THÁI ĐỘ KỲ THỊ CỦA GIÁO VIÊN ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH TÂM THÂN: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HOC CO SO DA NANG
Nghiên cứu này được (ái trợ mội phân bởi nhiệm vụ khoa học công nghệ trong để tài:
Xây dựng mô hinh hỗ trợ tâm lý ban đầu cho học sinh trong trường ¡ phê thông trung học, Mã số B2018-DHQG-01; Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trí PGS.TS, Trân Thành Nam làm chủ nhiệm
Th$ Bùi Thị Thanh Diệu
PGS.TS Trần Thánh Nam
Trường Đại hạc Giáo dục, Đại học Quóc gia Hà Nội
& TÓM TAT
Thải độ kỳ thị được xem là một trong những rào can trong qua trình can thiện và điều trị các rồi laạn tâm thân Nó ton tai ở nhiều nên văn hóa, mọi tầng lớp xã bội, trong đó có cả giáa viên - những người động vai iro quan trọng trong việc phòng ngua va hồ trợ các vấn đề và sức khỏe tam than cho hoe sinh Nghiên cứu nay tim hiểu thái đó kỳ thị cua 80 giáo viên cúc trường trung học cơ sở ở Đà Nẵng đổi với người rồi loạn lâm thân bằng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi KẾI quả nghiên cứu cho thấy, giáo viên văn cả những định ñ kiến sai lệch đãi với bệnh nhân âm thân; mức độ sẵn sàng với người bệnh tâm thân khá thấp và không có sự khác nhau giữa giáo viên theo địa bàn công tác, độ tối, giới tính,
Từ khóa: Thái độ kỳ thị, Giáo viên; Bệnh tâm thân, Trung học cơ sở
Ngày nhận bài 2/5/2019; Ngày duyêt đăng bài: 25/8/2019
1 Đặt vẫn để
Sức khỏe 14m than là một phân không thể thiểu của sức khỏe con nur Nó được Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa là “trạng thái lành mạnh mà trong đó, cá nhân nhận ra những năng lực của chính mình, có thé đương đầu với các stress thông thường của cuộc sông, có thể làm việc năng suất và hiệu quả vả có
thể tạo ta những đóng góp cho chính cộng đằng của mình” (WHO, 2001) Nhu vậy, người bệnh tâm thân (hay nguời tốn thương sức khóe tâm thân) trong nghiên
Trang 2
CỨU này được định nghĩa là nguoi co trang thai, biéu hién hanh vi hodc cam xúc gây đau khổ cho cá nhân, dân đến suy giảm chức năng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mặt của đời sống cá nhân đó, như công việc, gia đình, xã hội, có
thê có những hành ví gây nguy hiểm cho chính bản thân hoặc cong đồng Các biểu hiện rối loạn tâm thần ở người bệnh được xem như một phô liên tục từ nhẹ đến nặng
Theo Patrick Corrigan, mot số nghiên cứu da chi ra yéu t6 ảnh hưởng tiéu cực tới mức độ bệnh tâm thân và sự tìm kiểm các dịch vụ chăm sóc sức khóc tâm thân có thé bat nguon từ sự ky thi (Patrick Corrigan, 2002) Bén canh do, Conrad cho ring, ky thị đối với người bệnh tâm thần là khái niệm dùng dé chỉ một nhóm thái độ tiêu cực đổi với người bệnh tâm thần Thái độ đó có thé trở thành niềm tin khiến công chúng phải sợ, từ chỗi, trảnh hoặc phân biệt đối xử đổi với những người bị bệnh tâm thân Kỳ thị sẽ là trở ngại lớn đổi với sự tiên bộ trong lĩnh vực của bệnh tâm than va sức khỏe tâm than (Conrad, 2009)
Sự kỳ thị có thể tồn tại ở nhiều nền văn hóa, nhiều tầng lớp xã hội khác nhau Dễ ứng phó với sự ky thị của xã hội, những người bệnh tâm thần có thể sé che piầu các triệu chứng xảy ra đối với bản thân và không thâm khám hoặc điêu trị Sự kỳ thị cũng làm giảm khả năng tiếp cận với các nguồn lực và cơ hội, chăng hạn như nhà ở, việc làm dan dén giám sút lòng tự trọng, cô lập hơn và tuyệt vọng hơn đối với người bệnh tâm thân và gia đình (Corrigan, 2002)
Các nghiên cứu trên thé giới cho thầy, trong xã hội vẫn còn có nhiều thành kiến với người bị tâm thân vì nhóm người nây không có những hành động và suy nghĩ bình thường như xã hội mong đợi Nhiều người tin rằng, người bệnh tâm thần rất nguy hiểm hay bệnh tâm thần không thể chữa trị (Bernice, 2008) Còn ở Việt Nam, nghiên cứu của Trần Thành Nam (2003) tim hiểu nhận thức của các bậc cha me về tồn thương sức khỏe tam thần trẻ em cho thầy, phan lớn cha mẹ coi tâm thần dông nghĩa với “điên”, có các biểu hiện hoang tưởng áo giác, không làm chủ được hành vị và nhận thức của mình Cha me cam thầy không thoải mái khi con cái mình chơi với bạn có các biểu hiện tồn thương sức khóe tâm thân, Còn nhóm tác giả Đặng Thị Thanh Tùng, Trần Thành Nam (2016) khi tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về biểu hiện, nguyên
nhân tổn thương sức khỏe tâm thần và hành ví ứng xử ở trẻ em cũng khang định cha mẹ thường có xu hướng nhận diện các đâu hiệu tôn thương sức khóc
tâm thân và bệnh tâm thần nặng nhiều hơn Nguyên nhân gây ra tồn thương
sức khỏe tâm thần được nhiều người xác định nhất là do yếu tô sinh học Phần
lớn cha mẹ lựa chọn và tin vào hiệu quả trị hiện dùng thuốc (Tây y) vả sau đó là
trợ giúp từ nhà trường Kết quả nghiên cứu đã khăng định nhu cầu bức thiết
phải có một chương trình giáo dục nhận thức về sức khỏe tâm thân cho cha mẹ
Trang 3
từ nhà trường để cha mẹ có thể giảm ky thi về các bệnh tâm thần và có động cơ tìm kiếm sự giúp đỡ phù hợp khi cần (Đặng Thị Thanh Tùng, Trần Thành
Nam, 2016)
Đó là về phía gia đình, còn trong trường học, giáo viên là những người
đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, phòng ngừa và hỗ trợ các rỗi loạn tâm thần cho học sinh nên hơn hết, niềm tin và thái độ của giáo viên sẽ ảnh
hưởng đến cách mà họ ứng xử với các van dé về sức khỏe tâm thân của học
sinh Bài viết này tập trung làm rõ thực trạng thái độ của giáo viên với người
bệnh tâm thần và mức độ sẵn sàng chấp nhận người bệnh tâm thần để từ đó làm cơ sở để xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu định kiến đối với người bị tốn thương sức khỏe tâm thân
2 Phương pháp nghiên ciru 2.í Cơng cụ HgÌhHÊH Cử
Để khảo sát thái độ của giáo viên đối với người bệnh tâm thân, chúng
tôi thích nghĩ và sử dụng bằng hỏi “Niềm tín đối với bệnh tâm than” (BMI) cua Hirai va cOng sy (2000) Thang do này được thiét ké dé danh gid quan diém rập khuôn, tiêu cực về bệnh tâm thần, bao gồm: (1) Người bệnh tâm thần là nguy hiểm, (2) Người bệnh tâm thân thiểu kỹ năng xã hội và giao tiếp, (3) Bệnh
tâm thân là bệnh không thể chữa trị, Phiên bản gốc của thang đo được xây dựng năm 1993 trong các nghiên cứu của Enrique (1993), Fuji và cộng sự (1993) với 24 tiêu mục Thang đo BMI tiếp tục được sử dụng trong các nghiên cứu trên những nhóm khách thể khác nhau tại châu Âu, Mỹ như nghiên cứu cua Johnson, Orrell (1995); Raguram (1996); Fabrega (1997) (Michiyo Hirai;
George A Clum, 2000) Tuy nhiên, có sự khác biệt trong phân tích nhân tổ và
các thành phần của thang do BMI trong nghiên cứu trên sinh viên châu Á và sinh viên Mỹ (Michiyo Hai; George À Clum, 2000), Cùng với đó, năm 1998, sau khi Suinn thích nghị tại Trung Quốc đề khảo sát trên nhóm khách thể là học sinh, sinh viên thì 3 tiêu mục được loại bỏ cho phù hợp với nền văn hóa Á Đông, (dẫn theo Michiyo Hirai, George A Clum, 2000) Từ đó, thang đo ` 'Miễm tin đối với bệnh tâm thân" được rút gọn gồm 2Ì tiều mục với 6 lựa chọn từ “hoàn tồn khơng đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý” tương ứng với điểm số từ 0 đến 3 Điểm số càng cao chứng tỏ mức độ kỳ thị càng lớn Sau khi phân tích, hệ số Alpha cua Cronbach cua thang do 1a 0,90 Vi tính hiệu lực và mức độ phô biến của thang BMI trong các nghiên cứu quốc tế về thái độ với người bệnh tâm thần, nhóm tác giá đã lựa chọn sử dụng cho nghiên cứu này Bên
cạnh đó, dé tìm hiểu thêm về quan điểm, thái độ của giáo viên đỗi VỚI người bệnh tâm thần, nghiên cứu kết hợp sử dụng phương pháp phỏng vẫn sâu
Trang 4
2.2 Mẫu nghiên của
Chúng tôi chọn 3 quận/huyện đại điện cho thành phố Đã Nẵng: | quan
trung tâm ( (quận Hải Chau), | quan moi phat trién (quận Sơn Trả), 1 huyện (huyện
Hòa Vang) Mỗi quận/huyện chọn ngẫu nhiên 6 trường trung học cơ sở Trong
mỗi trường chọn ngầu nhiên 2 giáo viên chủ nhiệm khối lớp 8 và 2 giáo viên chủ
nhiệm khôi lớp 9 Riêng quận Sơn Trả chọn 8 trường để có tông số 80 giáo viên
Các giáo viên tham gia nghiên cứu được nghiên cứu viên trao đôi về mục đích, quyền lợi, rủi ro và có thể ngừng tham gia bat cứ lúc nào Điều này không ảnh hưởng đến công việc hiện tại của giáo viên Sau đây là bảng mô tả khách thể nghiên cứu, Bang i; Bang mô tả khách thể tham gia nghiên cứu Hiến Số lượng Tỷ lệ % Toàn mẫu Từ ! đến 5 năm S 6,25 Số năm | Tir 6 dén 10 nam 3 16,25 làm việc ‹ , §ơ Từ 11 đến 15 năm 2á 325 Tir 16 dén 20 nam 29 36.25 Trên 20 năm 7 8,75 Từ 26 đến 30 tui § 6,25 l Từ 3! đến 15 tuếi Lá 7, Tuổi Từ 36 đếa 40 tuổi 5 " 40 50.0 §0 Từ 4! đến 45 tuổi 9 23,75 Tir 46 dan $0 tué! 2 2,5 Giéiinh L828" g 10.0 gO Nữ 72 90,0 Cao ding 2 2,5
Băng cấp | Dai hoc 60 75.0 s0
Trang 53 Kết quả nghiền cửn
3.1 Thái độ kỳ thị của giáo viên dỗi với người bệnh tâm thân
Bảng 2 cho thay, nhin chung giao vin co thái độ kỳ thị nhất định đối với
người bệnh tâm thần Điều này thê hiện qua niềm tìn của giáo viên về người
bệnh tâm thần, họ cho răng người bệnh tâm thân là nguy hiém (DTB = 2,75; DLC = 0,67), thiểu kỹ năng xã hái và giao riếp (ĐTB = 2,21; ĐỤC = 0 74) và
bệnh không thể chữa iri (DTB = 2,42; ĐLC = 0,90), Những kết quả này cũng tương đồng với những bằng chứng nghiên cửn đi trước như Trần Thành Nam
(2063) hay Đăng Thị Thanh Tùng và cộng sự (29 Lô)
Bảng 2: Thái độ của giáo viên đối với người bệnh tám thôn TT Thái độ Điểm thấp | Điểm cao | ĐTBR | BLC nhất nhất {| Người bệnh tâm thần là người nguy 0.8 4,4 2,75 0,87 hiểm,
2 | Người bệnh tâm thân thiểu kỹ năng 0,22 3,89 2,21 0,74
xã hội và giao tiên,
4 | Bệnh tâm thần lá bệnh không thể 0,6 5,0 3,42 0,90
chữa trị
Sáng 3: Người bệnh tâm thân là người nguy hiểm
TT Các biểu hiến DTR | PLC
J Một người bị bệnh tâm thần có nhiều khả năng pây tốn hai cho | 3,21 1,23
người khác hơn là một người bình thường,
2 | Tết nhất là nên tránh xa những người bệnh tâm thân vị hành vì 2,24 1.12 của họ rải nauy hiểm,
3] Người bệnh tâm thần thường có nhiều khả năng là tội ohạrm 2,4 147
Trang 6Cu thé hon về quan niệm người bệnh tâm thần là nguy hiểm, trong bang 3
trình bày các biểu hiện thu được từ khách thê nghiên cứu trong đó khang dinh người bị bệnh tâm thần “có khả năng gáy tên hại cho người khác” (ĐTB = 3,21; DLC = 1,23); “hành vì của người rồi loạn tâm thân là không thê dự đoán”
(DTB = 3,24; DLC = 1,36), tham chí không ít giáo viên cho răng “người bệnh tâm thân thường có nhiều kha nang la tội phạm” bé tim hiéu thêm suy nghĩ,
thái độ của giáo viên về vẫn để này, chúng tôi đã tiến hành phòng vẫn sâu bằng câu hỏi: “Bệnh nhân tâm thân khiển thây/cô liên wang đến mội người như thé
nào?", Một số giáo viên cho răng bệnh tâm thân khiến họ nghĩ đến một người
đi lang thang, cười nói một mình, không giữ vệ sinh cá nhân và hành động nguy hiểm
Mặt khác, người bệnh tâm thân còn bị kỳ thị là “hiểu ky nang xã hội va giao tiếp kém" Các ý kiến trong bảng 4 không íL giáo viên cho rằng “'người bệnh tâm thân chỉ nên có công Việc với trách nhiệm nhỏ” (DTB = 2,62; DLC = 1,32)
hay “khó để người bệnh tâm thân có thé fudn theo cac guy tặc xã hột" (ĐTB = 2,39;
DLỤC = 1,44), "không thể thực hiện tốt chức nang lam cha me” (DYB = 2,29;
ĐLC = 1,45) và hơn hết người bệnh tâm thần không thể sống một minh vi ho
không thể dâm nhận trách nhiệm của một cá nhân (ĐTB = 2.54; DLC = 1,55)
Bâng 4: Người bệnh tâm thân là người thiểu kỹ năng xã hội và giao tiép kém TT Các biểu hiện DTB | DLC LÒ | Một người bị rỗi loạn tâm thần nên có một công việc chỉ với | 2,62 1,32 trách nhiệm nhỏ
2 | Thật khó cho những người bệnh tâm thần đề họ có thể tuân theo | 2,39 1,44 các quy tắc xã hội như đúng piờ hoặc piữ lời hứa,
3 Một người có rỗi loạn tam than it có kha năng thực hiện tốt các | 2.29 1,45
chức năng như chức nẵng làm cha mẹ,
4] Người bệnh tâm than không có khá năng sống mội mình vihọ | 2,54 1,55 không thể đảm nhận trách nhiệm của một cá nhân,
§ | Tơi sẽ không tín tưởng vào công việc của một người bị bệnh 1,7 1,38
tâm thân được phân công làm việc trong nhóm của lôi,
Bên cạnh đó, khơng Ít giáo viên lin răng, bệnh tâm thân không thé chita tri (xem bang 4) Điều nay được thể hiện qua các biểu hiện như: “các rồi loạn
tâm thân có xu hướng xuất hiện lại” (ĐTB = 3,09; ĐỤC = 1,24) hay * 'rỗi loạn
tâm thân không chắc sẽ được chữa khỏi, bất kể phương thức điều fri nao”
(DTB = 2.41; DLC = 1,46)
Trang 7
Bảng $: Bệnh tâm thân là bệnh không thê chữa trị TT Các biểu hiện DTB | DLC
l Các rói loạn tâm thân có xu hướng xuất hiện lại 3,09 1,24 2_ | Những người được chân đoán là có bệnh tâm thân sẽ bị các triệu | 2.07 1,3)
chứng trong suốt cuộc đời của ho
3 Những người dã từng được điều trị tâm thân có thể sẽ cần được 1,59 1,6
điều trị thêm trong tương lai
4 | Rối loạn tâm thân không chắc sẽ dược chữa khỏi, bát kể phương | 2,41 1,46
thức điều trị nào
3.2 Mức độ sẵn sàng của giáo viên đối với người bệnh tâm thân Đề tìm hiểu sâu hơn về thải độ của giáo viên đối với những người rồi loan tâm thần, chúng tôi đã khảo sát mức độ sẵn sàng với người bệnh, kết quả
thu được như sau:
Bang 6: Mirc dé san sang cua giáo viên đôi với người bệnh tâm than
TT Mức độ sẵn sàng của giáo viên DTB | DLC
đối với người bệnh (âm than
[_ | Chuyên nhà dến cạnh nhà một người bệnh tâm thần 143 | 0,823 2 | Danh mét buỗi tôi để giao thiệp, tương tác với người bệnh tâm | 2.39 | 0,879
thần
3 | Kết bạn với người bệnh tâm than 2,1 | 0,989 4_ | Làm việc cùng nhóm với người bệnh tâm thần 2,15 | 0,982
5 Đồng ý nêu một thành viên nào đó trong gia đình của tôi kết hôn | 1,22 0,886 VỚI nBƯỜi có tiền sử bệnh tâm thân
6 | Bỏ phiếu bâu lãnh đạo cho người có năng lực mặc dù tôi biét ho | 0,74 0,838 có tiền sử bệnh tâm thần
7 Tuyền dụng người có tiên sử bệnh tâm thần vào làm việc nếu | 135 1,104
phu hop
Bang 6 cho thay, giáo viên có thể sẵn sàng dành thời gian để trò chuyện với người bệnh tầm than (DTB = 2,39; DLC =0 ,88), tuong tac với người bệnh tâm thần; phần nào sẵn sàng làm việc cling ho (DTB = 2,15; DLC = 0,98) Tuy
Trang 8
nhiên, không sẵn sàng bỏ phiếu bầu người có bệnh tâm thân làm lãnh đạo cũng như không sẵn sang déng y néu một thành viên nào dõ trong gia định kết hôn
với người có tiền sử bệnh tâm thân (DTB = 1,22) Giáo viên cũng không sẵn sảng để chuyển nhà dến cạnh nhà một người có bệnh tâm thần (DTB = 1,43)
 Bàn luận
Có thể nói, kết quả nghiên cứu cho thấy, giáo viên trong mẫu nghiên
cứu có kỳ thị nhất định về các vấn đề tôn thương sức khóc tâm thân cũng như với người bị bệnh tâm thân So sánh với một số nghiên cứu đi trước tại Việt
Nam của Trân Thành Nam (2003), Đặng Thị Thanh Tùng và Tran Thành Nam (2016) cho thay két qua tuong ty Điều này có thể gây nên những hệ quả tiêu cực Vị dụ, dẫn lời trong bai viet “Lam sao giảm được sự Kỳ thị của người dân đổi với bệnh tâm than” đăng tải trên website Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng: “Kỳ thị làm củn trở việc tiên cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thân của người bệnh Người nhà và ngay ca bệnh nhân biết mình bị bệnh lâm thân nhưng không muốn thừa nhận nó và cho dù biết đến bệnh viện tâm thân có thể
điều trị được nhưng lại ngai không muốn đến" (h0p://benhvientamthan.danang
gov.vn)
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, nếu được phát hiện, can thiệp đúng cách,
người bệnh tâm thân hoàn toàn có khả năng phục hôi và có cuộc sông như người
bình thường Tuy nhiên, vẫn còn không íL giáo viên tin rằng, bệnh tâm thần lả bệnh không thể chữa trị, bất kể là phương pháp nào hay các biểu hiện của bệnh sẽ xuất hiện lại trong suốt cuộc đời của họ Niêm tin sai lệch sẽ là rào cản ngăn người chăm sóc củng như người bệnh tìm đến hình thức trợ giúp chuyên nghiệp Do đó, dây có thể là yếu tô nguy cơ khiến giáo viên cảm thấy bất lực hay có cách ứng xư không phù hợp với học sinh hay những người xung quanh gặp vẫn dề về sức khỏe tâm thân Điều này giúp chúng ta có thêm cơ sở để tiến hành các hình thức can thiệp nhằm thay đôi niềm tín sai lệch của giáo viên
Có thể thấy, một số điễn viên, ca sĩ, người nội tiếng trên thế giới cũng
đã từng trải qua các rỗi loạn tâm thần nhưng họ vẫn có cuộc sống tốt đẹp, thậm chỉ là rất thành công và sự vượt qua bệnh tật của họ còn là động lực cho nhiều
người khác như David Beckham, Becthoven, Britney Spears (Stan Kutcher) Thé nhung, một số giao viên trong nghiên cứu này vẫn còn những niém tin tiêu
cực về người bệnh Điều này có thể do họ chưa có dủ kiến thức về người bệnh
tâm than
Trên thực tế, bên cạnh những hoạt động không ngừng kêu gọi người dan
không kỹ thị với người bệnh tâm than từ các cá nhân, tô chức thì không ít bài
bao mang tinh chất ngược lại Ví dụ như bài báo "“Báo động thả rồng những "sải
Trang 9
thủ” tâm thân” trên Victnamnet.vn hay “Bệnh nhân tâm thân nặng chung sống trong cộng đồng: mỗi họa tiềm án” trên báo laodong vn (đăng ngày 7/1/2018)
Do đó, giáo viên cần được trang bị thêm kiến thức về rối loạn tâm thần nhằm giảm sự ky thị và piáo viên chính là người giáo dục học sinh để ngay từ đầu các em có cái nhìn tích cực với người bệnh, từ đó lan tỏa ra phụ huynh cũng như cộng đồng
Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng nhận thay muối tương quan thuận
giữa các mặt biểu hiện trong thái độ ky thị Từ kết quả này, chúng tôi cho rằng,
da giảm sự kỳ thị của giáo viên dỗi với người bệnh tâm thân, cần có sự tác động trên tất cả các mặt biêu hiện Các nghiên cửu trên thé giới cũng chỉ ra
việc cung cấp kiến thức thông qua tập huần noe trao đôi, gặp gỡ với chính
người trải nghiệm bệnh tật sẽ piúp giảm ky thi Vi vay, cân có những nghiên cứu tác động để hướng đến mục tiêu này,
Đất với mức độ sẵn sảng với người bệnh tâm thần, có thê thây, giáo
viên chỉ sẵn sang trong các hoạt động mang tính chia sẻ, tượng tác Giáo viên vẫn chưa sẵn sàng chap nhận và xem người bệnh tâm thân như những người bình thường khác Thực tẾ, trong cuộc sống cũng e chứng mink van đề này,
nhiều người luôn tô ra xa lánh, sợ hãi, thậm chí xua đuôi người bệnh Những
hành vị này lại khiến xã hội cảng kỳ thị, nề tránh Mỗi quan hệ này tồn tại, chi phối, củng cô lẫn nhau Vì thể, để giúp người bệnh có cơ hội được chữa trị, phục hồi, thái độ của những người xung quanh là vô cùng quan trong Đề có thêm cơ sở kết luận về thải độ của đối với người bệnh tâm thần, chúng tôi đã Xết sự tương quan giữa thái độ kỳ thị với mức độ sẵn sàng của giáo viên, Kết quả thể hiện môi tương quan nghịch giữa 2 yếu tổ này (r = -0,40; p < 0,004) Với hệ số r = -0,40, có thê kết hận rằng thái độ kỳ thị của giáo viên cảng cao thì
mức độ sẵn sàng của họ đối với người bệnh tâm thân cảng thấp Do đó, dé ting
mức độ sn sang của giáo viên với người bệnh cần xóa bỏ định kiến và những
niềm tín sai lệch về bệnh tâm thân
Kết quả trong nghiên cứu này cũng tương đồng với các nghiền cứu khác trên thế giới, như nghiên cứu của tác giá MacArthur cho thấy, trong những
năm trước, phần lớn công chúng Mỹ và Canada thông bảo sự không sẵn sảng đề làm việc cùng hoặc có kết nối mật thiết với người bệnh tâm thần Nhiều người đồng ý ring hình ảnh của những người bệnh tâm thần là khơng thể đốn
trước và nguy hiểm (Bernice A Pescosolido, 2008) Hay nghiên cứu tông › quan
xuyên văn hóa cua Laura cho thây, sự kỳ thị đối với những người mắc bệnh
tâm thần ở An Đệ đã được chứng mình là cao Trong văn hóa Ăn Độ, cá nhân
có rỗi loạn tâm thần thường xa lánh cộng đồng của họ Bệnh tâm thần là một trở ngại cho việc có thể thực hiện đây đủ vai trò và nhiệm vụ của mội người và
Trang 10
được cho là ảnh hưởng đến các mỗi quan hệ gia định Các thành viên trong gia đình có bệnh nhân tâm thân thường khó khăn trong việc kết hôn và tìm kiêm
việc làm (Laura, 2015) Ngoài ra, kết quả một cuộc khảo cứu về luật và chính
sách ở 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc cho thấy, mức độ phân biệt đôi xử có van dé đối với người bệnh tâm thân trong các lĩnh vực kết hôn, quyên bỏ phiếu, về tuyển dụng việc làm và các van dé khac (Dinesh Bhugra, 2016) Khao cứu này đo Hội Tam than Thé gidi (World Psychiatric Association - WPA) tién hanh, céng bé 5/9/2016 trén Trang World Mind matiers Day có 5 nội dụng
phân biệt cư xử sau:
- 37% quốc gia ngăn chặn kết hôn với người bệnh tâm thần, Ở 11%
quéc gia, hôn nhân của bệnh nhân tâm thân không có giá trị hoặc có thê là nguyên cớ hủy bỏ kết hôn,
- 36% quốc gia không cho phép người bệnh tâm thần bỏ phiếu bầu
“ Gan 1/4 cac quéc gia không có Luật Phòng, chống phân biệt đôi xử
trong tuyển đụng việc làm đối với người bệnh tâm thân
- Gần 1⁄2 các quốc gia không có điều khoản bảo vệ trong Luật Chống lại thải hồi/kết thúc việc làm đối với người bệnh tâm thân
- 38⁄4 các quốc gia phủ nhận quyên ký hợp đồng việc làm với người bệnh tâm thân
- 423 các quốc gia không nhận thức quyên viết di chúc của người bệnh tâm thân
Như vậy, sự kỳ thị và khoảng cách xã hội gắn liên với nhau Nó tồn tại ở
nhiêu nơi trên thể giới, Thái độ và sự sẵn sảng với người bệnh tâm thần của giáo viên tham gia nghiên cứu này cũng khơng nằm ngồi xu hướng chung,
Quan trọng hơn, giáo viên chính là người có ảnh hưởng mạnh mẽ đến học sinh
- thể hệ tương lai của xã hội nên việc xóa bỏ định kiến của giáo viên với người bệnh là điều thiết yếu, là mắt xích quan trọng trong cách ứng xử và giáo dục học sinh
5, Kết luận
Kết quà nghiên cứu cho thay, giáo viễn vẫn còn những thái độ tiểu cực đôi với người bệnh tâm thân, Giáo viên vẫn tin rằng, người bệnh tâm thân là
người nguy hiểm, thiểu kỹ năng giao tiếp - xã hội và bệnh tâm thần là không
thé chữa trị Sự kỳ thị dẫn dến mức độ sẵn sảng với người bệnh khá thấp và vẫn có khoảng cách xã hội nhất định với người bệnh Mức độ giáo viên không
Trang 11
sẵn sảng bỏ phiêu bầu lãnh đạo cho người có tiền sử bệnh tâm thần đù biết họ
có có năng lực ở mức cao nhất và không sẵn sàng nêu thành viên trong gia đình kết hôn với người có tiền sử bệnh cao mức thử hai,
Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm giảm kỳ thị đôi với người bệnh tâm thân ở giáo viên như sau:
- Cung cấp, trang bị kiến thức về sức khỏe tâm thân cho giáo viên thông qua các chương trình tập huan
- Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần trong trường học thông qua các cuộc thị, hoạt động ngoại khóa, giờ chao co
Tổ chức các buôi giao lưu, chia sẻ với bác sỹ tâm thần và người đã trải
nghiệm bệnh tâm thần nhằm giúp thay đổi những niêm tín sai lệch của giáo viên - Sử dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội để nâng cao nhận
thức, thay đôi thái độ ở giáo viên
- Nêu những gương điển hình những nhân vải, người nội tiếng đã từng
trải qua bệnh tâm thần nhưng hiện tại vân có cuộc sông bình thường, tôt đẹp đê thay đôi quan điểm của giáo viên về bệnh tâm thân,
Tải liệu tham kháo
1 Bernice A Pescosolido, Sigrun Olafsdottir, Jack K Martin, and J Scott Long (2008) Cross-cuttural aspects of the stigma of mental illness Published Online Dot: 10.1002/ 978047099 7642.ch2
2 Conrad 1., Dietrich S., Heider D., Blume A., Angermeyer M.C & Riedel-Heller S (2069) “Crazy? So what!": A school programme io promoie mental health and reduce stiema-results of a pilot study Health Education 109 (4) P 314 - 328 3 Hirai M., Clum GA (2000) Development, reliadilitp, and validity of the beliefs toward mental illness scale Joumai af Psychopatho! and Behavioral Assessment 22 (3) P 225 - 236
4 Laura Aliweck, Tara C Marshall, Nelli Ferenczi and Katharina LefringLausen (2915) Mental healih literacy: A cross-cultural approach to knowledge and beliefs about depression schizaphrenia and generalized anxiety disorder Frontiers in Psychology P 6 ~ $2
5 MMHA (2009), Stepping out of the shadaws: Reducing stigma in multicultural communities Briefing notes about MMITA new resources
Trang 12
6 Patrick Corrigan (2004) How stigma interjeres with mental health care American Psychologist Vol 7 P 614 - 62S
7 Patrick Corrigan and Amy C Watson (2002) Understanding the impact of stigma on peaple with menial iliness World Psychiatry 1 (1) P 16 - 20
8 Stan Kutcher (2016) Mental heatth and high school curiculum guide Washington State
9 Trần Thành Nam (2003) Tin hiểu nhận thúc của các bộc cha mẹ về tổn thương
sức khỏe tâm than ire em Vap chi Tam ly hac $6 2 Tr 39 - 42
L0 Đặng Thị Thanh Tùng, Trân Thành Nam (2016) hân thức và hành vị ứng xử của cha mẹ về biêu hiện, nguyên nhân tần thương sức khóe tâm than trẻ em Kỷ yeu Hadi thao Khoa hoc quộc tế: Tâm lý học học đường lần thử 5 - Phát triển Tâm lý học học đường trên thể giới và Việt Nam NXB Thông tin và Truyền thông (ISBN: 978- 604-80-1967-9) Tr, 290 - 1303,
(1 World Health Organization (2001) The world health report 2001; Mental health: New understanding New hope
12, Dinesh Bhugra (2016) Bi! of rights for persons with menial illness International Review of Psychiatry Vol 28 Iss 4 P 335
13 Fagnant-MacArthur P (2016) Fificen steps out of darkness: The way of the cross for people an the journey of mental illness Tre Catholic Library World 87 (1) 40