1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị tiền mặt tại các công ty niêm yết trên sàn HNX và HOSE giai đoạn 2006 - 2012

41 542 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Quản trị tiền mặt tại các công ty niêm yết trên sàn HNX và HOSE giai đoạn 2006 - 2012

i TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Năm 2012 vừa qua, nền kinh tế vĩ mô Việt Nam có những tín hiệu đáng mừng, như lạm phát ở mức 9.21% - thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, tình trạng nợ xấu lại nổi cộm nhất trong năm qua, số doanh nghiệp rời khỏi thị trường lên tới gần 55000 doanh nghiệp. Với 60% là đều do gặp phải vấn đề về luồng tiền mặt trong công ty. Chính vì vậy, quản lý tốt tiền mặt là chìa khóa dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp. Theo nhiều nghiên cứu thực nghiệm, mức độ huy động vốn ngắn hạn ở các nước đang phát triển cao (Theo Both cộng sự, 2001; Shah Khan, 2007, 2009), Việt Nam cũng không ngoại lệ. Huy động vốn ngắn hạn phải chịu áp lực thanh toán trong thời gian ngắ ro. Tuy nhiên, việc nắm giữ một lượng lớn tiền mặt là không hiệu quả, bởi vì nó tạo ra rất ít hoặc trong nhiều trường hợp nó không tạo ra thu nhập. Do đó, các công ty Việt Nam cần phải xác định cho mình một tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tối ưu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu cung cấp tình hình quản trị tiền mặt ở Việt Nam hiện nay, phân tích những yếu tố quyết định đến việc quản trị tiền mặt của công ty mức độ tác động của chúng, để nhờ đó mà các công ty biết hướng quản trị tiền mặt, tránh rơi vào kiệt quệ tài chính phá sản. Câu hỏi nghiên cứu: Những yếu tố nào tác động đến quyết định quản trị tiền mặt của doanh nghiệp Việt Nam? Tác động như thế nào ở mức độ nào? Hệ số điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tối ưu ở Việt Nam là bao nhiêu? 3. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng ở cả hai mô hình - Dữ liệu bảng tĩnh (Mô hình tổng hợp tất cả các quan sát (pool), mô hình tác động cố định (Fixed effects) mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effects)) dữ liệu bảng động (Mô hình moment tổng quát GMM - Để tìm ra hệ số điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tối ưu). ii Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của 110 công ty phi tài chính được niêm yết trên hai sàn chứng khoán HNX HOSE. Dữ liệu được lấy từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ vốn hóa thị trường của các công ty phi tài chính, giai đoạn 20062012. Những công ty tài chính có vốn chủ sở hữu âm bị loại khỏi mẫu. 4. Nội dung nghiên cứu Bài nghiên cứu gồm có 5 phần. Phần 1 là giới thiệu về nội dung vấn đề nghiên cứu lý do chọn đề tài. Phần 2 trình bày tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây, gồm lý thuyết về quản trị tiền mặt các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định quản trị tiền mặt. Phần 3 mô tả phương pháp nghiên cứu bao gồm chọn lọc xử lý số liệu, cách thức chạy mô hình hồi quy trên chương trình Eviews. Phần 4 là thảo luận các kết quả nghiên cứu đạt được, dựa trên nền tảng lý thuyết những bằng chứng thực nghiệm trước đây. cuối cùng là kết luận, hạn chế hướng mở rộng. 5. Đóng góp của đề tài Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng GMM đã tìm ra được hệ số điều chỉnh, đánh giá mức độ điều chỉnh đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty Việt Nam. Nhờ đó, họ có thể điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty sao cho cân bằng giữa lợi ích chi phí, dựa trên những yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt. 6. Hướng phát triển của đề tài Bài nghiên cứu có thể lấy thêm nhiều mẫu dữ liệu có tiêu chí rõ ràng hơn về mẫu. Đồng thời, trong mô hình có thêm các yếu tố khác ảnh hưởng đến quản trị tiền mặt, như, nhu cầu vốn luân chuyển, chi tiêu vốn, độ bất ổn của dòng tiền hoạt động, Ngoài ra, bài nghiên cứu này có thể phát triển thêm bằng cách xem xét tác động của quản trị tiền mặt lên hiệu quả hoạt động của công ty. iii MỤC LỤC TÓM TẮT ĐỀ TÀI i MỤC LỤC iii 1. Giới thiệu 1 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây 4 2.1. Lý thuyết về quản trị tiền mặt 4 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tiền mặt 6 3. Dữ liệu phương pháp nghiên cứu 11 3.1. Nguồn dữ liệu định nghĩa các biến 11 3.2. Phương pháp nghiên cứu 13 4. Nội dung kết quả nghiên cứu 17 4.1. Hồi quy dữ liệu bảng tĩnh 18 4.2. Mô hình dữ liệu bảng động 23 5. Kết luận 25 PHỤ LỤC 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO a 1 1. Giới thiệu Việc nắm giữ một lượng lớn tiền mặt là không hiệu quả, bởi vì nó tạo ra rất ít hoặc trong nhiều trường hợp nó không tạo ra thu nhập. Tuy nhiên, nếu không có tiền mặt thì chi phí công ty phải đối mặt lớn hơn rất nhiều khi công ty lâm vào kiệt quệ tài chính hoặc từ bỏ những cơ hội đầu tư có NPV dương. Vì vậy, để quản trị tiền mặt hợp lý mang lại lợi ích cho công ty, trước tiên công ty phải xác định được các yếu tố thực nghiệm nào tác động đến quản trị tiền mặt tác động như thế nào? Almeida cộng sự (2004) cũng phân tích thực nghiệm về độ nhạy cảm của việc nắm giữ tiền mặt, nhấn mạnh mối liên hệ giữa thanh khoản huy động vốn. Ông nói một công ty với nhiều cơ hội đầu tư ở hiện tại tương lai, công ty có những dòng tiền tạo ra từ tài sản không đủ để đầu tư vào tất cả các dự án có NPV dương, thì nắm giữ tiền mặt sẽ đảm bảo khả năng đầu tư của công ty. Mặt khác, phụ thuộc vào khả năng của công ty để gia tăng huy động vốn bên ngoài, nắm giữ tiền mặt có thể tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư trong tương lai. Ngược lại, Adetifa (2005) nói rằng nắm giữ tiền mặt quá mức sẽ mắc phải chi phí cơ hội, chẳng hạn như chi phí cơ hội của việc nhận lãi suất khi đầu tư. Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố quyết định nắm giữ tiền mặt của công ty đã chiếm vị trí trung tâm trong các tài liệu về tài chính doanh nghiệp. Quản trị tiền mặt, theo Gill Shah (2012) được xác định như là tiền mặt trong tay hoặc có sẵn để đầu tư vào tài sản góp vốn đầu tư. Do đó, quản trị tiền mặt được xem như tiền hoặc tương đương tiền mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. bài nghiên cứu này, quản trị tiền mặt sẽ là nắm giữ tiền trong tay hoặc trong ngân hàng, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khoản phải thu ngắn hạn. Gần đây, Attaullah Shah (2011) đã đưa ra thực nghiệm nghiên cứu ở Pakistan về những yếu tố tác động đến quản trị tiền mặt. Ông đề nghị rằng những công ty tăng trưởng, quy mô lớn, chi trả cổ tức độ bất ổn dòng tiền lớn hơn thì nắm giữ tiền mặt nhiều hơn so với các công ty khác. Những công ty với kỳ đáo hạn nợ dài hơn những công ty với vòng quay tài sản thanh khoản nhanh thì nắm giữ tiền mặt ít hơn. Ở một thị trường đang phát triển khác như Chi-Lê, Lawrencia cộng sự (2012) đã trình bày mối tương quan giữa nắm giữ tiền mặt đặc tính công ty. Kết quả cho thấy dòng tiền, 2 vốn luân chuyển thuần, đòn bẩy, lợi nhuận chi tiêu đầu tư tác động đáng kể lên quản trị tiền mặt của công ty ở Chi-Lê. Vấn đề quản trị tiền mặt cũng được nghiên cứu khá nhiều các quốc gia phát triển như Lee Powell (2010, Úc), Ozkan Ozkan (2004, Anh), Drobetz Gruninger (2007, Thụy Sĩ), Ferreira Vilela (2004, các nước Châu Âu), Pinkovitz Williamson (2001, Nhật), Opler cộng sự (1999, Mỹ), D’Mello, Krishnaswami Larkin (2008, các công ty spin-offs – công ty hoạt động dựa trên kết quả nghiên cứu), Dittmar Mahrt-Smith (2007, Mỹ), Faulkender vàWang (2006, Mỹ), Foley, Hartzell, Titman Twite (2007, Các tập đoàn đa quốc gia ở Mỹ), … Bài nghiên cứu này dựa theo hướng của các bài nghiên cứu trước phần lớn là bài nghiên cứu của Shah (2011). Lý do em chọn đề tài này là bởi vì: Năm 2012 vừa qua, nền kinh tế vĩ mô Việt Nam có những tín hiệu đáng mừng, như lạm phát ở mức 9.21% - thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, tình trạng nợ xấu lại nổi cộm nhất trong năm qua, số doanh nghiệp rời khỏi thị trường lên tới gần 55000 doanh nghiệp. Với 60% là đều do gặp phải vấn đề về luồng tiền mặt trong công ty. Chính vì vậy, quản lý tốt tiền mặt là chìa khóa dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp. Theo nhiều nghiên cứu thực nghiệm, mức độ huy động vốn ngắn hạn ở các nước đang phát triển cao (Theo Both cộng sự, 2001; Shah Khan, 2007, 2009), Việt Nam cũng không ngoại lệ. Huy động vốn ngắn hạn phải chịu áp lực thanh toán trong thời gian ngắ ro. Tóm lại bài nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp về tình hình quản trị tiền mặt ở Việt Nam hiện nay đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nắm giữ tiền mặt ảnh hưởng ở mức độ nào, để nhờ đó mà các công ty biết hướng quản trị tiền mặt, tránh rơi vào kiệt quệ tài chính phá sản. Để giải quyết vấn đề này, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 110 công ty phi tài chính được niêm yết trên hai sàn chứng khoán Hà Nội thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 20062012. Đầu tiên, giả thuyết đối ứng với kỳ đáo hạn cần được kiểm định ở nước đang phát triển như nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã tìm ra kết luận: huy động vốn ngắn hạn cao hơn 3 trong số những công tycác nước đang phát triển, nhưng những vấn đề thanh khoản của những công ty này ít được chú ý. Thứ hai, nghiên cứu này tiến hành cả mô hình dữ liệu bảng tĩnh động. Nếu những công ty đối mặt với khó khăn trong việc điều chỉnh tỷ số tiền trên tổng tài sản, thì mô hình bảng động bao hàm các yếu tố động sẽ tính được hệ số điều chỉnh theo cách tốt nhất. Về mô hình động, bài nghiên cứu sử dụng những lợi thế của mô hình tổng quát moments (GMM), bởi vì nó có thể giải quyết nội sinh tiềm năng, phương sai thay đổi, tự tương quan. Mô hình này đã được sử dụng một vài nghiên cứu gần đây như Mura cộng sự (2008), Ozkan Ozkan (2003), Shah (2011), bởi tính hiệu quả độ chính xác của nó. Bố cục bài nghiên cứu được chia thành 5 phần. Phần 1 là giới thiệu về nội dung vấn đề cần nghiên cứu lý do chọn đề tài. Phần 2 trình bày tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây. Phần 3 mô tả phương pháp nghiên cứu bao gồm chọn lọc xử lý số liệu, cách thức chạy mô hình hồi quy trên chương trình Eviews. Phần 4 là thảo luận các kết quả nghiên cứu đạt được, dựa trên nền tảng lý thuyết những bằng chứng thực nghiệm trước đây. cuối cùng là kết luận. 4 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây 2.1. Lý thuyết về quản trị tiền mặt Do có sự tồn tại của thị trường không hoàn hảo nên đã gia tăng chi phí huy động vốn bên ngoài đây có thể là một hạn chế cho công ty sử dụng vốn bên ngoài. Những công ty tiến hành tích lũy nhiều tài sản có tính thanh khoản hơn nữa để giải quyết hai vấn đề sau: thanh khoản ngắn hạn từ chối các dự án có lợi nhuận. Vì vậy, chi phí giao dịch động cơ dự phòng là hai lý do chính để nắm giữ tiền mặt (Kyenes, 1936). Hơn nữa, chi phí đại diện của việc ban quản trị làm theo ý muốn cá nhân có thể là giải thích khác cho nắm giữ tiền mặt, như thuyết dòng tiền tự do (Jensen, 1986). Những nhà quản trị tư lợi sẽ tích lũy tiền mặt để làm giàu cho chính họ tại phí tổn của cổ đông. 2.1.1. Chi phí giao dịch Quan điểm chính của động cơ giao dịch là dựa trên chi phí chuyển đổi tài sản thành tiền mặt (Kyenes, 1936). Những công ty có thể tiến hành thanh khoản theo nhiều cách khác nhau, như huy động vốn, cắt chi trả cổ tức hoặc đầu tư, hoặc bán những tài sản có tính thanh khoản. Tuy nhiên, tất cả đều có chi phí. Như vậy, tiền mặt có thể được sử dụng như một tấm đệm để chống lại khả năng xảy ra những nguồn vốn đắt từ chối những dự án có giá trị. Chi phí thanh khoản cao hơn thì nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Ngoài ra, Kyenes (1936) cũng đưa vào động cơ dự phòng liên quan đến nắm giữ tiền mặt, những công ty sẽ an toàn khi đối mặt với nhu cầu chi tiêu bất ngờ hoặc không dự kiến trước mà không cần phải bán tài sản hoặc huy động vốn bên ngoài. Động cơ chi phí giao dịch rõ ràng là sự đánh đổi giữa chi phí gia tăng tiền mặt lợi ích của việc nắm giữ tiền mặt như một tấm đệm. Trong khi công ty trả chi phí gia tăng tiền mặt thì họ cũng chịu chi phí cơ hội liên quan đến nắm giữ tiền mặttiền mặttài sản thanh khoản nhất. Amihud Mendelson (1986) đề nghị rằng lợi thế thanh khoản tồn tại giữa các loại tài sản khác nhau. Lợi ích cơ bản của tài sản có tính thanh khoản là cho phép công ty tiến hành chính sách đầu tư tối ưu khi nguồn vốn bên ngoài không có sẵn, chi phí nhiều, hoặc khi công ty có thể mong đợi tránh bán tài sản hoặc cắt giảm cổ tức (Opler cộng sự, 1999). 5 2.1.2. Bất cân xứng thông tin Những nhà đầu tư không có được thông tin về công ty tương tự như ban quản trị của nó, do đó, họ luôn muốn chắc chắn một điều là mua cổ phần không bị cao giá. Thậm chí khi nhà quản trị đang hành động vì lợi ích của cổ đông, nhưng người bên ngoài vẫn có khuynh hướng chiết khấu giá cổ phiểu. Như vậy chi phí cao hơn khi huy động vốn bên ngoài gây cho ban quản trị không bán cổ phiếu không đầu tư vào một số dự án có lợi nhuận. Bất cân xứng thông tin theo Stiglitz vàWeiss (1981), Myers Majluf (1984) cho rằng vấn đề dưới giá tương quan hơn khi cổ phiếu nhạy cảm với thông tin, bất cân xứng thông tin xảy ra gây gắt. Vì vậy, với lý thuyết này các công ty sẽ tích lũy tiền mặt nhiều hơn để tránh bị giới hạn trong việc thực hiện những dự án của họ. Những công ty có cơ hội đầu tư cao công ty nhỏ là hai loại hình công ty thể hiện vấn đề bất cân xứng thông tin. 2.1.3. Chi phí đại diện Nếu ban quản trị tối đa hóa giá trịcủa cổ đông thì họ có thể lựa chọn những dự án rủi ro hơn, gây bất lợi cho chủ nợ. Điều này sẽ tạo ra sự chuyển đổi giá trị từ trái chủ sang cổ đông, bởi vì sẽ không chi trả lợi nhuận đạt được từ những dự án rủi ro hơn cho chủ nợ, còn trái chủ sẽ chịu một phần rủi ro dự án thất bại (Jensen Meckling, 1976). Vì vậy, các trái chủ sẽ gia tăng chi phí sử dụng vốn thông qua lãi suất, giá trái phiếu. Sự dịch chuyển giá trị từ cổ đông sang trái chủ có thể diễn ra trong sự hiện diện của nợ chưa trả trong cấu trúc vốn của công ty, vì với một khoản nợ chưa trả lớn thì nhà quản trị có thể lựa chọn những dự án chắc chắn. Do đó, rất có thể công ty từ chối những dự án NPV dương mà làm tổn thất giá trị của công ty (Myers, 1977; Barnea cộng sự, 1980). Những công ty với cơ hội tăng trưởng cao thì sẽ có chi phí đại diện cao, do đó, để chủ động trong nguồn vốn, họ sẽ có khuynh hướng dự trữ thêm tiền mặt. Nếu có xung đột giữa ban quản trị cổ đông, ban quản trị có khuynh hướng dự trữ càng nhiều tiền mặt nếu có thể để theo đuổi mục tiêu của họ. Tiền mặt có thể được chi trả cho lợi nhuận, nhưng cũng cho dự án mà nhà đầu tư không sẵn sàng huy động vốn. Hơn nữa, ban quản trị cũng có thể nắm giữ thêm tiền mặt bởi vì không ưa thích rủi ro. 6 Những nhà quản trị tư lợi sẽ có khuynh hướng nắm giữ nhiều hơn tiền mặt bởi vì họ có thể tránh quy luật thị trường giảm khả năng xảy ra mất việc. Tuy nhiên, những lý thuyết của Fama Jensen (1983) bằng chứng thực nghiệm về sở hữu vận hành (ví dụ, Morck cộng sự, 1988; McConnell Servaes, 1995; Lafer, 2004; Mura, 2007) thể hiện tác động phi tuyến giữa nắm giữ tiền mặt với gia tăng sở hữu của ban quản trị. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tiền mặt Với sự hiện diện của thị trường không hoàn hảo thì có một tỷ lệ tối ưu các tài sản thanh khoản. Quyết định đầu tư vào tài sản ngắn hạn bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố tại cùng một thời gian. Nhà quản trịtrí hành động cho lợi ích của cổ đông sẽ đánh giá lợi ích chi phí nắm giữ tài sản có tính thanh khoản. Nhà quản trị sẽ tối đa hóa sự giàu có của cổ đông trong tất cả các trường hợp mà lợi ích của việc đầu tư thêm 1 dollar vào tài sản có tính thanh khoản thì lớn hơn chi phí của dollar đó. Tài liệu về quản trị tiền mặt doanh nghiệp gợi ý rằng những nguồn chính của lợi ích chi phí đầu tư vào tài sản có tính thanh khoản xuất phát từ: (i) bất cân xứng thông tin, (ii) chi phí giao dịch, (iii) chi phí đại diện. Những đại diện cho các khía cạnh này được thảo luận như sau. 2.2.1. Tăng trưởng - Growth Khi thông tin về giá trị thực của những dòng tiền công ty không đối xứng giữa nhà quản trị nhà đầu tư, huy động vốn bên ngoài có thể tốn kém, như Myers Majluf (1984) phát biểu rằng những công ty đối mặt với bất cân xứng thông tin sẽ thích sử dụng quỹ nội bộ hơn bên ngoài. Vấn đề bất cân xứng thông tin thường hạn chế với những công ty đang tăng trưởng. Những công ty đang tăng trưởng nhận thấy huy động vốn bên ngoài quá tốn kém từ bỏ những dự án với NPV dương. Để tránh tình huống này, những công ty đang tăng trưởng sẽ nắm giữ thêm tài sản có tính thanh khoản. Dựa vào giả thuyết bất cân xứng thông tin, mối tương quan dương được mong đợi giữa những cơ hội tăng trưởng đầu tư vào tài sản có tính thanh khoản. Làm nổi bật chi phí đại diện khi sử dụng nợ có trong những cơ hội tăng trưởng, Myers (1977) trình bày rằng công ty đang tăng trưởng thích đi theo sau hơn thậm chí những [...]... khẳng định, quản trị tiền mặt tương quan âm với quy mô công ty Bên cạnh đó, giả thuyết khác về mối tương quan âm giữa quản trị tiền mặt quy mô công ty Ví dụ, Miller Orr (1966) nói rằng công ty lớn có lợi thế kinh tế về quy mô để quản trị tiền mặt Do đó, những công ty lớn sẽ nắm giữ ít tiền mặt Peterson Rajan (2003) nói rằng vay mượn bên ngoài ít tốn chi phí hơn với những công ty lớn vì chi... tóm tắt các kết quả thống kê mô tả của 110 công ty phi tài cính được niêm yết trên hai sàn chứng khoán HNX HOSE giai đoạn 20062012 Như kết quả trình bày ở bảng 2, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình (CASH) cho 110 công ty giai đoạn 2006 – 2012, ở Việt Nam đạt 36.14%, kết quả này khác xa với Attaullah Shah (2011) - 8.26% ở Pakistanvà những bài nghiên cứu trước Ozkan 18 Ozkan (2004), Kim cộng... quay tiền mặt – Cash cycle Vòng quay tiền mặt ngắn làm tăng khả năng công ty bổ sung nhanh chóng cân đối tiền mặt Công ty với vòng quay tiền mặt ngắn sẽ không phải thiếu tiền mặt cho dài hạn Do đó, mối tương quan âm được mong đợi giữa vòng quay tiền mặt nắm giữ tiền mặt Để tính vòng quay tiền mặt (CYC), bài nghiên cứu cần dữ liệu về khoản phải thu, hàng tồn kho khoản phải trả trong tất cả các. .. năm 2006 đến 2012 Theo tác giả Shah (2011), công thức vòng quay tiền mặt trong bài nghiên cứu như sau: CCYCLE = [Bảng: Tóm tắt tác động lý thuyết của các yếu tố đến quản trị tiền mặt] Nguồn: Tổng hợp từ các lập luận trên 3 Dữ liệu phương pháp nghiên cứu 3.1 Nguồn dữ liệu định nghĩa các biến Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của 110 công ty phi tài chính được niêm yết trên hai sàn chứng khoán HNX. .. - Leverage Công ty có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để nắm giữ tiền mặt ở một tỷ lệ cao Trong số những phương pháp này, một là đòn bẩy Bất cứ khi nào có thâm hụt tiền mặt, công ty có thể vay nguồn vốn nếu công ty có khả năng phát hành nợ Quản trị tiền mặt tương quan âm với đòn bẩy Giả thuyết trật tự phân hạng của Myers Majluf (1984) cũng đề nghị mối tương quan âm giữa quản trị tiền mặt và. .. giả thuyết H0 Như vậy mô hình GMM là phù hợp, không có sự tương quan giữa các biến công cụ với phần dư các biến công cụ được lựa chọn là phù hợp 25 5 Kết luận Bài nghiên cứu sử dụng số liệu báo cáo tài chính giai đoạn 20062012 của 110 công ty phi tài chính được niêm yết trên hai sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) để xem xét tỷ lệ nắm giữ tiền các yếu... trận hệ số tương quan giữa các biến giai đoạn 20062012 cho 110 công ty phi tài chính đang được niêm yết trên hai sàn chứng khoán HNX HOSE: Tốc độ tăng trưởng (GRT) có mối quan hệ dương với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt (CASH), nghĩa là công ty tăng trưởng nhanh thì sẽ có nhiều cơ hội đầu tư, để tránh chi phí giao dịch từ bỏ những cơ hội đầu tư có NPV dương thì nắm giữ tiền mặt sẽ nhiều hơn PB cũng... nắm giữ tiền mặt, nhưng Quy mô công ty (SIZE) Nợ dài hạn (DEMA) thì ngược lại, nghĩa là việc nắm giữ tiền mặt nhiều khi công ty có giá trị thị trường càng lớn hơn giá trị sổ sách, nhưng việc chi trả cổ tức vay nợ dài hạn ít hơn Độ bất ổn dòng tiền (CFV) tương quan dương với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt, bởi vì khi công ty đối mặt với dòng tiền âm rất lớn, nguy cơ phá sản cao, nếu nắm giữ tiền mặt lớn... (Williamson, 1988; Haris Raviv (1991); Shleifer Vishny (1992)) Vì tất cả các yếu tố này, họ sẽ kỳ vọng công ty với những cơ hội tăng trưởng hơn thì đầu tư nhiều hơn vào tài sản có tính thanh khoản cao Tuy nhiên, Ferreira Vilela (2004) thêm vào quan điểm đại diện về quyết định quản trị tiền mặt phát biểu rằng những nhà quản trị cổ hữu nắm giữ tiền mặt cao hơn thậm chí khi nhà quản trị không có những... động vốn Những công ty nhỏ hơn sẽ nắm giữ tiền mặt lớn hơn vì họ đối mặt với chi phí cao hơn khi huy động vốn bên ngoài Trái với những tranh luận này Opler cộng sự (1999) lại cho rằng những công ty lớn thì có vị thế tốt hơn để tích trữ tiền mặt vì họ có khả năng đạt được lợi nhuận cao hơn Giả thuyết khác là quản trị tiền mặt tương quan dương với quy mô công ty Ký hiệu quy mô công ty là SIZE, là . hình quản trị tiền mặt ở Việt Nam hiện nay, phân tích những yếu tố quyết định đến việc quản trị tiền mặt của công ty và mức độ tác động của chúng, để nhờ đó mà các công ty biết hướng quản trị tiền. giữa quản trị tiền mặt và quy mô công ty. Ví dụ, Miller và Orr (1966) nói rằng công ty lớn có lợi thế kinh tế về quy mô để quản trị tiền mặt. Do đó, những công ty lớn sẽ nắm giữ ít tiền mặt. . hình quản trị tiền mặt ở Việt Nam hiện nay và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nắm giữ tiền mặt và ảnh hưởng ở mức độ nào, để nhờ đó mà các công ty biết hướng quản trị tiền mặt, tránh

Ngày đăng: 10/04/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w