1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm công ty niêm yết tới mức độ công bố thông tin và hệ quả của nó ( tóm tắt)

27 487 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 490,17 KB

Nội dung

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài luận án: Tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm công ty niêm yết tới mức độ công bố thông tin và hệ quả của nó Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 62340201 Nghiên cứu sinh: Ngô Thu Giang Người hướng dẫn: GS.TS Cao Cự Bội Những đóng góp mới về mặt học thuật và lý luận Luận án đã tổng hợp và hoàn thiện cơ sở lý thuyết mô tả về hoạt động công bố thông tin (CBTT) của công ty niêm yết (CTNY) trên thị trường Chứng khoán bằng việc bổ sung tiêu chí đo lường thông tin công bố (TTCB); điều chỉnh và bổ sung các thước đo cho nhóm đặc điểm thuộc CTNY; và bổ sung thước đo tác động của từng nhóm TTCB đến thị trường niêm yết và CTNY. Cụ thể là: Hoạt động CBTT được đánh giá trên ba phương diện: tính thông tin, tính rõ ràng dễ hiểu và tính cập nhật của thông tin công bố. Các nghiên cứu trước đây chỉ đánh giá hoạt động CBTT qua chỉ tiêu tính thông tin. Về yếu tố thuộc CTNY tác động tới CBTT, luận án đã điều chỉnh và bổ sung thước đo cho bốn trong năm nhóm yếu tố, cụ thể như sau: (1) Về sở hữu: ngoài chỉ tiêu sở hữu nước ngoài, bổ sung chỉ tiêu sở hữu nhà nước và mối quan hệ tương hỗ là nhà sở hữu có tổ chức và là nhà nước; (2) Về quản trị công ty: đã điều chỉnh chỉ tiêu độc lập, có xét trường hợp thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) kiêm nhiệm vị trí Tổng giám đốcGiám đốc trong CTNY; (3) Về kết quả kinh doanh: bổ sung chỉ tiêu dòng tiền trong kỳ; (4) Về đặc điểm niêm yết: điều chỉnh chỉ tiêu qui mô CTNY; và bổ sung chỉ tiêu Sở niêm yết. Về hệ quả của CBTT, luận án đã bổ sung so sánh tác động riêng lẻ của hoạt động công bố thông tin định kỳ và công bố thông tin bất thường, theo yêu cầu tới biến động thị giá cổ phiếu của CTNY. Những đóng góp mới về mặt thực tiễn Lĩnh vực này được nghiên cứu chủ yếu tại các nước có thị trường Chứng khoán (TTCK) phát triển nhanh và có qui mô lớn. Việc nghiên cứu tại TTCK đang phát triển của Việt Nam đã đưa ra những phát hiện mới về hoạt động CBTT của CTNY trên TTCK Việt Nam như sau: Ý thức về CBTT của các CTNY ở Việt Nam ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, CBTT còn mang tính đối phó, tránh vàhoặc công bố sơ sài các thông tin về kế hoạch và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi ích của HĐQT, Ban giám đốc (BGĐ), và Ban kiểm soát. Trong các yếu tố thuộc CTNY, yếu tố ngành nghề, dòng tiền trong kỳ không có ảnh hưởng tới CBTT. Các yếu tố tác động tích cực tới CBTT là sở hữu nước ngoài; suất sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu, sự kiêm nhiệm của thành viên HĐQT vào vị trí Giám đốc Tổng Giám đốc; thời gian niêm yết, và tỷ lệ vốn hóa của CTNY. Yếu tố tác động tiêu cực tới CBTT là sở hữu nhà nước; yếu tố tỷ lệ tham gia của thành viên trong HĐQT vào BGĐ; và Sở GDCK niêm yết. CBTT có tác động ngược chiều tới chi phí vốn chủ sở hữu và biến động thị giá cổ phiếu. Nhà đầu tư phản ứng thể hiện qua thị giá mạnh nhất đối với Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, thông tin bất thường hay những thay đổi trong quản trị công ty. Báo cáo quản trị và thông tin về giao dịch cổ đông lớn, cổ đông nội bộ và người có liên quan không có ý nghĩa nhiều với nhà đầu tư.

Bộ giáo dục v đo tạo Trờng đại học kinh tế quốc dân Ngô thu giang Tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm công ty niêm yết tới mức độ công bố thông tin v hệ quả của nó CHUYÊN NGNH: ti chính - ngân hng Mã Số: 62340201 H nội, năm 2014 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: gs.TS. cao cù béi Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp trường tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014. Có thể tìm hiểu Luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài Để thị trường chứng khoán (TTCK) hoạt động hiệu quả, các nhà đầu tư cần được cung cấp thông tin đầy đủ cho các nhà đầu tư để họ có thể ra các quyết định đầu tư phù hợp. Thông tin không cân xứng (các bên tham gia vào một giao dịch tài chính có thông tin không đầy đủ) có tác động tiêu cực tới hoạt động bình thường của thị trường tài chính. Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời từ năm 2000 trong nền kinh tế đang phát triển. Với hơn 10 năm vận hành, thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động ổn định với những tổ chức và các công cụ cơ bản nhất là cổ phiếu và trái phiếu. Tuy vậy thực tế hoạt động thời gian gần đây cho thấy, còn nhiều hạn chế đối với thị trường để hoạt động hiệu quả như: tâm lý bầy đàn, giao dịch nội gián, giao dịch chứng khoán dựa theo tin đồn v.v… Với những tồn tại trên, Luận án lựa chọn nghiên cứu tác động của đặc điểm thuộc CTNY tới hoạt động công bố thông tin của CTNY trên TTCK Việt Nam và tác động của công bố thông tin này tới TTCK Việt Nam và CTNY. Mục đích nghiên cứu Câu hỏi quản lý đặt ra đối với các nhà quản lý TTCK Việt Nam và các CTNY là làm thế nào để cải thiện hiệu quả hoạt động thị trường thông qua minh bạch thông tin công bố và lợi ích của hoạt động này tới các CTNY và tới giao dịch trên TTCK Việt Nam. Để trả lời câu hỏi này, các nhà quản lý TTCK Việt nam và CTNY cần hiểu rõ hoạt động CBTT, đo lường được mức độ CBTT, những yếu tố nào có thể tác động đến CBTT của CTNY, và kết quả giao dịch thị trường của các cổ phiếu niêm yết sẽ như thế nào khi thực hiện hoạt động CBTT trên TTCK Việt Nam. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động CBTT của các CTNY chính thức trên hai Sàn giao dịch chứng khoán của thị trường Chứng khoán Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là hoạt động CBTT từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 tới ngày 31 tháng 12 năm 2013 của các công ty niêm yết có thời điểm niêm yết chính thức trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh trên TTCK Việt Nam trước ngày 1 tháng 1 năm 2010. 2 Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể được phát triển như sau: • Hoạt động công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được đo lường với các biến số và chỉ tiêu đo lường nào? • Các yếu tố thuộc đặc điểm công ty niêm yết có tác động tới mức độ công bố thông tin tổng quát/ mức độ công bố công bố của các nhóm thông tin từ công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào? • Mức độ công bố thông tin của công ty niêm yết có tác động tới thị trường niêm yết và công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua chỉ tiêu nào và như thế nào? Đóng góp mới của nghiên cứu * Đóng góp về lý luận: Luận án đã xây dựng một Cơ sở lý thuyết toàn diện mô tả về hoạt động công bố thông tin (CBTT) của công ty niêm yết (CTNY) trên thị trường Chứng khoán. Luận án đã phát triển các tiêu chí đo lường hoạt động CBTT; tổng hợp, điều chỉnh và bổ sung các yếu tố thuộc CTNY và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố này đến hoạt động CBTT; và đánh giá hệ quả của hoạt động CBTT đến thị trường niêm yết và CTNY. Luận án xây dựng mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và sử dụng phương pháp nghiên cứu lượng hóa để kiểm định các mối tương quan giữa các biến trong mô hình. Cụ thể, hoạt động CBTT được đánh giá trên ba (3) phương diện: tính thông tin, tính rõ ràng dễ hiểu và tính cập nhật của thông tin công bố. Các nghiên cứu trước đây chỉ đánh giá tổng quát hoạt động CBTT qua chỉ tiêu tính thông tin. Về yếu tố thuộc CTNY tác động tới CBTT, Luận án đã đánh giá năm nhóm yếu tố: (1) Đặc điểm ngành nghề; (2) Đặc điểm về sở hữu: ngoài chỉ tiêu sở hữu nước ngoài, Luận án đã bổ sung chỉ tiêu sở hữu nhà nước và mối quan hệ tương hỗ là nhà sở hữu có tổ chức và là nhà nước; (3) Đặc điểm về quản trị công ty: luận án đã điều chỉnh chỉ tiêu độc lập, theo đó, xét cả trường hợp thành viên HDQT kiêm nhiệm vị trí Tổng giám đốc/ Giám đốc trong CTNY; (4) Đặc điểm về kết quả kinh doanh: Luận án bổ sung chỉ tiêu dòng tiền trong kỳ; (5) Đặc điểm về niêm yết: nghiên cứu điều chỉnh chỉ tiêu qui mô CTNY; và bổ sung chỉ tiêu Sở niêm yết. Về hệ quả, không chỉ đánh giá tác động của CBTT tới chi phí vốn chủ sở hữu của CTNY; luận án cũng đánh giá hệ quả CBTT tổng quát và CBTT của từ ng nhóm 3 thông tin tới biến động thị giá cổ phiếu. Chưa có nghiên cứu nào trước đây xem xét đánh giá tác động vĩ mô và vi mô của hoạt động CBTT đến thị giá như vậy. * Những đóng góp về thực tiễn Các nghiên cứu trước đây về lĩnh vực này được thực hiện chủ yếu tại các nước có trình độ phát triển cao và/hay thị trường Chứng khoán (TTCK) có tốc độ phát triển nhanh và có qui mô lớn. Việc nghiên cứu tại TTCK Việt Nam là một điểm mới về thực tiễn của nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng đem lại những phát hiện mới về hoạt động CBTT của CTNY trên TTCK Việt Nam, cụ thể là: (1) Thực trạng thực hiện CBTT của CTNY (2) Những yếu tố tác động tích cực và tiêu cực tới CBTT của CTNY (3) Hệ quả tích cực của CBTT tới chi phí vốn chủ sở hữu và biến động thị giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam Dựa trên thực trạng đó, luận án đã xây dựng hệ thống kiến nghị với (1) Cơ quan quản lý nhà nước để hoàn thiện nội dung, qui trình trong các qui định về CBTT của CTNY; (2) CTNY để tăng cường nhận thức và hướng thông tin chủ đạo cần cung cấp tới nhà đầu tư; và (3) hướng nghiên cứu sau này về CBTT của CTNY trên TTCK Việt Nam. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 Các nghiên cứu trên Thế giới Hoạt động CBTT của các CTNY được nghiên cứu khá phổ biến trong hơn 10 năm tại các nước trên Thế giới. Các nghiên cứu của Thế giới tập trung vào ba nội dung chính của hoạt động CBTT là: • Xu thế công bố các nhóm thông tin: CBTT theo qui định và CBTT tự nguyện • Lý giải các yếu tố tác động đến hoạt động công bố của CTNY. • Tác động của hoạt động CBTT: các nghiên cứ u xem xét tác động trực tiếp của hoạt động CBTT đến chủ thể sử dụng thông tin; và từ đó tác động gián tiếp đến thị trường niêm yết. 1.1.1.1 Thông tin công bố Chỉ số thông tin trong các nghiên cứu đầu tiên là chỉ số được xây dựng cho các thông tin công bố bắt buộc theo luật định. Theo sự phát triển của thị trường Chứng khoán trên thế giới, các nhà nghiên cứu đã tìm ra xu hướng CBTT của các CTNY không chỉ dừng lại ở CBTT theo luật định mà còn công bố các thông tin tự 4 nguyện. Điều này xuất phát từ nhu cầu thiết yếu của các CTNY để thu hút sự chú ý của các tổ chức liên quan bên ngoài. Dựa trên nhu cầu của nguwofi sử dụng các nghiên cứu chuyển sang xây dựng chỉ số thông tin công bố theo yêu cầu của đối tượng sử dụng thông tin; theo yêu cầu của các nhà phân tích tài chính, bao gồm không chỉ thông tin công bố bắt buộc theo luật định và thông tin công bố tự nguyện. 1.1.1.2 Yếu tố tác động đến CBTT Đánh giá những yếu tố tác động đến hoạt động CBTT, có nhiều nghiên cứu đã xem xét tác động của đặc điểm CTNY đến CBTT như các đặc điểm về cơ cấu sở hữu của cổ đông bên ngoài, phạm vi niêm yết quốc tế, vốn hóa, ngành kinh doanh, qui mô công ty, cơ cấu vốn, và kết quả sản xuất kinh doanh, tính độc lập giữa thành viên của Hội đồng quản trị và ban giám đốc, và đặc điểm cá nhân của Ban Giám đốc. Các nghiên cứu thực hiện mô hình hồi qui đa biến và tuyến tính để mô tả mối tương quan giữa những yếu tố tác động đến mức độ CBTT. 1.1.1.3 Hệ quả của hoạt động CBTT Xu hướng nghiên cứu thứ ba về hoạt động CBTT là hệ quả của hoạt động CBTT tới đối với các nhà đầu tư, thể hiện trên biến động giao dịch của thị trường Chứng khoán và tới CTNY. Các nghiên cứu đã đánh giá tác động của CBTT đến biến động giá trên thị trường Chứng khoán và tới chi phí vốn, tính thanh khoản của CTNY và giá trị của CTNY. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tồn tại mối quan hệ giữa hoạt động CBTT, chi phí vốn và tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết. 1.1.2 Các nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu là nghiên cứu gián tiếp về CBTT với Ngân hàng Thế giới, 2006 về Quản trị Công ty, Lê Trung Thành, 2010 về giám sát giao dịch chứng khoán, Vũ Thị Thu Ngà, 2011 về Quản lý nhà nước về Pháp luật đối với CTNY trên TTCK Việt Nam, đã đánh giá rằng Việt Nam thiếu một cơ chế quản lý hiệu quả về chất lượng thông tin công bố; kiểm soát việc lập; nhà đầ u tư không tiếp cận được với thông tin hoặc là phản ứng rất chậm với thông tin công bố, CBTT chậm và sơ sài so với qui định. Nghiên cứu tập trung trực tiếp vào hoạt động CBTT Kelly Anh Vu, 2011; Tạ Quang Bình, 2012 nghiên cứu về tác động của ban giám đốc độc lập và cơ cấu vốn chủ sở hữu tới CBTT tự nguyện., về khoảng cách về nhu cầu thông tin giữa các chuyên gia phân tích tài chính và quan điểm của giám đốc tài chính tại CTNY về thông tin công bố tự nguyện trong báo cáo thường niên, những yếu tố tác động tạo 5 nên khoảng cách đó và ảnh hưởng tới giá chứng khoán trên thị trường và chi phí vốn của CTNY trong năm 2009 và 2010. 1.2 Công bố thông tin và vai trò của CBTT với CTNY trên TTCK 1.2.1 Công bố thông tin Trên thị trường chứng khoán; CBTT được hiểu là một quá trình truyền tải thông tin giữa CTNY với các chủ thể trên TTCK có mối quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CTNY. 1.2.2 Vai trò của công bố thông tin đối với doanh nghiệp CBTT là phương pháp hiệu quả để giảm thiểu và giải quyết vấn đề thông tin không cân xứng và vấn đề đại diện đó là CBTT. 1.3 Chính sách về quản lý hoạt động công bố thông tin 1.3.1 Chính sách về CBTT theo cơ chế đăng ký xin phép phát hành (1) Chính sách công bố thông tin bắt buộc Qui định về CBTT tập trung vào giải quyết vấn đề thông tin không cân xứng với mục tiêu là qui định CBTT bắt buộc đối với các CTNY. (2) Chính sách công bố thông tin tự nguyện Được áp dụng khá phổ biến ở giai đoạn sơ khai của thị trường tài chính khi qui mô và trình độ của thị trường còn rất yếu, mục tiêu giải quyết vấn đề người đại diện, nhu cầu cần thể hiện và tạo uy tín của các CTNY trên thị trường và tăng tính cạnh tranh trên thị trường Chứng khoán. (3) Chính sách công bố thông tin hỗn hợp Để khắc phục nhược điểm của Chính sách CBTT bắt buộc và chính sách CBTT tự nguyện, và phù hợp với sự phát triển nhanh về trình độ và qui mô của TTCK, chính sách CBTT hỗn hợp được ra đời với sự tham gia và bổ trợ l ẫn nhau của hai chính sách trên. 1.3.2 Chính sách về CBTT theo cơ chế phát hành dựa trên CBTT đầy đủ Khi công ty đại chúng công bố thông tin đầy đủ, công ty đó sẽ được niêm yết trên thị trường. Mục tiêu của chính sách này là xây dựng môi trường minh bạch thông tin. 1.4 Chiến lược CBTT Có hai loại chiến lược áp dụng cho CBTT: chiến lược chủ động và chiến lược bị động. Chiến lược CBTT chủ động thỏa mãn nhu cầu thông tin của người sử dụng; và công bố không hạn chế và đúng thời điểm. Chiến lược CBTT bị động chỉ công bố các thông tin theo qui định và công bố hạn chế. 6 1.5 Các yếu tố cấu thành hoạt động CBTT Các thành phần cấu thành hoạt động CBTT bao gồm thông tin, kênh thông tin và thời điểm để thực hiện hoạt động CBTT. 1.5.1 Thông tin công bố Khi ra quyết định liên quan đến hoạt động CBTT, các CTNY phải cân nhắc và lựa chọn nhóm thông tin sẽ công bố. Hai nhóm thông tin công bố: (1) thông tin công bố theo qui định (công bố định kỳ, bất thường và theo yêu cầu, và (2) thông tin công bố tự nguyện. 1.5.2 Thời điểm CBTT Thời điểm CBTT là thời điểm thông tin được truyền tải và xuất hiện trên TTCK. 1.5.3 Kênh CBTT Kênh CBTT bao gồm: Đối thoại trực tiếp giữa ban lãnh đạo doanh nghiệp với nhà đầu tư, Buổi giới thiệu thông tin về doanh nghiệp (Roadshow), Họp báo; Hội thảo qua điện thoại; và Thông báo trên báo chí, Internet, tờ rơi. 1.6 Mức độ CBTT Để đánh giá hoạt động CBTT, các nghiên cứu trước đây đã đưa ra các quan điểm và các tiêu chí khác nhau để đánh giá hoạt động CBTT. 1.6.1 Quan điểm về “Minh bạch” Tính minh bạch được xác định dựa trên số lượng mục thông tin công ty cung cấp so với bộ thông tin yêu cầu của nhà đầu tư. Phương pháp đánh giá này chỉ đảm bảo rằng thông tin đó được công bố chứ không đảm bảo rằng là đầy đủ. 1.6.2 Quan điểm về “Chất lượng” Chất lượng thông tin được đánh giá theo sáu tiêu chí là tính giàu thông tin, tính phù hợp, tính rõ ràng, tính đặc biệt, tần xuất xuất hiện, và tính ngoài kỳ vọng. hay có thể đánh giá với ba tiêu chí: tính phù hợp; tính tin cậy và tính rõ ràng - dễ hiểu. Nhược điểm của phương pháp này đó chính là tính khả thi khi thực hiện chỉ tiêu đo lường tính tin cậy. 1.6.3 Quan điểm về “Hiệu quả” Thông tin công bố được đánh giá là hiệu quả nếu thông tin đó được cung cấp đầy đủ, chính xác và cập nhật. Quan điểm này đã bổ sung thêm đặc tính cập nhật của thông tin mà hai quan điểm trên chưa thể hiện được. 1.6.4 Kết luận Luận án cho rằng mức độ CBTT cần được đánh giá theo các tiêu chí cần thiết của một thông tin, cụ thể là đầy đủ, rõ ràng và cập nhật. Chính vì vậy, Luận án sẽ 7 đánh giá mức độ CBTT theo ba (3) tiêu chí: tính thông tin, tính rõ ràng dễ hiểu và tính cập nhật. 1.7 Các yếu tố tác động đến hoạt động CBTT Khi xem xét các yếu tố tác động đến hoạt động CBTT, các nghiên cứu chỉ tập trung vào tác động của hai môi trường ngành và môi trường hoạt động nội bộ tới doanh nghiệp. 1.7.1 Đặc điểm Ngành nghề kinh doanh Yếu tố được nghiên cứu là loại ngành nghề kinh doanh và tính cạnh tranh của ngành. Mối quan hệ giữa đặc điểm này và CBTT không đồng nhất trên các TTCK khác nhau. 1.7.2 Đặc điểm Nguồn vốn Chủ sở hữu Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu được xem xét với cơ cấu sở hữu của nhà quản lý, cơ cấu sở hữu của hội đồng quản trị, cơ cấu sở hữu của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, sở hữu gia đình; cơ cấu sở h ữu của chính phủ. 1.7.3 Đặc điểm về Quản trị công ty Các nghiên cứu xem xét vấn đề đại diện giữa HĐQT và BGĐ: kiêm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT và BGĐ, và tỷ lệ thành viên HDQT trong BGD. 1.7.4 Qui mô doanh nghiệp Có sự tác động của qui mô doanh nghiệp tới hoạt động CBTT. Qui mô được đo bằng chỉ tiêu vốn hóa trên TTCK của CTNY. 1.7.5 Đặc điểm về kết quả kinh doanh Bộ chỉ tiêu sinh lời (ROA, ROE và ROS) là bộ chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, chỉ tiêu ROS chỉ phù hợp khi đánh giá các doanh nghiệp cùng ngành. 1.7.6 Đặc điểm niêm yết Thuộc tính niêm yết bao gồm thị trường niêm yết, thời điểm niêm yết; giá trị niêm yết. 1.7.7 Chất lượng của Kiểm toán độc lập: Vai trò của kiểm toán độc lập là nhằm kiểm tra tính tin cậy của TTCB. Tuy nhiên, tác động của yếu tố chất lượng của kiểm toán độc lập tới mức độ CBTT là không đáng kể. 1.7.8 Kết luận Sau khi đánh giá tính khả thi trong áp dụng của các nhóm đặc điểm thuộc CTNY, Luận án lựa chọn những nhóm đặc điểm sau: (1) Ngành nghề kinh doanh: ngành nghề theo đăng ký kinh doanh của CTNY 8 (2) Đặc điểm Nguồn vốn chủ sở hữu: cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng sở hữu của Nhà nước, tỷ trọng sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài, tỷ trọng sở hữu của nhà đầu tư tổ chức (3) Đặc điểm về Quản trị công ty: độc lập giữa HĐQT và vị trí Tổng Giám đốc/ Giám đốc; tỷ trọng thành viên HĐQT tham gia BGĐ (4) Đặc điểm về Kết quả kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh tổng quát: ROA và tỷ lệ dòng tiền thuần trên doanh thu và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu: ROE, tỷ lệ dòng tiền thuần trên lợi nhuận sau thuế và tăng trưởng lợi nhuận sau thuế (5) Đặc điểm về niêm yết: số năm niêm yết, Sở GDCK niêm yết và tỷ lệ vốn hóa trên một cổ phiếu 1.8 Hệ quả của hoạt động CBTT Hoạt động thị trường được đánh giá là tốt khi : (1) Giá cả và khối lượng giao dịch hàng hóa biến động để phản ánh thông tin công bố đến thị trường; (2) Tính thanh khoản cao, và (3) Tối thiểu hóa chi phí giao dịch. Theo góc độ chủ thể phát hành là các CTNY, hoạt động thị trường được đánh giá là tốt khi tối thiểu hóa chi phí huy động vốn chủ sở hữu, nâng cao giá trị thị trường của công ty. Tuy nhiên, mức độ và cấp độ tác động của CBTT còn hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu chung về thị trường Chứng khoán Việt Nam Quá trình ra đời và phát triển của TTCK Việt Nam qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1 là Chuẩn bị thành lập thị tr ường Chứng khoán (1990s). Giai đoạn 2 – Vận hành thị trường Chứng khoán: Từ năm 2000. Với hơn 10 năm hoàn thiện và phát triển, từ 5 cổ phiếu, tới cuối năm 2013, số lượng CPNY trên thị trường đạt 983 cổ phiếu. 2.2. Quản lý nhà nước về CBTT của CTNY trên TTCK 2.2.1. Chính sách quản lý CBTT của CTNY trên TTCK Việt nam Cơ quan quản lý thị trường đã quyết định lựa chọn chính sách qui định là CBTT đầ y đủ thay thế cho CBTT theo qui định. Với chính sách này, mục đích của cơ quan quản lý nhà nước không chỉ là tăng cường tính minh bạch của thị trường mà còn là cơ sở để thị trường Chứng khoán Việt Nam áp dụng cơ chế phát hành dựa trên CBTT đầy đủ thay cho cơ chế đăng ký xin phép phát hành hiện tại. [...]... 5.4 Các hướng nghiên cứu cho các nghiên cứu sắp tới Về hoạt động công bố thông tin của công ty niêm yết: Tiếp tục nghiên cứu về đo lường độ tin cậy của thông tin công bố Về hoạt động công bố thông tin trên lĩnh vực tài chính nói chung: có thể chuyển đối tượng nghiên cứu sang hoạt động công bố thông tin của các chủ thể khác nhau trong lĩnh vực tài chính Về các yếu tố tác động: có thể xem xét tác động của. .. hữu Đặc điểm niêm yết Hình 3-1 Mô hình nghiên cứu 11 Các giả thuyết về mối tương quan giữa đặc điểm CTNY với hoạt động CBTT; và giữa hoạt động CBTT và kết quả giao dịch của cổ phiếu và tới CTNY dự kiến như sau: (1 ) Giả thuyết kiểm định tính phù hợp của mô hình đề xuất H1 Đặc điểm thuộc công ty niêm yết có tác động có nghĩa tới mức độ công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường Chứng khoán (2 )... định hệ quả của hoạt động công bố thông tin Giả thuyết H7 Kết quả kiểm định cho thấy mức độ CBTT có tác động có nghĩa và ngược chiều tới giá trị beta của CTNY Giả thuyết H8 Mức độ CBTT tác động có nghĩa và ngược chiều tới biến động giá giao dịch của cổ phiếu Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn tác động của từng nhóm TTCB tới biến động giá cổ phiếu của công ty đó trên thị trường Nghiên cứu đo lường biến động của. .. tính cập nhật là sự độc lập giữa HĐQT và BGĐ công ty Yếu tố có tác dụng tiêu cực và mạnh mẽ nhất tới hoạt động CBTT định kỳ trên cả hai mặt thông tin và cập nhật chính là Sở niêm yết Đối với hoạt động công bố thông tin bất thường và theo yêu cầu, ngoài yếu tố sở hữu nhà nước, các yếu tố khác đều có tác động tích cực tới tính thông tin và tính cập nhật của hoạt động CBTT Yếu tố có tác động lớn nhất là... là một trong các biến có tác động rất quan trọng tới mức độ CBTT của CTNY Đặc điểm này có tác động cùng chiều với lượng thông tin và tính cập nhật của hoạt động công bố tổng hợp; tới số lượng và tính cập nhật của các báo cáo công bố định kỳ; tới lượng thông tin và tính cập nhật trong báo cáo thường niên; và tới lượng và tính cập nhật của các thông tin công bố bất thường và theo yêu cầu Đặc tính rõ ràng... thì mức độ CBTT trên TTCK càng cao H5 CTNY có kết quả sản xuất kinh doanh tốt thì CBTT trên TTCK tốt hơn H6 CTNY có đặc điểm niêm yết khác nhau có mức độ CBTT khác nhau Khi thời gian niêm yết càng dài, vốn hóa càng lớn thì mức độ CBTT của CTNY đó càng tốt (3 ) Giả thuyết kiểm định tác động của mức độ công bố thông tin tới thị trường Chứng khoán niêm yết và công ty niêm yết H7 CTNY có mức độ công bố thông. .. không chịu tác động của biến đặc điểm niêm yết Tuy nhiên, “tỷ lệ vốn hóa trên một cổ phiếu” là chỉ tiêu chỉ có tác động cùng chiều tới mức độ CBTT tổng hợp và CBTT bất thường và theo yêu cầu 4.2.2.4 So sánh mức độ tác động của các nhóm yếu tố tới mức độ CBTT Đối với hoạt động công bố thông tin tổng hợp, yếu tố tác động tích cực và lớn nhất từ chỉ tiêu thể hiện năng lực sản xuất – suất sinh lời của tổng... niên (số liệu và diễn giải) thường niên công bố của CTNY Tính cập nhật Điểm số là 1 đối với thông Các thông tin liên tin xuất hiện trước; tại thời quan tới thời điểm qui định hay tại thời điểm CBTT; điểm hình thành thông tin thời điểm qui Ngoài các trường hợp này, định công bố, và điểm số cập nhật sẽ là 0 thời điểm hình thành thông tin của từng thông tin công bố 14 Hệ quả của hoạt động công bố thông tin. .. đặc điểm nguồn vốn chủ sở hữu có tác động có nghĩa tới lượng thông tin công bố và tính cập nhật của thông tin .Yếu tố có tác động mạnh nhất và cùng chiều tới lượng thông tin công bố là tỷ trọng vốn của nhà đầu tư nước ngoài Hai yếu tố vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và vốn sở hữu của nhà nước có tác động ngược chiều nhau tới tính cập nhật của thông tin công bố, và có xu hướng triệt tiêu nhau Về... giá của cổ phiếu niêm yết 4.1.2 Mức độ công bố thông tin 4.1.2.1 Tính thông tin • Thông tin công bố trên báo cáo thường niên Đối với thông tin công bố trong báo cáo thường niên,lượng thông tin công bố năm 2010 – 2011 và 2012 tương ứng là 62,88 %và 83,59% so với yêu cầu Trong các nhóm thông tin từ A đến G, thông tin thuộc nhóm A “Lịch sử hoạt động của công ty và D “Báo cáo tài chính” được công bố đầy . điểm thuộc công ty niêm yết có tác động có nghĩa tới mức độ công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường Chứng khoán (2 ) Giả thuyết kiểm định tác động của từng nhóm yếu tố đặc điểm tới. công bố thông tin tổng quát/ mức độ công bố công bố của các nhóm thông tin từ công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào? • Mức độ công bố thông tin của công ty niêm yết. đó càng tốt (3 ) Giả thuyết kiểm định tác động của mức độ công bố thông tin tới thị trường Chứng khoán niêm yết và công ty niêm y ết H7. CTNY có mức độ công bố thông tin trên TTCK tốt sẽ giảm

Ngày đăng: 28/11/2014, 17:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN