1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX

133 814 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

luận văn về đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

MAI ĐỨC ANH

ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG MỘT SỐ CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG TRÊN SÀN GIAO DỊCH HOSE VÀ HNX

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Long Xuyên, tháng 05 năm 2010

Trang 2

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Khóa Luận Tốt Nghiệp

ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG MỘT SỐ CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG TRÊN SÀN GIAO DỊCH HOSE VÀ HNX

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Sinh viên thực hiện: Mai Đức Anh Lớp: DH7QT MSSV: DQT062162 Người Hướng Dẫn: Ths Đặng Hùng Vũ

Long Xuyên, tháng 05 năm 2010

Trang 3

KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 4

Bốn năm ngồi trên ghế giảng đường đại học là một niềm hạnh phúc của bản thân tôi Trong bốn năm học ấy, tôi cảm thấy mình trưởng thành hơn và hạnh phúc hơn bởi vì tôi luôn luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của tất cả mọi người

Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh là ngôi nhà thứ hai đã truyền niềm tin và sức mạnh cho tôi bởi vì ở ngôi nhà ấy tôi luôn nhận được sự quan tâm của các Thầy, Cô

và bạn bè Hôm nay, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, chuẩn bị rời xa giảng đường đại học và ngôi nhà yêu quý, lòng tôi cảm thấy xốn xang Một nỗi niềm khó

tả và khó có thể diễn đạt thành lời

Sau bao ngày miệt mài với việc học, tôi đã bước đầu đạt được những thành quả mà bản thân tôi đề ra Tôi xin chia sẻ niềm hạnh phúc ấy đến với tất cả mọi người thân yêu của tôi Xin cho tôi gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Đặng Hùng Vũ đã nhiệt tình hướng dẫn, quan tâm và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Song song với đó, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các Thầy, Cô của Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh đã truyền dạy cho tôi những kiến thức nền tảng để tôi

có thể vững bước vào đời Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Anh, Chị của Đại lý nhận lệnh chứng khoán KimEng đã giúp tôi có thêm những kiến thức thực tế

Và hơn thế nữa, lòng biết ơn chân thành xin gửi đến gia đình và những người bạn của tôi đã cùng tôi trải qua thời sinh viên

Trước khi rời xa giảng đường đại học, tôi xin chúc tất cả mọi người luôn luôn hạnh phúc và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống Chúc cho tất cả các em sinh viên khóa sau sẽ hoàn thành tốt chương trình đại học và cao hơn thế nữa

Sinh viên Mai Đức Anh

Trang 5

Cổ phiếu ngân hàng được xem là những cổ phiếu thượng hạng và là những cổ phiếu chủ chốt của thị trường Trong năm 2006 – 2007 thì các cổ phiếu ngân hàng là những cổ phiếu được ưa chuộng nhất Nhưng năm 2008 – 2009 là năm đánh dấu sự tụt dốc của các cổ phiếu ngân hàng Mặc dù các các ngân hàng vẫn duy trì được tốc

độ phát triển và gia tăng lợi nhuận

Để có thể nhận định về triển vọng của ngành ngân hàng trong thời gian sắp tới cũng như đánh giá được tiềm năng và triển vọng của các cổ phiếu ngân hàng thì việc

“Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX”

là cần thiết

Việc đánh giá triển vọng cổ phiếu ngân hàng được thực hiện thông qua việc phân tích môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp, môi trường nội bộ và phân tích kỹ thuật

Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2009 đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng và đang trong giai đoạn phục hồi Chính sách tiền tệ nới lỏng được chính phủ áp dụng và lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng đã mở ra một triển vọng mới cho ngành ngân hàng trong năm 2010 Tuy nhiên, chính phủ vẫn quy định mức tăng trưởng tín dụng làm cho các ngân hàng phải hạn chế tăng trưởng tín dụng trong năm 2010

Tuy nhiên, ngành ngân hàng vẫn là ngành triển vọng ở Việt Nam khi số lượng ngân hàng nước ngoài tham gia ngày càng nhiều và số lượng ngân hàng TMCP cũng đang có xu hướng tăng lên Tuy áp lực cạnh tranh có tăng lên nhưng điều này đã chứng tỏ ngành ngân hàng rất có triển vọng phát triển

Chính áp lực cạnh tranh đã buộc các ngân hàng phải gia tăng nội lực để đảm bảo sức cạnh tranh Cả 6 ngân hàng đã niêm yết đều cho thấy năng lực phát triển cũng như sức mạnh về tài chính, dịch vụ…của mình Những yếu tố nội bộ đang củng cố niềm tin cho nhà đầu tư về khả năng phát triển của cả 6 ngân hàng

Không chỉ việc phân tích môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp, môi trường nội

bộ mới cho nhà đầu tư thấy triển vọng cũng như tiềm năng phát triển của 6 ngân hàng đã niêm yết mà việc phân tích kỹ thuật cũng thể hiện triển vọng của 6 cổ phiếu này Các biểu đồ kỹ thuật đều xuất hiện dấu hiện mua vào những cổ phiếu này Những cổ phiếu này sẽ ít biến động trong tương lai do dãy Bollinger có xu hướng hẹp lại và chúng phù hợp với việc đầu tư dài hạn hơn là đầu tư ngắn hạn

Tóm lại, cả 6 cổ phiếu ngân hàng đã niêm yết đều có những triển vọng phát triển riêng Việc lựa chọn cổ phiếu nào vào danh mục đầu tư, điều đó tùy thuộc vào tâm

lý nhà đầu tư

Trang 6

Mục lục

Chương 1: Giới thiệu 1

1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Ý nghĩa 3

1.6 Cấu trúc của khóa luận 3

Chương 2: Cơ sở lý luận 5

2.1 Tổng quan về cổ phiếu 5

2.1.1 Khái niệm cổ phiếu 5

2.1.2 Đặc điểm cổ phiếu 5

2.1.3 Các loại cổ phiếu 5

2.1.3.1 Cổ phiếu ưu đãi 5

2.1.3.2 Cổ phiếu thường 6

2.1.4 Các loại giá cổ phiếu 7

2.2 Các khái niệm liên quan đến ngân hàng 7

2.2.1 Định nghĩa ngân hàng thương mại 7

2.2.2 Chức năng của ngân hàng thương mại 7

2.2.3 Phân loại ngân hàng thương mại 7

2.3 Phân tích cơ bản 8

2.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô 8

2.3.2 Phân tích môi trường tác nghiệp 10

2.3.3 Phân tích môi trường nội bộ 12

2.3.4 Phân tích kỹ thuật 17

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 18

3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 18

3.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 19

3.3 Quy trình thực hiện nghiên cứu 19

3.4 Tiến độ thực hiện 20

Chương 4: Tổng quan về các ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX 21

4.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 21

4.1.1 Giới thiệu Vietinbank 21

4.1.2 Các hoạt động chính của Vietinbank 22

Trang 7

4.1.3 Cơ cấu cổ đông và tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank 22

4.1.4 Cơ cấu tổ chức của Vietinbank 23

4.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam 25

4.2.1 Giới thiệu Eximbank 25

4.2.2 Ngành nghề kinh doanh của Eximbank 25

4.2.3 Cơ cấu cổ đông và tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank 26

4.2.4 Cơ cấu tổ chức của Eximbank 27

4.3 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 28

4.3.1 Giới thiệu Sacombank 28

4.3.2 Ngành nghề kinh doanh của Sacombank 28

4.3.3 Cơ cấu cổ đông và tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank 29

4.3.4 Cơ cấu tổ chức của Sacombank 30

4.4 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 31

4.4.1 Giới thiệu Vietcombank 31

4.4.2 Ngành nghề kinh doanh của Vietcombank 31

4.4.3 Cơ cấu cổ đông và tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank 32

4.4.4 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank 33

4.5 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu 34

4.5.1 Giới thiệu ACB 34

4.5.2 Ngành nghề kinh doanh của ACB 34

4.5.3 Cơ cấu cổ đông và tình hình hoạt động kinh doanh của ACB 35

4.5.4 Cơ cấu tổ chức của ACB 36

4.6 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội 37

4.6.1 Giới thiệu SHB 37

4.6.2 Ngành nghề kinh doanh của SHB 37

4.6.3 Cơ cấu cổ đông và tình hình hoạt động kinh doanh của SHB 38

4.6.4 Cơ cấu tổ chức của SHB 39

4.7 So sánh quy mô của các ngân hàng TMCP đã niêm yết 39

Chương 5: Phân tích môi trường vĩ mô 41

5.1 Yếu tố kinh tế 41

5.2 Yếu tố chính trị - pháp luật 44

5.3 Yếu tố văn hóa – xã hội 45

5.4 Yếu tố công nghệ 45

Trang 8

5.6 Yếu tố tự nhiên 47

5.7 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE 47

Chương 6: Phân tích môi trường tác nghiệp 52

6.1 Khách hàng 52

6.2 Đối thủ cạnh tranh 54

6.3 Nhà cung cấp 60

6.4 Sản phẩm thay thế 61

6.5 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 62

Chương 7: Phân tích môi trường nội bộ 64

7.1 Các hoạt động chủ yếu 64

7.1.1 Hậu cần đầu vào 64

7.1.2 Vận hành 65

7.1.3 Hậu cần đầu ra 68

7.1.4 Marketing và bán hàng 68

7.1.5 Dịch vụ 71

7.2 Các hoạt động hỗ trợ 72

7.2.1 Thu mua 72

7.2.2 Phát triển công nghệ 73

7.2.3 Nhân sự 74

7.2.4 Tài chính 76

7.2.4.1 Các tỷ số tài chính 76

7.2.4.2 Cấu trúc vốn các ngân hàng đã niêm yết và các loại đòn bẩy 82

7.2.5 Hệ quản trị và hệ thống thông tin 85

7.2.6 Cơ sở hạ tầng 85

7.2.7 Đánh giá các ngân hàng 86

7.2.8 Ma trận đánh giá môi trường nội bộ - IFE 87

Chương 8: Phân tích kỹ thuật 90

8.1 Biểu đồ kỹ thuật phân tích biến động của CTG 90

8.2 Biểu đồ kỹ thuật phân tích biến động của EIB 92

8.3 Biểu đồ kỹ thuật phân tích biến động của STB 93

8.4 Biểu đồ kỹ thuật phân tích biến động của VCB 95

8.5 Biểu đồ kỹ thuật phân tích biến động của ACB 96

8.6 Biểu đồ kỹ thuật phân tích biến động của SHB 98

8.7 So sánh sự biến động của cổ phiếu ngân hàng trong cùng nhóm 99

Trang 9

Chương 9: Kết luận 101

9.1 Kết luận 101

9.2 Hạn chế của đề tài 102

Tài liệu tham khảo 103

Phụ lục 1: Danh mục cổ phiếu ngân hàng 106

Phụ lục 2: Dàn bài thảo luận 108

Phụ lục 3.1: Chuỗi giá trị của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 109

Phụ lục 3.2: Chuỗi giá trị của ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 110

Phụ lục 3.3: Chuỗi giá trị của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 111

Phụ lục 3.4: Chuỗi giá trị của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 112

Phụ lục 3.5: Chuỗi giá trị của ngân hàng TMCP Á Châu 113

Phụ lục 3.6: Chuỗi giá trị của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội 114

Phụ lục 4.1: Tóm tắt báo cáo tài chính ngân hàng Vietinbank 115

Phụ lục 4.2: Tóm tắt báo cáo tài chính ngân hàng Eximbank 116

Phụ lục 4.3: Tóm tắt báo cáo tài chính ngân hàng Sacombank 117

Phụ lục 4.4: Tóm tắt báo cáo tài chính ngân hàng Vietcombank 118

Phụ lục 4.5: Tóm tắt báo cáo tài chính ngân hàng ACB 119

Phụ lục 4.6: Tóm tắt báo cáo tài chính ngân hàng SHB 120

Phụ lục 5: Các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng đã niêm yết 120

Trang 10

Danh mục hình

Hình 2.1 Mô hình Năm tác lực của Micheal E Porter 11

Hình 2.2 Chuỗi giá trị của doanh nghiệp 12

Hình 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 19

Hình 3.2 Tiến độ thực hiện 20

Hình 4.1 Cơ cấu cổ đông Vietinbank 22

Hình 4.2 Cơ cấu tổ chức của Vietinbank 23

Hình 4.3 Chi tiết cơ cấu tổ chức của Vietinbank 24

Hình 4.4 Cơ cấu cổ đông của Eximbank 26

Hình 4.5 Cơ cấu tổ chức của Eximbank 27

Hình 4.6 Cơ cấu cổ đông của Sacombank 29

Hình 4.7 Cơ cấu tổ chức Sacombank 30

Hình 4.8 Cơ cấu cổ đông Vietcombank 32

Hình 4.9 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank 33

Hình 4.10 Cơ cấu cổ đông của ACB 35

Hình 4.11 Cơ cấu tổ chức của ACB 36

Hình 4.12 Cơ cấu cổ đông của SHB 38

Hình 4.13 Cơ cấu tổ chức của SHB 39

Hình 7.1 Biểu đồ vốn của các ngân hàng đã niêm yết 66

Hình 8.1 Biểu đồ biến động của CTG 90

Hình 8.2 So sánh xu hướng biến động của CTG với HOSE 91

Hình 8.3 Biểu đồ biến động của EIB 92

Hình 8.4 So sánh xu hướng biến động của EIB với HOSE 93

Hình 8.5 Biểu đồ biến động của STB 93

Hình 8.6 So sánh xu hướng biến động của STB với HOSE 94

Hình 8.7 Biểu đồ biến động của VCB 95

Hình 8.8 So sánh xu hướng biến động của VCB với HOSE 96

Hình 8.9 Biểu đồ biến động của ACB 97

Hình 8.10 So sánh xu hướng biến động của ACB với HNX 97

Hình 8.11 Biểu đồ biến động của SHB 98

Hình 8.12 So sánh xu hướng biến động của SHB với HNX 99

Hình 8.13 So sánh xu hướng biến động của các cổ phiếu ngân hàng 99

Trang 11

Danh mục bảng

Bảng 1.1 Các mã chứng khoán đã niêm yết 2

Bảng 3.1 Cách thu thập dữ liệu 18

Bảng 4.1 Tình hình hoạt động qua các năm của Vietinbank 23

Bảng 4.2 Tình hình hoạt động qua các năm của Eximbank 26

Bảng 4.3 Tình hình hoạt động qua các năm của Sacombank 29

Bảng 4.4 Tình hình hoạt động qua các năm của Vietcombank 32

Bảng 4.5 Tình hình hoạt động qua các năm của ACB 35

Bảng 4.6 Tình hình hoạt động qua các năm của SHB 38

Bảng 4.7 So sánh quy mô của các ngân hàng TMCP đã niêm yết 40

Bảng 5.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của các ngân hàng đã niêm yết 48

Bảng 6.1 Nhóm các ngân hàng đang hoạt động tại thị trường Việt Nam 55

Bảng 7.1 Vốn của các ngân hàng đã niêm yết năm 2009 65

Bảng 7.2 Nhóm các tỷ số tài chính của các ngân hàng niêm yết trên HOSE và HNX trong năm 2009 77

Bảng 7.3 Cấu trúc vốn của các ngân hàng đã niêm yết 83

Bảng 7.4 Độ nghiêng của các loại đòn bẩy 83

Bảng 7.5 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của các ngân hàng đã niêm yết 88

Trang 12

Danh mục từ viết tắt

ACB: Cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu/ACB

CTG: Cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam/Vietinbank DOL: Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh

DFL: Độ nghiêng đòn bẩy tài chính

DTL: Độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp

EBIT: Thu nhập trước thuế và lãi vay

EIB: Cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam/Eximbank EFE: Ma trận đánh giá môi trường bên ngoài

EMA: Đường trung bình động chậm

EPS: Thu nhập mỗi cổ phần

IFE: Ma trận đánh giá môi trường bên trong

HOSE: Sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh

HNX: Sàn giao dịch Hà Nội

MACD: Đường trung bình động nhanh

ROA: Tỷ số sinh lợi trên doanh thu

ROE: Tỷ số sinh lợi trên vốn cổ phần

ROS: Tỷ số sinh lợi trên doanh thu

RSI: Sức mạnh tăng trưởng

SHB: Cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội/SHB

STB: Cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín/Sacombank TMCP: Thương mại cổ phần

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

VCB: Cổ phiếu ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam/Vietcombank

Trang 13

Chương 1: Giới thiệu

1.1 Cơ sở hình thành đề tài

Năm 2008 là năm đánh dấu sự bất ổn của nền kinh tế thế giới với những biến động khó lường như khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát xảy ra ở nhiều nước trên thế giới đã làm cho giá dầu thô, giá hàng hóa tăng mạnh Điều đó đã làm cho giá của hầu hết các mặt hàng trong nước tăng mạnh Tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước cũng lâm vào tình trạng khó khăn Trước tình hình đó các định chế tài chính trung gian đặc biệt là các ngân hàng cũng có những dấu hiệu suy giảm trong việc huy động và cho vay

Những bất ổn của năm 2008 vẫn còn kéo dài đến năm 2009, tình hình này làm cho các ngân hàng không dám đặt mục tiêu lợi nhuận cao và hoạt động kinh doanh cũng gặp khó khăn khi Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất cơ bản ở mức 7%

Tuy tình hình hoạt động không mấy khả quan nhưng các cổ phiếu ngân hàng vẫn là những cổ phiếu hấp dẫn nhà đầu tư Các cổ phiếu ngân hàng được xem là những cổ phiếu có mức vốn hóa thị trường lớn với giá trị 160.540 tỷ đồng, chiếm 27,2% giá trị vốn hóa toàn thị trường

Các cổ phiếu ngân hàng đã từng chinh phục nhà đầu tư với vị trí là cổ phiếu được

ưa chuộng nhất năm 2006 – 2007 Nhưng các cổ phiếu ngân hàng đã để tụt dốc trong hai năm liên tiếp Tuy nhiên, nhà đầu tư yêu thích cổ phiếu ngân hàng vẫn lạc quan với tình hình hiện tại và hy vọng một viễn cảnh tốt đẹp trong tương lai

Năm 2010, tình hình kinh tế các nước trên thế giới đã xuất hiện những dấu hiệu phục hồi và trên đà tăng trưởng trở lại như Trung Quốc tăng trưởng nhanh nhất trên 9%, Ấn Độ là 7%, Việt Nam và Inđônêxia là 5% Bên cạnh đó, lãi suất cơ bản của Việt Nam được điều chỉnh tăng lên 8% làm cho tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trở nên khả quan hơn Từ đó làm cho giá cổ phiếu ngân hàng tăng trở lại

và mở ra một triển vọng mới

Tuy nhiên để đánh giá đúng triển vọng của các cổ phiếu ngân hàng, nhà đầu tư cần phân tích trước khi đưa ra quyết định đầu tư Từ thực tế trên, đề tài “Đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngành ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX” là đề tài

có ý nghĩa thiết thực, giúp nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đúng đắn

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Việc đánh giá triển vọng cổ phiếu ngân hàng sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho nhà đầu tư Do vậy, nghiên cứu này đặt ra các mục tiêu sau:

• Đánh giá triển vọng ngành ngân hàng và cổ phiếu ngành ngân hàng trong năm

2010

Trang 14

• Dự báo xu hướng biến động của cổ phiếu ngành ngân hàng

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tính đến tháng 10 năm 2009, thị trường Việt nam có tổng cộng 48 ngân hàng trong

đó có 03 ngân hàng thương mại quốc doanh, 40 ngân hàng thương mại cổ phần và

05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài Bên cạnh đó, Việt Nam còn có khoảng 31 chi

nhánh ngân hàng nước ngoài, 46 văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài…

Do số lượng mã chứng khoán ngân hàng khá nhiều nên đề tài này chủ yếu tập trung

nghiên cứu các cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX với 6 mã

chứng khoán đã được niêm yết gồm:

Bảng 1.1 Các mã chứng khoán đã niêm yết

Bên cạnh đó, đề tài sẽ sử dụng thêm những mã chứng khoán ngân hàng chưa được

niêm yết để nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về ngành ngân hàng

— Phương pháp thu thập dữ liệu:

Dữ liệu thu thập chủ yếu gồm các dữ liệu thứ cấp như các báo cáo tài chính, các bản

cáo bạch, các bài viết về ngân hàng, các tin tức văn bản có liên quan đến ngân hàng

được thu thập từ báo chí và internet Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các dữ liệu sơ

cấp gồm những nhận định, ý kiến đánh giá của các chuyên gia chứng khoán Các ý

kiến này được sử dụng vào việc phân tích ma trận đánh giá môi trường bên ngoài

EFE và ma trận đánh giá môi trường nội bộ IFE

— Phương phân phân tích dữ liệu:

Sau khi hoàn tất việc xử lý dữ liệu, dữ liệu sẽ được thống kê theo từng mục như

thống kê theo các chỉ tiêu tài chính, các dữ liệu định tính, dữ liệu định lượng

Trang 15

Cuối cùng là sử dụng những dữ liệu đã thống kê để phân tích, so sánh thông qua các công cụ hỗ trợ như excel và phần mềm Metastock Đề tài phân tích theo hai hướng: phân tích cơ bản (phân tích theo mô hình top – down) và phân tích kỹ thuật (phân tích theo các biểu đồ, các chỉ báo) So sánh các chỉ tiêu phân tích giữa các cổ phiếu ngân hàng với nhau và so sánh biến động của chúng với biến động của chỉ số thị trường

Việc đánh giá triển vọng cổ phiếu ngành ngân hàng đem lại hai ý nghĩa lớn:

Đối với nhà đầu tư: cung cấp thông tin cho nhà đầu tư để nhà đầu tư đưa ra quyết

định lựa chọn cổ phiếu ngành ngân hàng vào danh mục đầu tư của mình

Đối với bản thân: bồi dưỡng thêm kiến thức về lĩnh vực chứng khoán và các kiến

thức có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng

Khóa luận gồm 9 chương:

Chương 1: Giới thiệu Chủ yếu của chương này tập trung nêu lên cơ sở hình thành

đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Chương này sẽ làm rõ ý nghĩa của việc thực hiện đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận Chương này giới thiệu tổng quan về cổ phiếu, các mô

hình trong phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này sẽ trình bày sâu các phương

pháp dùng để thực hiện nghiên cứu (đã trình bày tóm lược ở chương 1)

Chương 4: Tổng quan về các ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX

Chương này sẽ tập trung khái quát những nét cơ bản về các ngân hàng, giúp người đọc hình dung được quy mô của các ngân hàng cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này

Chương 5: Phân tích môi trường vĩ mô Thông qua việc phân tích những tác động

của các môi trường kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước tác động đến tình hình hoạt động của ngành ngân hàng để từ đó tìm ra các cơ hội, đe dọa đối với ngành ngân hàng, cổ phiếu ngân hàng, dự báo xu hướng phát triển ngành trong tương lai

Chương 6: Phân tích môi trường tác nghiệp Chương này sẽ tập trung nghiên cứu

các vấn đề xung quanh môi trường tác nghiệp để nhà đầu tư có thể hình dung toàn cảnh ngành ngân hàng, nhận biết được những yếu tố đặc tính kinh tế tác động đến quy mô ngành để từ đó đi đến kết luận về triển vọng ngành

Trang 16

Chương 7: Phân tích môi trường nội bộ Thông qua việc so sánh chuỗi giá trị

giữa các ngân hàng với nhau để đánh giá tiềm năng phát triển của các ngân hàng và tìm được những cổ phiếu sáng giá trong ngành

Chương 8: Phân tích kỹ thuật Các chỉ tiêu dự báo như mức trung bình động, sức

mạnh tăng trưởng, dãy Bolliger sẽ giúp nhà đầu tư hình dung sự biến động của các

cổ phiếu ngân hàng và dự báo xu hướng phát triển trong tương lai

Chương 9: Kết luận Từ những kết quả đã phân tích ở các chương trước Chương

này sẽ tổng kết lại và đưa ra những kết luận về triển vọng cổ phiếu ngành ngân hàng cũng như xu hướng biến động trong tương lai

Trang 17

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương trước đã giới thiệu tổng quan về cơ sở hình thành đề tài, đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu…Chương này sẽ giới thiệu về những cơ sở lý thuyết

về cổ phiếu, ngân hàng, các mô hình trong phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

2.1 Tổng quan về cổ phiếu

2.1.1 Khái niệm cổ phiếu

Theo điều 85 của Luật Doanh Nghiệp năm 2005: “Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên”

2.1.2 Đặc điểm cổ phiếu

Cổ phiếu là một tờ giấy hoặc một bút toán chứng nhận góp vốn vào một công ty cổ phần nên cổ phiếu không có thời gian hoàn vốn Và cổ phiếu chỉ có giá trị khi công

ty đó còn hoạt động kinh doanh

Cổ tức của cổ phần thường phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của công

ty và tỷ lệ chi trả cổ tức phụ thuộc vào quyết định chi trả cổ tức được thông qua tại cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông thường niên theo đề xuất của Ban giám đốc (ngoại trừ cổ phiếu ưu đãi được trả lãi hàng kỳ)

Khi công ty phá sản thì cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông là người cuối cùng được hưởng giá trị còn lại của tài sản thanh lý sau khi đã trả các khoản phải trả như thuế, lương, tiền vốn và lãi trái phiếu…

Giá cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố nhưng hiệu quả kinh doanh của công ty và triển vọng phát triển của công ty qua đánh giá của nhà đầu tư là nhân tố

cơ bản nhất

2.1.3 Các loại cổ phiếu

Cổ phiếu được chia làm hai loại: cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường

2.1.3.1 Cổ phiếu ưu đãi

— Cổ phiếu ưu đãi tích lũy/không tích lũy: nếu công ty năm nay không đủ lợi nhuận

để chia cho cổ phần ưu đãi thì phần cổ tức cho cổ phần ưu đãi còn thiếu được tích lũy tính cho kỳ sau

— Cổ phiếu ưu đãi có chia phần: ngoài khoản cổ tức cố định nếu hoạt động tốt, công ty có thể chia thêm cổ tức

— Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần thường sau một thời gian nhất định

Trang 18

— Cổ phiếu ưu đãi chuộc lại: nhà phát hành có thể mua lại cổ phần ưu đãi loại này nếu cần thiết

Theo điều 81, 82 83 của Luật Doanh Nghiệp thì cổ phiếu ưu đãi có thể chia thành:

— Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: là cổ phiếu có quyền biểu quyết cao hơn cổ phiếu thướng Số phiếu biểu quyết của một cổ phiếu ưu đãi biểu quyết được quy định trong điều lệ của công ty

— Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: là loại cổ phiếu nhận được cổ tức cao hơn cổ phần thường và mức cố định hàng năm

— Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: là loại cổ phiếu hoàn lại vốn bất kỳ khi nhà đầu tư yêu cầu

2.1.3.2 Cổ phiếu thường

Phân chia theo quyền bầu cử và cổ tức thì cổ phiếu thường bao gồm:

— Cổ phiếu thường loại A: được phát hành ra công chúng, hưởng cổ tức và không

Phân chia theo đặc điểm công ty thì:

— Cổ phiếu “thượng hạng” chủ yếu là cổ phiếu của công ty lớn, có danh tiếng và phát triển lâu đời

— Cổ phiếu tăng trưởng: là loại cổ phiếu do công ty trong giai đoạn tăng trưởng phát hành

— Cổ phiếu thu nhập: là loại cổ phiếu do các công ty công cộng và một số công ty lâu năm phát hành, mang lại cổ tức cao cho cổ đông nắm giữ

— Cổ phiếu chu kỳ: là loại cổ phiếu do những công ty hoạt động ở những ngành mà

sự tăng trưởng biến đổi theo chu kỳ

— Cổ phiếu theo mùa: là cổ phiếu do các công ty hoạt động theo mùa vụ nhất định trong năm phát hành

Trang 19

2.1.4 Các loại giá cổ phiếu

— Mệnh giá (Par – value): giá trị trên giấy chứng nhận cổ phiếu

= Vốnđiềulệcủacôngtycổ phần Mệnhgiácổ phiếumới phát hành

Số lượngcổ phiếuđăngký phát hành

— Thư giá: giá cổ phiếu tính theo giá trị sổ sách

— Giá trị thực chất hay nội giá: giá trị thực của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại

— Thị giá: giá cổ phiếu được mua bán trên thị trường vào một thời điểm nhất định

2.2 Các khái niệm liên quan đến ngân hàng

2.2.1 Định nghĩa ngân hàng thương mại

Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khĩa X thơng qua vào ngày 12 tháng 12 năm

1997, định nghĩa ngân hàng thương mại như sau: “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tồn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác cĩ liên quan”

Bên cạnh đĩ, Luật Ngân hàng Nhà nước cũng định nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh tốn”

2.2.2 Chức năng của ngân hàng thương mại

Theo Nguyễn Minh Kiều (2006) thì Ngân hàng thương mại cĩ ba chức năng cơ bản:

• Chức năng trung gian tài chính, bao gồm trung gian tín dụng và trung gian thanh tốn giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế

• Chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ gĩp phần gia tăng khối tiền tệ cho nền kinh tế

• Chức năng “sản xuất” bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo

ra “sản phẩm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế

Dựa theo hình thức sở hữu thì ngân hàng thương mại được chia thành 4 loại:

— Ngân hàng thương mại Nhà nước là ngân hàng thương mại do Nhà nước đầu

tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh, gĩp phần thực hiện mục tiêu kinh tế Nhà nước

1Nguyễn Minh Kiều 2006 Chương 5 “Tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại” trong Tiền tệ ngân hàng Đại học Kinh tế TPHCM Nhà xuất bản Thống kê

Trang 20

— Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập dưới

hình thức công ty cổ phần, trong đó các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng,

tổ chức khác và cá nhân cũng góp vốn theo quy định của ngân hàng Nhà nước

— Ngân hàng liên doanh là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên Việt

Nam và bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân hoạt động theo giấy phép thành lập và theo các quy định liên quan đến pháp luật

— Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước

ngoài, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ

và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền

và nghĩa vụ do pháp luật Việt nam quy định, hoạt động theo giấy phép mở chi nhánh và các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam

Dựa vào chiến lược kinh doanh thì ngân hàng thương mại được phân thành 3 loại:

— Ngân hàng bán buôn là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ đối tượng

khách hàng công ty chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân

— Ngân hàng bán lẻ là loại ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối

tượng khách hàng cá nhân

— Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ là loại ngân hàng giao dịch và cung ứng

dịch vụ cho cả khách hàng công ty lẫn khách hàng cá nhân

Dựa vào quan hệ tổ chức thì ngân hàng thương mại có 3 hình thức:

Ngân hàng hội sở, ngân hàng chi nhánh (cấp 1 và cấp 2) và phòng giao dịch Ngân hàng hội sở là nơi tập trung quyền lực cao nhất và là nơi cung cấp đầy đủ hơn các dịch vụ ngân hàng trong khi đó ngân hàng chi nhánh và phòng giao dịch nhỏ hơn và cung cấp không đầy đủ tất cả các giao dịch mà chỉ tập trung vào các giao dịch cơ bản như huy động vốn, thanh toán và cho vay

2.3 Phân tích cơ bản

Nhà đầu tư thông thường tiến hành phân tích cơ bản theo mô hình top – down bao gồm các nhân tố vĩ mô đến các nhân tố vi mô

2.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô

Các yếu tố trong môi trường vĩ mô là những nhân tố khách quan tác động đến doanh nghiệp và có ảnh hưởng dài lâu đến doanh nghiệp Doanh nghiệp hầu như không thể kiểm soát được mà phải phụ thuộc vào nó

Tùy theo từng ngành nghề mà mức độ và tính chất tác động của từng yếu tố khác nhau Sự thay đổi của từng yếu tố này làm thay đổi môi trường và cục diện cạnh tranh

Trang 21

Các yếu tố trong môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp là:

— Yếu tố kinh tế: những nhân tố kinh tế như giai đoạn trong chu kỳ kinh tế, tỷ lệ

lạm phát, chính sách tài chính, tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng…tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

— Yếu tố văn hóa, xã hội: những nhân tố như giai tầng xã hội, nghề nghiệp, nền

văn hóa, giai tầng xã hội…cũng ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

— Yếu tố chính trị, pháp luật: những nhân tố như quy định cạnh tranh, luật thuế,

chính sách ưu đãi, mức ổn định chính trị…tác động đến cục diện cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

— Yếu tố công nghệ: các nhân tố như chuyển giao công nghệ mới, xu hướng tự

động hóa, mức chi ngân sách Nhà nước cho nghiên cứu phát triển…ảnh hưởng đến quá trình cạnh tranh của các doanh nghiệp trong việc chạy đua chiếm lĩnh thị trường

— Yếu tố nhân khẩu học: các nhân tố như đô thị hóa, tuổi, phân phối thu nhập, tỷ

lệ tăng dân số…tác động đến quá trình kinh doanh, cung cấp sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp

— Yếu tố tự nhiên: những nhân tố như ô nhiễm môi trường, sự thiếu hụt năng

lượng, điều kiện địa lý…ảnh hưởng đến quá trình đầu tư và tái đầu tư của doanh nghiệp

Các yếu tố trong môi trường vĩ mô không phải lúc nào cũng đầy đủ, tùy theo từng ngành nghề kinh doanh Việc các nhân tố tác động mạnh hay yếu điều đó phụ thuộc vào khả năng ứng phó của doanh nghiệp

Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện và đánh giá tác động của các yếu tố của môi trường vĩ mô để từ đó dự báo những tình huống

có khả năng xảy ra trong tương lai Qua đó ta sẽ nhận thấy những cơ hội và đe dọa

có thể đến với cho doanh nghiệp

Cách xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE matrix) 2 :

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài hay ma trận EFE (External Factors Environment matrix) giúp ta tóm tắt và lượng hóa những ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới doanh nghiệp Việc phát triển một ma trận EFE gồm 5 bước:

2 Huỳnh Phú Thịnh 2009 Chiến lược kinh doanh Tài liệu giảng dạy Đại học An Giang

Trang 22

Bước 1: Lập danh mục các cơ hội và đe dọa chủ yếu, có vai trò quyết định đối

với sự thành công của các doanh nghiệp trong ngành

Bước 2: Xác định tầm quan trọng của mỗi yếu tố (trọng số) Tầm quan trọng của

mỗi yếu tố được cho điểm từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) Điểm trọng số càng cao chứng tỏ yếu tố càng có tác động lớn đối với sự thành công của các doanh nghiệp trong ngành Tổng số các mức phân loại phải bằng 1,0 Như vậy

sự phân loại dựa trên cơ sở ngành

Bước 3: Đánh giá khả năng phản ứng của doanh nghiệp đối với các cơ hội, đe dọa Khả năng đối phó của doanh nghiệp đối với mỗi cơ hội, đe dọa được cho điểm

từ 1 đến 4 Trong đó, 4 = phản ứng tốt, 3 = khá tốt, 2 = khá yếu và 1 = rất yếu (đây

là thang điểm chẵn, không có điểm trung bình) Điểm khả năng phản ứng dựa trên năng lực của doanh nghiệp

Bước 4: Xác định điểm có trọng số Với mỗi cơ hội, đe dọa, ta nhân tầm quan

trọng của nó với số điểm đánh giá khả năng phản ứng của doanh nghiệp (bước 2 x bước 3) để xác định điểm có trọng số

Bước 5: Xác định tổng điểm Cộng điểm có trọng số của tất cả các biến số để xác

2.3.2 Phân tích môi trường tác nghiệp

Môi trường tác nghiệp còn gọi là môi trường ngành hay môi trường cạnh tranh được xác định đối với mỗi ngành kinh doanh cụ thể và gắn trực tiếp với từng doanh nghiệp trong ngành

Do môi trường tác nghiệp quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong một ngành kinh doanh nên các công ty cần phải phân tích các ảnh hưởng của nó Việc làm này được gọi là phân tích cấu trúc ngành kinh doanh

Trong phân tích cấu trúc ngành kinh doanh, các nhà phân tích thường áp dụng mô hình Năm tác lực của Micheal E Porter để phân tích Theo mô hình này thì 5 yếu tố

cơ bản tạo thành bối cảnh cạnh tranh gồm: đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và sản phẩm thay thế

Trang 23

Các đối thủ tiềm ẩn

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Sự tranh đua giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành

Hình 2.1 Mô hình Năm tác lực của Micheal E Porter

— Đối thủ cạnh tranh: áp lực gây ra từ đối thủ cạnh tranh luôn là loại áp lực

thường xuyên, luôn tác động đến các công ty hiện tại trong ngành Việc phân tích đối thủ cạnh tranh giúp cho các công ty nhìn nhận được đối thủ chủ yếu và thứ yếu

Từ đó giúp công ty đề ra chiến lược phát triển trong tương lai

Khi số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường càng nhiều đặc biệt là những ngành hấp dẫn có tốc độ tăng trưởng ngành tốt, dễ dàng gia nhập và rút khỏi ngành sẽ làm cho thị trường cạnh tranh gay gắt Nhưng điều đó chứng tỏ ngành hiện tại rất hấp dẫn

— Khách hàng: là một phần không thể thiếu, quyết định sự thành bại của các công

ty Khi số lượng người mua càng lớn (dung lượng thị trường lớn) làm cho các doanh nghiệp trong ngành thu được lợi nhuận nhiều hơn Nhưng khi người mua gần như độc quyền, chiếm ưu thế có thể làm cho lợi nhuận của ngành giảm xuống Vì thế, việc cung cấp sản phẩm dịch vụ thỏa mãn yêu cầu của khách hàng sẽ giúp cho các công ty có ưu thế trong ngành hơn và vươn lên dẫn đầu ngành

— Nhà cung cấp: Việc lựa chọn nhà cung cấp cũng là một vấn đề cần quan tâm

Khi nhà cung cấp có quyền lực nhiều, họ sẽ làm giảm lợi nhuận các công ty thông qua việc gây sức ép về giá Trong nhiều ngành, chính phủ đóng vai trò nhà cung ứng hoặc khách hàng của doanh nghiệp trong ngành nên có thể ảnh hưởng cuộc cạnh tranh trong ngành

Người mua

Trang 24

— Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Họ có thể làm giảm lợi nhuận của công ty trong

ngành thông qua việc họ đưa vào sử dụng những nguồn lực mới có ưu thế về khoa học, công nghệ với mong muốn giành thị phần và các nguồn lực cần thiết Vì thế, việc xác định các rào cản xâm nhập ngành là việc cần thiết nhằm bảo vệ các công ty hiện tại trong ngành

— Sản phẩm thay thế: là các sản phẩm có cùng công dụng như sản phẩm cùng

ngành tức là có khả năng thỏa mãn cùng một loại nhu cầu khách hàng Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của ngành và tạo sự cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là sự cạnh tranh về giá và các dịch vụ khách hàng

2.3.3 Phân tích môi trường nội bộ

Việc phân tích môi trường nội bộ chủ yếu thông qua việc phân tích chuỗi giá trị của các doanh nghiệp Các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành sẽ có chuỗi giá trị khác nhau Việc so sánh các hoạt động trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra các lợi thế cũng như điểm yếu của doanh nghiệp

Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp Quản trị nguồn nhân lực Phát triển công nghệ Thu mua Hậu cần

đầu vào

Vận hành

Hậu cần đầu ra

Marketing

& bán hàng

Dịch vụ khách hàng

Lợi nhuận

— Vận hành: vận hành máy móc, thiết bị, lắp ráp, bảo dưỡng, kiểm tra, in ấn…

— Marketing và bán hàng: quảng cáo, khuyến mại, bán hàng, định giá, lựa chọn

kênh phân phối, chào giá…

Trang 25

— Dịch vụ: lắp đặt, hiệu chỉnh sản phẩm, giải quyết yêu cầu và khiếu nại của khách

hàng…

Các hoạt động hỗ trợ

— Thu mua: thu mua phần mềm quản lý, quản lý nguồn cung ứng, thu mua năng

lượng, thiết bị, máy mĩc, văn phịng…

— Phát triển cơng nghệ: cải tiến sản phẩm và các quy trình hoạt động của doanh

nghiệp như cải tiến cơng nghệ quản lý, thiết kế quy trình, thủ tục…

— Quản trị nguồn nhân lực: tuyển dụng, thuê mướn lao động, huấn luyện – đào

tạo…

— Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: tài chính - kế tốn, vấn đề luật pháp và các hệ

thống thơng tin, quản lý chung

Trong phần tài chính – kế tốn thì phần quan trọng cần xem xét nhất đĩ chính là các

tỷ số tài chính, cấu trúc vốn cơng ty và các loại địn bẩy

Các tỷ số tài chính được chia thành 5 loại

— Tỷ số thanh tốn (liquidity ratio)

Tỷ số thanh tốn hiện hành (Curent ratio)

=

c

Tài sản ngắn hạn R

Nợ ngắn hạn

— Tỷ số hoạt động (Activity ratio)

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (Sales to fixed assets ratio)

= Doanhthuthuần Hiệu suất sửdụngtài sảncố định

Tài sảncố định

Hiệu suất sử dụng tồn bộ tài sản (Sale to total assets ratio)

= Doanhthuthuầ Hiệu suất sửdụngtoàn bộtài sản

Tổngtài sản

n

Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần (Sales to equity ratio)

Doanhthuthuần Doanhthuthuần Tổngtài sản

Vốncổ phần Tổngtài sản Vốncổ phần

Trang 26

— ỷ số ancial leverage ratio)

Tỷ nợ

Tỷ ố nợ trên vốn cổ phần (Debt – to – equity ratio)

ội số tài sản trên vốn cổ phần (Equity multiplier ratio)

— ỷ

ỷ su

— ỷ số giá trị thị trường (Market value ratio)

Thu nhập trên mỗi cổ phần (Earning per share – EPS)

T địn bẩy tài chính (Fin

trên tổng tài sản (Debt ratio)

số

= Tổng nợ Tỷsố nợ

Tổngtài sản

s

= Tổng nợ Tỷsố nợ trên vốncổ phần

Vốncổ phần

B

T số sinh lợi (Profitability ratio)

ất sinh lợi trên doanh thu (Net profit margin ratio)

T

ỷ suất sinh lợi trên vốn cổ ph

T

= Tổngtài sảnï Vốncổ phần Bội số tài sảntrên vốncổ phần

=

Tỷsuất lợi trên doanh thu

Trang 27

Tỷ ố p (Price earning ratio - P/E)

Th giá cổ phần thường (Book value)

ủa cơng ty Những tác động đĩ sẽ được phản ánh thơng qua các loại địn

ệp sử dụng là địn bẩy kinh doanh,

s giá thị trường trên thu nhậ

Thị giácổ phiếu

=/

Tổng số lượngcổ phầnthường

Cấu trúc vốn cơng ty và các loại địn bẩy

Các nguồn tài trợ lâu dài và ổn định đặc biệt là nguồn tài trợ trung và dài hạn được các nhà hoạch định dùng để đầu tư vào các tài sản cố định của doanh nghiệp Cĩ bốn nguồn tài trợ dài hạn mà doanh nghiệp cĩ thể sử dụng là các khoản nợ, cổ phần

ưu đãi, cổ phần thường và lợi nhuận giữ lại Tuy nhiên khơng phải tất cả doanh nghiệp đều sử dụng hết bốn nguồn tài trợ này Việc thiết lập cấu trúc vốn cơng ty và

sử dụng nguồn tài trợ nào tùy thuộc vào mục đích sử dụng vốn của cơng ty

Việc sử dụng những nguồn tài trợ sẽ tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính c

bẩy

Cĩ ba loại địn bẩy thường được các doanh nghi

địn bẩy tài chính, địn bẩy tổng hợp

Độ nghiêng địn bẩy kinh doanh (DOL – Degree of operating leverage) sẽ cho biết

độ bẩy của doanh thu tác động lên EBIT của cơng ty Độ nghiêng thấp thì càng tốt chứng tỏ sử dụng hiệu quả máy mĩc, thiết bị và hạn chế được rủi ro khi số khơng

Độ nghiêng địn bẩy tài chính (DFL – Degree of financial leverage) sẽ cho biết độ

bẩy của EBIT tác động lên EPS của cơng ty Độ bẩy càng cao chứng tỏ cơng ty sử dụng vốn hiệu quả nhưng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tài chính khi cơng ty sử dụng nợ

Trang 28

vay quá nhiều bởi vì điểm tựa của DFL là chi phí lãi vay Công thức xác định độ ghiêng đòn bẩy tài chính DFL là:

ợc một đòn bẩy mong muốn Độ nghiêng của đòn bẩy này cho biết

PS thay đổi bao nhiêu khi doanh thu thay đổi 1% Công thức xác định DTL thường dùng là:

n

( p / (1

EBIT DFL

I: chi phí lãi vay

t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp (DTL – Degree of total leverage) là sự kết hợp DOL

và DFL để đạt đư

E

DTL DOL x DFL =

Cách xây dựng ma trận đánh giá nội bộ (IFE matrix) 3 :

Phân tích môi trường tác nghiệp của doanh nghiệp giúp ta xác định được những nhân tố thành công chủ yếu của ngành Phân tích chuỗi giá trị của doanh nghiệp, ta

sẽ xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp đối với từng nhân tố đó Tiếp theo, ta sẽ dùng ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE matrix –

iểm mạnh và điểm yếu

a mỗi nhân tố (trọng số)

ất là 1,0 và trung ình là 2,5 Tổng điểm lớn hơn 2,5 cho thấy doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh

thấy doanh nghiệp cạnh tranh yếu

Internal Environment matrix) để đánh giá định lượng các đ

quan trọng đó Ma trận IFE được phát triển theo 5 bước:

Bước 1: Lập danh mục các nhân tố thành công chủ yếu

Bước 2: Xác định tầm quan trọng củ

Bước 3: Đánh giá năng lực của doanh nghiệp đối với mỗi nhân tố thành công Bước 4: Xác định điểm có trọng số

Bước 5: Xác định tổng điểm đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Việc xác định ma trận IFE tương tự như việc xác định ma trận EFE đã trình bày ở phần trước Bất kể ma trận IFE có bao nhiêu yếu tố, tổng điểm đánh giá năng lực cạnh tranh cao nhất mà một doanh nghiệp có thể có là 4,0, thấp nh

Trang 29

giá cổ phiếu trong tương lai

Mức trung bình động (Moving Average Price) là mức giá bình quân của một loại

chứng khoán trong một thời điểm nhất định Thông qua giá trung bình động nhà đ

tư nhận định hai tín hiệu bullish (dấu hiệu mua vào) và bearish (dấu hiệu bán ra)

Sức mạnh tương đối RSI (Relative Strength Indicator): chỉ số này do Welles

Wilder công bố vào tháng 7/1978 trên tạp chí hàng hóa Các nhà phân tích kỹ thuật chỉ quan tâm đến dấu hiệu đỉnh và đáy để đưa ra quyết định Nếu RSI trên 70 thì thị trường đang mua quá mức, giá tương lai

đang bán quá mức, giá tương lai sẽ tăng

Vành đai Bollinger do John Bollinger phát minh vào năm 1980 chủ yếu đo lường

bằng độ cao tương đối và độ thấp tương đối Khoảng cách giữa hai dãy Bollinger phụ thuộc vào độ lệch chuẩn của giá chứng khoán Khoảng cách hai dãy cà

thì giá chứng khoán biến động, ngược lại thì giá chứng khoán ít biến động

Đường trung bình động MACD 4 (Moving Average Convergence Divergence) do Gerald Appel phát triển Đường di động nhanh hơn (đường MACD) là sự chênh lệch giữa hai đường trung bình động san bằng hàm mũ của các mức giá đóng cửa (thường là 12 và 26 ngày hoặc tuần vừa qua) Đường di động chậm hơn (đường tín hiệu trung bình di động hàm mũ EMA - Exponential Moving Average) thì thđược sử dụng là đường trung bình động san bằng mũ 9 kỳ của đường MACD

Các tín hiệu mua và bán thực chất được đưa ra khi hai đường này cắt nhau Khi đường MACD cắt hướng lên đường tín hiệu chậm hơn thì đó là tín hiệu mua Khi đường MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu chậm hơn thì đó là tín hiệu bán Trong ý nghĩa đó, đường MACD giống như cách thức cắt nhau của hai đường trung bình động Tuy nhiên, giá trị của đường MACD cũng dao động lên trên và xuống dưới đường 0 Đó là nơi nó bắt đầu tương đồng với một dao động Tình trạng mua quá mức được thể hiện khi hai đường này nằm quá cao so với đường 0 Tình trạng bán quá mức là khi hai đường này nằm quá thấp so với đường 0

Tín hiệu mua tốt nhất được cho là khi những đường giá nằm nhiều dưới đường 0 (tức là khi bị bán quá mức) Những điểm băng lên trên hay xu

c

4 Nguồn: Đọc từ trang vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Chung-khoan/2009/06/3BA0FB0C/

Trang 30

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương trước đã trình bày tóm lược các khái niệm liên quan đến cổ phiếu và ngân hàng cũng như những lý thuyết sẽ vận dụng trong việc phân tích cơ bản và phân tích

kỹ thuật Chương này sẽ tiếp tục trình bày chi tiết những phương pháp nghiên cứu

sẽ được sử dụng (đã trình bày tóm tắt ở chương 1)

3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Bảng 3.1 Cách thu thập dữ liệu Bước Dữ liệu Phương pháp Kỹ thuật

thông tin về ngân hàng trên báo chí, internet…

chuyên gia chứng khoán với số lượt từ 03 đến

Bên cạnh các dữ liệu thứ cấp thu thập được báo chí, internet thì dữ liệu sơ cấp cũng

là một nguồn dữ liệu quan trọng trong việc nhận định, đánh giá Dữ liệu sơ cấp thu thập chủ yếu là các ý kiến của các chuyên gia chứng khoán với những nhận định về ngành ngân hàng, cổ phiếu ngân hàng và những nhân tố tác động đến cổ phiếu ngân hàng Kỹ thuật thu thập dữ liệu sơ cấp chủ yếu được dùng là kỹ thuật thảo luận tay đôi với số lượt thảo luận từ 03 đến 05 lượt Thông qua các cuộc thảo luận này sẽ giúp đưa ra các nhận định, hiệu chỉnh các nhân tố tác động để sử dụng trong việc đánh giá ma trận EFE và ma trận IFE

Trang 31

3.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Sau khi dữ liệu đã được xử lý sẽ được thống kê theo từng mục như thống kê theo các chỉ tiêu tài chính, dữ liệu định tính, dữ liệu định lượng…Các dữ liệu đã được xử

lý hoàn tất sẽ được dùng để phân tích Đề tài phân tích theo hai hướng chính: phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Phân tích cơ bản chủ yếu phân tích theo mô hình top – down (từ điều kiện kinh tế vĩ

mô đến vi mô bao gồm phân tích môi trường vĩ mô, thị trường tài chính – chứng khoán, phân tích ngành nghề, phân tích công ty và phân tích tài chính doanh nghiệp) Nhưng trong đề tài này mô hình top – down sẽ được hiệu chỉnh thành 3 khía cạnh phân tích chính gồm phân tích môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp

và môi trường nội bộ Tuy tên gọi có khác nhau nhưng bản chất phân tích là giống nhau

Phân tích kỹ thuật trong đề tài này chủ yếu là phân tích các chỉ số dự báo Phương pháp này được tiến hành thông qua các biểu đồ được vẽ từ phần mềm Metastock Các biểu đồ này giúp dự báo xu hướng biến động của cổ phiếu ngân hàng trong tương lai

Với hai hướng phân tích chính, các dữ liệu được phân thành từng nhóm Mục đích chính là so sánh sự biến động trong cùng nhóm và so sánh với sự biến động của thị trường

3.3 Quy trình thực hiện nghiên cứu

Trang 32

3.4 Tiến độ thực hiện

Hình 3.2 Tiến độ thực hiện

Trang 33

Chương 4: Tổng quan về các ngân hàng trên sàn giao dịch

HOSE và HNX

Chương trước đã trình bày chi tiết các phương pháp thực hiện nghiên cứu Chương này sẽ tập trung giới thiệu những nét tổng quan về các ngân hàng đã niêm yết cổ phiếu đại chúng trên sàn giao dịch HOSE và HNX với mục đích giúp người đọc hình dung về quy mô và tình hình hoạt động của các ngân hàng này

4.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam5

4.1.1 Giới thiệu Vietinbank

— Ngân Hàng Công Thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra

từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam

— Tên giao dịch đối ngoại: Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry and Trade

— Tên viết tắt: Vietinbank

— Mã chứng khoán niêm yết: CTG

— Địa chỉ: Số 108 – Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội

— Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm phòng giao dịch

— Có 4 công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm

và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

— Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA

— Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới

— Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là một ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000

— Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu

Á, Hiệp hội tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế

— Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam

5 Nguồn: www.vietinbank.vn, Bản cáo bạch Vietinbank và www.hsc.com.vn

Trang 34

— Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng

— Logo:

4.1.2 Các hoạt động chính của Vietinbank

— Huy động vốn: nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng Việt Nam đồng

và ngoại tệ; phát hành trái phiều, kỳ phiếu…

— Cho vay, đầu tư: cho vay ngắn – trung – dài hạn, tài trợ xuất khẩu, liên

doanh…

— Bảo lãnh: dự thầu, thực hiện hợp đồng, thanh toán…

— Thanh toán và tài trợ thương mại: phát hành, thanh toán thư tín dụng, nhờ thu

chứng từ, chuyển tiền, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi…

— Ngân quỹ: mua bán ngoại tệ, có chứng từ có giá, cho thuê két sắt…

— Thẻ và ngân hàng điện tử: phát hành và thanh toán các thẻ tín dụng nội địa, thẻ

quốc tế, dịch vụ thẻ ATM, Internet banking, Phone banking, SMS banking…

— Hoạt động khác: khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; cho thuê tài chính;

tư vấn và đầu tư tài chính; môi giới, tự doanh và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ…

4.1.3 Cơ cấu cổ đông và tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank

Cơ cấu cổ đông

Hình 4.1 Cơ cấu cổ đông Vietinbank Nguồn: hsc.com.vn

Trang 35

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là ngân hàng nhà nước nên tỷ lệ sở hữu nhà nước chiếm tỷ trọng khá cao 89,23% trong cơ cấu cổ đông

Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank

Bảng 4.1 Tình hình hoạt động qua các năm của Vietinbank

Đơn vị tính: Triệu đồng

Vietinbank là ngân hàng có kết quả kinh doanh khá tốt qua các năm với mức lợi nhuận thuần từ hoạt động tăng dần qua các năm Tuy năm 2008, lợi nhuận thuần có phần giảm hơn so với năm 2007 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn cao hơn năm 2007 khoảng 900 triệu đồng Không chỉ dừng lại ở đó, năm 2009 Vietinbank đã chứng tỏ cho nhà đầu tư thấy khả năng vượt khó của ngân hàng mình với mức lợi nhuận trước thuế khoảng 3.757 tỷ đồng và mức lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 2.873 tỷ đồng Nhìn chung, Vietinbank là ngân hàng TMCP có đạt mức lợi nhuận khá cao qua các năm hoạt động

4.1.4 Cơ cấu tổ chức của Vietinbank

Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Hình 4.2 Cơ cấu tổ chức của Vietinbank

Hình trên phác thảo những nét cơ bản về cơ cấu tổ chức của Vietinbank với 5 đơn

vị trực thuộc gồm sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đơn vị, đơn vị sự nghiệp và đơn vị hạch toán độc lập Mỗi đơn vị có những hoạt động riêng

Trang 36

Ngân hàng Vietinbank với hệ thống các phòng ban dày đặc Cơ cấu tổ chức chính của Vietinbank chủ yếu theo kiểu trực tuyến

Hình 4.3 Chi tiết cơ cấu tổ chức của Vietinbank

Trang 37

4.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam6 4.2.1 Giới thiệu Eximbank

— Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của

Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

— Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990 Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng Việt Nam tương đương 12,5 triệu USD

— Tên viết tắt: Eximbank

— Mã chứng khoán niêm yết: EIB

— Trụ sở chính: 07 – Lê Thị Hồng Gấm – Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh

— Điện thoại: 84.8.3821.0055 Fax: 84.83829.6063

— Logo:

— Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP Hồ Chí Minh và 124 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 750 ngân hàng ở tại 72 quốc gia trên thế giới

4.2.2 Ngành nghề kinh doanh của Eximbank

— Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng Việt Nam đồng, ngoại tệ và vàng

— Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng Việt Nam đồng, ngoại tệ và vàng Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT

— Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card; chấp nhận thanh toán

6 Nguồn: www.eximbank.com.vn và Bản cáo bạch Eximbank

Trang 38

thẻ quốc tế Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ…

— Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học, tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ…

— Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách

4.2.3 Cơ cấu cổ đông và tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank

Cơ cấu cổ đông

Hình 4.4 Cơ cấu cổ đông của Eximbank

Số lượng cổ phần được Ủy ban chứng khoán nhà nước chấp thuận cho đăng ký lưu

ký lần đầu là 876.226.900 cổ phần Hình trên thể hiện cho cơ cấu cổ đông của Eximbank được thống kê ngày 28/09/2009

Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank

Bảng 4.2 Tình hình hoạt động qua các năm của Eximbank

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank qua các năm cũng tiến triển khá tốt

so với các ngân hàng TMCP có quy mô vốn điều lệ tương đương Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 dường như không tác động nhiều đến Eximbank khi các chỉ tiêu lợi nhuận của năm 2008 đều tăng so với năm 2007 và năm 2009 cũng tăng

Trang 39

so với các năm trước và đạt mức lợi nhuận sau thuế khoảng 1.532 tỷ đồng Điều đó cũng đã chứng tỏ khả năng vượt lên khó khăn và giữ vững tốc độ phát triển của Eximbank

4.2.4 Cơ cấu tổ chức của Eximbank

Cơ cấu tổ chức của Eximbank cũng được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng Quyền lực cao nhất thuộc về Đại hội đồng cổ đông Các khối phòng ban thực hiện những nhiệm vụ riêng biệt và cũng được tổ chức theo kiểu trực tuyến

Hình 4.5 Cơ cấu tổ chức của Eximbank

Trang 40

4.3 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín7

4.3.1 Giới thiệu Sacombank

— Tên ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

— Tên giao dịch quốc tế: SaiGon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank

— Tên viết tắt: Sacombank

— Mã chứng khoán niêm yết: STB

— Trụ sở chính: 266 -268, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

— Điện thoại: 84.8.39.320.420 Fax: 84.8.39.320.424

4.3.2 Ngành nghề kinh doanh của Sacombank

— Huy động vốn ngắn – trung - dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi

— Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác

— Cho vay ngắn – trung – dài hạn

— Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá

— Liên doanh

— Làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng

— Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế

— Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác

— Hoạt động bao thanh toán

7Nguồn: www.sacombank.com.vn và Bản cáo bạch Sacombank

Ngày đăng: 16/04/2013, 19:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Minh Kiều. 2006. Chương 5 “Tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại” trong Tiền tệ ngân hàng. Đại học Kinh tế TPHCM. Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
23. Thông tấn xã Việt Nam. 13/01/2009. “Sức nóng” cạnh tranh từ ngân hàng ngoại. Đọc từ trang http://www.doanhnhan360.vn/Desktop.aspx/Thi-truong-360/Tai-chinh-360/Suc_nong_canh_tranh_tu_ngan_hang_ngoai/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức nóng
5. ANTĐ. 25/01/2010. Về đích sớm trong năm 2009, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận cao trong năm 2010. Đọc từ trang http://tintuc.xalo.vn/00- 276718947/ve_dich_som_trong_2009_ngan_hang_dat_muc_tieu_loi_nhuan_cao_trong_2010.html Link
6. CafeF. Ngành ngân hàng Việt Nam năm 2009: Ba điểm nổi bật. Đọc từ trang http://www.bangdien.vn/index.php?option=com_content&task=view&Itemid=166&id=61681 Link
7. DĐDN. 30/10/2009. Cổ phiếu ngân hàng: tích lũy cho tương lai. Đọc từ trang http://doanhnhantimes.com/S48N3569/Co-phieu-ngan-hang--Tich-luy-cho-tuong-lai-.html Link
8. Giang Oanh. 20/01/2010. Năm 2010: Ngân hàng cơ cấu lại nguồn thu để đảm bảo lợi nhuận. Đọc từ trang http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Nam-2010-Ngan-hang-co-cau-lai-nguon-thu-de-dam-bao-loi-nhuan/20101/26732.vgp Link
9. Hà Phan. Nóng bỏng cuộc đua dịch vụ. Đọc từ trang http://www.tin247.com/nong_bong_cuoc_dua_dich_vu_ngan_hang-3-126662.html Link
10. K.A.L . Cổ phiếu ngân hàng: Những trụ cột của thị trường. Đọc từ trang http://cafef.vn/vcb-STB-ACB-SHB--22476/co-phieu-ngan-hang-nhung-tru-cot-cua-thi-truong.chn Link
11. KimEng. 30/06/2009. Nhận định của KimEng về ngành ngân hàng Việt Nam. Đọc từ trang http://www.intellasia.net/news/tinviet/bai/taichinh/87033.shtml Link
12. Minh Đức. 23/12/2009. 10 điểm nổi bật trong hoạt động ngân hàng năm 2009. Đọc từ trang http://vneconomy.vn/20091223034224125P0C6/10-diem-noi-bat-trong-hoat-dong-ngan-hang-nam-2009.htm Link
13. NCĐT. 10/02/2010. Ngân hàng 2010: Áp lực cạnh tranh từ nhiều phía. Đọc từ trang http://www.atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/48259/index.aspx Link
14. Nam Phương – Hồ Hường – Lưu Vân – Bích Ngọc. 26/3/2010. Kinh tế Việt Nam 2009 – 2010: Triển vọng lạc quan. Đọc từ trang http://dddn.com.vn/20090623084240869cat101/kinh-te-viet-nam-2009-2010-trien-vong-lac-quan.htm Link
15. Nguyễn Linh. 20/10/2009. Nhận định của chuyên gia về nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng. Đọc từ trang http://vnecono.vn/vn/index.php/phan-tich-a-nhn-nh/6942-nhn-nh-ca-chuyen-gia-v-nhom-c-phiu-nganh-ngan-hang Link
16. Nguyễn Hùng. 06/10/2009. Cổ phiếu ngân hàng ào ạt lên giá. Đọc từ trang http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/chungkhoan/410302/index.html Link
17. Nguyễn Thu Hương. 26/12/2009. Tăng trưởng tín dụng và triển vọng cổ phiếu ngân hàng. Đọc từ tranghttp://www.giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/News/Cophan-hoa-chungkhoan/Tang_truong_tin_dung_va_trien_vong_co_phieu_ngan_hang/ Link
18. Nguyễn Tuấn. 07/10/2009. Nên đầu tư dài hạn đối với cổ phiếu ngân hàng. Đọc từ trang http://en.infotv.vn/chung-khoan/tin-tuc/38070-nen-dau-tu-dai-han-doi-voi-co-phieu-ngan-hang Link
19. Nhiều cổ phiếu ngân hàng được thu gom. Đọc từ trang http://tintuc.timnhanh.com/kinh-te/chung-khoan/20090310/35A90C62/Nhieu-co-phieu-ngan-hang-duoc-thu-gom.htm 20. SBV. 11/01/2010. Ngân hàng 2010 : Cơ hội lắm, thách thức nhiều. Đọc từ tranghttp://atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/45913/index.aspx Link
21. Thủy Triều. 28/12/2009. Ngân hàng vượt khó năm 2009. Đọc từ trang http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/nganhang/27608/ Link
22. Trường Nam – Thủy Nguyên. Tín dụng năm 2009 tăng gần 38%. Đọc từ trang http://cafef.vn/20091223023154740CA34/tin-dung-nam-2009-tang-gan-38.chn Link
24. Thanh xuân. 28/02/2010. Lãi suất cho vay tăng tốc. Đọc từ trang http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201009/20100228233541.aspx Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 Mô hình Năm tác lực của Micheal E. Porter - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 2.1 Mô hình Năm tác lực của Micheal E. Porter (Trang 23)
Hình 2.2 Chuỗi giá trị của doanh nghiệp - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 2.2 Chuỗi giá trị của doanh nghiệp (Trang 24)
Hình 2.2 Chuỗi giá trị của doanh nghiệp - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 2.2 Chuỗi giá trị của doanh nghiệp (Trang 24)
Phân tích cơ bản chủ yếu phân tích theo mơ hình top – down (từ điều kiện kinh tế vĩ - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
h ân tích cơ bản chủ yếu phân tích theo mơ hình top – down (từ điều kiện kinh tế vĩ (Trang 31)
Hình 3.2 Tiến độ thực hiện - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 3.2 Tiến độ thực hiện (Trang 32)
Hình 3.2 Tiến độ thực hiện - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 3.2 Tiến độ thực hiện (Trang 32)
4.1.3 Cơ cấu cổ đơng và tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cơ cấu cổđơng  - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
4.1.3 Cơ cấu cổ đơng và tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cơ cấu cổđơng (Trang 34)
Hình 4.1 Cơ cấu cổ đông Vietinbank        Nguồn: hsc.com.vn - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 4.1 Cơ cấu cổ đông Vietinbank Nguồn: hsc.com.vn (Trang 34)
Bảng 4.1 Tình hình hoạt động qua các năm của Vietinbank - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Bảng 4.1 Tình hình hoạt động qua các năm của Vietinbank (Trang 35)
Hình 4.2 Cơ cấu tổ chức của Vietinbank - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 4.2 Cơ cấu tổ chức của Vietinbank (Trang 35)
Hình 4.3 Chi tiết cơ cấu tổ chức của Vietinbank - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 4.3 Chi tiết cơ cấu tổ chức của Vietinbank (Trang 36)
Hình 4.3 Chi tiết cơ cấu tổ chức của Vietinbank - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 4.3 Chi tiết cơ cấu tổ chức của Vietinbank (Trang 36)
Hình 4.5 Cơ cấu tổ chức của Eximbank - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 4.5 Cơ cấu tổ chức của Eximbank (Trang 39)
Hình 4.5 Cơ cấu tổ chức của Eximbank - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 4.5 Cơ cấu tổ chức của Eximbank (Trang 39)
4.3.3 Cơ cấu cổ đơng và tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
4.3.3 Cơ cấu cổ đơng và tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank (Trang 41)
Hình 4.6 Cơ cấu cổ đông của Sacombank - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 4.6 Cơ cấu cổ đông của Sacombank (Trang 41)
Hình 4.7 Cơ cấu tổ chức của Sacombank - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 4.7 Cơ cấu tổ chức của Sacombank (Trang 42)
Hình 4.7 Cơ cấu tổ chức của Sacombank - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 4.7 Cơ cấu tổ chức của Sacombank (Trang 42)
4.4.3 Cơ cấu cổ đơng và tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank  - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
4.4.3 Cơ cấu cổ đơng và tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank (Trang 44)
Hình 4.8 Cơ cấu cổ đơng của Vietcombank Ngu ồn: hsc.com.vn - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 4.8 Cơ cấu cổ đơng của Vietcombank Ngu ồn: hsc.com.vn (Trang 44)
Hình 4.8 Cơ cấu cổ đông của Vietcombank        Nguồn: hsc.com.vn - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 4.8 Cơ cấu cổ đông của Vietcombank Nguồn: hsc.com.vn (Trang 44)
Hình 4.9 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 4.9 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank (Trang 45)
Hình 4.9 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 4.9 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank (Trang 45)
4.5.3 Cơ cấu cổ đơng và tình hình hoạt động kinh doanh của ACB - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
4.5.3 Cơ cấu cổ đơng và tình hình hoạt động kinh doanh của ACB (Trang 47)
Hình 4.11 Cơ cấu tổ chức của ACB - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 4.11 Cơ cấu tổ chức của ACB (Trang 48)
Hình 4.11 Cơ cấu tổ chức của ACB - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 4.11 Cơ cấu tổ chức của ACB (Trang 48)
4.6.3 Cơ cấu cổ đơng và tình hình hoạt động kinh doanh của SHB - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
4.6.3 Cơ cấu cổ đơng và tình hình hoạt động kinh doanh của SHB (Trang 50)
Hình 4.12 Cơ cấu cổ đông của SHB        Nguồn: hsc.com.vn - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 4.12 Cơ cấu cổ đông của SHB Nguồn: hsc.com.vn (Trang 50)
Hình 4.13 Cơ cấu tổ chức của SHB - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 4.13 Cơ cấu tổ chức của SHB (Trang 51)
Hình 4.13 Cơ cấu tổ chức của SHB - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 4.13 Cơ cấu tổ chức của SHB (Trang 51)
Bảng 5.1 Matr ận đánh giá các yếu tố bên ngồi của các ngân hàng đã niêm yết - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Bảng 5.1 Matr ận đánh giá các yếu tố bên ngồi của các ngân hàng đã niêm yết (Trang 60)
Bảng 5.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của các ngân hàng đã niêm yết - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Bảng 5.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của các ngân hàng đã niêm yết (Trang 60)
Hình 7.1 Biểu đồ vốn của các ngân hàng đã niêm yết năm 2009 - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 7.1 Biểu đồ vốn của các ngân hàng đã niêm yết năm 2009 (Trang 78)
Hình 7.1 Biểu đồ vốn của các ngân hàng đã niêm yết năm 2009 - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 7.1 Biểu đồ vốn của các ngân hàng đã niêm yết năm 2009 (Trang 78)
Bảng 7.2 Các nhĩm tỷ số tài chính của các ngân hàng niêm yết trên HOSE và HNX trong năm 2009 - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Bảng 7.2 Các nhĩm tỷ số tài chính của các ngân hàng niêm yết trên HOSE và HNX trong năm 2009 (Trang 89)
Bảng 7.2 Các nhóm tỷ số tài chính của các ngân hàng niêm yết trên HOSE và HNX trong năm 2009 - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Bảng 7.2 Các nhóm tỷ số tài chính của các ngân hàng niêm yết trên HOSE và HNX trong năm 2009 (Trang 89)
Bảng 7.3 Cấu trúc vốn các ngân hàng đã niêm yết - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Bảng 7.3 Cấu trúc vốn các ngân hàng đã niêm yết (Trang 95)
Bảng 7.5 Ma trận đánh giá các yếu tố  nội bộ của các ngân hàng đã niêm yết - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Bảng 7.5 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của các ngân hàng đã niêm yết (Trang 100)
Hình 8.1 Biểu đồ biến động của CTG     Nguồn: shs.com.vn - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 8.1 Biểu đồ biến động của CTG Nguồn: shs.com.vn (Trang 102)
Hình 8.2 So sánh xu hướng biến động của CTG với HOSE - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 8.2 So sánh xu hướng biến động của CTG với HOSE (Trang 103)
Hình 8.2 So sánh xu hướng biến động của CTG với HOSE - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 8.2 So sánh xu hướng biến động của CTG với HOSE (Trang 103)
Hình 8.3 Biểu đồ biến động của EIB Nguồn: shs.com.vn - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 8.3 Biểu đồ biến động của EIB Nguồn: shs.com.vn (Trang 104)
Hình 8.3 Biểu đồ biến động của EIB    Nguồn: shs.com.vn - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 8.3 Biểu đồ biến động của EIB Nguồn: shs.com.vn (Trang 104)
Hình 8.5 Biểu đồ biến động của STB Nguồn: shs.com.vn - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 8.5 Biểu đồ biến động của STB Nguồn: shs.com.vn (Trang 105)
Hình 8.5 Biểu đồ biến động của STB     Nguồn: shs.com.vn - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 8.5 Biểu đồ biến động của STB Nguồn: shs.com.vn (Trang 105)
Hình 8.6 So sánh xu hướng biến động của STB với HOSE - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 8.6 So sánh xu hướng biến động của STB với HOSE (Trang 106)
Hình 8.6 So sánh xu hướng biến động của STB với HOSE - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 8.6 So sánh xu hướng biến động của STB với HOSE (Trang 106)
Hình 8.7 Biểu đồ biến động của VCB Nguồn: shs.com.vn - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 8.7 Biểu đồ biến động của VCB Nguồn: shs.com.vn (Trang 107)
Hình 8.7 Biểu đồ biến động của VCB     Nguồn: shs.com.vn - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 8.7 Biểu đồ biến động của VCB Nguồn: shs.com.vn (Trang 107)
Hình 8.8 So sánh xu hướng biến động của VCB với HOSE - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 8.8 So sánh xu hướng biến động của VCB với HOSE (Trang 108)
Hình 8.8 So sánh xu hướng biến động của VCB với HOSE - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 8.8 So sánh xu hướng biến động của VCB với HOSE (Trang 108)
Hình 8.9 Biểu đồ biến động của ACB Nguồn: shs.com.vn - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 8.9 Biểu đồ biến động của ACB Nguồn: shs.com.vn (Trang 109)
Hình 8.9 Biểu đồ biến động của ACB     Nguồn: shs.com.vn - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 8.9 Biểu đồ biến động của ACB Nguồn: shs.com.vn (Trang 109)
Hình 8.11 Biểu đồ biến động của SHB Nguồn: shs.com.vn - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 8.11 Biểu đồ biến động của SHB Nguồn: shs.com.vn (Trang 110)
Hình 8.11 Biểu đồ biến động của SHB     Nguồn: shs.com.vn - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 8.11 Biểu đồ biến động của SHB Nguồn: shs.com.vn (Trang 110)
Hình 8.12 So sánh xu hướng biến động của SHB với HNX - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 8.12 So sánh xu hướng biến động của SHB với HNX (Trang 111)
Hình 8.13 So sánh xu hướng biến động của các cổ phiếu ngân hàng - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 8.13 So sánh xu hướng biến động của các cổ phiếu ngân hàng (Trang 111)
Hình 8.12 So sánh xu hướng biến động của SHB với HNX - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 8.12 So sánh xu hướng biến động của SHB với HNX (Trang 111)
Hình 8.13 So sánh xu hướng biến động của các cổ phiếu ngân hàng - đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX
Hình 8.13 So sánh xu hướng biến động của các cổ phiếu ngân hàng (Trang 111)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w