A. GIỚI THIỆU VỀ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH VÀ QUY MÔ GIAO DỊCH.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) được thành lập
tháng 7 năm 2000, là một đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản lý hệ
thống giao dịch chứng khoán niêmyết của Việt Nam. Chỉ số giá cổ phiếu trong một thời
gian nhất định (phiên giao dịch, ngày giao dịch) của các công ty niêmyết tại trung tâm
này được gọi là VN-Index. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hoạt
động như một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà nước với số vốn điều
lệ là một nghìn tỷ đồng. Hiện nay các sở giao dịch chứng khoán trên thế giới thường hoạt
động dưới dạng công ty cổ phần.
Tên tiếng Anh của sở giao dịch này là Ho Chi Minh Stock Exchange, được biết
đến với với tên viết tắt là HOSE. Tên website của sở này lại là HSX (www.hsx.vn) ( H -
Ho Chi Minh, S - Stock,X - do có cách phát âm giống từ Ex nên được chọn làm từ viết tắt
của Exchange)
Toàn thị trường Cổ phiếu Chứng chỉ Trái phiếu Khác
Số CK niêm yết(1
CK)
342,00 301,00 3,00 38,00 0,00
Tỉ trọng (%) 100,00 88,01 0,88 11,11 0,00
KL niêm yết(ngàn
CK)
26.701.202,98 26.505.047,17 126.063,53 70.092,28 0,00
Tỉ trọng(%) 100,00 99,27 0,47 0,26 0,00
GT niêm yết(triệu
đồng)
273.320.335,01 265.050.471,71 1.260.635,30 7.009.228,00 0,00
Tỉ trọng (%) 100,00 96,97 0,46 2,56 0,00
Theo bảng quy mô NiêmYết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh cập
nhật ngày 25/10/2013, tổng giá trị niêmyết hiện nay là 273.320 ngàn tỷ đồng, trong đó cổ
phiếu chiếm khối lượng nhiều nhất 265.050 ngàn tỷ đồng (96,97%), giá trị niêmyết của
trái phiếu và chứng chỉ quỷ chỉ chiếm 3.,02%. Tổng quy mô thị trường hiện nay là
26.701.202.980 chứng khoáng trong đó cổ phiếu chiếm đa số 99,27%., và là chứng khoán
phổ biến nhất hiện nay trên sàn HOSE.
B. GIỚI THIỆU VỀ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN H VÀ QUY MÔ GIAO
DỊCH.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (tên tiếng Anh là Hanoi Stock Exchange,
viết tắt là HNX) tiền thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, được thành lập
theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, chính
thức đi vào hoạt động từ năm 2005 với các hoạt động chính là tổ chức thị trường giao
dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu. Ngày 2/1/2009, Thủ
tướng Chính phủ đã ra quyết định số 01/2009/QĐ-TTg chuyển đổi TTGDCK Hà Nội,
thành Sở GDCK Hà Nội. Ngày 24/6/2009 Sở GDCK Hà Nội chính thức hoạt động theo
hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước với vốn
điều lệ là 1.000 tỷ đồng. Sau gần 7 năm hoạt động, quy mô của Sở đã phát triển mạnh mẽ
với 3 thị trường giao dịch thứ cấp trên một nền công nghệ hiện đại: cổ phiếu, thị trường
trái phiếu Chính phủ và thị trường UPCoM; song song với đó Sở GDCK Hà Nội cũng tổ
chức các hoạt động đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu Chính phủ.
Chức năng của Sở GDCK Hà Nội là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và
điều hành thị trường giao dịch chứng khoán. Mục tiêu hoạt động của Sở GDCK Hà Nội
là tổ chức vận hành thị trường giao dịch chứng khoán minh bạch, công bằng, hiệu quả;
phát triển hạ tầng cơ sở và các sản phẩm mới phục vụ cho thị trường, tăng cường thu hút
đầu tư trong nước và quốc tế, thể hiện vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền
kinh tế, đảm bảo lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia thị trường.
Với những đóng góp và thành tích hoạt động của mình, Sở GDCK Hà Nội đã được
Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì năm 2010.
Hiện tại, HNX có 382 doanh nghiệp niêmyết cổ phiếu với tổng giá trị niêmyết
đạt 86.462 tỷ đồng. Các doanh nghiệp niêmyết trên Sở khá đa dạng về ngành nghề cũng
như quy mô vốn. Khá nhiều DN có quy mô vốn rất lớn như Ngân hàng Thương mại cổ
phần Á Châu (vốn điều lệ gần 9.377 tỷ đồng), Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn -
Hà Nội (vốn điều lệ hơn 8.865 tỷ đồng), Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây
dựng Việt Nam (vốn điều lệ 4.417 tỷ đồng), Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ Thuật
Dầu khí Việt Nam (vốn điều lệ 4.467 tỷ đồng)… Nhiều nhóm ngành lớn như ngành Dầu
khí, tài chính - ngân hàng đã trở thành “trụ đỡ” của HNX trong những giai đoạn khó
khăn, đồng thời tạo nên sức hấp dẫn với các nhà đầu tư bởi mức giá cổ phiếu hợp lý, phù
hợp với nhiều chiến lược đầu tư khác nhau…
Nhằm không ngừng phát triển các sản phẩm, công cụ đầu tư mới trên thị trường,
năm 2012, HNX đã cho ra mắt chỉ số HNX30. Đây là chỉ số giá của 30 cổ phiếu có tính
thanh khoản nhất trên sàn Hà Nội. Sau hơn 1 năm đi vào vận hành, chỉ số HNX30 đã
được công chúng đầu tư quan tâm đón nhận, giao dịch của nhóm cổ phiếu HNX30 luôn
chiếm tỷ trọng cao trên thị trường với giá trị giao dịch chiếm từ 54,3% - 80,96% tổng giá
trị giao dịch.
C. ĐIỀU KIỆN NIÊMYẾT CỔ PHIẾU TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN:
\\
Hình 1: sơ đồ đăng ký niêm yết chứng khoán trên sàn
I. ĐIỀU KIỆN NIÊMYẾT CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG
Theo khoản 1 điều 12 luật chứng khoán năm 2006 :
1. Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười
tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
2. Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng
thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;
3. Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán
được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
4. Riêng đối với trái phiếu, có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối
với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp
pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.
II. ĐIỀU KIỆN KIỂM SOÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VỚI CÔNG
TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN:
Công ty
đăng ký
Ngân Hàng
Nhà Nước
Tổ chức tín
dụng cổ phần
Sở giao dịch
CK THPHCM
Công ty cổ
phần
Uỷ Ban CK
Nhà Nước
Trường hợp riêng đối với các tổ chức tín dụng cổ phần, các tổ chức này khi niêm
yết phải được sự chấp thuận của ngân hàng nhà nước:
a) Có thời gian hoạt động tối thiểu là 02 (hai) năm tính đến thời điểm đề nghị.
b) Giá trị thực của vốn điều lệ đến thời điểm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp
định theo quy định hiện hành.
c) Hoạt động kinh doanh có lãi trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán và
báo cáo tài chính riêng lẻ có kiểm toán trong 02 (hai) năm liền kề trước năm đề
nghị.
d) Tuân thủ các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng
quy định tại Điều 129 và Khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng và các
hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đối với các quy định này liên tục trong trong
thời gian 06 (sáu) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị.
e) Tỷ lệ nợ xấu dưới 3% so với tổng dư nợ tại thời điểm cuối quý trong thời gian 02
(hai) quý liền kề trước quý đề nghị.
f) Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước tại thời điểm cuối quý liền kề trước quý đề nghị.
g) Trong thời gian 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị, tổ chức tín
dụng cổ phần không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân
hàng dưới hình thức phạt tiền với tổng mức phạt từ 30 (ba mươi) triệu đồng trở
lên.
h) Tại thời điểm đề nghị, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng cổ
phần có số lượng và cơ cấu đảm bảo quy định của pháp luật hiện hành.
i) Tại thời điểm đề nghị, tổ chức tín dụng cổ phần có bộ phận kiểm toán nội bộ và hệ
thống kiểm soát nội bộ bảo đảm tuân thủ Điều 40, Điều 41 Luật Các tổ chức tín
dụng và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành.
III. ĐIỀU KIỆN NIÊMYẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
Điều kiện niêmyết cổ phiếu lần đầu:
a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêmyết từ 80 tỷ
đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Căn cứ vào tình hình
phát triển thị trường, mức vốn có thể được Bộ Tài chính điều chỉnh tăng hoặc
giảm trong phạm vi tối đa 30% sau khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ;
b) Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêmyết phải có lãi và
không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết;
c) Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật;
công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban
kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám
đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan;
d) Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông
nắm giữ;
e) Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng
Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty
phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể
từ ngày niêmyếtvà 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không
tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
f) Có hồ sơ đăng ký niêmyết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại Quy chế niêmyết
chứng khoán của SGDCK.
Điều kiện niêmyết trái phiếu lần đầu:
a) Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có vốn
điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêmyết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính
theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêmyết phải có lãi,
không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ
tài chính với Nhà nước;
c) Có ít nhất 100 người sở hữu trái phiếu cùng một đợt phát hành;
d) Có hồ sơ đăng ký niêmyết trái phiếu hợp lệ theo quy định tại Quy chế niêmyết
chứng khoán của SGDCK.
IV. ĐIỀU KIỆN NIÊMYẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ
NỘI:
Điều kiện công ty cổ phần niêmyết cổ phiếu lần đầu :
a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêmyết từ 30 tỷ
đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Có ít nhất 01 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm
đăng ký niêmyết (ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm
yết); tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm đăng
ký niêmyết tối thiểu là 5%; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm,
không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; tuân thủ các quy định của
pháp luật về kế toán báo cáo tài chính;
c) Tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông
không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển
đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
d) Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản trị,
Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc)
và Kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên
Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc
(Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100%
số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêmyếtvà 50%
số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở
hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
e) Có hồ sơ đăng ký niêmyết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.
Điều kiện niêmyết trái phiếu:
1. Đối với trái phiếu doanh nghiệp:
a) Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn điều lệ đã góp tại thời
điểm đăng ký niêmyết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên
sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêmyết phải có lãi;
c) Các trái phiếu của một đợt phát hành có cùng ngày đáo hạn;
d) Có hồ sơ đăng ký niêmyết trái phiếu hợp lệ theo quy định.
2. Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền
địa phương được niêmyết trên Sở giao dịch chứng khoán theo quy định của Bộ
Tài chính.
3. Đối với trường hợp đăng ký niêm yết chứng khoán của tổ chức tín dụng là công ty
cổ phần, ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, phải được sự
chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
V. ĐIỀU KIỆN NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN SAU SÁP NHẬP, HỢP
NHẤT DOANH NGHIỆP:
Điều kiện niêmyết cổ phiếu của công ty hình thành sau hợp nhất doanh
nghiệp:
a) Công ty hình thành sau hợp nhất từ hai (02) hoặc một số công ty đều là
công ty niêmyết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, c, d, đ, e
Khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
b) Công ty hình thành sau hợp nhất từ hai (02) hoặc một số công ty trong đó
có ít nhất một công ty niêmyết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh và đồng thời có ít nhất một công ty không phải là công ty
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh phải đáp
ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, c, d, đ, e Khoản 1 Điều 53 Nghị
định số 58/2012/NĐ-CP; đồng thời công ty chưa niêmyết phải đáp ứng
điều kiện có ít nhất hai (02) năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ
phần tính đến thời điểm công ty hình thành sau hợp nhất được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh; tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở
hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu là 05% và hoạt động kinh doanh của
hai (02) năm liền trước năm hợp nhất phải có lãi; không có các khoản nợ
phải trả quá hạn trên một (01) năm; không có lỗ luỹ kế tính đến năm hợp
nhất; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính.
c) Công ty hình thành sau hợp nhất từ hai (02) hoặc một số công ty đều
không phải là công ty niêmyết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản
1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
Điều kiện niêmyết cổ phiếu của công ty hình thành sau sáp nhập doanh
nghiệp:
a) Trường hợp công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập đều là công ty
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, công ty
hình thành sau sáp nhập phải thực hiện đăng ký thay đổi niêm yết.
b) Trường hợp công ty nhận sáp nhập là công ty niêm yết, công ty bị sáp nhập
không phải là công ty niêmyết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh, công ty hình thành sau sáp nhập sẽ được thực hiện đăng ký
niêm yết bổ sung cho phần cổ phiếu hoán đổi của công ty bị sáp nhập khi:
b.1. Công ty bị sáp nhập đáp ứng các điều kiện sau: có ít nhất hai (02) năm
hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm công ty hình
thành sau sáp nhập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tỷ lệ
lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu là
05% và hoạt động kinh doanh của hai (02) năm liền trước năm sáp nhập
phải có lãi; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một (01)
năm; không có lỗ luỹ kế tính đến năm sáp nhập; tuân thủ các quy định của
pháp luật về kế toán báo cáo tài chính.
b.2. Trường hợp công ty bị sáp nhập không đáp ứng được điều kiện quy định
tại điểm b1 nói trên, thì phải có tỷ lệ ROE trên báo cáo tài chính hợp nhất
năm được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính hợp nhất bán niên được kiểm
toán (lập ngay sau thời điểm sáp nhập) của công ty hình thành sau sáp
nhập tối thiểu là 05% hoặc có tỷ lệ ROE dương trên báo cáo tài chính hợp
nhất năm được kiểm toán (lập ngay sau thời điểm sáp nhập) và lớn hơn tỷ
lệ ROE trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán của công ty
nhận sáp nhập.
b.3. Trường hợp công ty bị sáp nhập và tỷ lệ ROE của công ty hình thành
sau sáp nhập không thỏa mãn các điều kiện trên, số cổ phiếu phát hành
thêm (tương ứng với số vốn của công ty bị sáp nhập) chỉ được niêmyết
bổ sung sau một (01) năm kể từ thời điểm công ty hình thành sau sáp
nhập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
c) Trường hợp công ty nhận sáp nhập không phải là công ty niêmyết trên Sở
giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, công ty hình thành sau sáp
nhập phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 53 Nghị
định số 58/2012/NĐ-CP.