Cơ cấu tổ chức của ACB

Một phần của tài liệu đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX (Trang 48)

cổđơng Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc Khối Phát triển kinh doanh Khối Giám sát Điều hành Khối Quản trị Nguồn lực Khối CNTT Khối Ngân quỹ Khối Khách hàng Doanh nghiệp Khối Khách hàng Cá nhân Ban định giá tài sản Ban kiểm tra kiểm sốt Ban đảm bảo chất lượng Ban chiến lược Phịng Quan hệ Quốc tế Ban chính sách và quản lý rủi ro tín dụng Sở giao dịch, trung tâm thẻ, các chi nhánh và phịng giao dịch;

Các cơng ty trực thuộc: Cơng ty chứng khốn ACB (ACBS), Cơng ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA) Ban kiểm sốt

Các Hội đồng Văn phịng HĐQT

Hình 4.11 Cơ cấu tổ chức của ACB

ACB cũng được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng với sự chi phối của Đại hội

đồng cổđơng và sựđiều hành của Tổng giám đốc. Ngân hàng lập ra các khối phịng ban để thực hiện cơng việc.

4.6Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gịn – Hà Nội10 4.6.1 Giới thiệu SHB

— Ngân Hàng TMCP Nơng thơn Nhơn Ái (tiền thân là Ngân hàng TMCP Sài Gịn

– Hà Nội) được thành lập theo giấy phép số 0041/NH/GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993.

— Ngày 20/01/2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định

số 93/QĐ-NHNN chấp thuận cho SHB chuyển đổi mơ hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nơng thơng sang Ngân hàng TMCP đơ thị.

— Tên tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Sài Gịn – Hà Nội

— Tên tiếng Anh: SaHaBank

— Tên viết tắt: SHB

— Mã chứng khốn niêm yết: SHB

— Trụ sở chính: 138 – Đường 3/2 – Phường Hưng Lợi – Quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ

— Điện thoại: 84.071.3.839.389 — Website: www.shb.com.vn — Logo:

— Hiện tại, SHB cĩ 90 chi nhánh và phịng giao dịch trên các tỉnh thành trong cả

nước.

4.6.2 Ngành nghề kinh doanh của SHB

— Huy động vốn: huy động tiền gửi tiết kiệm ngắn – trung – dài hạn của các thành

phần kinh tế và dân cư, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.

— Hoạt đơng tín dụng: cho vay ngắn – trung – dài hạn, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ cĩ giá.

— Các hoạt động khác: hùn vốn liên doanh, thực hiện thanh tốn giữa các khác

hàng và thực hiện các hoạt động ngoại hối theo quy định.

4.6.3 Cơ cấu cổ đơng và tình hình hoạt động kinh doanh của SHB

Hình 4.12 Cơ cấu cổ đơng của SHB Nguồn: hsc.com.vn

Cổđơng chủ yếu của SHB là nhà đầu tư trong nước với tỷ lệ 97,74%.

Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB

Bảng 4.6 Tình hình hoạt động qua các năm của SHB

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Thu nhập hoạt động 262.338 477.787 859.992 2 Chi phí hoạt động 73.585 190.536 340.133 3 Lợi nhuận thuần từ hoạt động 188.753 287.251 519.859 4 Lợi nhuận trước thuế 176.235 269.361 415.190 5 Lợi nhuận sau thuế 126.889 194.770 318.405 Tình hình kinh doanh của SHB qua các năm vẫn tiến triển tốt. Mặc dù lợi nhuận khơng cao như các ngân hàng TMCP đã niêm yết khác nhưng SHB vẫn giữ được tốc độ phát triển của mình.

Mặc dù năm 2008, kinh tế trong nước và thế giới cĩ nhiều biến động nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2008 vẫn cao hơn năm 2007 khoảng 67 tỷ đồng. Điều này đã chứng tỏ khả năng vượt qua khĩ khăn và vươn trong điều kiện kinh tế suy thối của SHB.

Năm 2009 lại đánh dấu một bước phát triển của SHB khi lợi nhuận sau thuế năm 2009 vẫn tăng so với năm 2008 khoảng 123 tỷđồng (tăng thêm khoảng 63% so với năm 2008). Tình hình kinh doanh của SHB vẫn đang rất khả quan so với điều kiện kinh tế như hiện nay.

4.6.4 Cơ cấu tổ chức của SHB

Hình 4.13 Cơ cấu tổ chức của SHB

SHB tổ chức ngân hàng theo kiểu trực tuyến chức năng. Kiểu cơ cấu này chiếm ưu thế trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam.

4.7 So sánh quy mơ của các ngân hàng TMCP đã niêm yết

Phần trên đã trình bày tổng quan về các ngân hàng TMCP đã niêm yết trên cả hai sàn HOSE và HNX. Phần này sẽ so sánh những chỉ tiêu về vốn, mơ hình kinh doanh giữa các ngân hàng với nhau để nhà đầu tư cĩ cái nhìn tồn diện về các ngân hàng. Từđĩ giúp nhà đầu tư cĩ thể sắp xếp thứ hạng cho các ngân hàng theo quan điểm riêng của mình.

Bảng 4.7 So sánh quy mơ của các ngân hàng TMCP đã niêm yết

Đơn vị tính: Triệu đồng

chứng khốn Vốn điều lệ

Vốn hĩa

thị trường Mơ hình hoạt động

CTG 11.252.973 32.070.970 Ngân hàng vừa bán buơn vừa bán lẻ

EIB 8.800.080 19.364.610 Ngân hàng vừa bán buơn vừa bán lẻ

STB 6.700.353 14.673.770 Ngân hàng vừa bán buơn vừa bán lẻ

VCB 13.223.800 53.122.780 Ngân hàng vừa bán buơn vừa bán lẻ

ACB 7.814.138 26.276.590 Ngân hàng vừa bán buơn vừa bán lẻ

SHB 2.000.000 3.990.080 Ngân hàng vừa bán buơn vừa bán lẻ

Nhận xét:

Vốn điều lệ: Hầu như chúng ta cĩ thể nhận định rằng VCB là ngân hàng cĩ vốn

điều lệ cao nhất trong 6 ngân hàng TMCP đã niêm yết. Với số vốn điều lệ là 13.223.800 triệu đồng thì VCB đã gần như chứng tỏ được thế mạnh về một ngân hàng cĩ tiềm lực tài chính lớn. Đứng ở vị trí thấp hơn VCB là CTG với số vốn điều lệ là 11.252.973 triệu đồng. Đây cũng là một ngân hàng lớn mạnh cả về quy mơ lẫn vốn điều lệ. Các vị trí cịn lại thuộc về EIB, ACB, STB và SHB. Trong đĩ, SHB

được xem là yếu thế nhất.

Vốn hĩa thị trường: Khơng chỉ VCB cĩ vốn điều lệ cao nhất mà vốn hĩa thị

trường cũng khá lớn. VCB tiếp tục ở vị trí dẫn đầu với mức vốn hĩa khoảng 53.123 tỷđồng. Điều này đã chứng tỏ tiềm năng của VCB trong việc chinh phục thị trường. CTG cũng tỏ ra khơng kém khi mức vốn hĩa thị trường hiện tại cũng đạt mức khoảng 32.071 tỷđồng. Tiếp sau đĩ là ACB khoảng 26.277 tỷđồng. Mặc dù EIB cĩ vốn điều lệ cao hơn ACB nhưng vốn hĩa thị trường lại thấp hơn. Điều đĩ cũng cho thấy nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào ACB hơn EIB. Vị trí cịn lại thuộc về SHB với mức vốn hĩa khoảng 3.990 tỷđồng.

Mơ hình hoạt động: Trong cả 6 ngân hàng TMCP đã niêm yết thì đã cĩ 6 ngân hàng đều hoạt động theo mơ hình vừa bán buơn vừa bán lẻ. Những ngân hàng trên

Chương 5: Phân tích mơi trường vĩ mơ

Chương trước đã giới thiệu tổng quan về các ngân hàng thương mại cổ phần cĩ cổ

phiếu niêm yết trên sàn giao dịch HOSE và HNX. Chương này sẽ tập trung vào phân tích các yếu tố thuộc về mơi trường vĩ mơ cĩ tác động chủ yếu đến hoạt động của các ngân hàng và cổ phiếu ngân hàng.

5.1 Yếu tố kinh tế

“Hoạt động ngân hàng là hoạt động huyết mạch của nền kinh tế”. Vì thế, các yếu tố

kinh tế vĩ mơ cĩ tác động rất lớn đến hoạt động của ngành ngân hàng. Mơi trường kinh tế vĩ mơ bao gồm nhiều yếu tố như lạm phát, tỷ giá hối đối, lãi suất, chính sách tiền tệ…Mức độ tác động của các yếu tố là khác nhau, tùy theo tình hình mà chúng tác động mạnh hay yếu. Đề tài tập trung vào phân tích những yếu tố chủ yếu cĩ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành ngân hàng.

— Giai đoạn trong chu kỳ kinh tế: Kinh tế thế giới năm 2009 vẫn cịn những dấu

hiệu khủng hoảng do cơn bão tài chính gây ra. Kinh tế thế giới khủng hoảng đã tác

động mạnh mẽđến hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đĩ cĩ kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam đã phát triển chậm lại với tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 khoảng 5,5%/năm, giảm so với năm 2008.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế năm 2010 đã trở nên khả quan hơn khi kinh tế Việt Nam đã cĩ những dấu hiệu phục hồi như sự khởi sắc trở lại của thị trường chứng khốn, thị trường bất động sản cũng ấm dần lên, lạm phát được kiềm chế…Tốc độ

tăng trưởng GDP năm 2010 được dự báo ở mức 6,5%/năm và khủng hoảng đã chạm tới đáy, đang cĩ xu hướng tăng trở lại. Kinh tế phục hồi thì nhu cầu vay vốn để khơi phục sản xuất là rất lớn. Hoạt động của các ngân hàng cũng trở nên nhộn nhịp hơn.

— Lãi suất: Các ngân hàng hiện nay cung cấp rất nhiều các dịch vụ tiện ích cho

khách hàng như dịch vụ thẻ ATM, ủy nhiệm chi…nhưng hoạt động tín dụng và huy

động vốn vẫn là hoạt động chủ đạo của các ngân hàng. Tiền lãi thu được từ phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động đem lại một phần thu nhập khơng nhỏ cho các ngân hàng. Điều này cho thấy lãi suất cĩ tác động rất lớn đến tình hình hoạt động của các ngân hàng.

Năm 2009, ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất cơ bản ở mức 7%/năm và các ngân hàng thương mại áp dụng mức lãi suất khơng vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Như vậy, lãi suất cho vay chỉ ở mức 10,5%/năm (trừ các khoản vay nhằm phục vụ đời sống, phát hành thẻ được áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận) và các doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất 4%/năm nên lãi suất vay rất thấp. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuận lợi trong việc vay vốn để khơi phục và mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhưng do lãi suất cho vay thấp nên các ngân hàng dè dặt trong việc cho

vay bởi vì việc cho vay khơng đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Việc hạn chế

cho vay và giảm lợi nhuận ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý nhà đầu tư chứng khốn. Nhà đầu tư trở nên quan ngại trong việc quyết định lựa chọn cổ phiếu ngân hàng vào danh mục đầu tư của mình.

Năm 2010, ngân hàng Nhà nước đã nâng lãi suất cơ bản lên mức 8%/năm. Vì thế, ngân hàng cĩ thể cho vay ở mức 12%/năm. Tuy nhiên để gia tăng thêm lợi nhuận các ngân hàng đã thu thêm các khoản phí làm lãi suất cho vay tăng lên mức 14% - 17%/năm, thậm chí nhiều ngân hàng thương mại đã áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận đối các các khoản vay trung – dài hạn lên đến mức 20%/năm. Việc lãi suất cho vay cao như vậy làm cho các doanh nghiệp khĩ lịng trong việc đi vay vốn. Tình trạng xấu hơn, nhiều doanh nghiệp thanh tốn nhanh các khoản vay ngân hàng và hạn chế sản xuất kinh doanh, sa thải bớt nhân cơng. Lãi suất cho vay cao cũng làm các ngân hàng lo ngại sẽ khơng cĩ khách hàng vay. Tuy nhiên, việc lãi suất cơ

bản được điều chỉnh tăng đã tăng thêm phần phấn khởi cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư đã bắt đầu lựa chọn cổ phiếu ngân hàng vào danh mục đầu tư của mình.

Nhìn chung, việc lãi suất tăng đã mở ra một triển vọng mới cho ngành ngân hàng trong năm 2010. Tuy các ngân hàng lo ngại các doanh nghiệp sẽ khĩ vay nhưng tình hình này sẽ nhanh chĩng qua khi các ngân hàng đang gia tăng cạnh tranh trong việc tìm khách hàng và đẩy mạnh các dịch vụ phi tín dụng. Lãi suất cho vay sẽ cĩ thể

giảm xuống một phần để đảm bảo sự cạnh tranh. Lúc đĩ ngân hàng sẽ cĩ nhiều khách hàng hơn và vẫn đảm bảo được việc gia tăng lợi nhuận. Hoạt động ngân hàng

đã trở nên khả quan hơn so với trước. Điều này đã tác động rất lớn đến tâm lý của nhà đầu tư trong việc lựa chọn các cổ phiếu ngân hàng.

— Tỷ lệ lạm phát: Mức giá hàng hĩa tiêu dùng ngày càng cĩ xu hướng tăng cao.

Nếu mức giá ngày càng tăng thì tình hình này sẽ làm cho lạm phát cĩ xu hướng tăng lên. Năm 2008, lạm phát của Việt Nam cĩ lúc tăng lên đến 22%. Tình hình lạm phát tăng cao ảnh hưởng rất lớn cuộc sống của người dân. Mọi người sẽ ít tiết kiệm tiền hơn do lượng tiền hằng ngày khơng đủ chi tiêu. Tình hình lạm phát của Việt Nam vẫn được chính phủ quan tâm.

Trước tình hình lạm phát tăng cao trong năm 2009, chính phủ đã dùng các biện pháp thắt chặt tiền tệđể kiềm chế lạm phát bằng cách điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 14%/năm và sau đĩ điều chỉnh giảm 5 lần cịn lại 8%/năm. Tỷ lệ lạm phát cuối năm 2008 cịn lại 19,9%. Chính phủ vẫn tiếp tục các biện pháp kiềm chế lạm phát và tỷ

lệ lạm phát năm 2009 khoảng 7%/năm. Những chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủđã phát huy tác dụng. Tuy lạm phát được kiềm chế nhưng với chính sách tiền tệ nới lỏng được sử dụng trong năm 2009 làm cho lạm phát cĩ dấu hiệu quay trở lại.

Trong thời gian tới, chính phủ sẽ nỗ lực hơn trong việc thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát như quy định mức tăng trưởng tín dụng để tỷ lệ lạm phát chỉ ở mức khoảng 10%/năm. Lạm phát được kiềm chế, cuộc sống của người dân cũng trở nên

ổn định. Khi đĩ nhu cầu sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất cĩ chiều hướng tăng trở lại và người dân cĩ thể tiết kiệm tiền. Lúc đĩ, dịng chảy tiền tệ lại được khai thơng và hoạt động ngân hàng sẽ bắt nhịp trở lại.

— Chính sách tiền tệ: Để khơi phục nền kinh tế và đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế, chính phủđã sử dụng nhiều chính sách tiền tệ nhằm khơi phục nền kinh tế. Năm 2008, kinh tế Việt Nam bắt đầu suy thối với sự chững lại của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tỷ lệ lạm phát tăng cao. Chính phủ đã sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt với việc điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản. Chính sách tiền tệ thắt chặt làm sản xuất trở nên khĩ khăn khi nhu cầu vay vốn để hoạt động của các doanh nghiệp khơng được đáp ứng. Lãi suất vay vốn cao làm cho các doanh nghiệp ngại đi vay. Chính phủ lại ban hành chinh sách tiền tệ nới lỏng với việc điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản cịn lại 8%/năm và sử dụng gĩi kích cầu thứ nhất để hỗ trợ lãi suất.

Đến đầu năm 2009, chính phủ vẫn tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng với việc quy

định lãi suất cơ bản ở mức 7%/năm và sử dụng gĩi kích cầu thứ hai. Thời gian cuối năm 2009, chính phủđã nâng lãi suất cơ bản lên 8%/năm khi lạm phát cĩ dấu hiệu quay trở lại và tín dụng cĩ dấu hiệu tăng trưởng nĩng. Tăng trưởng tín dụng được ngân hàng Nhà nước cho phép ở mức 30% nhưng mức tăng trưởng tín dụng cuối năm 2009 đã ở mức 37,73%.

Trong thời gian tới chính phủ sẽ tiếp tục biện pháp thắt chặt tiền tệđể đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2010 ở mức 25%/năm. Việc quy định mức tăng trưởng tín dụng sẽ gây ảnh hưởng khơng nhỏđến hoạt động tín dụng của các ngân hàng nhưng chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ giúp lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng lên và gĩp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Chính sách tiền tệ thắt chặt

được sử dụng hiện nay chưa cĩ thể đánh giá được hết tác động của nĩ khi chính sách này vừa cĩ mặt tích cực và mặt tiêu cực đối với hoạt động của các ngân hàng. — Tỷ giá hối đối: Tỷ giá chính thức giữa đồng USD và VND luơn cĩ xu hướng tăng. Dù tỷ giá đã được điều chỉnh 2 lần trong năm 2009 nhưng biên độ dao động vẫn cịn rất lớn. Đa phần các ngân hàng được phép nhận lượng ngoại tệ từ nước ngồi thơng qua dịch vụ nhận kiều hối nhưng các ngân hàng khơng được phép xuất ngoại tệ khi chưa được sự cho phép của ngân hàng Nhà nước. Tình hình tỷ giá biến

Một phần của tài liệu đánh giá triển vọng một số cổ phiếu ngân hàng trên sàn giao dịch HOSE và HNX (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)