1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO " ẢNH HƯỞNG CỦA KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT TRỌNG ÂM VÀ NGỮ ĐIỆU ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG NGHE HIỂU CỦA NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH NHƯ MỘT NGÔN NGỮ NƯỚC NGOÀI " pot

6 689 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 441,52 KB

Nội dung

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 ẢNH HƯỞNG CỦA KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT TRỌNG ÂMNGỮ ĐIỆU ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG NGHE HIỂU CỦA NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH NHƯ MỘT NGÔN NGỮ NƯỚC NGOÀI EFFECTS OF AWARENESS OF STRESS AND INTONATION ON LISTENING COMPREHENSION SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Giao Lớp 08CNA09, Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng GVHD: ThS. Võ Thanh Sơn Ca Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Bài nghiên cứu nhằm khảo sát khả năng nhận biết siêu đoạn tính trọng âm ngữ điệu của người học tiếng Anh như một ngôn ngữ nước ngoàiảnh hưởng như thế nào đối với khả năng nghe của họ. Cụ thể hơn, bài nghiên cứu này xác định mối tương quan giữa số điểm sinh viên (SV) học tiếng Anh đạt được trong bài kiểm tra “khả năng nhận biết dấu nhấn ngữ điệu” với số điểm đạt được trong bài kiểm tra “khả năng nghe hiểu”. Theo đó, tôi mong muốn khẳng định lại quan điểm của các học giả ngôn ngữ (ví dụ Avery Ehrlich, 1992) về tầm quan trọng của những siêu đoạn tính (SĐT) này đối với việc nghe hiểu. Kết quả tìm được từ bài nghiên cứu này cho thấy mối tương quan giữa khả năng nhận biết SĐT nghe hiểu là lớn. Cuối cùng, tôi đưa ra một số đề nghị về các hoạt động dạy học SĐT nhằm nâng cao kiến thức cho SV trong lĩnh vực này. ABSTRACT The purpose of this study was to determine how suprasegmentals awareness in an EFL setting relates to overall listening comprehension. To be precise, the study examined the association between EFL learners' scores in their ability to recognize stress and intonation and their actual performance in a listening comprehension test. This study was aimed at ascertaining the scholars’ view that suprasegmentals awareness plays a critical role in overall EFL listening (e.g. Avery and Ehrlich, 1992). The finding of the study was that the association between suprasegmentals awareness and listening comprehension was very significant. Lastly, the study closes with some recommendations to teaching and learning activities to enhance students’ suprasegmentals performance. 1. Đặt vấn đề Trong số các đặc điểm siêu đoạn tính, trọng âm ngữ điệu đóng vai trò quan trọng trong việc dạy học phát âm Tiếng Anh. Khả năng áp dụng thành thạo những đặc diểm SĐT này giúp người học chuyển tải đầy đủ thông tin (sắc thái) đến người nghe. Tuy nhiên, trọng âm ngữ điệu thường không nhận được sự quan tâm đúng mức từ giảng viên SV. Sinh viên Việt Nam thường đặt dấu nhấn sai chỗ hoặc nhấn tất cả âm tiết trong một từ khiến cho câu chữ phát âm nghe đều đều hoặc không tự nhiên, đặc biệt là khi đặt dấu nhấn cho từ có nhiều âm tiết như “cardiovascular”, “egalitarianism”…. Ngữ điệu cũng được xem là một trở ngại khó khắc phục đối với người học ngoại ngữ. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy không ít sinh viên Việt tuy đã được đào tạo qua bốn năm tại trường đại học song ngữ điệu của họ vẫn không hề khá hơn so với khi mới vào trường. Người học thường đem các quy tắc về ngữ điệu trong tiếng Việt để áp dụng khi nói tiếng Anh. Chẳng hạn, khi đặt câu hỏi “WH-question”, người học thay vì xuống giọng cuối câu thì thường lên giọng như cách hỏi trong tiếng Việt. Từ thực trạng trên, tôi tiến hành xác định mối tương quan giữa khả năng nhận biết SĐT khả năng nghe hiểu của SV. Kết quả bài nghiên cứu sẽ giúp người học nhận thức được tầm quan trọng của các đặc điểm SĐT, từ đó đầu tư nhiều thời gian công sức hơn để nâng cao Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 và cải thiện kiến thức về SĐT, với mục đích cuối cùng là nghe tiếng Anh tốt hơn, theo đó phát âm cũng tự nhiên hơn. 2. Nội dung 2.1 Tổng quan 2.1.1 Các nghiên cứu trước đây Trọng âm từ: Avery Ehrlich (1992) phát hiện ra rằng trọng âm từ đóng một vai trò quan trọng trong việc nhận ra “hình dạng” (profile) của một từ hoặc một cụm từ. Do vậy, đặt dấu nhấn sai âm tiết làm thông tin người nói muốn truyền tải trở nên khó hiểu (Hahn, 2004). Trong một bài nghiên cứu của Field (2005) về vai trò của trọng âm từ, khi đối chiếu các biến số như dấu nhấn từ, sự dịch chuyển dấu nhấn trong một từ (sang trái hay phải) sự biến đổi nguyên âm (vowel quality change), ông cũng đưa ra một kết luận tương tự là cả người bản địa người học tiếng Anh cùng gặp phải vấn đề trong giao tiếp khi âm tiết trong từ không được nhấn theo quy ước. Hơn nữa, các quy tắc về đặt dấu nhấn trong tiếng mẹ đẻ cũng gây không ít khó khăn cho người học, vì những quy tắc này vốn đã ăn sâu trong tiềm thức của họ (Hahn, 2004) Trọng âm câu: Gilbert (1993) cho rằng trọng âm câu trong tiếng Anh giúp người nghe phân biệt được thông tin nào là thông tin mới, thông tin nào mang tính chất đối chiếu. Đây là một đặc điểm vốn không phải tồn tại ở tất cả các ngôn ngữ, vì thế gây khó khăn cho người học. Hahn (2004) đã đúc kết kinh nghiệm từ thực tế rằng người học thường mắc phải hai lỗi phát âm chính: một là thường nhấn những từ mang thông tin cũ thay vì những từ chứa nội dung quan trọng hai là thường nhấn tất cả các từ trong một câu với cùng một cao độ (pitch), độ dài (length) độ lớn (loudness). Ngữ điệu: Các nhà nghiên cứu khác nhau sử dụng những tiêu chí khác nhau để phân loại các dạng ngữ điệu (intonation patterns). Chẳng hạn, Ladd (1980) đưa ra năm dạng ngữ điệu chính trong khi đó Levis (1999) phân các dạng ngữ điệu thành ba loại. Chính sự không nhất quán này làm cho hệ thống ngữ điệu càng trở nên phức tạp hơn việc giảng dạy ngữ điệu không thống nhất trên toàn thế giới. Những trở ngại mà hệ thống ngữ điệu mang lại cho người học không chỉ là do sự phức tạp (thành phần, chức năng…) của chính nó mà còn do sự khác biệt trong hệ thống ngữ âm giữa các ngôn ngữ trên thế giới. Theo một số nhà ngôn ngữ học (Orion,1996) thông qua ngữ điệu của một người, người nghe có thể cảm nhận được thái độ (tự tin, hoài nghi, mắc cỡ, bực bội…) của người nói. Cùng một nội dung nhưng nếu người nói dùng ngữ điệu khác nhau để biểu đạt thì hàm ý được chuyển tải sẽ khác nhau. Nếu người học không dùng đúng ngữ điệu trong câu nói của mình để diễn tả những điều mình muốn chuyển tải, thì cuộc nói chuyện sẽ không diễn ra suôn sẻ hoặc thậm chí có thể gây ra những hiểu lầm tai hại. Chẳng hạn, Pickering (2001) cho rằng việc “lạm dụng” ngữ điệu xuống khiến người nghe cho rằng người nói không muốn tham gia vào cuộc trò chuyện. Mặc dù cả trọng âm ngữ điệu là hai chướng ngại cho người học, rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nếu được đào tạo bài bản, những mặt hạn chế trong phát âmnghe hiểu phần nào được khắc phục. 2.1.2 Cơ sở lý luận Mặc dầu mối quan hệ mật thiết giữa SĐT khả năng nghe hiểu của người học ngoại ngữ nhưmột ngoại ngữ thứ hai đã đang được nhắc đến rất nhiều trong các bài nghiên cứu của các học giả, các nhà ngôn ngữ lỗi lạc (ví dụ Avery Ehrlich, 1992), nhưng không nhiều bài nghiên cứu trực tiếp tiến hành khảo sát SĐT ảnh hưởng như thế nào đối với khả năng nghe hiểu của người học. Đặc biệttrong môi trường dạy học tiếng Anh nhưmột ngoại ngữ nước ngoài, những đặc điểm SĐT (trọng âm, ngữ điệu, giai điệu) lại càng không được ưu tiên giảng dạy nhiều. Vì thế, bài nghiên cứu này sẽ làm sáng tỏ liệu khả năng SV nhận biết các yếu tố SĐT này sẽ ảnh hưởng như thế nào lên khả năng nghe hiểu của họ để từ Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 đó có thể xác định vị trí của SĐT trong công tác dạy học tiếng Anh. Tôi tập trung nghiên cứu 3 yếu tố SĐT: trọng âm từ, trọng âm câu, ngữ điệu những ảnh hưởng của chúng đến khả năng nghe hiểu của SV. 2.2 Mục tiêu nghiên cứu phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung trả lời những vấn đề nghiên cứu sau: 1. Khả năng nhận biết trọng âm từ, trọng âm câu ngữ điêu của sinh viên ảnh hưởng như thế nào (nhiều hay ít) đối với khả năng nghe hiểu của họ? 2. Khả năng nhân biết từng đặc điểm siêu đoạn tính trọng âm từ, trọng âm câu ngữ riêng lẻ ảnh hưởng như thế nào (nhiều hay ít) đối với khả năng nghe hiểu của sinh viên? 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài là phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm tìm ra các thông tin định lượng làm sáng tỏ cho hai câu hỏi nghiên cứu. a) Mẫu: 149 sinh viên khoa tiếng Anh năm một năm hai của trường đại học ngoại ngữ b) Tài liệu: Bài kiểm tra khả năng nhận biết siêu đoạn tính Bài kiểm tra này giúp đánh giá kiến thức về siêu đoạn tính của SV, gồm ba phần: trọng âm từ, trọng âm câu ngữ điệu. Phần trọng âm từ chia thành hai bài tập với tổng số câu hỏi mỗi phần là 6 câu. Phần trọng âm câu gồm 3 bài tập với tổng số câu hỏi là 13 câu. Cuối cùng, phần ngữ điệu gồm 3 bài tập với tổng số câu hỏi là 9 câu. Bài kiểm tra khả năng nghe hiểu Bài kiểm tra được trích từ sách TOEFL iBT INSIDER listening (2008) gồm ba phần nhằm đánh giá khả năng nghe hiểu của SV. Mỗi phần gồm những đoạn hội thoại với chủ đề xoay quanh nội dung học tập. Bài tập này đòi hỏi người nghe không chỉ ở khả năng hiểu nghĩa của từ mà còn ở khả năng nắm bắt được thái độ cảm xúc của người nói từ đó mới có thể trả lời chính xác các câu hỏi đặt ra. c) Các bước đánh giá Để đảm bảo tính giá trị của quá trình tính điểm, tôi đã nhờ 2 người bản xứ soạn đáp án cho bài kiểm tra khả năng nhận biết SĐT. Do vậy, điểm của SV sẽ được chấm dựa trên cơ sở khách quan chính xác. Ngoài ra, để đảm bảo tính tin cậy, bài nghiên cứu có sử dụng phần mềm Praat chuyên phục vụ công tác phân tích ngữ âm để kiểm tra dấu nhấn ngữ điệu của hai người bản ngữ đã tình nguyện tham gia ghi âm. Dưới đây là một ví dụ minh họa cho ngữ điệu của người bản ngữ giọng nữ trong câu “Can I help you?” Về cách cho điểm, đối với bài kiểm tra khả năng nhận biết SĐT, mỗi câu trả lời đúng SV ghi được 1 điểm 0 có điểm nào cho những câu trả lời sai. Đối với bài kiểm tra khả Ô trên cùng: sóng âm Đường màu xanh: cao độ Đường màu vàng: độ lớn Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 năng nghe hiểu, SV có được 6 điểm cho mỗi câu trả lời đúng 0 điểm cho mỗi câu trả lời sai. d) Phân tích dữ liệu Phần mềm SPSS (Pearson Product-moment correlation) được dùng để thống kê dữ liệu thu với mục đích tìm ra mối tương quan giữa tổng số điểm mà sinh viên có được trong bài kiểm tra SĐT với tổng số điểm họ có trong bài kiểm tra nghe hiểu đồng thời tìm ra mối tương quan giữa số điểm của từng phần (trọng âm từ, trọng âm câu, ngữ điệu) trong bài kiểm tra SĐT với tổng số điểm bài kiểm tra nghe hiểu của SV. 2.3 Kết quả Vì những biến số trong bài nghiên cứu (khả năng nhận biết SĐT nghe hiểu) có mối quan hệ tuyến tính (hình 1), Pearson product-moment correlations được áp dụng để tiến hành phân tích mối tương quan. Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, số điểm mà sinh viên có được sau hai bài kiểm tra sẽ được nhập vào phần mềm sau đó máy sẽ tính toán cho ra kết quả. Theo như kết quả thu được, hệ số tương quan giữa hai bộ điểm này rất lớn, r(149)= .83, mức ý nghĩa thống kê p=.00 (bảng 1). Để trả lời câu hỏi thứ hai, mối tương quan giữa khả năng nhận biết từng đơn vị SĐT với khả năng nghe hiểu cũng được phân tích dựa vào Pearson product-moment correlations. Hệ số tương quan giữa từng đặc điểm SĐT với khả năng nghe hiểu đạt ở mức trung bình. Cụ thể là hệ số tương quan giữa trọng âm từ là khả năng nghe là r(149)= .57, p=.00. Hệ số tương quan giữa trọng âm câu khả năng nghe hiểu là r(149) = .54, p = .00. Hệ số tương quan giữa ngữ điệu khả năng nghe hiểu là r(149) = .43, p = .00 (bảng 2). Hình 1 Biểu đồ sự phân bố điểm của hai bài kiểm tra: SĐT (Suprasegmental Awareness Test) nghe hiểu (Listening Comprehension Test) Bảng 1 Hệ số tương quan (r), giá trị trung bình (M), độ lệch chuẩn (SD) giữa tổng điểm sinh viên có được trong bài kiểm tra khả năng nhận biết siêu đoạn tính nghe hiểu. Biến số 1 2 M SD 1. Tổng điểm bài kiểm tra nhận biết SĐT .83 25.85 3.03 2. Tổng điểm bài kiểm tra nghe hiểu 26.3 3.11 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 Bảng 2 Hệ số tương quan (r), giá trị trung bình (M), độ lệch chuẩn (SD) giữa số điểm sinh viên có được trong từng phần của bài kiểm tra khả năng nhận biết siêu đoạn tính nghe hiểu. Biến số 1 2 3 4 M SD 1. Điểm trọng âm từ .14 .08 .57 8.54 1.74 2. Điểm trọng âm câu .01 .54 9.22 1.83 3. Điểm ngữ điệu .43 8.10 1.26 4. Điểm bài kiểm tra nghe hiểu 26.32 3.11 2.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu Kết quả từ bảng 1 cho thấy khả năng nhận biết những SĐT này nghe hiểu có mối tương quan khắng khít với nhau. Hơn nữa, mối tương quan này là dương tính. Điều này đồng nghĩa với việc hai biến số tăng giảm cùng chiều nên nếu SV có kiến thức tốt về SĐT thì sẽ nghe tốt. Ngoài ra,vì mức ý nghĩa thống kê p=.00 nên tôi có thể kết luận rằng kết quả đạt được từ quá trình phân tích này là khá chính xác vì trong khi lấy dữ liệu các yếu tố khác có khả năng làm ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả như (tiếng ồn, chất lượng âm thanh…) đã được giảm thiểu đến mức tối đa. Nói tóm lại, kết quả từ câu hỏi nghiên cứu 1 cho thấy kiến thức tốt hiểu được vai trò ứng dụng của SĐT có thể giúp cải thiện nâng cao khả năng nghe hiểu. Kết quả từ bảng 2 cho thấy từng đặc điểm SĐT riêng lẽ có mối quan hệ tương đối đối với khả năng nghe hiểu. Mối quan hệ này cũng là mối quan hệ dương tính nên nếu người học sở hữu một kiến thức khá tốt về dấu nhấn từ thì khả năng nghe hiểu của họ cũng tương đối tốt. Điều này cũng tương tự cho dấu nhấn câu ngữ điệu. Trong trường hợp này, mức ý nghĩa thống kê p cũng bằng .00 nên một lần nữa kết quả này có độ chính xác cao. Từ hai kết quả thu được cho hai câu hỏi nghiên cứu, tác giả kết luận rằng nhìn chung khả năng nhận biết SĐT trọng âm từ, trọng âm câu ngữ điệu trong lời nói có sức ảnh hưởng lớn đến khả năng nghe hiểu của người học tiếng Anh nhưmột ngôn ngữ nước ngoài. 2.5 Khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng SĐT để cải thiện kỹ năng nghe nói Dựa trên kết quả thu được của bài nghiên cứu, tác giả mong muốn đưa ra một số đề xuất nhằm cải thiện phương pháp dạy học SĐT: Trọng âm từ: tập trung dạy học những quy tắc đặt dấu nhấn đã được khái quát hóa. Chẳng hạn, quy tắc đặt dấu nhấn cho những từ tận cùng bằng ENT, ITY, ANT, EE… Ngoài ra, tác giả đề nghị áp dụng sơ đồ hình cây của Kreidler (2004) trong đó có mô tả quy tắc đặt dấu nhấn cho hầu hết động từ danh từ tiếng Anh. Trọng âm câu: ngoài những phương pháp dạy học SĐT truyền thống, tôi nhận thấy cần lồng ghép các hoạt động mang tính sáng tạo kích thích sự phấn khởi ở người học. Một số hoạt động vừa mang tính chất giải trí vừa mang tính học thuật cao, chẳng hạn người dạy có thể tổ chức các trò chơi như Bingo “dấu nhấn câu”, quy luật của trò chơi sẽ dựa trên trò Bingo truyền thống nhưng để là người chiến thắng thì người học phải biết làm thế nào để vận dụng kiến thức SĐT vào trong trò chơi. Bên cạnh đó còn có một số các hoạt động khác khêu gợi sự tò mò ham học của SV. Ví dụ Celce-Murcia, M., Brinton, D., Goodwin, J. M. (2010) đã đưa ra năm bước học dấu nhấn câu, qua đó các học giả này đã cho thấy một sự kết hợp thú vị giữa kiến thức các hoạt động “lôi kéo” người học tham gia. Ngữ điệu: Levis (1999) cho rằng một trong những cách giúp nâng cao kiến thức về ngữ điệu tiếng Anh là dạy học những quy tắc căn bản trong đó có đề cập đến dạng ngữ điệu nào là thường đi với mẫu câu nào sự kết hợp đó làm cho dạng ngữ điệu này có chức năng truyền đạt thái độ gì. Ví dụ, ngữ điệu lên thì thường đi với câu hỏi yes-no, người nói Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 không chắc chắn về thông tin mình đang có. Ngữ điệu xuống nếu dùng trong câu hỏi đuôi (tag-question) thì người nói ngầm mặc định người nghe đã đồng ý với ý kiến của mình. Không chỉ vậy, Levis còn cho rằng khi dạy ngữ điệu cho SV thì không thể dạy tách rời với ngữ cảnh giao tiếp vì ngữ cảnh giúp người học hình dung ra chức năng thực dụng của ngữ điệu. Qua đây, tôi nhận thấy một lần nữa các hoạt động sáng tạo kích thích người học là những công cụ hữu ích. Lồng ghép những hoạt động này vào bài giảng sẽ mang lại hiệu quả cao. Chẳng hạn như những hoạt động do Gerard Counihan (1998) đề xuất. 3. Kết luận Bài nghiên cứu đã phân tích số điểm mà SV có được trong hai bài kiểm tra SĐT nghe hiểu đi đến kết luận là SĐT có sức ảnh hưởng lớn đến khả năng nghe hiểu của người học. Nắm được các kiến thức cơ bản về SĐT biết làm cách nào để vận dụng nó trong khi nghe tiếng Anh là rất cần thiết cho người học. Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp sinh viên giảng viên tiếng Anh xác định vị trí của SĐT trong chương trình dạy học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Avery, P. & Ehrlich, S. (1992). Teaching American English pronounciation. Oxford University Press: Oxford [2] Celce-Murcia, M., Brinton, D., & Goodwin, J. M. (2010). Teaching pronunciation: A course book and reference guide. New York: Cambridge University Press. [3] Counihan, G. (1998). An activity for teaching intonation awareness to ESL/EFL students. The Internet TESL Journal. Retrieved April 1, 2012 from http://iteslj.org/Lessons/Counihan-Activities/Intonation.html [4] Field, J. (2005). Intelligibility and the listener: The role of lexical stress. TESOL Quarterly, 39, 399-423. [5] Gilbert, Judy B. (1993). Clear speech: Pronunciation and listening comprehension in North American English, Teacher's resource book. Melbourne: Cambridge University Press. [6] Hahn, L. (2004). Primary stress and intelligibility: Research to motivate the teaching of suprasegmentals. TESOL Quarterly, 38, 201–223. [7] Kreidler, C. W. (1989). The pronunciation of English: A course book in phonology. Oxford: Blackwell Publishers Ltd. [8] Ladd, D. R. (1980). The structure of intonational meaning: Evidence from English. Bloomington: Indiana University Linguistics Club. [9] Levis, J. (1999). The intonation and meaning of normal yes-no questions. World Englishes, 18(3), 373–380. [10] Orion, G. (1996). Pronouncing American English (2 nd ed.). New York: Newbury House. [11] Pickering, L. (2001). The role of tone choice in improving ITA communication in the classroom, TESOL Quarterly, 35(2), 233–255. [12] TOEFL iBT insider: The super guide. (2008). Korea: LinguaForum. . khảo sát khả năng nhận biết siêu đoạn tính trọng âm và ngữ điệu của người học tiếng Anh như một ngôn ngữ nước ngoài có ảnh hưởng như thế nào đối với khả. SĐT trọng âm từ, trọng âm câu và ngữ điệu trong lời nói có sức ảnh hưởng lớn đến khả năng nghe hiểu của người học tiếng Anh như là một ngôn ngữ nước ngoài.

Ngày đăng: 15/03/2014, 01:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

quan hệ tuyến tính (hình 1), Pearson product-moment correlations được áp dụng để tiến hành - BÁO CÁO " ẢNH HƯỞNG CỦA KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT TRỌNG ÂM VÀ NGỮ ĐIỆU ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG NGHE HIỂU CỦA NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH NHƯ MỘT NGÔN NGỮ NƯỚC NGOÀI " pot
quan hệ tuyến tính (hình 1), Pearson product-moment correlations được áp dụng để tiến hành (Trang 4)
Hình 1 Biểu đồ sự phân bố điểm của hai bài kiểm tra: SĐT (Suprasegmental Awareness Test) và nghe hiểu - BÁO CÁO " ẢNH HƯỞNG CỦA KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT TRỌNG ÂM VÀ NGỮ ĐIỆU ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG NGHE HIỂU CỦA NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH NHƯ MỘT NGÔN NGỮ NƯỚC NGOÀI " pot
Hình 1 Biểu đồ sự phân bố điểm của hai bài kiểm tra: SĐT (Suprasegmental Awareness Test) và nghe hiểu (Trang 4)
Bảng 2 Hệ số tương quan (r), giá trị trung bình (M), độ lệch chuẩn (SD) giữa số điểm sinh viên có được trong - BÁO CÁO " ẢNH HƯỞNG CỦA KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT TRỌNG ÂM VÀ NGỮ ĐIỆU ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG NGHE HIỂU CỦA NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH NHƯ MỘT NGÔN NGỮ NƯỚC NGOÀI " pot
Bảng 2 Hệ số tương quan (r), giá trị trung bình (M), độ lệch chuẩn (SD) giữa số điểm sinh viên có được trong (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w