Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ của công ty dệt may Hà Nội ( Hanoisimex)
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G
KHOA KINH TE NGOẠI THƯƠNG
FOREIGN TRADE UNIVERSI1Y
KHOA LUẨN TÓT NGHIỆP
Trang 3MỤC LỤC
Lòi mở đầu Ì
Chương 1: Tổng quan về thị trường hàng dệt may Mỹ 3
/ Khái quát thị trường hàng dệt may Mỹ 3
1.1 Những đặc điểm của thị trường hàng dệt may M ỹ 3
1.1.1 Thị trường có sức mua lớn 3
1.1.2 Thị trường có nhu cầu đa dạng 4
1.1.3 Thị trường có tính cạnh tranh cao 6
1.2 Tiềm năng nhập khẩu của thị trường M ỹ 7
2 Tinh hình nhập khẩu hàng dệt may của thị trường Mỹ 8
2.1 K i m ngạch nhập khẩu 8 2.1.1 N h ó m hàng dệt 10 2.1.2 N h ó m hàng may mặc 12
2.2 Các nước xuễt khẩu hàng dệt may vào thị trường M ỹ 16
2.3 Hệ thống kênh phân phối trên thị trường hàng dệt may M ỹ 19
2.4 Chính sách quản lý nhập khẩu hàng dệt may của M ỹ 21
Chương 2: Tình hình xuễt khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ của
Công ty Dệt May Hà Nội 28
1 Giới thiệu chung- về Công ty Dệt May Hà Nội 28
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 28
1.2 Những nét cơ bản về Công ty Dệt May H à N ộ i 28
1.2.1 Nguồn vốn 28 1.2.2 Nhân lực 29 1.2.3 Công nghệ 30 1.2.4 Mặt hàng sản xuễt kinh doanh 31
1.2.5 Thị trường xuễt khẩu chính 32
1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 33
1.3.1 Kết quả kinh doanh chung 33
Ì 3.2 Hoại động xuễt khẩu của công ty 35
Trang 42 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của công ty sang thị trường Mỹ 45
2.1 Những thuận lợi và khó khăn của công ty khi xuất khẩu hàng dệt may
vào thị trường Mỹ 45
2.1.1 Thuận lợi 45 2.1.2 Khó khăn 46 2.2 Các bước thực hiện trong công tác xuất khẩu của cóng ty 46
2.2.1 Nghiên cứu thị trường 46
2.3.2 Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng 51
2.4 Giá hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mằ của công ty 54
2.5 Tinh hình thực hiện hạn ngạch xuất khẩu của công ty 55
2.6 Phương thức xuất khẩu của công ty 56
2.7 Các khách hàng lớn của công ty 57
2.8 Một số đánh giá về tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường
Mằ của Công ty Dệt May Hà Nội 59
2.8.1 Những thành tựu đạt được 60
2.8.2 Những mặt còn hạn chế 61
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may
sang thị trường Mằ của Công ty Dệt May Hà Nội 62
1 Mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới 62
1.1 Các mục tiêu đặt ra cho công ty đến năm 2010 62
1.2 Mục tiêu xuất khẩu sang thị trường Mằ đến năm 2010 63
2 Các giải pháp đối vói doanh nghiệp 64
2.1 Giảm tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu 64
2.2 Tập trung vào các sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm mũi nhọn và sản
phẩm phi hạn ngạch 65 2.3 Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm 66
2.4 Tim hiểu tập quán kinh doanh của thương nhân Mằ 67
2.5 Xây dựng đội ngũ các nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp 68
2.6 Tiếp cận với thương mại điện tử 69
2.7 Đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu 69
Trang 52.8 Nắm vững thông về các đối thủ cạnh tranh 70
2.9 Nâng cao trình độ tổ chức sản xuất để đáp ứng yêu cầu giao hàng với
khối lượng lớn 70
2.12 Thục hiện trao đổi hạn ngạch với các doanh nghiệp khác để tận đụng
tối đa khả năng sản xuất 72 2.13 Có chuyên gia tư vấn pháp luật 73
3 Một số kiến nghị vói nhà nước 74
3.1 Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư cho các nhà máy sản xuất
phụ liệu may mặc 74 3.2 Tiếp tục thục hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu 75
3.3 Hỗ trợ các doanh nghiệp trong vay vốn 75
3.4 Hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thông tin về thị trường 76
3.5 Đ ẩ y nhanh quá trình gia nhập WTO 77
Kết luận i 78
Tài liệu tham khảo 80
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Qua gần 5 năm thực hiện "chiến lược phát triển ngành dệt may Việt
Nam 2001- 2010", ngành dệt may nước ta đã đạt được những thành tựu nổi
bật, trở thành ngành công nghiệp mang về nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước,
chỉ sau ngành dầu khí V ớ i k i m ngạch xuất khẩu 4,5 tỷ USD trong năm 2004,
vượt mục tiêu đề ra, các doanh nghiệp trong ngành không những đã đóng góp
lớn vào thu nhập quờc dân m à còn tạo việc làm cho gần 2 triệu lao động, cải
thiện đời sờng của một bộ phận dân cư Khắp các vùng miên trên đất nước
đều có các đơn vị, doanh nghiệp đang hăng hái tham gia sản xuất hàng dệt
may xuất khẩu Những thành tích đáng khích lệ này có được là do có những
chính sách định hướng đúng đắn và các biện pháp hỗ trợ hiệu quả từ phía nhà
nước cùng với sự cờ gắng, nỗ lực không mệt m ỏ i từ phía các doanh nghiệp
Một trong những doanh nghiệp đã có những đóng góp rất tích cực vào thành
tích xuất khẩu của ngành dệt may nước ta là Công ty Dệt May H à N ộ i - một
đơn vị sản xuất tiên tiến của thủ đô
Công ty Dệt May Hà N ộ i là một doanh nghiệp có uy tín, trực thuộc
Tổng công ty Dệt May Việt Nam đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực
này Từ k h i thành lập đến nay, công ty đã sản xuất được nhiều mặt hàng dệt
may chất lượng cao, được người tiêu dùng trên cả nước tin tưởng và ủng hộ
Với thế mạnh của mình, công ty đã mở rộng thị trường ra nhiều nước ở các
khu vực khác nhau và đã đạt được những thành công nhất định Cơ hội thực
sự đã mở ra cho công ty kể từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
có hiệu lực ngày 10/12/2001 Nhận thấy thời cơ thuận l ợ i , công ty đã tìm
biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của mình vào thị trường này
và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ Thị trường M ỹ đã trở thành
thị trường quan trọng nhất của công ty với k i m ngạch thường xuyên chiếm
Tuy cơ hội mờ ra là rất lớn nhưng thách thức đặt ra cho công ty cũng
không phải là nhỏ Trong bời cảnh hội nhập quờc tế mạnh mẽ như hiện nay
Trang 7cùng với x u thế cạnh tranh tự do giữa các quốc gia và đặc biệt là với áp lực từ
việc bãi bỏ hạn ngạch dệt may giữa các thành viên của tổ chức thương mại
đúng vững và phát triận trên thị trường lớn nhất thế giới này Trong khoa luận
này, em mong muốn được nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang
thị truồng M ỹ của Công ty Dệt May H à N ộ i và đề ra một số giải pháp nhằm
đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của công ty sang thị trường này Trong
quá trình nghiên cún và viết khoa luận, em có sử dụng các phương pháp
thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh và một số phương pháp khác
Khoa luận gồm 3 chương:
Chương ì: Tong quan thị trường hàng dệt may Mỹ
Chương 2: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
của Công ty Dệt May Hà Nội
may của Công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Mỹ
Mặc dù đã có những cố gắng trong công tác thu thập tài liệu, nghiên
cứu và xây dựng khoa luận nhưng khoa luận của em không thế tránh khỏi có
những thiếu sót Em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của các thầy cô
giáo đậ em có thậ sửa chữa và rút kinh nghiệm cho những bài viết sau
E m xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình của cô giáo
ThS Nguyễn Xuân N ữ đã giúp em hoàn thành khoa luận này
2
Trang 8Ĩ7ỉ*t/t AiềtÁ xttâí Âầtâa ÁÁtÊự tiệi móp áềutự J%ỷ £ẩ& @(7 fữél^fáaự f "%5àM0j/m£aỤ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẾ THỊ TRƯỜNG
HÀNG DỆT MAY MỸ
1 Khái quát thị trường hàng dệt may M ỹ
L I N h ữ n g đặc điểm cơ bản của thị trường hàng dệt may M ỹ
1.1.1 Thị trường cớ sức mua lớn
Mạt hàng dệt may là một mặt hàng thiết yếu đối với đời sống con
người D ù cho nền kinh tế có phát triển ở mức độ nào đi chăng nữa thì người
ta vẫn phải tiêu dùng hàng dệt may Có chăng chậ là sự khác nhau ở mức độ
nhiều hay ít, cao cấp hay bình dân Một nền kinh tế phát triển với dân số có
thu nhập cao sẽ là một thị trường lý tưởng dành cho mặt hàng này Thị trường
Mỹ là một ví dụ điển hình
M ỹ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới Trong
giai đoạn từ năm 1990 trở lại đây, M ỹ luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng
kinh tế ổn định, phát huy vai trò đầu tàu kinh tế của thế giới GDP của M ỹ
năm 2004 là 11.750 tỷ đô la, chiếm 21,2% GDP của toàn thế giới, lớn hơn
GDP của Liên minh châu  u (EU) và gấp hơn 3 lần GDP của Nhật Bản V ớ i
sự lớn mạnh về kinh tế cộng với dân số đông (297 triệu người, tính đến tháng
9 năm 2005), chiếm 4,6% dân số thế giới, M ỹ được xem là thị trường tiêu thụ
hàng dệt may lớn nhất thế giới Theo thống kê thì m ỗ i năm người dân Mỹ
tiêu tốn hết khoảng 311 tỷ USD cho hàng quẩn áo và giày dép - chiếm hơn
1 4 % chi tiêu cho hàng tiêu dùng không bền trong đó chi tiêu cho quần áo vào
khoảng 225 tỷ USD
Có thể nói, sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua là một nhân tố
kích cầu tiêu dùng đối với hàng dệt may V ớ i mức thu nhập bình quân đầu
người thuộc vào loại cao nhất trên thế giới: 44.400 USD/ người năm 2004
(theo Bộ Thương mại Mỹ) người M ỹ có khả năng dành một khoản tiền khá
lớn cho việc mua sắm quần áo Người ta không còn khái niệm "Ăn no, mặc
ấm" nữa m à đã coi trọng việc "Ăn ngon, mặc đẹp" Chính vì thế, người Mỹ
Trang 9rất quan tâm đến thòi trang H ọ thích đi cửa hàng mua sắm quần áo và coi đó
như là một thói quen không thể thiếu Họ cho rằng bằng cách đó không
những họ có thể thoa mãn nhu cầu cá nhân của mình m à còn góp phần vào
việc kích thích sản xuất, giúp nền kinh tế phát triển Ngoài ra, việc đi mua
sắm còn trở thành một thứ văn hoa khi m à người ta không đi ra cửa hàng chỉ
để mang về mấy bộ quần áo m à còn coi đó như là một cơ hội đế đi dỡo chơi,
giải toa căng thẳng, gặp gỡ, trò chuyện với những người bỡn và mờ rộng quan
hệ xã hội
Vì những lẽ đó, sức mua của thị trường M ỹ đối với các mặt hàng tiêu
dùng nói chung và đối với hàng dệt may nói riêng là rất lớn: cao hơn 1,7 lẩn
sức mua của Nhật Bẳn và các nước EU ("Cẩm nang về xâm nhập thị trường
Mỹ" - N X B Thống kê 2003)
1.1.2 Thị trường có nhu cầu đa dạng
*) Do đặc điểm về thành phẩn dân cư
Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo, tín ngưỡng Người Mỹ là
người M ỹ là người gốc  u (thường là những người theo đỡo Thiên Chúa)
Những người này có khuynh hưởng ăn mặc khá tự do và phóng khoáng Họ
có nhu c ầ u lớn đối với các mặt hàng như váy áo thời trang, quần áo thể thao
Đ ố i với những người M ỹ gốc Á (chủ yếu theo đỡo Phật hoặc đỡo Hồi) thì các
loỡi quần âu, áo sơ m i được sử dụng rất phổ biến vì họ thích sự giản dị và kín
đáo Những người gốc Phi thì lỡi ưa chuộng loỡi quần Jeans, áo thun do
chúng đem lỡi sự thòải mái, tiện dụng Vì thế, các loỡi quần áo khác nhau
đều có thể bán được trên thị trường Mỹ Tuy nhiên, sự phân chia nhu cầu này
chỉ là tương đối bởi vì ở M ỹ có sự hoa trộn về văn hoa chứ không có ranh
giới rõ ràng giữa các dân tộc khác nhau Tất cả m ọ i người đều có thế sử dụng
các loỡi quần áo m à họ thích Hơn nữa, đối với mặt hàng may mặc thì ranh
giới giữa các quốc gia cũng không còn mấy ý nghĩa nữa bởi vì xu hướng thời
trang ngày nay thường có ảnh hưởng trên phỡm vi toàn cầu
Mát Min /Aựe /Hạt! ipAạm (7/ụ WAiỉfíự ttằstự - {TỈ* - JtJỚ<21 -Jt!{7Wv7 4
Trang 10*) Do tính cách cá nhân mạnh mẽ của người Mỹ
Thị trường M ỹ là một thị trường tương đối tự do Người dân ở đây không bị gò bó bởi các quan niệm về thuần phong mỹ tục hay lễ giáo gia phong như ở các nước châu Á Vì thế, không có khuôn mẫu hay một định hướng nhất định nào cho việc ăn mặc Họ có quyền mặc nhợng gì mình thích
và luôn thay đổi phong cách ăn mặc Vì thế, mẫu m ã hàng hoa trên thị trường rất đa dạng và luôn được cách tân để theo kịp thị hiếu người tiêu dùng Người
ta có thể tìm thấy đủ loại trang phục trên thị trường M ỹ - trang phục công sờ, trang phục dạo phố, trang phục thể thao, trang phục ấn tượng, trang phục dạ hội, trang phục ngày thường, quần áo bảo hộ lao động M ỗ i loại trang phục này đều có rất nhiều mẫu m ã khác nhau để người tiêu dụng lựa chọn Người
M ỹ rất thích khám phá sự mới lạ, độc đáo Họ thích mình nổi bật và không giống nhợng người khác Do vậy, phong cách cá nhân rất được coi trọng Nhợng điều này làm cho thị trường hàng may mặc ngày càng trở nên phong phú, đa dạng
*) Do sự phân hoa vé thu nhập
M ộ t đặc điểm nổi bật của nước M ỹ m à ai cũng dễ dàng nhận thấy đó
là sự phân hoa giàu nghèo Tuy là một nước có số người giàu nhiều nhất trên
Thương mại M ỹ - 2004) Vì thế, thị trường có thể tiêu thụ các mặt hàng từ cao cấp đến bình dân
Nhợng nguôi có thu nhập cao thường đi mua sắm ở các cửa hàng thời trang, các trung tâm thương mại, siêu thị nơi m à họ có thể yên tám về chất lượng sản phẩm và dịch vụ bán hàng Tại đây, họ có thể lựa chọn các nhãn hiệu thời trang có uy tín trẽn thị trường như Louis Vuitton, Levi's, Versace, Catier, Chistian Dior, Nike, 0'neill Đ ố i với nhợng người này nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng Ngoài ra, họ cũng thường mua hàng theo cảm hứng Họ không đợi đến khi cần dùng hoặc quần áo đang
Trang 11• ~7ỉrt/i /ỉ/fỉA ^í/iĩ/ ii/rtỉii /tíĩriỊ/ íỂệi ma& ầOMỢ jXỷ eà& {'7 ứíiỉị/ ' S&SaMéÙẩníỉx/
mặc bị cũ, hỏng mới mua quần áo mới m à chỉ cần gặp m ó n hàng ưng ý là họ
sẵn sàng mua ngay
Những người có thu nhập trung bình và thấp thường chọn mua hàng tại
các cửa hàng bình dân, ít tên tuổi hoặc các cửa hàng khuyến mãi, hạ giá H ọ
quan tâm đến chất lượng sừn phẩm, giá cừ và hiệu quừ kinh tế Do vậy, các
sừn phẩm đến từ các nước đang phát triển với đặc điếm là chất lượng phù
hợp, giá cừ cạnh tranh và mẫu m ã khá đa dạng đã chiếm được cừm tình của
nhóm người này
Nhu cầu đối với hàng dệt may trên thị trường M ỹ ngoài việc phán hoa
theo các nhân tố về nhân khẩu học và mức thu nhập còn đi theo một xu
hướng chung đó là xu hướng thích sự giừn tiện, hiện đại và hợp thời trang
Người tiêu dùng không còn ưa thích sự cầu kỳ, kiểu cách của thời trang thập
kỷ 60-70 nữa m à quan tâm nhiều đến tiêu chí thoừi mái và tiện dụng Đây là
cơ hội tốt cho các nhà sừn xuất có trình độ sừn xuất trung bình có thế thâm
nhập vào thị trường này
1.1.3 Thị trường có tính cạnh tranh cao
M ỹ là quốc gia có ngành công nghiệp dệt may phát triển trình độ cao
Các nhà sừn xuất của nước này từ lâu đã chú trọng đầu tư vào máy móc công
nghệ hiện đại để làm ra các sừn phẩm có chất lượng cao, mẫu m ã phong phú
để đáp ứng cho thị trường hàng dệt may cao cấp của nước này Tuy nhiên,
ngành dệt may của M ỹ đang phừi rất vất vừ cạnh tranh với các sừn phẩm
ngoại nhập có giá cừ rẻ hơn rất nhiều lần Á p lực của gần 30.000 cơ sở sừn
xuất hàng dệt may trong nước cộng với hàng nghìn nhà xuất khẩu cùa nước
ngoài đã đẩy mức độ cạnh tranh trên thị trường M ỹ lên mức cao
Tuy dung lượng thị trường lởn nhưng do các nước đều nhận thấy cơ
hội kinh doanh ở đây nén đều đổ xô vào để chiếm lĩnh thị trường dẫn đến
một cuộc chiến cạnh tranh hết sức gay gắt, quyết liệt Các nước đều tận dụng
mọi lợi thế của nước mình để sừn xuất và xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ
Có nước tận dụng ưu thế về địa lý như : Canada, Mexico , có nước tận dụng
MÍA o/ãt lAtứ /úịjt.- rpAạM Gau <WuiA0 Xắn? - ots - X40H -X<7vr(7 6
Trang 12ưu thế về nguồn nguyên liệu và nhân công rẻ như Trung Quốc, Ân Đ ộ , Thái Lan, Việt Nam có nước tận dụng ưu đãi về thuế quan và các điều kiện ưu đãi khác
Đặc biệt, kể từ k h i Hiệp định dệt may của tổ chức thương mại thế giới ATC (Agreement ôn Textiles and Clothing) hết thỏi hạn hiệu lực vào ngày 1/1/2005 - thỏi hạn m à các nước phải bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may thì k i m ngạch xuất khẩu hàng dệt may của các nước được bãi bỏ hạn ngạch vào thị trưỏng M ỹ đã tăng lên mạnh mẽ Nước được lợi nhất từ việc bãi bỏ hạn ngạch là Trung Quốc vì khả năng sản xuất của nước này rất lớn Trong 3 tháng đầu năm 2005, một số mặt hàng của Trung Quốc xuất khẩu vào M ỹ đã
có k i m ngạch tăng mạnh như áo sơ m i nữ, hàng cotton dệt k i m đã tăng 1250%, quần cotton tăng 1500%, so với cùng kỳ năm ngoái (http://www.emerging textiles.com) Hiện tượng này đã làm cho các nhà sản
xuất và chính quyền M ỹ lo ngại và họ đã tái áp dụng hạn ngạch đối với 9 cát hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc Theo dự đoán thì trong tương lai
không xa, hàng dệt may cùa Trung Quốc sẽ chiếm 5 0 % thị phần tại M ỹ và thống lĩnh thị trưỏng thế giới Việt Nam và một số nước chưa gia nhập WTO khác là những nước gặp bất lợi trong cuộc cạnh tranh này vì chưa được bãi bỏ
hạn ngạch
1.2 Tiềm năng nhập khẩu của thị trường M ỹ
Hàng năm, k i m ngạch buôn bán dệt may toàn cầu vào khoảng 353 tỷ
đô la (Tạp chí Ngoại Thương-10/2004) trong đó k i m ngạch nhập khẩu mặt
hàng này của thị trưỏng M ỹ là trên 80 tỷ đô la
Ngành công nghiệp dệt may của M ỹ là một ngành sản xuất trình độ
cao, m ỗ i năm sản xuất được lượng hàng hoa trị giá 50 tỷ đôla Một phần trong số đó (trị giá khoảng 15 đến 16 tỷ đôla) được xuất khẩu đến các thị trưỏng Canada, Mexico, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, ASEAN Phần còn lại được tiêu thụ trong nước Tuy nhiên số lượng đó chỉ đủ đáp ứng
Trang 13được một phấn nhu cẩu tiêu dùng trong nước M ỗ i năm k i m ngạch nhập khấu hàng dệt may của M ỹ tăng khoảng 8 % đến 9%
tử, đẻ gia dụng, máy móc thiết bị và nhập khẩu những mặt hàng rẻ tiền, cần nhiều lao động như các mặt hàng nông sản, hàng may mặc, giày dép đế tận dụng ưu thế về khoa học công nghệ và đảm bảo l ợ i ích cho người tiêu dùng Vì lẽ đó, tỷ trọng hàng nhập khẩu trong các mặt hàng nhóm sau luôn duy trì ở mức cao và đang có xu hướng tăng lên N ă m 1997, hàng dệt may nhập khẩu chiếm 7 2 % tổng giá trị hàng dệt may tiêu thụ trong nước N ă m
2001, tỷ trọng này đã tăng lên 88% Riêng hàng may mặc thì tỷ trọng hàng nhập khẩu đã chiếm tới 96,6% (năm 2002 và 2003)
Các mặt hàng dệt may đến từ các nước đang phát triển có khả nàng tiêu thụ rất lớn trên thị trường M ỹ do người M ỹ đã nhận thấy ưu thế cùa các mặt hàng này so với các mặt hàng được sản xuất trong nước, đặc biệt là vê khía cạnh giá cả Theo thống kê thì các mặt hàng dệt may có xuất xứ từ các nước đang phất triển chiếm trên 5 5 % tổng trị giá hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ Sau k h i hạn ngạch dệt may được bãi bỏ các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ sẽ gặp thuận lợi hơn trong việc ký kết hợp đẻng với các nhà xuất khẩu nước ngoài và rất có thể họ sẽ đặt hàng với số lượng lớn hơn
2 Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ
2.1 Kim ngạch nhập khẩu của thị trường Mỹ
Nhập khẩu hàng dệt may của M ỹ luôn đạt k i m ngạch cao và đang có chiều hướng tăng lên qua các năm
vu,,,,,;
Trang 14N ă m 2004, tổng k i m ngạch nhập khẩu hàng dệt may của M ỹ là 90,6 tỷ
USD cao hơn 6,45 tỷ USD so vội năm 2003, tức là đã tăng 7,66%, trong đó,
hàng may mạc đạt k i m ngạch 83,31 tỷ USD - tăng 5,88 tỷ USD tương đương
7,59% và hàng dệt đạt k i m ngạch 7,29 tỷ USD - tăng 0,57 tỷ USD tương
đương 8,48% N h ư vậy, cả hai nhóm hàng này đểu có tốc độ tăng trưởng khá
K i m ngạch nhập khẩu hàng may mặc các năm đều cao hơn nhiều so vội hàng
dệt N ă m 2003, tỷ trọng hàng may mặc trong tổng k i m ngạch nhập khẩu
92,01% Sang năm 2004, tỷ trọng này là 91,95% giảm không đáng kể so vội
năm 2003 và vẫn giữ ở mức cao
Trong 7 tháng đầu năm 2005, tổng k i m ngạch nhập khẩu cả hai nhóm
hàng đạt 54,99 tỷ USD, tăng 4,39 tỷ USD so vội cùng kỳ năm 2004 tương
đương vội 8,68% Mức tăng này cao hơn mức tăng của nám 2004 so vội nám
2003 Lý do chính của hiện tượng này là việc bãi bỏ hạn ngạch dệt may vào
đầu năm 2005 đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số nưộc thúc đẩy xuất khẩu
mạt hàng này vào thị trường Hoa Kỳ Tuy nhiên, sự tăng trưởng này chủ yếu
Trang 15-mức tăng khiêm tốn là 0,91% Điều này là do thế mạnh của các nước xuất
khẩu lớn vào Mỹ như Trung Quốc, Ấn Độ là hàng may mặc Hơn nữa, khi
mà hàng may sẩn nhập khẩu đã lan tràn trên thị trường thì nhu cầu về nguyên
liẫu cho ngành may trong nước sẽ không còn cao như trước
2.1.1 Nhóm hàng dệt
Hàng dẫt được chia làm hai loại chính là vải và sợi Trong 2 nhóm
hàng này thì nhóm hàng vải vẫn được nhập khẩu với khối lượng và giá trị
lớn hơn Kim ngạch nhập khẩu hàng dẫt thường chỉ chiếm dưới 10% tổng
kim ngạch nhập khẩu hàng dẫt may Nguyên nhân là do ngành dẫt là ngành
không cần nhiều lao động như ngành may mặc mà chủ yếu dựa vào máy
Nguồn: Văn phòng dệt may - Bộ Thương mại Mỹ
Năm 2004, kim ngạch nhập khẩu hàng dẫt là 7.285,7 triẫu USD tăng
567,9 triẫu USD so với năm 2003, tức là tăng 8,45%, trong đó, kim ngạch
MtA Min ÍÀựe kiện: /ViỊim ga/ xúm/ - ots - -XỢrX^ 10
Trang 16/tirtA ít/tân Á f 7 Xí% /T^uri/I
của hàng vài là 5.637,5 triệu USD - tăng 229,4 triệu USD tương đương 4,24% và k i m ngạch của hàng sợi là 1.648,2 triệu USD - tăng 338,5 triệu USD tương đương với 25,85% N h ư vậy, tuy hàng sợi có k i m ngạch nhập khẩu thấp hơn hàng vải nhưng mức độ tăng trong năm 2004 cao hơn nhiều
so với hàng vải Có một điều đáng lưu ý là tuy mạt hàng sợi tăng tới 25,85%
về k i m ngạch nhưng chỉ tăng 15,28% về khối lượng trong k h i mặt hàng vải tăng 4,24% về k i m ngạch nhưng tâng 6,06% về khối lượng Điều này có thế được lý giải là do trong năm 2004 các nhà nhập khấu M ỹ ký nhiều hợp đồng đối với các cát hàng sợi có giá trọ cao và do xu hướng giảm giá của các mặt hàng vải
Theo bảng số liệu trên, ta cũng thấy rằng k i m ngạch nhập khẩu hàng vải chiếm tỷ trọng lớn trong tổng k i m ngạch nhập khẩu hàng dệt Tý trọng hàng vải là 80,5% năm 2003 và 77,38% năm 2004
Trong 7 tháng đẩu năm 2005, k i m ngạch cả hai mặt hàng sợi và vải đều tăng thấp so với năm 2004 dẫn đến tổng k i m ngạch hàng dệt chí tăng 0,78% và tổng khối lượng hàng dệt đã giảm 0,09%
N ă m 2004, trong các cát hàng vải thì cát 313/314 được nhập với
cát 625, cát 626, cát 627 Dưới đây là l ũ cát hàng dệt có khối lượng nhập khẩu lớn trong năm 2004:
đinA lúm lAựeMạt! rpAạnt Í7A/ WAuttự 3eằ*if - cts-XSO!B-X&>X&
l i
Trang 17Bảng số 3: Một số cát hàng dệt có khối lượng nhập khẩu lớn
Nguồn: Văn phòng dệt may- Bộ Thương mại Mỹ
Website: http:llwww otexa.ita.doc.gov
2.1.2 Nhóm hàng may mặc
Các mặt hàng may mặc nhập khẩu được chia thành 2 nhóm lớn: hàng quần áo (apparel) và các hàng khác (non-apparel) trong đó hàng quần áo chiếm tỷ trọng cao
<finA lúât tíụú! tuột! >p/ụm g&ị/XAurtợ SgHaự- ctg - J?+*0<3
Trang 18Ĩ7ĩ*t/t /lìsi/í xtáâí íi/tâ'ư Aừstự tẩệi mư// Jf/M/J jfltỹ eà&. êQ" z>ê/ -dĩaịí / ^Ịjaềt^đ/ểft^J
quần áo 61,16 78,99 64,77 77,75 38,83 76,77 Nhóm hàng
khác 16,27 21,01 18,54 22,25 11,75 23,23 Tổng kim
Trang 19~7/trA AìnA ^ttù//cAừtí /títểtự t/r/ ftfti/j lítttự /ĩf// góa t/ỉr/ /fft!Ị/ {3tmm*timex/
Tăng trưởng (%) KN TT
(%)
KN TT (%)
Tăng trướng (%)
Nguồn: Văn phòng dệt may - Bộ Thương mại Mỹ
Trong các sản phẩm may mặc được nhập khấu thì các săn phẩm được
làm từ chất liệu cotton chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 50%), tiếp sau đó là các
sản phẩm có chất liệu sợi nhân tạo (trên 30%), chất liệu len ( 5 % đến 6%) và
cuời cùng là sản phẩm có nguồn gờc từ lụa ( 3 % đến 4%) Năm 2005, kim
ngạch nhập khẩu các sản phẩm trên đểu tăng trưởng ngoại trừ các sán phấm
từ lụa (giảm 9,4%)
Hàng may mặc nhập khẩu vào thị trường Mỹ có chủng loại rất phong
phú, đa dạng Nếu xếp theo các nhóm hàng lớn thì khời lượng nhập khẩu
của từng nhóm hàng trong năm 2004 như sau:
* Áo sơ mi và blouse: 822.488 nghìn tá Chất liệu chính của nhóm
hàng này là cotton Đây là nhóm hàng có phân đoạn thị trường chủ yếu là
những người tiêu dùng thuộc lứa tuổi từ 25 đến 60 Áo sơ mi và blouse được
Múi môi l/íựe Mật! ĩ>Aạtn <7/ụ Qĩ/utnff 3Cằtiff - - X^OTỈ-
Trang 20sử dụng k h i đi làm, đi công tác hoặc trong các buổi gặp gỡ, giao dịch vì nó
khá trung tính và lịch sự Chính vì vậy, nhu cầu đối với mặt hàng này luôn ớ
mức cao và tương đối ổn định
* Khăn: 447.136 nghìn tá Khăn được làm từ chất liệu cotton
* Quần: 423.790 nghìn tá Có độ các loại như quần âu, quần dài,
quần soóc, quần bó, quần len
* Găng tay: bao gồm: găng tay len, găng tay da, găng tay cộa các
vận động viên thể thao với tổng số 152.052 nghìn tá
* Áo khoác: 73.319 nghìn tá Á o khoác có nhiều kiểu dáng và được
làm từ sợi cotton hoặc len
* Quần áo ngả: 53.758 nghìn tá
* Áo len: 48.028 nghìn tá Chiếm phần lớn là các loại áo len dài tay
* Váy: 48.020 nghìn tá Gồm các loại váy liền áo và chân váy
Ngoài ra, còn một số nhóm hàng khác nhưng khối lượng nhập khẩu
không nhiều Tổng khối lượng nhập khẩu các nhóm hàng may mặc là:
2.536.730 nghìn tá sản phẩm
Bảng sô 6: Một sô cát hàng may mặc có khôi lượng
nhập khẩu lớn vào thị trường M ỹ n ă m 2004
Trang 212.2 Các nước xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ
Theo thống kê, Mỹ nhập khẩu hàng dệt may từ hơn 100 nước và
vùng lãnh thổ, trong đó Trung Quốc, các nước Asean và các nước OECD là
những nước xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ Nhóm nước Trung Quốc, Hongkong,
Đài Loan và Hàn Quốc là các nước xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường
Mỹ nhiều nhất - 23,2 tỷ USD (năm 2004) Các nước ASEAN mỗi năm cũng
xuất khẩu được trên 12 tỷ USD vào thị trường này trong đó đóng góp nhiều
nhất là Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Philippines Liên minh châu Âu (15
nước) là khu vầc đúng vị trí thứ 7 với kim ngạch trên 4 tỷ USD mỗi năm
Bảng sô 7: Các nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất vào Mỹ
Trang 22Hiện nay, Trung Quốc vẫn là nước chiếm thị phần l ớ n nhất trên thị trường hàng dệt may Mỹ N ă m 2003, nước này chiếm 14,99% thị trưởng hàng may mặc nhập khẩu của Mỹ N ă m 2004, con số này đã là 17.48% Trong năm 2005, do được hưởng lợi từ việc bãi bỷ hạn ngạch dệt may nên chỉ trong 7 tháng đầu năm nước này đã xuất khẩu được 13,06 tỷ USD - cao hơn kim ngạch của cả năm 2003 và gần bằng k i m ngạch năm 2004 Thị phần của hàng may mặc Trung Quốc đã tăng đột biến lên mức 25,82% và vãn đang có dấu hiệu sẽ tiếp tục tăng
Mexico và Canada là hai nước bạn hàng truyền thống của Mỹ Những năm trước đây, hai nước này luôn dẫn đầu trên thị trường dệt may Mỹ do tận dụng được các un thế về địa lý cũng như về các điểu kiện ưu đãi trong thương mại Tuy nhiên, mấy năm gần đây, do vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ phía hàng dệt may của Trung Quốc, Ân Đ ộ và các nước châu Á khác nên hai nước này đã đánh mất dần vị trí của mình Thị phần hiện nay của Mexico đã giảm xuống còn 8,5% Vị trí thứ hai của nước này cũng đang bị đe doa bởi
Ấ i Độ Canada cũng chỉ còn đứng vị trí thứ năm với 3,3% thị phần
Trong khi Hongkong, Honduras cũng chịu cảnh đánh mất thị phần do
áp lực cạnh tranh thì Ấn Đ ộ , Indonesia là hai nước rất có triển vọng trên thị
trường Ấ n Đ ộ đã vươn lên từ vị trí thứ tư năm 2()Ô!íva ^Ĩịọ4 lên vị trí thứ ba
Indonesia còn có bước đi ngoan mục hơn khi leo-từ vị t r i thứ tám năm 2003
i V ị ;
Kể từ sau k h i ký Hiệp định Thương mại, rà_Hiêp đinh dệt may với Mỹ, Việt Nam đã nhanh chóng xâm nhập vào thị trường rộng lớn này Kết quả là
chỉ sau 4 năm từ 2000 đến 2004 k i m ngạch xuất khẩu của hàng dệt may Việt
Nam đã tăng lên hơn 50 lần N ă m 2000, Việt Nam chỉ xuất khẩu được 50 triệu USD mặt hàng này vào Mỹ Kể từ đó k i m ngạch liên tục tăng mạnh qua các năm Đ ế n năm 2004, k i m ngạch đã tăng lên đến hơn 2,7 tỷ USD Tuy vậy, năm 2005 lại là năm khó khăn đối với hàng dệt may Việt Nam do nước
Mui viên tíụecAlột! ỢJ/iạ*f &*ị rx/uat# Xtùtạ - ót* -XSOĩB -X(7i?l& 17
Trang 23ta chưa được dỡ bỏ hạn ngạch Thị phần của hàng dệt may Việt Nam tại Mỹ
chỉ còn 3,04% thay vì 3,26% năm 2004 và đang đứng ở vị trí thứ sáu
Đối với mặt hàng dệt, Canada vẫn là nước xuổt khẩu lớn nhổt vào Mỹ
với kim ngạch 418 triệu USD hàng sợi và 787,6 triệu USD hàng vải (năm
2004) CHDCND Triều Tiên đứng vị trí thứ hai với 15,4 triệu USD hàng sợi
và 633,6 triệu USD hàng vải Canada là nước xuổt khẩu lớn thứ ba với tổng
kim ngạch cả hai mặt hàng là 654,6 triệu USD Các nước có kim ngạch xuổt
khẩu hàng dệt tương đối lớn vào Mỹ là Trung Quốc, Italia, Pakistan Sang
năm 2005, Trung Quốc đã vượt lẽn trở thành nước cung cổp hàng dệt lớn thứ
2 của Mỹ Nếu xét riêng về mặt hàng vải thì Trung Quốc còn vượt cả Canada
Bảng số 8: Các nước xuất khẩu hàng dệt lớn nhất
Trang 24N h ư vậy, năm 2005 là năm đánh dấu sự biến dộng lớn trên thị trường
hàng dệt may thế giới nói chung và thị trường hàng dệt may Mỹ nói riêng Các nước hiện đang ở thế bất lợi như Việt Nam cẩn tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hoa của mình để có thể trụ được và hơn nỊa là phát triển được ở thị trường này
2.3 Hệ thông kênh phân phôi trên thị trường hàng dệt may Mỹ
Sơ đồ kênh phân phôi hàng dệt may t ạ i M ỹ
Nhà sản xuất trong
nước
Nhà sản xuất nước ngoài
Trong hệ thống bán hàng tại Hoa Kỳ có rất nhiều công ty tham gia
giống như nhỊng mắt xích để phân phối hàng hoa đến tay người tiêu dùng
Trang 25Hàng dệt may từ nước ngoài vào M ỹ có thể được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất nước ngoài hoặc có thể nhập từ các công ty thương mại chuyên doanh K h i hàng đã vào thị trường M ỹ thì sẽ được phân phối bụi các nhà phân phối lớn hoặc các công ty bán lẻ hay các công ty thương mại Các sán phẩm vải, sợi hoặc hàng may mặc gia công tại nước ngoài thì có thế được nhập bụi các nhà sản xuất trong nước để sử dụng cho quá trình sản xuất và sau đó cũng sẽ được đưa ra thị trường theo cách trên
Các công ty có tên tuổi thường thiết lập một hệ thống phân phối riêng cho mình từ trên xuống dưới Những công ty nhỏ hơn có thể uy thác cho các nhà phân phối chuyên nghiệp Hiện nay, các công ty may mặc nước ngoài
triển lãm Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể đặt mua hàng trực tiếp từ các công ty cùa nước ngoài qua mạng máy tính (Ví dụ như mạng Amazon.com) Nhìn chung, hệ thống phân phối tại M ỹ được thiết lập khá bài bẳn và có tổ chức
Trong hệ thống bán lẻ có thể chia các công ty, cửa hàng ra thành các nhóm sau:
• Công ty chuyên doanh: m ô hình hoạt động là hệ thống các cửa
hàng chuyên bán một nhóm sản phàm (thường là có chất lượng cao, nhãn hiệu nổi tiếng và giá bán cũng cao)
• Công ty siêu thị: bán các loại hàng hoa tổng hợp
• Công ty chuỗi: các cửa hàng được tổ chức thành mạng lưới rộng
khắp toàn quốc
• Các cửa hàng giảm giá: bán tổng hợp các loại mặt hàng nhưng có
giá rẻ
« Công ty bán hàng từ xa: khách hàng có thể đặt mua qua thư,
Internet, điện thoại., và sẽ được giao hàng tận nhà
• Các cửa hàng vừa và nhỏ: thường bán các loại sản phẩm không có
nhãn hiệu nổi tiếng và giá khá rẻ
<fárA ữ/ỂM /Aựe tuột: <PAj7jtt Ĩ7/Ù Vờiunít ãóầttv - ots - XJO<B -X&'X& 20
Trang 262.4 Chính sách quản lý nhập khẩu hàng dệt may của M ỹ
2.4.1 Chính sách thuế
2.4.1.1 Biểu thuế nhập khẩu
Biểu thuế nhập khẩu là nội dung quan trọng nhất trong luật thuế cùa
Mỹ Biểu thuế này có hơn 1600 trang, liệt kê chi tiết các loại hàng hoa và thuế suất nhập khẩu, trong đó có cột thuế suất dành cho hàng hoa nhập khẩu
từ những nước không có quy chế thương mại bình thường (NTR) với M ỹ và cột thuế dành cho các nước có quy chế NTR
Tuy theo từng loại hàng hoa m à sẽ có cách tính thuế cho phù hợp và
các loại thuế đối với từng loại hàng hoa cũng thường xuyên được điểu chỉnh
2.4.1.2 Áp mã thuế nhập khẩu
Luật pháp M ỹ cho chủ hàng được chủ động xếp m ã thuế cho các mặt
hàng nhập và nộp thuế theo kê khai, do đó người nhập hàng phái hiểu nguyên
tắc xếp loại
Trước khi xếp m ã thuế, phải tìm được sự m ô tả chính xác cùa m ó n
hàng trong biểu thuế nhập khẩu Trong trường hợp m ó n hàng có 2-3 bộ phận
có m ã số thuế khác nhau thì phải dựa trên đặc tính chủ yếu của m ó n hàng để
theo nguyên tắc xếp loại theo mặt hàng gần với mặt hàng được m ô tả nhất
trong biểu thuế Nếu cũng không xếp loại được thì xếp loại theo mục đích sử
<?ts
Trang 277/rt/t /rìrt/f j-/tti?íÁiĩí/ /t//ftự t/Ị/rtf(/ự Jtt*tự /ĩĩỳ r/í/r ê& >y<-y rf/ti// xs?t /XmmstỉmtiỤ
dụng của mặt hàng Trường hợp mặt hàng có nhiều đặc tính sử dụng thì xếp loại theo đặc tính sử dụng chính
Đ ố i với vải k h i xếp loại sẽ áp dụng nguyên tấc cân lượng Ví dụ, vải
được dệt từ hai loại sợi cotton và polyester, nếu sợi cotton chiếm tỷ lệ lớn hơn
thì xếp vào m ã số thuế của vải cotton, ngược lại thì xếp vào m ã số thuế của
polyester
2.4.1.3 Định giá tính thuế hàng nhập khâu
Nguyên tắc chung là đánh thuế theo giá giao dịch, nhưng giá giao dịch
ở đây không phải là giá trên hoa đơn m à phải cẩng thêm nhiều chi phí khác
như: tiền đóng gói, tiền hoa hồng cho trung gian nếu người mua phải trả, tiền
m á y m ó c thiết bị của nhà nhập khẩu mua cấp cho nhà sản xuất để giúp nhà sản xuất làm ra được m ó n hàng cần đật, tiền thưởng thêm cho người bán, nếu có Ngoài ra, giá giao dịch để đánh thuế không tính phí vận chuyến và phí bảo hiểm lô hàng
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không xác định được giá giao dịch để xác định thuế K h i ấy sẽ phải dùng các nguyên tắc định giá khác Có bốn nguyên tắc định giá được Hải quan M ỹ áp dụng theo thứ tự un tiên:
- Định giá theo m ó n hàng giống hệt hoặc tương tự
- Tính giá suy ngược, nghĩa là lấy giá bán lẻ trên thị trường trừ đi các chi phí để tính ra giá nhập khẩu
- Xác định giá thành, nghĩa là tính toán các chi phí sản xuất ra m ó n hàng để suy ra gán với giá nhập khẩu
- Biện pháp tổng hợp nhiều yếu tố để suy ra giá nhập Tuy nhiên, biện pháp này rất hiếm k h i sử dụng đến
Trang 28chính phủ đơn phương áp đặt hạn ngạch trong một số trường hợp Có hai loại
hạn ngạch là hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch thuế quan
Hạn ngạch tuyệt đối (Absolute quota) là hạn ngạch cho phép một số
lượng của một chủng loại hàng hoa nào đó được nhập khẩu vào M ỹ trong
một thời gian nhất định, nếu vượt quá sẽ không được phép nhập khẩu Hạn
ngạch tuyệt đối có thể được áp dụng đối với một số quốc gia Nếu nhập khấu
quá hạn ngạch thì phựn vượt quá sẽ phải tái xuất hoặc được lưu tại kho ngoại
quan hoặc phải được huy bỏ dưới sự chứng kiến của hải quan
Hạn ngạch thuế quan (Tariff rate - quota): là hạn ngạch quy định về số
lượng đối với loại hàng nào đó được nhập khẩu vào Mỹ được hưởng mức thuế
suất thấp trong một thời gian nhất định, nếu vượt quá sẽ bị đánh thuế cao
2.4.2.2 Về visa dệt may
Hàng dệt cựn có "visa" mới được nhập khẩu vào Hoa Kỳ Một visa
hàng dệt là dấu xác nhận trên một hoa đơn hoặc trẽn giấy phép xuất khẩu do
chính phủ nước ngoài cấp cho hàng dệt cùa họ khi xuất khẩu vào Mỹ Visa
được dùng để kiểm soát việc nhập khẩu các sản phẩm dệt may của Mỹ và
ngăn chặn nhập khẩu hàng hoa trái phép vào thị trường Visa có thể được
dùng cho hàng có hạn ngạch hoặc không có hạn ngạch Hàng có hạn ngạch
cũng có thể cựn hoặc không cựn visa, tuy thuộc vào nước xuất xứ
M ộ t visa hàng dệt không đảm bảo cho hàng hoa chắc chắn được nhập
khẩu vào Mỹ Nếu hạn ngạch nhập khẩu bị hết hạn khi hàng hoa đang trên
đường đến Hoa Kỳ thì người nhập khẩu vẫn không thể làm thủ tục nhập hàng
cho đến k h i hạn ngạch được bố sung, gia hạn lại hoặc hạn ngạch mới được
cấp phép
Trường hợp visa khai sai chùng loại, số lượng, thiếu dữ liệu hoặc lô
hàng cập cảng không có visa, lô hàng đó sẽ không được giải phóng cho tới
khi nhà nhập khẩu M ỹ thông báo cho nước xuất khẩu những thông tin trẽn về
tất cả hàng dệt nhập khẩu vì mục đích thương mại bao gồm các loại vải dệt
Trang 29hoặc các sản phẩm dệt từ xơ thực vật, len xơ nhân tạo hoặc tơ theo các cát khấc nhau đều phải có visa k h i nhập khẩu vào Mỹ M ộ t số hiệp định chỉ điều chỉnh một số cát nhất định với một phân nhóm cụ thứ hoặc miễn visa cho các hàng mẫu thương mại
2.4.3 Quy định về xuất xứ hàng nhập khẩu vào Mỹ
Việc xác định xuất xứ rất quan trọng vì hàng nhập khẩu ở những nước đang phát triứn được M ỹ cho hưởng chế độ GSP hoặc những nước đã ký hiệp định thương mại với M ỹ sẽ được hưởng thuế suất thấp hơn
Xuất xứ của mặt hàng được xác định theo nguyên tắc biến đổi phần lớn vé giá trị, và được định nghĩa như sau: sản phẩm được xác định dựa vào nước gốc là nước cuối cùng sản xuất ra sản phẩm với điều kiện là sản phẩm
đã biến dạng đứ mang tên mới và có đặc tính sử dụng mới Ví dụ, khi Việt Nam nhập khẩu vải của Trung Quốc đứ may quần áo xuất khẩu sang M ỹ thì sản phẩm ấy có xuất xứ Việt Nam, vì khi ấy tên cùa sản phẩm mới là quần áo
và được dùng đứ mặc chứ không phải là vải đứ may như ban đẩu
Đ ố i với một số sàn phẩm cụ thứ thì xuất xứ được quy định như sau:
• V ớ i những sản phẩm sợi, chỉ hay tơ: nước xuất xứ là nơi tơ, sợi được se hay chế biến
• V ớ i các sản phẩm vải: nước xuất xứ là nơi dệt thành vải
• V ớ i quần áo: nước xuất xứ là nơi quần áo được ráp toàn bộ Tuy nhiên, các chi tiết may phụ thêm như tay áo, cổ áo, túi áo, đường
thêu nếu được thực hiện ở nước khác không ảnh hưởng đến nhận
diện quần áo thì không làm thay đổi nước xuất xứ
K h i xuất khẩu vào Mỹ, muốn được hưởng thuế suất ưu đãi theo nước xuất xứ, luật M ỹ quy định trên sản phẩm phải ghi nhãn của nước xuất xứ Quy định này chỉ bắt buộc với sản phẩm hoàn chỉnh, k h i nhập vào M ỹ có thứ bán thẳng cho người tiêu dùng
Trang 30Có một quy định đặc biệt là hàng hoa gốc từ M ỹ đưa sang nước khác
để sắp xếp lại, gia cống thèm và đóng gói k h i nhập khẩu trở lại M ỹ sẽ không
phải đóng thuế nhập khẩu cho phần nguyên liệu có gốc từ Mỹ
Gần đây, cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kứ (Customs and
Border Protection - CBP) vừa ra một quy định tạm thời về việc khai xuất xứ
hàng dệt may, huy bỏ quy định cũ về khai báo đối với tất cả hàng dệt và may
(Thị trường số 290/2005 ngày 24/10/2005, trang 5) Theo quy định mới, các
nhà nhập khẩu phải khai báo m ã số của nhà sản xuất - Manufacturer
Identiíication Code (MID) Quy định này có hiệu lực từ ngày 5/10/2005 Đ ố i
tượng áp dụng là tất cả hàng dệt may nhập khẩu từ tất cả các nước, bao gồm
cả hàng may mặc bị áp dụng điều khoản tự vệ đặc biệt và hàng dệt may của
các nước chưa gia nhập WTO m à vãn phụ thuộc vào các hiệp định hàng dệt
song phương (như Belarus, Nga, Ukraina, Việt Nam ) Quy định mới này
đòi hỏi M I D phải được xây dựng từ tên và địa chỉ của thực thể thực hiện hoạt
động tạo ra sản phẩm Chỉ có nhà sản xuất mới được tạo MID Nếu hải quan
tại một cảng thấy nghi ngờ về khai báo M I D không phải của nhà sản xuất,
càng có thể yêu cầu sửa chữa thông tin sau khi hàng đã qua cửa khẩu Những
lỗi lặp lại về việc xác định M I D khi nhập khẩu hàng dệt may sẽ đưa đến việc
đánh giá mức phạt đối với các nhà nhập khẩu hay môi giới hải quan do
không lưu tâm đúng mức M I D sẽ được sử đụng trên tất cả các chứng từ làm
thủ tục nhập khẩu cho lô hàng
2.4.4 Quy định về nhãn hiệu hàng hoa nhập khẩu vào Mỹ
M ọ i hàng hoa nhập khẩu có xuất xứ ngoại quốc phải ghi rõ ràng,
không tẩy xoa được, ở chỗ dễ nhìn thấy trên bao bì xuất nhập kháu Tên
người mua cuối cùng ở Mỹ, tên bằng tiếng Anh nước xuất xứ hàng hoa đó
Hàng tới tay người mua cuối cùng thì trên các bao bì, vật dụng chứa đựng
bao bì tiêu dùng của hàng hoa cũng phải ghi rõ nước xuất xứ của hàng hoa
bên trong
Các nhãn hiệu hàng hoa phải được đăng ký tại Cục Hải quan Mỹ
Hàng hoa mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã
Trang 31đăng ký bản quyền của một công ty M ỹ hay một công ty nước ngoài đã đăng
ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ Bản sao đăng ký nhãn hiệu
hàng hoa phải nộp cho Cục H ả i quan M ỹ và được lưu g i ữ theo quy định
Hàng nhập khẩu vào M ỹ có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu
Hàng hoa nhập khẩu theo các bản sao chép các thương hiệu đã đăng ký
m à không được phép của người có bản quyền là vi phạm luật bản quyền, sẽ
bị bắt giữ và tịch thu và các bàn sao các thương hiệu đó sẽ bị huy
Trỳ một số trường hợp đặc biệt, tất cả các sản phẩm sợi, dệt khi nhập
vào Hoa Kỳ đều phải được đóng dấu, niêm phong kín và ghi nhãn hoặc ghi
những thông tin sau:
- Tên riêng các loại sợi và tỷ lệ phần trăm trọng lượng của các chất sợi
có trong sản phẩm (không kể các chất liệu trang trí) có trọng lượng tỳ 5 % trờ
lên được ưu tiên ghi trước, sau đó ghi tỷ lệ % của các loại sợi m à được quy
định là "các loại sợi khác" (các loại sợi có tỷ trọng dưới 5 % )
- Tên nhà sản xuất hoặc tên hay số đăng ký "chứng minh" của một
hay nhiều người phụ trách tiếp thị hoặc điểu hành sản phẩm sợi dệt Số đãng
ký "chứng minh" này do Uy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ (Federal
Trade Commission - FTC) cấp Một thương hiệu viết bằng chữ đã đăng ký
vói cơ quan quản lý bản quyền Hoa Kỳ có thể được ghi trên nhãn hàng hoa
thay cho tên nếu chủ thương hiệu đó nộp bản sao đăng ký thương hiệu cho
Uy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ trước khi sử dụng
- Tên quốc gia nơi m à sản phẩm được gia công hoặc sản xuất
Theo Luật nhãn hiệu sản phẩm len năm 1939, tất cả các sản phẩm có
chứa sợi len nhập khẩu vào thị trường Mỹ, trỳ thảm, đệm, chiếu, nệm ghế
phải được ghi nhãn mác
Theo Luật nhãn hiệu sản phẩm lông, da thú thì tất cả các sản phẩm
nhập khẩu có giá thành hay giá bán tỳ 7 USD trở lên phải ghi nhãn mác và
nước xuất xứ
2.4.5 Quy định về hàng dễ cháy
Trang 32Hầu hết các sản phẩm dệt may nhập khẩu vào M ỹ để tiêu thụ đều phải
tuân thủ các quy định của Luật về sản phẩm dệt dễ cháy Luật này có quy
định về tính dễ bén lửa đối với hàng dệt may Không có ai có thể xuất khẩu
vào M ỹ các sản phẩm hàng may mặc hoặc đọ trang trí nội thất hoặc bất kỳ
sản phẩm vải hay chất liệu liên quan nào để sử dụng cho các sản phẩm đó
được nhập khẩu vào 'Mỹ rồi gia công lại để làm giảm tính chất dễ cháy cùa
chúng sao cho đáp ứng được tiêu chuẩn của Luật trên Điều này phải được
ghi trên hoa đơn hay giấy tờ liên quan đến lô hàng
áinA Biên t*ạk/kiệm <pkạm &Aịr>Okm0 xắnff- ry/# xwg- J?(7V/Í7 li
Trang 33C H Ư Ơ N G 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHAU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI
1 Giới thiệu chung về công ty dệt may H à N ộ i
1.1 Lịch sử hình thành và phát t r i ể n
Còng t y dệt may H à N ộ i (Hanoi Textile anđ Garment Company HANOSIMEX), tiền thân là nhà máy sợi H à N ộ i - Xí nghiệp liên hợp sợi -dệt k i m H à Nội, là một doanh nghiệp lớn thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam, được khởi công xây dựng năm 1979 với sự hợp tác của hãng Unionmatex ( C H L B Đức) Từ năm 1979 đến năm 2001, cùng với quá trình sản xuất kinh doanh của mình công ty kết hợp với việc xây dựng thêm các nhà máy và lắp đỹt các trang thiết bị để không ngừng cải tiến công nghệ
-Hiện nay, công ty đã có l i nhà máy thành viên, trong đó có 2 nhà máy sợi, 3 nhà máy dệt nhuộm, 6 nhà máy may với tổng diện tích mỹt bằng là trên
24 ha cùng với gần 5.000 công nhân kỹ thuật và lao động lành nghề Các nhà
m á y của công ty được trang bị các máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại của các nước: Đức, Nhạt, Bỉ, Mỹ
Với phương châm "đảm bảo chất lượng sản phẩm và những điều đã cam kết với khách hàng là nền tảng cho sự phát triển lâu dài", công ty đã từng bước khăng định uy tín thương hiệu cùa mình ở thị trường trong nước và thị trường một số nước trên thế giới như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc, Đài Loan, Nam Phi, Trung Cận Đông
Trang 34toàn và phát triển các nguồn vốn đó Là một doanh nghiệp nhà nước có uy tín
nên công ty dễ dàng huy động được vốn từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
- V ố n do ngân sách nhà nước cấp
- V ố n từ các quỹ: quỹ khấu hao, quỹ đẩu tư phát triển, lợi nhuận đế
lại của công ty
- Nguồn vốn vay ngân hàng
- Nguồn vốn phát hành chứng khoán
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết
Nguồn vốn ban đỗu của công ty do nhà nước đỗu tư Trong quá trình
sản xuất kinh doanh, công ty đã tìm cách huy động m ọ i nguồn vốn, từ việc
vay vốn của các ngân hàng đến huy động vốn nhàn rỗi của người lao động
trong công ty cộng với các khoản lợi nhuận hàng năm để tái sản xuất, mở
rộng quy mô Đ ế n nay, công ty dệt may Hà N ộ i là một trong những công ty
có giá trị tài sản lớn trong Tổng công ty dệt may Việt Nam Tổng giá trị tài
sản của công ty năm 1999 là gỗn 300 tỷ đồng, năm 2004 là 684 tỷ đổng
1.2.2 Nhản lực
Do đặc điểm của ngành nghề sản xuất kinh doanh nên có tới 7 0 % số
lao động trong công ty là nữ và hơn 9 0 % số lao động là lao động trực tiếp
Đ ể đảm bảo cho sự phát triển vững chắc trên con đường hội nhập, công ty
đang từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên Số cán
bộ có trình độ đại học ngày một tăng lên, đồng thời các công nhân trong các
nhà máy cũng được đào tạo bài bản để làm chủ được các máy móc, thiết bị
ngày càng hiện đại
Nhìn chung, trình độ cán bộ công nhân viên của công ty khá cao so với
các doanh nghiệp trong cùng ngành Đặc biệt, các cán bộ quản lý được đào
tạo cơ bản ở nhiêu trường đại học uy tín trong nước và nước ngoài Tuy
nhiên, số công nhân nghỉ việc hoặc chuyển công tác lại gia tăng nên công ty
cũng thường xuyên phải tuyển dụng và đỗu tư kinh phí đào tạo công nhân
mới Cơ cấu lao động trong công ty được thể hiện qua bảng sau:
MtA Biên/Án* tiện.-ipAạm &ỊUf%Atuié XằHỊf - rJA - J?+*0<3 -j£í7wcỵ 29
Trang 35Bảng số 9: Lao động của công ty phân theo trình độ
Đơn vị: người
Năm
Chỉ tiêu
2000 2001 2002 2003 2004 Năm
Chỉ tiêu
SL TL
(%)
SL TL (%)
SL TL (%)
SL TL (%)
SL TL (%) Tổng
số 4.864 100 6.629 100 6.520 100 6.279 100 5570 100 Đại
học 411 8,5 440 6,6 484 7,4 492 7,8 498 8,9 Trung
cấp 375 7,7 381 5,8 450 6,9 420 6,7 412 7,4 Công
- Nhà máy sợi Hà Nội: có hơn 100.000 cọc sợi, chuyên sản xuất các loại sợi nồi cọc chất lượng cao
- Nhà máy sợi Vinh (đóng tại thành phố Vinh - Nghệ An) được trang
bị dây chuyền sản xuất sợi nồi cọc với 50.000 cọc sợi và Ì dây chuyền sản xuất sợi PE với 1994 hộp kéo sợi Sản lượng: 3.000 tấn sợi PE / năm
- Nhà máy dệt nhuộm được trang bị thiết bị dệt của châu Âu và Đài Loan ở các cấp dệt khác nhau, các thiết bị nhuộm của Đài Loan và thiết bị hoàn tất của châu Âu, Nhật với công suất 4.000 tấn vải dệt kim / năm và một phòng thí nghiệm nhuộm của châu Âu
Mt/t mát ữíạn Áạa.- ỢVAụm Ợĩự rXAiutự XỒ™/ oi* - XJO<B 30
Trang 36- Nhà máy may ì có 17 dây chuyền may sản phẩm dệt k i m với 380
máy may và l o máy thêu của Nhật cùng các thiết bị phụ trợ khác
- Nhà máy may l i với 17 dây chuyền may sản phẩm dệt k i m với 405
máy may
- Nhà máy may Đông M ỹ có 8 dây chuyền may sản phẩm dệt k i m
với 207 máy may
- Nhà máy dệt Denim được khánh thành vào tháng 1/2001 được trang
bị các thiết bị dệt, nhuộm hổ, hoàn tất, thiết bị thí nghiệm tiên tiến nhất của
châu  u và Mỹ
- Nhà máy may I U được trang bị 4 dây chuyền may quần Denim
công suất 1.000.000 sản phẩm / năm và 3 dây chuyền may áo công suất
250.000 sản phẩm / năm
- Nhà máy dệt Hà Đông được trang bị máy dệt thoi, máy dệt
Jacquard và 186 máy may
1.2.4 Mặt hàng sản xuất kinh doanh
Sản phẩm truyền thống của công ty là các sản phẩm sợi bao gồm sợi
cotton, sợi Peco, PE, T/C, c v c , OE sản lượng hàng năm của công ty là trên
11.000 tấn sợi các loắi, trong đó sản lượng sợi PE là hơn 3.000 tấn/ năm
Công ty cũng có thế mắnh đối với các loắi vải dệt k i m và các sản phẩm
may bằng vải Rib, Interlok, Single, Lacost Sản lượng vải 3.000 tấn / năm
Sản lượng may 8 triệu sản phẩm / năm trong đó 9 0 % là sản phẩm xuất khấu
Các loắi khăn mặt, khăn tắm, khăn ăn tuy mới được đưa vào sản xuất
từ năm ] 995 nhưng đã có vị trí khá vững chắc trên các thị trường Nhắt Bàn,
Đức, Đài Loan sản lượng mỗi năm đắt 600 tấn
Các loắi vải Denim và các sản phẩm quẩn áo Jeans là các sản phẩm
mói nhưng rất có tiềm năng phát triển Sản lượng vải Denim là 9 triệu m /
năm, quần áo Jeans là 1,5 triệu sản phẩm / năm
Ngoài ra, công ty còn sản xuất các loắi mũ với nhiều kiểu dáng khá đa
dắng Sản lượng 4,8 triệu sản phẩm / năm
31
Trang 371.2.5 Thị trường xuất khẩu chính
Các sản phẩm của công ty được xuất khẩu chủ yếu sang các nước châu
Á, châu  u và Mỹ
Ì.2.5.1 Đối với thị trường châu Á
Trong thời kỳ trước năm 1997, k i m ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm đến 8 0 % tổng k i m ngạch xuất khẩu của công ty Từ cuối năm 1997 đến 1999, do khủng hoảng kinh tế nên sức mua của thị trường Nhật Bản giảm sút cụng với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các sản phẩm dệt may Trung Quốc nên k i m ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản của công ty giảm
đi nhiều Hiện nay, công ty đang có chiến lược khôi phục lại thị trường này Theo các chuyên gia, trong năm 2005, Việt Nam sẽ có cơ hụi tốt hơn đối với thị trường Nhật Bản do các nhà sản xuất Trung Quốc không mấy mặn m à với các đơn hàng nhỏ Ngoài ra, để chia sẻ rủi ro, khách hàng Nhật sẽ không tập trung đơn hàng vào thị trường Trung Quốc
Bén cạnh thị trường Nhật Bản, Đài Loan cũng là mụt thị trường quan trọng của công ty tại châu Á Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là các loại quần áo dệt k i m và các sản phẩm sợi
N ă m 1999, công ty bắt đầu xuất khẩu sang thị truồng Hàn Quốc K i m ngạch xuất khẩu sang thị trường này tương đối ổn định
Ngoài ra, công ty cũng đã bước đầu xâm nhập vào thị trường Philippines và Singapore Tuy nhiên, các đơn hàng xuất khẩu sang thị trường này còn nhỏ và không thường xuyên
1.2.5.2 Đối với thị trường châu Au
Trước năm 1997, k i m ngạch xuất khẩu sang châu  u chiếm 1 5 % tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty Đặc điểm của các đơn hàng của thị trường này là nhỏ và yêu cầu cao về chất lượng M ụ t số các đơn hàng yêu cầu phải
có biên bản kiểm tra chất lượng của các công ty giám định đục lập như SGS, ITS M ớ i đây, Việt Nam đã ký hiệp định xoa bỏ hạn ngạch với châu Âu, mở
ra cơ hụi tốt cho công ty và các bạn hàng Công ty đang tiếp tục duy trì quan
Trang 38seằiụt-hệ đối tác tốt với các khách hàng truyền thống, n ố i lại liên seằiụt-hệ với các bạn
hàng cũ, tìm khách hàng mới để đẩy nhanh xuất khẩu vào thị trường này
1.2.5.3 Đối với thị trường Mỹ
M ỹ là thị trường tương đối mới mẻ nhưng đã nhanh chóng chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng k i m ngạch xuất khẩu sang các thị trường của công
ty K i m ngạch xuất khẩu sang M ỹ của công ty tăng mạnh qua các năm, đặc
biệt là tợ năm 2002 trở lại đây Mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này rất đa
dạng về chủng loại Các đơn hàng của M ỹ thường là các đơn hàng có giá trị
lớn Trong thời gian tới, đây vẫn là thị trường chiến lược của công ty
1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
1.3.1 Kết quả kinh doanh chung
Với lợi thế của một doanh nghiệp nhà nước cộng với những cố gắng,
nỗ lực không ngợng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong việc nâng cao
nâng suất, chất lượng sản phẩm và nghiên cứu, tìm hiểu, mở rộng thị trường,
công ty dệt may Hà N ộ i đã đạt được những thành tựu đáng kế trong những
năm qua và trở thành đơn vị dãn đẩu của ngành dệt may nước ta Công ty
luôn có doanh thu năm sau cao hơn năm trước và đời sống lao động được
Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường
Sùứi Min tAựe /Uột! rỊMạm ƠAị vơuutụ ãtằny - ots - XSOĩB-je&>x&
Trang 39TỉrtA Áìrt/t íAíỉí/ /t/rttự í/;/ /tùm /ĩfự ê& /íft/ụ ,7f '/ỉ f 7f //rrsu/'wJ
Biểu đồ số 1: So sánh doanh thu xuất khẩu
và doanh thu trong nước của công ty
Qua bảng số liệu trên, ta thấy doanh thu của công ty từ năm 2000 đến
năm 2004 tăng khá nhanh T ừ năm 2000 đến năm 2002, mỗi năm doanh thu
của công t y tăng gần 2 0 % Riêng năm 2003, tổng doanh thu đã tăng tới
29,6% so với năm 2002 Đây là mức tàng trưởng m à nhiều doanh nghiệp
trong ngành phải m ơ ước
Doanh thu của công ty thu được từ hai nguồn là doanh thu bán hàng
trong nước và doanh thu xuất khẩu Nhờng năm trước đây, doanh thu bán
hàng trong nước là nguồn doanh thu chính của công ty Hiện nay, do mở
rộng được ra các thị trường nước ngoài nên doanh thu xuất khẩu của công ty
đang ngày một tăng lên, đạt mức xấp xỉ với doanh thu nội địa, thậm chí năm
2002 và 2003 doanh thu xuất khẩu đã vượt doanh thu nội địa Tốc độ tăng
trưởng doanh thu cả hai loại đểu ở mức cao N ă m 2001, doanh thu xuất khẩu
đạt 274,9 tỷ đổng, chiếm 49,4% tổng doanh thu, tăng 17,3% so với năm
2000 Trong khi đó, doanh thu bán hàng trong nước đạt 281,9 tỷ đồng, tăng
18,9% so với năm 2000
N ă m 2002, tranh thủ việc M ỹ giảm thuế nhập khẩu đối với hàng dệt
may Việt Nam (do Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ
đã có hiệu lực), trong k h i chưa áp dụng hạn ngạch (trong thời gian đầu của
Trang 40Hiệp định), công t y đã đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, làm
doanh thu xuất khẩu vào thị trường này tăng mạnh Sự tăng trường xuất khẩu
vào thị trường M ỹ đã góp phần nâng mức doanh thu xuất khẩu nói chung lên
348,9 tỷ đồng, tăng 26,9% so với năm 2001 Đây là năm đầu tiên doanh thu
xuất khẩu vượt doanh thu trong nước cả về giá trị và tẫc độ tăng trưởng
Sang năm 2003, công ty vẫn tiếp tục khẳng định được vị trí của mình
cả ở thị trường trong nước và thị trưởng quẫc tế Doanh thu xuất khẩu trong
năm này tăng 24,2% trong khi doanh thu trong nước tăng tới 35,4%
Tuy nhiên, năm 2004, do gặp một sẫ khó khăn trong khâu thị trường
nên doanh thu xuất khẩu tăng thấp hơn so với doanh thu trong nước và chỉ
khẩu sẽ khó đạt được mức tăng trưởng như năm 2002 và 2003
1.3.2 Hoạt động xuất khẩu của công ty
Trước năm 1990, công ty dệt may H à N ộ i tham gia vào việc xuất khẩu
hàng hoa theo hiệp định giữa Việt Nam và các nước X H C N (chủ yếu là Liên
X ô cũ và các nước Đông Âu) Sản phẩm xuất khẩu lúc đó chỉ là các loại sợi
chải thô với k ế hoạch 2000 - 3000 tấn/ năm Việc giao sợi và thu tiền hoàn
đảm nhận Từ năm 1991 trở lại đây, công ty dệt may H à N ộ i hoàn toàn chủ
động trong việc X K hàng hoa ra thị trường nước ngoài Cho đến nay, công ty
đã có quan hệ buôn bán với hem 20 nước
1.3.2.1 Kim ngạch xuất khẩu
Trong những năm vừa qua, công ty gặp khá nhiều thuận lợi trong công
tác xuất khẩu K i m ngạch tăng đều qua các năm
Bảng sô l i : K i m ngạch X K của công ty những n ă m gần đây
Đơn vị: triệu USD