BAC BIEM KHO KHAN TÂM LÝ CUA CONG NHAN NHAP CU TREN BIA BAN TINH BINH DUONG
Đồng Văn Toàn
Tường Đại học Thú Dâu Một, Binh Dương Email toandy@tdrru edu vn
Tóm tắt: Khó khăn tâm lý của công nhân nhập cư được phân tích dưới góc độ duy vật biện chứng, từ mức độ cho đến biểu hiện đều được xem xét trong mối liên hệ với thế giới khách quan cũng
như lý luận và thực tiễn Bên cạnh đó, khó khăn tâm lý của công nhân nhập cư được xem xét
trong mối liên hệ chặt chẽ với chất lượng cuộc sống của công nhân nhập cư trong giai đoạn hiện nay Đánh giá đúng thực trạng khó khăn tâm lý của công nhân nhập cư ở tỉnh Bình Dương sẽ giúp nhà quản lý, khu công nghiệp có những chính sách phù hợp để hỗ trợ cho cơng nhân
Từ khố: Khó khăn tâm lý; công nhân nhập cư; khu công nghiệp
Nhận bài: 07/06/2021; Phản biện: 10/6/2021; Duyệt đăng: 14/6/2021
1 Đặt vấn đề
Xu thế quốc tế hóa toàn cầu cùng với chính sách mở cửa của nhà nước trong những năm vừa qua đã tạo ra sự thay đổi lớn về kinh tế cũng như đời sống văn hóa xã hội Việt Nam Quá trình này đồng thời cũng dẫn đến quá trình đô thị hóa và sự ra đời của hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất tại các thành phố lớn Sự xuất hiện nhanh chóng của các khu công nghiệp này
thu hút lực lượng lớn công nhân nhập cư từ các vùng
nông thôn dồn lên thành phố kiếm việc làm để nuôi sống bản thân và gia đình
Bình Dương là một trong những tỉnh được đánh giá là năng động nhất khu vực Đông Nam bộ (ĐNB), có vị trí địa lí thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật với các tỉnh trong vùng ĐNB, với cả nước và quốc tế Đây cũng là lợi thế thu hút các nhà đầu tư, dân cư, lao động đến làm ăn, sinh sống Do nhu cầu phát triển công nghiệp ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tỉnh Bình Dương đã thu hút rất nhiều lao động nhập cư đến làm việc khiến cho qui mô dân số ngày càng lớn Tính đến năm 2003, trong tổng số hơn 78 nghìn lao động trong các KCN toàn tỉnh thì lao động nhập cư có tới 73.789 người, chiếm 93,81% Như vậy có
thể thấy, lao động nhập cư là nguồn lực đóng vai trò quyết định trong việc bổ sung lực lượng lao động cho sự phát triển các KCN ở Bình Dương
Tỉnh Bình Dương là một trong những tỉnh thành thu hút rất nhiều công nhân từ những nơi khác đến
126 © Giao chức Việt Nam
làm việc và sinh sống, chủ yếu là từ hai khu vực Bắc Trung Bộ và Tây Nam Bộ Họ thường có xu hướng cư trú theo nhóm những người chung quê hương, chẳng
hạn như: thị xã Dĩ An và Thuận An tập trung nhiều
công nhân xuất thân từ các tỉnh Bắc Trung Bộ, trong khi huyện Bến Cát, Tân Uyên lại là nơi mưu sinh của những công nhân đến từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Đa phần công nhân đều thuê phòng trọ do
người dân địa phương kinh doanh (94%), trong điều
kiện thiếu thốn cơ sở hạ tầng như: chợ, cơ sở y tế và nhà trẻ, trường học cho con em công nhân Đời sống văn hóa - tỉnh thần của người công nhân rất đơn điệu, tẻ nhạt và mang tính hướng nội bởi vì thời gian làm
việc quá nhiều, những lúc rảnh rỗi họ chỉ muốn được
yên tĩnh để nghỉ ngơi [3] 2 Nội dung nghiên cứu
2.1 Lý luận về khó khăn tâm lý của công nhân
nhập cư
Công nhân là người lao động phổ thông, theo nghĩa
rộng là người kiếm sống bằng cách làm việc thể xác (lao
động chân tay), bằng cách của mình - cung cấp lao động để lãnh tiền công (tiền lương) của chủ nhân (người sử dụng lao động), để nỗ lực tạo ra sản phẩm cho người
chủ và thường được thuê với hợp đồng làm việc (giao
kèo) để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được đóng gói vào
một công việc hay chức năng
Trang 2
lập các cơng ty, tập đồn công nhân ngày nay thường là thành phần lao động Ìrong những xí nghiệp, nhà máy, công ty và làm công ăn lương Người công nhân cũng thường kết hợp thành các Cơng đồn hoặc nghiệp
đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của mình Luật pháp nhiều quốc gia cũng có nhiều quy định cụ thể để bảo vệ
quyền lợi công nhân Trdng hầu hết các nền kinh tế
hiện đại, thuật ngữ “nhâi viên”, “công nhân” đề cập đến một mối quan hệ đượẻ xác định cụ thể giữa một cá
nhân và một công ty, mà khác với những khách hàng tiêu dùng [1]
Như vậy, Công nhân là người lao động phổ thông, hiểu theo nghĩa rộng thì là hgười thực hiện công việc thể xác, túc là người lao động chân tay, cung cấp sức lao
động để nhận tiền công Qông nhân thường được thuê
làm việc theo hợp đồng laỏ động với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ cụ thể được gói dọn trong một chức năng nào
đó hay công việc cụ thể
Theo cách hiểu của cHúng tôi thì nhập cư là hành
động di chuyển chỗ ở của một người hay nhóm người vào một vùng hay một quốc gia mới Dân nhập cư là người di chuyển từ vùng này đến một vùng khác để định cư, tạm trú sinh sống và làm việc ở điều kiện và môi
trường mới
Từ cách hiểu về các khăi niệm trên theo chúng tôi, khó khăn tâm lý của công hhân nhập cư là những rào cản tâm lý được biểu hiện đ nhận thức, thái độ và hành
vi, mà con người gặp phải tròng hoạt động, làm giảm sút
kết quả hoạt động của con hgười
2.2 Đặc đểm tâm lý của công nhân nhập cư Đội ngũ công nhân hiện ffang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn Bình Dương, hầu hết những thanh niên này đều tốt nghiệp phổ thông trung học, một số ít học xong trung học cơ §ở Bên cạnh đó, một số công nhân nằm ở độ tuổi cảo hơn, thuộc hai nhóm 28 - 32 tuổi và trên 33 tuổi Trohg số này, có những người ở lại thành phố làm công nhân vì lý do khơng xin được
việc làm ngồi quê, một sổ khác ở lại vì đã có “thâm
niên” làm công nhân từ rấ{ lâu Tuổi trung bình của công nhân trong số mẫu khÄo sát là 27 tuổi, trong đó, công nhân có tuổi đời nhỏ dhất là 15 tuổi và lớn nhất là 57 tuổi
Số cơng nhân nằm ở gi đoạn 10 năm đầu của độ
tuổi lao động, từ 18 đến 28 tủổi, chiếm đến 63,4% Còn 25,9% công nhân thuộc giai đoạn 10 năm tiếp theo trong
độ tuổi lao động Như vậy, Ít nhất là 15 năm nữa thì
2,9% công nhân ở độ tuổi từ 29 đến 39 tuổi mới hết tuổi lao động Chỉ có 7,4% người lao động ở độ tuổi từ
40 trở lên Có đến 92,6% lao động trề là một lợi thế cho
các đơn vị đang sử dụng lao động tại Bình Dương Độ tuổi chiếm tỉ lệ phổ biến nhất trong lực lượng lao động tại đây là 18 - 28 tuổi (63,4%) Có thể lý giải cho hiện tượng này với lý do sau khi tốt nghiệp cấp hai hoặc cấp
ba, nhiều thanh niên ở nơng thơn với hồn cảnh gia dinh
khó khăn, khả năng học tiếp bị hạn chế và cơ hội tìm kiếm nghề nghiệp tại quê nhà không nhiều, phải lên các
vùng đô thị tìm việc Trong hoàn cảnh này, Bình Dương là một trong những chọn lựa của họ trong công cuộc mưu sinh Điều này góp phần tạo nên một lực lượng công nhân trẻ tuổi ở đây Nguồn lao động trẻ đông đảo sẽ là một trong những điều kiện cơ bản để Bình Dương
phát triển nền công nghiệp hiện đại theo chiều hướng bền vững [3]
Nam 2012, tac giả Nguyễn Thị Phương Hoa đã đăng
tải bài viết “Những khó khăn trong cuộc sống của công nhân và tác động của nó tới động cơ thành đạt trong lao động của họ" trên Tạp chí Tâm lý học, số 11 Trong bài viết này, tác giả cho rằng mặc dù có được nâng cao chút ít, song nhìn chung đời sống của người công nhân trong mẫu nghiên cứu này vẫn gặp rất nhiều khó khăn: thu nhập chưa cao, nhà ở tồi tàn, điều kiện sinh hoạt
văn hóa tinh thần thiếu thốn Điều kiện sinh hoạt văn
hóa tinh thần nghèo nàn chắc chắn tác động không tốt
tới đời sống tỉnh thần của người công nhân Những khó
khăn vật chất không chỉ làm giảm sức khỏe mà còn làm giảm sút tinh thần lao động của người công nhân, trong đó có động cơ thành đạt trong lao động của họ Mối quan hệ giữa điều kiện sống và động cơ thành đạt không phải là mối quan hệ tuyến tính Điều kiện sống quá tổi, những nhu cầu cơ bản cho cuộc sống (ăn ở)
chưa được đảm bảo là yếu tố thúc đẩy người công nhân
phấn đấu trong công việc Tuy nhiên, do tâm lý dễ bằng lòng với cuộc sống, điều kiện sống tốt cũng làm
suy giảm nỗ lực thành đạt của họ Những khó khăn vừa
phải về điều kiện sống có tác dụng thúc đẩy người công
nhân nỗ lực thành đạt trong lao động [2]
“Hiện trạng và khả năng tiếp cận phúc lợi xã hội của người công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp
tỉnh Bình Dương, Việt Nam” được tác giả Nguyễn Đức Lộc đăng trên tạp chí Tạp chí Khoa học Trường Đại học
Mở TP Hồ Chí Minh, số 2 năm 2014 Bài viết tập trung
Trang 3xãhội của Nhà nước và doanh nghiệp đối với người công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bình Dương Trong đó, nhìn nhận mối tương quan giữa trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp và quan niệm
phúc lợi xã hội là một quyền lợi cơ bản mà mỗi công dân được hưởng [3]
3 Kết luận
Có thể nói, chất lượng cuộc sống của công nhân
nhập cư ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KT - XH của
tỉnh, là điều kiện đảm bảo sự phát triển bền vững, nâng
cao chất lượng cuộc sống dân cư cả trong hiện tại và tương lai Do đó, việc nghiên cứu làm giảm những khó khăn tâm lý của công nhân nhập cư nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của họ và xây dựng cơ chế thu
hút nguồn lao động là một trong những việc làm cần thiết và cấp bách
Tài liệu tham khảo
[1] Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
[2] Nguyễn Thị Phương Hoa (2012), Những khó khăn
trong cuộc sống của công nhân và tác động của nó
tới động cơ thành đạt trong lao động của họ, Tạp chí Tam ly hoc, s6 11 (164), 11-2012
[3] Nguyễn Đức Lộc (2014), Hiện trạng và khả năng
tiếp cận phúc lợi xã hội của người công nhân đang làm việc tại các khu công nghiêp tỉnh Bình Dương, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở TP Hé Chi Minh, số 2 (35)
[4] Nguyễn Văn Nam, Báo cáo tống kết đề tài “Xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dương - thực trạng và giải pháp”
Characteristics of psychological difficulties of migrant workers in Binh Duong province
Dong Van Toan
Thu Dau Mot University, Binh Duong Email: toand@†dmu.edu.vn
Abstract: The psychological difficulties of migrant workers are analyzed from the perspective of dialectical materialism, from level to manifestation in relation to the objective world as well as the theory and practice Besides, the psychological difficulties of migrant workers are considered in close connection with the quality of life of migrant workers in the current period Properly assessing the psychological difficulties of migrant workers in Binh Duong province will help the managers and industrial parks have appropriate policies to support the workers
Keywords: Psychological difficulties, migrant workers, industrial zone