1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của thương hiệu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản VN

47 446 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 356 KB

Nội dung

48 MỤC LỤC Lời Nói đầu 1 Chương I: Thương hiệu và yếu tố cấu thành thương hiệu 2 I.Cơ sơ lý luận của thương hiệu 2 1.Khái niệm về thương hiệu. 2 2. Các yếu tố cấu thành thương hiệu. 2 III. í ngh

Trang 1

Lời Nói đầu

Thương hiệu đóng vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với hàng hoácủa doanh nghiệp, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mà còn đối với cảnền kinh tế quốc gia Thương hiệu là tài sản vô hình vô cùng quý giá của doanhnghiệp, niềm tự hào của dân tộc, biểu tượng tiềm lực kinh tế của một quốc gia Trong những năm gần đây các doanh nghiệp Việt Nam đã có những chuyểnbiến rõ rệt trong nhận thức về thương hiệu, xác định đây là công cụ cạnh tranhcực kỳ quan trọng và đã từng bước có sự chuẩn bị về kế hoạch và chiến lượcxây dựng thương hiệu Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, tiềm lực tài chính củacác doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ bé nên việc tạo lập, củng cố, quảng báthương hiệu gặp nhiều khó khăn và hạn chế ĐÕn nay chúng ta chưa có thươnghiệu mạnh để cạnh tranh với các hãng có tên tuổi trên thế giới, ở cả trong nướcvà ngoài nước Đặc biệt với ngành nông sản, một trong những ngành chủ chốttrong nÒn kinh tế của đất nước thì vấn đề tạo lập một thương hiệu vững mạnhtrên thị trường thế giới là điều hết sức cần thiết mà các nhà kinh tế cần quan tâm.Ngành nông sản Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội to lớntrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Vì vậy cần phải tạo lập một thươnghiệu vững chắc cho ngành nông sản để nâng cao năng lực canh tranh của ngànhnông sản để có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới Đấy chính là vấn đề màtôi đề cập đến trong đề tài này Với câu hỏi đặt ra là:” Làm thế nào để nâng caonăng lực canh tranh của ngành nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tê” Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu nhằm góp phần trả lời câu hỏi trên, tôi

đã chọn đề tài: Vai trò của thương hiệu trong việc nâng cao năng lực cạnhtranh của ngành nông sản Việt Nam.

Đề tài được chia thành 4 chương:

 Chương I : Thương hiệu và các yếu tố cấu thành thương hiệu. Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành nông sản.

ngành nông sản Việt Nam.

Trang 2

 Chương IV: Giải pháp phát triển thương hiệu để nâng cao năng lực cạnhtranh của ngành nông sản

Trong quá trình làm đề án, do hạn chế về tài liệu cũng như kinh nghiêm nênchắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy rất mong sự chỉ bảo góp ýcủa các thầy để đề án của em được hoàn thiện một cách tốt nhất Em xin chânthành cảm ơn cô Nguyễn Thu Hường, người đã giúp đỡ em trong quá trình tìmtài liệu và hoàn thành đề án này.

Chương I: Thương hiệu và yếu tố cấu thành thương hiệu

I.Cơ sơ lý luận của thương hiệu

1.Khái niệm về thương hiệu.

Trước đây trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hàng hoá được phânphối theo kế hoạch, giữa người sản xuất và người tiêu dùng không có mối liênhệ với nhau Chính vì vậy, sản phẩm lưu thông trên thị trường mà không cần tớithương hiệu Nhưng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là xu thếtoàn cầu hoá hiện nay, thương hiệu đã trở thành một yếu tố cạnh tranh hết sứcquan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp và nền kinh tế quốcgia Sở dĩ như vậy là do các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá muốn thu đượcnhiều lợi nhuận thì không có cách nào khác là phải được người tiêu dùng biếtđến sản phẩm của mình, ghi nhớ sản phẩm của mình và ưa chuộng chúng Tấtcả những điều này sẽ được thực hiện một cách hiệu quả thông qua thương hiệuhµng hoá của doanh nghiệp vì thương hiệu đã khắc hoạ hình ảnh của doanhnghiệp và là tài sản vô hình vô cùng quý giá của doanh nghiệp trong thời buổicạch tranh khốc liệt như hiện nay Vậy một câu hỏi đặt ra là:” thương hiệu làgì?”, để trả lời câu hỏi này, cần tìm hiểu các khái niệm: nhãn hiệu hàng hoá,nhãn hiệu thương mại.

2 Các yếu tố cấu thành thương hiệu.

2.1 Nhãn hiệu hàng hoá

Trang 3

Thuật ngữ nhãn hiệu trở nên rất phổ biến với người tiêu dùng khi mua sắmnhững vật dụng cần thiết trong gia đình Thậm chí nhãn hiệu hàng hoá đã tạonên thói quen mua hàng của người tiêu dùng đối với những loại hàng hoá nhấtđịnh của một công ty nhất định Và khi nhắc đến một sản phẩm nào đó thì họliên tưởng đến một nhãn hiệu cụ thể nào đó.

Như vậy, nhãn hiệu hàng hoá là dấu hiệu đặc trưng để xác định nhà sản xuấthay nhà cung cấp một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó Hiệp định về nhữngkhía cạnh liên quan đến thương mại quyền sở hữu trí tuệ TRIPS đã định nghĩanhư sau:”Nhãn hiệu hàng hoá là bấy kỳ một dấu hiệu hay tổ hợp dấu hiệu nàođó có khả năng phân biệt hàng hoá hay dịch vụ của một doanh nghiệp với hànghoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác.”

Trong Bộ Luật Dân Sự Việt Nam đã quy định:” Nhãn hiệu hàng hoá là nhữngdấu hiẹu dùng để phân biệt hàng hoá dịch vụ cùng chủng loại của cơ sở sản xuấtkinh doanh Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hay sự kết hợp củacác yếu tố đó được thể hiện bằng nhiều màu sắc”.

Tóm lại, có thể nói trong định nghĩa về nhãn hiệu hàng hoá nêu lên hai bộphận: thứ nhất là tên nhãn hiệu, là bộ phận mà ta có thể đọc được Thứ hai là bộphận của nhãn hiệu (biểu tượng) là bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biếtđược, không đọc dược như hình vẽ màu sắc, ví dụ như hình ảnh con sư tử vàngcủa hãng bia Tiger.

Khi hàng hoá được lưu thông trên thị trường thì nhãn hiệu hàng hoá lúc đóđược gọi là nhãn hiệu thương mại Nhãn hiệu thương mại có thể được đăng kýbảo hộ hay không phụ thuộc vào người chủ nhãn hiệu Trên thực tế hiện nay chothấy nếu như nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu côngnghiệp thì người chủ sỏ hữu sẽ được độc quyền sử dụng nhãn hiệu thương mạidưới sự bảo hộ của pháp luật Khi đó, chủ sở hữu có thể toàn quyền sử dụng,mua bán, hay cho thuê nhãn hiệu thương mại của mình Điều này tức là chủnhãn hiệu có thể định giá cho nhãn hiệu của mình Với ý nghĩa đó, thương hiệu

Trang 4

của hàng hoá ra đời và được hiểu là nhãn hiệu hàng hoá sau khi đã được thươngmại hoá, được mua bán trên thị trường.

Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, tên nhãn hiệu là thành tố cơ bản vì nóthường là yếu tố chính hoặc là liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng vàtinh tế Tên nhãn hiệu là ấn tượng đầu tiên về một loại sản phẩm/dịch vụ trongnhận thức nhãn hiệu của người tiêu dùng Vì thế, tên nhãn hiệu là một yếu tốquan trọng thể hiện khả năng phân biệt của người tiêu dùng khi đã nghe hoặcnhìn thấy nhãn hiệu và cũng là yếu tố cơ bản gợi nhớ sản phẩm/dịch vụ trongnhững tình huống mua hàng.

Dưới góc độ pháp luật bảo hộ, tên nhãn hiệu được tạo thành từ sự kết hợpcủa từ ngữ hoặc các chữ cái có khả năng phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanhnghiệp này với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp khác đã được bảo hộ vàkhông thuộc các dấu hiệu loại trừ Đáp ứng yêu cầu này, tên nhãn hiệu sẽ đượcbảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá.

Interbrand cho rằng doanh nghiệp không nhất thiết lúc nào cũng quẩn quanh vớitên nhãn hiệu Nhận định này đã được Interbrand kiểm nghiệm bằng cuộc khảosát thực tế kinh nghiệm của những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu và kết quả làcó 4 tình huống mà doanh nghiệp nên quan tâm và thực sự cần chú trọng vàoviệc đặt tên nhãn hiệu: (i) sản xuất sản phẩm mới; (ii) mở rộng dòng sản phẩm;(iii) cung cấp loại hình dịch vụ mới; (iv) thành lập doanh nghiệp/liên doanh.Ngoài ra, trong những thời điểm nhất định, doanh nghiệp cũng nên cập nhậtmột/một số thành tố vào tên nhãn hiệu đã có để tạo cho khách hàng những cảmnhận mới về sản phẩm/dịch vụ trẻ hoá nhãn hiệu Ví dụ: "Wave" - "Waveanpha".

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, khối kiến thức và kỹ năng về đặttên nhãn hiệu ngày càng phát triển và trở nên khổng lồ với bất kỳ cá nhân nào.Do đó, các chuyên gia đã thừa nhận hiệu quả của làm việc nhóm Mỗi cái tênđều được ra đời bằng những cách sáng tạo riêng, không theo một khuôn mẫu có

Trang 5

sẵn nào ngay cả khi chúng do cùng một nhóm tác giả sáng tạo ra Tuy nhiên, cómột số qui tắc chung mà chuyên gia đều áp dụng trong mỗi dự án đặt tên như:

5 tiêu chí thường dùng để lựa chọn thành tố nhãn hiệu:

1 Sử dụng từ tự tạo: từ tự tạo được tổ hợp từ những ký tự, tạo thành một từmới phát âm được và không có trong từ điển (Elead, yahoo )

2 Sử dụng từ thông dụng: từ thông dụng là những từ hiện dùng, thực sự cónghĩa trong một ngôn ngữ nào đó (Future, Rạng ông, Thống Nhất, TrungThành )

3 Sử dụng từ ghép: từ ghép là sự kết hợp các từ hiện dùng và các âm tiết dễnhận biết (VINAMILK, Thinkpad)

4 Sử dụng từ viết tắt: thông thường từ viết tắt được tạo thành từ những chữcái đầu của tên công ty, từ viết tắt cũng có thể phát âm được và mang một thôngđiệp nào đó (VNPT, FPT, IBM, LG )

Interbrand cho rằng phát triển thương hiệu không phải bắt đầu từ sự ra đời củasản phẩm hay dịch vụ mà bắt đầu ngay từ khái niệm hướng đến sự hình thànhtên nhãn hiệu bởi tên nhãn hiệu là ấn tượng đầu tiên tạo ra nhận thức nhãn hiệutrong tiềm thức người tiêu dùng.

2.2 Logo

Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, logo là thành tố đồ hoạ của nhãn hiệu gópphần quan trọng trong nhận thức của khách hàng về nhãn hiệu Thông thường,logo nhằm củng cố ý nghĩa của nhãn hiệu theo một cách nào đó Các nghiêncứu đều cho thấy lợi ích logo đối với nhận thức nhãn hiệu của khách hàng là rấtquan trọng Logo có thể tạo ra liên hệ thông qua ý nghĩa tự có của nó hoặc thôngqua chương trình tiếp thị hỗ trợ So với nhãn hiệu, logo trừu tượng và độc đáo vàdễ nhận biết hơn, nhưng cũng tiền ẩn nguy cơ khách hàng không hiểu logo có ýnghĩa gì với nhãn hiệu nếu không được giả thích thông qua chương trình hỗ trợtrực tiếp.

Trang 6

Dưới góc độ pháp luật, logo gồm các yếu tố hình độc đáo, riêng có tạo thànhmột chỉnh thể thống nhất Logo tạo ra khả năng phân biệt của sản phẩm vì vậy,logo được xem xét bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá.

Với đặc tính đa dạng của của các yếu tố đồ hoạ, logo có thể là một hình vẽ,một cách trình bày chữ viết (tên doanh nghiệpt, sản phẩm), hoặc kết hợp cả hìnhvẽ và chữ viết tạo ra một bản sắc riêng của thương hiệu Logo chính là biểutượng đặc trưng, là “ bộ mặt” của thương hiệu.Thông thường, các chuyên gia ápdụng ba cách thiết kế logo như sau:

 Cách đặt tên nhãn hiệu: là tạo tên cho nhãn hiệu, tên công ty một phong cáchthiết kế đặc thù.

 Sáng tạo hình ảnh riêng: Những hình ảnh riêng làm người ta liên tưởng đếnnhãn hiệu, tên công ty hoặc lĩnh vực kinh doanh.

 Kết hợp hình ảnh riêng và tên nhãn hiệu: Logo thể hiện bằng hình vẽ tênnhãn hiệu.

Do tính đồ hoạ cao, logo rất dễ nhận biết và tăng khả năng phân biệt của sản phẩm.Trên thị trường có hàng nghìn, then chí hàng chục nghìn logo ở mọi loại hình kinhdoanh, nhưng bằng một cách nào đó, chúng ta vẫn có thể nhận biết chúng trongnhưng tình huống giao tiếp nhất định Đằng sau mỗi cách thể hiện đó là lao độngsáng tạo của các chuyên gia.

2.3 Slogan

Slogan- khẩu hiệu thương mại, nguyên nghĩa là tiếng hô trước khi xung trận củanhưng chiến binh Scotland Ngày nay trong thương mại, slogan được hiểu như làkhẩu hiệu thương mại của một công ty, là một trong những thành tố quan trọng làmnên một thương hiệu nổi tiếng Slogan được coi là một phần tài sản vô hình củacông ty dù rằng nó chỉ là một câu nói Để có một slogan hay, ngoài việc đầu tư vềchất xám còn phải có sự đầu tư về quản cáo liên tục với những chiến lược dài hạn.Chính vì vậy, khi có được một slogan trong tâm trí khách hàng, slogan đã trở thànhmột tài sản được vun đắp bằng thời gian, tiền bạc và uy tín của công ty.

Một slogan hay phải hội tụ được những yếu tố sau:

Trang 7

 Thứ nhất là mục tiêu: một slogan khi được đưa ra phải mang một mục tiêunhất định và hướng mục tiêu đó Ví dụ khi Pepsi ra đời thì coca cola đã là mộtngười khổng lồ trong ngành giải khát rồi Muốn phát triển được thì phải có mộtslogan nhắm đến một mục tiêu là lấy lại được thị phần từ coca cola Hãng nướcgiải khát Pepsi đã lấy khẩu hiệu là:” Generation Next”( thế hệ mới), ý nói đó là mộtloại nước uống của thế hệ mới và ngầm ý chê bai đối thủ trực tiếp coca cola là loạiđồ uống cổ lỗ sĩ Với slogan hay mang trong mình mục tiêu rõ ràng là đánh vàokhách hàng trẻ tuổi, Pepsi đã thu hút được phần đông giới trẻ và vươn vai trở thànhmột đối thủ đáng gờm của coca cola.

 Thứ hai là ngắn gọn: Một slogan hay phải luôn là một slogan ngắn gọn, dễhiểu, dễ đọc Với nhiệm vụ phải đi vào tiềm thức của khách hàng, không ai đi xâydung matt slogan dai dằng dặc đầy đủ toàn bộ về tính năng, tác dụng, tính ưu việtcủa sản phẩm cả, bởi khách hàng sẽ chẳng ai bỏ công đi nhớ một slogan dài nhưvậy Cà phê Trung Nguyên đã phải bỏ slogan dài cũ đi:” mang lại nguồn cảm hứngsáng tạo mới” bằng một slogan ngắn gọn hơn “ khơi nguồn sáng tạo’ Quả thựcslogan sau ngắn gọn, ấn tượng và dễ nhớ hơn nhiều.

 Thứ ba là không phản cảm: slogan phải tuyệt đối tránh những từ ngữ có thểgây phản cảm hoặc xúc phạm đến người khác cho dù đó chỉ là một bộ phận kháchhàng không lớn.

 Thứ tư là cần nhấn mạnh vào lợi ích của sản phẩm: Slogan phải thể hiệnđược tính năng và lợi ích khi khách hàng sử dụng sản phẩm Ví dụ như:”connectingpeople" (kết nối mọi ngườik) của hãng điện thoại Nokia hay “ Luôn luôn lắngnghe Luôn luôn thấu hiểu” của hãng bảo hiểm quốc tế Prudential.

III Ý nghĩa của thương hiệu

1 Đối với doanh nghiệp

Nhà kinh tế Kevin Lane Keller đã viết: “Càng ngày các doanh nghiệp càngnhận thấy rằng một trong những tài sản quý giá nhất của họ chính là thương hiệu”.Thương hiệu đã và đang trở thành thứ tài sản vô hình quan trọng và vũ khí cạnhtranh sắc bén của doanh nghiệp trên thị trường

Trang 8

Năng lực cạnh tranh bằng thương hiệu là danh tiếng, uy tín dựa trên tổng hợp tấtcả sự khác biệt và những nét đặc trưng đã được khách hàng chấp nhận Lợi thếcạnh tranh bằng thương hiệu được thể hiện ở:

 Thương hiệu giúp người bán có cơ hội thu hút một nhóm khách hàng trungthành và lưu giữ hình ảnh về sản phẩmT, doanh nghiệp ở những khách hàng tươnglai Trong kinh doanh "đồng tiền đến rồi đồng tiền lại đi" nhưng khách hàng thìphải ở lại Muốn khách hàng ở lại với mình thì hình ảnh của doanh nghiệp, của sảnphẩm phải đọng lại trong họ thông qua một dấu hiệu nhận biết, thương hiệu là dấuhiệu quan trọng nhất.

 Thương hiệu đóng vai trò sứ giả khi doanh nghiệp thâm nhập thị trường mớihoặc tung ra sản phẩm mới Những công ty đa quốc gia thường sở hữu nhiềuthương hiệu lớn, đó thực sự là chìa khoá để thâm nhập hầu hết các thị trường trênthế giới Có thể nói, cho tới nay quá trình toàn cầu hoá là quá trình hội nhập vàcạnh tranh của những thương hiệu lớn.

Thương hiệu giúp giảm bớt các chi phí marketing, vì mức độ biết đến vàtrung thành với thương hiệu đã cao.

2 Đối với người tiêu dùng.

Trong khi khách hàng tìm các sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng những mongmuốn hay giải quyết các vấn đề của họT, người ta đi tìm cái "đủ tốt” Theo nghiêncứu của một công ty tư vấn, 60% người tiêu dùng trên thế giới quan tâm đếnthương hiệu khi mua sắm; bởi đó là kết quả các kinh nghiệm đã tích luỹ được củangười tiêu dùng với một nhận thức về công ty, những con người của công ty và cácsản phẩm của nó Một thương hiệu tốt - sản phẩm được xây dựng qua thời gian từhàng trăm những điều nhỏ mà doanh nghiệp làm đúng, hay từ những nỗ lực khôngngừng vươn lên để khẳng định mình, chính là một hứa hẹn chắc chắn về độ tin cậy,giúp người tiêu dùng tìm được cái “đủ tốt" trong vô số những mời chào.

Thương hiệu ngày càng trở nên có ý nghĩa hơn trong bối cảnh ngày nay khi tấtcả các lĩnh vực đều phát triển như vũ bão Cùng với sự phát triển của nền sản xuấthàng hoá, thị trường ngày càng trở nên đông đúc với những hàng hoá cùng loại có

Trang 9

vô số đặc điểm, kiểu dáng phong phú với giá cả khác nhau Sự phổ biến củaphương pháp tự chọn trong các siêu thị và các cửa hàng hạ giá càng làm cho ngườitiêu dùng gặp khó khăn khi đưa ra quyết định cuối cùng Thương mại điện tử ra đờiđã và đang làm thay đổi sâu sắc môi trường kinh tế trong đó có phương thức muahàng Chỉ với việc nhấp chuột, người tiêu dùng được ghé thăm các catalog điện tửtràn ngập hàng hoá Nhưng người tiêu dùng không thể dùng cách thức xem hàngtruyền thống trước khi mua Nếu không có những thương hiệu đáng tin cậy làmchuẩn mực, việc đi mua hàng chẳng khác đi lạc vào một mê cung Có thể nói,người tiêu dùng đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức trong việc lựachọn được sản phẩm mong muốn nhất.

3 Thương hiệu mạnh - niềm tự hào của một quốc gia

Khi nói đến Pháp người ta nghĩ ngay đến rượu vang, nói đến Nhật người tanghĩ ngay đến Sony, Honda, Toyota mặc dù rượu vang không phải là tất cả nướcPháp cũng như Sony, Honda, Toyota không phải là tất cả nước Nhật Người Mỹcũng đã phải kinh ngạc trước chất lượng của các xe ô tô và đồ điện tử của Nhật,cũng như ô tô, quần áo và thực phẩm của Châu Âu.

Như vậy, việc xây dựng thương hiệu không chỉ thúc đẩy sản phẩm của doanhnghiệp mà còn góp phần tạo nên diện mạo quốc gia Những thương hiệu mạnh đãquảng bá hình ảnh và trình độ phát triển của nước Nhật, nước Pháp đến toàn thếgiới.

Những thương hiệu mạnh sẽ đóng vai trò sứ giả để sản phẩm các quốc giachiếm lĩnh thị trường thế giới, tạo nên những bước đệm vững chắc góp phần đưađất nước hội nhập kinh tế quốc tế

Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranhcủa ngành nông sản

I Tình hình sản xuất hàng nông sản của Việt NamI

Trang 10

Việt Nam với đặc trưng là một nước nông nghiệp, điều kiện khí hậu, địa lý đãtạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất nông sản phát triển Một số mặt hàngđã trở thành thế mạnh của Việt Nam trong thời gian qua như: cà phê, cao su, lúa,hạt điều …

Thứ nhất: mặt hàng cà phê được phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam trên nhiềutỉnh trung du, cao nguyên và miền núi Trước kia cà phê được trồng gồm 3 loại:cà phê chè (Arabica), cà phê vối (Robusta) và cà phê mít (Exceta) Nay chỉ có càphê chè và cà phê vối được trồng ở những vùng sinh thái khác nhau Do chútrọng đầu tư thâm canh nên cà phê Việt Nam đã cho năng suất và sản lượng cao.Liên tục trong nhiều nam qua năng suất tăng rõ rệt từ 650-800kg nhân /ha, nayđạt bình quân 1.4tấn nhân /ha, cá biệt có những nơi năng suất đạt từ 4,5-5 tấnnhân /ha World Bank đánh giá năng suất cà phê vối của Việt Nam 1.48 tấn/haxếp thứ nhì thế giới sau Contatica là 1.5tấn/ha và xếp trên Thái Lan (0, 99tấn/ha) Cùng với năng suất, diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam cũngtăng ở mức cao.

Thứ 2: Mặt hàng hạt điều.

Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu thì hạt điều chiếm một vị trí quantrong với kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 100 triệu USD, xếp thứ ba trên thếgiới về sản lượngvà đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu Kế hoạch của ngànhđiều là đến năm 2010 nâng sản lượng điều thô lên 400 nghìn tấn, xuất khẩu85.000 tấn hạt điều nhân, kim ngạch 300 triệu USD /năm

Trong những năm qua, ngành hạt điều phát triển một cách tự phát, lại khôngđược quy hoạch Sản lượng thu hoạch niên vụ 2001 vào khoảng100 nghìn tấn,niên vụ 2002 chỉ còn có 70 nghìn tấn đáp ứng chưa được 30% nhu cầu của máychế biến Vụ điều năm 2004 sản lượng đã tăng lên là 180 nghìn tấn và cũng làmức sản lượng tương đối cao so với các năm trước đó Nhưng nhìn chung năngsuất điều của Việt Nam còn rất thấp, bình quân chung cả nước khoảng 7, 5tạ/ha.Nguyên nhân khách quan là do thời tiết thất thường, sâu bệnh nhiều nhưng chínhnhững yếu tố chủ quan lại là yếu tố tác động lâu dài và trực tiếp nhất Đó chính

Trang 11

là giống điều lâu nay đem trông không được tuyển chọn qua các cơ quanchuyên ngành, hoàn toàn do nông dân tự chọn, nguồn dinh dưỡng từ đất đã dầncạn kiệt sau nhiều năm thu hoạch nhưng không được bồi dưỡng, làm cỏ, cải tạo.Người nông dân không thực sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật mà chỉ dựa vàokinh nghiệm Hậu quả là làm cho nhiều diện tích cho năng suất thấp, cây điều bịthoái hoá, không ra quả Do vậy nhà nước cần trợ giúp nông dân qua các côngtác khuyến nông và tín dụng trong nông nghiệp, mặt khác cần đầu tư bằng vốnngân sách, xây dựng hệ thống trại thí nghiệp, chọn giống, nhân giống, phổ biếnkỹ thuật cho các vùng sinh thái - sản xuất khác nhau Đây là yếu tố hàng đầugiúp nông dân nâng cao năng suất.

Thứ ba: một số sản phẩm nông nghiệp khác.

Một số mặt hàng nông sản khác của nước ta đã có bước phát triển rõ rệt, sảnxuất tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao, cơ cấu kinh tế đang dần được chuyểndịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, địa phương cũng nhưtrong cả nước, đã hình thành nhiều vùng hàng hoá tập trung tương đối lớn Kinhtế nông thôn có những bước chuyển biến khá rõ rệt, đời sống nông dân ở nhiềuvùng được cải thiện, nhưng vấn đề nổi bật là các loại hàng hoá này có chấtlượng thấp, tổ chức tiêu thụ còn nhiều yếu kém, thường xảy ra tình trạng nhiềukhi tiêu thụ không bắt kịp nhất là trong vụ thu hoạch, giá cả xuống thấp gây thiệthại cho nông dân Tình trạnh này kéo dài làm cho nông dân buộc phải chuyểnđổi các loại cây trồng, hoặc quy về sản xuất tự cung tự cấp, hoặc chuyển sangngành nghề khác.

Qua những yếu tố trên đây, có thể thấy tình trạnh sản xuất hàng nông sảnViệt Nam vẫn mang tính chất của nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp và mới đangtrong quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, năng suất lao động thấp do đókéo dài thời gian sản xuất sản phẩm nên không tạo được sức cạnh tranh trên thịtrường.

II Thực trạng công nghệ chế biến nông sản

Trang 12

Hàng nông sản của Việt Nam ở vị trí khá cao so với các quốc gia khác trongkhu vực cũng như trên thế giới, hàng nông sản của nước ta có mặt hầu hết trêntất cả các thị trường của thế giới nhưng lượng ngoại tệ thu về từ hàng nông sảnvẫn còn rất khiêm tốn do giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, càphê, cao su, hạt điều đều bán thấp hơn giá thế giới từ 20-40USD Công nghệvà các cơ sở chế biến nông sản của Việt Nam trong thời gian dài ít được quantâm đầy đủ Đây là một trong những nguyên nhân chính làm thất thoát 20-30%lượng hàng nông sản hàng năm Một phần của vấn đề này là do khó khăn vềnguồn vốn đầu tư nên trình độ công nghệ thấp kém và chậm được đổi mới, tổnthất sau thu ho¹ch còn rất lớn Cơ sở chế biết hàng nông sản xuất khẩu còn ítnhư ngành cà phê mới chỉ có khoảng hơn 20 cơ sở chế biết công nghiệp hoànchỉnh, chủ yếu là sơ chế đảm bảo chiếm khoảng hơn 30% sản lượng cà phê /năm Mặt hàng hạt điều tuy tuy đã phát triển nhanh và chuyển từ xuất khẩu điềuthô sang xuất khẩu nhân hạt điều nhưng mức độ cơ giới hoá trong thu hoạch quytrình công nghệ chế biến điều còn thấp, chưa áp dụng được quy trình chế biếnkhông phế liệu để thu hoạch các sản phẩm chính và các sản phẩm phụ, nên hiệuquả kinh tế thấp Vì vậy các nhà máy chế biến chưa thể nâng cao đựơc giá thumua các mặt hàng nông sản thô từ nông dân, một yếu tố để kích thích nông dântích cực gieo trông hàng nông sản

Đa số công nghệ của nước ta còn đơn giản, thô sơ, lạc hậu, mang nặng tínhkinh nghiệm, thập chí những điều kiện tối thiểu như: sân phơi, máy sấy, kho bảoquản cũng không đủ Do đó vấn đề cần giải quyết là nhà nước cần phải có kếhoạch cân đối lại giữa công suất chế biến và nguồn nguyên liệu, mở rộng hoạtđộng điều phối giữa các xí nghiệp chế biến hàng nông sản thông qua hội Nôngdân Việt Nam Các ngành chức năng phải đến với doanh nghiệp, tạo điều kiêncho tập thể cá nhân biết làm ăn để khuyến khích và phát triển kinh tế đất nước.Tổng cục đo lường chất lượng, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn… cầntriển khai cụ thể kế hoạch đến từng cơ sở, địa phương, bám sát những nhà kinhdoanh Hơn nữa, các hoạt động của các hiệp hội và chính quyền địa phương là

Trang 13

điều kiện cần thiết để khai thác tối đa tiềm năng của địa phương mình Cần liênkết chặt chẽ nơng dân với nhà khoa học, nhà kinh doanh, nhà nước, ngân hàngvà truyền thơng… để tạo ra sản phẩm cĩ chất lương cao ngay từ khâu gieotrồng, chăm sĩc, thu hoạch và tiêu thụ.

III Tình hình xuất khẩu nơng sản của Việt NamI

Cĩ thể nhận xét rằng nhĩm mặt hàng nơng sản xuất khẩu chủ yếu của ViệtNam đều cĩ tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của thếgiới và cao hơn nhiều so vơi các đối thủ cạnh tranh trong khu vực như Thái Lan(ở mặt hàng cà phê và gạoë), Indonexia về cà phê và cao su… kim ngạch xuấtkhẩu gạo của Việt Nam so với Thái Lan cĩ xu hướng tăng từ dưới 30% (trướcnăm 1998t) lên mức cao hơn trong năm 2000 nhưng với giá cả gạ hơn, tỷ trọngkim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam so với ấn Độ cũng tăng mạnh, kimngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam so với Thái Lan cũng tăng lên 13,8% năm2003 Tổn kim ngạch xuất khẩu của cả nước ngày một tăng, năm sau tăng nhanhhơn năm trước Xét từ năm 1991, nước ta xuất khẩu đạt 2078 triệu USD thì đếnnăm 2000 đã đạt tơi 14308 triệu USD ggấp 7 lần, trong đĩ kim ngạch xuất khẩunơng sản đạt 4300 triệu USD, tăng hơn năm 1991 là 3, 9 lần và chiếm 30% tổngkim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế Trong mặt hàng nơng sản, lúa gạo vẫnchiếm tỷ trọng cao nhất, sản lượng lúa cả năm cảu nước tăng 1, 2 triệu tấn.Chính phủ cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo, cáo doanh nghiệp đã ký kết đượcnhiều hợp đồng với các nước Châu Phi và một số nước trong khu vực nhưMalaysia, philipines… Cộng giá xuất khẩu gạo tăng cao nên tổng sản lượngxuất khẩu là 3, 9 triệu tấn (so với năm 2003s) nhưng kim ngạch xuấ khẩu tăngtrên 23%, đạt trên 900 triệu USD Tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ USD hàngnơng sản trong năm 2004 thực sự là một thành cơng Thành quả xuất khẩu nàykhẳng định việc nâng cao chất lượng, xúc tiến thương mại, xây dung thươnghiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng ngành hàng Năm 2004, cùng vớicác chính sách, hoạch đinh của các cơ quan quản lý, hầu hết các doanh nghiệp,hiệp hội ngành hàng đã cĩ những bước đi cụ thể, bước đầu cĩ kết quả trong việc

Trang 14

khẳng định vị thế sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế Tổng công ty chèđã tập trung xây dựng thương hiệu có mẫu mã bao bì đạt tiêu chuẩn quốc tế vớitổng chi phí quản cáo khoảng 5 triệu USD, đồng thời xây dung mội sàn giaodịch chè ở Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm chè “ xuất ngoại” Hiệphội hồ tiêu cũng đã có chương trình kìm tốc độ tăng diện tích để tập trung vàoviệc nâng cao chất lượng, phấn đấu đạt 60% sản lượng hồ tiêu đạt chất lượngcao trong năm 2007 Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng đang thúc đẩychương trình 1 triệu ha sản xuất lúa chất lượng cao bằng việc tăng cường việcký hợp đồng bao tiêu gạo chất lượng cao, gạo đặc sản với nông dân Sản phẩmcà phê cũng vươn đến những thị trường Mỹ, Châu Âu bằng thương hiệu “ Madein Viet Nam” …

Trang 15

Bảng 1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của cac mặt hàng nông sản chủ yếucủa Việt Nam giai đoạn 1995-2005.

Nguồn: Tập chí kinh tế Việt Nam và thế giới 2004-2005

Qua những số liệu trên cho thấy mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của ViệtNam đều tăng do kéo theo nguồn thu ngoại tệ cũng tăng lên đóng góp phần lớnlàm tăng cán cân thương mại và nguồn ngoại tệ của quốc gia Số liệu cũng chothấy mặt hàng goạ và cà phê là có mức chênh lệch nhất trong 4 mặt hàng so vớicác đối thủ cạnh tranh.

Sau đây ta đi phân tÝch cụ thể mặt hàng cà phê – là mặt hàng có nguồn thungoại tệ lớn nhất so với các mặt hàng nông sản khác có thể nói cà phê là thứcuống mà được nhiều người ưu thích, là măt hàng xuất khẩu ở nhiều thị trường vàđem lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

 Phân chia xuất khẩu theo thị trường.

Trước kia thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là các nướcthuộc khu vực I Liên Xô là thị trường chính, khố lượng xuất khẩu cà phê củaViệt Nam sang thị trường này là 55-60% Từ cuối năm 1985 trở đi Việt Nam bắtđầu xuất sang các nước thuộc khu vực II Thời kỳ này, Việt Nam chưa gia nhậpHiệp Hội cà phê quốc tế (ICO) nên việc xuất khẩu chỉ là xuất thử hoặc qua trung

Trang 16

gian, thường là Singapore với tỷ lệ 30-40% tổng sản lượng bằng 60% lượng xuấtkhẩu sang khu vực II với giá thấp và chất lượng không cao trong khi chất lượngyêu cầu của các nước tiêu thụ trực tiếp lại rất cao Đến năm 1994 trở đi ViệtNam mới thâm nhập vào thị trường Châu Âu, Nhật, Mỹ, giảm lượng xuất khẩuqua trung gian Singapore, nâng kim ngạch xuất khẩu lên đáng kể Sự có mặt củacà phê Việt Nam trên thị trường Mỹ là chứng nhận cho cố gắng to lớn củanhững nhà xuất khẩu Việt Nam.

Bảng 2: Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 3: Lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 1998-2004.

thu hoạch (tấn)

Lượng cà phêxuất khẩu L (tấn)

Tỷ lệ xuất khẩu(%)

Trang 17

 Theo giá cả.

Nhìn chung giá nông sản của Việt Nam thường thấp hơn so với một số nước,bên cạnh đó nước ta thường xuất khẩu theo giá FBO nên giá trị thu về thườngkhông cao Thêm vào đó diễn biến về giá cả trong những năm qua cũng đã làmcho hàng nông sản Việt Nam đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, giá nông sảnliên tục giảm đã làm ảnh hưởng đến tình trạnh sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam.Sau đây là bảng xuất khẩu hàng nông sản về giá trị và sản lượng trong nhữngnăm gần đây.

Bảng 4: Xuất khẩu hàng nông sản năm 2004-2005.Mặt

Trị giá(TrUSD)

Giá BQ(USD/tấn)

Trị giá(TrUSD)

Tạp chí thương nghiệp và thị trường Việt Nam năm 2005.

IV Thự trạng khả năng cạnh tranh của ngành nông sản Việt Nam trongthời gian qua.

 Về giá cả.

Trang 18

Hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực đề tăng cả về sản lượng và kim ngạchxuất khẩu: gạo tăng 26%, cà phê tăng 38%, cao su tăng 33%, chè tăng34% Tổng kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt hơn 4 tỷ USD tăng 30% so vớinăm 2004.

Sự ảnh hưởng của chất lượng giá cả nông sản nên lượng xuấ khẩu của ViệtNam thường có giá thấp hơn một số nước trên thế giới, có thể nói đây là một lợithế của ngành nông sản Việt Nam nhưng cũng là bất lợi cho người sản xuất vìgiá thành sản xuất ra một đơn vị hàng nông sản còn rất cao, có khi gia bán lạikhông bù đắp được chi phí sản xuất nên gây thiệt hại lớn cho người sản xuất.Trong thời gian qua, thực tế thì có một số diện tích trồng cây nông sản đã bị phábỏ như: cà phê, cao su, điều để trồng cây khác có lợi ích kinh tế hơn Vấn đềhiện nay là cần phải có những biện pháp trước mắt và lâu dài để giảm giá thànhsản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Có thể nói chất lượng hàng nông sản xuất khẩu được cải thiện đáng kể ở hầuhết các mặt hàng Tỷ lệ gạo chất lượng cao đã tăng rõ rệt 85% năm 2000 lên93% năm 2004, tỷ lệ gaok chất lượng thấp chỉ còn dưới 10% Tuy nhiên gạo n]ơc ngoài tràn vào Việt Nam như Thái Lan hơn hẳn ta về mùi vị, hình dáng, kíchthước và tỷ lệ thuỷ phân Cùng với gạo, chất lượng các hàng nông sản khác cũngcó những tiến bộ đáng kể như mặt hàng cà phê loại 1 tăng từ 18% (vụ 2000-2001) lên 24% năm 2004, loại B giảm từ 60% (2000-2001) xuống còn 7%(2004-2005) Tỷ lệ cao su thượng hạng tăng từ 94, 04 năm 2001 lên 97,3% năm2004 Tuy đã tăng được tỷ trọng phẩm cấp cao nhưng mẫu mã đơn điệu nênchưa thâm nhập được vào phần thị trường cấp cao và do đó giá bán luôn thấphơn giá của đối thủ cạnh tranh gây thua thiệt cho hoạt động sản xuất và xuấtkhẩu Mặc dù nông sản Việt Nam có chất lượng khá tốt nhưng các loại có chấtlượng không đồng đều, tỷ lệ phế phẩm còn cao Hầu hết trong những năm gầnđây, một số dây chuyền chế biến nông sản được nhập ngoại có quy trình côngnghệ tiên tiến nhưng chưa khai thác được tối đa công suất.

Trang 19

Nhìn chung, khoảng 70% sản lượng nông sản hàng năm được chế biến tạicác hộ gia đình, chất lượng không cao Gần 30% qua chế biến tại các cơ sỏ sảnxuất công nghịêp có dây chuyền phần lớn đã lại hậu, sản phẩm dùng làm nguyênliệu, do đó giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản không cao là một tất yếu.Tómlại cần nâng cao chất lượng của nông sản Việt Nam nhằm nâng cao khả năngcạnh tranh trên trường quốc tế.

 Về hệ thống thu thập thông tin - dự đoán và nghiên cứu thị trường.

Kinh doanh mặt hàng nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủyếu bằng hình thức mua bán theo hợp đồng kỳ hạn, giá cả được xác định dựavào giá giao dịch nông sản trong ngày của thị trường khu vực Yếu tố quan trọngcủa việc thúc đẩy xuất khẩu nông sản là thông tin và các dữ liệu thị trường phảichính xác, kịp thời so với thị trường thế giới để làm cơ sở phân tích dự đoán thịtrường và đưa ra các quyết định mua bán Đây là điều quan trọng nhất mà cũnglà điều mà các nhà xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang thiếu Có thể thấyrằng bộ phận tham tán thương mại của Viẹt Nam ở nước ngoài đã không thựchiện tốt việc thu thập và cung cấp thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp.Chính vì vậy, nguồn thông tin hạn hẹp duy nhất về thị trường thế giới mà cácnhà doanh nghiệp có đượng là nhờ mua của các hãng nước ngoài Chính từnguồn thông tin này và một số nguồn thông tin hạn chế khác tự thu thập được,kết hợp với kinh nghiệm và cảm tính kinh doanh của doanh nghiệp để ra quyếtđịnh Các quyết định đưa ra dụa trên những cơ sở trên thường măc phải một sốnhững hạn chế nhất định Vấn đề đặt ra là phải cải thiệp và nâng cao hệ thốngthu thập thông tin để có thể có những quyết định đúng đắn, nắm bắt được sựbiến động của thị trường một cách nhanh nhất, từ đó mới có thể nâng cao khảnăng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho cácdoanh nghiệp củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh doanh, tìm kiếm thịtrường, đối tác, khách hàng mới và khuyếch trương nhãn hiệu riêng cho sảnphẩm nông sản.

 Sự hỗ trợ của chính phủ.

Trang 20

Trong những năm qua, trước tình hình giá cả nông sản có nhưng biến độngliên tục, gây bất lợi cho cả người sản xuất và các đơn vị hoạt động xuất khẩu, đểtháo gỡ khó khăn cho người sản xuất và nhà xuất khẩu thì Chính phủ cũng đãnhiều lần trợ giúp về vốn và lãi xuất để dự trữ nhằm giảm áp lực bán và tăng giábán trên thị trường Một điều dễ nhận thấy là trong thời gian qua Chính phủ ViệtNam đã thực hiện chính sách trợ cấp tài chính xuất khẩu tương đối hiệu quả Cácdình thức trợ cấp xuất khẩu bao gồm giảm thuế xuất khẩu, giảm thuế nhập khẩucác thiết bị máy móc chế biến hàng nông sản nhằm nâng cao chất lượng củamặt hàng này, giảm thuế nhập khẩu các nguyên liệu dùng cho chế biến trongnước, thực hiện các loại tín dụng thương mại ưu đãi, giảm thuế quan bảo hộ vàtránh hạn ngạch xuất - nhập khẩu để giảm bớt sức hấp dẫn của thị trường nộiđịa, tăng tính hấp dẫn của thị trường ngoài nước.Kim nghiệp về giảm thuế chongành nông sản ở một số nước cho thấy hiệu qua sản xuất cung như xuất khẩutăng nhanh, đây là một yếu tố tích cực mà Việt Nam cần học hỏi đòng thời Cínhphủ cũng nên tạo một cở chế phân chia đất đai cụ thể, trợ giúp về vốn và giống,để khuyến khích nông dân tích cực tham gia sản xuất nâng cao sản lượng hàngnăm.

 Khả năng tìm đầu ra của nông sản.

Tìm đầu ra cho nông sản là vấn đề được nhiều cơ quan chức năng quan tâm,đặc biệt là những người trực tiếp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhà nước đã cóchiến lượng lâu dài được quy hoạch tốt cho việc giải quyết đầu ra cho nông sảnvà coi đó là trách nhiệm quan trọng của mình Cùng với vấn đề tiêu thụ nông sảnthì các cán bộ cấp cao cũng kiến nghị với Chính phủ phải tính toán, cơ cấu lạisản lượng hàng nông sản xuất khẩu Thực tế cho thấy Chính phủ đã làm điềunày từ nhiều năm trước, nhưng muốn chuyển đổi được cơ cấu phải có thời gianđể nông dân tin và làm theo Trong mấy năm gần đây, Chính phủ cũng đangtích cực tìm đầu ra cho nông sản nhất là gạo, điều, chè, cà phê, mía Mười thángđầu năm 2006, Việt Nam đã xuất khẩu được 112.000 tấn hạt tiêu, đạt kim ngạchxuất 178 triệu USD Đây là mức cao cao nhất từ trước tới nay, vượt qua cả tổng

Trang 21

kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2005 (đạt 152 triệu USD®) Tuyđứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu hạt tiêu, xong Việt Nam vẫn chủ yếuxuất khẩu hạt tiêu đen có chất lượng thấp, giá thành không cao Theo bộ thươngmại, đến năm 2010 Việt Nam dự kiến xuất khẩu 150 nghìn tấn và đạt kim ngạchxuất khẩu khoảng 250-300 triệu USD, tăng bình quân 14,6%/ năm Diện tíchtrồng hạt tiêu phấn đấu đến năm 2010 duy trì ở mức trên 50 nghìn ha, cơ cấugiống sẽ từng bước được thay đổi để tăng tỷ trọng sản lượng hạt tiêu trắng phụcvụ xuất khẩu.

Nói tóm lại thực trạng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Namtrong thời gian qua là vấn đề rất được quan tâm, thực tế cho thấy rằng trong quátrình hội nhập kinh tế, các mặt hàng nông sản của Việt Nam kể cả tiêu tụ trongnước lẫn xuất khẩu đã và đang vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt Khi nói đếncạnh tranh là phải nói tới vấn đề chất lượng, mẫu mã, vệ sinh, … trong nhữngvấn đề này, diều được người mua quan tâm trước tiên là giá cả trên thị trường,người mua thường so sánh giá cả mặt hàng cùng loại để đi đến quyết định muahay không mua Như vậy, giá cả là nội dung đầu tiên mà các nhà doanh nghiệpvà người sản xuất cần quan tâm trong sự cạnh tranh để giành thị phần trên thịtrường.

V Đánh giá về khả năng cạnh tranh của ngành nông sản Việt Nam.

5.1 Thành tựu.

Trước hết, về điều kiện tự nhiên của Việt Nam rất thuận lợi cho những câynông sản phát triển, đặc biệt là cà phê, cao su ở mảnh đất Tây Nguyên màu mỡ.Bên cạnh đó đã hình thành được những vùng chuyên canh, sản xuất hàng nôngsản tập trung tạo ra nguồn sản lượng lớn (hiên nay đang đứng vị trh thứ 3 thếgiới) nhờ đó tạo nguồn thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máychế biến với số lượng cao theo yêu cầu kỹ thuận chế biến Mặt khác nó cònthuận tiện cho việc bố trí, xây dưng các nhà máy chế biến phù hợp, gần vùngnguyên liệu.

Trang 22

Về năng suất, nhìn chung hàng nông sản Việt Nam hiện nay có năng suất caohơn so với các nước trên thế giới, chất lượng khá tốt, có hương vị riêng là mộtlợi thế mà các nước khác ít có được Vì vậy, trong một vài năm qua một sốthương hiệu nông sản Việt Nam đã hình thành và có vị trí tương đối vững chắctrên thị trường cả trong nước và quốc tế như thương hiệu cà phê Trung Nguyên,gạo tám Cần Thơ va Hải Hậu (Nam ĐịnhN) là những minh chứng sống động.Chỉ trong vòng vài năm các thương hiệu này đã phát triển bền vũng và có đủ sứccạnh tranh với các nước trong khu vực, khẳng định được vị trí ở thị trường trongnước và quốc tế

Nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã từng bước hội nhập với kinh tế khuvực và quốc tế là điều kiện mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu nông sản, đồngthời buộc Việt Nam phải nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất để nâng caokhả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế… Sản phẩm nôngnghiệp đã có mặt ở nhiều thị trường các nước trong khu vực và quốc tế Một sốsản phẩm xuất khẩu chiếm một thị phần quan trọng trên thị trường quốc tê nhưgạo đứng thứ 2 thế giới, chiếm 20% thị phần gạo thế giới Cà phê đứng thứ 2 vàchiếm 10% thị phần thế giới, hạt điều đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu Một sốsản phẩm đã bắt đầu xâm nhập vào các thị trường khó tính như rau sang NhậtBản và Trung Quốc, lợn sữa đi Singapo, Hồng Công, dứa hộp đi Mỹ, thuỷ sản điEU Mặt hàng rau quả xuất khẩu cũng tăng, dự kiến năm 2010 ngành rau quả sẽđạt 20 triệu tấn / năm trên tổng diện tích 1, 3 triệu ha, nâng tổng kim ngạch xuấtkhẩu rau quả lên hơn một tỷ USD Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đó, Bộ NôngNghiệp và Phát Triển nông thôn cho rằng: cần tập trung hơn nữa chất lượng rauquả để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó với sự quan tâm của Nhà Nước bằng những chính sách quản lýxuất khẩu cụ thể, giúp đỡ người sản xuất và chế biến về chính sách vốn đã tạothuận lợi việc cải thiệt chất lượng, đầu tư trang bị máy móc, thiết bị, kỹ thuậthiện đại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trênthị trường.

Trang 23

Một tồn tại không chỉ đối với hàng nông sản mà đối với nhiều mặt hàngkấnc của Việt Nam là năng lực quản lý sản xuất chế biến, xuất khẩu… chưa đápứng được yêu cầu trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là khâuMarketing Mối liên hệ kinh tế sống còn giữa các khâu chế biến, xuất khẩuvàcung ứng dịch vụ đầu vào chưa được thiết lập để đảm bảo sự ổn định về sốlượng, chất lượng theo yêu câu của thị trường.

Khả năng hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực và quốc tế còn yếuđang là thách thức cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Năng suất, chấtlượng, hiệu quả của sản phẩm thấp, giá thành cao nên khả năng cạnh tranh kémcả ở thị trường trong nước và xuất khẩu Nhiều sản phẩm chưa đủ tiêu chuẩnquy mô xuất khẩu như rau, quả, thịt… Một số sản phẩm chủ yếu xuất khẩu ởdạng thô nên giá thường thấp hơn giá quốc tế Một số sản phẩm xuất hiện ở thịtrường trong nước nhưng giá cao như đường, sữa, bông…

Quan hệ sản xuất cần được cải thiệt để tiếp tục phù hợp với trình độ của lựclượng sản xuất mới Hộ gia đình hiện nay là chủ lực, nhưng để sản xuất với quymô lớn thì kém hiệu quả vì đất ít, vốn ít, công nghệ kỹ thuật đơn giản Hợp tácxã đã được chuyển đổi nhiều nhưng nặng về hình thức Nông, lâm trường quốcdoanh đã có những chuyển biến mạnh nhưng hiệu quả còn kém Sản xuất nôngsản theo kiểu tranh trại đã hình thành và phát triển khá nhanh nhưng vẫn còn quáít

Ngày đăng: 05/12/2012, 11:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Sản lượngvà kim ngạch xuất khẩu của cac mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 1995-2005. - Vai trò của thương hiệu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản VN
Bảng 1. Sản lượngvà kim ngạch xuất khẩu của cac mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 1995-2005 (Trang 15)
Qua bảng số liệu trên cho thấy 6 năm trở lại đây lượng cà phê xuất khẩu tăng nhiều và có xu hướng tiếp tục tăng trong những năm tới - Vai trò của thương hiệu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản VN
ua bảng số liệu trên cho thấy 6 năm trở lại đây lượng cà phê xuất khẩu tăng nhiều và có xu hướng tiếp tục tăng trong những năm tới (Trang 17)
Bảng 3: Lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 1998-2004. - Vai trò của thương hiệu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản VN
Bảng 3 Lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 1998-2004 (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w