1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 - PGS.TS. Lâm Chí Dũng và Th.s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 2009 docx

119 1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 919 KB

Nội dung

BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 2 PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Hoàng Diễm Trinh, 2009 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 LỜI NÓI ĐẦU Môn học Quản trị ngân hàng 2 là môn học tiếp nối của môn học Quản trị ngân hàng 1 trong chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành Ngân hàng. Trong điều kiện chưa biên soạn được Giáo trình chính thức, tập Bài giảng này được xem là tài liệu học tập chính thức của sinh viên chuyên ngành ngân hàng. Tập bài giảng gồm 5 chương. Các chương 1,2,3 do PGS.TS. Lâm Chí Dũng biên soạn. Các chương 4,5 do Th.s. Hoàng Diễm Trinh biên soạn. PGS.TS. Lâm Chí Dũng chịu trách nhiệm chủ biên. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng do đây là một môn học mới cả về nội dung cách tiếp cận nên chắc chắn tập bài giảng này vẫn còn nhiều thiếu sót. Các tác giả chân thành mong muốn sẽ nhận được nhiều góp ý của quý đồng nghiệp các sinh viên để hoàn thiện trong lần xuất bản tới dưới dạng Giáo trình. PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Hoàng Diễm Trinh, 2009 2 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 CHƯƠNG 1 RỦI RO TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 1.1. Tông quan về rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng 1.1.1. Định nghĩa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng Có nhiều định nghĩa rủi ro tùy thuộc vào những yếu tố cơ bản sau: - Những ứng dụng đặc thù bối cảnh - Tiếp cận rủi ro về mặt định tính hay định lượng - Tiếp cận tiêu cực hay tích cực Tuy nhiên, xét chung nhất, rủi ro có 2 thuộc tính cơ bản: - Sự bất định - Hậu quả bất lợi Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có thể định nghĩa như sau: Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những tác động tiềm năng có tính tiêu cực đến tài sản hoặc giá trị của Ngân hàng phát sinh từ một vài tiến trình hiện tại hoặc sự kiện tương lai. Cách tiếp cận rủi ro giúp mô hình hoá: Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn của kết quả = Rủi ro là mức độ bất định của kết quả hoạt động KD của NH Như vậy, có thể thấy: Số lượng các kết quả có thể có càng lớn, sai lệch giữa các kết quả có thể có càng cao thì rủi ro càng lớn. 1.1.2. Phân loại rủi ro 1.1.1.1. Căn cứ vào tác động Rủi ro có thể phân loại thành 2 loại cơ bản: (i) Rủi ro thuần tuý: là loại rủi ro chỉ thuần túy gây nên các tác động tiêu cực, ví dụ: các loại rủi ro hoạt động, rủi ro công nghệ trong kinh doanh ngân hàng… (ii) Rủi ro suy đoán/ Rủi ro đầu cơ: là loại rủi ro mà có thể tạo nên 2 tác động: tiêu cực hay tích cực ví du: rủi ro lãi suất; rủi ro thị trường … trong kinh doanh Ngân hàng. Đối với những loại rủi ro này, Ngân hàng có thể thu lợi hoặc thiệt hại tùy theo từng bối cảnh cụ thể. 1.1.1.2. Căn cứ vào tính chất Rủi ro có thể chia làm 2 loại: (i) Rủi ro đặc thù (Specific risk/ unsystematic risk): là những rủi ro chỉ liên quan đến một lĩnh vực, một ngành, một hoạt động cụ thể…Loại rủi ro này có thể tối thiểu hóa nhờ đa dạng hóa. Vì vậy, loại rủi ro này còn được gọi là rủi ro đa dạng hóa (Diversified risk). Ví dụ: rủi ro tín dụng trong cho vay một doanh nghiệp do hoạt động quản trị yếu kém của doanh nghiệp này PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Hoàng Diễm Trinh, 2009 3 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 (ii) Rủi ro hệ thống (Systematic risk): là loại rủi ro thường liên quan đến bối cảnh chung của nền kinh tế có ảnh hưởng đến tất cả các ngành, các lĩnh vực ví du: lạm phát; suy thoái, khủng hoảng kinh tế… Đây là những loại rủi ro không thể đa dạng hóa (Undiversified Risk) 1.1.3. Các loại rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng Tùy theo cách tiếp cận mà rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có thể được xem xét dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đều thống nhất về các rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng bao gồm các loại rủi ro sau: - Rủi ro lãi suất (Interst rate risk) - Rủi ro thị trường (Market risk) - Rủi ro tín dụng (Credit risk) - Rủi ro ngoại bảng (Off-balance sheet risk) - Rủi ro công nghệ hoạt động (Technology and operational risks) - Rủi ro ngoại hối (Foreign exchange risk) - Rủi ro quốc gia (Country or sovereign risk) - Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk) - Rủi ro vỡ nợ (Insolvency risk) - Rủi ro khác (Other risks) 1.2. Phân tích các loại rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng 1.2.1. Rủi ro lãi suất 1.2.1.1. Khái niệm Rủi ro lãi suất là rủi ro phát sinh khi lãi suất thay đổi làm giảm lợi nhuận/giá trị của ngân hàng. Như vậy, rủi ro lãi suất là sự kết hợp đồng thời của 2 nhân tố sau: - Điều kiện cần: lãi suất biến động (tăng hoặc giảm) - Điều kiện đủ: Lợi nhuận của NH giảm do chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào giảm (NII/NIM ) hoặc/và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu giảm 1.2.1.2. Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan cơ bản buộc các ngân hàng phải đối diện với rủi ro lãi suất là chức năng biến đổi tài sản (Asset transformation Function) của các trung gian tài chính. Chức năng biến đổi tài sản của các định chế tài chính trung gian làm cho kỳ hạn; tính thanh khoản quy mô của các tài sản (Assets) không phù hợp với kỳ hạn; tính thanh khoản quy mô của các khoản nợ (Liabilities). Do diều này mà khi lãi suất biến động có thể gây ra các tác động tiêu cực lên thu nhập hoặc giá trị của ngân hàng. PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Hoàng Diễm Trinh, 2009 4 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Trong trường hợp ngược lại, khi có sự phù hợp hoàn toàn về kỳ hạn, quy mô, cũng như tính thanh khoản giữa tài sản nợ thì biến động lãi suất sẽ không gây ra bất cứ tác động nào lên thu nhập hay giá trị của ngân hàng. Nói cách khác, NH không đối diện với rủi ro lãi suất ngay cả khi có điều kiện cần. Tuy nhiên đó chỉ là một giả định lý tưởng. Trên thực tế, điều này là không thể xảy ra chính vì chức năng biến đổi tài sản nói trên của ngân hàng. Nếu giả định này xảy ra, tức là ngân hàng sẽ không có lý do để tồn tại bởi vì chức năng nói trên bị hiệu hóa trên thực tế. 1.2.1.3. Các biểu hiện (các dạng) của rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất có 3 biểu hiện hay còn được gọi là 3 dạng là: rủi ro tái tài trợ; rủi ro tái đầu tư; rủi ro giá trị thị trường. (i) Rủi ro tái tài trợ (Refinancing Risk) là rủi ro mà lợi nhuận của NH giảm do chi phí tái huy động vốn (rolling over or reborrowing funds) cao hơn tiền lãi của các tài sản đầu tư khi kỳ hạn của tài sản đầu tư dài hơn kỳ hạn (short- funded) vốn huy động (liabilities) trong điều kiện lãi suất thị trường tăng (ii) Rủi ro tái đầu tư (Reinvestment Risk): Rủi ro mà lợi nhuận của NH giảm do thu nhập lãi từ tài sản tái đầu tư giảm thấp hơn chi phí tái huy động vốn do kỳ hạn nợ dài hơn kỳ hạn tài sản đầu tư (long – funded) trong điều kiện lãi suất giảm. PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Hoàng Diễm Trinh, 2009 100 100 Năm 1 Năm 2 Tài sản Nợ 100 100 Năm 1 Năm 2 Nợ Tài sản 5 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 (iii) Rủi ro giá trị thị trường (Market Value Risk) Rủi ro mà giá trị ròng của NH (giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu) giảm do biến động bất lợi trong giá trị thị trường của Tài sản Nợ thuộc một trong 2 trường hợp sau: a. Giá trị thị trường của Tài sản sụt giảm nhanh hơn giá trị thị trường của Nợ khi kỳ hạn của tài sản dài hơn kỳ hạn nợ trong điều kiện lãi suất thị trường tăng b. Giá trị thị trường của Nợ tăng nhanh hơn giá trị thị trường của Tài sản khi kỳ hạn của Nợ dài hơn kỳ hạn tài sản trong điều kiện lãi suất thị trường giảm Từ các phân tích trên, có thể rút ra một số ý tưởng cơ bản sau: - Triết lý chung để phòng ngừa (hedging) bảo vệ (protecting) trước rủi ro lãi suất: làm phù hợp về kỳ hạn quy mô giữa tài sản nợ - Tuy nhiên, điều này gặp phải 2 trở ngại: + Trở ngại thứ nhất là nó mâu thuẫn với chức năng biến đổi tài sản và làm giảm khả năng sinh lời của NH . + Trở ngại thứ hai nằm ở chỗ: trên thực tế, khái niệm kỳ hạn là một khái niệm đa dạng. Ít nhất là có sự khác biệt giữa kỳ hạn đến hạn (maturity) vòng đời bình quân (duration). Mặt khác, ngoài các khoản nợ, nguồn vốn của ngân hàng còn bao gồm cả nguồn vốn chủ sở hữu. 1.2.2. Rủi ro thị trường Rủi ro thị trường là những rủi ro phát sinh do việc mua, bán các tài sản và nợ trong điều kiện có sự thay đổi về lãi suất; tỷ giá giá tài sản khác dẫn tới tổn thất về thu nhập/vốn của NH (các vấn đề gợi ý nghiên cứu: - RR thị trường RR giá trị thị trường ? - Trong trường hợp nào thì NH sẽ không quan tâm đến RR thị trường? - Sự bất định ở đây là gì? - Hậu quả của RR thị trường? - Những nhân tố ảnh hưởng đến RR thị trường?) Nguyên nhân khách quan hay các nhân tố cơ bản đặt các Ngân hàng trước tình thế đối diện với rủi ro thị trường bao gồm: - Áp lực từ việc giảm sút thu nhập từ những hoạt động truyền thống buộc các NH tiến hành các hoạt động kinh doanh chứng khoán các tài sản khác - Rủi ro thị trường gia tăng khi NH có xu hướng kinh doanh các tài sản và nợ hơn là đầu tư dài hạn; tài trợ vốn hoặc phòng ngừa rủi ro. - Rủi ro thị trường có liên quan chặt chẽ với những rủi ro về lãi suất; về cổ tức; về tỷ giá; PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Hoàng Diễm Trinh, 2009 6 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Rủi ro thị trường xuất hiện khi NH giữ vị thế trường (long position/ buy position) hoặc vị thế đoản (short position/ sell position) mở hoặc không bảo hộ (open/ unhedging position). Vị thế (hay còn gọi trạng thái) là tình trạng mà một ngân hàng đang nắm giữ quyền sở hữu tài sản (tài chính hoặc tài sản thực) hoặc hàng hóa kinh doanh hoặc một cam kết mua hoặc bán… Vị thế trường là vị thế đầu cơ giá lên, cũng tức là ngân hàng sẽ bị thiệt hại khi giá xuống. Ngược lại, vị thế đoản là vị thế đầu cơ giá xuống do đó, người nắm giữ vị thế đoản sẽ bị rủi ro khi giá lên. Để phòng ngừa bảo hộ rủi ro thị trường, ý tưởng cơ bản là phải kiểm soát vị thế giới hạn. Đây là quan tâm cơ bản của không chỉ những chủ thể quản trị ngân hàng mà cả của các cơ quan điều tiết. Mặt khác, phải phát triển các mô hình đo lường rủi ro thị trường, sử dụng hợp lý các công cụ phái sinh… 1.2.3. Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro mà các dòng tiền (cash flows) được hẹn trả theo hợp đồng (tiền lãi, tiền gốc hoặc cả hai) từ các khoản cho vay các chứng khoán đầu tư sẽ không được trả đầy đủ. Rủi ro tín dụng còn có thể định nghĩa khác: Rủi ro mà một khoản cho vay hoặc tài sản có (assets) trở nên không thể thu hồi hoặc bị trì hoãn ngoài mong muốn Cần lưu ý: - Khái niệm rủi ro tín dụng rủi ro cho vay có điểm khác biệt. Rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro cho vay rủi ro từ các khoản đầu tư vào chứng khoán. - Có quan điểm cho rằng rủi ro tín dụng cũng là một dang rủi ro đối tác. (Couterparty Risk). Rủi ro đối tác là loại rủi ro mà trong đó đối tác không thực hiện các cam kết đã thỏa thuận. Tuy nhiên, khái niệm rủi ro đối tác thường được sử dụng cho các hợp đồng trên thị trường các công cụ tài chính phái sinh. Cách phân loại rủi ro tín dụng thành rủi ro tín dụng đặc thù rủi ro tín dụng hệ thống thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu học thuật cũng như trong thực tế: - Rủi ro đặc thù (Firm-specific Credit Risk/ Unsystematic Credit Risk): Rủi ro tín dụng của một người vay cụ thể phát sinh do những kiểu đặc thù của rủi ro dự án mà người vay thực hiện - Rủi ro hệ thống (Systematic credit risk): Rủi ro tín dụng phát sinh do bối cảnh chung của nền kinh tế hoặc những điều kiện vĩ mô tác động lên toàn bộ các người vay (vd: suy thoái kinh tế ). Rủi ro tín dụng có tác động rất quan trọng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Có thể nói rủi ro tín dụng là biểu hiện tập trung nhất của sự đánh đổi lợi nhuận – rủi ro (Return-risk trade-off). Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng tốt là nhân PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Hoàng Diễm Trinh, 2009 7 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 tố chủ yếu quyết định thành công của ngân hàng. Ngược lại, thất bại của các ngân hàng phần khá lớn bắt nguồn từ những vấn đề về tín dụng. Một cách khái quát nhất, rủi ro tín dụng, xét về góc độ người vay xuất phát từ 2 nhân tố cơ bản sau: - Khả năng trả các khoản nợ đến hạn, tức khả năng tạo ra các dòng tiền với quy mô phù hợp ở thời điểm thanh toán. - Ý muốn trả nợ của người vay. Ý muốn này lại phụ thuộc những yếu tố chủ quan của người vay như: đạo đức, tư cách, uy tín … Lý thuyết thông tin bất đối xứng cho rằng để kiểm soát tốt rủi ro tín dụng, ngân hàng cần phải hạn chế hai hậu quả của tình trạng thông tin bất đối xứng trong các giao dịch tín dụng đó là: lựa chọn đối nghịch (adverse selection) rủi ro đạo đức (moral hazard). 1.2.4. Rủi ro ngoại bảng Rủi ro ngoại bảng (hay rủi ro hoạt động ngoại bảng) là rủi ro phát sinh từ các hoạt động ngoại bảng liên quan đến các tài sản hoặc các khoản nợ bất thường (Contingnent assets/ liabilities) Các tài sản hoặc nợ bất thường là khái niệm để chỉ các tài sản hoặc nợ không xuất hiện trừ phi một sự kiện nhất định nào đó xảy ra. Hoạt động ngoại bảng (Off-balance-sheet Activities) là những hoạt động có một trong 2 đặc điểm sau: - Những hoạt động tạo ra thu nhập và/hoặc chi phí mà không tạo ra một tài sản/nợ trong hiện tại cũng như tương lai (chẳng hạn, môi giới, thanh toán, ủy thác ). - Những hoạt động không tạo ra các tài sản hoặc Nợ trong hiện tại nhưng có thể tạo ra các tài sản hoặc nợ trong tương lai. Ví dụ: Bảo lãnh; cam kết cho vay; Xu hướng mở rộng các hoạt động ngoại bảng là một xu hướng phổ biến đối với các ngân hàng trên khắp thế giới. Nguyên nhân cơ bản là do áp lực cạnh tranh dẫn tới sự sụt giảm trong các hoạt động ngân hàng truyền thống buộc các ngân hàng phải tìm kiếm các hoạt động mới phi truyền thống. Mặt khác, khả năng tạo ra thu nhập qua thu phí mà không tác động lên bảng cân đối của các hoạt động ngoại bảng cũng là một động cơ quan trọng thúc đẩy các ngân hàng gia tăng các hoạt động ngoại bảng. Điều này, đến lượt nó lại gia tăng rủi ro ngoại bảng cho ngân hàng. Xét ở một góc độ khác, một số hoạt động ngoại bảng là nhằm mục đích hạn chế rủi ro tín dụng; rủi ro lãi suất; rủi ro tỷ giá nhưng do quản lý kém hoặc động cơ đầu cơ cũng có thể gây ra những thiệt hại lớn cho NH. 1.2.5. Rủi ro hoạt động công nghệ PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Hoàng Diễm Trinh, 2009 8 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Rủi ro hoạt động là những tổn thất do hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ những sai lệch bên trong về quy trình, về con người các hệ thống hoặc từ các sự kiện bên ngoài Một số nghiên cứu xem rủi ro danh tiếng (reputational risk) rủi ro chiến lược (strategic risk) như là một phần của rủi ro hoạt động. Rủi ro công nghệ là rủi ro phát sinh khi việc đầu tư công nghệ không mang lại sự tiết kiệm chi phí như dự liệu. Mục đích chủ yếu của đầu tư công nghệ là cắt giảm chi phí hoạt động, gia tăng lợi nhuận, giành thị trường mới thông qua khai thác tốt nhất lợi thế quy mô lớn (economies of scale) lợi thế danh mục dịch vụ đa dạng (economies of scope) Lợi thế quy mô lớn là mức độ mà tại đó chi phí đơn vị trung bình của các dịch vụ tài chính giảm khi đầu ra của dịch vụ gia tăng. Lợi thế danh mục dịch vụ đa dạng là mức độ mà tại đó một ngân hàng có thể đạt được tính hiệp trợ chi phí (cost synergies) bằng cách cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính trên cùng một khoản đầu tư công nghệ. Hàm ý của khái niệm lợi thế quy mô lớn là ngân hàng phải cắt giảm chi phí hoạt động bằng cách tăng quy mô đầu ra do đầu tư công nghệ. Tương tự, hàm ý của khái niệm lợi thế danh mục dịch vụ đa dạng là ngân hàng phải cắt giảm chi phí hoạt động bằng cách sản xuất hơn 1 đầu ra với cùng một đầu vào. Nếu việc đầu tư công nghệ không đạt được 2 lợi thế trên có nghĩa là ngân hàng đã gặp phải rủi ro công nghệ. Lưu ý là rất dễ có sự nhầm lẫn giữa rủi ro hoạt động rủi ro công nghệ. Chẳng han, các trục trặc trong hệ thống thanh toán dẫn đến những sai lệch, nhầm lẫn trong quá trình thanh toán là một loại rủi ro hoạt động chứ không phải rủi ro công nghệ… 1.2.6. Rủi ro ngoại hối Rủi ro ngoại hối là rủi ro mà sự thay đổi về tỷ giá lãi suất ngoại tệ có thể tác động bất lợi đến giá trị các tài sản nợ bằng ngoại tệ của ngân hàng hoặc gây nên sự tổn thất về lợi nhuận Các biểu hiện của rủi ro ngoại hối: (i) Rủi ro tỷ giá (Foreign Currency Risk) là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá tương ứng với một trạng thái ngoại tệ nhất định: - Trường hợp trạng thái ngoại tệ trường (net long asset position in foreign currency) là trường hợp mà giá trị tài sản bằng ngoại tệ > Giá trị nợ bằng ngoại tệ theo một đồng tiền nào đó. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ gặp rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ giảm giá so với bản tệ - Trạng thái ngoại tệ đoản (net short asset position in foreign currency) là trường hợp ngược lại khi giá trị tài sản bằng ngoại tệ < Giá trị nợ bằng ngoại tệ. PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Hoàng Diễm Trinh, 2009 9 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi ngoại tệ tăng giá so với bản tệ (ii) Rủi ro lãi suất ngoại tệ (Foreign Interest Rate Risk) là một dạng của rủi ro lãi suất khi lãi suất ngoại tệ thay đổi làm giảm lợi nhuận của ngân hàng trong điều kiện kỳ hạn của tài sản nợ bằng ngoại tệ khác nhau. Đương nhiên, rủi ro lãi suất ngoại tệ cũng bao gồm 3 dạng: - Rủi ro tái đầu tư - Rủi ro tái tài trợ - Rủi ro giá trị thị trường Xu hướng mở rộng các hoạt động ra nước ngoài là một trong những nguyên nhân chính đặt các ngân hàng trước khả năng đối diện với rủi ro ngoại hối ngày càng tăng. Xu hướng này xuất phát từ những nhân tố sau; - Do tỷ suất sinh lời đối với đầu tư nội địa đầu tư ở nước ngoài có tương quan không hoàn hảo vì hoặc do trình độ công nghệ khác nhau (một quốc gia đang là quốc gia nông nghiêp; một quốc gia khác đã ở trình độ phát triển công nghiệp) hoặc do hạ tầng kinh tế khác nhau, chu kỳ kinh doanh có thể lệch pha Hàm ý quan trọng ở đây là việc đầu tư ra nước ngoài có thể là mọt phương cách hữu hiệu để hạn chế rủi ro đặc thù thông qua giải pháp đa dạng hóa. - Tăng khả năng mở rộng hoạt động ở nước ngoài thông qua thiết lập chi nhánh mua lại hoặc phát triển danh mục đầu tư Từ việc phân tích bản chất của rủi ro ngoại hối, có thể thấy những ý tưởng cơ bản để hạn chế rủi ro ngoại hối là: - Làm phù hợp cả về quy mô kỳ hạn của các tài sản nợ của ngân hàng trong từng loại ngoại tệ nhất định. - Nếu tỷ giá lãi suất giữa đồng tiền các nước có tương quan không hoàn hảo thì một ngân hàng có thể đa dạng hoá từng phần hoặc toàn bộ rủi ro ngoại hối. - Giải pháp hợp đồng : cố định tỷ giá lãi suất - Sử dụng các công cụ phái sinh. 1.2.7. Rủi ro quốc gia Rủi ro quốc gia là rủi ro mà việc thanh toán từ người vay nước ngoài có thể bị gián đoạn vì sự can thiệp (ngăn cấm/ hạn chế chi trả) của chính phủ sở tại vì sự thiếu hụt ngoại tệ/ những lý do khác. Có thể thấy rủi ro quốc gia là một dạng khác của rủi ro tín dụng vì hậu quả của nó cũng là việc mà người cho vay không nhận được các dòng tiền thanh toán gốc lãi từ người vay trong trường hợp này là do sự ngăn cản chi trả của chính phủ. Các ví dụ: PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Th.s. Hoàng Diễm Trinh, 2009 10 [...]... PGS.TS Lâm Chí Dũng & Th.s Hoàng Diễm Trinh, 20 09 Tổng tài sản Tổng vốn cổ phần Số nhân vốn chủ sở hữu (EM = Equity multiplier) 27 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Ý nghĩa của các chỉ tiêu: - NPM : Hiệu quả quảnchi phí các chính sách định giá dịch vụ - AU: Chính sách quản trị danh mục đầu tư (porfolio management policies) - EM : Chính sách đòn bẩy chính sách tài trợ (cấu trúc tài chính) 2. 3 .2. 4... ngoại hối; rủi ro thị trường; rủi ro quốc gia Hãy tách các kiểu rủi ro này thành 2 cặp, trong mỗi cặp có 2 rủi ro có liên quan với nhau, một rủi ro là tập hợp con của cái còn lại PGS.TS Lâm Chí Dũng & Th.s Hoàng Diễm Trinh, 20 09 17 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 CHƯƠNG 2 - ÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 2. 1 Tổng quan về đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng 2. 1.1 Mục tiêu đánh giá Đánh... trạng PGS.TS Lâm Chí Dũng & Th.s Hoàng Diễm Trinh, 20 09 20 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 thông tin bất đối xứng, đã làm cho các quan hệ cung – cầu bị bóp méo, dẫn đến giá cả bị lệch lạc (ii) Mức độ tham gia thấp của cổ phiếu ngân hàng vào thị trường Cổ phiếu của ngân hàng ít được giao dịch trên sàn giao dịch tập trung tức ít được niêm yết Lý do là vì phần lớn các ngân hàng đều là ngân hàng nhỏ Điều... Trinh, 20 09 13 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 …… - Gian lận, trộm cắp, thiên tai, hành động phi pháp, bất lương, bội tín Điều có thể thấy rõ là những rủi ro này khó mô hình hoá dự báo, đồng thời phụ thuộc khá nhiều những nhân tố vĩ mô./ PGS.TS Lâm Chí Dũng & Th.s Hoàng Diễm Trinh, 20 09 14 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 CÂU HỎI BÀI TẬP CHƯƠNG 1 Câu 1: Một định chế tài chính có Bảng cân đối kế... ròng 670 Tổng nợ $ 920 (Dự phòng tổn thất tín dụng 25 ) Vốn chủ sở hữu Cổ phiếu thường 20 Nhà xưởng thiết bị 50 Thặng dư vốn 25 Tổng tài sản $1.000 Thu nhập giữ lãi 35 Tổng vốn chủ sở hữu $80 PGS.TS Lâm Chí Dũng & Th.s Hoàng Diễm Trinh, 20 09 32 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 • Tổng giá trị tiền gửi hưởng lãi 650 USD tiền gửi không hưởng lãi là 21 0 USD Bảng báo cáo thu nhập Ngân hàng Gilcrest Merchants... vậy, bản PGS.TS Lâm Chí Dũng & Th.s Hoàng Diễm Trinh, 20 09 11 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 chất của rủi ro thanh khoản chính là việc ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản với mức chi phí cao vượt quá khả năng chịu đựng của ngân hàng, dẫn đến giảm khả năng sinh lời hoặc nguy hiểm hơn dẫn đến khả năng vỡ nợ Cũng xét trong bối cảnh hiện tại, ít có khả năng một ngân hàng lâm vào tình trang khủng... chịu rủi ro thông thường - Tốc độ phát triển TS chịu rủi ro thông thường - Tốc độ tăng TS chịu rủi ro thông thường (iv) Tăng trưởng dư nợ tín dụng - Tốc độ phát triển dư nợ tín dụng - Tốc độ tăng dư nợ tín dụng 2. 2 .2 Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng nguồn vốn (i) Tăng trưởng huy động vốn PGS.TS Lâm Chí Dũng & Th.s Hoàng Diễm Trinh, 20 09 22 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Tăng trưởng huy động vốn... chi phí PGS.TS Lâm Chí Dũng & Th.s Hoàng Diễm Trinh, 20 09 35 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 c Tỷ số hiệu quả quản lý tài sản d Tỷ số hiệu quả quản lý nguồn vốn e ROE Các tình huống: (1) Giả sử thu nhập trước thuế của ngân hàng tăng 20 %, thuế, thu từ hoạt động, tài sản vốn chủ sở hữu không đổi Điều gì sẽ xảy ra đối với ROE các thành phần của nó? (2) Nếu tổng tài sản tăng lên 20 %, điều gì sẽ... hướng, dự báo triển vọng phát triển của ngân hàng Thông thường, việc đánh giá mức độ tăng trưởng được thể hiện qua 2 chỉ tiêu so sánh theo thời gian là: - Chỉ tiêu tốc độ phát triển theo thời gian - Chỉ tiêu tốc độ tăng theo thời gian 2. 2.1 Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng tài sản PGS.TS Lâm Chí Dũng & Th.s Hoàng Diễm Trinh, 20 09 21 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 Các chỉ tiêu tăng trưởng tài sản có... kịp thời của ngân hàng (iv) Tỷ lệ vốn bằng tiền + giấy tờ có giá của chính phủ/Tổng tài sản Tỷ lệ này cũng tương tự như tỷ lệ vốn bằng tiền trên tổng tài sản Bởi vì, giấy tờ có giá chính phủ xem như có rủi ro vỡ nợ bằng 0 có tính thanh khoản cao nên là một nguồn đáp ứng thanh khoản có chát lượng PGS.TS Lâm Chí Dũng & Th.s Hoàng Diễm Trinh, 20 09 29 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 2.4.3 Đánh giá . BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 2 PGS. TS. Lâm Chí Dũng & Th. s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 20 09 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 LỜI NÓI ĐẦU Môn học Quản trị. đến s s t giảm nhanh chóng vị th vốn (capital position) của PGS. TS. Lâm Chí Dũng & Th. s. Võ Hoàng Diễm Trinh, 20 09 12 Bài giảng Quản trị Ngân hàng 2 ngân

Ngày đăng: 16/03/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w