ vua tôi, cha

con còn có quan hệ vợ chồng Hai câu thơ

vừa nhắc là lời khuyên của ông với bà: phải biết gan lại với nhau giữa cang thường (trong mối quan hệ vợ chồng) thì càng coi trọng đất nước

Nguyên tác của Nho giáo từ bao đời đã

định đoạt cho số phận của phụ nữ dưới thời phong kiến: tại gia tùng phụ (ở nhà thuận

theo cha), xuất giá tùng phu (có chồng tuân

theo chồng), phu tử tùng tử (chồng chết tuân

theo con) dưới ánh sáng thời cuộc cũng được soi roi lại, làm loé lên giá trị mới Ông lấy đạo đức tam tòng của Nho giáo để mở đầu

một cách nhẹ nhàng, nhưng cái điều ông

muốn nói, cần nói, chuẩn bị cho bà sẵn sàng chấp nhận là, mối quan hệ vợ chồng cũng có

sự thay đổi không khác gì mối quan hệ vua tôi Đó là non sông, là Tổ quốc Đơn của bà gởi cho bọn thống trị đến với ông một cách

ngẫu nhiên, nhân dịp này ông nói cho bà rõ

bằng một cái giọng vừa thân vừa nghiêm

Thái độ ấy của ông khiến ta suy nghĩ: sau khi biết được sự cả quyết của chồng, bà cũng dễ

đẹp lại hay ít ra cũng vơi được nỗi buồn riêng

về thân phận của chồng

Đã sanh làm gái vẹn theo chồng, Hoá đá kìa ai cũng đứng trông

Hai câu này nếu tách riêng ra ngoài bài thơ thì chẳng có ý nghĩa gì sâu sắc Quá cũ kĩ

nữa là khác Nhưng khi Nguyễn Hữu Huân

viết vào bài thơ là ông có ý nhắc bà phải theo

ông - dù số phận đưa đẩy đến cảnh ngộ trông chồng mòn mỏi đến hố thành đá cũng khơng làm trái Ông viết hai câu thơ này cốt để nhấn mạnh “Đạo hằng hãy trọn với non sông” Đó là yêu cầu cao nhất và đúng nhất về quan hệ vợ chồng giữa lúc đất nước đang

sặp hồi biến cố Chảng những về phần mình, ông chấp nhận vô điều kiện yêu cầu của Tổ

quốc mà đối với vợ quý yêu, ông cũng yêu

cầu như vậy Trong bài, ông nói tới cảnh "tan họp” là điều không tránh khỏi, nhưng đây là cuộc thử thách đối với ông lần thứ ba:

Tan họp dẫu rằng cơ tạo hoá,

Liễu bồ tớm thử lúc trời đông

Suốt bài thơ mười sáu câu ông chỉ nói về

ông độc có một câu: Ván rốt kể gì cơn gió bụi Ông nói về ông, nhưng cũng nhằm vào

việc giải quyết tư tưởng cho bà, tránh bớt sự

đau khổ, bối rối cho người vợ quá "vất vả" vì

chồng Bài thơ làm theo thể Đường luật rất

điêu luyện, nhưng điều quý nhất là tính tư

tưởng bài thơ rất cao Lòng yêu nước chẳng những được nêu ra một cách dứt khoát,

không lay chuyển mà còn bộc lộ tình cảm

Trang 10

Cương thường bởi biết mang 24 - TAP CHI VAN HỌC SỐ 2 - 2000

cũng là lần thử thách rất lớn

Về bài thơ Mang gông có người cho là bài thơ tuyệt mệnh của ơng Hồnh, ơng Trấm Vì còn nghi vấn nên tôi không đưa vào đây Riêng câu đối tuyệt mệnh, ông ngẫu đọc khi thuyền của Pháp chở ông từ khám Mỹ Tho, đi trên sông Bảo Định vào Mỹ Tịnh An

thì nguyên văn như sau:

Him chí nan thân, không uổng bách niên

chiêu vật nghị; Duy công bất tựu, diệc tương nhất tử

báo quán ân Nghĩa là:

Có chí khó giương ra, luống những trăm năm người dị nghị; Duy công không thành tựu, quyết đem

cái chết báo ơn vua

Ông khiêm tốn và quá nghiêm khác với

mình mà nói, mà sinh ra ý nghĩ ấy thôi

Người đương thời và kẻ hậu sinh thuộc nhiều thế hệ chỉ biết quý yêu ông, đánh giá cao sự

nghiệp cứu nước; tính kiên trì không hề biết

môi mệt của ông trong cuộc chiến đấu lâu dài dưới nhiều hình thức hết cuộc thử thách

này đến cuộc thử thách khác mà cuộc thử

thách cuối cùng - trước giờ bị xử là đỉnh cao

khiến đông đảo đồng bào rơi lệ, khiến người trí thức từ Nam chí Bắc hết thế hệ này sang

thế hệ khác kính phục và noi gương, chớ tuyệt nhiên không có lời dị nghị nào khác

Ông đúng là một con người trong sáng tuyệt

vời: giàu sang không đắm đuối, nghèo nàn

không đổi thay, uy vũ không khuất phục

Từ khi ông đi rồi và cho đến tận giờ, thơ

văn của nhiều tác giả, hữu danh có, vô danh

có, từ các miền đất nước viết về ơng vừa hồi niệm, vừa đánh giá tư tưởng, hành động và

cái chất đẩy tráng khí của ông kể ra tất nhiều, có thể in thành tập

Sông Tho, cồn Rồng, nơi sinh ra ông,

nhờ ông mà nổi lên trong lịch sử chống Pháp; nhờ ông mà những địa danh ở Tiền Giang hiện nay đi vào văn học; nhờ ông mà tư tưởng yêu nước được nuôi dưỡng, kể cả trong thời gian chính đẳng của giai cấp vô sản ra đời Giặc Pháp và bọn tay sai - một lũ không thể chung đội trời với ông - quyết tâm với sức

mạnh tạm thời giết ông, xô ông ngã xuống,

nhưng trăm năm sau, khi quê hương ông đã tan hết mây mù, con cháu ông đã dựng ông sống dậy bằng tượng đá hoa cương, cao lồng lộng đứng hiên ngang giữa khoảng sông Tho, cồn Rồng để tỏ lòng vô hạn biết ơn ông, một con người từng mang nặng "gánh cang thường", đặt Tổ quốc lên trên hết, giữa bước

ngoặt lịch sử đầy bi thương và hùng tráng của dân tộc

Ngày đăng: 27/10/2022, 16:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w