Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
235 KB
Nội dung
CHÍNHSÁCH ĐỐI VỚI PHỤNỮNÔNG THÔN TRONGTHỜIKỲCÔNGNGHIỆP HÓA
PGS, TS. Hoàng Bá ThịnhTrường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà NộiCập nhật
ngày: 22/10/2010
Phụ nữnông thôn có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông
thôn trong quá trình đô thị hóa, côngnghiệp hóa đất nước. Là một lực lượng chủ yếu
trong nôngnghiệp và chiếm đông đảo trong nguồn nhân lực của đất nước, nhưng phụ
nữ nông thôn còn gặp nhiều khó khăn so với nam giới nông thôn và phụnữ đô thị. Chính vì
vậy, cần có những quan tâm hợp lý đến phụnữnông thôn.
1 - Những thách thức đối với phụnữnông thôn hiện nay
Ở Việt Nam, phụnữnông thôn là lực lượng to lớn và quan trọng của quá trình công nghiệp
hóa nông nghiệp, nông thôn. Theo số liệu từ Tổng điều tra dân số năm 2009, phụnữ chiếm 50,5%
số người hoạt động trong lĩnh vực nôngnghiệp (năm 1989 tỷ lệ này là 60%). Trong tổng lực lượng
lao động nữ, có 68% là hoạt động trongnông nghiệp, tỷ lệ này đối với nam giới là 58%. Vai trò
của phụnữtrong sản xuất nôngnghiệp càng trở nên quan trọng hơn trong quá trình chuyển đổi
kinh tế, với sự tham gia của lao động nữ vào lĩnh vực sản xuất nôngnghiệp ngày càng tăng trong
khi lao động nam giảm dần. Thờikỳ 1993 - 1998, số nam giới tham gia hoạt động nông nghiệp
mỗi năm giảm 0,9%. Trong giai đoạn này, 92% số người mới gia nhập lĩnh vực nôngnghiệp là
phụ nữ, vì nam giới chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp. Hiện tượng thay đổi này dẫn đến
xu hướng là, nữ giới tham gia nhiều hơn trong hoạt động nông nghiệp.
Quá trình đô thị hóa và côngnghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đang tạo nên những biến
đổi mạnh mẽ trong đời sống của người nông dân Việt Nam hiện nay. Bên cạnh những yếu tố tích
cực thì cũng có một số tác động không tích cực của quá trình côngnghiệp hóa, đô thị hóa, đặc biệt
là việc chuyển đổi đất nôngnghiệp để xây dựng các khu côngnghiệp và sân gôn (từ năm 2001
đến 2007 diện tích đất nôngnghiệp cả nước đã mất 500.000ha, riêng năm 2007 mất 120.000ha)
khiến cho hàng ngàn hộ nông dân không còn ruộng đất canh tác và phải tìm kiếm những phương
thức sinh kế khác nhau, làm tăng thêm số lượng người di cư từ nông thôn ra đô thị cùng với phụ
nữ xuất khẩu lao động và lấy chồng là người nước ngoài.
Lao động di cư có khuôn mẫu giới rất rõ, phụnữ trẻ từ nông thôn ra đô thị làm việc ở khu
vực kinh tế không chính thức hoặc giúp việc nhà. Còn nam giới có xu hướng làm việc tại các trang
trại, khu công nghiệp, nhà máy. Nhóm dân số trẻ di cư đến các đô thị, khu công nghiệp, để lại làng
quê những người cao tuổi, phụnữ và trẻ em. Nhiều gia đình nông thôn, gánh nặng công việc sản
xuất và chăm sóc, giáo dục con cái đè nặng lên đôi vai của người vợ, ông bà. Di cư nội địa cũng
làm biến đổi cấu trúc gia đình nông thôn, tạo nên nhiều “gia đình không đầy đủ” vì thiếu vắng vợ
hoặc chồng do họ đi làm ăn xa, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các chức
năng của gia đình, trong đó có chức năng giáo dục con cái. Hiện tượng nam giới tuổi trung niên và
nam, nữ thanh niên “ly hương” đi tìm công ăn việc làm ở các đô thị, các khu côngnghiệp trên
phạm vi cả nước dẫn đến thực trạng ở nông thôn có xu hướng nữ hóa nôngnghiệp (chủ yếu phụ
nữ gánh vác công việc sản xuất nông nghiệp), lão hóa nông thôn (đa số những người trên trung
niên và cao tuổi mới ở lại quê) và phụnữ hóa chủ hộ gia đình trên thực tế (vì nam giới là chủ
hộ trên danh nghĩa lại đi làm ăn xa). Xu hướng này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ không chỉ đối với đời
sống gia đình (sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và
HIV/AIDS) mà còn cả với sự phát triển của thế hệ con em nông dân sống ở nông thôn hiện nay.
Đó là những thách thức đối với người nông dân nói chung và phụnữnông thôn nói riêng ở
các vùng nông thôn Việt Nam hiện nay.
2 - Một số trở ngại của nguồn nhân lực nữtrong nông
nghiệp, nông thôn
Về trình độ chuyên môn/kỹ thuật
Các kết quả điều tra cho thấy, trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn đã có những chuyển dịch cơ cấu theo hướng
tích cực nhưng chất lượng của lao động nông, lâm nghiệp và
thủy sản còn thấp, chưa được cải thiện nhiều trong 5 năm qua.
Theo Tổng cục Thống kê, mỗi năm, nước ta có hơn 1
triệu người tham gia lực lượng lao động, đa số lực lượng này là
cư dân nông thôn, không được đào tạo nghề cơ bản. Nguồn
nhân lực làm việc trong các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản ở các
vùng nông thôn có trình độ và được đào tạo nghề có tỷ lệ rất
thấp. Cả nước có 81.300 công chức xã nhưng tỷ lệ được đào
tạo chuyên môn đại học chỉ chiếm 9%; 39,4% có trình độ trung cấp; 9,8% sơ cấp và 48,7% chưa
qua đào tạo. Như vậy, phần lớn lao động trong nông, lâm nghiệp và thủy sản là các lao động phổ
thông, giản đơn, lao động làm việc theo kinh nghiệm. Đây là nguyên nhân căn bản của việc năng
suất lao động trong nông, lâm, thủy sản ở nước ta còn rất thấp và là trở ngại lớn trong quá trình
đẩy nhanh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay.
Quá trình côngnghiệp hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi người lao động không chỉ có trình độ
chuyên môn kỹ thuật mà còn phải có chuyên môn kỹ thuật bậc cao. Đây là thách thức lớn nhất đối
với phụnữtrong ngành nông nghiệp, nông thôn hiện nay, khi trình độ học vấn của phụnữ nông
thôn còn rất thấp: tốt nghiệp trung học phổ thông (8,02%), công nhân kỹ thuật (1,12%), trung học
chuyên nghiệp (1,78%), cao đẳng, đại học (1,39%) và trên đại học (0,02%). So với nam giới, có sự
khác biệt khá rõ về trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Có điểm đáng chú ý là, mặc dù phụnữ đảm nhận đa phần các công việc liên quan đến sản
xuất nông nghiệp, nhưng họ lại ít có cơ hội tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kiến thức khoa
Ở Việt Nam, phụnữnông thôn
là lực lượng to lớn và quan trọng
của quá trình côngnghiệp hóa
nông nghiệp, nông thôn. Theo số
liệu từ Tổng điều tra dân số năm
2009, phụnữ chiếm 50,5% số
người hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp (năm 1989 tỷ lệ này
là 60%). Trong tổng lực lượng
lao động nữ, có 68% là hoạt
động trongnông nghiệp, tỷ lệ
này đối với nam giới là 58%.
học kỹ thuật. Theo khảo sát, chỉ có khoảng 10% phụnữ là các thành viên tham gia các khóa học
trồng trọt và 25% trong các khóa học về chăn nuôi. Hiện tượng “Nữ làm, nam học” này khá phổ
biến ở các vùng nông thôn Việt Nam.
Về sức khỏe lao động nữtrong sản xuất nông nghiệp, nông thôn
Kết quả một cuộc khảo sát gần đây của Cục An toàn lao động (Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội) cho thấy các bệnh nghề nghiệp, mãn tính do làm việc trong môi trường độc hại, nguy
hiểm của người lao động nôngnghiệp ngày mỗi tăng. Có 30,3% nông dân mắc các bệnh nghề
nghiệp về da, gần 30% bị viêm nhiễm đường hô hấp, 10% bị đau đầu. Theo số liệu thống kê, cứ
100 ngàn lao động thì có 1.710 người bị ảnh hưởng sức khỏe do tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực
vật Môi trường sản xuất nôngnghiệp ô nhiễm không chỉ do sử dụng nhiều hóa chất, thuốc bảo
vệ thực vật mà còn tăng thêm bởi ô nhiễm do các khu chế xuất, khu công nghiệp, sân gôn đang
đua nhau mọc lên ở các vùng nông thôn.
Theo ước tính của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2007 có gần 4 triệu tấn
phân bón các loại bị sử dụng lãng phí do cây trồng không hấp thụ được (chiếm 55% - 60%), cộng
với việc lạm dụng sử dụng tới 75.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật mà không tuân thủ các quy trình
kỹ thuật đã gây mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm nghiêm trọng đất, nguồn nước tại nhiều vùng
nông thôn. Cùng với trồng trọt, hằng năm, ngành chăn nuôi cũng “đóng góp” khoảng 73 triệu tấn
chất thải, trong đó chỉ có 30% - 60% chất thải được xử lý, còn lại xả thẳng ra môi trường. Ngay cả
mô hình chăn nuôi trang trại cũng chỉ có 10% trong tổng số 16.700 trang trại có hệ thống xử lý
chất thải. Ô nhiễm môi trường sản xuất nôngnghiệp và nông thôn tác động xấu đến sức khỏe của
phụ nữ nhiều hơn nam giới, bởi phụnữ là người đảm nhận chính các hoạt động sản xuất, trồng trọt
và chăn nuôi.
Tác động của công việc sản xuất nôngnghiệp vất vả
trong môi trường ô nhiễm còn cộng thêm với vai trò làm vợ,
làm mẹ. Việc thực hiện chức năng sinh sản của phụnữ cũng là
một gánh nặng khi mà nam giới còn ít tham gia và chia sẻ trách
nhiệm với phụnữtrong kế hoạch hóa gia đình, khiến cho tỷ lệ
nạo, hút thai do có thai ngoài mong đợi của phụnữnông thôn
khá cao, bình quân tỷ lệ nạo, hút thai là 1/1 ca đẻ sống. Đó là
chưa kể, phụnữ chưa có được quyền sinh sản khi mà họ bị sức
ép của chồng và gia đình chồng đẻ con trai. Tất cả những điều
này là những yếu tố tác động xấu đến sức khỏe thể chất, tinh
thần và tâm lý của phụnữnông thôn. Trong khi thực hiện
“thiên chức”, phụnữnông thôn không được hưởng các chế độ
thai sản như phụnữ thuộc các lĩnh vực làm công ăn lương
khác, họ cũng không được hưởng các tiêu chuẩn về bảo hiểm
xã hội, y tế trongthời gian mang thai, sinh nở.
Phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận quyền sở hữu ruộng đất
Mặc dù phong tục truyền thống của Việt Nam thừa nhận cả nam giới và phụnữ đều được
thừa kế đất đai nhưng trên thực tế, ít phụnữ được đứng tên giấy tờ sử dụng đất. Từ năm 1988
ruộng đất đã được cấp cho các hộ gia đình nông thôn nhưng đa số giấy tờ chứng nhận quyền sở
hữu ruộng đất đều do nam giới đứng tên. Luật Đất đai năm 2003 có quy định tất cả giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất mới phải bao gồm tên của cả hai vợ chồng.
3 - Một số giải pháp về chínhsách đối với phụnữnông thôn trong quá trình công
nghiệp hóa
Một là, ưu tiên đào tạo nghề và việc làm cho phụ nữ
Khi đề cập đến tình hình thất nghiệp do ruộng đất bị thu hồi, trong Chỉ thị số 11/2006/CT-
TTg ngày 27-3-2006 của Thủ tướng Chínhphủ về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao
động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nôngnghiệp đã nhấn mạnh: “Tình trạng thất
nghiệp và thiếu việc làm hiện đang là vấn đề bức xúc ở nhiều vùng chuyển đổi đất”.
Quá trình biến động đất đai trongnôngnghiệp không chỉ khiến cho nhiều nông dân, nhất là
phụ nữ thất nghiệp mà nó còn tác động đến thị trường lao động với những mức độ khác nhau. Với
mô hình phân công lao động theo giới hiện nay cộng thêm nam giới di cư đến các vùng đô thị, khu
công nghiệp để tìm kiếm việc làm, phụnữnông thôn đảm nhận “đa vai trò” nên có những bất lợi
hơn so với nam giới trong việc tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp. Nghị quyết số 26-NQ/TW Về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn được thông qua tại Hội nghị Trung ương 7 khóa X đã xác
định “Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình
Việc bảo đảm quyền lợi về
ruộng đất là vấn đề hết sức quan
trọng đối với phụnữ ở nông
thôn, đặc biệt là phụnữ làm
nông nghiệp. Điều này lại càng
đặc biệt quan trọng đối với phụ
nữ ở các vùng sâu, vùng xa,
hoặc phụnữ là người dân tộc
thiểu số, họ ít có cơ hội tiếp cận
với các nguồn lực khác nên đất
đai có thể xem như là phương
tiện sinh kế duy nhất giúp họ
duy trì cuộc sống và thoát
nghèo.
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước”, đồng thời nhấn mạnh việc ưu tiên đào tạo nghề và việc
làm cho những gia đình mất ruộng “Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chínhsách bảo đảm
việc làm cho nông dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất”. Có cơ sở để thấy
rằng phụnữnông thôn cần được quan tâm đào tạo nghề hơn nam giới, ít nhất là ở mấy lý do: a)
phụ nữ là “nhân vật chính” vì họ đảm nhận hầu hết các công việc trồng trọt, chăn nuôi; b) ở các
vùng quê nam giới đi làm ăn xa, nếu có ở lại quê thì họ cũng dễ tìm kiếm việc làm và ít gặp rủi ro
hơn so với phụ nữ; c) phụnữ không chỉ gắn với ruộng đồng mà còn gắn với làng xóm vì xu hướng
“nữ hóa nông thôn” đang diễn ra; và d) phụnữ thường gặp trở ngại nhiều hơn nam giới trong cơ
hội tiếp cận giáo dục, đào tạo do vẫn còn quan niệm thiên vị giới ở mức độ khác nhau. Trong một
phân tích về thay đổi nghề nghiệptrong các khu vực nông thôn cho thấy nam giới thay đổi nghề
nghiệp nhiều gấp hơn 2 lần phụnữ (31,6% và 13,2%). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, xác suất đổi
nghề của lao động nam lớn hơn lao động nữ, nếu một phụnữ có xác suất đổi nghề là 22% thì một
lao động nam tương đương có xác suất đổi nghề là 52%. Điều này càng cho thấy sự cần thiết ưu
tiên đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật liên quan đến sản xuất nôngnghiệp cho phụ nữ, vì nam
giới có tính linh hoạt hơn nữtrong quá trình nắm bắt các cơ hội mới khi chuyển đổi nghề nghiệp,
việc làm.
Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới về chínhsách lao động khuyến cáo rằng, mục tiêu
của các chínhsáchtrong bộ luật lao động cần phải mang lại lợi ích cho người lao động, đặc biệt là
người nghèo, và tạo việc làm nhiều hơn, dù là chính thức hay không chính thức, cho những lao
động thiếu kỹ năng. Trong tập huấn, cần chú ý đến những khác biệt giữa nam và nữtrong tiếp cận
các dịch vụ khuyến nông, và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất nôngnghiệp và phi nông
nghiệp ở nông thôn. Có chínhsách ưu tiên chuyển giao khoa học - kỹ thuật và đào tạo nghề cho
phụ nữ, nhất là phụnữ có hoàn cảnh khó khăn, phụnữtrong các hộ gia đình có ruộng đất thu hồi.
Chú ý đến những phẩm chất của phụnữ thích hợp với các ngành nghề truyền thống, dịch vụ xã
hội Trong đào tạo nghề, chuyên môn kỹ thuật cho phụnữ nên tính đến đặc điểm phong tục, tập
quán, dân tộc và mức độ phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, miền. Chỉ khi chúng ta tính đến
những đặc điểm văn hóa - xã hội như vậy mới có thể xây dựng chương trình đào tạo nghề, tạo việc
làm phù hợp với điều kiện, năng lực và hoàn cảnh của phụ nữ, và đào tạo nghề mới có hiệu quả.
Hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho phụnữ tiếp cận các nguồn lực
Không làm chủ được các nguồn lực (đất đai, tài sản, phương tiện sản xuất, ) thì phụnữ sẽ
thuộc “nhóm yếu thế”, không thể tự chủ và khó phát huy được sức mạnh của vai trò nữ giới. Điều
này sẽ càng thêm bất lợi nếu như đời sống gia đình của người phụnữ có vấn đề, gặp chuyện “cơm
không dẻo, canh chẳng ngọt” dẫn đến gia đình tan vỡ.
Chính vì lẽ đó, cần thúc đẩy việc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai theo Luật
Đất đai 2003. Đứng tên trong giấy tờ sử dụng đất không chỉ cho phép phụnữ tiếp cận dễ dàng hơn
với các nguồn vốn mà còn nâng cao sự an toàn cho chính họ trong trường hợp ly hôn hoặc thừa kế.
Với phụnữnông thôn, đất đai là một phương tiện bảo đảm an sinh xã hội đồng thời cũng là
phương tiện duy nhất để thoát nghèo. Nghiên cứu cũng cho thấy, so với nam giới thì phụnữ nói
chung và phụnữnông thôn nói riêng thường ít có cơ hội trong việc tiếp cận vay vốn tín dụng. Vì
thế, cần tính đến những khác biệt giữa nam và nữtrong tiếp cận và sử dụng vốn vay tín dụng từ
ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác để có chính sách, chế độ riêng đối với nam và nữ nông
dân trong triển khai chínhsách tín dụng hiện nay.
Ba là, chăm lo sức khỏe và an sinh xã hội cho phụnữnông thôn
Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói nghèo CPRGS- 5/2002 đã xác định một
trong số 18 nội dung về vấn đề thực hiện bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụnữ là “Cải thiện sức
khỏe phụnữ bằng việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe trong việc cung
cấp các dịch vụ y tế và kế hoạch hóa gia đình. Bảo đảm cho phụnữ nghèo được tiếp cận các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe một cách thuận lợi. Nâng cao chất lượng các dịch vụ sau sinh đẻ”. Đây là tư
tưởng chỉ đạo rất đúng đắn, vì hiện nay phụnữnông thôn vẫn còn chịu nhiều thiệt thòitrong việc
chăm sóc sức khỏe. Để có chínhsách ưu đãi nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho phụnữ nông
thôn, nên tập trung vào:
- Sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Khi thực hiện chức năng tái sinh sản, người phụnữ nông
thôn hiện nay phải đối diện với những gánh nặng về dân số - kế hoạch hóa gia đình do quan niệm
của nam giới “khoán” việc đó cho nữ giới và nam giới thiếu sự tham gia, chia sẻ trách nhiệm trong
vấn đề này. Đồng thời, quan tâm đến chất lượng dân số hiện nay không thể coi nhẹ những nội
dung liên quan đến sức khỏe sinh sản, quyền sinh sản của người phụnữnông thôn.
- Cải thiện môi trường lao động và sinh hoạt ở nông thôn. Hiện nay, ô nhiễm môi trường
sống ở nông thôn và môi trường sản xuất nôngnghiệp đã và đang đến mức báo động. Do vậy, các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, quá trình côngnghiệp hóa và đô thị hóa cần
chú trọng đến việc giữ gìn, bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn. Những “điển hình” công
nghiệp hủy hoại môi trường như Vedan, Miwon là những ví dụ về sự trả giá quá đắt cho đời sống
và môi trường của người dân nông thôn nói chung và phụnữnông thôn nói riêng./
(Theo Tạp chí Cộng sản ngày 20/10/2010)
Sửa đổi, bổ sung chínhsách đối với nữcông nhân, lao động theo hướng bình đẳng giớiCập
nhật ngày: 08/03/2012
Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-11-2007 của Bộ Chính trị về công tác phụnữ đã xác
định Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụnữtrong sự nghiệp CNH-HĐH, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của
cách mạng Việt Nam trongthờikỳ mới.
Thực hiện mục tiêu nam nữ bình quyền, các Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình
đẳng giới, Luật Bảo hiểm xã hội… và nhiều chínhsách của Nhà nước quy định quyền lợi, nghĩa
vụ cho lao động nữ và nhiệm vụ của các cấp, các ngành. Trong đó, nhiều chínhsách ưu tiên đối
với nữcông nhân, lao động đã được ban hành và thực hiện tốt.
Tuy nhiên, trên thực tế một số chínhsách đối với nữcông nhân, lao động chưa trở thành hiện thực.
Ví dụ: có doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng ngắn hạn để không phải đóng bảo hiểm cho công nhân.
Lao động nữ không chỉ bị thiệt thòi do doanh nghiệp không đóng bảo hiểm, mà còn dễ bi sa thải
khi mang thai; hoặc không được xét thưởng vì nghỉ thai sản. Các doanh nghiệp thường không hỗ
trợ tài chính cho lao động nữ đi học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, không đào tạo nghề dự phòng
cho chị em theo quy định. Một số doanh nghiệp cho rằng những quy định ưu tiên, ưu đãi đối với
lao động nữ là gánh nặng tài chính của doanh nghiệp mình.
Mặc dù Bộ luật Lao động hiện hành quy định “Nhà nước có chínhsách ưu đãi, xét giảm thuế đối
với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ”, Nghị định 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính
phủ cũng khẳng định doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được các chínhsách ưu đãi như xét
giảm thuế; được giảm thuế lợi tức… nhưng trên thực tế, những chínhsách này chưa đi vào cuộc
sống do các quy định quá phiền hà, phức tạp về thủ tục hành chính, số tiền giảm thuế không bù
đắp được chi phí thực hiện các quy định ưu đãi nên chưa khuyến khích được doanh nghiệp.
Luật quy định không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ trong
thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ. Thế nhưng, trong thực tế, nhiều lao động nữ khi vừa mang
thai, sắp đến ngày sinh hoặc hết thời gian nghỉ thai sản cùng lúc với việc hợp đồng hết hạn, đã bị
chủ doanh nghiệp cho nghỉ việc.
Quy định doanh nghiệp phải bố trí cho nữcông nhân nghỉ 30 phút, có phòng thay đồ cho nữ công
nhân trongthời gian kinh nguyệt, có phụ cấp nuôi con nhỏ, dạy nghề dự phòng cho lao động nữ
phòng khi thai sản hay thất nghiệp nhưng nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện.
Nhiệm vụ của các công đoàn cơ sở là thương lượng, đưa những điều khoản ưu đãi lao động nữ,
cao hơn quy định của luật, vào thỏa ước lao động tập thể, nhưng nội dung nhiều thỏa ước lao động
tập thể không khác mấy so với những quy định tại Bộ luật Lao động, nên nhiều thỏa ước lao động
tập thể chỉ mang tính hình thức và thường không được tuân thủ nghiêm túc.
Các văn bản pháp luật đều quy định rõ về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi dành cho người
lao động, trong đó có những quy định riêng đối với lao động nữ. Tuy nhiên, thực tế là số đông lao
động nữ, nhất là tại các khu công nghiêp, phải làm việc trong điều kiện, môi trường không đảm
bảo, nặng nhọc, nhiều người phải làm tăng ca 4-6 tiếng/ngày trongthời gian dài, ảnh hưởng đến
sức khỏe, thời gian chăm lo hạnh phúc gia đình, nhưng vì miếng cơm, manh áo trước mắt, đành
chấp nhận. Những ngành sử dụng nhiều LĐ nữ như dệt may, da giày, chế biến thủy hải sản do
chênh lệch giới tính, thường xuyên tăng ca, nên nhiều nữcông nhân đã không tìm được hạnh phúc
riêng tư.
Luật Bình đẳng giới ra đời và có hiệu lực từ năm 2006. Việc triển khai thực hiện các quy định của
Luật là trách nhiệm của toàn xã hội. Vì vậy, thời gian tới, cần tăng cường công tác quản lý nhà
nước về bình đẳng giới; đảm bảo lồng ghép giới trong hoạch định và thực hiện chính sách, kế
hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa
phương; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, nhất là Công đoàn, Đoàn Thanh niên,
Hội Phụnữtrong việc thực hiện Luật Bình đẳng giới.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động - xã hội là bình đẳng về quyền, trách nhiệm, cơ hội, đối xử
và đánh giá đối với mỗi người không phân biệt giới tính của họ. Để đảm bảo nguyên tắc này, hệ
thống chínhsách đối với lao động nữ cần được sửa đổi theo hướng lồng ghép nội dung bình đẳng
giới. Mọi quy định của pháp luật nên tính đến sự khác biệt đối với lao động nam và lao động nữ.
Cần xóa bỏ các quy định bất hợp lý, chồng chéo và gây cản trở lao động nữ tiếp cận các cơ hội tìm
kiếm việc làm; có các quy định nhằm bảo vệ chức năng sinh sản cho cả lao động nam và lao động
nữ trong quá trình lao động để bảo đảm có những thế hệ tương lai khỏe mạnh. Giảm và tiến tới
xóa các quy định ưu tiên mà không gắn liền với sức khỏe, với chức năng sinh sản của lao động nữ
vì các chínhsách này nhiều khi làm hạn chế cơ hội có việc làm cho nữcông nhân, lao động.
Xây dựng các chínhsách hỗ trợ, điều hòa trách nhiệm công việc gia đình và tham gia hoạt động
kinh tế tạo thu nhập, trao cho người cha cơ hội để chăm sóc gia đình và con cái, giảm bớt gánh
nặng công việc nhà cho phụ nữ, giảm bớt gánh nặng của lao động nữ (vừa phải làm việc để tăng
thu nhập, vừa phải đảm nhận phần lớn các công việc gia đình).
Quy định rõ ràng trách nhiệm của các bên khi thực hiện các chínhsách và trợ cấp thai sản, nuôi
con nhỏ đối với lao động nữ; có chính sách, biện pháp ưu đãi cụ thể hơn, phù hợp hơn để khuyến
khích doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ: kết hợp biện pháp hỗ trợ về tài chính và chế độ
khen thưởng, xử phạt rõ ràng trong quá trình thực hiện chính sách.
Kết hợp giữa tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chínhsách bình
đẳng giới và lao động nữ tại doanh nghiệp, xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm về bình
đẳng giới theo đúng quy định của Luật Bình đẳng giới. Quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính
sách cần bảo đảm nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới, lồng ghép các nội dung về giới vào quy
trình thực hiện chế độ, chínhsách ở các cơ quan, doanh nghiệp.
Cần thành lập Quỹ hỗ trợ bình đẳng giới là quỹ phi lợi nhuận, triển khai các mục tiêu giảm khoảng
cách giới trong các lĩnh vực, hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ bù đắp một phần
những chi phí phát sinh khi thực hiện các chínhsách bảo vệ chức năng sinh sản và nuôi con của
người lao động, Quỹ này do đóng góp từ ngân sách Nhà nước, đóng góp bắt buộc của tất cả các
doanh nghiệp, của người lao động, đóng góp tự nguyện của các tổ chức trong và ngoài nước vì
mục tiêu bình đẳng giới.
Nhà nước cần có chínhsách nâng cao tay nghề, nhận thức pháp luật cho lao động nữ. Nghiên cứu
sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật Lao động về lao động nữ như: Quy định đảm bảo bình
đẳng giới trongchínhsách tuyển dụng lao động. Giám sát chặt chẽ, nâng cao mức xử phạt đối với
các trường hợp vi phạm, phân biệt đối xử về giới tính trong tuyển dụng lao động. Bổ sung thêm
các quy định bảo vệ sức khỏe sinh sản của cả lao động nam và nữ; Chínhsách khuyến khích sử
dụng nhiều lao động nữ; Chínhsách đào tạo nghề, giới hạn độ tuổi tham gia đào tạo của phụ nữ
ngang bằng với nam giới để đảm bảo quyền bình đẳng trong tham gia học tập, đào tạo và thăng
tiến trong nghề nghiệp của phụnữ và nam giới.
Việc sửa đổi, bổ sung, hoạch định và thực hiện các chínhsách đối với nữcông nhân, lao động có
vai trò quan trọng của các cấp Công đoàn. Nhiệm vụ của công đoàn cơ sở là tích cực tuyên truyền
chính sách, pháp luật; tham gia tổ chức, thực hiện và kịp thời phát hiện những bất cập của các
chính sách đối với công nhân, lao động, kiến nghị bổ sung, sửa đổi, nhất là những chínhsách liên
quan trực tiếp đến nữcông nhân, lao động.
Lê Thanh Hà- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Vấn đề nữ quyền và giáo dục
Trần Lê Bảo
•
•
1. Vai trò quan trọng của phụnữtrongthời đại mới
Toàn cầu hóa cùng với khoa học công nghệ đang làm thay đổi nhanh chóng diện mạo của nhân
loại. Cùng với phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ trong thế kỉ XX, phong trào giải
phóng phụnữ cũng diễn ra ngày càng rộng lớn và có chiều sâu.
Trong thực tế phong trào này đã được lịch sử ghi nhận. Qua những xung đột hoặc chiến tranh giải
phóng dân tộc, khi nam giới ra tiền tuyến chiến đấu thì phụnữ có vai trò to lớn làm cho guồng
máy của toàn xã hội ở hậu phương vận hành suôn sẻ. Tuy nhiên ở nhiều nơi trên thế giới địa vị xã
hội của người phụnữ vẫn ít được thay đổi và ít được pháp luật khẳng định. Mặc dù cuộc đấu tranh
cho quyền lợi phụnữ là cuộc đấu tranh có tính xã hội nhưng để cho công bằng với phụ nữ, trước
hết sự nghiệp giải phóng phụnữ phải là sự nghiệp do phụnữ thực hiện, cho dù có không ít nam
giới đã đóng góp quan trọng cho sự nghiệp này.
Tuy nhiên từ khi có xã hội phân chia giai cấp cũng là bắt đầu sự thất thế của người phụ nữ. Khát
vọng giải phóng của phụnữ có từ ngàn đời nay, nhưng diễn ra thầm lặng và sự nghiệp giải phóng
phụ nữ cũng vì vậy mà còn diễn ra lâu dài. Mặc dù đây đó trên thế giới ở những nước văn minh,
vài khu vực tiến bộ có những nhân vật nữ lên nắm quyền, có những nơi công nhận phụnữ là một
chủ thể xã hội thì phần lớn “thời gian sống” phụnữ vẫn là “đối tượng cần được giải phóng”, chưa
nói gì tới việc họ được hưởng đầy đủ quyền tự do và bình đẳng thật sự.
Tại những nước nghèo và những nước mới phát triển thì sự nghiệp giải phóng phụnữ còn khó
khăn hơn vì nghèo đói và thiếu hiểu biết không chỉ kìm hãm toàn xã hội mà đối với phụnữ địa vị
và thân phận của họ còn bị chìm đắm hơn trong tăm tối. Ngay cả những nước phát triển dù có
phong trào nữ quyền thì cũng không có gì đảm bảo cho phong trào này thắng lợi khi có những
người còn mang nặng tư tưởng thù địch với bình đẳng nam nữ, luôn tìm mọi lí do để cản trở e sợ
phong trào này đi quá xa. Tệ hại hơn có những nơi do cuồng tín hoặc phong tục lạc hậu còn giết cả
các em gái từ trong bào thai hoặc khi đến trường để tìm tri thức…
Vấn đề giải phóng phụnữtrong mấy thập niên qua đã đạt được những thành tựu không ai có thể
phủ nhận được, song điều này cũng chưa đáp ứng được nguyện vọng cháy bỏng của nửa dân số
trên hành tinh này. Chính Chương trình phát triển của LHQ (UNDP) đã khẳng định: “trong mọi sự
bất bình đẳng về phát triển, thì bất bình đẳng giữa nam và nữ là một trong những điều đặc thù
nhất và đã bộc lộ ở tất cả các nước, ngay cả những nước tiên tiến nhất và tự hào về những thành
tích của mình trong lĩnh vực này, người phụnữ không thực sự được hưởng những cơ hội tương tự
như nam giới trong bất cứ một dân tộc, một quốc gia nào” (tr97-98).
Điều này cho thấy việc đấu tranh chống bất bình đẳng giới không chỉ phụ thuộc vào sự tăng
trưởng kinh tế, mà là một vấn đề phức tạp trước hết cần dựa vào nhận thức và ý chí chính trị của
người dân mỗi nước, rằng điều này sẽ làm tăng vận hội phát triển của mỗi quốc gia. Đấy là chưa
nói tới một luận điểm ngợi ca vai trò cội nguồn sáng tạo quan trọng của người mẹ người phụ nữ
thường được dẫn ra: “không có người mẹ thì anh hùng thi sĩ hỏi còn đâu?”
2. Thực trạng của bất bình đẳng giới, nghèo khổ và bạo lực
Mặc dù nhân loại có đạt được những thành tựu khả quan về tiến bộ phụ nữ, song những thành tựu
này còn cách xa khái niệm thật sự bình đẳng nam nữ về quyền sống con người mà ngàn năm nay
luôn là khát vọng của phụ nữ.
a. Về giáo dục, trong 20 năm qua cho dù khoảng cách giữa nam và nữ có giảm đi một nửa, song
những bất bình đẳng vẫn tồn tại dai dẳng như một thách thức nhân loại trong 880 triệu người mù
chữ trên thế giới có gần 2/3 là phụ nữ; trong số 130 triệu trẻ em không được đến trường tiểu học
có 60% là em gái. Phần lớn phụnữ và em gái này sống ở nông thôn. Trong chương trình giáo dục
[...]... chính trị - xã hội cấp cơ sở trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về phụnữ tham chính ở cấp cơ sở Hội phụ nữ, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các tổ chức chính trị- xã hội khác có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo quyền tham chính của cán bộ nữ Cần phát huy vai trò của các tổ chức này trong việc đảm bảo quyền chính trị của cán bộ nữ, đặc biệt, trong. .. từ bản thân người phụnữ Qua khảo sát, rào cản từ phía bản thân của người phụnữ thể hiện ở chỗ sự lựa chọn gia đình hay công việc Sự lựa chọn của người phụ nữ: Cả hai giới không có sự khác biệt nhiều trong việc lựa chọn sự hài hòa giữa gia đình và sự nghiệp (48,8% của nam so với 51,2% của nữ) Xét riêng ở nhóm phụ nữ, người phụnữ có xu hướng lựa chọn sự dung hòa giữa gia đình và công việc Xu hướng... tham gia của phụnữ thì quá trình thực thi chínhsách hiệu quả hơn Trong đó, lần lượt, nam đồng ý 40,6% so với 59,4% của nữ, 34,1% của nam so với 65,9% của nữ - Trong cải thiện đời sống của cán bộ nữ: 63% và 71,2% người cho rằng sự tham gia vào lãnh đạo, quản lý của phụnữ có vai trò cải thiện tốt hơn về đời sống vật chất và đời sống tinh thần Như phân tích ở trên, tiếng nói của phụ nữtrong ban lãnh... cán bộ nữ cũng khó được đề bạt ở chức vụ cao hơn - Đối với nhóm phụnữ giữ các chức vụ khác nhau, trong tổng số người trả lời có hạn chế về cơ hội đào tạo, nhóm phụnữ giữ chức vụ chủ tịch/phó chủ tịch Hội Phụnữ chiếm tỷ lệ cao nhất Phải chăng, cán bộ phụnữ ở đây chưa được quan tâm đúng mức? Nếu tiếng nói của người bảo vệ quyền lợi của phụnữ nói chung, cán bộ nữ nói riêng sẽ ít được quan tâm trong. .. chính sách, công tác đào tạo, quy hoạch, gia đình và dư luận xã hội 2.4 Phân công lao động trong gia đình 45,3% nam giới cho rằng họ gặp gánh nặng gia đình so với 54,7% của phụnữ Xét từng nhóm phụ nữ, một trong những khó khăn trong quá trình phấn đấu của cán bộ nữ là gánh nặng gia đình (chăm sóc con cái, việc nhà, người thân…), tỷ lệ này chiếm 63,8% Trong đó, nhóm cán bộ nữcông tác ở khu vực nông thôn... bộ nữ thành thị Mặc dù, sự chênh lệch không nhiều, nhưng đã cho thấy sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn Nhóm phụnữ giữ chức vụ chủ tịch/phó chủ tịch Hội Phụnữ và các tổ chức đoàn thể khác cho rằng gánh nặng gia đình là một trong những khó khăn làm ảnh hưởng đến sự thăng tiến chính trị (62,7% và 20,3%) Phụnữ làm công tác chính quyền và đoàn thể cho rằng gánh nặng công việc gia đình là một trong. .. năm có hàng triệu phụnữ bị tàn tật sau những lần phá thai, có 10 vạn phụnữ chết vì phá thai, có 60 vạn phụnữ tử vong do biến chứng của việc mang thai hoặc sinh đẻ… Chưa kể phụnữ dễ mắc bệnh lây nhiễm nhiều hơn nam giới tới một lần rưỡi c Nghèo khổ là một trong những vấn đề tác động mạnh mẽ đến phụnữ Thậm chí người ta còn cho rằng “nghèo khổ mang gương mặt phụnữ - thầm lặng” 70% trong số 1,3 tỷ... vượt lên chính mình vươn đến vị trí cao trong lĩnh vực tham chính Về điều kiện kinh tế Ngoài công việc tham gia chính trị cơ sở ở địa phương, phụnữ cũng phải đối mặt với áp lực kinh tế như một vai trò kép Vì vậy, đối với những tỉnh đặc thù, chínhsách đãi ngộ cán bộ nữ với nhiều hình thức đa dạng cũng là nhân tố quan trọng để họ nắm bắt được cơ hội trong tham chính Do đó, để đảm bảo người phụnữ có cơ... tình thương đối với mọi người trongcộng đồng; đem lại sự bình đẳng cho phụ nữ, chống lại mọi bạo hành và lạm dụng của nam giới đối với phụnữ và các em gái Một yếu tố rất quan trọng đối với nội dung giáo dục và quá trình giáo dục là vai trò to lớn của phụ nữtrong công tác giáo dục Có thể nói phụnữ là nhà giáo dục đầu tiên và nhiều phụnữ tham gia và giữ vai trò quan trọngtrong hệ thống giáo dục quốc... các lĩnh vực: - Đảm bảo bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý Có 88,2% người trả lời phụnữ tham gia lãnh đạo, quản lý sẽ đảm bảo bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý”, trong đó, nam đồng ý chiếm 47,7% so với 52,6% nữ được hỏi bày tỏ ý kiến đồng tình - Trong công tác lãnh đạo, quản lý: Vai trò của người phụ nữtrong quá trình ra quyết định và thực thi các chínhsách có hiệu quả được đánh giá thấp . đối
với phụ nữ trong ngành nông nghiệp, nông thôn hiện nay, khi trình độ học vấn của phụ nữ nông
thôn còn rất thấp: tốt nghiệp trung học phổ thông (8,02%), công. khu công nghiệp trên
phạm vi cả nước dẫn đến thực trạng ở nông thôn có xu hướng nữ hóa nông nghiệp (chủ yếu phụ
nữ gánh vác công việc sản xuất nông nghiệp) ,